Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 17

Bài tập chương 2 & 3

Theo yêu cầu của một số bạn SV, thầy sẽ hướng dẫn, bình luận và giải BT của chương 2&3 trong
File bài giảng đã gửi các lớp từ đầu HK2 này. Các bạn cần lưu ý quá trình BẤM MÁY chưa được
kiểm chứng lại cẩn thận nên có thể CÒN SAI SÓT TRONG TÍNH TOÁN. Các bạn khi sử dụng
nên tự BẤM MÁY KIỂM TRA LẠI CẨN THẬN. Cảm ơn các bạn.
1. Có 10 sản phẩm (sp), trong đó có 2 phế phẩm. Lấy ngẫu nhiên có hoàn lại lần lượt 3 sp (mỗi lần
1 sp) từ 10 sản phẩm này. Gọi X là số phế phẩm có trong 3 sp lấy ra. Lập bảng phân phối xác
suất của X.
Hướng dẫn: Đây là BT ở mức trung bình – cấp độ 2. Dùng PP rời rạc hữu hạn và chính là PP
nhị thức.
Bài giải
Tuy số phể phẩm toàn bộ chỉ là 2 nhưng lấy có hoàn lại nên hiển nhiên X là ĐLNN rời rạc hữu
hạn nhận giá trị thuộc tập hợp {0, 1, 2, 3}. Hơn nữa, mỗi lần xác xuất (XS) để được phế phẩm
đều bằng nhau và là hằng số p = 2/10 = 0,2. Và ta lặp hành động n = 3 lần độc lập (dó có hoàn
lại), nghĩa là X có PP nhị thức kiểu B(3; 0,2) hay X  B(3; 0,2). Bảng PP của X xem như đã biết
rất rõ vì là một trong các PP thông dụng rời rạc.
Nhận xét thêm: Nếu lấy cùng một lúc 3 sp không hoàn lại thì X  H(10, 2, 3) (PP siêu bội).
Nghĩa là X = {0, 1, 2} (N = 10, M = 2, n = 3; 2 = min (M, n)) và
C2k C73 k
P(X = k) = ; k  0,1, 2  min(M,n).
C103
2. Có 2 hộp, mỗi hộp đựng 25 sản phẩm. Hộp thứ nhất có 2 sản phẩm không đạt tiêu chuẩn. Hộp
thứ 2 có 5 sản phẩm không đạt tiêu chuẩn.
a) Nếu lấy ngẫu nhiên từ mỗi hộp ra 1 sản phẩm. Tìm luật phân phối của số sản phẩm đạt tiêu
chuẩn có trong 2 sản phẩm được lấy ra?
b) Chọn ngẫu nhiên một hộp rồi từ hộp đã chọn lấy ngẫu nhiên ra 2 sản phẩm (không hoàn lại).
Tìm luật phân phối xác suất của số sản phẩm đạt tiêu chuẩn trong 2 sản phẩm được lấy ra?
Hướng dẫn: Đây là BT ở mức trung bình – cấp độ 2. Dùng PP rời rạc hữu hạn và trong quá trình
lập Bảng PP cần dùng
- Công thức (CT) cộng, nhân với câu a).
- CT xác suất đầy đủ (XSĐĐ) với câu b) vì ở câu này hành động chia 2 giai đoạn.
Bài giải
Gọi Đ là số sp đạt tiêu chuẩn trong 2 sp đã lấy của cả hai câu a), b). Ta có Đ là ĐLNN rời rạc
hữu hạn nhận giá trị thuộc tập hợp {0, 1, 2}. Ta cần lập bảng PPXS cho Đ trong từng câu a), b)
riêng.
a) Gọi Đi, Ki lần lượt là biến cố được sp đạt, không tiêu chuẩn ở Hộp thứ i; i = 1, 2.
Tất nhiên Đi và Ki là đối lập của nhau và các cặp biến cố khác chỉ số thì độc lập. Ta có
(Đ = 0) = K1.K2 , (Đ = 1) = K1.Đ2 + Đ1.K2, (Đ = 2) = Đ1.Đ2 .
Công thức cộng (xung khắc) và công thức nhân độc lập cho ta
2 5 2 25  2 25  5 92
P(Đ = 0) = P(K1.K2) =   ; P(Đ = 2) = P(Đ1.Đ2) =   .
25 25 125 25 25 125
2 25  5 25  2 5 31
P(Đ = 1) = P(K1.Đ2 + Đ1.K2) =     .
25 25 25 25 125
Vậy bảng PPXS của Đ là
Đ 0 1 2
P 2 92 31
125 125 125
b) Gọi Hi là biến cố chọn được Hộp thứ i; i = 1, 2. Khi đó {H1, H2} là hệ đầy đủ. Theo công
thức XS đầy đủ ta có
1 C2 1 C2 11
P(Đ = 0) = P(H1)P(Đ=0|H1) + P(H2)P(Đ=0|H2) =  22   52  ;
2 C25 2 C25 600
1 C21C23
1
1 C1C1 146
P(Đ = 1) = P(H1)P(Đ=1|H1) + P(H2)P(Đ=1|H2) =  2   5 2 20  ;
2 C25 2 C25 600
1 C232 1 C202 443
P(Đ = 2) = P(H1)P(Đ=2|H1) + P(H2)P(Đ=2|H2) =     ;
2 C252 2 C252 600
Vậy bảng PPXS của Đ là
Đ 0 1 2
P 11 146 443
600 600 600

3. Có 100 bóng đèn trong đó 10 bóng hỏng. Lấy ngẫu nhiên 5 bóng (không hoàn lại). Gọi X là số
bóng hỏng có trong 5 bóng được lấy ra. Tìm số bóng hỏng trung bình.
Hướng dẫn: Đây là BT ở mức trung bình – cấp độ 2. Dùng PP rời rạc hữu hạn, cụ thể là PP siêu
bội.
Bài giải
Gọi X là số bóng hỏng trong 5 bóng đã lấy. Ta có X  H(100, 10, 5) với n = 5, p = 10/100 = 0,1
và q = 1 – p = 0,9. Vậy số bóng hỏng trung bình là
E(X) = np = 0,5.
Đáp số: Số bóng trung bình là 0,5.
4. Một lô hàng có tỷ lệ phế phẩm là 5%. Lấy ngẫu nhiên không hoàn lại 100 sản phẩm để kiểm tra.
Tìm kỳ vọng của số phế phẩm (số phế phẩm trung bình) có trong 100 sản phẩm được lấy ra.
Hướng dẫn: Đây là BT ở mức trung bình – cấp độ 2. Dùng PP rời rạc hữu hạn, cụ thể là PP siêu
bội H(N, M, n) được xấp xỉ với PP nhị thức. Lý do:
- Ta cần hiểu lô hàng có một số N đủ lớn sản phẩm (sp) vì đề chỉ cho tỷ lệ 5% = 0,05 phế
phẩm và không nói rõ số lượng sp. Như vậy có thể xem n = 100 sp lấy ra từ lô hàng là số
lượng khá nhỏ so với số lượng sp N (đủ lớn) của lô hàng và số phế phẩm M = 0,05N.
Bài giải
Gọi X là số phế phẩm trong n = 100 sp đã lấy. Khi đó X  H(N, M, n). Vì 100 = n << N quá nhỏ
so với N nên lấy không hoàn lại và hoàn lại có thể xem là như nhau. Bởi thế ta xấp xỉ
X  H(N, M, n)  B(n, p) với p = 0,05. Vậy số phế phẩm trung bình là
E(X)  np = 100  0,05 = 5.
Đáp số: Số phế phẩm trung bình là 5.
5. Có 4 lô hàng L1, L2, L3, L4 lần lượt có tỷ lệ phế phẩm là 5%, 2%, 6%, 4%. Lấy ngẫu nhiên từ
mỗi lô hàng 2 sản phẩm. Tính kỳ vọng của phế phẩm có trong 8 sản phẩm được lấy ra.
Hướng dẫn: Đây là BT ở mức trung bình – cấp độ 2. Dùng PP rời rạc hữu hạn mà cụ thể là tổng
của 4 PP nhị thức với n = 2 và p1 = 0,05, p2 = 0,02, p3 = 0,06 và p4 = 0,04.
Bài giải
Gọi Xi lần lượt là số phế phẩm trong 2 sp lấy từ Lô thứ i; i = 1, 2, 3, 4. Rõ ràng
X1  B(2; 0,05); X2  B(2; 0,02); X3  B(2; 0,06); X4  B(2; 0,04).
Số phế phẩm X trong tổng số 8 sp đã lấy chính là X = X1 + X2 + X3 + X4. Vậy sô phế phẩm trung
bình trong 8 sp đã lấy chính là
E(X) = E(X1 + X2 + X3 + X4)
= E(X1) + E(X2) + E(X3) + E(X4) = 2(p1 + p2 + p3 + p4) = 0,34.
Đáp số: E(X) = 0,34.
6. Cho đại lượng ngẫu nhiên X có bảng phân phối xác suất sau đây
X 0 1 2 3 4 5 6 7
P 0 a 2a 2a 3a a2 2a2 7a2 + a

a) Tính a.
b) Tính P(X  5), P(X < 3).
1
c) Tìm giá trị bé nhất của k sao cho P(X  k)  .
2
Hướng dẫn: Đây là BT ở mức trung bình – cấp độ 2. Dùng PP rời rạc hữu hạn.
Bài giải
a) Trước hết, vì mọi XS tương ứng không âm nên a ≥ 0. Tính chất “tổng các XS tương ứng ở
dòng 2 trong bảng PPXS bằng 1” cho ta phương trình:
10a2 + 9a = 1  a  { – 1, 0,1}  a = 0,1 (vì a ≥ 0).
Do đó bảng PPXS của X trở thành
X 0 1 2 3 4 5 6 7
P 0 0,1 0,2 0,2 0,3 0,01 0,02 0,17
b) P(X ≥ 5) = p
xi 5
i  0, 01  0, 02  0,17  0, 2 .

P(X < 3) = p
xi 3
i  0  0,1  0, 2  0,3 .

1
c) Cần tìm giá trị bé nhất của k để P(X  k)  = 0,5 (*)
2
- Trước hết, theo câu b) rõ ràng k không thể nhỏ hơn 3 vì nếu k  3 thì
(X < 3) = (X  k) + (k < X < 3) (tổng của cặp biến cố xung khắc vì mâu thuẫn nhau)
 0,3 = P(X < 3) = P(X  k) + P(k < X < 3)
 P(X  k) = 0,3 – P(k < X < 3)  0,3 < 0,5, loại vì không thỏa mãn (*)
- Xét k = 3. Ta thấy
P(X  k) = P(X  3) = p
xi 3
i  0  0,1  0, 2  0, 2  0,5  0,5 , thỏa mãn (*)

Nghĩa là k = 3 chấp nhận được. Vì k < 3 đều không thỏa mãn (*) nên k = 3 cũng chính là giá
trị nhỏ nhất của k thỏa mãn (*).
Kết luận: k = 3 là giá trị cần tìm.
7. Trong một hộp có 10 sản phẩm, trong đó có 2 phế phẩm. Lấy ngẫu nhiên 3 sản phẩm. Gọi X là
số phế phẩm trong các sản phẩm lấy ra. Hãy lập bảng phân phối xác suất và hàm phân phối xác
suất của X. Vẽ đồ thị hàm số đó.
Hướng dẫn: Đây là BT ở mức trung bình – cấp độ 2. Dùng PP rời rạc hữu hạn, cụ thể là PP siêu
bội (thực chất đây là PP trong nhận xét cuối bài 1).
Bài giải
Rõ ràng X  H(10, 2, 3). Nghĩa là X = {0, 1, 2} (N = 10, M = 2, n = 3; 2 = min (M, n)) và
C2k C73 k
P(X = k) = ; k  0,1, 2  min(M,n).
C103
Đồ thì hàm PPXS của mọi ĐLNN rời rạc hữu hạn đều là hàm bậc thang (từng nấc hằng nằm
ngang như những bậc thang leo lên lầu).
SV tự vẽ nhé. Bài thi không yêu cầu vẽ đồ thị bao giờ.
8. Một túi chứa 10 tấm thẻ đỏ và 6 tấm thẻ xanh. Chọn ngẫu nhiên ra 3 tấm thẻ.
a) Gọi X là số thẻ đỏ lấy được. Hãy lập bảng phân phối xác suất của X.
b) Giả sử rút mỗi tấm thẻ đỏ được 5 điểm, thẻ xanh được 8 điểm. Gọi Y là số điểm tổng cộng trên
3 thẻ rút ra. Hãy tìm hàm phân phối xác suất của Y.
Hướng dẫn: Đây là BT ở mức trung bình – cấp độ 2. Dùng PP rời rạc hữu hạn cụ thể là PP siêu bội.
Bài giải
a) X  H(10, 4, 3) (ở đây N = 10, M = 10 – 6 = 4, n = 3). Bảng PPXS của X = {0, 1, 2, 3} xem
như đã biết với
C4k C63 k
P(X = k) = ; k  0,1, 2,3  min(M,n).
C103
b) Y = 5X + 8(3 – X)  Y = 24 – 3X.
Từ đó Y = {15, 18, 21, 24} với bảng PPXS được chép ngược dòng 2 của bảng PPXS của X
và cũng xem như đã biết vì dễ dàng suy ra từ bảng PPXS của X. Cụ thể
C4k C63 k
P(Y = 24 – 3k) = P(X = k) = ; k  0,1, 2,3  min(M,n).
C103
8. Có hai hộp bi, hộp thứ nhất có 3 bi xanh và 1 bi đỏ, hộp thứ hai có 2 bi xanh và 2 bi đỏ. Từ hộp
thứ nhất lấy ra 2 viên bi bỏ vào hộp thứ hai. Sau đó lại lấy 2 viên bi từ hộp thứ hai bỏ vào hộp
thứ nhất. Gọi X, Y là số bi đỏ tương ứng ở hai hộp đó sau hai lần chuyển bi. Hãy lập bảng phân
phối xác suất của X, Y.
Hướng dẫn: Đây là BT ở mức khó – cấp độ 3. Dùng PP rời rạc hữu hạn. Phép thử chia 2 giai đoạn
(GĐ): GĐ1 lấy 2 bi từ hộp thứ nhất bỏ vào hộp thứ hai, GĐ2 lấy 2 bi từ hộp thứ hai trả lại hộp thứ
nhất. Bởi thế khi lập bảng PPXS cần dùng công thức XSĐĐ.
Bài giải
Hộp 1 ban đầu: 4 bi = 3 xanh + 1 đỏ.
Hộp 2 ban đầu: 4 bi = 2 xanh + 2 đỏ.
Gọi: - R là số bi đỏ trong 2 bi lấy ra từ Hộp 1 (bỏ vào Hộp 2).
- V là số bi đỏ trong 2 bi lấy từ Hộp 2 bỏ vào Hộp 1.
Ta có X = 1 – R + V và Y = 3 – X (vì tổng số bi đỏ ở cả hai Hộp là 3).
Đáng chú ý là R, V không độc lập
Ta có R = {0, 1}. Hơn nữa
C32 1 C11C31 1
P(R = 0) = 2 ; P(R = 1) = ;
C4 2 C42 2
Ta lại có V = {0, 1, 2}. Đồng thời các biến cố (V = 0), (V = 1), (V = 2) xẩy ra trong hệ đầy đủ
{(R = 0), (R = 1)}.
Hơn nữa, ta có
- Khi (R = 0) xảy ra thì Hộp 2 có: 6 bi = 4 xanh + 2 đỏ.
- Khi (R = 1) xảy ra thì Hộp 2 có: 6 bi = 3 xanh + 3 đỏ.
Hiển nhiên X = {0, 1, 2, 3}.
P(X = 0) = P(1 – R + V = 0) = P(R – V = 1) = P[(R = 1)(V = 0)]
1 C2 3
= P(R = 1)P(V = 0|R = 1) = . 32 .
2 C6 30
P(X = 1) = P(1 – V + R = 1) = P(R = V)
= P[(R = 0)(V = 0)] + P[(R = 1)(V = 1)]
= P(R = 0)P(V = 0|R = 0) + P(R = 1)P(V = 1|R = 1)
1 C2 1 C 1C 1 15
= . 42 + . 3 2 3 = .
2 C6 2 C6 30
P(X = 2) = P(1 – R + V = 2) = P(V – R = 1)
1 C21C41 1 C2 11
= P(R = 0)P(V = 1/R = 0) + P(R = 1)P(V = 2/R = 1) = . 2 + . 32 = .
2 C6 2 C6 30
1 C22 1
P(X = 3) = P(1 – R + V = 3) = P(V – R = 2) = P(R = 0)P(V = 2|R = 0) = . 2 = .
2 C6 30
Vậy bảng PPXS của X là

X 0 1 2 3
P 3 15 11 1
30 30 30 30

Từ đó suy ra Y = 3 – X có bảng PPXS là

Y 0 1 2 3
P 1 11 15 3
30 30 30 30

10. Cho hai đại lượng ngẫu nhiên X và Y độc lập với các bảng phân phối xác suất như sau

X -1 0 1 2 Y -1 0 1
P 0,2 0,3 0,3 0,2 P 0,3 0,4 0,3

Hãy lập bảng phân phối xác suất của X2, X + Y, 2Y, X – Y, XY.
Hướng dẫn: Bài này mức độ trung bình. Đề nghị SV tự giải. Dạng bài này không xuất hiện trong đề
thi cuối kỳ.
11. Gieo đồng thời hai con súc sắc. Gọi X1, X2 lần lượt là số chấm xuất hiện trên hai con súc sắc đó.
Tìm bảng phân phối xác suất của các đại lượng ngẫu nhiên sau đây
a) Y1 = X1 + X2
b) Y2 = X1 – X2
c) Y3 = max (X1, X2).
Hướng dẫn: Bài này mức độ dưới trung bình. Đề nghị SV tự giải. Dạng bài này không xuất hiện
trong đề thi cuối kỳ.
12. Một người có một chùm chìa khóa gồm 5 chiếc giống nhau, trong đó chỉ có 2 chiếc mở được cửa.
Người đó thử ngẫu nhiên từng chiếc (thử xong bỏ ra ngoài) cho đến khi tìm đúng chìa mở được cửa.
Gọi X là số lần thử cần thiết. Hãy lập bảng phân phối xác suất và tính kì vọng, phương sai của X.
Hướng dẫn: Đây là BT ở mức trung bình – cấp độ 2. Dùng PP rời rạc hữu hạn.
Bài giải
Ta thấy ngay X = {1, 2, 3, 4}. Bây giờ ta xác định các XS tương ứng.
Gọi Mi, Ki lần lượt là biến cố mở được, không mở được của ở lần thử thứ i, i = 1, 2, 3, 4. Rõ ràng
Mi, Ki (cùng chỉ số i) là cặp đối lập; còn cặp biến cố khác chỉ số i, j thì không độc lập. Ta có
C21
(X = 1) = M1  P(X = 1) = P(M1) =  0, 4 ;
C51
C31 C21
(X = 2) = K1.M2  P(X = 2) = P(K1).P(M2|K1) =   0,3 .
C51 C41
C31 C21 C21
(X = 3) = K1. K2.M3  P(X = 3) = P(K1).P(K2|K1).P(M3|K1.K2) =    0, 2 .
C51 C41 C31
(X = 4) = K1. K2. K3.M4  P(X = 4) = P(K1).P(K2|K1).P(K3|K1.K2).P(M4|K1.K2. K3)
C31 C21 C11 C21
=     0,1 .
C51 C41 C31 C21
Vậy bảng PPXS của X như sau
X 1 2 3 4
P 0,4 0,3 0,2 0,1
Đồng thời kỳ vọng và phương sai của X cho bởi
E(X) = 10,4 + 20,3 + 30,2 + 40,1 = 2 ;
Var(X) = 120,4 + 220,3 + 320,2 + 420,1 – 22 = 1.
Đáp số : E(X) = 2, Var(X) = 1.
13. Một ôtô đi trên đoạn đường có 3 đèn tín hiệu giao thông hoạt động độc lập. Tính kì vọng, phương
sai, độ lệch của số lần ôtô dừng khi đi trên đoạn đường đó, biết rằng chỉ tín hiệu xanh mới được phép
đi, hơn nữa
a) cả 3 đèn đều có thời gian tín hiệu xanh là 30 giây, tín hiệu vàng là 5 giây, tín hiệu đỏ là 15 giây.
b) ở đèn thứ nhất thời gian dành cho ba tín hiệu đó lần lượt là: 40 giây, 10 giây, 30 giây; ở đèn thứ
hai: 25 giây, 5 giây, 10 giây; ở đèn thứ ba: 20 giây, 5 giây, 35 giây.
Hướng dẫn: Đây là BT ở mức trung bình – cấp độ 2. Dùng PP rời rạc hữu hạn.
Bài giải
Gọi D là số lần ô tô phải dừng tại các đèn tín hiệu giao thông trên đoạn đường đó.
Gọi Di, Ki lần lượt là biến cố ô tô phải dừng, không dừng ở đèn tín hiệu giao thông thứ i, i = 1, 2, 3.
Ở đây cặp biến cố cùng chỉ số Di, Ki đối lập nhau, còn cặp khác chỉ số i, j bất kỳ đều độc lập.
Hiển nhiên D là ĐLNN và D = {0, 1, 2, 3}. Trong cả hai câu a) hay b) ta luôn có
(D = 0) = K1.K2.K3 (tích của bộ ba độc lập toàn phần).
(D = 1) = D1.K2.K3 + K1.D2.K3 + K1.K2.D3 (tổng của từng cặp xung khắc, mỗi tích đều của bộ ba
độc lập toàn phần).
(D = 2) = D1.D2.K3 + K1.D2.D3 + D1.K2.D3 (tổng của từng cặp xung khắc, mỗi tích đều của bộ ba
độc lập toàn phần).
(D = 3) = D1.D2.D3 (tích của bộ ba độc lập toàn phần).
a) Theo giả thiết, rõ ràng
P(D1) = 30/(30 + 5 + 15) = 0,6; P(Ki) = 1 – P(Di) = 0,4; i = 1, 2, 3.
Do đó D có PP nhị thức kiểu B(n, p) với n = 3, p = 0,6 xem như đã biết rõ. Hơn nữa kỳ vọng,
phương sai và độ lệch chuẩn của D như sau
E(D) = np = 30,6 = 1,8; Var(D) = npq = 30,60,4 = 0,72; (D) = 0, 72 .
b) Theo giả thiết, rõ ràng
P(D1) = 40/(40 + 10 + 30) = 0,5; P(K1) = 1 – P(D1) = 0,5.
P(D2) = 25/(25 + 5 + 10) = 0,625; P(K2) = 1 – P(D2) = 0,375.
P(D3) = 20/(20 + 5 + 35) = 1/3; P(K3) = 1 – P(D3) = 2/3.
Do đó, D không có PP thông dụng và ta phải tính XS tương ứng trong từng trường hợp.
P(D = 0) = P(K1.K2.K3) = P(K1). P(K2). P(K3) = 0,503,752/3 = 1/8 = 6/48.
P(D = 1) = P(D1.K2.K3 + K1.D2.K3 + K1.K2.D3)
= P(D1). P(K2). P(K3) + P(K1). P(D2). P(K3) + P(K1). P(K2). P(D3)
= 0,50,3752/3 + 0,50,6252/3 + 0,50,3751/3 = 19/48.
P(D = 2) = P(D1.D2.K3 + K1.D2.D3 + D1.K2.D3)
= P(D1). P(D2). P(K3) + P(K1). P(D2). P(D3) + P(D1). P(K2). P(D3)
= 0,50,6252/3 + 0,50,6251/3 + 0,50,3751/3 = 3/8 = 18/48.
P(D = 3) = P(D1.D2.D3) = P(D1). P(D2). P(D3) = 0,50,6251/3= 5/48.
Vậy bảng PPXS của X như sau
D 0 1 2 3
P 6/48 19/48 18/48 5/48
Đồng thời kỳ vọng, phương sai và đọ lệch chuẩn của D cho bởi … (SV tự tính!)
14. Xác suất để một máy đóng hộp sản xuất ra phế phẩm là 0,005. Tính xác suất để trong 800 sản phẩm
do máy đóng hộp có không quá 10 phế phẩm.
Hướng dẫn: Đây là BT ở mức trung bình – cấp độ 2. Dùng PP rời rạc thông dụng kiểu nhị thức xấp xỉ
PP Poisson.
Bài giải
Gọi X là số phế phẩm trong n = 800 sản phẩm đã sản xuất. Ta có X  B(800; 0,005) với p = 0,005
và q = 1 – p = 0,995.
Vì n = 800 lớn, còn p = 0,005 quá nhỏ (< 0,1) nên ta dùng xấp xỉ PP nhị thức với PP poisson B(n,
p)  P(np). Nghĩa là xem B(800; 0,005)  P(8000,005) = P(4). Vậy XS cần tính cho bởi
10 10
4k
P(X  10) =  P(X=k)  e4 
k 0 k  0 k!
(SV tự bấm máy hoặc tra bảng hàm PP Poisson!)

15. Xác suất để một khách hàng của một công ty bảo hiểm hàng không gặp tai nạn máy bay là 0,02.
Tính xác suất để 100 người được công ty này bảo hiểm có đúng 1 người bị tai nạn máy bay.
Hướng dẫn: Đây là BT ở mức trung bình – cấp độ 2. Dùng PP rời rạc thông dụng kiểu nhị thức xấp xỉ
PP Poisson.
Bài giải
Gọi X là số người bị tai nạn máy bay trong n = 100 người. Ta có X  B(100; 0,02) với p = 0,02 và
q = 1 – p = 0,98.
Vì n = 100 khá lớn, còn p = 0,02 quá nhỏ (< 0,1) nên ta dùng xấp xỉ PP nhị thức với PP poisson B(n,
p)  P(np). Nghĩa là xem B(100; 0,02)  P(1000,02) = P(2). Vậy XS cần tính cho bởi
P(X = 1)  2e2  0,2707.
16. Một tổng đài điện thoại nào đó nhận được trung bình 300 cuộc gọi đến trong 1 giờ. Tính xác suất
để tổng đài này nhận được đúng 3 cuộc gọi đến trong 1 phút.
Hướng dẫn: Đây là BT ở mức trung bình – cấp độ 2. Dùng PP rời rạc thông dụng PP Poisson.
Bài giải
Gọi X là số cuộc gọi đến tổng đài trong 1 phút. Theo giả thiết trung bình trong 1 giờ = 60 phút có
300 cuộc nghĩa là trong 1 phút trung bình có 300 : 60 = 5 cuộc gọi. Vậy X  P(5). Do đó XS cần
tính là

53 5
P(X = 3) = e (SV tự bấm máy hoặc tra bảng hàm PP Poisson!)
3!
17. Một người nuôi 2 con gà và 3 con vịt. Xác suất trong ngày gà đẻ trứng là 0,6; vịt đẻ trứng là 0,5.
Tính xác suất để trong ngày thu được ít nhất 4 quả trứng? Giá bán mỗi trứng gà là 1.000 đồng, mỗi trứng
vịt là 1.100 đồng. Mỗi con gà một ngày ăn mất 300 đồng; mỗi con vịt 400 đồng tiền thức ăn. Tìm luật
phân phối xác suất số tiền lãi thu được trong ngày; tiền lãi trong bình và tiền lãi tin chắc nhất trong ngày.
Hướng dẫn: Đây là BT ở mức trung bình – cấp độ 2. Dùng PP rời rạc hữu hạn.
Bài giải
Gọi X là số trứng (cả trứng gà lẫn trứng vịt) và L là số tiền lãi (VNĐ) mà người đó thu được trong
ngày.
Lại gọi G, V lần lượt là số trứng gà, vịt tương ứng thu được trong ngày. Theo giả thiết, ta có
X = G + V, L = 1000G + 1100V – 2300 – 3400  L = 1000G + 1100V – 1800

Hiển nhiên G  B(2; 0,6) và V  B(3; 05). Do đó L = 1000G + 1100V – 1800 với G, V tất nhiên
độc lập mà việc lập bảng PPXS của L cần bảng nháp ma trận 34 từ bảng PP thông dụng của 1000G
và 1100V.
(Nháp
1100V 0 1100 2200 3300
1000G 0,125 0,375 0,375 0,125
0 0 1100 2200 3300
0,16 0,02 0,06 0,06 0,02
1000 1000 2100 3200 4300
0,48 0,06 0,18 0,18 0,06
2000 2000 3100 4200 5300
0,36 0,045 0,135 0,135 0,045
Hết nháp)
Vậy L = 1000G + 1100V – 1800 nhận giá trị thuộc tập hợp
{– 1800, – 800, – 700, 200, 300, 400, 1300, 1400, 1500, 2400, 2500, 3500}
với bảng PPXS được cho như sau
L – 1800 – 800 – 700 200 300 400 1300 1400 1500 2400 2500 3500
P 0,02 0,06 0,06 0,045 0,18 0,06 0,135 0,18 0,02 0,135 0,06 0,045

Ta tính tiếp kỳ vọng của L, tức là tiền lời trung bình trong ngày
E(L) = 1000E(G) + 1100E(V) – 1800 = 100020,6 + 110030,5 – 1800 = 1050.
Còn số tiền lời tin chắc nhất, hay Mod(L) chính là giá trị ứng với XS cao nhất 0,18 thì nhìn trên
bảng PPXS ta thấy đạt tại 2 giá trị khác nhau là 300 và 1400. Vậy Mod(L)  {300, 1400}.
Đáp số: E(L) = 1050 VNĐ, Mod(L)  {300, 1400} (VNĐ).
18. Một xạ thủ có 4 viên đạn, xạ thủ này bắn lần lượt từng viên cho đến khi trúng mục tiêu hoặc hết cả
4 viên thì dừng. Lập bảng phân phối xác suất của số viên đạn đã bắn. Biết xác suất bắn trúng mục tiêu
của xạ thủ này là 0.7.
Hướng dẫn: Đây là BT ở mức trung bình – cấp độ 2. Dùng PP rời rạc hữu hạn.
Chú ý: XS mỗi viên đều là 0,7 nhưng đây không phải PP nhị thức vì chỉ bắn đến khi trúng là phải dừng
hoặc hết đạn thì dừng.
Bài giải
Gọi S là số viên đạn cần dùng. Tất nhiên S là ĐLNN nhận giá trị thuộc {1, 2, 3, 4}.
Gọi Ti, Ki lần lượt là biến cố viên đạn thứ i bắn trúng, không trúng, i = 1, 2, 3.
Theo giả thiết ta có P(Ti) = 0,7, do đó P(Ki) = 1 – 0,7 = 0,3.
Hiển nhiên ta có
(S = 1) = T1; (S = 2) = K1.T2 ; (S = 3) = K1.K2.T3; (S = 4) = K1.K2.K3.
Dó đó
P(S = 1) = P(T1) = 0,7; P(S = 2) = P(K1.T2) = 0,30,7 = 0,21;
P(S = 3) = P(K1.K2.T3) = 0,30,30,7 = 0,063;
P(S = 4) = P(K1.K2.K3) = 0,30,30,3 = 0,027.
Vậy bảng PPXS của S như sau
S 1 2 3 4
P 0,7 0,21 0,063 0,027

19. Có 3 hộp, mỗi hộp có 10 sản phẩm. Số phế phẩm trong mỗi hộp lần lượt là 1; 2; 3.
a) Lấy ngẫu nhiên từ mỗi hộp ra 1 sản phẩm. Tìm quy luật phân phối của số phế phẩm có trong 3
sản phẩm lấy ra.
b) Chọn ngẫu nhiên 1 hộp, rồi từ hộp đã chọn lấy ngẫu nhiên không hoàn lại 3 sản phẩm. Tìm luật
phân phối xác suất của số phế phẩm có trong 3 sản phẩm lấy ra.
Hướng dẫn: Đây là BT ở mức trung bình – cấp độ 2. Dùng PP rời rạc hữu hạn.
- Với câu a) dùng công thức nhân, cộng XS để tính các XS tương ứng;
- Với câu b) thì dùng công thức XS đầy đủ để tính các XS tương ứng vì hành động chia 2 giai
đoạn.
Bài giải
Gọi X là số phế phẩm trong 3 sản phẩm (sp) đã lấy ở hai câu a), b). Hiển nhiên X là ĐLNN ròi rạc
hữu hạn nhận giá trị thuộc tập hợp {0, 1, 2, 3}.
a) Gọi Xi, Ti lần lượt là biến cố sp lấy từ hộp thứ i là phế phẩm ; i = 1, 2, 3.
Ở đây cặp biến cố cùng chỉ số Xi, Ti đối lập nhau, còn cặp khác chỉ số i, j bất kỳ đều độc lập.
Rõ ràng
(X = 0) = T1.T2.T3 (tích của bộ ba độc lập toàn phần).
(X = 1) = X1.T2.T3 + T1.X2.T3 + T1.T2.X3 (tổng của từng cặp xung khắc, mỗi tích đều của bộ ba
độc lập toàn phần).
(X = 2) = X1.X2.T3 + T1.X2.X3 + X1.T2.X3 (tổng của từng cặp xung khắc, mỗi tích đều của bộ ba
độc lập toàn phần).
(X = 3) = T1.T2.T3 (tích của bộ ba độc lập toàn phần).
Do đó ta có
C91 C81 C71
P(X = 0) = P(T1.T2.T3) = 1  1  1  0,504 .
C10 C10 C10
P(X = 1) = P(X1.T2.T3 + T1.X2.T3 + T1.T2.X3)
C11 C81 C71 C91 C21 C71 C91 C81 C31
= 1  1  1  1  1  1  1  1  1  0,398 .
C10 C10 C10 C10 C10 C10 C10 C10 C10
P(X = 2) = P(X1.X2.T3 + T1.X2.X3 + X1.T2.X3)
C11 C21 C71 C91 C21 C31 C11 C81 C31
= 1  1  1  1  1  1  1  1  1  0, 092 .
C10 C10 C10 C10 C10 C10 C10 C10 C10
C11 C21 C31
P(X = 3) = P(X1.X2.X3) =    0, 006 .
C101 C101 C101
Vậy quy luật PPXS của X được cho bởi bảng PPXS dưới đây
X 0 1 2 3
P 0,504 0,398 0,092 0,006
b) Gọi Hi lần lượt là biến cố chọn được hộp thứ i; i = 1, 2, 3. Rõ ràng {H1, H2, H3} là hệ đầy đủ và
ta sẽ dùng công thức XSĐĐ để tính các XS tương ứng. Hơn nữa, vì các hộp bình đẳng nên xác suất
chọn được hộp nào cũng như nhau và bằng 1/3.
P(X = 0) = P(H1)P(X = 0|H1) + P(H2)P(X = 0|H2) + P(H3)P(X = 0|H3)
1 C93 1 C83 1 C73 175
=  3   3   3  .
3 C10 3 C10 3 C10 360
P(X = 1) = P(H1)P(X = 1|H1) + P(H2)P(X = 1|H2) + P(H3)P(X = 1|H3)
1 C11C92 1 C21C82 1 C31C72 155
=  3   3   3  .
3 C10 3 C10 3 C10 360
P(X = 2) = P(H1)P(X = 2|H1) + P(H2)P(X = 2|H2) + P(H3)P(X = 2|H3)
1 1 C22C81 1 C32C71 29
= 0  3   3  .
3 3 C10 3 C10 360
P(X = 3) = P(H1)P(X = 3|H1) + P(H2)P(X = 3|H2) + P(H3)P(X = 3|H3)
1 1 1 C33 1
= 0 0  3  .
3 3 3 C10 360
Vậy quy luật PPXS của X được cho bởi bảng PPXS dưới đây
X 0 1 2 3
P 175/360 155/360 29/360 1/360

20. Một hộp có 10 sản phẩm. Gọi X là số sản phẩm loại B có trong hộp. Cho biết bảng phân phối xác
suất của X như sau
X 1 2 3
P 0,2 0,5 0,3
Lấy ngẫu nhiên không hoàn lại từ hộp ra 3 sản phẩm. Gọi Y là số sản phẩm loại B có trong 3 sản phẩm
lấy ra. Tìm quy luật phân phối xác suất của Y. Tính kỳ vọng và phương sai của Y.
Hướng dẫn: Đây là BT ở mức trung bình – cấp độ 2. Dùng PP rời rạc hữu hạn. Vì Y phụ thuộc vào 1
trong 3 khả năng (X = 1), (X = 2), (X = 3) nên ta cần dùng công thức XSĐĐ để tính các XS tương ứng
với các giá trị của Y.
Bài giải
Hiển nhiên Y là một ĐLNN rời rạc hữu hạn nhận giá trị thuộc {0, 1, 2, 3}.
P(Y = 0) = P(X = 1)P(Y = 0|X =1) + P(X = 2)P(Y = 0|X =2) + P(X = 3)P(Y = 0|X =3)

C93 C83 C73 553


= 0, 2  3
 0,5  3
 0,3  3
 .
C10 C10 C10 1200

P(Y = 1) = P(X = 1)P(Y = 1|X =1) + P(X = 2)P(Y = 1|X =2) + P(X = 3)P(Y = 1|X =3)

C11C92 C21C82 C31C72 541


= 0, 2  3  0,5  3  0,3  3  .
C10 C10 C10 1200

P(Y = 2) = P(X = 1)P(Y = 2|X =1) + P(X = 2)P(Y = 2|X =2) + P(X = 3)P(Y = 2|X =3)

C22C81 C32C71 103


= 0, 2  0  0,5   0,3   .
C103 C103 1200
P(Y = 3) = P(X = 1)P(Y = 3|X =1) + P(X = 2)P(Y = 3|X =2) + P(X = 3)P(Y = 3|X =3)

C33 3
= 0, 2  0  0,5  0  0,3  3  .
C10 1200

Vậy quy luật PPXS của Y được cho bởi bảng PPXS dưới đây
Y 0 1 2 3
P 553/1200 541/1200 103/360 3/1200
Suy ra kỳ vọng và phương sai của Y là … (SV tự tính!)
21. Hộp thứ nhất có 1 bi trắng và 4 bi đỏ. Hộp thứ hai có 4 bi trắng. Lấy ngẫu nhiên 2 bi từ hộp thứ
nhất bỏ vào hộp thứ hai, sau đó từ hộp thứ hai lấy ngẫu nhiên 3 bi bỏ vào hộp thứ nhất. Gọi X1, X2 tương
ứng là số bi trắng có trong hộp thứ nhất, hộp thứ hai sau khi thực hiện phép thử. Tìm quy luật phân phối
của X1, X2.
Hướng dẫn: (Đây là BT ở mức khó – cấp độ 3) Dùng PP rời rạc hữu hạn. Bài này tương tự với bài 8.
Phép thử chia 2 giai đoạn (GĐ): GĐ1 lấy 2 bi từ hộp thứ nhất bỏ vào hộp thứ hai, GĐ2 lấy 3 bi từ hộp
thứ hai trả trở lại hộp thứ nhất. Bởi thế khi lập bảng PPXS cần dùng công thức XSĐĐ.
Bài giải
Trước hết, hiển nhiên vì tổng số bi trắng của hai hộp là hằng số 1 + 4 = 5 (không phụ thuộc vào việc lấy
bi ra, bỏ bi vào) nên
X1 + X2 = 5  X2 = 5 – X1.
Vì thế, chỉ cần lập bảng PPXS cho X1 xong ta sẽ lập tức suy ra bảng PPXS của X2.
 Trước hết ta lập bảng PPXS cho X1.
Hộp 1 ban đầu: 5 bi = 1 trắng + 4 đỏ.
Hộp 2 ban đầu: 4 bi = 4 trắng.
Gọi: - W1 là số bi trắng trong 2 bi lấy ra từ Hộp 1 (bỏ vào Hộp 2).
- W2 là số bi trắng trong 3 bi lấy từ Hộp 2 bỏ vào Hộp 1.
Ta có X1 = 1 – W1 + W2. Đáng chú ý là W1 + W2 không độc lập.
Ta có W1 = {0, 1}. Hơn nữa {(W1 = 0), (W2 = 0)} là hệ đầy đủ. Hơn nữa
C42 6 C11C41 4
P(W1 = 0) =   0, 6 ; P(W1 = 1) =   0, 4 .
C52 10 C52 10
Hơn nữa, ta có
- Khi (W1 = 0) xảy ra thì Hộp 2 có: 6 bi = 4 trắng + 2 đỏ, Hộp 1 còn 1 trắng + 2 đỏ.
- Khi (W1 = 1) xảy ra thì Hộp 2 có: 6 bi = 5 trắng + 1 đỏ, Hộp 1 còn 3 đỏ
Bởi thế phải có W2 = {0, 1, 2, 3}. Đồng thời các biến cố (W2 = 0), (W2 = 1), (W2 = 2), (W2 = 3) xẩy ra
trong hệ đầy đủ {(W1 = 0), (W1 = 1)}.
Ngoài ra, có thể thấy ngay, dù (W1 = 0) hay (W2 = 0)} xảy ra thì số bi trắng X1 = 1 – W1 + W2 số bi
trắng ít nhất là 2 và tối đa là 4. Nói cách khác, X1 là một ĐLNN rời rạc hữu hạn nhận giá trị thuộc tập
hợp {2, 3, 4}.
(X1 = 2) = (– W1 + W2 = 1) = (W1 = 0). (W2 = 1) + (W1 = 1). (W2 = 2)
 P(X1 = 2) = P[(W1 = 0). (W2 = 1) + (W1 = 1). (W2 = 2)] (tổng xung khắc, tích không độc lập)
= P[(W1 = 0).P(W2 = 1| W1 = 0) + P[(W1 = 1).P(W2 = 2| W1 = 1)
C41C22 C52C11 8
= 0, 6   0, 4   .
C63 C63 25
Tương tự ta có
(X1 = 3) = (– W1 + W2 = 2) = (W1 = 0). (W2 = 2) + (W1 = 1). (W2 = 3)
 P(X1 = 3) = P[(W1 = 0). (W2 = 2) + (W1 = 1). (W2 = 3)] (tổng xung khắc, tích không độc lập)
= P[(W1 = 0).P(W2 = 2| W1 = 0) + P[(W1 = 1).P(W2 = 3| W1 = 1)
C42C21 C53 14
= 0, 6   0, 4   .
C63 C63 25
(X1 = 4) = (– W1 + W2 = 3) = (W1 = 0). (W2 = 3)
 P(X1 = 3) = P(W1 = 0). (W2 = 3) (tích không độc lập)
C43 3
= P(W1 = 0).P(W2 = 3| W1 = 0) = 0, 6   .
C63 25
Vậy bảng PPXS của X như sau
X1 2 3 4
P 8/25 14/25 3/25

 Từ đó suy ra bảng PPXS của X2 = 5 – X1 như sau


X2 1 2 3
P 3/25 14/25 8/25

22. Có 2 kiện hàng: kiện thứ nhất có 12 sản phẩm (trong đó có 4 sản phẩm loại A), kiện thứ hai có 8 sản
phẩm (trong đó có 3 sản phẩm loại A). Lấy ngẫu nhiên 2 sản phẩm từ kiện thứ nhất bỏ vào kiện thứ hai,
sau đó từ kiện thứ hai lấy không hoàn lại ra 3 sản phẩm. Gọi X là số sản phẩm loại A có trong 3 sản
phẩm lấy ra từ kiện thứ hai. Tìm quy luật phân phối xác suất của X. Tính E(X) và var(X).
Hướng dẫn: Đây là BT ở mức trung bình – cấp độ 2. Dùng PP rời rạc hữu hạn. Phép thử chia 2 giai
đoạn (GĐ): GĐ1 lấy sản phẩm (sp) ra khỏi kiện thứ nhất bỏ vào kiện thứ hai, GĐ2 lấy 3 sp từ kiện thứ
hai. Bơi thế khi lập bảng PPXS cần dùng công thức XSĐĐ.
Bài giải
Gọi Ai là biến cố trong 2 sp lấy ra từ kiện thứ nhất bỏ vào kiện thứ hai có i sp loại A; i = 0, 1, 2.
Tất nhiên {A0, A1, A2} là hệ đầy đủ làm cơ sở để dùng công thức XSĐĐ.
Hiển nhiên X là ĐLNN nhận giá trị trong tập hợp {0, 1, 2, 3}. Ta sẽ dùng công thức XSĐĐ để tính các
XS tương ứng khi lập bảng PPXS của X. Chú ý kiện thứ hai mới (sau khi bỏ them 2 sp từ kiện thua nhất
vào) luôn có 8 + 2 = 10 sp và theo từng trường hợp như dưới đây
- Nếu A0 xảy ra thì kiện thứ hai có 10 sp gồm 3 loại A, 7 loại khác.
- Nếu A1 xảy ra thì kiện thứ hai có 10 sp gồm 4 loại A, 6 loại khác.
- Nếu A2 xảy ra thì kiện thứ hai có 10 sp gồm 5 loại A, 5 loại khác.
Mặt khác ta lại có
C2 14 C1C1 16 C2 3
P(A0) = 122 4  ; P(A1) = 4 212 4  ; P(A2) = 42  ;
C12 33 C12 33 C12 33

Bởi thế, công thức XSĐĐ cho ta


P(X = 0) = P(A0) P(X = 0|A0) + P(A1) P(X = 0|A1) + P(A2) P(X = 0|A2)

14 C73 16 C63 3 C53 840 70


=  3   3   3   .
33 C10 33 C10 33 C10 33 120 330

P(X = 1) = P(A0) P(X = 1|A0) + P(A1) P(X = 1|A1) + P(A2) P(X = 1|A2)
14 C31C72 16 C41C62 3 C51C52 1992 166
=  3   3   3   .
33 C10 33 C10 33 C10 33 120 330

P(X = 2) = P(A0) P(X = 2|A0) + P(A1) P(X = 2|A1) + P(A2) P(X = 2|A2)

14 C32C71 16 C42C61 3 C52C51 1020 85


=  3   3   3   .
33 C10 33 C10 33 C10 33 120 330

P(X = 3) = P(A0) P(X = 3|A0) + P(A1) P(X = 3|A1) + P(A2) P(X = 3|A2)

14 C33 16 C43 3 C53 108 9


=  3   3   3   .
33 C10 33 C10 33 C10 33 120 330

Vậy quy luật PPXS của X được cho bởi bảng PPXS dưới đây
X 0 1 2 3
P 70/330 166/330 85/330 9/330
Suy ra kỳ vọng E(X) = …, phương sai Var(X) = … (SV tự tính!)
23. Một kiện hàng có 5 sản phẩm. Mọi giả thiết số sản phẩm tốt có trong kiện là đồng khả năng. Lấy
ngẫu nhiên từ kiện ra 2 sản phẩm để kiểm tra thì thấy cả 2 sản phẩm đều là sản phẩm tốt. Tìm quy luật
phân phối xác suất của số sản phẩm tốt có trong 3 sản phẩm còn lại trong kiện.
Hướng dẫn: Đây là BT ở mức trung bình – cấp độ 2. Dùng PP rời rạc hữu hạn. Phép thử chia 2 giai
đoạn (GĐ): GĐ1 lấy sản phẩm (sp) ra khỏi kiện thứ nhất bỏ vào kiện thứ hai, GĐ2 lấy 3 sp từ kiện thứ
hai. Bơi thế khi lập bảng PPXS cần dùng công thức XSĐĐ.
Bài giải
24. Năng suất của 3 máy tương ứng là các đại lượng ngẫu nhiên X1, X2 , X3 (đơn vị tính là sản phẩm/
phút). Cho biết quy luật phân phối xác suất của X1, X2, X3 như sau:

X1 1 2 3 4

P 0.1 0.2 0.5 0.2

X2 2 3 4

P 0.4 0.3 0.3

X3 2 3 4 5

P 0.1 0.4 0.4 0.1


Giả sử bạn cần mua 1 trong 3 loại máy nầy thì bạn nên chọn mua máy nào? Tại sao? (giả sử chất lượng
và giá bán của 3 loại máy này là như nhau).
Hướng dẫn: Đây là BT ở mức trung bình – cấp độ 2. Dùng PP rời rạc hữu hạn.
Ở đây cần hiểu rằng máy càng tốt nếu năng suất trung (kỳ vọng) bình càng cao và độ phân tán trung
bình bình phương (phương sai) càng thấp.
Xin copy vào đây bài giải của một SV khóa K14. Lời giải tốt (chỉ là chưa check lại bấm máy có sai sót
không).
NẾU TÍNH TOÁN CHÍNH XÁC THÌ LỜI GIẢI NÀY TỐT
Đây là lời giải của một SV
[Bài 24] Năng suất của 3 máy tương ứng là các đại lượng ngẫu nhiên X1, X2 , X3 (đơn
vị tính là sản phẩm/ phút). Cho biết quy luật phân phối xác suất của X1, X2, X3 như sau:
X1 1 2 3 4
P 0.1 0.2 0.5 0.2

X2 2 3 4
P 0.4 0.3 0.3

X3 2 3 4 5
P 0.1 0.4 0.4 0.1

Giả sử bạn cần mua 1 trong 3 loại máy nầy thì bạn nên chọn mua máy nào? Tại sao?(giả
sử chất lượng và giá bán của 3 loại máy này là như nhau).

Giải

Từ yêu cầu của đề bài, ta cần phải so sánh và tìm ra năng suất của máy có kỳ vọng lớn
nhất và độ lệch chuẩn nhỏ nhất. Ta có:

E(X1) = 1 . 0,1 + 2 . 0,2 + 3 . 0,5 + 4 . 0,2 = 2,8 (sản phẩm/phút)


E(X2) = 2 . 0,4 + 3 . 0,3 + 4 . 0,3 = 2,9 (sản phẩm/phút)
E(X3) = 2 . 0,1 + 3 . 0,4 + 4 . 0,4 + 5 . 0,1 = 3,5 (sản phẩm/phút)

𝜎(X1) = √𝐷(𝑋1 ) = √12 . 0,1 + 22 . 0,2 + 32 . 0,5 + 42 . 0,2 – 2,82 ≈ 0,87


𝜎(X2) = √𝐷(𝑋2 ) = √22 . 0,4 + 32 . 0,3 + 42 . 0,3 – 2,92 ≈ 0,83
𝜎(X3) = √𝐷(𝑋3 ) = √22 . 0,1 + 32 . 0,4 + 42 . 0,4 + 52 . 0,1 – 3,52 ≈ 0,81

Kết luận: Giả sử cần mua 1 trong 3 loại máy này thì ta nên chọn mua máy 3. Vì năng
suất của máy 3 có kỳ vọng lớn nhất và độ lệch chuẩn nhỏ nhất so với 2 máy còn lại.

25. Cho biết khi có không dưới 30 kg rau tươi mỗi ngày, lượng rau bán ra mỗi ngày tại một cửa hàng
kinh doanh rau tươi là một đại lượng ngẫu nhiên có bảng phân phối xác suất như sau:
X(Kg) 10 15 20 25 30
P 0.1 0.15 0.45 0.2 0.1
Mỗi ngày cửa hàng nhập một lượng rau không dưới 10 kg và không quá 30kg. Với lượng rau đã bán
trong ngày cửa hàng thu lời 5000đ/kg, còn với lượng rau không bán được trong ngày cửa hàng sẽ bị lỗ
8000đ/kg. Hỏi mỗi ngày cửa hàng nên nhập bao nhiêu kg rau để kỳ vọng của lợi nhuận lớn nhất?
Hướng dẫn: Đây là BT ở mức khó – cấp độ 3. Dùng PP rời rạc hữu hạn và có gắn với hiểu biết thực tế.
Chú ý: Lợi nhuận mỗi ngày là một ĐLNN và phụ thuộc vào lượng rau nhập mỗi ngày. Bởi thế, câu hỏi
“hy vọng lợi nhuận nhiều nhất” thực chất phải được hiểu là “kỳ vọng của lợi nhuận lớn nhất” hay nói
theo ngôn ngữ thông thường là “lợi nhuận trung bình lớn nhất”.
Bài giải
Gọi N (kg) là số rau mà cửa hàng cần nhập. Rõ ràng N là một ĐL hằng, 10  N  30, đồng thời N
không nhất thiết là một số nguyên. Khi N nhận một trị cụ thể thì số rau bán ra trong ngày sẽ trở thành
ĐLNN XN với PPXS được suy ra một cách tự nhiên từ PPXS của X.
Gọi Lợi nhuận là L. Khi đó L là ĐLNN cho bởi:
L = 5XN – 8(N – XN) = 13XN – 8N (đơn vị: 1000 đ).
Suy ra E(L) = E(13XN – 8N) = 13E(XN) – 8N (đơn vị: 1000 đ).
Bây giờ ta xét tất cả các khả năng của N.
+ Trường hợp N = 10
XN(Kg) 10

P 1

Lúc này: E(L) = 50


+ Trường hợp: 10 < N  15.
XN(Kg) 10 N

P 0,1 0.9

Lúc này: 50 < E(L) = 13(0,9N + 1) – 8N = 13 + 3,7N  68,5.


+ Trường hợp: 15 < N  20.
XN(Kg) 10 15 N

P 0.1 0.15 0.75

Lúc này: 68,5 < E(L) = 13(0,75N + 3,25) – 8N = 42,25 + 1,75N  77,25.
+ Trường hợp: 20 < N  25.
XN(Kg) 10 15 20 N

P 0.1 0.15 0.45 0.3

Lúc này:
56,75  E(L) = 13(0,3N + 12,25) – 8N = 159,25 – 4,1N < 77,25.
+ Trường hợp: 25 < N  30.
XN(Kg) 10 15 20 25 N

P 0.1 0.15 0.45 0.2 0.1

Lúc này:
23,25  E(L) = 13(0,1N + 17,25) – 8N = 224,25 – 6,7N < 56,75.
So sánh tất cả các trường hợp ta thấy E(L) = 77,25 (nghìn đồng) là lớn nhất và đạt được khi và chỉ khi
N = 20 (kg). Nói cách khác, khi nhập mỗi ngày N = 20 (kg) thì lợi nhuận (trung bình) mỗi ngày sẽ lớn
nhất.
Kết luận: Nên nhập 20 kg rau mỗi ngày để lợi nhuận (trung bình) lớn nhất.
26. Tung một con súc sắc 3 lần. Gọi X là số lần mặt chẵn xuất hiện, Y là số lần mặt lẻ xuất hiện. Hãy
lập bảng phân phối xác suất đồng thời của (X, Y). Tính hệ số tương quan. Hai đại lượng này có phụ
thuộc tuyến tính hay không?
Hướng dẫn: Đây là BT ở mức trung bình – cấp độ 2. Dùng PP rời rạc hữu hạn cả 1 chiều lẫn 2 chiều.
Thực ra chưa cần giải chi tiết đã biết X, Y phụ thuộc tuyến tính, cụ thể X = 3 – Y và hệ số tương quan
RXY = – 1. Ta sẽ thấy lại điều này khi giải chi tiết.
Bài giải
Hiển nhiên tung xúc xắc 1 lần thì XS xuất hiện mặt chẵn (2, 4, 6) bằng XS xuất hiện mặt lẻ (1, 3, 5) và
bằng p = 0,5. Do đó khi tung n = 3 lần (độc lập, tất nhiên) thì X, Y cùng có PP nhị thức kiểu B(3; 0,5)
với n = 3, p = 0, 5 và q = 1 – p = 0,5. Nói riêng
E(X) = E(Y) = np = 30,5 = 1,5; Var(X) = Var(Y) = npq = 0,75.
Hơn nữa, vì tổng số mặt chẵn hay lẻ, tức là X + Y là 3 (số con xúc sắc) nên hiển nhiên Y = 3 – X. Hơn
nữa

(X = k)  (Y = 3 – k) và P(X = k) = P(Y = 3 – k) = C3k 0,5k  0,53k  C3k 0,53 ; k = 0, 1, 2, 3.


Vậy bảng PPXS đồng thời của X, Y như sau (các ô trống nhận giá trị 0)
Y 0 1 2 3
X 0,125 0,375 0,375 0,125
0 0,125
0,125
1 0,375
0,375
2 0,375
0,375
3 0,125
0,125
Dó đó E(XY) = … = 1,5; Cov(X, Y) = E(XY) – E(X).E(Y) = 1,5 – 1,51,5 = – 0,75.
Hệ số tương quan của XY là
Cov(X,Y) 0, 75
RXY =   1 .
Var(X)  Var(Y) 0, 75
Ta thấy lại sự phụ thuộc tuyến tính (nghịch biến) giữa X và Y.
27. Nghiên cứu mối liên hệ giữa doanh số bán hàng Y (tỉ đồng / năm) theo chi phí quảng cáo hàng X
(triệu đồng / năm) của một công ty thương mại tại một số khu vực bán hàng, ta có bảng số liệu sau:
Y 28 29 30 32 35 36
X
50 5 3 2
55 2 7 9 2
60 2 8 7 3
65 3 5 5 4 1
a) Hãy lập bảng phân phối xác suất đồng thời của (X,Y). Lập bảng phân phối xác suất lề của X
và Y.
b) Tính các đặc trưng của vectơ Z = (X,Y).
Hướng dẫn: Đây là BT ở mức trung bình – cấp độ 2. Dùng PP rời rạc hữu hạn 2 chiều.
Bài giải
a) Tổng số năm kinh doanh (tức là tổng tất cả các số trong các ô của bảng) ta được n = 68. Bởi thế tỷ
lệ từng ô, tức là xác suất được ghi lại thành bảng PPXS đồng thời của X, Y như dưới đây
Y 28 29 30 32 35 36
X
50 5/68 3/68 2/68
55 2/68 7/68 9/68 2/68
60 2/68 8/68 7/68 3/68
65 3/68 5/68 5/68 4/68 1/68
Từ đây, các tính toán PP lề (biên) riêng cho X, Y mời SV tự làm!
b) Tính toán các đặc trưng của Z = (X, Y) mời SV tự làm!
Các BT 28, 29 mức trung bình, quá quen thuộc, SV tự làm!
28. Cho bảng phân phối xác suất đồng thời sau đây:
Y -1 0 1 2
X
0 0,1 0,1
1 0,2 0,3 0,1
3 0,08 0,02 0,1
a) Tìm các phân phối lề của X, Y. Hai đại lượng này có độc lập hay không?
b) Tính kì vọng, phương sai, hiệp phương sai và hệ số tương quan của X, Y. Hai đại lượng này có
phụ thuộc tuyến tính hay không?
29. Cho bảng phân phối xác suất của vectơ ngẫu nhiên hai chiều Z = (X,Y) như sau:
Y 10 20
X
1 0,1 0,06
3 0,3 0,18
5 0,2 0,16
a) Tìm các phân phối lề của X, Y. Lập bảng phân phối xác suất của X khi Y = 10. Lập bảng phân
phối xác suất của Y khi X = 3.
b) Lập hàm phân phối xác suất F(x,y) của vectơ Z = (X, Y). Tính P( X  4 ; Y  28) .
c) Tính kì vọng, phương sai, hiệp phương sai và hệ số tương quan của X, Y.

Riêng BT 30 dưới đây thuộc mức KHÓ, nhưng không thuộc dạng đề thi cuối kỳ nên thầy không
giải vì quá bận nhiều việc công cán ở USA. Mong các bạn thông cảm.
30. Một hộp đựng 3 bi đỏ, 2 bi xanh và 1 bi vàng. Lấy ngẫu nhiên ra từng bi cho đến khi gặp bi đỏ thì
dừng. Gọi X là số bi xanh, Y là số bi vàng đã lấy ra.
a) Lập bảng phân phối xác suất đồng thời của X và Y.
b) Tính Cov(X, Y), RXY, D(X, Y).

You might also like