Cơ S Văn Hóa Final (AutoRecovered)

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 30

Trường Đại Học Sư Phạm – Đại Học Đà Nẵng

Nhóm: 1
Tên Đề Tài: Vùng Văn Hóa Tây Bắc – Miền Núi Bắc Trung Bộ
Họ và Tên Nhiệm Vụ Đánh Giá

Bảng Phân Công Công Việc


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VÙNG VĂN HÓA TÂY BẮC – MIỀN NÚI BẮC TRUNG BỘ........4
1.1. Điều kiện tự nhiên...........................................................................................................................4
1.1.1. Vị trí địa lý................................................................................................................................4
1.1.2. Địa Hình...................................................................................................................................4
1.1.3. Khí Hậu....................................................................................................................................5
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển...................................................................................................5
1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội................................................................................................................7
CHƯƠNG 2: ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA CỦA VÙNG VĂN HÓA TÂY BẮC – MIỀN NÚI BẮC
TRUNG BỘ................................................................................................................................................8
2.1. Văn hóa vật chất.............................................................................................................................8
2.1.1. Ẩm Thực...................................................................................................................................8
2.1.2. Mặc.........................................................................................................................................10
2.1.3. Nhà Ở......................................................................................................................................11
2.1.5. Di tích lịch sử..........................................................................................................................15
2.2. Văn hóa tinh thần.........................................................................................................................15
2.2.1. Phong tục tập quán................................................................................................................15
2.2.2. Tín ngưỡng.............................................................................................................................18
2.2.3. Văn học dân gian....................................................................................................................19
2.2.4. Các loại hình nghệ thuật........................................................................................................20
2.2.5. Văn hóa làng nghề..................................................................................................................23
2.2.6. Các lễ hội của vùng................................................................................................................24
CHƯƠNG 3: CHỢ PHIÊN.....................................................................................................................24
3.1. Nguồn gốc của chợ phiên..............................................................................................................24
3.2. Ý nghĩa của chợ phiên..................................................................................................................24
3.3. Hoạt động trong chợ phiên...........................................................................................................25
3.4. Một số chợ phiên tiêu biểu...........................................................................................................25
3.5. Biến đổi chợ phiên hiện nay.........................................................................................................26
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VÙNG VĂN HÓA TÂY BẮC – MIỀN NÚI BẮC
TRUNG BỘ
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
- Tây bắc và miền núi bắc trung bộ là 1 vùng văn hóa đa dạng với địa hình đa số là vùng
núi khu vực này có vị trí cụ thể như sau.

+ Phía bắc: Giáp Trung Quốc

+ Phía Nam: Giáp Nam trung bộ và Nam bộ

+ Phía Đông: Giáp biển đông

+ Phía Tây: Giáp Lào

Với vị trí địa lý này, Tây Bắc - miền núi Bắc Trung Bộ có vai trò quan trọng trong việc có
vai trò quan trọng trong việc kết nối giữa Việt Nam với các nước như Trung Quốc, Lào
và kết nối giữa các vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. Vùng cũng có
vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.

1.1.2. Địa Hình


Nói tới hiểm trở thì không thể không nói đến vùng Tây Bắc – Miền núi Bắc Trung
Bộ Địa hình nơi đây có đặc điểm rất đa dạng, bao gồm các dãy núi cao, các cao nguyên
đá vôi, các thung lũng và các địa hình dạng lòng chảo. Các dãy núi cao nằm xen kẽ với
các cao nguyên đá vôi, tạo nên một địa hình núi cao hiểm trở. Trong đó thì Địa hình của
vùng văn hóa Tây Bắc – Miền Núi Bắc Trung Bộ chiếm đa số là đồi núi, chiếm khoảng
85% diện tích toàn vùng với các dãy núi chính là Dãy Trường Sơn Bắc, Dãy Tam Điệp,
Dãy Hoàng Liên Sơn, Dãy Đông Triều.

Địa hình của vùng văn hóa Tây Bắc – Miền núi Bắc Trung Bộ có ảnh hưởng lớn
đến đời sống và sinh hoạt của người dân. Địa hình đồi núi cao hiểm trở bị cắt xẻ, có
nhiều hẻm vực, dốc đứng làm cho việc khai thác tài nguyên thiên nhiên bị ảnh hưởng
nghiêm trọng, xây doựng cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông vận tải gặp nhiều khó khăn.
Với địa hình này thì thường xuyên xảy ra các hiện tượng trượt đất, lở đá do lũ quét gây
ảnh hưởng tới giao thông vận tải, con người và tài sản. Tuy nhiên, địa hình này cũng là
nơi bảo tồn nhiều giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc.
1.1.3. Khí Hậu
Tại khu vực Tây Bắc – Miền Núi Bắc Trung Bộ với địa hình đồi núi chiếm đa số
như vậy nên khu vực này nếu xét theo quy luật đai cao thì có khí hậu mát mẻ hơn so với
các vùng văn hóa khác kèm với địa hình chủ yếu là đồi núi cao có tác dụng cản gió và giữ
ẩm rất tốt.

Về vị trí thì khu vực Tây Bắc – Miền núi Bắc Trung Bộ đều có khí hậu nhiệt đới
gió mùa có hai mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10,
mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Về hướng gió thì chịu ảnh hưởng của gió mùa, với gió mùa Đông Bắc mang theo
không khí lạnh và khô gây nên 1 mùa đông lạnh và sương muối ở các vùng núi cao, gió
mùa Tây Nam mang theo không khí nóng và ẩm gây nên 1 mùa mưa cho nơi đây đặc biệt
ở các vùng núi thấp thì có hiện tượng lũ lụt khi vào mùa mưa này.

Nhìn chung với khí hậu khắc nghiệt như vậy cư dân nơi đây đã tìm mọi cách để
thích nghi với môi trường tự nhiên rồi từ đó để lại nhiều giá trị văn hóa quan trọng trong
từng thời kỳ lịch sử.

1.2. Lịch sử hình thành và phát triển


Tây Bắc và miền núi bắc trung bộ từ thuở xa xưa có khoảng 20 tộc người nằm trong khối
Bách Việt xưa từ khi hình thành nhà nước Văn Lang – Âu Lạc thì mối liên hệ giữa ta và
các đồng bào anh em lại càng thêm gắn kết hơn, văn hóa ngày một đa dạng hơn..

Theo Đại Nam nhất thống chí thời nhà Nguyễn cho rằng Tây Bắc và Miền Núi
Bắc Trung Bộ ở thời Hùng Vương thì thuộc bộ Tân Hưng, thời Tần thuộc Tượng Quận,
thời Hán thì thuộc đất Nam Trung.

Thời kỳ phong kiến tự chủ: ở thời nhà Ngô thì cho rằng khu vực Tây Bắc – Miền
núi Bắc Trung Bộ thuộc quận Tân Hưng, Đến thời nhà Lý thì khu vực này được gọi là
Lâm Tây và Châu Đằng, sang thời nhà Trần thì đổi thành Đà Giang và Quy Hóa, thời
Hậu Lê thì khu vực này được đổi thành Hưng Hóa.

Trong thời kỳ phong kiến tự chủ thì Tây Bắc và Miền núi Bắc Bộ được ví như Một
bức tường thành ở phía tây bảo hộ ta trước sự xâm lược từ bên ngoài” Tiêu biểu như là
công cuộc chống giặc Minh của vua Lê Thánh Tông, Khu vực này không chỉ là bức
tường thành hiểm trở bởi địa hình mà tinh thần của con người nơi đây cũng không khác
gì là một bức tường thành bảo vệ cho toàn bộ dân tộc anh em Đại Việt ta.
- Thời Chống Pháp – Mỹ: Tây Bắc tại cuối thế kỉ 19 – đầu thế kỉ 20 cũng như cả nước
đứng trước sự xâm lược của Pháp đầu tiên là dưới sự lãnh đạo của Tôn Thất Thuyết ở
phong trào Cần Vương và dưới sự lãnh đạo của Đảng thì đồng bào anh em Tây Bắc và
Miền núi Bắc Trung Bộ luôn là lực lượng anh dũng trong cuộc kháng chiến vì một phần
nơi đây cũng là địa bàn kháng chiến chính với nhiều trận thắng oanh liệt như trận Điện
Biên Phủ khiến cho sợi dây liên kết tinh thần dân tộc của nước ta ngày càng vững mạnh
hơn. Đến thời kháng chiến chống mỹ thì đồng bào Tây Bắc và Miền núi Bắc Trung Bộ
vẫn là lực lượng anh dũng dám xung phong lên tuyến đầu để lên đường giành lại độc lập
đã mât của dân tộc ta.

- Ngày Nay: Tuy đã xuất hiện thêm nhiều tộc người di cư đến sinh sống và họ cũng là
một người cung cấp năng lựơng chính để đóng góp vào nền kinh tế quốc gia tuy nhiên do
những đặc điểm về địa hình, cơ sở vật chất thì vẫn con khó khăn nên, giao thông, vận tải,
Internet nhưng vùng Tây Bắc – Miền núi Bắc Trung Bộ vẫn vươn lên tiếp tục đổi mới
làm cho đời sống của nhân dân được cải thiện như phát triển về du lịch, kinh tế nông
nghiệp, thủy điện đã khiến cho vùng trở thành một vùng kinh tế năng động và có tiềm
năng phát triển hơn.

Ngoài những sự kiện chính mà các đồng bào anh em đã đóng góp trong quá trình chống
giặc ngoại xâm ở trên thì quá trình thiên di của các đồng bào anh em cũng phức tạp
không kém cụ thể như

Sự di cư của người Thái Đen: Khoảng thế kỉ XI – XIII thì các quốc gia cổ ở phía
nam Trung Quốc xuất hiện những biến độ về chính trị nên một lượng lớn tộc người Thái
cụ thể hơn là tổ tiên của người Thái Đen đã di cư đến nhiều nước Đông Nam Á trong đó
có vùng Tây Bắc – Miền núi Bắc Trung Bộ. Quá trình di cư của họ lúc thì thuận lợi, lúc
thì xung đột, chiến tranh với người Môn – Khơ Me bản địa nên từ đó cho đến ngày nay
thì người Thái sẽ kể lại quá trình tranh giành lãnh thổ của họ với người Môn – Khơ Me
thông qua tục Xên Mương của họ. Sự hiện diện của người thái đặc biệt là ở thế kỷ XI –
XII đợt thiên di cuối cùng của người Thái Đen vào Tây Bắc – Miền núi Bắc Trung Bộ
khiến cho dân tộc Thái trở nên đa số vì trước đó người Thái thuộc Thái Trắng chiếm một
lượng ít ở vùng này nên sau khi người Thái Đen di chuyển vào thì người Thái chiếm đa
số. Họ chủ yếu sống ở ven sông Thao nhưng khi người Thái Đen thiên di vào thì họ lại
bắt đầu đánh đuổi cho người Môn – Khơ Me lên khu vực khu vực thung lũng sườn núi
cao còn họ bắt đầu đánh chiếm một vùng đồng bằng thung lũng rộng lớn rồi từ đó họ bắt
đầu phát triển dần lên từ kinh tế - xã hội – chính trị thậm chí là bước vào giai đoạn tiền
nhà nước và người Môn – Khơme phải phụ thuộc vào người Thái để có đất canh tấc và
làm việc sinh sống cuối cùng họ lại bị đồng hóa dần dần.

- Sự di cư của người Dao và H’Mong: Được chia ra làm 2 giai đoạn đó là giai đoạn di
cư lẻ tẻ của người Dao từ thế kỉ XIII – XVI và Thiên di của người Dao và H’Mong vào
thế kỉ XVII – XVIII. Vào giai đoạn đầu do hoàn cảnh hay do điều kiện sống không thuận
lợi nên họ cách di cư sang vùng Tây Bắc – Miền núi Bắc Trung Bộ. Đến giai đoạn 2 bởi
những bất ổn về tình hình chính trị tại Trung Quốc như các cuộc khởi nghĩa nông dân liên
tiếp nổ ra làm xã hội mất ổn định Trung Quốc buộc phải đưa ra các chính sách để đàn áp
các cuộc khởi nghĩa ấy chính việc ấy đã dẫn đến sự thiên di của phần lớn tộc người Dao
và H’Mong xuống vùng này.

Như vậy sự di cư của người Thái, Dao, H’Mong từ trung quốc xuống đã làm thêm
phong phú thêm thành phần dân tộc ở vùng Tây Bắc – Miền núi Bắc Trung Bộ đồng thời
còn làm đa dạng thêm về văn hóa và bảo vệ bờ cõi nước Nam ta.

Nguời kinh vốn hiếm khi xuất hiện ở vùng núi Tây Bắc và Miền Núi Bắc Trung
Bộ tuy nhiên sau chiến thắng ở trận Điện Biên Phủ năm 1954 thì nhiều chiến sĩ đã chủ
động ở lại nơi đây để phục hồi, phát triển kinh tế và bảo vệ quốc phòng nơi đây chính
việc đó đã tạo điều kiện cho các đồng bào anh em sinh sống an tâm sinh hoạt, sản xuất
thậm chí là góp phần vào lực lượng an ninh nước nhà. Đặc biệt hơn sau thời kỳ xây dựng
chủ nghĩa xã hội cùng với mạng lưới giao thông ngày càng được củng cố thì ở trong các
đô thị nơi vùng núi Tây Bắc thì người Kinh dần chiếm đa số hơn.

1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội


Đây là khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển kém nhất cả nước với GDP
bình quân đầu người của cả 2 vùng đều thấp hơn mức trung bình của cả nước điều này là
do khó khăn về các vấn đề tự nhiên vậy điều kiện tự nhiên đã ảnh hưởng gì đến kinh tế -
xã hội của vùng này như sau:

- Về nông nghiệp: thì khu vực này có diện tích đất rất lớn nên đây là nguồn sinh kế
chính của cư dân ở khu vực này nhưng do chủ yếu là đất Feralit, đất mùn núi cao
đây là loại đất có chất lượng dinh dưỡng kém nên năng suất và chất lượng cây
trồng còn thấp.
- Lâm nghiệp: nơi đây có đất feralit, đất mùn núi cao, kèm theo dạng địa hình núi
cao tuy không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nhưng lại thuận lợi cho sự phát
triển lâm nghiệp nên diện tích rừng ở đây chiếm khá lớn chủ yếu là rừng tự nhiên.
- Về thủy điện: do thuận lợi về địa hình đồi núi cao kèm theo các dòng sông nên rất
thuận lợi trong việc xây dựng các đập thủy điện để trữ nước, cung cấp nước cho
nông nghiệp và điện năng cho toàn khu vực rất thuận lợi. Một số nhà máy thủy
điện tiêu biểu ở khu vực này như Thủy điện Sơn La, Hòa Bình, Lai Châu.
- Về tài nguyên khoáng sản: thì khu vực này do các hoạt động địa chất trong quá
khứ nên ở nơi đây có rất nhiều tài nguyên thiên nhiên và đây cũng là 1 trong
những nơi cung cấp nguyên liệu cho nền kinh tế cả nước ta phát triển.
- Du lịch: khu vực này nổi tiếng với nhiều di tích lịch sử, cảnh đẹp hay các loại tài
nguyên du lịch khác nên Du lịch ở khu vực này rất phát triển tuy nhiên lại cần phải
phát triển hệ thống giao thông hơn vì tại nơi đây do khó khăn về địa hình nên cần
đầu tư về giao thông vận tải thì mới có thể phát triển mạnh mẽ được.

CHƯƠNG 2: ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA CỦA VÙNG VĂN HÓA TÂY BẮC – MIỀN
NÚI BẮC TRUNG BỘ
2.1. Văn hóa vật chất.
2.1.1. Ẩm Thực.
Mỗi khi nhắc đến ẩm thực Tây Bắc – Miền núi Bắc Trung Bộ người ta thường
nghĩ ngay đến những món ăn được chế biến từ vật nuôi thả rông, từ lúa nếp, từ rau rừng.

Cách chế biến thức ăn của vùng cũng được chế biến hết sức đơn giản nên giữ được
hương vị nguyên bản của nguyên liệu các cách chế biến gồm nướng, xào, luộc, hấp…

Vùng núi Tây Bắc – Miền Núi Bắc Trung Bộ rất đa dạng và phong phú về văn hóa
do chịu nhiều ảnh hưởng nhiều nền văn hóa khác nhau như Lào và Trung quốc và do tập
trung nhiều dân tộc anh em nên mỗi vùng miền sẽ có những món ăn khác thể hiện riêng
nét đặc trưng và mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc mình như nộm hoa ban, cá
nướng gập, cơm lam, cá nướng mắt khén, thịt trâu gác bếp.

- Thịt trâu gác bếp


Trong những cái lạnh của những đám sương núi trong ánh lửa bập bùng và tiếng
nổ lách tách của bếp lửa vùng cao trong cái bàng bạc của ánh trăng sân cước, trong tiếng
róc rách của suối chảy và những cô nàng thái mãi mê ngắm suối thì đôi khi ta lại nhớ đến
món ăn trứ danh là thịt trâu gác bếp của xứ Tây Bắc này.

Đây là 1 món ăn đơn giản mà kỳ công, thịt trâu gác bếp hội tụ đủ cả sự tinh tế và
mộc mạc người Tây Bắc họ lựa chọn những vùng thịt thăn thịt bắp ở vai ở lưng con trâu
sau đó thái dọc thớ những miếng nhỏ rồi thêm quá trình tẩm ướp gia vị công phu với sả,
gừng, tỏi, ớt và hạt mắc khén. Miếng thịt này được gác bếp trong mấy tháng cho ám mùi
khói, ngấm gia vị và khô đi thế là ra lò 1 món đặc sản đặc trưng của vùng núi rừng này.

- Hạt mắc khén:

Tiếp đến không thể không nói đến hạt mắc khén linh hồn của ẩm thực Tây Bắc.
Đây chính là tiêu của rừng hạt có vị cay tê tê rất đặc trưng nó thường được dùng làm gia
vị ướp đồ nướng hay muối chấm.

Hạt mắc khén ngon nhất khi được chế biến lúc quả còn tươi, vừa hái lượm đượm
màu xanh lá. Tuy nhiên để cất trữ và sử dụng dần trong năm thì hạt mắc khén tươi cần
được phơi khô cả phần quả và phần hạt trong căn bếp của những ngôi nhà vùng cao.
Thành quả là các hạt luôn có màu sẫm mà người ta hay gọi là hạt mắc khén.

- Cơm Lam:

Cơm lam là món ăn rất phổ biến với người dân miền núi ngày xưa, nhất là vào
mỗi dịp đi rừng. Với ít gạo mang đi cùng và rừng nứa bạt ngàn, người dân có thể chọn
lấy những cây nứa non, rồi chặt lấy một dóng lưng ở phần thân nứa và đem đi nấu cơm.

Nguồn gốc cơm lam giản dị, nó xuất phát từ điều kiện khách quan bên ngoài.
Nhưng cũng chính nhờ thế mà món ăn này trở thành một đặc sắc văn hóa của người dân
vùng núi phía Bắc. Giờ đây, cơm lam đã trở nên quen thuộc với mọi người dân trên cả
nước. Hơn cả là một món ăn, cơm lam còn thể hiện được giá trị văn hóa đặc sắc của
người dân vùng cao.

Để có những ống cơm lam dẻo thơm, đầu tiên việc là phải chọn ống nứa tươi, có
vỏ ngoài xanh đậm, chặt dài khoảng 30 phân là được. Kế đến là khâu chọn gạo nếp. Gạo
để làm cơm lam là loại nếp cái hoa vàng, hạt tròn, mẩy, màu trắng sữa và có mùi thơm.
Những dóng nứa non này luôn có chứa sẵn một thứ nước trông vô cùng trong và
tinh khiết. Chỉ cần chặt đi một đầu mắt, cho gạo vào sau đó dùng lá chuối hoặc là lá dong
để nút lại, rồi sau đó chất củi đốt.

Khi đốt lửa để nấu cơm lam thì cần phải đốt làm sao cho thật đều, như vậy thì cơm
mới chín đều và ngon. Cứ đốt như thế cho đến khi nào mà lớp vỏ nứa đã cháy thành than
phủ ở xung quanh của ống nứa như vậy là cơm đã chín.1

2.1.2. Mặc.
Có thể nói người ta như thấy một trời Tây Bắc và miền núi Bắc Trung Bộ nên thơ
đầy sắc màu trên những bộ trang phục của những con người nơi đây. Độc đáo, màu sắc
đầy phong vị tự do là những gì người ta nghĩ về trang phục của đồng bào Tây Bắc. Chúng
đủ sắc xảo để khiến người ta ngạc nhiên và tinh tế để khiến người ta xao xuyến và đủ
quyến rũ để người ta nhung nhớ.

Từ thuở xưa tới nay đã trải qua hàng thập kỷ cùng theo đó là nhiều sự kiện lịch sử
đã khiến cho vùng núi non hiểm trở Tây Bắc – Miền Núi Bắc Trung Bộ đã xuất hiện
nhiều cộng đồng anh em mỗi cộng đồng ấy lại có những nét văn hóa riêng biệt đặc trưng
khác nhau về trang phục và những sự khác biệt ấy cũng là 1 trong những cơ sở để nhận
dạng cộng đồng và các bộ trang phục ấy cũng góp phần hình thành nên vùng văn hóa Tây
Bắc – Bắc Trung Bộ đa dạng và đặc sắc.

Về chất liệu để dệt nên những thêu dệt nên những bộ trang phục lộng lẫy đấy chủ
yếu được làm từ chất liệu tự nhiên như vải lanh, vải bông, vải gai,… Trang phục của nam
giới thì thường đơn giản gồm áo đặc trưng theo vùng, quần, khăn quấn đầu… Trang phục
của nữ giới thường cầu kỳ hơn của nam giới thường thì sẽ có hoa văn và họa tiết cầu kì
hơn cấu trúc gồm áo đặc trưng theo vùng, váy, khăn quấn đầu,…

Một số trang phục tiêu biểu của vùng văn hóa này gồm trang phục của người Thái,
Trang phục của người H’Mong, Trang phục của người Dao.

- Trang phục của người Thái:

1
Nguồn: https://paoquan.vn/com-lam-dac-san-nuc-tieng-cua-nui-rung-tay-bac/
Ai đã lên Tây Bắc đều không khỏi ngẩn ngơ trước những cô gái Thái trong trang phục
truyền thống với áo cóm, váy đen và chiếc khăn piêu. Ngay từ nhỏ, người con gái Thái
được các bà, các mẹ dạy cách thắt “xài yêu”, một loại thắt lưng bằng vải, để lớn lên các
cô đều có thân hình “eo kíu manh po”, nghĩa là thắt đáy lưng ong. Chính vì vậy khi
trưởng thành, các cô gái Thái đều uyển chuyển với những đường cong tuyệt mỹ. Phải thế
chăng mà phụ nữ Thái ở lứa tuổi nào cũng đều có một cơ thể cân đối hài hòa và càng nổi
bật hơn khi mặc bộ trang phục của chính dân tộc mình.

Trang phục của người Thái khéo léo làm tôn vẻ đẹp của người con gái. Nhìn trang
phục thường mọi người đánh giá con gái Thái rất là xinh, thật ra là họ biết tận dụng trang
phục để khoe lợi thế cơ thể. Con gái Thái cao, trắng và thường để tóc dài. Khi họ mặc áo
bó sát người vừa tôn vẻ đẹp hình thể vừa kín đáo, tế nhị.

Áo cóm của người Thái đen có cổ cao còn áo của người Thái trắng thì cổ hình trái
tim. Chiếc áo cóm của phụ nữ Thái trắng có 2 loại. Một loại ngắn tay dành cho người phụ
nữ có tuổi, còn loại áo cộc dành cho thiếu nữ.

- Trang phục của người H’Mong:

Gồm váy hình nón cụt xếp nếp phần mông bó chặt phần chân váy xòe rộng với 2 dải
thắt lưng buông dài ở phía sau, có 4 màu chủ đạo xanh, đỏ, tím, vàng tạo nên các họa tiết
muôn màu muôn sắc. Người Hmong họ chủ yếu mặc quần áo do chính người dân họ thiết
kế chủ yếu mang đặc trưng của người miền núi.

- Trang phục của người Dao:

Trang phục của người Dao có phần đặc sắc hơn với những hoa văn hồng, đỏ, xanh,
đen kết hợp lại với nhau giúp bộ trang phục ấy tỏa sáng hơn. Một bộ trang phục của cô bé
dao thường là áo, sà cặp, yếm, váy ngoài ra các cô gái còn kết hợp trang phục để tạo nên
sự hoàn chỉnh nhất trong trang phục từ trang sức vàng, bạc, khăn quấn đầu là những yếu
tố cấu thành nên bộ trang phục của người dao.

2.1.3. Nhà Ở.
Tây Bắc và Miền Núi Bắc Trung Bộ không chỉ sở hữu cảnh núi non hùng vĩ khiến
người ta phải choáng ngợp, mà nơi đây còn tồn tại những nét văn hóa lâu đời của đồng
bào dân tộc thiểu số được gìn giữ qua những ngôi nhà, dinh thự tồn tại đến ngày hôm nay.
Ẩn mình trong rừng núi mù sương, thoát khỏi sự bon chen, tấp nập, những công trình độc
đáo ấy chọn cho mình khoảng lặng bình yên để giữ nguyên nét cổ kính, giá trị của ông
cha để lại đến ngày nay mà không phép rời bỏ.

Do vấn đề lũ lụt, địa hình đồi núi, sinh sống trong rừng núi mà nhà ở khu vực Tây
Bắc – Miền Núi Bắc Bộ chủ yếu là nhà sàn và để thuận lợi trong việc tận dụng nguồn
nguyên liệu có sẵn trong thiên nhiên nên nhà sàn ở nơi đây thường xây dựng bằng các
chất liệu như gỗ, tre, nứa,… và nhà ở của họ có thể là nhà sàn đơn tầng hoặc nhiều tầng
được xây dựng trên những nền đất cao để tránh ẩm thấp và lũ lụt. Đồng thời trên các cột
kèo, mái nhà họ còn chạm khắc các họa tiết mang ý nghĩa tâm linh.

Nhà của các đồng bào anh em ở khu vực Tây Bắc – Miền Núi Bắc Trung Bộ
thường phân theo độ cao của địa hình mà phân chia phạm vi cư trú của nhiều đồng bào
anh em nhưng tiêu biểu ở các khu vực có độ cao 600-700m là khu vực dẻo thấp là nơi cư
trú của người Thái, Mường. Độ cao 800m là khu vực dẻo giữa đây là nơi cư trú của người
Dao. Từ độ cao 1000m là khu vực dẻo cao đây là nơi cư trú của người H’Mong.

- Nhà ở của người Thái

Ở khu vực dẻo thấp thì nhà của người Thái, Mường chủ yếu được xây dựng bằng
các vật liệu tự nhiên như gỗ, tre nứa, cọ các vật dụng ấy được dựng trên các cột gỗ cao để
tránh ẩm thấp, thú dữ và lũ lụt.

Nhà sàn của người Thái không chỉ đơn thuần là nơi trú ngụ, mà còn là biểu tượng
của nền văn hóa đặc trưng của họ căn nhà sàn ấy chứa đựng nhữn giá trị lịch sử, nghệ
thuật và kiến trúc sưu tầm được từ trong tự nhiên. Những căn nhà ấy được thiết kế sao
cho hài hòa với môi trường xung quanh, đáp ứng nhu cầu thích ứng với khí hậu núi rừng
khắc nghiệt và nói lên đặc điểm văn hóa của cộng đồng sống ở thung lũng sát với ruộng
đồng và núi rừng nơi đây.

Nhà sàn của người Thái thường được xây dựng từ những vật liệu từ thiên nhiên,
trong đó, gỗ phải đảm bảo không bị mói mọt mới được họ chọn để xây nhà, mái nhà thì
được che phủ bằng cỏ gianh đã phơi khô. Sự kỹ lưỡng trong việc lựa chọn vật liệu cũng
như kỹ năng tính toán chính xác trong thiết kế đã tạo nên những ngôi nhà vững chắc, có
thể thích nghi với thời tiết khắc nghiệt và có thể tồn tại suốt hàng chục năm, thậm chí qua
nhiều thế hệ.

Về kiến trúc thì nhà sàn của người Thái cũng phản ánh tập quán và quan niệm văn
hóa của dân tộc Thái. Họ tin rằng số lẻ sẽ mang lại may mắn vậy nên các ngôi nhà của họ
thường có 3 hoặc 5 gian, với tổng số cửa chính và cửa sổ là một con số lẻ.

Nhà sàn của họ thường có kích thước rất lớn và rất cao cấu trúc thường có 3 tầng:
Tầng trên để cất đồ, vật quý, Tầng giữa là nơi sinh hoạt của gia đình, Tầng dưới là nơi để
chất củi, nông cụ. Ngoài ra nhà sàn của họ còn là nơi thực hiện các phong tục, nghi lễ, tổ
chức các sự kiện của bản, làng.

Đáng chú ý là nhà sàn của người Thái trắng có 4 mái phẳng còn người Thái đen có
mái khum khum hình mai rùa và có khau cút ở 2 đầu mái nhà đây là một điểm nhấn vừa
thực hiện chức năng trang trí vừa đại diện cho tín ngưỡng thiêng liêng

- Nhà ở của người Dao

Nhà của người Dao không chỉ phản ánh lịch sử và nét văn hóa đặc trưng của họ
mà còn là minh chứng cho khả năng thích ứng với tự nhiên và tập quán du canh du cư
của họ trong quá khứ.

Do tập quán du canh du cư nên căn nhà truyền thống của người Dao được thiết kế
đặc biệt với phân nữa là sàn gỗ nữa còn lại là nền đất và họ gọi đây là “gẳng pằng gẳng
thin.”

Căn nhà thường được xây dựng bằng cách chôn 12 cột sâu vào đất, kết hợp với hệ
thống “vì kèo” và “xà ngang” làm từ gỗ để tạo nên khung nhà. Mái nhà thường được lợp
bằng tre hoặc kết hợp giữa tre và gỗ. Bức bình phong xung quanh nhà cũng như các phần
khác trong nhà thường được tạo nên từ phên mai hoặc phên nứa.

Ngôi nhà nửa đất nửa sàn thì chỗ nền đất được sử dụng làm bếp và chỗ thờ, và chỗ sàn gỗ
dùng để ngủ. Mặc dù không có hiên hoặc sân phía trước, nhưng có thể có một hoặc hai
sân nhỏ ở mỗi bên của nhà ở đó họ có thể trồng các cây ăn quả như chuối, bưởi, ổi và trồ
- Nhà ở của người H’Mong

Khi đặt chân đến Tây Bắc, quê hương của bà con dân tộc H'mong, ta sẽ dễ dàng
bắt gặp những căn nhà nhỏ nhỏ xinh xinh, được xây dựng từ gỗ và vách đất, ẩn mình trên
lưng những sườn núi. Không chỉ có sự tráng lệ của cảnh núi non hùng vĩ mà còn là sự
yên bình và thơ mộng từ đời sống mộc mạc giản dị nơi đây, bởi cái phong cách và cái đẹp
đẽ mà chốn núi rừng ấy mang lại, khiến cho người ta không khỏi ngỡ ngàng và đắm say.

Những căn nhà truyền thống của người H’mong đã thể hiện sự tinh xảo trong việc
chọn vật liệu xây dựng, với tường trình đất và mái ngói đá đã tạo nên một khoảng không
gian mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Điểm nổi bật của những ngôi nhà này
là hàng rào được xây thủ công bằng đá đó chính là kết quả của sự kiên nhẫn và sự khéo
léo của bàn tay người thợ. Cảnh quan ngoại vi của ngôi nhà được tôn lên bởi gam màu
nâu vàng của tường đất hòa quện với sắc xám của ngói đá.

Những gia đình giàu có hơn hoặc chăn nuôi động vật tại nhà sẽ có hàng rào đá
thêm phần kiên cố, được xếp thủ công mà không cần đến vôi vữa, xi măng, nhưng vẫn
đảm bảo độ vững chắc. Mặc dù được xây dựng từ những vật liệu thô sơ nhưng ngôi nhà
của H’mong vẫn mang lại cảm giác ấm áp vào mùa đông, mát mẻ vào mùa hè, cũng như
an toàn trước các mối đe dọa từ thú dữ.

Bởi quan niệm làm chủ núi rừng dựa vào núi rừng mà sinh sống nên người
H’Mong luôn chọn những ngọn núi cao hùng vĩ để độc lập sinh sôi và phát triển. Chính
vì lẽ đó mà ta khó mà có thể bắt gặp được những căn nhà kề bên nhau hoặc không khí
nhộn nhịp, sôi động ở các khu vực mà người H’ Mong sinh sống.

Các ngôi nhà truyền thống của người H'mong thường được chia thành ba phần:
gian đầu là nơi đặt lò sưởi giữ ấm cho căn nhà, gian giữa nằm thẳng hàng với cửa chính
để thờ cúng thổ địa, tổ tiên, gian cuối là bếp núc phục vụ cho việc nấu nướng hàng ngày.

Đối với người H'mong, sự hòa hợp giữa con người và thổ công, thổ địa của mảnh
đất nơi xây dựng ngôi nhà là việc vô cùng quan trọng. Trước khi bắt tay vào xây dựng, họ
sẽ mời những người hiểu biết đến để đào ba hố, tượng trưng cho ba gian của ngôi nhà.
Vị trí của gian lò sưởi cần hướng về phía mặt trời mọc, còn gian bếp thì phải
hướng về phía mặt trời lặn. Sau khi quyết định được hướng dựng nhà và tiến hành nghi lễ
cầu may với thổ địa, người ta sẽ đặt 9 hạt gạo đã bóc vỏ bằng tay (để đảm bảo sự ổn định,
bền vững thông qua sự tái sinh không ngừng của hạt gạo) vào các hố đã đào, sau đó úp
một cái bát lên trên để ngăn không cho các loại côn trùng hay sâu bọ làm hỏng.

Người H'mong thường đào nhà từ sáng sớm và trong suốt quá trình xây dựng, họ
cũng tiến hành các nghi lễ cúng bái thổ địa, nhằm đảm bảo cho một tương lai tươi sáng
với sự phồn thịnh trong việc chăn nuôi, trồng trọt hay tiền bạc đầy nhà

Mặc dù ngôi nhà nhìn có vẻ đơn giản, nhưng những căn nhà của người H'mong lại ẩn
giấu bên trong một nền văn hóa đặc sắc, đầy tín ngưỡng và nghi lễ phong phú.

2.1.5. Di tích lịch sử.


2.2. Văn hóa tinh thần.
2.2.1. Phong tục tập quán.
2.2.1.1. Sinh đẻ
Phụ nữ đóng một vai trò rất quan trọng ở trong gia đình từ nội trợ, nuôi dạy con
cái,thậm chí ở ngoài xã hội phụ nữ còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng xã
hội nhưng thứ quan trọng nhất là sinh đẻ đây là công việc mà khiến cho người phụ nữ
cảm thấy khó khăn nhất và tuy điều kiện kinh tế ngày nay đã dần phát triển nhưng người
phụ nữ vẫn khó khăn trong việc sinh đẻ và đặc biệt là những khu vực có điều kiện về mặt
y tế, xã hội còn thấp họ phải chịu nhiều điều khó khăn hơn các khu vực đồng bằng phát
triển hơn nên nhờ đó mà họ phát triển ra nhiều phong tục về sinh đẻ kể cả về thể xác lẫn
tinh thần để làm giảm việc sinh khó hay cầu phúc cho đứa bé lẫn người mẹ trong và sau
quá trình sinh đẻ.
- Sinh đẻ của đồng bào H’Mông
Về tư tưởng thì các đồng bào dân tộc miền núi đặc biệt là đồng bào H’Mông họ rất
quan trọng việc sinh đẻ con cái bởi vì họ nghĩ rằng mối liên kết giữa nam và nữ là để duy
trì nói giống một cách nghĩ khá lạc hậu so với ngày nay và họ nghĩ như thế là vì con cái
chính là sợi dây gắn kết tình cảm vợ chồng vì đã thỏa mãn nhu cầu làm cha, làm mẹ của
họ và đây cũng là một nguồn lao động cho gia đình vì đa số cư dân miền núi họ sinh sống
bằng nghề nông làm nương làm rẫy nhiều và phải chèo đèo, lội suối nhiều vậy nên họ
nghĩ như thế là có cơ sở cả. Chính vì việc suy nghĩ lạc hậu như thế kèm theo đồng bào
H’Mông chủ yếu là theo chế độ phụ hệ nên giới tính của con cái khi được sinh ra cũng có
một kiểu suy nghĩ khác đó là khi con của họ là con trai thì họ sẽ rất vui vì đã có người nối
dõi tông đường, có người nuôi mình khi về già, có thêm nguồn lao động tay chân nặng
nhọc, còn nếu là con gái thì sẽ được gắn với cái mác “con nhà người ta”, “nữ nhi ngoại
tộc” bởi vì họ thuộc phái chân yếu tay mềm rất khó để làm được các công việc nặng nhọc
khi lớn lên phải theo nhà chồng nên khi có phu nhân người H’Mông nào chỉ đẻ được con
gái thì sẽ bị nhà chồng xem thường.
Tuy có những tư tưởng lệch lạch về con gái nhưng dù gì thì các người già ở trong
làng ai cũng rất quan tâm cô dâu vầ đưa cho cô làm những công việc nhẹ tránh làm
những công việc nặng nhọc nguy hiểm đến thai nhi và mẹ. Ngoài ra các người già có
kinh nghiệm trong sinh đẻ họ thường rất quan tâm đứa bé trong bụng và người mẹ khi họ
thường xuyên đặt tay lên bung người mẹ để dự đoán thai nhi bằng cách xem nhịp đập
của đứa bé và dự đoán nội tại của đứa bé nếu nó nằm ngược thì các cụ sẽ điều chỉnh đứa
bé về đúng vị trí để bảo đảm an toàn tính mạng cho cả mẹ và đứa bé và chính trong cái
quá trình đảo ngược này thì họ đã phát minh ra một phương thuốc đặc trưng làm từ các
loại lá trên cây rừng thường là các loại dây có tay móc được các người già có kinh
nghiệm hay là người đàn ông hái về cho người đang mang nặng đẻ đau uống để ổn định
nội tạng của đứa bé.
Khi sản phụ người H’Mông chuẩn bị sinh thì người chồng của họ phải lên rừng
chặt cây và treo ở các cửa trong nhà để cho người khác biết và không vào nhà mình trong
lúc này bởi vì họ quan niệm rằng những ma ác sẽ đi theo vị khách đó vào và bắt linh hồn
của đứa trẻ và sau khi đã treo cây lên thì cây sẽ được giữ nguyên trong vòng 1 tháng.
Thậm chí khi mà trong gia đình của sản phụ H’Mông nếu có người bị ốm thì phải mời
thầy cúng đến làm lễ cho đứa bé trong bụng mẹ không bị ốm giống như người bị ốm
trong gia đình và sau khi cúng xong thì phải lấy một cành cây treo lên nóc nhà khoảng 3
đến 5 ngày để cầu mong cho gia đình và đứa trẻ trong bụng mẹ luôn tràn đầy sức khỏe và
may mắn.
Trong lúc sinh thì người H’Mông gồm có bà đẻ, mẹ chồng, mẹ đẻ, chị chồng, chị
dâu và thậm chí chồng là người đỡ đẻ cho vợ để có thể chuẩn bị sinh đẻ thuận lợi thì
trước hết thì họ sẽ bày cho sản phụ cách ngồi đẻ và người đỡ đẻ phải biết kỹ năng tấn nhẹ
thai nhi theo chiều đẻ một cách nhẹ nhàng và công cụ cần phải chuẩn bị là chậu nước ấm,
kéo, giấy bản, khăn, các công cụ cần thiết khác và dưới bếp chuẩn bị sẵn canh trứng gà
với hạt tiêu cho sản phụ sau khi sinh xong và sau khi sinh xong nếu là con trai thì họ sẽ
cắt rốn bọc vào trong giấy bản rồi chôn ở cột nhà chính ở trong nhà việc này mang ý
nghĩa con trai sẽ là trụ cột chính ở trong nhà(cột ma chính) và thừa kế hết tài sản của gia
đình đó còn nếu sinh ra là con gái thì họ sẽ bọc rốn của người con gái và chôn ở gầm
giường của người mẹ vì sau này em bé đấy sẽ đi theo chồng mình và phụ thuộc vào
chồng mình giống như đẻ con cho nhà người khác vậy.
Sau khi đã sinh xong thì người trong gia đình phải chăm sóc sản phụ tạm thời còn
người chủ gia đình thì phải lập tức đi tháp 3 nén hương và đốt 3 lá giấy vàng để báo hiệu
cho tổ tiên biết rằng họ đã phù hộ cho sản phụ sinh đẻ thành công. Còn người chồng thì
lập tức lên đường sang nhà vợ để thông báo cho bố mẹ vợ rằng đã hạ sinh thành công và
sau đó về nhà đảm nhiệm việc lo cơm nước cho người vợ.
Nơi sinh đẻ của người H’Mông thường là bên cạnh bếp lửa và sau khi sinh ra thì
đứa trẻ sẽ không quen với môi trường bên ngoài vì ở trong bụng mẹ khá ấm áp đặc biệt là
ở các khu vực miền núi nơi mà càng lên cao 100m thì niệt độ lại càng giảm xuống thì các
đứa bé và người mẹ phải được nằm cạnh bếp lửa 3 ngày và sau khi đã làm lễ đặt tên cho
đứa bé thì người mẹ và đứa bé mới được lên giường nằm.
Khi người phụ nữ bị mất sữa họ sẽ nghĩ đến nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng
nơi đây chủ yếu là do bị người khác hay ma ác cướp mất sữa nên họ thường không cho
người khác vào nhà của mình trong giai đoạn này hoặc nếu có vào thì phải vào mà không
mang dép vào nhà nếu có người nào mang dép vào nhà thì chủ nhà sẽ lịch sự xin phép họ
cho mình rửa dép và sau khi rửa xong thì nước rửa dép ấy họ sẽ tạt vào trong ngôi nhà
của mình và nhắc nhở vị khách đó rằng “đừng cướp sữa nhà tôi nhé”. Trong trường hợp
người phụ nữ bị mất sữa thì họ sẽ nấu đồ ăn bồi bổ cho người phụ nữ và cho người phụ
nữ mặc váy nằm úp người xuống cho sữa chảy về và họ sẽ nhớ xem ai là người đầu tiên
đến thăm nhà và họ sẽ đến nhà của người đó để xin ít muối và ít gạo nếp muối thì họ pha
với nước cho người phụ nữ uống còn gạo nếp thì nấu cho người mẹ ăn để sữa của người
mẹ chảy về bởi vì họ nghĩ rằng sữa của người mẹ mất là do khách đến thăm nhà lấy đi và
nếu xin được 2 vật phẩm này về cho người mẹ ăn uống thì sữa của người mẹ sẽ chảy về
trở lại.
- Sinh đẻ của người Thái:
Sinh đẻ của người Thái họ có tư tưởng tiến bộ hơn người H’Mông khi họ đều thích
cả nam lẫn nữ có nếp thì phải có tẻ con phải đông
2.2.1.2. Hôn Nhân
Khi tết đến xuân về hay những lúc mà các chàng trai cô gái có tình cảm với nhau
thì những nét đẹp về tình yêu trong những bản làng cũng được thể hiện nên, các đôi trai
gái sẽ chuẩn bị những việc mà mình cần làm để rồi trải qua nhiều quá trình sẽ trở thành
một đôi. Đó có thể là tục kéo vợ của người Mông, tục chọc sàn của người Thái, tục ngủ
thăm của người Mường.

- Tục kéo vợ:

Đầu tiên phải nói đến tục kéo vợ của người Mông. Đây là một tục lệ rất đẹp và là
giải pháp cho đôi trai gái khi mà đôi bên yêu nhau nhưng không được gia đình chấp nhận
do điều kiện kinh tế hay do cha mẹ không thích đối phương nên chàng trai sẽ chủ động
hẹn cô gái ở một địa điểm nào chẳng hạn như giữa lưng chừng núi ngắm ánh sương mai
rồi tiếp đến họ sẽ tâm sự với nhau trao nhau những lời nói yêu thương hay hứa hẹn một
mai nào đó đến khi cả đôi bên đều đã hiểu nhau thì cũng là lúc mà chàng trai cùng với
bạn của mình sẽ bắt đầu kéo cô người tình đấy về nhà làm vợ mình mặc kệ bố mẹ ngăn
cấm. Sau khi đã kéo được cô ấy về nhà thì cô ấy sẽ sinh hoạt trong nhà chàng trai ấy 3
ngày và được bố mẹ chàng trai xem như là con cái trong nhà và sau khi hết 3 ngày ấy thì
cô gái ấy sẽ quyết định cưới thì sẽ về báo cho bố mẹ ruột của mình đến làm thủ tục cưới
hỏi còn nếu không thì sẽ bỏ về nhà của mình. Đây còn được coi là một phong tục đẹp và
nhân văn của người H’ Mông vì để tục kéo vợ có thể tiến hành thì không thể cứ thấy chị
nào, cô nào, em nào xinh mà chủ động hẹn người ta ra để bắt về được mà còn phải trải
qua nhiều quá trình và điều kiện như cả 2 người đều phải biết nhau từ trước, phải có cảm
tình với nhau và đặc biệt phải đủ độ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên ngày nay tục lệ này lại bị biến tướng theo chiều hướng tiêu cực do một
số thanh thiếu niên đặc biệt là thanh niên độ tuổi mới lớn người H’ Mông do chưa có hiểu
biết rõ về tục “kéo vợ” nên lại dẫn ra nhiều hành động không chuẩn nguyên tắc như vào
những dịp lễ tết thì các cô cậu ấy lại kéo nhau nhưng lại chưa đủ tuổi, còn một số thanh
niên thì thấy ai xinh đẹp giỏi giang thì lại kéo về, dẫn đến các hệ lụy tiêu cực về sau. Nên
ngày nay tục này cũng không còn phổ biến nữa mà các đôi trai gái lại hẹn hò và kết hôn
giống như người Kinh hiện nay.

- Tục chọc sàn của người Thái

Tục “Chọc sàn” của người Thái là một phong tục đẹp của người Thái diễn ra khi
mà mùa vụ đã xong xuôi đối tượng là đôi lứa đã đến độ tuổi yêu nhau khi cả đôi đều biết
nhau và chàng trai yêu cô gái từ ánh nhìn của mình sau đó thì chàng trai sẽ đến nhà cô gái
chọc sàn vào lúc 11 – 12h đêm với một cây gỗ dài 40-50cm và nhạc cụ như sáo, nhị, tính
tẩu, đàn môi.

Nhà của người Thái thường thì gian đầu sẽ thờ tổ tiên, gian thứ 2 sẽ là chỗ ngủ của
bố mẹ, gian thứ 3 là nơi ở của con cái họ, khi người con trai đến đàn tấu sau đó sẽ chọc
sàn nếu như chọc nhầm sẽ được bố mẹ của cô gái nhắc nhở “Nhầm chỗ rồi!” để chàng
trai có thể đến khu vực mà cô gái đang nằm sau đó chàng sẽ thổi sáo hoặc đánh đàn để
gửi gắm lời yêu của mình qua tiếng nhạc rồi sau đó sẽ chọc sàn nơi cô gái đang nằm. Khi
mà nàng nghe thấu nổi niềm của chàng trai và nàng ấy cũng có cảm tình với chàng trai thì
nàng sẽ ra mở cửa và mời chàng trai vào trong nhà tiếp đó đôi trai gái này sẽ cùng nhau
tâm sự và buông lời hứa hẹn, tán tỉnh đến gần sáng và những đêm sau chỉ cần nghe tiếng
đàn tính tẩu, tiếng sáo thì nàng sẽ nhận ra chàng trai của mình và ra mở cửa mời chàng
vào trong. Qua một vài đêm như thế thì chàng trai sẽ ngỏ lời muốn rước cô ấy về làm vợ,
nếu cô gái ấy đồng ý thì chàng trai sẽ về thưa với bố mẹ mình để bố mẹ đến hỏi cưới và
rồi chàng sẽ ở rể 3-6 năm tùy theo nhà gái đưa ra để bố mẹ nàng thử thách chàng rể của
mình về tính kiên trì và cô gái sẽ xem xét chàng trai đối tốt với người con gái của mình
hay không, cô gái có ưng chàng trai của mình hay không và rồi nếu ưng thì chàng trai sẽ
tạ ơn bố mẹ vợ vì đã có công sinh thành, dưỡng dục vợ mình và phải tổ chức đám cưới
cho nàng thật lớn mời cả bản làng cùng góp rượu chung vui còn nếu nhà gái không ưng
thì chàng trai sẽ phải cảm ơn gia đình nhà gái đã cho mình cư trú và sinh hoạt trong suốt
thời gian qua và về lại nhà.

Ngày nay dưới sự phát triển của xã hội mà phong tục nhân văn này của người Thái
này cũng dần bị mai một và lãng quên dần vậy nên để gìn giữ phong tục này đòi hỏi
chúng ta phải biết gìn giữ và tuyên truyền giáo dục về phong tục tập quán tốt đẹp này sao
cho nó không bị lãng quên.

- Tục ngủ thăm

Hôn nhân của người Mường đó là tục “Ngủ Thăm” đây cũng là một phong tục hết
sức độc đáo của bản làng nơi đây đã tồn tại cả nghìn năm. Tục này là một tục rất độc đáo
vì khi mà các chàng trai ở trên bản đến độ tuổi cặp kè thì sẽ đi điều tra và nắm rõ được
nhà nào trong bản có con gái mới lớn đến độ tuổi trăng tròn và khi các cô gái ấy sẽ chủ
động đốt đèn và mắc màn rồi nằm đó chờ các chàng trai muốn tìm hiểu mình đến tự cạy
cửa vào và rồi đến nơi cô ấy nằm để nằm xuống cùng với cô ấy và cô gái ấy sẽ tự tay vặn
nhỏ đèn hoặc tắt đèn để báo hiệu rằng cô ấy đã có đối tượng và ngược lại thì khi không
có đối tượng nào tìm hiểu cô ấy thì đèn vẫn còn sáng. Hành động cạy cửa này được xem
như là thử tài khéo léo của các chàng trai và không phải nhà nào cũng cạy cửa được
chàng trai ấy phải xin phép trưởng làng trước khi thực hiện hành vi của mình nếu không
thì sẽ bị con trai trong bản đánh.

Khi cả 2 đã chung chăn chung gối thì cả 2 chỉ được phép tâm sự mà không được
phép làm gì khác. Sau tầm 5-6 đêm tìm hiểu về nhau thì cô gái sẽ quyết định có cho
chàng trai “ngủ thật” hay không. Nếu cô gái không đồng ý thì chàng trai sẽ mất cơ hội và
đến lượt chàng trai khác, còn nếu mà cô gái đồng ý thì cả đôi bên phải thưa với bố mẹ
của nhau để họ đi xem có hợp tuổi hay không và sau đó cả đôi trai gái sẽ tiến hành ngủ
thật và trong thời gian này chàng trai sẽ sinh hoạt và lao động cùng với gia đình nhà gái
để nhà gái thử thách và xem chàng trai của mình như thế nào và để cô gái xem chàng trai
đối xử với gia đình và bản thân mình như thế nào, ngày đi làm tối về ngủ với cô gái mà
mình đang tìm hiểu và chàng trai sẽ không được về nhà của mình trừ khi cô gái cho phép.
Trong khoảng thời gian này cô gái sẽ quyết định xem có cưới chàng trai này về hay
không và nếu cô ấy không thích nữa thì sẽ từ chối một cách rất tinh tế bằng cách gói một
gói cơm nắm và cùng quần áo của anh ta và nhẹ nhàng bảo “Anh cứ về thôi!” và cô gái
ấy sẽ tiếp tục đốt đèn chờ đối tượng khác đến tìm hiểu. Còn khi cô ấy đã ưng chàng trai
này thì chàng trai sẽ mang bạc trắng, lợn béo sang hỏi cô gái này làm vợ.

2.2.1.2. Ma Chay
Từ bao đời nay công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ vẫn là một cái gì đó
rất thiêng liêng để con cháu bao đời phải biết ơn công ơn đấy và con cháu thể hiện lòng
hiếu thảo của mình bằng qua việc thờ cúng tổ tiên và cha mẹ mình. Đặc biệt là ở Tây Bắc
– Miền núi Bắc Trung Bộ nơi mà họ có lòng hiếu thảo rất lớn và biết quý trọng những gì
mà tự nhiên ban tặng cho họ Tiêu biểu như về phong tục thờ cúng tổ tiên của các cộng
đồng dân tộc ở khu vực vùng núi như người Thái, Mường, Mông.

- Tục thờ cúng tổ tiên của người Thái

Người Thái là một cộng đồng dân tộc rất

2.2.2. Tín ngưỡng.


Từ xa xưa đến nay những con người vùng cao ấy đã sinh sống và phát triển trên
các dãy núi cao chót vót ấy chính vì thế nếp sống của họ thì thường dựa vào tự nhiên nên
tôn giáo của cái vùng văn hóa Tây Bắc – Miền núi Bắc Trung Bộ khi xưa chủ yếu là theo
tín ngưỡng đa thần mỗi người, mỗi tộc người sẽ tôn thờ một vị thần khác nhau có người
sẽ tôn thờ thần tự nhiên như thần trời, thần sấm, thần mưa, ma bản, mường. Nhưng ngày
nay bởi sự du nhập của nhiều luồng văn hóa, tôn giáo nên khiến cho vùng văn hóa này rất
đa dạng về tôn giáo.

Hầu hết thì các dân tộc thiểu số ở vùng văn hóa Tây Bắc – Miền núi Bắc Trung Bộ
do ảnh hưởng bởi lối sống và phong tục tập quán của họ nên khu vực này từ thời xa xưa
thờ đa số là các vị thần tự nhiên tiêu biểu như là thần trời. Vị thần này tùy từng dân tộc
khác nhau sẽ có những tên gọi và ý nghĩa khác nhau chẳng hạn như người Mông sẽ gọi là
vua trời; Người Thái gọi là Phi Đẳm, người Tày thì gọi là Phi Then, người Nùng gọi là
Phi Phạ, ngoài ra vùng này còn óc phong tục thờ cúng ma bản và các loại ma khác như
ma chủ đất, ma chủ nước.

Ngày nay các tôn giáo lớn như Phật Giáo, Công Giáo, Tin Lành,… cũng dần được
phát triển mạnh mẽ khiến nhân dân miền núi có thêm niềm tin, nghị lực để vượt qua khó
khăn trong cuộc sống, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương, làm phong phú
thêm văn hóa nơi đây. Tuy nhiên cũng có các vấn đề tiêu cực như xung đột tôn giáo, lợi
dụng sự thiếu hiểu biết của bà con vùng cao để trục lợi và quan trọng nhất đó là làm phai
nhạt đi bản sắc văn hóa vốn có của đồng bào nơi đây.

2.2.3. Văn học dân gian.


Những vùng núi trùng điệp, những bản sương giăng, những đèo mây phủ, những
cánh rừng tràn đầy sắc xanh, những con người tuy nhiệt tình mà số khổ ấy lại là nơi sản
sinh ra những thi ca bất hủ góp 1 phần không thể thiếu đối với kho tàng văn học văn học
Việt Nam ta.

Nói đến văn học dân gian các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc, không thể không
nhắc đến tác phẩm truyện thơ “Xống chụ xon xao” (Tiễn dặn người yêu), một thiên
trường ca trữ tình, được coi là “Truyện Kiều” của đồng bào dân tộc Thái với 1.846 câu
thơ thể tự do. Hay truyện thơ “Khun Lú - Nàng Ủa”, một tác phẩm bất hủ của dân tộc
Thái ngợi ca tình yêu đôi lứa với cốt truyện giàu tính nhân sinh. Cả 2 tác phẩm điển hình
của văn học dân gian dân tộc Tây Bắc này đều được bắt nguồn từ Mường Muổi (Thuận
Châu ngày nay). Đây là minh chứng đầy đủ về văn hóa truyền thống đặc sắc và vốn tri
thức dân gian giàu có của đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống lâu đời ở mảnh đất Sơn La.
Các tác phẩm văn học cổ này đã được nghiên cứu, phiên dịch, diễn Nôm và tái bản nhiều
lần, được đưa vào chương trình giáo dục văn học các nhà trường cùng với nhiều tác phẩm
của các dân tộc khác. Tuy không chiếm nhiều thời lượng, nhưng những tác phẩm này là
dấu ấn đặc sắc, làm phong phú thêm cho kho tàng văn học Việt Nam.

Theo thống kê, hiện Thư viện tỉnh Sơn La đang lưu giữ gần 2.000 bản tư liệu bao
gồm các thể loại truyện thơ, trường ca, sử thi dân gian các dân tộc: Thái, Mường, Dao.
Đây là nguồn tư liệu quý giá không thể thay thế cho các công trình nghiên cứu về văn học
dân gian. Kế tục vốn tri thức cổ ngàn đời và phát huy nền văn hóa truyền thống tốt đẹp
của các dân tộc Sơn La, các thế hệ văn nghệ sĩ Sơn La vẫn đang từng ngày trăn trở, cho
ra đời những tác phẩm mới cho nguồn văn học dân tộc.

Vốn dĩ, tri thức dân gian chính là nơi hội tụ và kết tinh văn hóa cội nguồn của dân
tộc mà bất cứ ai cũng sẽ có lúc muốn tìm về. Thế nên, văn học dân tộc thiểu số dù nhiều
hay ít vẫn luôn có chỗ đứng nhất định trong nền văn học nước nhà với lối đi riêng được
chính văn nghệ sĩ người dân tộc thiểu số đang miệt mài tạo ra.

2.2.4. Các loại hình nghệ thuật.


Tại cái nơi thơ mộng của núi rừng ấy con người họ đoàn kết lắm, không phải tự
dưng mà họ lại đoàn kết với nhau chính vì cái hoạt động sinh hoạt bằng nông nghiệp ấy
khiến họ lại gần nhau hơn, cứ đến mùa thu hoạch thì ai cũng vui vẻ và nghĩ ra nhiều loại
hình mua vui cho những lần quây quần bên những đống lửa để rồi đem lại cho con cháu
nhiều giá trị về văn hóa để rồi trở thành phong tục lưu truyền cho đến ngày nay. Tiêu biểu
của các loại hình đó như là “múa xòe” của người thái, “múa khèn” của người H’mong,
nghệ thuật diễn xướng của người Mường.

Đầu tiên phải kể về múa xòe của người Thái thì theo họ quan niệm rằng “Xòe” là
hình thức kết nối ước vọng của con người đối với thế giới cụ thể hơn thì “Xòe” phản ánh
vũ trụ quan và nhân sinh quan của người Thái gồm thế giới ở trên trời, mặt đất và của
thần linh, thể hiện ước vọng của con người và “Xòe” là một hình thức sinh hoạt không
thể thiếu trong các hoạt động văn hóa của họ.

“Xòe” có nghĩa là múa với các động tác tượng trưng cho các hoạt động của con
người trong nghi lễ, sinh hoạt văn hóa, cuộc sống, lao động. Xòe được trình diễn trong
nghi lễ, trong đám cưới, lễ hội, các sự kiện văn hóa của cộng đồng. Do sống giữa thiên
nhiên hùng vĩ, cùng với sự cần cù, tinh thần sáng tạo trong công cuộc chính phục thiên
nhiên nên mỗi khi hoàn thành một công việc trọng đại, người Thái lại nắm tay nhau
quanh đống lửa nhảy múa ăn mừng. Những điệu xòe hình thành và phát triển từ đó. Múa
“Xòe” còn có tên khác là “Xe Khăm Khen” (múa cầm tay), nảy sinh trong quá trình lao
động, trong phong tục, tập quán, lễ hội. Nếu không múa Xòe thì sẽ không tốt cho lúa họ
đã quan niệm như thế.

Nghệ thuật Xòe Thái tượng trưng cho cái đẹp, chứa đựng những giá trị nghệ thuật
vũ đạo, âm nhạc, ca hát, trang phục, ẩm thực và quan trọng hơn là sự ứng xử văn hóa của
cộng đồng người Thái. Ngày nay Nghệ thuật Xòe đã trở thành biểu tượng của lòng cởi
mở, hiếu khách, là dấu ấn văn hóa tộc người, và bản sắc văn hóa của người Thái vùng
Tây Bắc Việt Nam.

Tiếp đến không thể không nói đến Múa Khèn cua người H’Mong thì Trong
những dịp lễ hội, Tết đến xuân về, tiếng khèn được coi như là linh hồn của người Mông
gửi gắm và thể hiện tiếng lòng của mình với bạn bè, cộng đồng, thiên nhiên, núi rừng và
thể hiện giá trị văn hóa đặc sắc, làm nên bản sắc độc đáo riêng.

Bắt nguồn từ phong tục, tập quán mà khèn Mông có rất nhiều chủ đề và bài bản.
Với tiếng khèn vui, người Mông mời gọi bạn đi chơi xuân, xuống chợ, chúc nhau những
điều may mắn... Còn khi buồn, tiếng khèn chậm và trầm, thường thổi trong đám tang để
chia buồn cùng gia đình, để tiễn đưa người mất sang bên kia thế giới…

Các bài biểu diễn múa khèn bao giờ cũng có nội dung vui nhộn, mang ý nghĩa
chúc tụng và mời bạn bè cùng tụ họp, vui chơi. Tiếng khèn khiến người ta quên đi những
khó khăn, vất vả sau một năm chăm chỉ lao động mệt nhọc, góp phần gắn kết tình bạn,
tình yêu, tình làng xóm với nhau.

Dường như để chống chọi, thích nghi với sự khắc nghiệt của thiên nhiên, tiếng
khèn của người Mông cũng mạnh mẽ, kiên cường như cuộc sống của họ. Tiếng khèn
ngấm vào máu thịt như là phần hồn của người Mông.

Người thổi được khèn và biết múa khèn thường đã trải qua một quá trình lao động
nghệ thuật bền bỉ, công phu, kiên trì. Bởi khi vừa thổi vừa múa đòi hỏi người biểu diễn
phải sử dụng nhiều động tác vô cùng nhuần nhuyễn.

Động tác múa khèn rất đa dạng, phong phú: Múa nhảy đưa chân, quay đổi chỗ,
quay tại chỗ, vờn khèn, lăn nghiêng, lăn ngửa, múa ngồi xổm, đi tiến, đi lùi theo bốn
hướng; Mỗi bước tiến, bước lùi làm sao chỉ để chân này chạm gót chân kia. Động tác cơ
bản là khom lưng, quay hất gót tại chỗ và quay hất gót di động trên vòng quay lớn rồi thu
hẹp dần theo hình xoắn ốc… với tốc độ càng nhanh càng điêu luyện.

Đối với các bài khèn vui chơi thì động tác nhảy, múa mãnh liệt, phóng khoáng và
khó hơn, như lăn nghiêng, lăn ngửa, đá gà, đá ngựa, nhảy ngồi xổm, tay nọ vỗ vào chân
kia, tay kia vỗ vào chân nọ, tiếng vỗ phải kêu, mà tiếng khèn vẫn không dứt.
Nghệ thuật múa khèn của người Mông cũng chứa đựng những sáng tạo mang tính
khoa học độc đáo, được biểu hiện qua tiết tấu đa dạng, biến hóa khi thổi khèn kết hợp với
vũ điệu uyển chuyển, nhịp nhàng.

Với những giá trị lịch sử, văn hóa đặc sắc của nghệ thuật múa khèn người Mông,
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã quyết định đưa di sản văn hóa phi vật thể
này vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, loại hình Nghệ thuật trình diễn
dân gian năm 2015.

Cuối cùng không thể không nhắc đến “múa trống đu” của người Mường thì đây
được gọi là điệu múa của sự tưởng nhớ vì lịch sử hình thành của điệu múa này được
người ta tuyên truyền như sau Chuyện kể rằng: Xưa kia có một gia đình nọ đang sống êm
ấm, hạnh phúc thì không may người vợ lâm bệnh nặng rồi qua đời. Người chồng rất đau
khổ, còn cậu con trai bé nhỏ thì cứ khóc đòi tìm mẹ khôn nguôi. Tìm mọi cách dỗ dành
mà con không nín, thương con, người cha bèn sang bản bên mua một chiếc trống mang
về để đánh cho con nghe, vừa khỏa lấp đi nỗi nhớ người vợ trẻ bạc phận.
Từ đó, chiếc trống trở thành niềm an ủi, gắn bó với 2 cha con. Sau này, khi người
cha già yếu, người con lại lấy trống ra đánh để mua vui cho cha xem. Đến khi người cha
qua đời, người con múa trống như một cách để tưởng nhớ, tiễn biệt người cha về nơi chín
suối. Cảm động trước tình cảm của hai cha con, người dân bản làng đã mô phỏng lại điệu
múa như một cách ca ngợi về vè đẹp của sự Hiếu - Nghĩa với cha mẹ. Cứ như thế, tục
múa Trống đu được người dân lưu truyền từ đời này qua đời khác, trở thành nét văn hóa
gắn bó với đồng bào Mường nơi đây.
Theo thời gian và nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần ngày càng tăng lên của đồng
bào Mường, ngày nay, biểu diễn múa Trống đu không chỉ để giãi bày, thể hiện nỗi nhớ
thương và biết ơn đối với cha mẹ đã một đời vất vả nuôi con khôn lớn mà còn phục vụ
nhu cầu thưởng thức của người dân trong các dịp hội hè, lễ tết, mừng nhà mới… với
mong muốn cầu cho một năm mới mưa thuận, gió hòa, quốc thái, dân an. Một đội múa
Trống đu thường gồm 12 người, trong đó có 3 người đánh trống, 2 anh mõ lộn, 1 anh thợ
kèn và 6 nữ sênh tiền.
Trước khi múa, nữ mặc trang phục truyền thống của người Mường, tay cầm đôi
sênh tiền hoặc dải khăn; các anh đánh trống con, mõ lộn, thổi kèn mặc quần áo Mường
màu nâu, đai ngang và khăn chít đầu màu đỏ.
Riêng người đánh trống cái thường mặc quần hồng, áo đỏ, đai ngang màu xanh,
khăn chít đầu màu đỏ, chân quấn xà cạp. Để cho điệu múa thêm phần vui nhộn, người
trực tiếp múa trống thường trang điểm cho gương mặt hài hước giống như những anh hề
thời xưa.
Khi múa, người múa chính và múa phụ họa đứng giữa, vừa múa vừa đánh trống
đảm bảo sao cho nhịp trống phải khớp với động tác nhảy múa và các nhạc cụ hỗ trợ xung
quanh. Tiết tấu của múa trống đu khi dồn dập, khi uyển chuyển. Chỉ là những đạo cụ bình
thường nhưng sự phối hợp ăn ý của chúng đã tạo nên những âm thanh mang đặc trưng
sắc thái của dân tộc Mường, vừa da diết, vừa mãnh liệt. Múa Trống đu thể hiện ước vọng
về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc; là sự đoàn kết giữa tình làng nghĩa xóm, giảm đi
ranh giới sang hèn trong xã hội; là khát vọng hướng tới tương lai hạnh phúc, an khang
thịnh vượng của người dân lao động.

2.2.5. Văn hóa làng nghề.


Tây Bắc và miền núi Bắc Trung Bộ là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa lâu đời,
với sự đa dạng về dân tộc, phong tục tập quán, và các làng nghề truyền thống. Các làng
nghề ở đây không chỉ là nơi sản xuất các sản phẩm thủ công phục vụ nhu cầu sinh hoạt
của người dân, mà còn là một nét văn hóa đặc sắc, thể hiện bản sắc của từng dân tộc.

Các làng nghề tại vùng này không chỉ nổi tiếng về sự đa dạng chủng loại sản phẩm
thủ công. Phong phú và đa dạng từ sản phẩm gia dụng, trang phục, vật dụng sinh hoạt
cho đến những tác phẩm mỹ nghệ, trang trí, chúng đều đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt
hằng ngày của người dân. Đặc biệt, mỗi sản phẩm ở đây đều mang đậm bản sắc văn hóa
dân tộc. Điều này được thể hiện không chỉ qua nguyên liệu, kỹ thuật sản xuất mà còn qua
các hoa văn và họa tiết độc đáo trên sản phẩm. Những tác phẩm thủ công này không chỉ
đơn thuần là vật dụng, mà còn là minh chứng cho nghệ thuật, mang trong mình giá trị
thẩm mỹ cao. Hơn nữa, các làng nghề đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và
phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc, giúp lưu giữ và kế thừa những nét
đặc trưng văn hóa, đồng thời cung cấp nguồn sinh kế cho người dân địa phương.

Một số làng nghề truyền thống tiêu biểu ở vùng Tây Bắc và miền núi Bắc Trung Bộ như
Làng nghề dệt thổ cẩm, chạm khắc bạc, rèn dao, làm hương

Làng nghề dệt thổ cẩm: Đây là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời ở vùng
này, với các sản phẩm thổ cẩm có màu sắc, hoa văn độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa
của các dân tộc. Một số làng nghề dệt thổ cẩm nổi tiếng ở vùng này có thể kể đến như
làng thổ cẩm Văn Chấn (Yên Bái), làng thổ cẩm Văn Yên (Tuyên Quang), làng thổ cẩm
Mường Lát (Thanh Hóa), ...

Làng nghề chạm khắc bạc: Đây là làng nghề truyền thống của người Thái, với các sản
phẩm bạc tinh xảo, mang đậm nét văn hóa của dân tộc này. Một số làng nghề chạm khắc
bạc nổi tiếng ở vùng này có thể kể đến như làng chạm khắc bạc Làng Vàng (Lào Cai),
làng chạm khắc bạc Nà Toong (Sơn La), làng chạm khắc bạc Mai Châu (Hòa Bình), ...
Làng nghề rèn dao: Đây là làng nghề truyền thống của người Mông, với các sản phẩm
dao rèn sắc bén, được sử dụng trong đời sống hàng ngày của người dân. Một số làng nghề
rèn dao nổi tiếng ở vùng này có thể kể đến như làng rèn dao Tủa Chùa (Điện Biên), làng
rèn dao Mù Cang Chải (Yên Bái), làng rèn dao Nà Toong (Sơn La), ...

Làng nghề làm hương: Đây là làng nghề truyền thống của người Nùng, với các sản
phẩm hương thơm thoang thoảng, được sử dụng trong đời sống tín ngưỡng của người
dân. Một số làng nghề làm hương nổi tiếng ở vùng này có thể kể đến như làng làm hương
Pác Rằng (Cao Bằng), làng làm hương Tả Phìn (Lào Cai), làng làm hương Mường Lát
(Thanh Hóa), ...

2.2.6. Các lễ hội của vùng.

CHƯƠNG 3: CHỢ PHIÊN


3.1. Nguồn gốc của chợ phiên.
Thuở xưa, khi con người lao động sản xuất và tạo ra được nhiều sản phẩm dự trữ, của cải
dư thừa phục vụ cho đời sống của họ thì đã phát sinh ra trao đổi của cải dư thừa kím được
đó để lấy lại những thứ khác cần thiết cho cuộc sống hàng ngày. Và đó cũng là lúc chợ
được ra đời. Ban đầu là một nhóm nhỏ vài người, rồi lên đến hàng chục, hàng trăm…
Người ta hẹn nhau một thời gian, địa điểm nhất định. Để mua bán, trao đổi, dần dần hình
thành chợ.
Chợ phiên khác chợ thông thường ở chỗ chỉ mở bán vào những ngày đặc biệt cố định. Có
chợ thì mở vào thứ Bảy, Chủ nhật mỗi tuần. Khi đô thị hóa phát triển, các cửa hàng tiện
lợi và siêu thị đang dần thay thế cho chợ truyền thống. Thì chợ phiên ở miền núi phía Bắc
nước ta vẫn còn tồn tại như thuở nguyên sơ. Vẫn tấp nập kẻ bán người mua và vẫn dung
dị như thế. Đến với chợ phiên, du khách sẽ được trải nghiệm một không gian văn hóa,
đầy tính cộng đồng – một nét đẹp vùng cao hiếm có.
Chợ phiên là loại chợ tổ chức theo từng phiên giao dịch chỉ mở bán vào những ngày cố
định như thứ 7, chủ nhật hàng tuần. Đây là nơi diễn ra hoạt động buôn bán hàng hóa và
dịch vụ của các dân tộc thiểu số ở vùng cao. Chợ Phiên chính là nơi hội tụ tinh hoa văn
hóa của người đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao Tây Bắc.
3.2. Ý nghĩa của chợ phiên.
Chợ phiên được coi là nét đẹp văn hoá độc đáo mang đặc trưng của các dân tộc thiểu số ở
vùng cao. Người dân ở vùng cao khi đi chợ không chỉ mang theo hàng hóa mà còn mang
theo nét đẹp riêng của dân tộc để tô điểm cho phiên chợ.
Chợ Phiên là nơi diễn ra hoạt động buôn bán hàng hoá và dịch vụ của các dân tộc thiểu số
vùng cao, là nơi mà mọi người có thể kết nối, hợp tác, chia sẻ với nhau để đạt được lợi
ích chung, dần dần hình thành các mối quan hệ về văn hoá, xã hội và kinh tế.
Chợ phiên cũng chính là nét đẹp văn hoá của người dân Tây Bắc, không chỉ là nơi họp
chợ mà còn là nơi để giao lưu bản sắc văn hoá dân tộc và là nét đẹp truyền thống nơi đây.

3.3. Hoạt động trong chợ phiên


“Chợ Phiên” là phiên chợ cũng như bao phiên chợ bình thường khác nhưng lại có
những điểm khác nhau như đây là phiên chợ chỉ diễn ra vào một khoảng thời gian cố định
như thứ 7, chủ nhật hàng tuần. Người người trao đổi, buôn bán. Người người vui chơi,
sinh hoạt. Người người uống rượu, giao lưu. Bọn trẻ thì đi theo bố mẹ anh chị để đi vui
chơi sinh hoạt. Cụ thể hơn về hoạt động trong chợ phiên như

Người trao đổi mua bán thì những người này thường thì họ phải dậy từ rất sớm để
chuẩn bị và tùy theo từng mặt hàng khác nhau thì họ cũng sẽ tập trung tại một điểm cụ
thể để buôn bán thuận lợi hơn đây cũng được coi như giống các phiên chợ bình thường
khi bán ó bạn, buôn có phường. Những người mua khi đi vào chợ thường sẽ chỉ cần xác
định thiết yếu phẩm mà mình cần sau đó hỏi một người trong chợ về khu vực bán vật
phẩm ấy nên cũng rất thuận tiện. Nhưng không thể không nói đến những khuôn mặt hiền
hậu, chất phác của đồng bào anh em Tây Bắc khi buôn bán ở chợ với một tấm bạt và
những vật phẩm mà mình buôn bán kèm theo tuy thật đơn sơ nhưng lại tràn ngập đầy
màu sắc bởi vị những bộ trang phục mà các cô các chú mang trên mình thật lộng lẫy tô
thêm nét đẹp về văn hóa cho phiên chợ này.

Ngoài trao đổi buôn bán thì chợ phiên còn là nơi để các cánh đàn ông giao lưu, uống
rượu, ăn thắng, thổi khèn với nhau bàn chuyện đời, gia đình và quốc gia hay trên thế giới
và cũng không thể tránh khỏi các hình ảnh khi mà các anh uống say sẽ được vợ lên tận
nơi giao lưu của các anh ở trên chợ và dắt các anh về.

Những người có gia đình là thế họ sẽ đến mua sắm hay uống rượu giao lưu với nhau
còn những cặp đôi nam nữ khi không có đối tượng họ sẽ đến chợ phiên không phải với
mục đích giao lưu, buôn bán hay uống rượu mà họ đến để tìm kiếm bạn tình

Tiếp đến không thể không nói đến sinh hoạt văn hóa của vùng đó là các trò chơi dân
gian như ném Pao, kéo co,… và những điệu múa đặc trưng của từng dân tộc từ Dao,
Thái, Mường, H’Mông,… đây cũng được xem như là một phần thể hiện đặc trưng của
đồng bào Tây Bắc – Miền núi Bắc Trung Bộ khi mọi người được thỏa sức thể hiện tài
năng và tinh thần tập thể của mình trong những mục sinh hoạt văn hóa ở chợ phiên như
này.

3.4. Một số chợ phiên tiêu biểu

3.5. Biến đổi chợ phiên hiện nay.


Ngày nay, khi đô thị hóa phát triển, nhiều cửa hàng, siêu thị… mọc lên dày đặc
hay là mọi người chỉ cần ngồi ở nhà là đã có thể mua được những món đồ mình cần và nó
cũng đang dần thay thế cho chợ truyền thống thì chợ phiên ở miền núi phía Bắc nước ta
vẫn còn tồn tại như thuở nguyên sơ, vẫn tấp nập kẻ bán người mua và vẫn dung dị như
thế.
Chợ phiên ngày nay không chỉ là nơi giao lưu, mua bán, trao đổi các sản phẩm
mang đặc trưng của địa phương do đồng bào các dân tộc Tây Bắc tự tay làm ra mà nó còn
góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của cộng đồng dân
tộc. Chợ phiên chưa bao giờ thôi là điểm đến hấp dẫn cho những người yêu văn hóa vùng
cao. Đến chợ phiên có thể thấy được sự đa dạng sắc màu trong văn hóa của đồng bào
chân chất nơi núi rừng. Chợ phiên đã trở thành nét đẹp đại diện cho vùng đất núi rừng
giữa mây trời
Kết Luận
Tài Liệu Tham Khảo

https://paoquan.vn/com-lam-dac-san-nuc-tieng-cua-nui-rung-tay-bac/

https://baosonla.org.vn/vi/bai-viet/van-hoc-dan-gian-cac-dan-toc-dong-chay-khong-
ngung-nghi-42455

You might also like