Chuong 3 Lien Ket Hoa Hoc Kda

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 16

QUY TẮC OCTET

Câu 1. Theo quy tắc octet, khi hình thành liên kết hóa học, các nguyên tử có xu hướng nhường, nhận hoặc góp chung
electron để đạt tới cấu hình electron bền vững giống nguyên tử nào sau đây?
A. kim loại kiềm gần kề. B. kim loại kiềm thổ gần kề.
C. nguyên tử halogen gần kề. D. nguyên tử khí hiếm gần kề.
Câu 2. Nguyên tử nào sau đây có khuynh hướng đạt cấu hình electron bền của khí hiếm neon khi tham gia hình
thành liên kết hóa học?
A. Chlorine. B. Sulfur. C. Oxygen. D. Hydrogen.
Câu 3. Sodium hydride (NaH) là một hợp chất được sử dụng như một chất lưu trữ hydrogen trong các phương tiện
chạy bằng pin nhiên liệu do khả năng giải phóng hydrogen của nó. Trong sodium hydride, nguyên tử sodium có cấu
hình electron bền của khí hiếm nào sau đây?
A. Helium. B. Argon. C. Krypton. D. Neon.
Câu 4. Khi tham gia hình thành liên kết hóa học, các nguyên tử lithium và chlorine có khuynh hướng đạt cấu hình
electron bền lần lượt các khí hiếm nào dưới đây?
A. Helium và argon. B. Helium và neon. C. Neon và argon. D. Argon và helium.
Câu 5. Khi hình thành liên kết hóa học, nguyên tử có số nào sau đây có xu hướng nhường 2 electron đề đạt cấu hình
electron bền vững theo quy tắc octet?
A. Z=12 B. Z= 9 C. Z =11 D. Z = 10.
Câu 6. Nguyên tử nitrogen và nguyên tử alumium có khuynh hướng nhận hay nhường bao nhiêu electron để đạt cấu
hình electron bền vững?
A. nhận 3 electron, nhường 3 electron. B. nhận 5 electron, nhường 5 electron C.
nhường 3 electron, nhận 3electron. D. nhường 5 electron, nhận 5 electron.
Câu 7. Cho các mệnh đề sau, có bao nhiêu mệnh đề đúng?
(1) Các nguyên tử chỉ có xu hướng cho eletron khi tham gia liên kết.
(2) Các nguyên tử có xu hướng cho hoặc nhận electron để đạt cấu hình của nguyên tử nguyên tố kim loại kiềm
gần nhất
(3) Các nguyên tử liên kết với nhau để giảm năng lượng các electron.
(4) Ở điều kiện bình thường, tất cả các nguyên tử đều ở trạng thái liên kết hóa học.
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
DẠNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ LIÊN KẾT ION
Câu 8. Chỉ ra nội dung sai khi nói về ion?
A. Ion là phần tử mang điện.
B. Ion âm gọi là cation, ion dương gọi là anion.
C. Ion có thể chia thành ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử.
D. Ion được hình thành khi nguyên tử nhường hay nhận electron.
Câu 9. Ion nào là ion đơn nguyên tử?
A. NH4+ B. Cl- C. SO42- D. OH-
Câu 10. Cho các ion: Na+, Al3+, SO42-, NH4+, NO3-, Cl-, Ca2+. Số lượng cation là
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 11. Số lượng electron, neutron và proton trong bốn hạt W, X, Y và Z được thể hiện trong bảng số liệu sau:
Hạt Số electron Số proton Số neutron
W 9 9 10
X 10 12 14
Y 16 16 16
Z 18 16 18
Trong các hạt đã cho thì hạt nào là ion âm?
A. W B. X C. Y D. Z
Câu 12. Cho bảng thông tin sau các nguyên tử và ion sau:
Hạt Số hiệu nguyên tử Số Số Số Số
nucleon proton neutron electron
Mg 12 24 12 w 12
2+
Mg x 24 12 12 10
F 9 19 9 y 9
F- 9 19 9 10 z

Giá trị của w, x, y và z là


A. 10, 10, 9, 9. B. 10, 12, 10, 9. C. 12, 10, 9, 10. D. 12, 12, 10, 10.
Câu 13. Cho các ion: K+, Na+, Mg2+, Al3+, Ca2+, O2−, Cl−. Số ion có 18 electron là
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 14. Cho vị trí của N và H trong bảng tuần hoàn như sau:
H
N

Số electron và số proton trong ion NH4+ là


A. 11 electron và 11 proton. B. 10 electron và 11 proton.
C. 11 electron và 10 proton. D. 11 electron và 12 proton.
Câu 15. Cho thông tin của hai nguyên tố sau:

Số electron của ion SO42- là


A. 48 electron. B. 50 electron. C. 46 electron. D. 96 electron.
Câu 16. Cho bảng thông tin sau:
Ion Số neutron Phân bố electron trên vỏ
X3- 7 2, 8
Y+ 13 2, 8
P2- 16 2, 8, 8
Q3+ 13 2, 8

Kết luận nào sau đây về số nucleon là đúng


A. Số nucleon của X là 20. B. Số nucleon của Y là 24.
C. Số nucleon của P là 30. D. Số nucleon của Q là 18.
Câu 17. Trong các phản ứng hoá học, nguyên tử kim loại có khuynh hướng như thế nào?
A. nhận thêm electron.
B. nhận hay nhường electron phụ thuộc vào từng phản ứng cụ thể
C. nhường electron.
D. nhận hay nhường electron phụ thuộc vào từng kim loại cụ thể.
Câu 18. Liên kết ion là loại liên kết hóa học được hình thành nhờ lực hút tĩnh điện giữa các phần tử nào sau đây?
A. cation và anion. B. các anion.
C. cation và electron tự do. D. electron và hạt nhân nguyên tử.
Câu 19. Phát biểu nào sau đây về liên kết ion là đúng ?
A. Liên kết ion được tạo thành từ một nguyên tử phi kim kết hợp với một nguyên tử phi kim khác.
B. Liên kết ion được hình thành bằng cách chuyển electron từ nguyên tử phi kim sang nguyên tử kim loại.
C. Trong liên kết ion, các ion âm và dương hút nhau bằng lực hút tĩnh điện.
D. Trong liên kết ion, mỗi nguyên tử đóng góp cùng 1 số electron để dùng chung.
Câu 20. Bản chất của liên kết ion là
A. Sự góp chung các electron độc thân.
B. sự cho – nhận cặp electron hoá trị.
C. lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện trái dấu.
D. lực hút tĩnh điện giữa các ion dương và electron tự do.
Câu 21. Liên kết ion có đặc tính nào sau đây?
A. không định hướng và không bão hoà. B. bão hoà và không định hướng.
C. định hướng và không bão hoà. D. định hướng và bão hoà.
Câu 22. Cho các phát biểu sau:
(1) Bản chất của liên kết ion là lực hút tĩnh điện giữa 2 ion dương và âm.
(2) Bản chất của liên kết ion là lực hút tĩnh điện giữa các hạt mang điện trái dấu.
(3) Liên kết ion được hình thành giữa kim loại và phi kim.
Số phát biểu đúng là
A. 1 B. 0 C. 2 D. 3
XÁC ĐỊNH XU HƯỚNG CHUYỂN ELECTRON
CỦA NGUYÊN TỬ KHI HÌNH THÀNH LIÊN KẾT ION
Câu 23. Cho nguyên tố X có số electron là 21. Phân bố electron trên các lớp của ion tạo thành từ X là
A. 2, 8, 8. B. 2, 8, 8, 3. C. 2, 8, 8, 1. D. 2, 8, 8, 8.
Câu 24. Nguyên tử nào sau đây khi hình thành ion có khuynh hướng nhường 1 electron?
A. 19K. B. 12Mg. C. 13Al. D. 26Fe.
Câu 25. Nguyên tử nào sau đây khi hình thành ion có khuynh hướng nhận 1 electron?
A. Fluorine (Z =9). B. Carbon (Z=6). C. Phosphor (Z=15). D. Oxygen (Z=8).
Câu 26. Cho vị trí các nguyên tố sau trong bảng tuần hoàn:

N
Mg Al
K

Nguyên tử nào sau đây khi hình thành ion có khuynh hướng nhường 2 electron?
A. K. B. Mg. C. Al. D. N.
Câu 27. Cho vị trí các nguyên tố sau trong bảng tuần hoàn:

X
Y Z T

Nguyên tử nào sau đây khi hình thành ion có khuynh hướng nhường 3 electron?
A. T. B. X. C. Z. D. Y.
Câu 28. Các nguyên tố nhóm halogen khi liên kết với nguyên tử nguyên tố nhóm IA thì sẽ tạo thành ion có điện tích

A. -1 B. +2 C. 1- D. 1+.
Câu 29. Khi tạo liên kết ion với các nguyên tử nguyên tố nhóm halogen thì nguyên tử Mg sẽ có xu hướng như thế
nào?
A. cho 1 electron. B. cho 2 electron C. nhận 1 electron. D. nhận 2 electron.
Câu 30. Cho các nguyên tố sau:

Nguyên tố nào sẽ nhận 2 electron


1 khi tham gia2hình thành liên
3 kết ion với sodium?
4
A. (1). B. (3) C. (2). D. (4).
Câu 31. Cho sơ đồ hình thành ion X như sau:

Ion X có công thức là


A. Na+ B. F- C. Ne+ D. Cl-
Câu 32. Cho sơ đồ hình thành ion Y như sau:

3+ + 3+
Ion Y có công thức là
A. Li+ B. Li- C. He+ D. H+
Câu 33. Cho sơ đồ hình thành ion X như sau:

Nguyên tử X sẽ cho hay nhận bao nhiêu electron đề hình thành ion?
A. Cho 3 electron B. nhận 3 electron C. Cho 2 electron D. nhận 2 electron.
Câu 34. Biểu diễn sự tạo thành ion nào đây là đúng?
A. Na + 1e ⎯⎯ → Na+. B. Cl2 ⎯⎯ → 2Cl- + 2e. C. O2 + 2e ⎯⎯ → 2O2-. D. Al ⎯⎯→ Al3+ + 3e.
Câu 35. Biểu diễn sự tạo thành ion nào đây là đúng?
A. Na + 2e ⎯⎯ → Na2+. B. Cl2 + 2e ⎯⎯ → 2Cl-. C. O2 + 2e ⎯⎯ → 2O2-. D. Mg + 2e ⎯⎯ → Mg2+.
SỰ HÌNH THÀNH LIÊN KẾT ION
Câu 36. Công thức của hợp chất tạo thành từ ion Fe3+ và NO3- là
A. Fe(NO3)2. B. Fe(NO2)2. C. Fe(NO3)3. D. Fe(NO2)3.
Câu 37. Công thức của hợp chất tạo thành từ ion Fe2+ và NO3- là
A. Fe(NO3)2. B. Fe(NO2)2. C. Fe(NO3)3. D. Fe(NO2)3.
Câu 38. Công thức của hợp chất tạo thành từ ion Al và SO4 là
3+ 2-

A. Al3(SO4)2. B. Al(SO4. C. Al2(SO4)3. D. Al(SO4)2.


Câu 39. Hình vẽ nào dưới đây mô tả đúng sự hình thành liên kết trong magnesium oxide?
2+ - 2+ 2-

Mg O Mg O

A. B.

Mg O M O
g
C. D.
Câu 25. Nguyên tố X phản ứng với carbon tạo thành hợp chất có công thức CX2. Nguyên tố X phản ứng với calcium
tạo thành hợp chất có công thức CaX. Mô tả nào sau đây mô tả đúng liên kết hình thành giữa sodium và X?
A. + 2- B. - 2+ -
+
Na X Na X Na X

C. D.

X Na X Na X Na

Câu 26. Hình vẽ nào dưới đây mô tả đúng sự hình thành liên kết trong magnesium fluoride?
- 2+ - + 2- +
A. F Mg F B. F Mg F

C. D.
F Mg F F Mg F

Câu 40. Cho 2 nguyên tố 11Na và 16S, khi kết hợp sẽ tạo hợp chất ion là sodium sulfide. Phản ứng tạo thành sodium
sulfide nào sau đây là đúng?
A. Na + S ⎯⎯ → NaS. B. 3Na + S ⎯⎯ → Na3S. C. 2Na + S ⎯⎯ → Na2S. D. Na + 2S ⎯⎯ → NaS2.
Câu 41. Cho 2 nguyên tố 19K và 16S, khi kết hợp sẽ tạo hợp chất ion là potassium sulfide. Phản ứng tạo thành
potassium sulfide nào sau đây là đúng?
A. K+ S ⎯⎯ → KS. B. 3K + S ⎯⎯ → K3S. C. 2K + S ⎯⎯ → K2S. D. K + 2S ⎯⎯ → KS2.
Câu 42. Chất nào sau đây là hợp chất ion?
A. SO2 B. K2O C. CO2 D. HCl
Câu 43. Chất nào sau đây là hợp chất ion?
A. H2O B. KBr C. CH4 D. Cl2
Câu 44. Hợp chất trong phân tử có liên kết ion là
A. NH4Cl. B. NH3. C. HCl. D. H2O.
Câu 45. Trong các hợp chất sau đây, hợp chất nào có liên kết ion?
A. HCl. B. H2O. C. NH3. D. NaCl.
Câu 46. Cho bảng thông tin sau:
Nguyên tố Số proton
P 8
Q 11
R 16
S 17

Những nguyên tố nào sẽ có thể tạo thành liên kết ion khi hình thành liên kết với nhau?
A. P và Q. B. Q và S. C. P và R. D. R và S.
Câu 47. Cặp nguyên tử nào sau đây không tạo hợp chất dạng X2 Y hoặc X Y2 ?
+ 2- 2+ -

A. Na và O. B. K và S. C. Ca và O. D. Ca và Cl.
Câu 48. Hợp chất PQ chứa liên kết ion. Cho phát biểu về PQ như sau:
(1) P và Q là kim loại
(2) P và Q có số electron hóa trị giống nhau
(3) P có một electron hóa trị và Q có 7 electron hóa trị.
(4) Q nhận 1 electron từ P tạo thành liên kết ion.
Phát biểu không đúng về hợp chất PQ là
A. (1) và (2). B. (1) và (4) C. (2) và (3). D. (3) và (4)
Câu 49. Cho bảng thông tin về sự phân bố electron trên các lớp của các nguyên tố P, Q, R như sau
Nguyên tố Phân bố electron trên lớp vỏ
P 2, 8, 1
Q 2, 4
R 2, 8, 7
Điều nào sau đây là sai?
A. Nguyên tố P là kim loại.
B. Hợp chất tạo từ nguyên tố P và R có thể dẫn điện ở trạng thái nóng chảy.
C. Đơn chất tạo từ nguyên tố dạng R2.
D. Nguyên tố Q và R có thể tạo thành liên ion với nhau.
Câu 50. Cho bảng thông tin các nguyên tố R, M, T, V như sau
Hạt R M T V
Số electron 16 18 18 17
Số proton 16 19 17 17
Số neutron 16 20 18 18

Hạt nào được tách ra từ hợp chất ion?


A. R và M. B. M và T. C. T và V. D. V và R.
Câu 51. Cho phương trình tạo thành potassium fluoride như sau:
Potassium + fluorine ⎯⎯ → potassium fluoride
Liên kết trong hợp chất được hình thành như thế nào?
A. Sự dùng chung electron
B. Cả hai nguyên tử sẽ nhận electron từ oxygen trong không khí.
C. Nguyên tử fluorine sẽ cho electron cho nguyên tử potassium.
D. Nguyên tử potassium sẽ cho electron cho nguyên tử fluorine.
Câu 52. Phân bố electron trên lớp vỏ X là 2, 8, 8, 1 và của Y là 2, 6. Nguyên tố X, Y phản ứng tạo thành hợp chất.
Phát biểu nào sau đây là đúng về phản ứng?
A. Nguyên tử X cho 2 electron.
B. Nguyên tử X nhận 1 electron.
C. Hợp chất tạo thành là hợp chất ion.
D. Hợp chất tạo thành có công thức là XY.
MẠNG TINH THỂ ION VÀ HỢP CHẤT ION
Câu 53. Trong mô hình mạng tinh thể NaCl (hình dưới)

Quả cầu màu vàng đại diện cho


A. 1 ion Cl− B. 1 ion Na+ C. 1 nguyên tử Na D. 1 nguyên tử Cl
Câu 54. Trong tinh thể NaCl, nguyên tử Na và Cl ở dạng ion. Số electron lần lượt của hai ion trên là
A. 10 và 10 B. 12 và 16 C. 10 và 18 D. 11 và 17
Câu 55. Trong tinh thể NaCl, xung quanh mỗi ion có bao nhiêu ion ngược dấu gần nhất ?

A. 2. B. 4. C. 6. D. 8.
Câu 56. Chỉ ra nội dung sai khi nói về tính chất chung của hợp chất ion:
A. Khó nóng chảy, khó bay hơi.
B. Tồn tại dạng tinh thể, tan nhiều trong nước.
C. Trong tinh thể chứa các ion nên dẫn được điện.
D. Các hợp chất ion đều khá rắn.
Câu 57. Hoàn thành nội dung sau: “Các ………. thường tan nhiều trong nước. Khi nóng chảy và khi hoà tan trong
nước, chúng dẫn điện, còn ở trạng thái rắn thì không dẫn điện”.
A. Hợp chất vô cơ B. Hợp chất hữu cơ C. Hợp chất ion D. Hợp chất cộng hoá trị
Câu 58. Cho các phát biểu sau về hợp chất ion:
(1) Không dẫn điện khi nóng chảy.
(2) Dễ hòa tan trong các dung môi hữu cơ.
(3) Có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao.
(4) Khó tan trong nước và các dung môi phân cực.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 59. Nhận định nào sau đây là sai?
A. Tinh thể ion rất bền vững.
B. Các hợp chất ion đều khá rắn, khó bay hơi, khó nóng chảy.
C. Các hợp chất ion thường tan nhiều trong nước.
D. Các hợp chất ion khi nóng chảy đều không dẫn điện.
Câu 60. Chất Y là hợp chất ion. Cho phát biểu về Y như sau:
(1) Y tồn tại trạng thái lỏng ở nhiệt độ thường.
(2) Y có nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy cao.
(3) Y có thể tan trong nước.
(4) Y có thể dẫn điện khi ở trạng thái rắn.
Phát biểu sai về tính chất của Y là
A. (1), (2). B. (2) và (3). C. (1) và (4). D. (3) và (4).
Câu 61. Dãy chất nào sau đây được sắp xếp theo chiều giảm dần nhiệt độ nóng chảy?
A. NaF > NaCl > NaBr > NaI. B. NaCl > NaF > NaI > NaBr.
C. NaBr > NaI > NaF > NaCl. D. NaI > NaBr > NaCl > NaF
Câu 62. Dãy chất nào sau đây được sắp xếp theo chiều giảm dần nhiệt độ nóng chảy?
A. CaCl2 > FeCl2 > HgCl2. B. FeCl2 > CaCl2 > HgCl2.
C. FeCl2 > HgCl2 > CaCl2. D. HgCl2 > CaCl2 > FeCl2
Câu 63. Tính chất nào sau đây không phải là của magnesium chloride (MgCl2) ?
A. Nhiệt độ nóng chảy của MgCl2 cao hơn so với NaCl
B. là chất khí ở điều kiện thường
C. có cấu trúc tinh thể
D. phân tử tạo bởi lực hút tĩnh điện giữa ion Mg2+ và Cl-.
Câu 1(SBT-KNTT): Cho các ion sau: 20Ca2+; 13Al3+; 9F-; 16S2-; 7N3-; Be2+; Cr3+; 9F- ; Se2- ; 19K+
a) Viết cấu hình electron của mỗi ion.
b) Mỗi cấu hình đã viết giống với cấu hình electron của nguyên tử nào ?
c) Viết phương trình biểu diễn sự hình thành mỗi ion trên.
d) Kể ra những chất ion tạo thành từ các ion sau: K+, 20Ca2+; 13Al3+; 9F-; 16S2-; 7N3-
Câu 2 (SBT – CD): Phân loại các hợp chất ion dưới đây vào các nhóm sau: hợp chất tạo nên bởi các ion đơn nguyên
tử, hợp chất tạo nên bởi ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử, hợp chất tạo bởi các ion đa nguyên tử.
KCl, Na2CO3, (NH4)2SO4, BaCO3, AgCl, BaSO4, KMnO4, Ca(HCO3)2; FeCl(HCO3)2; AlSO4NO3; NH4Na2PO4
Câu 3 (SBT-KNTT): Dùng sơ đồ biểu diễn sự hình thành liên kết trong mỗi hợp chất ion sau đây ?
a) magnesium fluoride (MgF2) b) potassium fluoride (KF)
c) sodium oxide (Na2O) d) calcium oxide (CaO)
Câu 4. Nguyên tố X tích lũy trong các tế bào thực vật nên rau và trái cây tươi là nguồn cung cấp tốt nguyên tố X cho
cơ thể. Các nghiên cứu chỉ ra khẩu phần ăn chứa nhiều X có thể giảm nguy cơ cao huyết áp và đột quỵ. Nguyên tố
Z được dùng chế tạo dược phẩm, phẩm nhuộm và chất nhạy với ánh sáng. Nguyên tố X chỉ có 7 electron trên phân
lớp s, còn nguyên tử Z chỉ có 17 electron trên các phân lớp p.
a. Viết công thức hóa học của hợp chất tạo bởi X và Z.
b. Hợp chất tạo bởi X và Z có tính dẫn điện không? Vì sao?
c. Trong thực tế cuộc sống, hợp chất tạo bởi X và Z được dùng để làm gì?
Câu 5. Trong đời sống, muối ăn (NaCl) và các gia vị, phụ gia (C5H8NO4: bột ngọt; C7H5O2Na : chất bảo quản thực
phẩm) đều có chứa ion sodium. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo các cá nhân nên hạn chế lượng sodium
xuống dưới 2300 mg mỗi ngày vì nếu tiêu thụ nhiều hơn sẽ ảnh hưởng đến tim mạch và thận. Nếu trung bình mỗi
ngày, một người dùng tổng cộng 5,0 gam muối; 0,5 gam bột ngọt và 0,05 gam chất bảo quản thì lượng sodium tiêu
thụ có vượt mức giới hạn cho phép nói trên hay không?
Câu 6. Zinc oxide (ZnO) là một trong những thành phần quen thuộc có trong kem chống nắng vì Zinc oxide là một
khoáng chất có thể lưu trên bề mặt da, phản xạ lại ánh nắng mặt trời và phân tán đi tia cực tím. Nhờ khả năng tán xạ
này, một lượng Zinc Oxide thường được thêm vào các sản phẩm chống nắng hóa học nhằm hỗ trợ chống nắng hiệu
quả hơn. Zinc oxide được FBA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm của Hoa Kỳ) cho rằng tuyệt đối an toàn,
không gây hại cho làn da và được cấp phép trong việc sử dụng trên da của trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi và trẻ em.
Tuy các kem chống nắng có chứa ZnO được coi là an toàn với da người, tuy nhiên hàm lượng ZnO trong kem chống
nắng được quy định là khoảng 25% - 30% và trong kem dưỡng là khoảng 10% - 19%.
a. Viết sơ đồ mô tả sự hình thành liên kết trong phân tử ZnO cho biết Zn (Z=30) và O (Z=8).
b. Tronng một loại kem chống nắng có chỉ số chống nắng là SPF30 chứa khoảng 11%ZnO. Nếu khối lượng của một
tuýt kem là 100 gam thì hàm lượng ZnO là bao nhiêu.
Câu 7. Ion F- thường được thêm vào kem đánh răng dưới dạng muối sodium fluoride (NaF), một số nơi ở Mỹ thêm
F- vào nước uống đóng chai với nồng độ 1 mg ion F- trên 1L nước để giúp răng thêm chắc và chống chọi bệnh sâu
răng. Tuy nhiên với hàm lượng tương đối thấp: 0,2 g ion F- trên cơ thể có trọng lượng 70kg có thể gây tử vong.
Vào năm 2013, trong một nghiên cứu của ĐH Harvand thì trẻ em sống ở những khu vực có nguồn nước nhiễm F- thì
có chỉ số IQ thấp hơn so với các vùng khác, như vậy ion F- có độc tính với hệ thần kinh.
a. Viết sơ đồ mô tả sự hình thành liên kết trong phân tử NaF cho biết Na (Z = 11), F (Z = 9)
b. Nếu giả sử 1 loại nước đóng chai có thể tích 330ml có chứa ion F-, hãy xác định một người 70kg cần uống bao
nhiêu chai nước thì mới đạt đến ngưỡng F- gây độc.
Câu 8. Cấu trúc mạng tinh thể của hợp chất ion NaCl được biểu diễn dưới đây:

Trong đó các quả cầu lớn (ion Cl-) phân bố theo kiểu lập phương tâm diện, các quả cầu nhỏ (ion Na+) phân bố ở tâm và
ở giữa các cạnh của hình lập phương.
a. Tính số ion Na+ và Cl- có trong một hình lập phương.
b. Tính bán kính ion Na+ và Cl-.
rNa +
Cho biết hình lập phương có cạnh là a = 0,552 nm và tỉ lệ bán kính = 0,525.
rCl −
Câu 9. Trong đời sống, Iodine là nguyên tố vi lượng cần thiết cho dinh dưỡng của mọi người. Trong cơ thể thì
iodine sẽ tồn tại dạng ion iodide (I-), nhưng cơ thể chúng ta không thể tự tổng hợp được iodide, vì vậy phải cần bổ
sung từ bên ngoài. Iodide có vai trò trong tổng hợp hormon tuyến giáp thyroxin, đây là hormon cần thiết cho sự
phát triển về thể chất cũng như tinh thần của trẻ. Thiếu iodide là nguyên nhân chính gây bệnh bướu cổ, hàm lượng
iodide trong muối ăn (NaCl) rất thấp, nên thông thường sẽ thêm một lượng nhỏ KI để bổ sung iodide. Tùy theo độ
tuổi mà lượng iodide theo nhu cầu khác nhau:

Bổ sung iodide nhiều hơn lượng khuyến cáo hàng ngày có thể gây ra các biểu hiện sau: bụng khó chịu, đau bụng,
đau đầu, sổ mũi, tiêu chảy, miệng có vị kim loại.
a. Viết sơ đồ mô tả sự hình thành liên kết trong phân tử KI cho biết K (Z = 19) và I (Z = 57).
b. Ngoài về bổ sung iodide bằng muối ăn thì có thể thay thế bằng các thực phẩm khác. Trong đó, rong biển là một
trong các thực phẩm chứa hàm lượng iodide lớn. Trong một gam rong biển Nori (loại làm cơm cuộn) cung cấp 37
μg iodide. Hãy tính xem một người nam trưởng thành sẽ cần ăn bao nhiêu tấm rong biển Nori để đủ lượng iodide
cần thiết cung cấp trong một ngày (cho 1 tấm rong biển Nori có khối lượng khoảng 3 gam)
c. Việc bổ sung iodide thông qua muối ăn là phương pháp hiệu quả trong cộng đồng, thông thường tỷ lệ pha iodide
3050
vào muối ăn là lần. Theo tổ chức WHO thì một người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ 5 gam muối mỗi ngày
1.000.000
(tương đương 2000 mg Na). Nếu một loại thực phẩm (đơn vị là ly khoảng 240 mL) có hàm lượng sodium như hình
bên, hãy tính số ly cần tiêu thụ để cung cấp đủ lượng muối ăn hằng ngày.
Câu 10. Cho bảng số liệu về bán kính của các ion sau:
Ion Bán kính (pm)
+
Na 116
K+ 152
2+
Mg 86
Cl- 167
O2- 126
Bản chất của liên kết ion là lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu và được tính theo ĐL Coulomb như sau:
q1 . q 2
F=k (r : khoảng cách của các ion (m); q1, q2: điện tích các ion (C); k: hằng số Coulomb)
r2
Nhiệt độ nóng chảy của hợp chất ion sẽ phụ thuộc vào độ mạnh của lực hút giữa các ion.
Dựa vào các thông tin đã cho phía trên hãy so sánh nhiệt độ nóng chảy của hai hợp chất sau: NaCl và KCl, MgO và
MgCl2.
Câu 11. Để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền liên kết ion thì bằng các phương pháp tính toán người ta thiết
lập được biểu đồ như sau:
Năng lượng
lực đẩy các ion

độ dài liên kết


r0 khoảng cách
các ion
Biểu đồ cho thấy khoảng cách giữa các ion càng gần càng thuận lợi để hệ đạt trạng thái bền vững. Tuy nhiên, nếu
khoảng cách quả nhỏ thì các ion lại đẩy nhau do hạt nhân các ion đều mang điện tích dương. Bằng hàng loạt các
phép tính, người ta thấy rằng
• các hợp chất ion được hình thành bởi các ion có điện tích lớn hơn sẽ tạo ra liên kết mạnh hơn
• các hợp chất ion có độ dài liên kết ngắn hơn sẽ hình thành liên kết mạnh hơn.
Dựa trên các nhận định trên hãy dự đoán và giải thích độ bền liên kết giữa các hợp chất ion sau:
NaCl và Na2O
Hợp chất
NaCl và NaF
Câu 12. Cho biểu đồ biểu diễn nhiệt độ nóng chảy của 3 nguyên tố X, Y, Z như sau:
3000
2500
Nhiệt độ nóng chảy
2000
1500
1000
500
0
X Y Z
Hợp chất ion
Các hợp chất X, Y, Z sẽ tương ứng ngẫu nhiên với các chất: NaF, MgO, MgF2. Hãy trình bày cách xác định các chất
tương ứng.
LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ
KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Câu 1. Liên kết cộng hoá trị là
A. lực hút tĩnh điện giữa các cặp electron chung.
B. liên kết được hình thành do sự cho nhận electron giữa các ion.
C. liên kết được hình thành do lực hấp dẫn giữa các ion.
D. liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử băng một hay nhiều cặp electron chung.
Câu 2. Liên kết cộng hoá trị thường được hình thành giữa
A. Các nguyên tử nguyên tố kim loại với nhau B. Các nguyên tử nguyên tố phi kim với nhau
C. Các nguyên tử nguyên tố kim loại với các nguyên tố phi kim D. Các nguyên tử khí hiếm với nhau.
Câu 3. Liên kết cộng hóa trị có cực được tạo thành giữa 2 nguyên tử có hiệu độ âm điện:
A. từ 0,4 đến nhỏ hơn 1,7 B. lớn hơn 1,7 C. từ 0 đến nhỏ hơn 1,7 D. từ 0 đến nhỏ hơn 0,4.
Câu 4. Phát biểu nào sau đây đúng với độ bền của một liên kết?
A. khi nhiều liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử, độ bền của liên kết sẽ giảm.
B. độ bền của liên kết tăng khi độ dài của liên kết tăng.
C. độ bền liên kết tăng khi độ dài của liên kết giảm.
D. độ bền của liên kết không phụ thuộc vào độ dài liên kết.
Câu 5. Cho các phát biểu sau:
(1) Nếu cặp electron chung bị lệch về phía một nguyên tử thì đó là liên kết cộng hóa trị không cực.
(2) Nếu cặp electron chung bị lệch về phía một nguyên tử thì đó là liên kết cộng hóa trị có cực.
(3) Cặp electron chung luôn được tạo nên từ 2 electron của cùng một nguyên tử
(4) Cặp electron chung được tạo nên từ 2 electron hóa trị.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
MÔ TẢ LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ
Câu 6. Trong hợp chất cộng hóa trị H2O thì oxygen đã góp bao nhiêu electron chung?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4
Câu 7. Trong hợp chất cộng hóa trị NH3 thì hydrogen đã góp bao nhiêu electron chung?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4
Câu 8. Trong hợp chất cộng hóa trị CH4 thì carbon đã góp bao nhiêu electron chung?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4
Câu 9. Trong hợp chất cộng hóa trị Cl2 thì số liên kết của chlorine là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4
Câu 10. Trong hợp chất cộng hóa trị CS2 thì số cặp electron chung xung quanh một nguyên tử carbon là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4
Câu 11. Trong hợp chất cộng hóa trị CS2 thì số cặp electron chung xung quanh một nguyên tử sulfur là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4
Câu 12. Trong hợp chất cộng hóa trị NH3 thì số cặp electron chưa tham gia liên kết của nitrogen là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4
Câu 13. Trong công thức Lewis HOCl thì số liên kết của một nguyên tử chlorine là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4
Câu 14. Trong phân tử HF, số cặp electron dùng chung và cặp electron hoá trị riêng của nguyên tử F lần lượt là
A. 1 và 3 B. 2 và 2 C. 3 và 1 D. 1 và 4
Câu 15. Trong công thức CS2, tổng số cặp electron lớp ngoài cùng của C và S chưa tham gia liên kết là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 16. Phân tử nào sau đây có các nguyên tử đều đạt cấu hình electron bão hòa theo quy tắc octet?
A. BeH2. B. AlCl3. C. PCl5. D. SiF4.
Câu 17. Quy tắc octet không đúng với trường hợp phân tử chất nào sau đây?
A. H2O. B. NO2. C. CO2. D. Cl2
Câu 18. Công thức cấu tạo nào sau đây không đủ electron theo quy tắc octet

A. H N H B. H B H C. Cl Cl D. O C O
H H
Câu 19. Phân tử nào chỉ chứa 6 electron liên kết?
A. C2H4. B. C2H6. C. H2O. D. NF3.
Câu 20. Trong các hợp chất sau đây: hợp chất nào mà có số cặp electron lớp vỏ ngoài cùng chưa tham gia liên kết
hóa học của nguyên tử trung tâm là 2 ?
A. H2O B. HCl C. NH3 D. CO2
Câu 21. Công thức electron của phân tử NH3 là
 +
H:N:H
A. H : N

:H B. H : N

:H C.   D. H : N

:H
H H H H
Câu 22. Công thức electron của phân tử nitrogen là
.. .. ..
A. : N :: N : B. : N N: C. : N :: N : D. : N :: N
.. :
Câu 1. Công thức electron của phân tử methane CH4 là
H H H H
A. H C H B. H C H C. H C H D. H C H
H H H H
Câu 23. Ethylen (C2H4) là một hormon thực vật ở dạng khí, hormon này được hình thành ngay từ trong cây, với vai
trò chính kích thích gây chín, làm già hóa và rụng hoa quả. Công thức cấu tạo của ethylen là hình nào sau đây (cho
biết ZC = 6 và ZH = 1)?
H H
H
H C C H H C C H

H H
A. B.
H
H H H C C H
C. H C C H D. H
Câu 24. Công thức cấu tạo đúng của CO2 là
A. O = C = O. B. O = C → O. C. O = C ← O D. O – C = O.
Câu 25. Công thức cấu tạo nào sau đây không đúng?
A. Cl = Cl B. N ≡ N C. H-S-H D. H- Cl
Câu 26. Hình nào dưới không mô tả đúng liên kết cộng hóa trị trong phân tử?
H

A. H H B. H Cl C. D. Cl Cl
H C H

H
Câu 27. Hợp chất A được được hình thành theo mô hình sau đây:

Z Z

Cho biết Y, Z chỉ thuộc chu kì 2. Số neutron của Y (biết số neutron, số proton trong Y bằng nhau) là
A. 6. B. 8. C. 10. D. 12.
Câu 28. Hình nào sau đây mô tả đúng liên kết trong ion NH4+?
H H H H
A. H N H B. H N H C. H N H D. H N H
H H H H
NHẬN DIỆN LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ
Câu 29. Trong các hợp chất sau đây, hợp chất nào có liên kết cộng hóa trị?
A. LiCl. B. NaF. C. CaF2. D. CCl4.
Câu 30. Liên kết hóa học trong phân tử Br2 thuộc loại liên kết
A. cộng hóa trị không cực. B. cộng hóa trị có cực C. ion D. hyđro
Câu 31. Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử NH3 là liên kết
A. cộng hóa trị không cực B. hyđro C. ion D. cộng hóa trị phân cực
Câu 32. Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử HCl thuộc loại liên kết nào sau đây?
A. cộng hóa trị không cực B. ion C. cộng hóa trị có cực D. hyđro
Câu 33. Liên kết hoá học giữa các nguyên tử trong phân tử H2O là liên kết nào sau đây?
A. cộng hoá trị không phân cực. B. cộng hoá trị phân cực. C. ion. D. hydro.
Câu 34. Liên kết hóa học trong phân tử fluorine, chlorine, idodine, oxygen đều là nào sau đây?
A. Liên kết ion. B. Liên kết cộng hóa trị có cực.
C. Liên kết cộng hóa trị không cực. D. Liên kết đôi.
Câu 35. Dãy gồm các chất trong phân tử chỉ có liên kết cộng hoá trị phân cực là
A. HCl, O3, H2S. B. O2, H2O, NH3. C. H2O, HF, H2S. D. HF, Cl2, H2O.
Câu 36. Liên kết trong phân tử HF, HCl, HBr, HI, H2O đều là liên kết nào sau đây?
A. liên kết ion. B. liên kết cộng hóa trị có cực.
C. liên kết cộng hóa trị không cực. D. liên kết đôi.
Câu 37. Liên kết trong phân tử HI là liên kết nào sau đây?
A. cộng hóa trị không phân cực B. cộng hóa trị có cực C. cho – nhận D. ion.
Câu 38. Liên kết trong phân tử Br2 là liên kết nào sau đây?
A. cộng hóa trị không phân cực B. cộng hóa trị có cực C. cho nhận D. ion.
Câu 39. Hợp chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị không phân cực?
A. LiCl. B. CF2Cl2. C. CHCl3. D. N2
Câu 40. Hợp chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị phân cực?
A. H2. B. CHCl3. C. CH4. D. N2
Câu 41. Dãy phân tử nào cho dưới đây đều có liên kết cộng hoá trị không phân cực?
A. N2, CO2, Cl2, H2. B. N2, Cl2, H2, HCl. C. N2, HI, Cl2, CH4. D. Cl2, O2. N2, F2
Câu 42. Lực kéo electron về phía nguyên tử nitrogen mạnh nhất ở liên kết nào dưới đây?
A. N-H B. N-F C. N-Cl D. N-Br
Câu 43. Phân tử nào sau đây có liên kết cộng hóa trị phân cực mạnh nhất?
A. CH4. B. NH3. C. H2O. D. HCl.
Câu 44. Phân tử nào sau đây có liên kết cộng hóa trị phân cực mạnh nhất?
A. C-H. B. C-F. C. CH4. D. Na2O.
Câu 45. Chất nào sau đây không có liên kết cộng hoá trị phân cực?
A. O2 B. CO2 C. NH3 D. HCl
Câu 46. Xét phân tử H2O, những phát biểu nào sau đây là đúng?
(1). Liên kết H-O là liên kết cộng hoá trị không phân cực
(2). Liên kết H-O là liên kết cộng hoá trị phân cực
(3). Cặp electron dùng chung trong liên kết H-O lệch về phía nguyên tử O
(4). Cặp electron dùng chung trong liên kết H-O lệch về phía nguyên tử H
(5). Cặp electron dùng chung trong liên kết H-O phân bố đều giữa hai nguyên tử.
(6). Nguyên tử O còn hai cặp electron hoá trị riêng.
Số phát biểu đúng là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4.
Câu 47. Xét phân tử CO2, những phát biểu nào sau đây là không đúng?
(1). Liên kết giữa hai nguyên tử C và O là liên kết cộng hoá trị không phân cực
(2). Liên kết giữa hai nguyên tử C và O là liên kết cộng hoá trị phân cực
(3). Phân tử CO2 có 4 electron hoá trị riêng.
(4). Phân tử CO2 có 4 cặp electron hoá trị riêng.
(5). Trong phân tử CO2 có 3 liên kết 𝛿 và 1 liên kết 𝜋
(6). Trong phân tử CO2 có 2 liên kết 𝛿 và 2 liên kết 𝜋
(7). Trong phân tử CO2 có 1 liên kết 𝛿 và 3 liên kết 𝜋
Số phát biểu đúng là A. 1 B. 2 C. 3 D. 4.
XÁC ĐỊNH CÔNG THỨC TẠO THÀNH
Câu 48. Nguyên tố X có số proton là 6 và nguyên tố Y có số proton là 9. Công thức hợp tạo thành từ X và Y là
A. XY4. B. XY3. C. X2Y3. D. X3Y2
Câu 49. Cho cấu tạo vỏ electron của nguyên tử X, Y như sau:

X Y

X, Y tạo hợp chất cộng hóa trị có công thức là


A. XY5. B. XY3. C. XY. D. X3Y
Câu 50. Cho sự phân bố electron trên các lớp của các nguyên tử sau đây:

Nguyên tử nào có thể tạo liên kết cộng hóa trị với nhau?
A. W và X. B. X và Y. C. W và Z. D. X, Y và Z
SỰ XEN PHỦ ORBITAL
Câu 51. Liên kết  là liên kết hình thành do.
A. sự xen phủ bên của hai orbital. B. cặp electron dùng chung.
C. lực hút tĩnh điện giữa hai ion. D. sự xen phủ trục của hai orbital.
Câu 52. Liên kết  là liên kết hình thành do
A. sự xen phủ bên của hai orbital. B. cặp electron dùng chung.
C. lực hút tĩnh điện giữa hai ion. D. sự xen phủ trục của hai orbital.
Câu 53. Hình nào sau đây mô tả sự hình thành liên kết  giữa các orbital?

A. B. C. D.
Câu 54. Hình nào sau đây mô tả sự hình thành liên kết  giữa các orbital?

A. B. C. D.
Câu 55. Liên kết trong phân tử nào sau đây được hình thành nhờ sự xen phủ orbital p-p?
A. H2. B. Cl2. C. NH3. D. HCl
Câu 56. Liên kết trong phân tử nào sau đây được hình thành nhờ sự xen phủ orbital s-s?
A. H2. B. Cl2. C. NH3. D. HCl
Câu 57. Các liên kết trong phân tử oxygen gồm
A. 2 liên kết  B. 2 liên kết  . C. 1 liên kết  , 1 liên kết  . D. 1 liên kết 
Câu 58. Số liên kết  và  có trong phân tử C2H2 lần lượt là
A. 2 và 3. B. 3 và 1. C. 2 và 2 D. 3 và 2.
Câu 59. Cho cấu trúc 3D của phân tử C2H4 (ethylene) như sau:

Số liên kết kết σ trong ethylene là A. 6. B. 5. C. 7. D. 8.


Câu 60. Cho cấu trúc 3D của phân tử C2H6 (ethane) như sau:

Số liên kết kết σ trong ethane là A. 9. B. 10. C. 7. D. 8.


Câu 61. Trong phân tử X có 8 liên kết σ. CTCT của X là hình nào sau đây?

A. . B. . C. . D. .
Câu 62. Chất nào sau đây có một liên kết đôi trong phân tử?
A. CH4. B. C2H4. C. C2H2. D. C2H6.
Câu 63. Phân tử nào sau đây chứa liên kết ba?
A. C2H4. B. H2. C. H2O. D. N2.
Câu 64. Dòng nước chảy chậm từ vòi có thể bị chảy lệch hướng bởi một thanh nhựa nhiễm điện vì nước là phân tử
phân cực.

Tại sao phân tử nước phân cực?


A. Các phân nước liên kết với nhau bằng liên kết Hydrogen.
B. Nguyên tử Oxygen và Hydrogen có độ âm điện khác nhau.
C. Nguyên tử Oxygen có 2 cặp electron tự do.
D. Nước có khả năng phân ly thành các ion.
Câu 1: Viết công thức electron, công thức Lewis và công thức cấu tạo của các phân tử:
a) Bromine (Br2) b)Hydrogen sulfide (H2S) c) Methane (CH4)
d) Ammonia (NH3) e) Ethene (C2H4) d) Ethyne (C2H2)
Câu 2: Viết công thức Lewis của các phân tử CS2, SCl2 và CCl4
Câu 3 : Viết công thức electron, công thức Lewis và công thức cấu tạo của
a) H2O b) NH3 c) CO2
Câu 4. Mô tả sự hình thành liên kết trong các phân tử sau theo ví dụ minh họa:
Hydrogen H2
H H H H H H Liên kết đơn
CT electron CT cấu tạo
Flourine F2 BF3 Hydrogen chloride HCl Amonia NH3
Methane CH4 Sulfur dioxide SO2 Carbon dioxide CO2
Câu 5: Viết công thức electron, công thức Lewis và công thức cấu tạo của các phân tử sau: N2, NH3, CH4, C2H4,
C2H2, Cl2, HCl, H2O, H2S.
Câu 6: Viết công thức electron và công thức cấu tạo của các phân tử sau:
a) Cl2O, Cl2O3, Cl2O5, Cl2O7, SO3, P2O5, CO2, SO2 , P2O3, N2O5, NO2, CO, NO.
b) HClO, HClO2, HClO3, HClO4, H2CO3, H3PO4, H2SO4, HMnO4, HNO3, H3PO3.
c) NaHCO3, Na2SO4, NaNO3, Ca(NO3)2, Na3PO4, Ca3(PO4)2, Al2(SO4)3, CaC2, NH4Cl, Al4C3.
d) NH4+, HSO4-, CO32-, HCO3-, NO3-, HPO42-.
Câu 7: Viết công thức cấu tạo của các phân tử sau: CuSO4, Fe3O4, Al2O3, Cl2O7, N2O5.
Câu 8: Viết công thức cấu tạo và công thức electron của BF3 và NH3. Giải thích tại sao BF3 có thể kết hợp được với
NH3.
Câu 9: Viết công thức cấu tạo và công thức electron của CO2 và SO2. Giải thích tại sao SO2 có thể kết hợp với oxi
tạo thành SO3 còn CO2 không có khả năng đó.
Câu 10: Dựa vào hiệu độ âm điện, hãy xác định loại liên kết trong các ion và phân tử sau:
NaHS, HClO, HSO4-, HCO3-, NO3-.
DẠNG 2. MÔ TẢ LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ
Câu 1. Phosphine là hợp chất hoá học giữa phosphorus với hydrogen, có công thức hóa học là PH3. Đây là chất khí
không màu, có mùi tỏi, rất độc, không bền, tự cháy trong không khí ở nhiệt độ thường và tạo thành khối phát sáng
bay lơ lửng. Phosphine sinh ra khi phân huỷ xác động, thực vật và thường xuất hiện trong thời tiết mưa phùn (hiện
tượng "ma trơi"). Hãy mô tả sự tạo thành liên kết hoá học trong phosphine (có vẽ CT Lewis).
Câu 2. Ozone (O3) là một loại khí có tính oxi hoá mạnh, phân tử gồm 3 nguyên tử oxygen. Ozone xuất hiện ở tầng
đối lưu và bình lưu của khí quyển. Tuỳ thuộc vào vị trí của ozone trong các tầng trên mà nó ảnh hưởng sự sống trên
Trái Đất theo các cách tốt, xấu khác nhau. Phân tử ozone có sự hiện diện của liên kết cho - nhận. Viết công thức
Lewis và công thức cấu tạo của ozone.
Câu 3. CO là chất khí không màu, không mùi có tên carbon monoxide. Nó là sản phẩm chính trong sự cháy không
hoàn toàn của cacbon cùng các hợp chất chứa cacbon. Nó có tính liên kết với các hemoglobin (Hb) có trong hồng
cầu với khả năng mạnh gấp 230 – 270 lần so với oxygen nên nếu hít vào phổi CO sẽ gắn chặn với Hb tạo thành
HbCO làm máu không thể chuyên chở oxy đến các tế bào. Viết công thức Lewis và công thức cấu tạo của CO.
Câu 4. Hydrogen sulfide (H2S) là một chất khí không màu, mùi trứng thối, độc. theo tài liệu của cơ quan quản lí an
toàn và sức khỏa nghề nghiệp Hoa Kì, nồng độ H2S khoảng 100 ppm gây kích thích màng phổi. Nồng độ khoảng
400 – 700 ppm, H2S gây nguy hiểm tính mạng chỉ trong 30 phút. Nồng độ trên 800 ppm gây mất ý thức và nguy cơ
làm tử vong ngay lập tức.
a. Viết công thức Lewis và công thức cấu tạo của H2S.
b. Em hiểu thế nào về nồng độ ppm của H2S trong không khí?
c. Một gian phòng trống (25 0C, 1 bar) có kích thước 3 mx 4 m x 6 m bị nhiễm 10 gam H2S. Tính nồng độ ppm của
H2S trong gian phòng trên. Đánh giá mức độ độc hại của H2S trong trường hợp này. Cho biết 1 mol khí ở 25 0C, 1
bar chiếm thể tích là 24,79 L (  24,8 L).
Câu 5. Hợp chất M có công thức AB3. Tổng số hạt proton trong phân tử M là 40. Trong thành phần hạt nhân của A
cũng như B đều có số hạt proton bằng neutron. A thuộc chu kì 3 trong bảng tuần hoàn.
a. Xác định A, B. Viết cấu hình electron của A và B.
b. Vẽ công thức Lewis của AB3.
Câu 6. Có 3 nguyên tố X, A, B với:
- Tổng số điện tích hạt nhân trong 3 nguyên tử là 16
- Số điện tích hạt nhân của A lớn hơn B là 1.
- Tổng số e trong BA3  - là 32
a) Viết cấu hình e của các nguyên tử X, A, B
b) Viết công thức electron và công thức Lewis của hợp chất XBA3.
11
Câu 7. Có 2 oxide AO2 và BO2 mà tỉ lệ phân tử khối là . Tỉ lệ thành phần khối lượng của A và B trong oxide theo
16
6
thứ tự là
11
a) Xác định A, B. Viết cấu hình e nguyên tử tương ứng và biểu diễn sự phân bố e trong obitan
b) Có thể hình thành phân tử AO3 và BO3 được không, giải thích?
Câu 8. Nguyên tố R được sử dụng thương mại chủ yếu trong các phân bón nhưng cũng được dùng rộng rãi trong
thuốc súng, diêm, thuốc trừ sâu và thuốc diệt nấm. Nguyên tố R có hóa trị cao nhất trong oxide gấp 3 lần hóa trị trong
hợp chất với hyđrogen.
a. Hãy cho biết hóa trị cao nhất của R trong oxide.
16
b. Trong hợp chất của R với hyđrogen, R chiếm phần khối lượng. Xác định tên nguyên tố R.
17
c. Viết công thức electron và công thức cấu tạo oxide cao nhất của R.
Câu 9. Caction X+ là một trong các nhân tố quan trọng đối với thực vật, đặc biệt là tảo. Thông qua X+ thực vật thủy
sinh có thể hấp thụ và kết hợp nitrogen vào protein, amin acid và các phân tử khác. Cho biết cation X+ do 5 nguyên
tử của 2 nguyên tố hóa học tạo nên. Tổng số proton trong X+ là 11.
a. Xác định công thức và gọi tên cation X+.
b. Viết công thức electron của ion X+. Cho biết cấu trúc hình học của ion này?
Câu 10. Ion Y2- là một trong những anion thường gặp trong nước tự nhiên. Nó là chỉ tiêu quan trọng trong nước sinh
hoạt vì khi hàm lượng Y2- trong nước cao sẽ gây ảnh hưởng đến con người do tính chất tẩy rửa của Y2-. Từ lý do
này, đối với nước sinh hoạt, nồng độ giới hạn của Y2- là 250 mg/L. Anion Y2- do 5 nguyên tử của 2 nguyên tố hóa
học tạo nên. Tổng số electron trong Y2- là 50.
a. Xác định công thức phân tử và gọi tên ion Y2-, biết rằng 2 nguyên tố trong Y2- thuộc cùng một phân nhóm và thuộc
hai chu kì liên tiếp.
b. Viết công thức electron của ion Y2-. Cho biết cấu trúc hình học của ion này?
c. Acid H2Y là một trong các chất xử lý nước thải thông dụng, nếu trong một 1L nước ô nhiễm người ta dùng 50 gam
dung dịch H2Y 98% để xử lý thì hãy tính nồng độ ion Y2+ trong nước sau khi xử lý và nhận xét xem có an toàn không?
XÁC ĐỊNH LIÊN KẾT THÔNG QUA VỊ TRÍ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN.
Câu 1. Liên kết trong phân tử NaI là liên kết
A. cộng hóa trị không phân cực B. cộng hóa trị có cực C. cho nhận D. ion.
Câu 2. Nguyên tố A thuộc nhóm kim loại kiềm và nguyên tử của nguyên tố B có 7 electron lớp ngoài cùng. Công
thức của hợp chất tạo bởi A và B là A. A7B B. AB7 C. AB D. A7B2
Câu 3. Cho vị trí của X, Y trong bảng tuần hoàn như sau:

Y
X

Công thức hợp chất ion tạo thành là A. XY. B. X2Y. C. XY2. D. X3Y2.
Câu 4. Ion X có cấu hình electron là 1s 2s 2p , nguyên tử Y có số electron ở các phân lớp s là 5. Liên kết giữa X và
- 2 2 6

Y thuộc loại liên kết nào sau đây?


A. cộng hóa trị phân cực B. cho nhận C. ion D. cộng hóa trị.
Câu 5. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron 1s22s22p63s23p64s1, nguyên tử của nguyên tố Y có cấu hình
electron 1s22s22p5. Liên kết hoá học giữa nguyên tử X và nguyên tử Y thuộc loại liên kết nào sau đây?
A. kim loại. B. cộng hoá trị. C. ion. D. cho nhận.
Câu 6. Cho vị trí của X, Y trong bảng tuần hoàn như sau:

Y
X

Công thức hợp chất hình thành từ hai nguyên tử này là


A. X2Y với liên kết ion. B. X2Y với liên kết cộng hoá trị.
C. XY2 với liên kết cộng hoá trị. D. XY2 với liên kết ion.
Câu 7. Cho vị trí của Z, Y trong bảng tuần hoàn như sau:

Y
Z

Công thức của hợp chất hình thành giữa các nguyên tố này là
A. Z2Y với liên kết cộng hoá trị. B. ZY2 với liên kết ion.
C. ZY với liên kết cho nhận. D. Z2Y3 với liên kết cộng hoá trị.
Câu 8. Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử của nguyên tố M, X lần lượt là 58 và 52. Hợp chất MX có tổng số hạt
proton trong một phân tử là 36. Liên kết trong phân tử MX thuộc loại liên kết nào sau đây?
A. Ion B. Cộng hóa trị không phân cực C. Cộng hóa trị phân cực D. Cho nhận
Câu 9. Cho các phát biểu sau:
(1). Bản chất của liên kết của ion là sự góp chung electron giữa các nguyên tử để có trạng thái bền như khí
hiếm.
(2). Hợp chất ion là một hỗn hợp của các ion đơn nguyên tử.
(3). Về phương diện cộng hóa trị, một nguyên tử có thể góp chung với 1 nguyên tử khác nhiều electon.
(4). Nguyên tử N có 5 elecron ở lớp ngoài cùng và có thể góp chung 3 e với các nguyên tử khác.
(5). Liên kết cộng hóa trị có cực là dạng chuyển tiếp giữa liên tiếp cộng hóa trị ko cực và liên kết ion.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 6 C. 4 D. 7
Câu 10. Cho các nhận định sau:
(1). Hầu hết các hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao.
(2). Hầu hết các hợp chất ion dễ hòa tan trong các dung môi hữu cơ.
(3). Hầu hết các hợp chất ion ở trạng thái nóng chảy không dẫn điện.
(5). Liên kết cộng hóa trị là liên kết giữa 2 hoặc nhiều nguyên tử được tạo thành do sự góp chung một hay nhiều e.
(6). Liên kết cộng hóa trị có cực thường được tạo thành giữa hai nguyên tử phi kim khác nhau.
(7). Cho các oxide: Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7 có 4 oxide trong phân tử có liên kết cộng hóa trị
phân cực.
(8). Các phân tử: H2, SO2, NaCl, NH3, HBr, H2SO4. CO2 đều có chứa liên kết cộng hóa trị phân cực.
Số phát biểu đúng là A. 5 B. 6 C. 4 D. 7.
Câu 11. Hợp chất nào sau đây chứa cả liên kết cộng hóa trị và liên kết ion?
A. CH3OH. B. KOH. C. C-Cl. D. C-Br.
Câu 12. Cho các chất: NH4Cl (1), Na2CO3 (2), NaF (3), H2CO3 (4), KNO3 (5), HClO (6), KClO (7). Các chất mà
phân tử vừa có liên kết ion vừa có liên kết cộng hóa trị là
A. (2), (5), (7). B. (1), (2), (6). C. (2),(3) (5), (7). D. (1), (2), (5), (7).
Câu 13. Cho các chât: NH4Cl, Na2CO3, NaF, H2CO3, KNO3, HClO, KClO. Trong các chất trên, số chất mà phân tử
vừa có liên kết ion vừa có liên kết cộng hóa trị là
A. 4 B. 3 C. 5 D. 6
XÁC ĐỊNH LOẠI LIÊN KẾT THÔNG QUA HIỆU ĐỘ ÂM ĐIỆN
Câu 14. Dựa vào hiệu độ âm điện giữa 2 nguyên tố, cho biết liên kết trong phân tử nào sau đây là phân cực nhất.
A. HF B. HCl C. HBr D. HI
Câu 15. Cho biết độ âm điện của các nguyên tố: O (3,5); Ca (1,0); Mg (1,2); Cl (3,0); Al (1,5) và B (2,8). Phân tử
nào sau đây có độ phân cực của liên kết cao nhất?
A. CaO. B. AlCl3. C. BCl3. D. MgO.
Câu 16. Cho độ âm điện các nguyên tố: O (3,44), Cl (3,16), N (3,04), S (2,58), H (2,2). Phân tử nào sau đây có liên
kết phân cực mạnh nhất? A. Cl2O. B. H2S. C. NCl3. D. NH3.
Câu 17. Độ âm điện của 2 nguyên tố X, Y là 1,0 và 3,0. Liên kết hóa học giữa X và Y là liên kết
A. cộng hóa trị không cực. B. cộng hóa trị có cực. C. ion. D. cho - nhận.
Câu 18. Cho giá trị độ âm điện của các nguyên tố: F (3,98); O (3,44); C (2,55); H (2,20); Na (0,93). Hợp chất nào
sau đây là hợp chất ion?
A. NaF. B. CH4. C. H2O. D. CO2.
Câu 19. Cho độ âm điện của các nguyên tố như sau: O (3,44), Cl (3,16), Mg (1,31), C (2,55), H (2,2). Trong các
phân tử: MgO, CO2, CH4, Cl2O. Số chất có kiểu liên kết cộng hóa trị có cực là
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 20. Cho độ âm điện của các nguyên tố Na: 0,93 ; Li: 0,98 ; Mg: 1,31 ; Al: 1,61; P: 2,19 ; S: 2,58 ; Br: 2,96; N:
3,04. Dãy các hợp chất trong phân tử có liên kết ion là
A. MgBr2, Na3P B. Na2S, MgS C. Na3N, AlN D. LiBr, NaBr
Câu 21. Cho độ âm điện: Be (1,5), Al (1,5), Mg (1,2), Cl (3,0), N (3,0), H (2,1), S (2,5), O (3,5). Chất nào sau đây
có liên kết ion ?
A. H2S, NH3. B. BeCl2, BeS. C. MgO, Al2O3. D. MgCl2, AlCl3.
Câu 22. Cho các chất: HF, NaCl, CH4, Al2O3, K2S, MgCl2. Số chất có liên kết ion là (Độ âm điện của K: 0,82; Al:
1,61; S: 2,58; Cl: 3,16 và O: 3,44; Mg: 1,31; H: 2,20; C= 2,55; F: 4,0)
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.

You might also like