Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Slide 1: Xin chào thầy cô và các bạn, sau đây nhóm em xin trình bay về một số làng nghề

truyền thống
của Hà Nội.

Slide 3: Thủ đô Hà Nội với bề dày văn hóa và lịch sử, với băm sáu phố phường đã đi vào thi ca, với Văn
Miếu, Tháp rùa, Hoàng thành,… và cả những làng nghề truyền thống mà gần như ai sinh ra và lớn lên ở
mảnh đất Hà thành cũng đều thuộc nằm lòng. Hôm nay, các bạn hãy cùng nhóm mình những làng nghề
truyền thống nức tiếng Hà thành – nơi gìn giữ bản sắc dân tộc bằng những sản phẩm thủ công độc đáo
nhé!

Slide 4: Các bạn biết đấy *đọc trên slide*

Slide 5: Vì thế, hôm nay nhóm mình sẽ giới thiệu cho các bạn 3 làng nghề nổi tiếng ở Hà Nội, đó là làng
nghề gốm Bát Tràng, Nón Chuông và Làm Hương

Slide 6: Hiện tại các bạn đang học tập tại ngôi trường THPT Nguyễn Văn Cừ, chắc hẳn không ai là không
nghe qua gốm Bát Tràng. Theo Đại Việt sử ký toàn thư và Dư địa chí của Nguyễn Trãi, Làng gốm Bát
Tràng được hình thành từ thời Lý, nằm ở tả ngạn sông Hồng, nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Sau hơn 500 năm tồn tại và phát triển, Làng gốm Bát Tràng ngày nay trở thành trung tâm sản xuất gốm
sứ có quy mô chuyên nghiệp, với nhiều công ty lớn lớn được thành lập bên cạnh những đơn vị sản xuất
nhỏ theo hộ gia đình. Dẫu vậy, ngôi làng vẫn giữ được nét văn hóa truyền thống đáng quý và giá trị nghệ
thuật được đặt vào từng sản phẩm. Làng gốm Bát Tràng nằm tại xã Bát Tràng, bao gồm thôn Giang Cao
và thôn Bát Tràng, thuộc huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Suốt hơn 500 năm lịch sử, làng gốm Bồ Bát
đã trải qua nhiều biến cố và thăng trầm. Tuy nhiên, nhờ sự bền vững và sự chăm chỉ của những người
dân và nghệ nhân tại đây, làng gốm vẫn tồn tại và phát triển cho đến ngày nay. Nó đã trở thành một
biểu tượng văn hóa và là một phần không thể thiếu trong di sản văn hóa của Hà Nội. Làng Gốm Bát
Tràng, Hà Nội, lưu giữ trong mình tinh hoa sáng tạo nghệ thuật và nét đẹp lao động của một làng nghề
truyền thống. Để hiểu rõ hơn về ngôi làng này, chúng ta cùng nhau xem một video giới thiệu “Một ngày
ở Làng Gốm Bát Tràng “ nhé

Slide 8: Sau khi xem video, có lẽ các bạn đã hiểu hơn về Làng Gốm Bát Tràng rồi nhỉ? Nếu có thời gian
rảnh, hãy thử sang tham quan và tìm hiểu rõ hơn về ngôi làng mang nét đẹp truyền thống này nhé. Tiếp
theo, nhóm chúng mình xin giới thiệu một địa danh cũng khá nổi tiếng của Hà Nội, nơi thu hút nhiều
khách du lịch đến tham quan và trải nghiệm, đó chính là làng nón Chuông. Làng nón Chuông tọa lạc tại
xã Quốc Trung huyện Thanh Oai cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 30 km. Làng Chuông thường được
biết với tên gọi khác là làng nón lá Thanh Oai. Là một làng nghề ở hà nội lâu đời, không ai biết chính xác
làng Chuông làm nón cụ thể từ năm nào. Tuy Nhiên theo lời những cụ bô lão trong làng, từ thế kỉ thứ 8
thì làng đã bắt đầu sản xuất nón. Trong thời kỳ phát triển, làng Chuông Hà Nội là nơi cung cấp nhiều loại
nón truyền thống như nón quai thao, nón lá giá ghép sống. Trong đó, quai thao sử dụng để người già đội
đi chùa chiền. Còn nón lá già ghép sống phục vụ những người phụ nữ làm công việc đồng áng. Về với
làng Chuông, bạn được trực tiếp chiêm ngưỡng quy trình sản xuất chiếc nón lá đó là một nghề truyền
thống chứ không có tính chất kinh doanh nên người dân không ai giấu nghiệp. Chúng ta hãy cùng xem
một video giới thiệu về nón là làng Chuông nhé.
Slide 10: Các bạn thấy đấy, mỗi chiếc nón lá làm ra là tất cả tình yêu và tâm huyết của người thợ. Mỗi
làng nghề đều mang một vẻ đẹp riêng nhưng nhìn chung, chúng đều làm tôn lên giá trị văn hoá của Hà
Nội, vẻ đẹp của con người thủ đô. Và cuối cùng, chúng mình muốn giới thiệu cho các bạn về một ngôi
làng có truyền thống làm hương.

Làng nghề làm Hương ở Hà Nội còn được gọi là làng Hương Quảng Phú cầu, làng Hương Xà Cầu. Đây là
một trong những địa điểm tham quan rất nổi tiếng ở ngoại ô Hà Nội và có vị trí cách trung tâm thành
phố khoảng 35km. Nhìn lại lịch sử của làng nghề làm Hương nơi đây đã từ rất lâu làm tâm hương là nghề
truyền thống gắn liền với tư thế hệ người dân Việt Nam. Mặc dù trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử
nhưng làm nghề ở Hà Nội này vẫn duy trì bởi những đôi bàn tay khéo léo của những người thợ lành
nghề. Cho dù đã tồn tại hàng 100 tuổi cho đến nay là nghề làm Hương ở Hà Nội vẫn tồn tại và trở thành
một trong những nét đẹp khác biệt. không những thế Đây còn là nơi lưu trữ những nét văn hóa của làng
quê vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trở về thời gian trước đây nghề làm tăm hương chỉ suất hiện chủ yếu ở khu
vực Phú Lương Thượng. Sau thời gian nghề này dần lan rộng ra khắp vùng Đạo Tú, Cầu Bầu. Vì thế đến
tận bây giờ Phú Cầu đã và đang trở thành một trong những làng nghề làm hương nổi tiếng ở ngoại ô.
Ngày nay khi đến thăm làng Hương Hà Nội bạn sẽ dễ dàng bắt gặp được những dấu ấn của làng quê
đồng bằng Bắc bộ pha trộn nét hiện đại năng động.

Slide 11: Làng nghề truyền thống Hà Nội đã và đang là những điểm du lịch lưu giữ trọn vẹn vẻ đẹp của di
sản văn hóa Việt, được du khách thập phương yêu thích mỗi khi có dịp ghé thăm Thủ đô nghìn năm văn
hiến. Với giá trị lịch sử đặc biệt, những ngôi làng này góp phần làm rạng rỡ du lịch Việt với bạn bè năm
châu. Làng nghề truyền thống Hà Nội chính là nơi lưu giữa trọn vẹn văn hóa Hà thành. Những ngôi làng
này đều có tuổi đời hàng trăm năm, có vai trò như một nhân chứng của lịch sử, chứng kiến biết bao
thăng trầm, biến cố của trung tâm văn hóa hàng đầu cả nước. Mỗi làng nghề sẽ ẩn chứa những vẻ đẹp
ấn tượng, nét đặc trưng riêng kiến tạo nên giá trị văn hóa của nền văn hiến đất Thăng Long. Đây chính là
lý do khiến những làng nghề truyền thống ở Hà Nội luôn xuất hiện trong biết bao áng văn thơ và để lại
những ký ức khó quên trong biết bao thế hệ người Việt.

Slide 12: Vâng, phần trình bày của nhóm em đến đây là kết thúc. Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng
nghe. Nếu các bạn thắc mắc hoặc câu hỏi gì, có thể giơ tay để mình dài đáp.

You might also like