Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 27

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ


-----🙟🙟🕮🙝🙝-----

TIỂU LUẬN

MÔN KINH TẾ LƯỢNG

Đề tài:

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI (GDP)
CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á NĂM 2021

Lớp tín chỉ: KTE309.2


Giảng viên hướng dẫn: TS. Chu Thị Mai Phương

Nhóm sinh viên thực hiện:

Họ và tên Mã số sinh viên


Bùi Đại Dương 2114110067
Lương Khánh Linh 2114110173
Võ Minh Ngọc 2111110210
Nguyễn Thị Nhung 2114110247
Vi Thành Tuân 2114210111

Hà Nội, tháng 6 năm 2023

Trang
Trang
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................3
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT....................................................................................7
1. Tổng quan về GDP..............................................................................................7
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến GDP.........................................................................7
2.1. Tỷ lệ thất nghiệp............................................................................................7
2.1.1. Định nghĩa:.............................................................................................7
2.1.2. Các nghiên cứu thực nghiệm đi trước về mối quan hệ giữa thất
nghiệp và GDP:.................................................................................................7
2.2. Tỷ lệ lạm phát................................................................................................9
2.2.1. Định nghĩa:.............................................................................................9
2.2.2. Tác động của lạm phát đến GDP:...........................................................9
2.2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm đi trước về mối quan hệ giữa lạm phát và
GDP: 9
2.3. Kim ngạch xuất nhập khẩu........................................................................10
2.3.1. Định nghĩa:...........................................................................................10
2.3.2. Vai trò:..................................................................................................10
2.3.3. Các nghiên cứu thực nghiệm đi trước về mối quan hệ giữa kim ngạch
xuất nhập khẩu và GDP...................................................................................11
2.4. Tổng dân số.................................................................................................12
2.4.1. Định nghĩa:...........................................................................................12
2.4.2. Vai trò của dân số đối với GDP của quốc gia:.....................................12
2.4.3. Các nghiên cứu thực nghiệm đi trước về mối quan hệ giữa tổng dân số
và GDP:...........................................................................................................13
2.5. Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI)........................................................14
2.5.1. Định nghĩa.............................................................................................14
2.5.2. Tác động của FDI đến GDP:................................................................14
PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH KINH
TẾ LƯỢNG..................................................................................................................16
1. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................16
1.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu......................................................16
1.2. Phương pháp phân tích hồi quy.................................................................16
1.3. Phương pháp bình phương tối thiểu OLS.................................................16
1.4. Một số phương pháp khác..........................................................................16

Trang
2. Xây dựng mô hình lý thuyết.............................................................................17
PHẦN 3: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG KIỂM ĐỊNH VÀ SUY DIỄN THỐNG KÊ.18
1. Mô tả thống kê và mô tả tương quan giữa các biến của mô hình.................18
1.1. Mô tả thống kê.............................................................................................18
1.2. Mô tả tương quan các biến.........................................................................19
2. Kết quả ước lượng.............................................................................................20
3. Kiểm tra khuyết tật của mô hình.....................................................................21
3.1. Kiểm định mô hình bỏ sót biến...................................................................21
3.2. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến.........................................................22
3.3. Kiểm định phương sai sai số thay đổi........................................................23
3.4. Kiểm định tự tương quan............................................................................23
3.5. Kiểm định sai số ngẫu nhiên không tuân theo quy luật phân phối chuẩn
24
KẾT LUẬN..................................................................................................................25
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................26

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Bảng thống kê và giải thích các biến trong mô hình.............................17


Bảng 2: Bảng mô tả thống kê..............................................................................18
Bảng 3: Bảng mô tả tương quan các biến............................................................19
Bảng 4: Kết quả ước lượng.................................................................................20
Bảng 5: kết quả kiểm định Ramsey RESET........................................................21
Bảng 6: Kết quả kiểm định VIF..........................................................................22
Bảng 7: kết quả kiểm định VIF lần 2..................................................................22

Trang
LỜI MỞ ĐẦU

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là một thước đo rất mạnh để đánh giá sức khỏe
kinh tế của một quốc gia. Nó đo lường và phản ánh tổng sản lượng của một quốc gia
bao gồm tất cả các giao dịch mua hàng hóa và dịch vụ do quốc gia đó sản xuất cũng
như các dịch vụ được sử dụng bởi các cá nhân, doanh nghiệp, người nước ngoài và các
cơ quan chủ quản. GDP được hầu hết các chính phủ và những người ra quyết định
kinh tế sử dụng như một chỉ số để lập kế hoạch và xây dựng chính sách (Dhiraj Jain,
K. Sanal Nair and Vaishali Jain). Chính vì vậy, GDP không chỉ thể hiện sức mạnh và
thịnh vượng của một quốc gia, mà còn phản ánh khả năng cạnh tranh và sự tiến bộ của
đất nước đó trong bối cảnh quốc tế ngày càng mở rộng.

Nghiên cứu của Nguyễn et al. (2019) tập trung vào vai trò của đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) đối với tăng trưởng kinh tế và GDP của các quốc gia Đông Nam Á.
Nghiên cứu này đã nhận thấy rằng FDI có tác động tích cực và đáng kể đến sự phát
triển kinh tế của khu vực. Trong một nghiên cứu khác, Rahman et al. (2018) đã khảo
sát tác động của xuất khẩu và nhập khẩu đối với GDP của các quốc gia Đông Nam Á.
Kết quả cho thấy xuất khẩu có ảnh hưởng tích cực đến GDP, trong khi nhập khẩu có
tác động tiêu cực. Tuy nhiên, các mối tương quan và tác động này có thể thay đổi theo
từng quốc gia. Một nghiên cứu của Lee et al. (2017) đã phân tích vai trò của chính
sách tài khóa và tiền tệ đối với GDP của các quốc gia Đông Nam Á. Nghiên cứu này
nhận thấy rằng chính sách tài khóa có tác động mạnh mẽ đến GDP, trong khi chính
sách tiền tệ không có tác động đáng kể.

Mặc dù đã có những nghiên cứu tiên phong, vẫn còn tồn tại một số khoảng
trống cần được nghiên cứu, cụ thể là các yếu tố ảnh hưởng đến GDP của các quốc gia
Đông Nam Á, và việc nghiên cứu khoảng trống này sẽ cung cấp thêm thông tin quan
trọng về vai trò của một số yếu tố kinh tế quan trọng trong sự phát triển kinh tế.

Trong đề tài nghiên cứu này, nhóm sẽ tập trung vào các yếu tố kinh tế quan
trọng ảnh hưởng đến GDP của tám quốc gia Đông Nam Á là Việt Nam, Thái Lan, Lào,

Trang
Malaysia, Philippines, Cambodia, Singapore và Brunei. Các yếu tố bao gồm đầu tư
trực tiếp từ nước ngoài (FDI), kim ngạch xuất nhập khẩu, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lạm
phát và tổng dân số. Qua việc khám phá và phân tích những mối liên hệ này, nhóm hy
vọng sẽ mang đến cái nhìn sâu sắc về tầm quan trọng của FDI, kim ngạch xuất nhập
khẩu, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát và tổng dân số đối với sự phát triển kinh tế và
GDP của tám quốc gia Đông Nam Á nói trên. Kết quả nghiên cứu này không chỉ cung
cấp thông tin hữu ích cho việc định hình chính sách kinh tế, mà còn đóng góp vào việc
nâng cao hiểu biết và ý thức về quan hệ kinh tế quốc tế.

Bài nghiên cứu của nhóm được chia thành 3 phần:


Phần 1: Cơ sở lý thuyết
Phần 2: Phương pháp nghiên cứu và xây dựng mô hình kinh tế lượng
Phần 3: Kết quả kiểm định và suy diễn thống kê

Trang
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Tổng quan về GDP
Khái niệm: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là giá trị thị trường của tất cả các
hàng hóa dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ quốc gia
trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). GDP là địa lượng dùng để phản ảnh
quy mô hoạt động kinh tế của quốc gia đó.

Phương pháp tính: Theo phương pháp chi tiêu, tổng sản phẩm quốc nội là tổng số
tiền hộ gia đinhg trong quốc gia đó dùng để mua hàng hóa cuối cùng. Như vậy, trong
một nền kinh tế giản đơn, ta có thể dễ dàng tính tổng sản phẩm quốc nội như là tổng
chi tiêu hàng hóa và dịch vụ cuối cùng hàng năm:

GDP = Tổng tiêu thụ + đầu tư + chi tiêu chính phủ + (xuất khẩu – nhập
khẩu)

Vai trò của GDP: là thước đo để đánh giá tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế của
một hay một quốc gia, đồng thời cũng thể hiện sự biến động của sản phẩm hay dịch vụ
theo thời gian. Các tác động xấu của GDP gây ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống của người dân.

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến GDP


2.1. Tỷ lệ thất nghiệp
2.1.1. Định nghĩa:
Thất nghiệp (Unemployment) là tình trạng khi những người đang trong độ tuổi
lao động hoặc có khả năng lao động nhưng lại đang trong tình trạng tìm việc làm hay
không có việc làm mặc dù thừa khả năng lao động, bằng cấp.

2.1.2. Các nghiên cứu thực nghiệm đi trước về mối quan hệ giữa thất
nghiệp và GDP:
Nghiên cứu của Chu (2008) tập trung vào phân tích mối quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp ở tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) từ năm 1978 đến
2016. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy một mối quan hệ tích cực và ổn định trong

Trang
dài hạn giữa tỷ lệ thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, mỗi tăng trưởng kinh tế
1% dẫn đến tăng tỷ lệ thất nghiệp lên 0.22%. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra sự tồn
tại của mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp, có
nghĩa là tỷ lệ thất nghiệp gây ra sự biến đổi trong tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng
kinh tế cũng gây ra sự biến đổi trong tỷ lệ thất nghiệp.

Nghiên cứu của Imran, Mughal, Salman và Makarevic (2015) sử dụng phương
pháp hiệu ứng cố định và mô hình hồi quy gộp để đánh giá mối quan hệ giữa thất
nghiệp và tăng trưởng tài khóa của 12 quốc gia châu Á trong giai đoạn 1982 - 2011.
Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra một mối quan hệ tiêu cực đáng kể giữa thất nghiệp
và tăng trưởng tài khóa.

Tại Việt Nam, Ứng dụng mô hình ARDL đánh giá mối quan hệ giữa thất
nghiệp và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam của Nguyễn Thị Thu Hà đã đánh giá
mối quan hệ giữa thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Dữ liệu nghiên cứu
là dữ liệu chuỗi thời gian giai đoạn 1986 - 2019 được thu thập thông qua Niêm giám
thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam (n.d.). Các kiểm định đường bao, kiểm định
ARDL và kiểm định ECM chỉ ra rằng tỷ lệ thất nghiệp có mối quan hệ tiêu cực với
tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn và dài hạn.

Nhìn chung, các nghiên cứu chỉ ra những phát hiện mâu thuẫn nhau về mối quan
hệ giữa tỷ lệ thất nghiệp với tăng trưởng kinh tế. Định luật Okun khẳng định tồn tại
mối quan hệ nghịch biến giữa thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế, trong khi các nghiên
cứu thực nghiệm đồng thuận với quan điểm Định luật Okun và tìm thấy mối quan hệ
tiêu cực giữa thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế ở một số quốc gia trong ngắn hạn hoặc
dài hạn hoặc cả ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên, vẫn có một số phát hiện thực nghiệm
khác phủ nhận Định luật Okun vì kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ tích cực
hoặc không có mối quan hệ nào giữa thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế.

Trang
2.2. Tỷ lệ lạm phát
2.2.1. Định nghĩa:
Lạm phát: Các nhà kinh tế học có nhiều quan điểm khác nhau liên quan đến khái
niệm và tính chất cơ bản của lạm phát. Tuy nhiên, nhìn chung, lạm phát là một “hiện
tượng tiền tệ” mà ở đó sức mua của tiền tệ bị suy giảm, và được đo lường bằng sự gia
tăng của mức giá chung trong nền kinh tế.

Tỷ lệ lạm phát (inflation rate) là tốc độ tăng mặt bằng giá của nền kinh tế. Nó cho
thấy mức độ lạm phát của nền kinh tế. Thông thường, người ta tính tỉ lệ lạm phát dựa
vào chỉ số giảm phát GDP. Tỷ lệ lạm phát có thể được tính cho một tháng, một quý,
nửa năm hoặc một năm.

2.2.2. Tác động của lạm phát đến GDP:


Lạm phát tăng cao và kéo dài sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ nền
kinh tế. Giá cả tăng mạnh sẽ làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến khả
năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Lạm phát cao làm giảm
giá trị đồng tiền trong nước.

2.2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm đi trước về mối quan hệ giữa lạm phát và
GDP:
Nghiên cứu “Phân tích tác động của lạm phát, lãi suất và tỷ giá hối đoái đối với
tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tại Indonesia” năm 2014 của Semuel, Hatane and
Nurina, Stephanie tại Conference on Global Business, Economics, Finance and Social
Sciences (Thái Lan) đã chỉ ra rằng tăng trưởng kinh tế cao hay thấp có thể được đo
lường bằng tính tổng sản phẩm quốc nội GDP và trong các yếu tố ảnh hưởng đến GDP
thì lạm phát không ảnh hưởng đáng kể đến GDP.

Trong khi đó, tại Turkish Journal of Computer and Mathematics Education đã có
một bài nghiên cứu “Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam”
(2021) tại cho rằng lạm phát có mối quan hệ phi tuyến tính với tăng trưởng GDP, cụ
thể là lạm phát đã vượt ngưỡng 6% và tác động tiêu cực đến tăng trưởng GDP. Phát

Trang
hiện này cho thấy các cơ quan chức năng của Việt Nam nên đặt mục tiêu lạm phát thấp
hơn 6%/năm

Sau khi xem xét các quan điểm từ nhiều trường phái khác nhau và các bài
nghiên cứu đi trước, ta có thể nhận thấy mối quan hệ giữa lạm phát và GDP không
phải là mối quan hệ một chiều mà có sự tác động qua lại. Trong ngắn hạn, khi lạm phát
còn ở mức thấp, lạm phát và tăng trưởng có mối quan hệ cùng chiều, Nghĩa là nếu
muốn tăng trưởng ở tốc độ cao hơn thì chấp nhận tăng lạm phát. Tuy nhiên, mối quan
hệ này không tồn tại mãi mãi mà đến một lúc nào đó, nếu lạm phát tiếp tục tăng cao sẽ
ảnh hưởng làm giảm tăng trưởng. Trong dài hạn, khi tăng trưởng đã đạt đến mức tối
ưu thì lạm phát không tác động đến tăng trưởng nữa mà lúc này, lạm phát hậu quả của
việc cung tiến quá mức vào nền kinh tế.

2.3. Kim ngạch xuất nhập khẩu


2.3.1. Định nghĩa:
Xuất nhập khẩu được hiểu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc
tế, là sự trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia trên nguyên tắc trao đổi ngang giá lấy tiền
tệ là môi giới và thường tính trong một khoảng thời gian nhất định.
Xuất khẩu: là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho một quốc gia khác. trên cơ sở sử
dụng tiền tệ làm phương thức thanh toán.
Nhập khẩu: là việc mua hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia, trên cơ sở sử
dụng tiền tệ làm phương thức thanh toán.

2.3.2. Vai trò:


Xuất nhập khẩu có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của một quốc gia, đảm
bảo sự phát triển ổn định của những ngành kinh tế mũi nhọn mỗi nước đồng thời khai
thác triệt để lợi thế so sánh của quốc gia, góp phần thực hiện chuyên môn hóa cao
trong lao động và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế; đem lại nguồn ngoại tệ cho đất
nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế toàn cầu.

Trang 10
2.3.3. Các nghiên cứu thực nghiệm đi trước về mối quan hệ giữa kim ngạch
xuất nhập khẩu và GDP
Hầu hết các nhà kinh tế và các nghiên cứu trên thế giới đều kết luận rằng tăng
xuất khẩu là một trong những yếu tố chính dẫn đến tăng trưởng GDP. Ngoài ra, xuất
khẩu còn làm giảm khó khăn về ngoại tệ. Những lập luận này gần đây đã được hỗ trợ
bởi thuyết tăng trưởng nội sinh, trong đó nó nhấn mạnh rằng xuất khẩu có thể thúc đẩy
tăng trưởng dài hạn vì sẽ thúc đẩy phát triển công nghệ và học hỏi kinh nghiệm từ các
quốc gia khác. Trong khi đó đóng góp của nhập khẩu đến tăng trưởng GDP lại khá
khiêm tốn.

Nghiên cứu năm 2013 trên tạp chí The International Journal of Management
mang tựa đề “Ảnh hưởng của xuất khẩu và nhập khẩu đối với GDP của Bangladesh:
Một phân tích thực nghiệm” của SK Kamal Ahmed, Md. Anamul Hoque, sử dụng dữ
liệu hàng năm từ năm 1972 đến năm 2006 được lấy từ các báo cáo của World bank
sau đó phân tích dữ liệu bằng cách sử dụng các công cụ kinh tế lượng. Phân tích cho
thấy cả xuất khẩu và nhập khẩu đều có liên quan đến tăng trưởng GDP: xuất khẩu có
đóng góp tích cực vào GDP trong khi đóng góp của nhập khẩu lại không rõ ràng.

Một bài nghiên cứu khác vào năm 2014 “Một nghiên cứu về xuất nhập khẩu và
tăng trưởng kinh tế ở Albania” được đăng trên Academic Journal of Interdisciplinary
Studies thảo luận về mối quan hệ giữa xuất khẩu, nhập khẩu và tổng sản phẩm quốc
nội (GDP) ở Albania bằng cách sử dụng dữ liệu hàng năm cho giai đoạn từ 1984 đến
2012. Các nghiên cứu thực nghiệm và mô hình kinh tế vĩ mô khác nhau chỉ ra rằng có
một mối quan hệ cân bằng giữa xuất khẩu, nhập khẩu và GDP về lâu dài.

Ngoài ra, Werner Kristjanpoller R. và Josephine E. Olson cũng đã có một bài


nghiên cứu trên Emerging Markets Finance and Trade “Economic Growth in Latin
American Countries: Is It Based on Export-Led or Import-Led Growth?” năm 2014.
Dựa vào kết quả đã chứng minh rằng xuất khẩu thúc đẩy tăng trưởng tổng sản phẩm
quốc nội (GDP), trong khi đó thì nhập khẩu tại có tác động tiêu cực.

Trang 11
2.4. Tổng dân số
2.4.1. Định nghĩa:
Khái niệm dân số được nhìn nhận và nghiên cứu trên 3 đặc tính cơ bản, bao gồm
quy mô, phân bố và cơ cấu dân số.

Quy mô dân số là chỉ tiêu dân số học cơ bản, cho biết tổng số dân sinh sống trong
những vùng lãnh thổ nhất định vào những thời điểm xác định. Thông tin về quy mô
dân số được dùng để tính số dân bình quân và nhiều chỉ tiêu dân số khác. Có 3 thước
đo được sử dụng để nghiên cứu về quy mô dân số, đó là số dân thời điểm (tổng số
người sinh sống trong một vùng lãnh thổ nhất định vào những thời điểm xác định), số
dân trung bình (số trung bình cộng của các dân số thời điểm) và tốc độ gia tăng dân số
(một số tương đối biểu thị nhịp độ tăng giảm quy mô dân số trong một khoảng thời
gian nhất định, thường là một năm).

Phân bố dân cư là sự sắp xếp số dân một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh
thổ sao cho phù hợp với các điều kiện sống cũng như các yêu cầu khác của xã hội. Đặc
điểm chính của phân bố dân cư bao gồm sự phân bố không đều trong không gian (giữa
các nước) và sự biến động theo thời gian (qua các thời kỳ).

Cơ cấu dân số là sự phân chia tổng số dân của một nước hay một vùng thành các
nhóm, các bộ phận theo một tiêu thức đặc trưng nhất định. Có nhiều tiêu thức để xác
định và nghiên cứu cơ cấu dân số, ví dụ như cơ cấu tự nhiên (theo tuổi và giới tính), cơ
cấu dân tộc và cơ cấu xã hội tình trạng hôn nhân, tôn giáo, trình độ học vấn… Bài
nghiên cứu này tập trung vào cơ cấu dân số tự nhiên, bởi đó chính là cơ cấu dân số
quan trọng nhất, không những ảnh hưởng tới mức sinh, mức chết và di dân mà còn ảnh
hưởng tới quá trình phát triển kinh tế xã hội.

2.4.2. Vai trò của dân số đối với GDP của quốc gia:
Đối với mỗi quốc gia, tăng trưởng dân số có thể vừa là lợi thế, vừa là điểm yếu,
phụ thuộc vào chính sách phát triển kinh tế của từng đất nước. Nếu có chính sách phù
hợp, tăng trưởng dân số cao sẽ đóng góp nguồn nhân lực thúc đẩy kinh tế phát triển,
làm tăng GDP bình quân đầu người, cũng như tăng thêm sức thu hút vốn đầu tư nước

Trang 12
ngoài. Ngược lại, đối với những quốc gia không chú trọng nghiên cứu chính sách phát
triển kinh tế, dân số tăng không chỉ không đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, mà còn
kéo nền kinh tế trở nên trì trệ, GDP bình quân đầu người sẽ sụt giảm.
2.4.3. Các nghiên cứu thực nghiệm đi trước về mối quan hệ giữa tổng dân số
và GDP:
Nghiên cứu của Huỳnh Phẩm Dũng Phát, Phạm Đỗ Văn Trung mang tên: "Ảnh
hưởng của biến động dân số đến tăng trưởng kinh tế Trung Quốc, Ấn Độ và bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam" được đăng tải trên Tạp chí Khoa học, 12/2013 đã chỉ ra
rằng: Từ năm 2000 đến năm 2010, tình hình biến động dân số của Trung Quốc và Ấn
Độ đã có những dấu hiệu lạc quan khi tỉ suất gia tăng dân số ngày càng giảm, nền kinh
tế đạt được nhiều bước tiến đột phá. Điều đó chứng tỏ rằng ở những quốc gia có quy
mô dân số lớn như Ấn Độ và Trung Quốc, việc hạn chế tỉ lệ gia tăng dân số sẽ là một
trong những yếu tố góp phần làm tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh việc giới thiệu về
những ảnh hưởng của biến động dân số đến tăng trưởng kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ
dựa trên những chuyển biến về dân số và kinh tế trong khoảng thời gian trên; bài viết
cũng rút ra những kinh nghiệm cho Việt Nam trong thời gian tới.
Một nghiên cứu khác của E. Wesley F. Peterson vào năm 2017 đã chỉ ra mối
quan hệ giữa gia tăng dân số và tăng trưởng kinh tế. Trong đó, tốc độ tăng dân số thấp
ở các nước có thu nhập cao có khả năng tạo ra các vấn đề kinh tế và xã hội, trong khi
tốc độ tăng dân số cao ở các nước có thu nhập thấp có thể làm chậm sự phát triển của
các nước này. Ngoài ra, các tác giả cũng đưa ra ý kiến rằng việc tốc độ tăng trưởng
dân số thấp hơn và hạn chế di cư cũng có thể làm gia tăng bất bình đẳng kinh tế quốc
gia và toàn cầu.
Ngoài ra, một nghiên cứu khác của Orumie, Ukamaka Cynthia vào năm 2016
được đăng trên International Journal of Applied Science and Mathematics với tựa đề
“Ảnh hưởng của tỷ lệ thất nghiệp và quy mô dân số đối với tổng sản phẩm quốc nội ở
Nigeria”. Nghiên cứu này áp dụng hồi quy bội với ước lượng tích hợp mối quan hệ
nghịch đảo giữa tỷ lệ thất nghiệp và tổng sản phẩm quốc nội có xét đến cả tăng trưởng
dân số kể từ năm 1970. Kết quả ước tính bằng mô hình được phát triển trong nghiên
cứu này cho thấy quy mô dân số ngày càng tăng thì cũng đóng góp đáng kể vào tổng
sản phẩm quốc nội và tăng trưởng kinh tế cũng ngày càng phát triển.

Trang 13
2.5. Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI)
2.5.1. Định nghĩa
FDI là viết tắt của cụm từ Foreign Direct Investment, có nghĩa là doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài. Theo định nghĩa của Tổ chức thương mại thế giới, FDI
được hiểu là đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây là mối quan hệ giữa nước thu hút đầu tư
và chủ đầu tư, trong đó nước đầu tư sẽ sở hữu tài sản và có quyền quản lý số tài sản đó
từ nước thu hút đầu tư. Nói tóm lại, FDI là hình thức đầu tư trực tiếp từ các nhà đầu tư
nước ngoài; còn phía thu hút đầu tư có thể là 1 quốc gia hoặc 1 doanh nghiệp cụ thể
nào đó.
2.5.2. Tác động của FDI đến GDP:
FDI gắn với phát triển bền vững đã trở thành mục tiêu quan trọng trong chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam những năm gần đây. Kể từ khi đổi mới từ
nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang mô hình nền kinh tế thị trường, định hướng xã
hội chủ nghĩa, có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước, Việt Nam đã trở thành điểm
đến tiềm năng của các nhà đầu tư nước ngoài do ổn định về chính trị, nguồn nhân lực
dồi dào với giá lao động rẻ. Cho tới hiện tại, FDI là một trong những thành phần kinh
tế có tốc độ phát triển nhanh nhất, cũng là yếu tố có tác động cực kỳ mạnh mẽ đến
kinh tế - xã hội Việt Nam. Đó là những tác động liên quan đến tăng trưởng và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, thị trường lao động và vấn đề việc làm, cải tiến khoa học - công
nghệ và môi trường.
Các nghiên cứu thực nghiệm đi trước về mối quan hệ giữa FDI và GDP:
Nghiên cứu được công bố năm 2011 của Gaurav Agrawal về tác động của FDI
tới GDP của Trung Quốc và Ấn Độ đã sử dụng mô hình hồi quy OLS để đưa ra những
con số cụ thể. Theo đó, trong khoảng thời gian 10 năm từ 1993-2003, FDI tăng 1% sẽ
dẫn đến tăng 0,07% GDP của Trung Quốc và tăng 0,02% GDP của Ấn Độ. Nghiên
cứu còn chỉ ra những lợi ích của GDP đối với nền kinh tế quốc gia và đề xuất một số
giải pháp, bài học mà Ấn Độ có thể áp dụng từ trường hợp của Trung Quốc, đồng thời
những bài học đó cũng có giá trị tham khảo lớn đối với các nước đang phát triển như
Việt Nam.
Tác giả Phạm Nhật Trường trong bài nghiên cứu mang tên “Tham nhũng, đầu tư
trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế, nghiên cứu ở các nước đang phát triển”
(2018) đã sử dụng một mẫu gồm 76 quốc gia đang phát triển giai đoạn 2000 - 2014 để

Trang 14
xây dựng mô hình. Thông qua kỹ thuật ước lượng GLS và GMM sai phân dữ liệu
bảng, nghiên cứu đã cho thấy đầu tư trực tiếp nước ngoài và việc kiểm soát tốt tham
nhũng có tác động dương và ý nghĩa lên tăng trưởng kinh tế của các quốc gia trong
nhóm khảo sát. Các biến kiểm soát như độ trễ GDP kỳ trước, đầu tư trong nước đều
tác động dương đến tăng trưởng kinh tế; riêng biến chi tiêu chính phủ tác động âm, hai
biến tỷ lệ lạm phát và độ mở thương mại có tác động không bền vững đến GDP. Từ
đó, tác giả đưa ra một số hàm ý chính sách.

Trang 15
PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH KINH
TẾ LƯỢNG

Nhóm tác giả tiến hành phân tích nội dung từ các nghiên cứu trước đó, xây dựng cơ sở
lý thuyết và mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến GDP.
1. Phương pháp nghiên cứu
1.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Để thu thập dữ liệu nghiên cứu cho mô hình, nhóm đã lấy số liệu thứ cấp thể hiện
thông tin của các yếu tố kinh tế vĩ mô của một số nước Đông Nam Á năm 2021.
Nguồn dữ liệu thứ cấp đó được lấy từ các nguồn có tính xác minh cao: World bank,
Trademap (ITC) và Cổng dữ liệu thống kê ASEAN.
Về mặt xử lý dữ liệu, nhóm đã sử dụng phần mềm Microsoft Excel để chọn lọc,
xử lý và tổng hợp dữ liệu. Dữ liệu sau khi được thu thập và làm sạch được đưa vào
phân tích. Nghiên cứu sử dụng phần mềm R để xử lý và phân tích các dữ liệu.

1.2. Phương pháp phân tích hồi quy


Phân tích hồi quy là tìm mối quan hệ phụ thuộc của một biến, được gọi là biến
phụ thuộc vào một hoặc nhiều biến khác, được gọi là biến độc lập nhằm mục đích ước
lượng hoặc tiên đoán giá trị kỳ vọng của biến phụ thuộc khi biết trước giá trị của biến
độc lập. Trong đó, biến phụ thuộc Y là đại lượng ngẫu nhiên, có quy luật phân bố xác
suất, các biến độc lập Xi không phải là biến ngẫu nhiên mà là giá trị của chúng đã
được cho trước. Phân tích hồi quy sẽ giải quyết các vấn đề cụ thể, bao gồm ước lượng
giá trị trung bình của biến phụ thuộc với giá trị đã cho của biến độc lập, kiểm định giả
thiết về bản chất của sự phụ thuộc và dự đoán giá trị trung bình của biến phụ thuộc khi
biết giá trị của biến độc lập.
1.3. Phương pháp bình phương tối thiểu OLS
Để ước lượng các hệ số của mô hình, nhóm sử dụng phương pháp bình phương
nhỏ nhất OLS do nhà toán học Đức Carl Friedrich Gauss đưa ra. Sử dụng phương pháp
này kèm theo một vài giả thiết, các ước lượng thu được có tính chất đặc biệt, nhờ đó
mà phương pháp này có hiệu quả cao và được sử dụng nhiều trong các bài nghiên cứu
định lượng.
1.4. Một số phương pháp khác
Trong quá trình thực hiện, nhóm đã sử dụng kiến thức thuộc bộ môn Kinh tế
lượng, Kinh tế vĩ mô, Kinh tế vi mô, Phương pháp nghiên cứu trong Kinh tế và Kinh
Trang 16
doanh cùng với sự hỗ trợ của phần mềm R, Microsoft Excel, Microsoft Word để phân
tích, nghiên cứu và đưa ra kết quả.
2. Xây dựng mô hình lý thuyết
Mô hình hồi quy tổng thể ngẫu nhiên:
GDPi= β1 + β 2 FDI i + β 3 Iv i+ β 4 Ev i + β 5 Unei + β 6 Inflation i+ β7 Popi +ui

Thống kê và giải thích các biến trong mô hình:


Bảng 1: Bảng thống kê và giải thích các biến trong mô hình

ST Kí hiệu Đơn vị Ý nghĩa Loại biến


T

1 GDP Tỷ USD Tổng sản phẩm Quốc nội (GDP) Biến phụ thuộc

2 FDI Tỷ USD Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) Biến độc lập

3 Iv Tỷ USD Kim ngạch nhập khẩu Biến độc lập

4 Ev Tỷ USD Kim ngạch xuất khẩu Biến độc lập

5 Une % Tỷ lệ thất nghiệp Biến độc lập

6 Inflation % Tỷ lệ lạm phát Biến độc lập

7 Pop Triệu người Tổng dân số Biến độc lập

Mô tả số liệu của mô hình:


Mẫu số liệu: GDP, FDI, kim ngạch xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu, tỷ lệ thất nghiệp,
tỷ lệ lạm phát, tổng dân số của một số nước Đông Nam Á được lấy từ nguồn World
bank, Trademap (ITC) và Cổng dữ liệu thống kê ASEAN.

Trang 17
PHẦN 3: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG KIỂM ĐỊNH VÀ SUY DIỄN THỐNG KÊ

1. Mô tả thống kê và mô tả tương quan giữa các biến của mô hình


1.1. Mô tả thống kê
Bảng 2: Bảng mô tả thống kê
Variable Mean SD Max Min
GDP 364.671 3.628.512 1186.1 14.01
Pop 68.912 875.283 273.8 0.45
FDI 19801.144 305144.963 99061.5 204.80
Inflation 2.411 9.623 3.9 1.20
Une 3.178 2.0352 7.4 0.30
Ev 189.096 1.663.157 457.8 7.16
Iv 178.553 1.466.002 406.9 5.87

Trong đó:
Mean: giá trị trung bình;
SD (Standard Deviation): sai số chuẩn;
Max: giá trị lớn nhất;
Min: giá trị nhỏ nhất

Nhận xét:
 Chỉ số GDP nằm trong khoảng 14.01 tỷ USD đến 1186.1 tỷ USD với giá trị
trung bình 364.671 tỷ USD cho thấy rằng có sự chênh lệch tương đối lớn giữa
tổng sản phẩm quốc nội các quốc gia Đông Nam Á.
 Dòng chảy nguồn vốn FDI đạt từ 204.8 tỷ USD đến 99061.5 tỷ USD với giá trị
trung bình là 19801.144 tỷ USD cho thấy giá trị của nguồn vốn đầu tư từ nước
ngoài vào các nước còn khá khiêm tốn.

Trang 18
 Tổng dân số của các quốc gia nằm trong khoảng 14.01 triệu đến 273.8 triệu dân
cho thấy mức độ phân bố dân số không đồng đều giữa các nước.
 Lạm phát dao động từ 1.20% đến 3.9% với giá trị trung bình là 2.411% cho
thấy mức độ lạm phát của các nước không đáng kể.
 Tỷ lệ thất nghiệp đạt từ 0.30% đến 7.4% với giá trị trung bình là 3.178% chứng
tỏ các nước có số dân trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp là khá lớn, chênh
lệch khá nhiều.
 Kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu lần lượt dao động từ 7.16 đến
457.8 triệu USD và 5.87 đến 406.9 triệu USD với giá trị trung bình lần lượt là
189.096 và 178.533 triệu USD cho thấy có sự chênh lệch lớn giữa giá trị xuất
khẩu và nhập khẩu các quốc gia.

1.2. Mô tả tương quan các biến


Bảng 3: Bảng mô tả tương quan các biến
GDP Pop FDI Inflation Une Ev Iv
GDP 1.00
Pop 0.91 1.00
FDI 0.23 -0.08 1.00
Inflation -0.43 -0.26 -0.14 1.00
Une -0.08 -0.10 -0.01 -0.13 1.00
Ev 0.49 0.17 0.74 -0.48 -0.13 1.00
Iv 0.48 0.19 0.73 -0.45 -0.22 0.98 1.00

Trang 19
Dựa vào ma trận số liệu tương quan ta có thể thấy:
r(GDP,Pop) = 0.91
 Sự tương quan tương đối cao.
 Hệ số này dương cho thấy mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa dân số của một quốc gia
và GDP của quốc gia đó.
r(GDP,FDI) = 0.23
 Sự tương quan tương đối thấp.
 Hệ số này dương cho thấy mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa vốn đầu tư trực tiếp từ
nước ngoài của một quốc gia và GDP của quốc gia đó.
r(GDP,Inflation) = -0.43
 Sự tương quan tương đối thấp.
 Hệ số này âm cho thấy mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa tỷ lệ lạm phát của một
quốc gia và GDP của quốc gia đó.

r(GDP,Une) = -0.08
 Sự tương quan tương đối thấp.
 Hệ số này âm cho thấy mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa tỷ lệ thất nghiệp của một
quốc gia và GDP của quốc gia đó.
r(GDP,Ev) = 0.49
 Sự tương quan tương đối cao.
 Hệ số này dương cho thấy mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa kim ngạch xuất khẩu
của một quốc gia và GDP của quốc gia đó.
r(GDP,Iv) = 0.48
 Sự tương quan tương đối cao.
 Hệ số này dương cho thấy mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa kim ngạch nhập khẩu
của một quốc gia và GDP của quốc gia đó.
2. Kết quả ước lượng
Bảng 4: Kết quả ước lượng
Independent Variable Coefficient Intercept R-squared
GDP 2.189 -109.285 8.238
Pop 1 0 1
FDI -2 736.974 71

Trang 20
Inflation -240.619 1.269.282 0.07
Une -42.417 823.913 97
Ev 876 523.392 277
Iv 1.119 489.232 352

Với:
GDPi= β1 + β 2 FDI i + β 3 Iv i+ β 4 Ev i + β 5 Unei + β 6 Inflation i+ β7 Popi +ui

Ta có mô hình hồi quy mẫu ngẫu nhiên:


GDPi=110.91055−2 FDI i +1.119 Iv i +876 Ev i−43.417 Unei−240.619 Inflationi+ Popi+ u^ i

3. Kiểm tra khuyết tật của mô hình


Nhóm nghiên cứu lựa chọn mức ý nghĩa alpha = 5% để kiểm định các khuyết tật của
mô hình
3.1. Kiểm định mô hình bỏ sót biến
Nhóm thực hiện kiểm định mô hình có bỏ sót biến quan trọng nào không bằng
cách sử dụng kiểm định Ramsey RESET
Ta có cặp giả thuyết sau:
H0: Mô hình không bỏ sót biến
H1: Mô hình bỏ sót biến
Bảng 5: kết quả kiểm định Ramsey RESET
Giá trị F quan sát 9.62
Prob>F 0.0971
Multiple R-squared 0.967

Adjusted R-squared 0.866

Nhận thấy p-value = 0.0971 > 5% nên giả thuyết H0 không bị bác bỏ
Kết luận: Mô hình không mắc khuyết tật bỏ sót biến tại mức ý nghĩa alpha = 5%
Như vậy có thể thấy, mô hình hiện tại đã có sự đầy đủ nhất định và có thể giải thích
được 96.7% sự biến thiên trong dữ liệu với Multiple R-squared có giá trị là 0.967

3.2. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến


Nhóm sử dụng VIF để kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

Trang 21
Bảng 6: Kết quả kiểm định VIF
Biến VIF
Pop 1.185
FDI 2.859
Inflation 1.690
Une 1.474
Ev 44.482
Iv 44.226

Dựa vào kết quả kiểm định VIF (Variance Inflation Factor), có thể rút ra một số
kết luận về hiện tượng đa cộng tuyến (multicollinearity):
Giá trị VIF cho biến "Pop" là 1.185, biến "FDI" là 2.859, biến "Inflation" là 1.690,
biến "Une" là 1.474, biến "Ev" là 44.482, và biến "Iv" là 44.226. Dựa vào kết quả trên,
ta thấy rằng biến "Ev" và biến "Iv" có giá trị VIF rất cao, lần lượt là 44.482 và 44.226.
Điều này cho thấy sự hiện diện của đa cộng tuyến giữa hai biến này.
Tuy nhiên, các biến khác như "Pop", "FDI", "Inflation", và "Une" có giá trị VIF
không vượt quá ngưỡng 5, cho thấy không có dấu hiệu rõ ràng của đa cộng tuyến giữa
chúng.
Tóm lại, dựa vào kết quả kiểm định VIF, có thể kết luận rằng có hiện tượng đa cộng
tuyến giữa biến "Ev" và biến "Iv", trong khi các biến khác không có dấu hiệu rõ ràng
của đa cộng tuyến.
Khắc phục
Căn cứ vào lý thuyết đã chỉ ra, rằng yếu tố nhập khẩu không có nhiều ảnh hưởng
tới GDP như yếu tố xuất khẩu, nhóm nghiên cứu quyết định bỏ yếu tố nhập khẩu để
tạm thời khắc phục khuyết tật trên
Mô hình hồi quy tổng thể mới có dạng như sau:
Nhóm sử dụng VIF để kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến lần thứ hai thì có kết
quả như sau:
Bảng 7: kết quả kiểm định VIF lần 2
Biến VIF
Pop 1.160
FDI 2.841

Trang 22
Inflation 1.685
Une 1.137
Ev 3.760

Kết quả mới cho thấy rằng sau khi loại bỏ biến "Iv", không còn sự hiện diện
mạnh mẽ của đa cộng tuyến giữa các biến độc lập. Giá trị VIF cho các biến đều nằm
trong khoảng chấp nhận được (dưới 5)
Như vậy, độ chính xác của mô hình đã được nâng lên. Mô hình được khắc phục tạm
thời. Từ những kiểm định tiếp theo, nhóm sẽ ưu tiên sử dụng mô hình mới ở trên.
3.3. Kiểm định phương sai sai số thay đổi
Ta xét cặp giả thuyết sau:
H0: Mô hình có phương sai sai số đồng nhất
H1: Mô hình có phương sai sai số thay đổi
Nhóm sử dụng kiểm định Breusch-Pagan để được cung cấp giá trị p-value để
đánh giá giả thiết H0 và H1. Nếu p-value nhỏ hơn một ngưỡng ý nghĩa (thường là
0.05), ta sẽ bác bỏ giả thiết H0 và kết luận rằng mô hình có phương sai sai số thay đổi.
Ngược lại, nếu p-value lớn hơn ngưỡng ý nghĩa, ta không có đủ bằng chứng để bác bỏ
giả thiết H0 và kết luận rằng mô hình có phương sai sai số đồng nhất.
Kết quả hiển thị như sau:
BP = 8.3, df = 6, p-value = 0.2
Với ngưỡng ý nghĩa thông thường là 0.05, giá trị p-value của kiểm định là 0.2, vượt
quá ngưỡng này. Do đó, không có đủ bằng chứng để bác bỏ giả thiết H0 ("Mô hình có
phương sai sai số đồng nhất").
3.4. Kiểm định tự tương quan
Sử dụng ma trận hiệp phương sai chéo (correlation matrix) để kiểm tra giả thiết tự
tương quan:
Ta xét các cặp giả thuyết sau:
H0: Mô hình không có hiện tượng tự tương quan
H1: Mô hình có hiện tượng tự tương quan
Kết quả kiểm định Durbin-Watson test như sau:
DW = 3, p-value = 0.5

Trang 23
Durbin-Watson test được sử dụng để kiểm tra sự tự tương quan (autocorrelation) của
sai số trong mô hình hồi quy. Kết quả kiểm định Durbin-Watson test bao gồm giá trị
DW và giá trị p-value tương ứng.
Theo kết quả kiểm định, giá trị DW là 3 và giá trị p-value là 0.5. Giả thiết thống kê của
kiểm định là:
Giả thiết H0 (giả thiết không): Tự tương quan là không tồn tại hoặc tự tương quan
bằng 0.
Giả thiết H1 (giả thiết thay thế): Tự tương quan là tồn tại và lớn hơn 0.
Với giá trị p-value là 0.5, vượt quá ngưỡng ý nghĩa thông thường 0.05, không có đủ
bằng chứng để bác bỏ giả thiết H0. Điều này ngụ ý rằng không có tự tương quan đáng
kể trong mô hình hồi quy của bạn.
Tóm lại, kết quả cho thấy không có sự tự tương quan đáng kể trong sai số của mô hình
hồi quy.

3.5. Kiểm định sai số ngẫu nhiên không tuân theo quy luật phân phối chuẩn
Sử dụng kiểm định Jarque-Bera để kiểm định sai số ngẫu nhiên không tuân theo
quy luật phân phối chuẩn với các giả thiết sau:
H0: Mô hình có nhiễu tuân theo quy luật phân phối chuẩn.
H1: Mô hình có nhiễu không tuân theo quy luật phân phối chuẩn.
Kết quả kiểm định Jarque-Bera cho thấy:
Giá trị JB (Jarque-Bera) là 0.17.
Giá trị p-value là 0.9.
Với giá trị p-value lớn hơn mức ý nghĩa thông thường (thường là 0.05), không
có đủ bằng chứng để bác bỏ giả thiết H0. Điều này có nghĩa là trong phạm vi thông tin
và dữ liệu mà bạn đã sử dụng, không có đủ bằng chứng để kết luận rằng sai số không
tuân theo quy luật phân phối chuẩn.

Trang 24
KẾT LUẬN

Dựa trên cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến tổng sản phẩm quốc nội
của 1 số quốc gia khu vực Đông Nam Á cũng như các kết quả nghiên cứu thực nghiệm
trong nước và trên thế giới, nhóm nghiên cứu đã chọn ra các biến :chỉ số thất nghiệp,
mức lạm phát, dân số, nguồn vốn đầu từ nước ngoài FDI, giá trị xuất nhập khẩu hàng
hoá và dịch vụ. Những kết quả nghiên cứu trên đã cho chúng ta một cái nhìn rõ ràng
và tương đối đầy đủ về tác động của các biến đến giá trị tổng sản phẩm quốc nội. Nhờ
vào việc chạy mô hình và đưa ra những kiểm định. tiểu luận có những nhận xét đầy đủ
về ảnh hưởng của các biến độc lập được đưa vào đối với biến phụ thuộc, qua đó một
phần giúp các quốc gia có cái nhìn đúng về vấn đề đang được nghiên cứu mà qua đó
có những giải pháp phù hợp.
Kết quả mô hình thu được cho thấy, các biến tổng đầu tư từ nước ngoài, kim
ngạch xuất (nhập) khẩu, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát, tổng dân số có ý nghĩa tác
động đến tổng sản phẩm quốc nội GDP. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết
cũng như nhiều nghiên cứu thực nghiệm trước đây ở trong và ngoài nước. Mô hình
nhóm nghiên cứu xây dựng ban đầu còn mắc nhiều khuyết tật, song nhóm đã tiến hành
xử lý thành công từng khuyết tật của mô hình.
Cuối cùng, việc thống kê số liệu của các nước trên thế giới mà có GDP thay đổi
liên tục còn gặp nhiều hạn chế và đang được cập nhập ( một số quốc gia vẫn chưa có
thống kê đầy đủ đủ bộ biến số nhóm nghiên cứu). Đặc biệt, việc tìm số liệu liên quan
đến sự biến động của các yếu tố ảnh hưởng cần sự tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn.
Vì vậy, sự hạn chế các biến và bộ số liệu làm cho quá trình lập bảng số liệu và chạy
mô hình có thể còn gặp nhiều vướng mắc. Điều đó, có thể gây nên việc thông tin đưa
ra trong mô hình chưa hoàn toàn sát với thực tế. Đây là hạn chế lớn nhất trong bài tiểu
luận. Ngoài ra, bài tiểu luận còn hạn chế nữa, đó là có khả năng bỏ sót sự tác động của
các biến độc lập quan trọng khác lên biến phụ thuộc.
Chúng em xin chân thành cảm ơn TS. Chu Thị Mai Phương đã cung cấp các kiến
thức chuyên môn cũng như giúp đỡ nhóm trong quá trình triển khai bài nghiên cứu.
Do hạn chế về thời gian cũng như kinh nghiệm còn chưa đủ sâu rộng, bài nghiên cứu
của nhóm vẫn còn nhiều thiếu sót, kính mong nhận được đánh giá, nhận xét từ cô và
độc giả.

Trang 25
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Factors Affecting GDP (Manufacturing, Services, Industry): An Indian Perspective


Gilpatrick, E. (1996). On the Classification of Unemployment: A View of the
StructuralInadequate Demand Debate. SAGE Journals.
Chu, Z. H. (2008). An empirical analysis of the relationship between economic
growth and employment in Guangdong. Journal of South China Normal University
(Social Science Edition), 2008(2), 15-22.
Imran, M., Mughal, K. S., Salman, A., & Makarevic, N. (2015). Unemployment and
economic growth of developing Asian countries: A panel data analysis. European
Journal of Economic Studies, 13(3), 147-160.
Semuel, Hatane and Nurina, Stephanie (2014). Analysis of the effects of inflation,
interest rates, and exchange rates on Gross Domestic Product (GDP) in Indonesia.
Conference on Global Business, Economics, Finance and Social Sciences, tr12-13.
Nguyễn Hoàng Tiến (2021). Relationship between inflation and economic growth in
Vietnam. Turkish Journal of Computer and Mathematics Education.
SK Kamal Ahmed, Md. Anamul Hoque (2013). Effects Of Export And Import On
GDP Of Bangladesh An Empirical Analysis. The International Journal of
Management.
Gungor Turan, Bernard Karamanaj (2014). An Empirical study on Import, Export and
Economic Growth in Albania. Academic Journal ò Interdisciplinary Studies, Vol 3,
No3.
Werner Kristjanpoller R., Josephine E. Olson (2014). Economic Growth in Latin
American Countries: Is It Based on Export-Led or Import-Led Growth?. Emerging
Markets Finance and Trade, Vol 50, tr6-50.
Fang Cai, Yang Lu (2013). Population Change and Resulting Slowdown in Potential
GDP Growth in China
Phạm Minh Thu, Hoàng Thị Bích Thủy, Trịnh Minh Thúy, Nguyễn Phúc Thư,
Nguyễn Thị Thương (2022). Thất nghiệp tăng mạnh do tác động của covid-19
Nguyễn Thị Thu Hà (2020). Application of ARDL model for examining the
relationship between unemployment and economic growth in Vietnam

Trang 26
Nguyễn Thị Hiển. Mối quan hệ giữa dân số và phát triển kinh tế tỉnh bình dương, giai
đoạn 2000 – 2014
Tạp chí công thương (2022). Cơ cấu dân số và những ảnh hưởng tới phát triển kinh tế
tại Việt Nam
Cổng TTĐT Bộ tài chính (2021). Đầu tư trực tiếp nước ngoài và vấn đề phát triển
kinh tế - xã hội ở Việt Nam
Huỳnh Phẩm Dung Phát, Phạm Đỗ Văn Trung (2013). Ảnh hưởng của biến động dân
số đến tăng trưởng kinh tế Trung Quốc, Ấn Độ và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Trang 27

You might also like