Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

QUAN ĐIỂM CỦA BẢN THÂN VỀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG VÀ HOÀN

THIỆN NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI
NHẬP QUỐC TẾ
Nội dung trình bày
Nội dung thuyết trình
1 Thực trạng nhân cách con người Việt Nam hiện nay
Con người Việt Nam có nhiều phẩm chất tốt đẹp, tích cực nhờ tiếp thu những
giá trị truyền thống, được rèn đúc trong trường kỳ dựng nước, giữ nước và xây
dựng đất nước, song vẫn tồn tại những lề thói xấu, những hiện tượng tiêu cực.
Rõ rệt nhất là nhân cách của một bộ phận dân chúng ở nơi công cộng, ở công
việc chung của xã hội, nên mới có câu: “Cha chung không ai khóc” để chỉ mặt
những hành vi vô trách nhiệm của cá nhân đối với cộng đồng.
Có thể khái quát một số nét chính như sau:
Thứ nhất, tinh thần yêu nước rất cao, bản sắc dân tộc rất sâu sắc và bền vững, có
tinh thần đoàn kết, tương trợ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn, nghĩa đồng bào, tình
thương người. Ví dụ, trong thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mỗi người vì
mọi người, tất cả cho tiền tuyến, mỗi người làm việc bằng hai là những khẩu
hiệu sống động vẫy gọi nhân cách từng người: thanh niên ra trận như đi vào
ngày hội; phụ nữ lao động ở hậu phương với tinh thần “ba đảm đang”; đồng bào
ở ven đường chiến lược không tiếc nhà cửa, ruộng vườn khi đường ra mặt trận
xe chưa có đường đi v.v… Nhưng khi thời thế thay đổi, nhất là trong nền kinh tế
thị trường hiện nay, khi chủ nghĩa cá nhân ở một bộ phận xã hội phát triển, óc tư
hữu, tiểu nông, thói ích kỷ, tâm lý đố kỵ, cào bằng trỗi dậy thay thế cho những
nhân cách tốt đẹp vốn có.

Nguồn: Redsvn.net
Thứ hai, tính cộng đồng cao, nhất là trong bối cảnh phải đối phó với giặc ngoài
ý thức đồng thuận lớn; nhưng dễ rơi vào tư tưởng bè phái, coi thường ý thức cá
nhân (ví dụ như những hành vi vi phạm pháp luật trong tham gia giao thông);
thích dựa dẫm vào người khác, đổ trách nhiệm cho cấp trên hoặc các đồng sự,
còn mình thì vô can.
Nguồn: dongten.net
Chính những hạn chế còn tồn đọng trong nhân cách người Việt đã và đang gây
khó khăn cho sự tiếp thu tinh hoa nhân loại, hội nhập quốc tế và cản trở sự phát
triển của đất nước
2. Giải pháp xây dựng và hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam trong thời
kỳ hội nhập quốc tế
Giáo dục đạo đức là phương thức, giải pháp quan trọng nhất, trực tiếp quyết
định sự hình thành, phát triển nhân cách đạo đức con người

Nguồn: báo Nhân dân


Giáo dục đạo đức trực tiếp biến các nguyên tắc, các chuẩn mực đạo đức xã hội
thành niềm tin, nhu cầu và động cơ bên trong mỗi con người, nghĩa là thành sức
mạnh đạo đức của nhân cách. Trong điều kiện hiện nay, khi cơ chế thị trường
chưa hoàn thiện, khi các giá trị và phản giá trị đạo đức còn đan xen lẫn nhau thì
giáo dục đạo đức càng trở nên cấp thiết. Giáo dục đạo đức sẽ góp phần tích cực
vào việc khắc phục tình trạng tự phát trong lĩnh vực đạo đức. Cũng như giáo dục
nói chung, giáo dục đạo đức đòi hỏi được tiến hành một cách đồng bộ, có hệ
thống với những hình thức thích hợp cho các đối tượng, các lứa tuổi, các lĩnh
vực hoạt động khác nhau của con người. Ngoài những yêu cầu chung như của
những loại hình giáo dục khác, giáo dục đạo đức chỉ thực sự có hiệu quả khi nó
bao chứa trong mình sự thống nhất của hai phương diện: Phương diện truyền đạt
và phương diện nêu gương.
- Phương diện truyền đạt phải cung cấp cho đối tượng giáo dục những hiểu
biết cần thiết về đạo đức, các nguyên tắc, các chuẩn mực đạo đức xã hội,
các chuẩn mực đạo đức trong các lĩnh vực hoạt động cụ thể của đối tượng
giáo dục. Một sự hiểu biết đầy đủ và cần thiết như vậy sẽ tạo ra cơ sở lý
tính cho hoạt động đạo đức như là kết quả và chỉ báo cuối cùng đánh dấu
sự phát triển nhân cách đạo đức.
- Phương diện nêu gương phải tác động vào ý thức con người bằng chính
những tấm gương người tốt, việc tốt. Những tấm gương này chính là hiện
thân của các giá trị, các chuẩn mực đạo đức. Nhờ thế chúng có sức mạnh
to lớn trong việc biến các kiến thức mà con người thu nhận được qua
truyền đạt thành sức mạnh đạo đức bên trong nhân cách. Trong điều kiện
hiện nay, khi những biểu hiện tiêu cực trong đời sống xã hội đang làmột
vấn đề nhức nhối trên bình điện đạo đức, thì hiệu quả của giáo dục đạo
đức bằng nêu gương thật là có ý nghĩa. Tạo ra thật nhiều những tấm
gương đạo đức tức là những tấm gương biết giải quyết một cách hài hoà
quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã nội trên tinh thần ưu tiên lợi ích
xã hội, tạo ra một phong trào noi gương đạo đức chính là tạo ra hiệu quả
cho giáo dục đạo đức.

Nguồn: tuyengiao.vn
Bên cạnh đó, để chủ động xây dựng nhân cách đạo đức trong điều kiện hiện nay,
cần xác lập một hệ chuẩn mực đạo đức mới, hiện đại phù hợp với những yêu cầu
của xã hội hiện đại. Việc xác lập hệ chuẩn mực đạo đức mới cần phải tuân thủ
nguyên tắc về tính kế thừa lịch sử. Nói khác đi, hệ chuẩn mực mới phải là sự
tiếp tục và vượt qua truyền thống. Hơn lúc nào hết, ngày nay, cả về mặt lý luận
lẫn thực tiễn, nhân loại đang chứng kiến vai trò của các giá trị truyền thống đối
với sự phát triển, hiện đại hoá xã hội. Tuy vậy, sự hiện diện và vai trò của truyền
thống trong hiện tại không có nghĩa là có thể giữ nguyên các chuẩn mực truyền
thống trong việc xây dựng hệ chuẩn mực đạo đức mới.Trong việc xây dựng hệ
chuẩn mực đạo đức mới, việc khắc phục những chuẩn mực lỗi thời là điều hiển
nhiên, nhưng ngay cả với những chuẩn mực-được coi là giá trị, nghĩa là còn có
vai trò đối với xã hội hiện đại cũng không thể duy trì một cách toàn vẹn. Thực
ra, những giá trị truyền thống chỉ có ý nghĩa trong chừng mực chúng được đổi
mới, được nâng cấp và gia nhập như là những yếu tố hữu cơ của hệ giá trị hiện
đại. Vì vậy xử lý một cách biện chứng quan hệ giữa truyền thống và hiện đại là
yêu cầu của việc xây dựng hệ chuẩn mực đạo đức mới. Trong bối cảnh của sự
hội nhập quốc tế mang tính toàn cầu, hệ chuẩn mực đạo đức của mỗi quốc gia
không thể không mang tính quốc tế. Bởi vậy, tiếp nhận những giá trị, những
chuẩn mực đạo đức tiến bộ và hiện đại của nhân loại, làm phong phú hệ chuẩn
mực đạo đức dân tộc là cần thiết. Tuy nhiên, việc tiếp nhận những chuẩn mực
đạo đức ngoại lai cũng không thể tuỳ tiện được. Sự đụng độ giá trị có thể làm
huỷ hoại những chuẩn mực dân tộc, truyền thông. Giải quyết một cách biện
chứng quan hệ giữa cái phổ biến và cái đặc thù trong trường hợp này là dân tộc
hoá những giá trị, những chuẩn mực đạo đức ngoại nhập để chúng có thể gia
nhập vào hệ chuẩn mực đạo đức hiện đại của dân tộc như là những yếu tố hữu
cơ.

Tài liệu tham khảo:

1. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2021

2. Hình mẫu nhân cách con người Việt Nam mới, báo Quân đội nhân dân,
2019

3. Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách của con người và xây dựng
con người để phát triển văn hóa, báo Tạp chí cộng sản, 2015

4. Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, 1995

5. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII

You might also like