Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Nguồn gốc pháp luật

Trong xã hội cộng sản nguyên thủy chưa có nhà nước nên cũng chưa có pháp luật. Để hướng
dẫn cách xử sự cho con người, xã hội nguyên thủy sử dụng phong tục tập quán, đạo đức, tín
điều tôn giáo... Các quy tắc ứng xử này hình thành một cách tự phát trong cộng đồng trên cơ
sở điều kiện hoàn cảnh kinh tế xã hội cụ thể lúc bấy giờ.
Khi điều kiện kinh tế, xã hội thay đổi, trong xã hội xuất hiện các quan hệ xã hội mới, tương đối
đa dạng, phức tạp mà các quy tắc đạo đức, phong tục tập quán... không điều chỉnh hết hoặc
điều chỉnh không có hiệu quả hoặc không thể điều chỉnh được. Trong điều kiện đó, nhà nước
xuất hiện, để tổ chức, quản lí đời sống xã hội phức tạp đó, nhà nước từng bước làm xuất hiện
một loại quy tắc ứng xử mới, đó chính là pháp luật.
Con đường hình thành pháp luật:
cPháp luật hình thành bằng ba con đường chủ yếu sau: nhà nước thừa nhận những tập quán
đã có từ trước phù hợp với lợi ích của mình và nâng lên thành pháp luật. Bằng con đường này,
nhà nước tạo ra hình thức pháp luật đầu tiên là tập quán pháp; nhà nước thừa nhận các quyết
định có trước về từng vụ việc cụ thể của cơ quan xét xử hoặc cơ quan hành chính cấp trên để
trở thành khuôn mẫu cho các cơ quan cấp dưới tương ứng giải quyết những vụ việc tương tự
xảy ra sau này. Con đường này tạo ra hình thức pháp luật thứ hai trong lịch sử là án lệ pháp;
nhà nước ban hành những quy phạm pháp luật mới để điều chỉnh các quan hệ xã hội mới nảy
sinh do nhu cầu quản lí và duy trì trật tự xã hội. Bằng con đường này hình thức pháp luật thứ
ba ra đời, đó là các văn bản quy phạm pháp luật. Đó cũng chính là nguồn gốc của pháp luật.
So sánh ĐƯQT và Tập quán quốc tế:
Giống: Cả tập quán quốc tế và điều ước quốc tế đều là kết quả của sự thống nhất ý chí của
các chủ thể liên quan; chúng đều hình thành từ sự thỏa thuận của các bên liên quan; đều là
nguồn chứa đựng quy phạm pháp luật quốc tế; là công cụ pháp lý quan trọng để điều chỉnh quá
trình hợp tác quốc tế
2.1. Khái niệm:
Tập quán quốc tế:
Là quá trình chuyển hóa từ luật bất thành văn luật thành văn. Với các tập quán được thường
xuyên áp dụng trở thành thói quen. Tính chất áp dụng đảm bảo cho quyền lợi, nghĩa vụ của các
chủ thể được thực hiện tốt. Do đó được nâng lên thành luật thành văn.

Điều ước quốc tế:


Khoản 1 Điều 2 Công ước Viên về luật điều ước quốc tế.
Các điều ước được hình thành thông qua các thỏa thuận quốc tế được ký kết bằng văn bản.
Trong đó đảm bảo các quốc gia và chủ thể luật quốc tế tham gia đồng tình với nội dung được
thỏa thuận. Được luật quốc tế điều chỉnh, không phụ thuộc vào việc thỏa thuận đó được ghi
nhận trang một văn kiện duy nhất hay hai hoặc nhiều văn kiện có quan hệ với nhau. Cũng như
không phụ thuộc vào tên gọi cụ thể của những văn kiện đó.
2.2. Quá trình hình thành:
Tập quán quốc tế:
Xét về tốc độ hình thành, tập quán quốc tế hình thành lâu hơn. Khi các quốc gia phải có sự
thừa nhận và áp dụng rộng rãi qua thời gian. Đương nhiên phải trải qua quá trình áp dụng lâu
dài với những sự kiện liên tiếp tương tự. Sau đó, các nội dung được thừa nhận bởi các chủ thể
LQT mà không thông qua hành vi ký kết. Có thể thấy tính chất phản ánh trong sự hình thành
đảm bảo tính lâu dài. Cùng với khoảng thời gian khó xác định, thậm chí lên đến hàng trăm năm.
Điều ước quốc tế:
Các chủ thể LQT thấy được tính chất cần thiết quy định trong nội dung nhất định. Do đó, sự
kiện bàn bạc, thỏa thuận và thống nhất ý kiến diễn ra. Sau đó, kết quả là các bên thể hiện sự ký
kết hay tham gia của các chủ thể theo đúng trình tự, thủ tục. Như vậy, đảm bảo cho các chủ thể
liên quan chịu ràng buộc từ các quy phạm. Có thể thấy, thời gian hình thành điều ước nhanh
hơn, theo sát được sự vân động của các quan hệ quốc tế. Hình thành các văn bản pháp lý
quốc tế.
2.3. Hình thức thể hiện:
Tập quán quốc tế:
Tập quán quốc tế là những thỏa thuận mang tính chất ngầm định, bất thành văn. Do đó không
có văn bản này tập hợp tất cả các tập quán đó. Chỉ có những tiền lệ áp dụng có thể nhắc tới
làm cơ sở cho nội dung cần giải quyết. Trong cách thức áp dụng, nó cũng phản ánh thông qua
hành vi xử sự của các chủ thể LQT. Không được ghi nhận trong các áp dụng quy phạm cụ thể.
Bởi trên thực tế, các quốc gia không tham gia vào điều ước quốc tế. Hoặc điều ước quốc tế
không có quy định liên quan về trường hợp đó.
Tính chất của áp dụng tập quán chỉ được phản ánh hiệu quả nếu các bên đều đồng tình. Từ đó
mang đến các giải quyết cho hoạt động hợp tác. Đặc biệt là giải quyết các phát sinh trong tranh
chấp quyền, nghĩa vụ.
Điều ước quốc tế:
Điều ước quốc tế là thỏa thuận công khai của các chủ thể tham gia. Thông qua các đàm phán
và ký kết. Do đó tồn tại và được thể hiện dưới hình thức văn bản. Tức là dạng thành văn. Các
điều ước QT đều được xây dựng thành các văn bản pháp lý. Mang đến ràng buộc cho các chủ
thẻ tham gia phải bắt buộc tuân Có thể phân chia điều ước quốc tế thành nhiều loại. Dựa vào
các cơ sở sau:
– Dựa vào số lượng các bên kết ước.
– Dựa vào lĩnh vực điều chỉnh.
– Dựa vào phạm vi áp dụng.
2.4. Điều kiện có hiệu lực:
Tập quán quốc tế:
– Tập quán quốc tế phải được áp dụng một thời gian dài trong thực tiễn quan hệ quốc tế. Làm
nên tính chất áp dụng tương tự một cách đều đặn. Phải được thừa nhận rộng rãi trong áp dụng
của các chủ thể LQT. Sử dụng như những quy phạm mang tính bắt buộc. Đã sử dụng tức là
công nhận, và bắt buộc phải áp dụng trong những sự việc tương tự trong thời gian tương lai.
– Phải có nội dung phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Đảm bảo cho tính chất
hợp lý, bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của các bên. Giúp chủ thể LQT tìm kiếm và giữ được các
giá trị khi tham gia trong mối quan hệ hợp tác quốc tế.
Điều ước quốc tế:
Ký kết trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng giữa các chủ thể luật quốc tế. Đảm bảo cho tính chất
thỏa thuận, công nhận. Thông qua thủ tục theo quy định và thẩm quyền của các bên tham gia.
Cũng như các quy phạm phải phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế về mặt nội
dung.
2.5. Vấn đề sửa đổi, bổ sung:
Tập quán quốc tế:
Khó khăn và lâu dài hơn rất nhiều so với điều ước quốc tế. Bởi tính chất trong công nhận khó
khăn khi thay đổi phải được các bên liên quan đồng ý. Khi họ thấy rằng quyền lợi của mình vẫn
được đảm bảo.
Điều ước quốc tế:
Đơn giản hơn rất nhiều, vì các quốc gia có thể đàm phán lại để sửa đổi.
2.6. Giá trị áp dụng:
Tập quán quốc tế:
Có giá trị áp dụng thấp hơn điều ước quốc tế. Khi không có điều ước, các bên mới lựa chọn áp
dụng tập quán hay không.
Điều ước quốc tế:
Có giá trị áp dụng ưu thế hơn. Khi các chủ thể đã tham gia ký kết thì bắt buộc phải áp dụng
trong hoạt động hợp tác quốc tế.
ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI LỰA CHỌN LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP:
1. Thủ tục, chi phí thành lập và vận hành doanh nghiệp.
o Về thủ tục, chi phí thành lập.

Về cơ bản không có sự khác biệt nhiều. Thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài dưới hình thức CTTNHH, CTCP tương đối phức tạp và cũng tốn kém hơn so với thành
lập doanh nghiệp trong nước.

o Về thủ tục, chi phí vận hành.

DNTN có cơ cấu tổ chức quản lý đơn giản nhất và chủ DNTN có thể tự mình quản lý DNTN. Do
vậy, chi phí quản lý doanh nghiệp ít tốn kém nhất.
CTHD và CTTNHH có cơ cấu tổ chức quản lý phức tạp hơn DNTN, về cơ bản bao gồm Hội
đồng thành viên và Ban kiểm soát, nên tốn kém chi phí quản lý hơn DNTN.
CTCP có cơ cấu tổ chức phức tạp nhất, về cơ bản bao gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng
quản trị và Ban kiểm soát nên tốn kém chi phí quản lý hơn.
2. Tư cách pháp nhân và trách nhiệm chủ sở hữu.

Đứng từ góc độ giới hạn trách nhiệm của chủ sở hữu đối với nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp với
chủ nợ, thì hình thức CTTNHH và CTCP ưu việt hơn so với DNTN và CTHD. Vì thành viên
CTTNHH và CTCP có trách nhiệm hữu hạn, chỉ chịu trách nhiệm trong phần vốn góp hoặc
phần cam kết vốn góp vào Công ty trong đó DNTN và CTHD phải chịu trách nhiệm toàn bộ.
3. Số lượng chủ sở hữu và tên doanh nghiệp.
Nếu chủ sở hữu chỉ muốn quản lý doanh nghiệp một mình và muốn giữ tên doanh nghiệp giống
tên mình thì hình thức phù hợp nhất là DNTN, CTHD hoặc CTTNHH một thành viên. DNTN và
CTTNHH một thành viên có một chủ sở hữu. CTTNHH hai thành viên trở lên có tối thiểu là hai
và tối đa là năm mươi chủ sở hữu. CTCP thì có ít nhất ba cổ đông và không hạn chế số lượng
cổ đông tối đa.
4. Cơ cấu quản lý hoạt động.
. Trong trường hợp chủ doanh nghiệp không muốn từ bỏ quyền quản lý doanh nghiệp thì hình
thức DNTN, CTHD, CTTNHH một thành viên là phù hợp nhất. Nếu đây không phải vấn đề quan
trọng thì hình thức CTTNHH, CTCP cũng có thể được lựa chọn.
5. Khả năng chuyển nhượng và bán doanh nghiệp.
Xét về yếu tố khả năng chuyển nhượng thì CTCP là hình thức doanh nghiệp có nhiều ưu thế
vượt trội ; cổ đông không phải là cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần
Chủ DNTN không được chuyển nhượng phần vốn góp cho người khác, tuy nhiên chủ DNTN
được quyền bán doanh nghiệp và vẫn phải chịu trách nhiệm với các nghĩa vụ nợ mà doanh
nghiệp chưa thực hiện, trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa người mua, người bán,và chủ
nợ.
CTHD, CTTNHH, CTCP cũng có các hạn chế nhất định đối với việc chuyển nhượng cổ phần.
Ở CTHD, thành viên hợp danh chỉ được phép chuyển nhượng vốn nếu được sự đồng ý của
các thành viên hợp danh khác; CTTNHH chỉ được phép chuyển nhượng cho bên thứ ba sau
khi đã chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại khác. CTCP, các cổ đông sáng lập bị
hạn chế chuyển nhượng cổ phàn trong vòng 3 năm đầu kể từ khi thành lập công ty.
6. Khả năng huy động vốn.
DNTN,CTHD : Không có quyền phát hành chứng khoán
TNHH : 0 được phát hành cổ phần
CTCP: được phát hành chứng khoán
8. Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thuế thu nhập ảnh hưởng đến lợi nhuận có thể được chia cho các chủ sở hữu. Tuy nhiên, theo
quy định hiện nay mọi loại hình doanh nghiệp đều chịu một mức thuế suất chung về thuế thu
nhập doanh nghiệp áp dụng với lợi nhuận của doanh nghiệp (trừ trường hợp các doanh nghiệp
được hưởng ưu đãi về thuế suất khi hoạt động trong ngành nghề được ưu đãi đầu tư kinh
doanh).
Ngoài thuế thu nhập doanh nghiệp, có hai loại thuế có thể ảnh hưởng đến thu nhập của chủ sở
hữu là: (i) Thuế áp dụng cho chủ sở hữu liên quan đến khoản lợi nhuận hoặc cổ tức được phân
chia; (ii) Thuế áp dụng cho việc chuyển nhượng phần vốn góp hoặc cổ phần. Về cơ bản, khoản
thuế này có sự khác nhau giữa chủ sở hữu là tổ chức hoặc cá nhân. Chủ sở hữu là tổ chức
không phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp với khoản lợi nhuận được phân chia vì lợi nhuận
được chia cho chủ sở hữu là lợi nhuận sau thuế và thuế thu nhập doanh nghiệp không áp dụng
hai lần ở cả tầng Công ty và tầng thành viên hoặc cổ đông; trong khi đó chủ sở hữu là cá nhân
phải chịu thuế thu nhập cá nhân đối với khoản lợi nhuận hoặc cổ tức được phân chia.

GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU:

Thứ nhất: Do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội. Trong đó:

- Do vi phạm điều cấm của luật là những quy định mà luật không cho phép được làm.

Ví dụ: Pháp luật cấm mua bán trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự. Do
đó, nếu các bên thỏa thuận và có giao dịch mua bán vũ khí quân dụng thì thuộc trường hợp vô
hiệu do vi phạm điều cấm của luật.

- Do trái đạo đức xã hội nêu tại Điều 123 Bộ luật Dân sự.

Ví dụ: Do ghen tuông nên anh A đã thuê anh B và đồng bọn đến đấm anh C - người bị anh A
nghi ngờ là có quan hệ ngoại tình với vợ mình. Giao dịch thuê của anh A và anh B vừa vi phạm
pháp luật vừa vi phạm đạo đức và sẽ bị tuyên vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, vi phạm
đạo đức xã hội.

Thứ hai: Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo. Nội dung này được nêu tại Điều 124 Bộ luật Dân
sự năm 2015.

Ví dụ: Anh A có vay 100 triệu đồng của chị B. Tuy nhiên, hai anh chị không lập hợp đồng vay
tiền mà chị B thỏa thuận với anh A lập hợp đồng mua bán nhà, đất. Trong hợp đồng mua bán
này, chị B yêu cầu ghi giá chuyển nhượng là 100 triệu đồng. Nếu đến thời hạn mà anh A không
trả đủ 100 triệu đồng cho chị B thì chị B sẽ sử dụng hợp đồng đó để sang tên quyền sử dụng
nhà, đất của anh A.

Như vậy, hợp đồng mua bán nhà, đất là hợp đồng giả tạo nhằm che giấu hợp đồng vay tiền. Do
đó, hợp đồng mua bán nhà, đất sẽ vô hiệu; hợp đồng vay tiền vẫn còn hiệu lực.

Ngoài ra, nếu giao dịch dân sự đó được thực hiện để trốn tránh nghĩa vụ dân sự với người thứ
ba thì giao dịch đó cũng sẽ vô hiệu.
Ví dụ: Anh A vay ngân hàng 200 triệu đồng và đã thế chấp xe ô tô. Tuy nhiên, đến hạn trả gốc
thì anh A không có đủ tiền để trả và ngân hàng đã gửi giấy báo sẽ kê biên, bán đấu giá chiếc
xe ô tô cho anh B. Để trốn tránh việc phải bán đấu giá chiếc xe ô tô, anh A đã lập hợp đồng
mua bán xe ô tô với anh C nhưng không thực hiện việc giao tiền, giao xe. Do đó, hợp đồng mua
bán xe ô tô trong trường hợp này sẽ bị tuyên vô hiệu do giả tạo để trốn tránh nghĩa vụ với ngân
hàng

Thứ ba: Giao dịch dân sự vô hiệu do chủ thể thực hiện giao dịch là người chưa thành niên,
người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi,
người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện.

- Giao dịch cho người chưa đủ 06 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự thực hiện để đáp
ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của họ.

- Giao dịch chỉ phát sinh quyền hoặc miễn trừ nghĩa vụ của các đối tượng này.

Thứ tư: Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi
của mình.

Ví dụ khi người đó lâm vào tình trạng say rượu và đúng thời điểm đó thì thực hiện giao dịch dân
sự. Tuy nhiên, người này phải chứng minh được trạng thái khi thực hiện giao dịch của mình và
yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch mình đã thực hiện là vô hiệu.

Thứ năm: Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn. Theo Điều 126 Bộ luật Dân sự, một hoặc
các bên vì nhầm lần khi giao kết giao dịch dân sự khiến mục đích của việc xác lập giao dịch
không thực hiện được.

Trong trường hợp đó, người có mục đích giao dịch không đạt có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố
giao dịch vô hiệu trừ trường hợp mục đích thực hiện giao dịch đã đạt được hoặc bên kia đã
khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm mục đích giao dịch vẫn đạt được.

Thứ sáu: Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép. Trong đó:

- Lừa dối là hành vi cố ý nhằm làm cho người thực hiện giao dịch hiểu sai về tính chất, chủ thể
của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch. Do đó, vì hiểu sai nên người này mới xác lập giao
dịch đó.

Ví dụ: Anh A ký hợp đồng mua bán chung cư nhà ở xã hội với anh B nhưng chưa đáp ứng đủ
điều kiện về thời gian (sau 05 năm mới được mua bán, chuyển nhượng). Tuy nhiên, anh B lại
khẳng định, căn chung cư đã có Sổ đỏ, đã được mua bán. Khi hai bên ký hợp đồng mua bán thì
anh A có thể yêu cầu Tòa án tuyên hợp đồng này vô hiệu vì đã vi phạm điều cấm của luật (cấm
mua bán nhà ở xã hội trong thời hạn 05 năm) vừa bị lừa dối để ký hợp đồng mua bán.

Thứ bảy: Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức.

Ví dụ: Khi ký hợp đồng mua bán nhà, đất, các bên phải lập hợp đồng bằng văn bản, có công
chứng, chứng thực thì bắt buộc phải thực hiện yêu cầu về hình thức này để giao dịch không bị
tuyên vô hiệu.

You might also like