Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 11

Hướng dẫn ghi chú hiệu quả

trong quá trình thu thập dữ


liệu: Tiếp cận định tính trong
nghiên cứu Công tác xã hội
Nguyễn Quốc Phương & Trương Thị Xuân Nhi

Giới thiệu

Chúng ta hoàn toàn có thể nhớ những điều đã xảy ra cách một vài
ngày, một tuần hay một tháng trước, tuy nhiên để nhớ rõ ràng từng chi
tiết chính xác thì gần như là bất khả thi. Đây chính là lúc mà chúng ta
nhận ra việc ghi chú là công cụ giúp nắm bắt chính xác các chi tiết trong
quá trình thu thập dữ liệu. Thật vậy, việc ghi chú thực địa luôn được
khuyến khích rộng rãi trong quá trình nghiên cứu định tính (Dube,
2022), đặc biệt là trong quá trình thu thập dữ liệu – đây được xem như
là một phương tiện để ghi lại những thông tin cần thiết về bối cảnh, đối
tượng cung cấp thông tin hoặc bất kể một điều gì phát sinh. Và công
việc này càng đặc biệt cần thiết khi thực hiện nghiên cứu trong lĩnh vực
công tác xã hội. Mặc dù quá trình thu thập dữ liệu trong nghiên cứu
định tính hiện nay đã được hỗ trợ rất nhiều từ các thiết bị công nghệ
như máy quay phim, máy ảnh, máy ghi âm nhưng các thiết bị này hầu
như không thể thay thế được sự linh hoạt, tốc độ của cách ghi chú bằng
giấy viết (Anne, 2003; Julia & Jana, 2018).
Hiện nay, chúng ta đều thống nhất rằng ghi chú trong nghiên cứu
định tính là một yêu cầu nghiêm ngặt khi thực hiện nghiên cứu. Đây là
quá trình làm gia tăng dữ liệu và tạo nên bối cảnh phong phú cho việc
phân tích. Thậm chí, việc tạo ra các ghi chú trong quá trình thu thập dữ
59
liệu được xem là cần thiết, trở thành tiêu chí khi xem xét các báo cáo
nghiên cứu định tính của các nhà nghiên cứu (Julia & Jana, 2018).
Như vậy có thể thấy, ghi chú là một công việc quan trọng mà nhà
nghiên cứu định tính không thể bỏ qua. Đối với các nghiên cứu trong
lĩnh vực công tác xã hội, điều này càng cần thiết hơn khi mà nhà nghiên
cứu luôn phải tiếp xúc với những thay đổi liên tục từ thực tế và từ đối
tượng cung cấp thông tin (cá nhân/nhóm). Vì vậy, phương pháp tạo nên
các ghi chú hiệu quả trong quá trình thu thập dữ liệu là điều mà mỗi cá
nhân cần phải có thông qua việc thực hành. Dưới đây chúng ta sẽ thảo
luận về những nội dung cơ bản để có thể tạo ra những ghi chú hiệu quả.

Ghi chú trong quá trình thu thập dữ liệu

Để có được những ghi chú hiệu quả không phải là điều tức thời và
đơn giản. Có rất nhiều hình thức ghi chú được sử dụng tùy theo từng
mục đích khác nhau của nhà nghiên cứu. Nhà xã hội học người Đức
Niklas Luhmann chia ghi chú thành ba loại theo tính chất của từng ghi
chú: ghi chú nhanh (fleeting notes), ghi chú ngắn hạn (literature notes)
và ghi chú vĩnh viễn (permanent notes) (Mon, 2022). Tuy nhiên, hầu hết
trong quá trình thu thập dữ liệu định tính, chúng ta thường xuyên sử
dụng hình thức ghi chú nhanh (fleeting notes) – đây là cách ghi lại
nhanh những suy nghĩ, phát hiện của bạn. Những ghi chú này không
cần quá dài, đôi lúc chỉ cần gói gọn trong một đến hai từ, chúng ta cũng
không cần quá quan tâm đến việc phải sắp xếp các thông tin theo bất kỳ
một trình tự nào (Mon, 2022). Ưu điểm của dạng ghi chú này đó là tốc
độ, súc tích và có thể gây ấn tượng nhất định về một sự kiện, một vấn
đề… với người ghi chú khi kiểm tra lại. Bên cạnh việc lựa chọn đúng
hình thức ghi chú phù hợp, một điều quan trọng để đạt được sự hiệu
quả đó là chúng ta cần phải hiểu được chức năng của những ghi chú
trong quá trình thực hiện thu thập dữ liệu nghiên cứu định tính. Các
chức năng này được thể hiện trong hộp dưới đây:
60
Hộp 1. Chức năng của ghi chú thực địa trong nghiên cứu định tính

- Nhắc nhở nhà nghiên cứu cần quan sát kỹ lưỡng môi trường xung
quanh và các cách thức tương tác;
- Bổ sung các dữ liệu còn thiếu sót, tập trung vào phần ngôn ngữ của
các đối tượng cung cấp thông tin;
- Mô tả sự thay đổi của môi trường xung quanh (cảnh quan, âm thanh)
và những ấn tượng của nhà nghiên cứu;
- Khuyến khích nhà nghiên cứu phản ánh và xác định các thiên kiến có
thể có trong quá trình nghiên cứu;
- Hỗ trợ quá trình mã hóa sơ bộ và thiết kế các nghiên cứu lặp lại;
- Giúp gia tăng sự chặt chẽ và độ tin cậy của thông tin;
- Cung cấp bối cảnh cần thiết trong quá trình phân tích dữ liệu.

Nguồn: (Julia & Jana, 2018)


Song song với việc hiểu các chức năng của ghi chú, phải xem xét và
kiểm tra kỹ lưỡng những điều sau đây để có được những ghi chú hiệu
quả khi thu thập dữ liệu định tính:
• Chuẩn bị là công việc cực kỳ quan trọng trước khi tiến hành
thu thập dữ liệu định tính. Điều tra viên cần nắm kỹ, hiểu rõ
nội dung của các công cụ thu thập thông tin (bản phỏng vấn
bán cấu trúc, hướng dẫn quan sát, hướng dẫn thảo luận
nhóm…) (Condens, 2022); nên có sự thảo luận, trao đổi cùng
nhau về những thông tin cần thu thập, những cách thức
giao tiếp phù hợp; chuẩn bị những vật dụng cần thiết như
giấy/sổ ghi chú, bút, bút màu và các thiết bị hỗ trợ như máy
quay phim, máy ảnh, máy ghi âm.
• Sắp xếp, phân loại các đối tượng cung cấp thông tin để có
thể tối ưu quá trình thu thập dữ liệu. Mặt khác, khi có sự sắp
xếp, phân loại đối tượng cung cấp thông tin, chúng ta có thể
suy nghĩ về các cách thức ghi chú tốt, tùy vào từng bối cảnh
61
chúng ta có thể có mỗi cách ghi chú khác nhau (Condens,
2022). Nhà nghiên cứu có thể ghi chú bằng giấy và bút
nhưng cũng có thể ghi chú bằng cách đánh dấu dữ liệu
thông qua băng video, hình ảnh…
• Nếu là một nhóm có nhiều thành viên cùng nhau thu thập
thông tin, cần có sự phân công nhiệm vụ cho từng thành
viên. Mỗi người sẽ đảm nhiệm một công việc khác nhau, và
từ những góc nhìn khác nhau chúng ta sẽ có được những
ghi chú khác nhau về bối cảnh, con người, sự tương tác và
thông tin. Đôi lúc trong mỗi nhóm phụ trách thu thập thông
tin, sẽ có thành viên chuyên về ghi chú – điều này hoàn toàn
do nhóm thiết kế nghiên cứu định tính quyết định.
Trên thực tế, chúng ta không hề có khung mẫu chung cho các ghi
chú trong quá trình thu thập dữ liệu định tính. Luôn tồn tại sự tranh cãi
giữa việc sử dụng cách thức viết tay hay ghi chú trên máy tính, điện
thoại hoặc máy tính bảng, hoặc chỉ cần sử dụng các công cụ hỗ trợ như
máy quay phim, máy ghi âm thì không cần thiết phải cần thêm ghi chú
(Jenkins, 2021). Tuy nhiên, theo Ayat Shukairy thì “Đừng coi thường việc
sử dụng giấy bút để nắm bắt thông tin […]. Cách bộ não của chúng ta
hoạt động khi đặt bút viết lên giấy rất khác so với việc cố gắng gõ nó ra”
(Dube, 2022). Dưới đây chúng ta sẽ xem thử đối với từng phương pháp
thu thập dữ liệu định tính khác nhau thì cần có những lưu ý gì để có thể
tạo ra những ghi chú hiệu quả nhằm phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
Quan sát
Phương pháp quan sát là phương pháp thu thập dữ liệu mang nhiều
hình thức đa dạng và yêu cầu ghi chú khá kỹ lưỡng. Với mục tiêu quan
sát để hiểu rõ hơn bối cảnh nghiên cứu và các hành vi thực tế, người
quan sát có thể là người tham gia hoặc không tham gia trên thực địa.
Nếu là quan sát có tham gia, người quan sát sẽ trở thành một phần của
bối cảnh nghiên cứu (Loraine, Wolfgang, & Christoph, 2020). Ví dụ như
người quan sát tham gia chăm sóc trẻ khuyết tật. Đối với quan sát
62
không tham gia, người quan sát không hề liên quan đến các diễn biến,
tức là có mặt nhưng không trở thành một phần của tình huống, cố gắng
không gây ảnh hưởng đến diễn biến đang xảy ra (Loraine et al., 2020).
Vì vậy, việc ghi chú trong quá trình quan sát là rất quan trọng, thông
thường người quan sát sẽ có các bảng kiểm được soạn thảo sẵn khi
thiết kế nghiên cứu. Người quan sát có nhiệm vụ điền tất cả mọi thông
tin mà mình thấy được vào các nội dung được yêu cầu sẵn. Tuy nhiên,
nếu như là một quan sát tự do thì việc ghi chú cũng là ghi chú tự do.
Người quan sát cần ghi chú tất cả mọi thứ xảy ra xung quanh (Loraine
et al., 2020). Việc ghi chú này có thể được thực hiện trong hoặc sau khi
quan sát tùy thuộc vào tính khả thi ngoài thực địa. Có thể trong một bối
cảnh nhưng có nhiều người quan sát khác nhau, khi đó chúng ta sẽ thu
được những bản ghi chú khác nhau.
Để có được một ghi chú hiệu quả, người quan sát trước tiên phải
tuân thủ chặt chẽ những nội dung được đề ra sẵn trong thiết kế nghiên
cứu; cần ghi chú đầy đủ, cố gắng không bỏ sót bất kỳ một chi tiết nào;
nếu xuất hiện những diễn biến đặc biệt, người quan sát cần ghi chú
ngay để không bỏ sót hoặc bỏ quên trong thời gian dài; người quan sát
phải ghi chú khách quan, trung thực không được đưa ý kiến chủ quan
của mình vào những ghi chú; trong trường hợp có nhiều người quan
sát, nên hạn chế sự trao đổi, thảo luận trong quá trình ghi chú – điều
này sẽ gây ra sự sai lệch thông tin trong thực tế (Anne, 2003).
Người quan sát không nên hạn chế số lượng ghi chú trong mỗi phiên
quan sát, việc ghi chú càng nhiều sẽ đưa đến hiệu quả càng cao, càng có
sự mô tả chi tiết về bối cảnh quan sát. Một điều người quan sát nên làm
khi ghi chú đó là cố gắng đánh dấu, hoặc tạo các liên kết giữa các ghi
chú, điều này sẽ giúp cho việc mã hóa và xử lý các ghi chú trở nên dễ
dàng. Chúng ta không nên có sự ngần ngại trong việc làm bẩn hoặc làm
rối các ghi chú, việc đánh dấu và tạo kết nối giữa các nội dung là việc
cần thiết. Điều quan trọng là các ký hiệu phải được thống nhất để có thể
hệ thống hóa lại khi phân tích các ghi chú về sau.
63
Phỏng vấn bán cấu trúc

Phỏng vấn bán cấu trúc là phương pháp thu thập thông tin định tính
thường được sử dụng để xác định một vấn đề liên quan đến kinh nghiệm,
ý kiến hoặc động cơ chủ quan của một cá nhân (Loraine et al., 2020).
Người phỏng vấn sẽ không phải hoàn toàn bị động dựa vào bảng câu
hỏi mà gần như cố gắng tạo ra một cuộc trò chuyện dựa trên việc dẫn
dắt thông qua các câu hỏi mở.
Với phương pháp này, người phỏng vấn có thể xin phép ghi hình, ghi
âm để có được các dữ liệu phong phú về nội dung phỏng vấn. Vai trò
của việc ghi chú bây giờ không còn giống như khi thực hiện quan sát
nữa. Người phỏng vấn giờ đây có nhiệm vụ ghi chú những điều mới mẻ
khai thác được từ người trả lời, đôi lúc là những phát hiện quan trọng
đối với nội dung nghiên cứu. Điều này được thực hiện dựa trên kinh
nghiệm phỏng vấn và sự tư duy logic, các ghi chú sẽ thể hiện được
những mối liên kết trong nội dung phỏng vấn, những nội dung giá trị
đối với chủ đề nghiên cứu, hay đôi khi là những ý tưởng mới.
Để tạo được những ghi chú hiệu quả đối với phương pháp này,
chúng ta phải hiểu rõ về nội dung nghiên cứu, thành thạo trong việc dẫn
dắt các câu hỏi để người trả lời bộc lộ các vấn đề chủ chốt. Một lưu ý khi
ghi chú, người phỏng vấn phải có sự hài hòa giữa hỏi đáp và ghi chú, cố
gắng ghi ngắn gọn, có thể sử dụng các ký tự riêng để tăng tốc ghi chú.
Hạn chế tối đa việc quá chú ý vào ghi chép làm cho cuộc phỏng vấn bị
ngắt quãng kéo dài.

Phỏng vấn sâu


Đối với phỏng vấn sâu – đây là phương pháp thu thập thông tin chủ
chốt trong nghiên cứu định tính. Hầu hết các nghiên cứu định tính đều
sử dụng phương pháp này để thu thập dữ liệu nghiên cứu. Với việc thiết
kế một bản hướng dẫn các nội dung cần thu thập, phương pháp phỏng
vấn sâu cho người phỏng vấn hoàn toàn tự do trong việc tạo nên một
cuộc trò chuyện thân mật (Loraine et al., 2020).
64
Tuy nhiên, với sự tự do trong phỏng vấn, vô tình lại gây ra không ít
khó khăn cho người phỏng vấn vừa phải dẫn dắt câu chuyện kèm theo
sự tương tác vật lý (ngôn ngữ cử chỉ khi giao tiếp) đối với người trả lời
và vừa phải thực hiện ghi chú. Tất nhiên, đối với phỏng vấn sâu, việc ghi
hình hoặc ghi âm là gần như bắt buộc, nhưng ghi chú những phát hiện
từ quá trình phỏng vấn vẫn không thể thiếu sót (Karen Eisenhauer, 2022).
Dù vậy, vẫn có những cách thức giúp cho người phỏng vấn tạo nên
các ghi chú hiệu quả nếu áp dụng các lưu ý sau:
• Cố gắng điều tiết nhịp độ cuộc phỏng vấn để có được sự hài
hòa giữa tương tác vật lý (giao tiếp) đồng thời tạo ra thời
gian để ghi chú các thông tin quan trọng;
• Cố gắng sắp xếp các nhóm chủ đề khi phỏng vấn thì sẽ tạo
được các ghi chú theo chủ đề hoặc theo các nhóm nội dung chính;
• Sử dụng các từ khóa quan trọng để ghi chú nhằm lưu lại
những thông tin giá trị, có thể dựa trên các từ khóa này
thêm bớt ghi chú (hầu hết là các liên hệ về mặt nội dung
thông tin, hoặc là các ý tưởng phát sinh trong quá trình
phỏng vấn) ngay sau khi hoàn thành phỏng vấn;
• Tối ưu nhất là chúng ta có thể có thêm đồng nghiệp đảm
nhận việc ghi chú, khi đó thì việc phỏng vấn và ghi chú luôn
được tiến hành đồng thời và đầy đủ. Việc thực hiện nhóm
hai người khi phỏng vấn sâu với một người trực tiếp phỏng
vấn và một người chuyên ghi chép rất được ưa thích trong
thực tế, điều này giúp đạt hiệu quả tối đa về mặt ghi chép
thông tin đồng thời cả hai có thể hỗ trợ lẫn nhau trong quá
trình phỏng vấn.
Thảo luận nhóm tập trung

Phương pháp thảo luận nhóm tập trung là phương pháp đòi hỏi sự
tham gia của nhiều thành viên, từ nhóm cung cấp thông tin cho đến các
thành viên nhóm nghiên cứu. Mục tiêu của thảo luận nhóm tập trung là
65
khám phá cách thức và lý do tại sao số đông lại có quan điểm hoặc hành
vi nhất định. Việc tổ chức thảo luận sẽ dựa trên bản hướng dẫn thảo
luận bao gồm các chủ đề được thiết kế sẵn. Quá trình tiến hành sẽ có
một thành viên trực tiếp điều hành thảo luận (đặt câu hỏi và dẫn dắt
thảo luận) và từ một đến hai người có nhiệm vụ ghi chép. Nhóm tổ chức
lý tưởng nên có ba người, một người điều hành, một người thư ký và
một người chuyên ghi chú các nội dung giá trị từ cuộc thảo luận.
Chính vì có sự chuyên môn hóa trong công việc, nên việc các ghi chú
của phương pháp này thường có hiệu quả khá cao xét về khối lượng
(đầy đủ). Ghi chú trong các cuộc thảo luận có thể được lặp đi lặp lại
nhiều lần (Julia & Jana, 2018) khi mà người điều hành muốn tập trung
tìm hiểu sâu về một vấn đề/thông tin nào đó.
Một số lưu ý để có được các ghi chú hiệu quả đối với phương pháp
này đó là:
• Cố gắng có nhiều bản ghi chú khác nhau, mỗi bản ghi chú sẽ
là một chủ đề nhất định;
• Người phụ trách ghi chú luôn giữ cách giao tiếp bằng mắt
hoặc cử chỉ tay với người điều hành để có thể nhận biết
những vấn đề quan trọng cần lưu ý;
• người ghi chú cũng cần có cử chỉ giao tiếp với các thành viên
cung cấp thông tin để nâng cao sự tự tin cho người trả lời
trong quá trình khai thác thông tin.
Nhật ký thực địa
Nhật ký thực địa chưa khi nào được xếp là một phương pháp thu
thập thông tin chính thức trong nghiên cứu định tính, hoặc chính xác
hơn thì đây được xem là một bản ghi chú tổng hợp khi tiến hành thu
thập dữ liệu. Tuy nhiên, nhật ký thực địa lại là văn bản cung cấp dữ liệu
đa dạng theo trình tự không gian và thời gian, cho thấy được sự tỉ mỉ,
kỹ lưỡng của người thu thập thông tin.
Nhật ký thực địa cũng không hề có một khung mẫu cố định, tùy mỗi
thiết kế nghiên cứu mà có các mẫu nhật ký thực địa khác nhau. Tuy
66
nhiên, để có được một bản nhật ký thực địa tốt thì cần thiết phải tuân
thủ những điều sau (Jenkins, 2021):
• Nhà nghiên cứu luôn kiểm tra lịch trình thu thập thông tin
của cá nhân theo không gian và thời gian. Kèm theo lịch
trình là các sản phẩm tương ứng như file ghi hình, file ghi
âm và các ghi chú nhanh;
• Luôn cố gắng ghi lại các mốc thời gian quan trọng – khoảng
thời gian và địa điểm mà có điều thú vị hoặc các biến cố xảy
ra trong quá trình thu thập dữ liệu;
• Ghi lại đầy đủ mọi sự kiện diễn ra trong quá trình thu thập
dữ liệu, ngay cả khi những sự kiện này dường như không
quan trọng;
• Đánh dấu những đề mục bị thiếu hoặc chưa hoàn thành,
nên ghi rõ thời gian và địa điểm cho việc này. Thậm chí, tốt
hơn nữa là có thể ghi chú ngắn về lý do mà chúng ta bị
khuyết thông tin hoặc không hoàn thành được nhiệm vụ;
• Cuối cùng là một phần tóm tắt chung về một buổi/ngày thu
thập dữ liệu của chúng ta, nội dung có thể đi kèm theo mô
tả cảm xúc hoặc suy nghĩ cá nhân về công việc.

Mã hóa, xử lý và thảo luận dữ liệu từ các ghi chú


Tất cả mọi ghi chú chúng ta có được từ thực địa phần lớn đều rời rạc
và rất lộn xộn. Chính vì vậy, việc mã hóa các ghi chú này giúp chúng ta
có thể tổ chức lại các ghi chú một cách có thứ tự. Có rất nhiều cách thức
mã hóa các ghi chú, có thể dùng cách mã hóa thủ công như đánh số thứ
tự cho các ghi chú theo phương pháp thu thập thông tin, theo thời gian,
địa điểm hoặc theo chủ đề nghiên cứu. Tuy nhiên, cách mã hóa này chỉ
phù hợp với các ghi chú đơn giản và số lượng ghi chú ít. Đối với các ghi
chú phức tạp và số lượng lớn, chúng ta nên sử dụng các phần mềm
chuyên dùng xử lý dữ liệu định tính để mã hóa và để cung cấp các mối
liên hệ giữa các ghi chú. Những phần mềm nổi bật trong xử lý dữ liệu

67
định tính có thể kể đến là Nvivo, maxQDA. Với việc sử dụng các phần
mềm này, chúng ta sẽ dễ dàng đánh dấu các ghi chú theo thuộc tính,
theo nội dung hoặc theo mối quan hệ.
Sau khi mã hóa các ghi chú là bước tiến hành xử lý thông tin có được
từ các ghi chú này. Cần chú ý là việc xử lý dữ liệu từ các ghi chú phải gắn
liền với nội dung nghiên cứu đã được đề ra trong thiết kế. Dựa trên
thiết kế nghiên cứu, chúng ta đưa các ghi chú về đúng vị trí theo từng
mục dữ liệu. Bên cạnh đó, cần có sự so sánh giữa các ghi chú khác nhau
trong cùng một thời điểm, những dữ liệu bị bỏ sót, những vấn đề phát
sinh trong quá trình thu thập dữ liệu và những ý tưởng mới. Đối với quá
trình xử lý các ghi chú, chúng ta cũng nên sử dụng phần mềm xử lý phía
trên để có sự đồng bộ và thuận tiện.
Bước cuối cùng và cũng là bước quan trọng nhất trong tiến trình này
đó là thảo luận về các dữ liệu thu được từ những ghi chú. Quá trình
thảo luận sẽ diễn ra giữa các điều tra viên và nhà nghiên cứu hoặc đôi
lúc là giữa một nhóm những nhà nghiên cứu với nhau. Những thông tin
nổi bật và có giá trị sẽ được trao đổi để xác định độ chính xác và độ tin
cậy, đồng thời cũng được kiểm chứng lại thông qua những dữ liệu xung
quanh. Việc thảo luận này sẽ tạo nên các ghi chú đầy đủ, xử lý chuẩn
chỉnh và mang lại nhiều thông tin hiệu quả cho tiến trình nghiên cứu.
Đồng thời việc thảo luận về các ghi chú còn có chức năng chuyển hóa
các dữ liệu có giá trị thành các nội dung cần thiết cho kết quả nghiên cứu.

Kết luận
Việc ghi chú trong thu thập dữ liệu định tính là vấn đề quan trọng đã
được đặt ra bởi các nhà dân tộc học, đây là một vấn đề mang tính
phương pháp quan trọng (William, 1960). Mặc dù ngày nay khoa học
công nghệ đã hỗ trợ tối đa những công cụ hiện đại cho các nhà nghiên
cứu nhưng việc ghi chú là điều không thể thiếu trong mỗi lần thu thập
dữ liệu. Những ghi chú hiệu quả mang lại sự cải thiện về chất lượng
thông tin cho nội dung nghiên cứu. Thực tế, những thiết kế nghiên cứu
định tính hiện nay chưa dành nhiều sự quan tâm xứng đáng đối với vai
trò của các ghi chú. Để có được các ghi chú thực sự hiệu quả không hề

68
đơn giản, nó đòi hỏi nhà nghiên cứu có sự trải nghiệm, có tư duy logic
và bên cạnh đó là một sự chuẩn bị chu đáo trong thiết kế nghiên cứu và
xây dựng công cụ thu thập thông tin. Trong khuôn khổ của bài viết,
chúng tôi chỉ có thể đề cập một vài khía cạnh quan trọng của việc tiến
hành các ghi chú trong quá trình thu thập dữ liệu định tính. Hy vọng
những nội dung được chia sẻ ở trên sẽ mang lại ích lợi nhất định cho các
sinh viên đang học tập thực hành phương pháp nghiên cứu hoặc những
người bắt đầu đến với nghiên cứu định tính.

Tài liệu tham khảo


Anne, M. (2003). In The Field: Notes On Observation In Qualitative
Research. Methodological Issues In Nursing Research 41(3). 306-313.
Condens. (2022). User Research Note Taking - How To Get It Right
From The Start. Retrieved from https://condens.io/user-research-
note-taking/#tools.
Dube, S. (2022). Writing effective qualitative research notes. Retrieved
from https://www.invespcro.com/blog/writing-effective-qualitative-
research-notes/.
Jenkins, J. (2021). 9 Tips To Improve Your Note-Taking Skills. Retrieved
from https://blog.optimalworkshop.com/9-tips-to-improve-your-
note-taking-skills/.
Julia, P., & Jana, L. (2018). A Guide To Field Notes For Qualitative
Research: Context And Conversation. Qualitative Health Research
28 (3). 381-388.
Karen Eisenhauer, K. D. (2022). Try These Approaches to Interview
Note-Taking. Retrieved from https://dscout.com/people-nerds/note-taking.
Loraine, B., Wolfgang, W., & Christoph, G. (2020). How To Use And
Assess Qualitative Research Methods. Neurological Research and
Practice 2 (1). 1-10.
Mon, T. (2022). Notes With The "Wooden Box" Method Zettelkasten.
Retrieved from https://vietcetera.com/vn/ghi-chu-voi-phuong-
phap-hop-go-zettelkasten.
William, S. (1960). Making And Keeping Anthropological Field Notes.
Practical Anthropology 4. 145-152.
69

You might also like