Slide QTTC Chuong 3

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 26

CHƯƠNG 3:

HOẠCH ĐỊNH DÒNG TIỀN


DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Nội dung chương 3

3.1. Tổng quan về đầu tư dự án và dòng tiền


3.2. Gía trị thời gian của tiền
3.3. Dòng tiền của dự án đầu tư
3.4. Các chỉ tiêu đánh giá dự án đầu tư
3.1. Tổng quan về đầu tư dự án và dòng tiền

3.1.1. Đầu tư
- Đầu tư là hoạt động bỏ vốn ở hiện tại với hy vọng đạt được lợi ích tài
chính, kinh tế, xã hội trong tương lai.
- Đầu tư với DN được hiểu là hoạt động Dn bỏ vốn nhắm hình thành và
bổ sung những tài sản cần thiết để thực hiện mục tiêu kinh doanh.
- Phân loại
• Theo cơ cấu tài sản đầu tư:
+ Đầu tư tài sản cố định
+ Đầu tư tài sản ngắn hạn
+ Đầu tư tài sản tài chính
• Theo mục đích đầu tư:
+ Đầu tư năng lực sản xuất
+ Đầu tư đổi mới sản phẩm
+ Đầu tư mở rộng thị trường
……
3.1.2. Dự án
Theo Ngân hàng Thế giới, dự án là tổng thể những chính sách, hoạt
động và chi phí có liên quan với nhau nhằm đạt được những mục tiêu
nhất định.
Theo Lyn Squire, dự án là tổng thể các giải pháp sử dụng các nguồn lực
hữu hạn và vốn có (như đất đai, nhân công, các nguồn lực tự nhiên khác
và tiền vốn) nhằm đem lại lợi ích cao nhất cho đầu tư và xã hội ở Việt
Nam.
Theo luật đầu tư (2020), dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ
vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh
doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.
3.1.3. Dòng tiền
Dòng tiền (Cash Flow) hay còn gọi là lưu chuyển tiền tệ được định
nghĩa là sự chuyển động ra hoặc vào của các khoản tiền tiện trong doanh
nghiệp, dự án hay là một sản phẩm tài chính nhất định trong một khoảng
thời gian quy định hữu hạn. Việc lưu chuyển dòng tiền sẽ liên quan đến
việc lưu chuyển dòng tiền ròng, dòng tiền thuần và dòng tiền thông
minh.
Dòng tiền thuần là khoản tiền mà doanh nghiệp thu được và được
sử dụng để phục vụ các nhu cầu, mục đích của doanh nghiệp. Dòng tiền
thuần bao gồm 3 loại đó là dòng tiền từ các hoạt động đầu tư, dòng tiền
từ hoạt động tài chính và dòng tiền từ hoạt động kinh doanh.
3.2. Giá trị thời gian của tiền tệ
• Giới thiệu bài mới:
Để học tốt phần 3.2 người học cần:
- Có cái nhìn tổng quan về mối quan hệ giữa tiền với thời gian, sinh lời
và rủi ro.
- Cần nắm vững phương pháp tính toán và nội dung kinh tế của các bài
toán về giá trị theo thời gian của tiền bao hàm giá trị tương lai và giá
trị hiện tại.
- Liên hệ với thực tế để hiểu rõ hơn cách thức vận dụng lý thuyết giá trị
theo thời gian của tiền vào việc giải quyết các vấn đề tài chính đặt ra
trong hoạt động của doanh nghiệp và trong thực tế cuộc sống.
- Kết hợp đọc tài liệu tham khảo: (E-learning)
3.2. Giá trị thời gian của tiền

“Với cùng một lượng tiền


nhận được, giá trị của nó
sẽ không giống nhau nếu
ở vào những thời điểm
khác nhau”
3.2.1 Giá trị tương lai của tiền
Giá trị tương lai của một khoản tiền là giá trị có thể nhận
được tại một thời điểm trong tương lai, bao gồm số vốn gốc và
toàn bộ số tiền lãi tính đến thời điểm đó.
- Giá trị tương lai của một khoản tiền
- Giá trị tương lai của một dòng tiền (chuỗi tiền)
3.2.1. Giá trị tương lai của một khoản tiền
Một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến giá trị tương lai của
tiền là phương pháp tính lãi.
• Nhắc lại Phương pháp tính lãi
Tiền lãi: Là số tiền mà người có tiền thu được sau một thời kỳ nhất định từ số tiền
gốc ban đầu được đầu tư theo một phương thức nhất định, chẳng hạn như cho vay.
Có 2 phương pháp tính lãi trong tài chính
- Phương pháp tính theo lãi đơn: là số tiền lãi được xác định dựa trên số
vốn gốc (vốn đầu tư ban đầu) với một lãi suất nhất định.
- Phương pháp tính theo lãi kép: là số tiền lãi được xác định dựa trên cơ
sở số tiền lãi của các thời kỳ trước đó được gộp vào vốn gốc để làm
căn cứ tính tiền lãi cho thời kỳ tiếp theo.
-
3.2.1. Giá trị tương lai của một khoản tiền
1. Trường hợp tính theo lãi đơn:
- Giá trị tương lai tính theo lãi đơn hay còn gọi là giá trị đơn được
xác định theo công thức:
FVn = CFo × (1+ i × n)
Trong đó:
- FVn: Giá trị tương lai tại thời điểm cuối kỳ thứ n.
- CFo: Số vốn gốc (vốn đầu tư ban đầu).
- i: Lãi suất/kỳ (kỳ: Tháng, quí, 6 tháng, năm…).
- n: Số kỳ tính lãi
Ví dụ 1:
1. Trường hợp tính theo lãi đơn:
Ông X gửi tiết kiệm 100 triệu đồng tại ngân hàng AAA;
lãi suất đơn: 10%/năm. Hãy tính số tiền ông X nhận
được sau thời gian:
- TH1: 02 năm
- TH2: 05 năm
3.2.1. Giá trị tương lai của một khoản tiền
2. Trường hợp tính theo lãi kép:
- Giá trị tương lai tính theo lãi kép hay còn gọi là giá
trị kép được xác định theo công thức:
𝒏
FVn = CFo ×(𝟏 + 𝒊)
Trong đó:
- FVn: Giá trị tương lai tại thời điểm cuối kỳ thứ n.
- CFo: Số vốn gốc (vốn đầu tư ban đầu).
- i: Lãi suất/kỳ (kỳ: Tháng, quí, 6 tháng, năm…).
- n: Số kỳ tính lãi
3.2.1. Giá trị tương lai của một khoản tiền
• Phương pháp tính lãi
Diễn giải công thức:

Năm 1: FV1 = CFo + CFo ×i = CFo (1+i)


Năm 2: FV2 = CFo(1+i) + CFo(1+i) i =
2
CFo(1+i)(1+i) = CFo (1 + 𝑖)
………(tương tự với năm 3,4,…n)
𝐧
---> FVn = CFo × (𝟏 + 𝐢)
3.2.1. Giá trị tương lai của một dòng tiền
Ta có sơ đồ về dòng tiền như sau:
- Dòng tiền tệ phát sinh (trả) cuối kì
- Dòng tiền tệ phát sinh (trả) đầu kì

CF1 CF2 CF3 ……. Fn

0 1 2 3 …….. n-1 n

Trong đó:
• CF1, CF2,… CFn là các khoản tiền phát sinh ở các thời điểm cuối/đầu kỳ
thứ nhất, thứ hai,… thứ n.
• n là số kỳ
3.2.1. Giá trị tương lai của một dòng tiền
- Dòng tiền trả cuối kỳ:
Trường hợp các khoản tiền không bằng nhau phát sinh ở cuối mỗi kỳ:
FV= CF1× (𝟏 + 𝒊)𝒏−𝟏 +CF2× (𝟏 + 𝒊)𝒏−𝟐 +…+𝐂𝐅𝐧
Hay: FV= σ𝒏𝒕=𝟏 𝑪𝑭𝒕(𝟏 + 𝒊)𝒏−𝒕
Trường hợp các khoản tiền bằng nhau phát sinh ở cuối mỗi kỳ
(CF1=CF2=CFt=…=CFn)
(𝟏+𝒊)𝒏 −𝟏
FV= σ𝒏𝒕=𝟏 𝑪𝑭𝒕(𝟏 + 𝒊)𝒏−𝒕 = A ×
𝒊
• Trong đó:
• CF1, CF2,… CFn là các khoản tiền phát sinh ở các thời điểm cuối kỳ thứ nhất, thứ hai,… thứ
n.
• i là lãi suất/kỳ
• n là số kỳ
3.2.1. Giá trị tương lai của một dòng tiền
- Dòng tiền tệ trả đầu kỳ:
Trường hợp các khoản tiền không bằng nhau phát sinh ở đầu mỗi kỳ:
FV= CF1× (𝟏 + 𝒊)𝒏 +CF2× (𝟏 + 𝒊)𝒏−𝟏 +…+𝐂𝐅𝐧 ×(1+i)
Hay: FV= σ𝒏𝒕=𝟏 𝑪𝑭𝒕(𝟏 + 𝒊)𝒏−𝒕 × (1+i)
Trường hợp các khoản tiền bằng nhau phát sinh ở đầu mỗi kỳ
(CF1=CF2=CFt=…=CFn)
(𝟏+𝒊)𝒏 −𝟏
FV= σ𝒏𝒕=𝟏 𝑪𝑭𝒕(𝟏 + 𝒊)𝒏−𝒕 × (1+i) = A × × (1+i)
𝒊
• Trong đó:
• CF1, CF2,… CFn là các khoản tiền phát sinh ở các thời điểm đầu kỳ thứ nhất, thứ hai,… thứ
n.
• i là lãi suất/kỳ
• n là số kỳ
Ví dụ 3:
Ông A gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng, thời hạn 5 năm,
lãi suất 10% các khoản tiền như sau: (đvt: triệu đồng)
Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5
40 50 50 80 60

Tính số tiền ông A nhận được sau 05 năm với 2 trường hợp:
TH1: Số tiền mỗi kỳ phát sinh vào cuối kỳ
TH2: Số tiền mỗi kỳ phát sinh vào đầu kỳ
Ví dụ 3:
TH1: Số tiền mỗi kỳ phát sinh vào cuối kỳ
40 50 50 80 60

0 1 2 3 4 5

FV1= 40× (1 + 0.1)4 + 50× (1 + 0.1)3 +50 ×


2 1
(1 + 0.1) +80 × (1 + 0.1) +60= 333.6 (triệu đồng)
Ví dụ 3:
TH1: Số tiền mỗi kỳ phát sinh vào đầu kỳ
40 50 50 80 60

0 1 2 3 4 5

FV2 = 40 x (1 + 0.1)5 + 50× (1 + 0.1)4 +50 ×


(1 + 0.1)3 +80 × (1 + 0.1)2 +60 × (1 + 0.1)= 366.98 (triệu đồng)

FV2=FV1 (1+r)
Ví dụ 4:
Ông A gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng đều đặn mỗi năm
50 triệu đồng, thời hạn 5 năm, lãi suất 10%.
Tính số tiền ông A nhận được sau 05 năm với 2 trường hợp:
TH1: Số tiền mỗi kỳ phát sinh vào cuối kỳ
TH2: Số tiền mỗi kỳ phát sinh vào đầu kỳ
Bài làm:
TH1: Số tiền mỗi kỳ phát sinh vào cuối kỳ
(𝟏+𝒊)𝒏 −𝟏 (𝟏+𝟎,𝟏)𝟓 −𝟏
FV = A × = 50 × =305,26 (triệu đồng)
𝒊 𝟎,𝟏
TH2: Số tiền mỗi kỳ phát sinh vào đầu kỳ
(𝟏+𝒊)𝒏 −𝟏 (𝟏+𝟎,𝟏)𝟓 −𝟏
FV= A × × (1+i)= 50 × ×(1+0,1)= 335,78 (triệu đồng)
𝒊 𝟎,𝟏
3.2.2. GIÁ TRỊ HIỆN TẠI (PV)
• Giá trị hiện tại (Present Value) là giá trị của một dòng tiền được
quy về thời điểm hiện tại. (trường hợp các khoản tiền nhận đc vào cuối kì)
𝑭𝑽
PV =
(𝟏+𝒊)𝒏
Trong đó:
PV : Giá trị hiện tại
FV: Khoản tiền nhận được vào thời điểm n trong tương lai (cuối kì)
i: tỷ lệ chiết khấu/lãi suất
n: số năm tính tới thời điểm tương lai
• Muốn tìm giá trị hiện tại phải xác định bằng cách chiết khấu từ giá trị
tương lai.
• Giá trị hiện tại phụ thuộc vào lãi suất chiết khấu, hay còn gọi là tỷ lệ chiết
khấu (discount rate)
22
3.2.2. GIÁ TRỊ HIỆN TẠI (PV)

Ví dụ: Hiện tại ông A phải gửi bao nhiêu tiền vào
ngân hàng để sau 2 năm ông A nhận được số tiền là 121 triệu?
Lãi suất là 10%/năm?
Giải:
Giá trị hiện tại của khoản tiền
121
PV= = 100tr
(1+0,1)2

23
3. MỞ RỘNG
3.1, Giá trị hiện tại của các dòng tiền:
- Dòng tiền không đều:
𝑛 𝐶𝐹𝑖 𝐶𝐹1 𝐶𝐹2 𝐶𝐹𝑛
PV= σ𝑖=1 = + + ⋯.+
(1+𝑟) (1+𝑟)1
𝑛 (1+𝑟)2 (1+𝑟)𝑛
- Dòng tiền đều
𝐶𝐹 1 𝐶𝐹 𝐶𝐹 𝐶𝐹
PV= × (1 − )= + + ⋯.+
𝑟 (1+𝑟)𝑛 (1+𝑟)1 (1+𝑟)2 (1+𝑟)𝑛
- Dòng tiền vĩnh viễn
𝐶𝐹
PV=
𝑟
(giá trị xấp xỉ)

24
3.2.2. Giá trị hiện tại của dòng tiền
• Giá trị hiện tại của một khoản tiền
Cùng suy ngẫm?

You might also like