Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Cooley: cái tôi trong gương

Giới thiệu về Charles Cooley


Charles Horton Cooley (1864-1929) là nhà xã hội học Mỹ nổi tiếng về lý thuyết cái tôi nhìn
trong gương hay “tôi soi gương” và khái niệm nhóm nguyên thủy, giáo sư trường đại học tổng
hợp Michigan, là một trong những người có công đầu xây dựng trường phái tương tác biểu trưng.

Vào đầu thập niên 1900, Charles Horton Cooley đã đề xuất niềm tin rằng chúng ta biết mình là ai
qua sự tương tác với người khác. Do đó, cái nhìn về chính chúng ta không chỉ đến từ suy ngẫm
trực tiếp từ các phẩm tính riêng của chúng ta, mà còn từ những ấn tượng của chúng ta về việc
người khác đã cảm nhận chúng ta như thế nào. Cooley đã sử dụng cụm từ cái tôi qua lăng kính
(looking-glass self) để nhấn mạnh rằng là sản phẩm của các tương tác xã hội của chúng ta với
người khác.
Về mối quan hệ giữa con người và xã hội, Cooley cho rằng các mối tương tác lẫn nhau theo kiểu
trao đổi nhiều chiều, nhiều mặt đã gắn kết các cá nhân thành tổ chức xã hội, thành các nhóm nhỏ,
nhóm lớn, thành tổng thể xã hội. Trong quá trình tương tác, quan trọng nhất là sự giao tiếp giữa
các cá nhân, trong đó mỗi cá nhân phải biết đọc, hiểu ngôn ngữ biểu hiện của người khác bởi
hành vi của mỗi cá nhân bị ảnh hưởng bởi ấn tượng của họ ở mỗi người khác.

Về mặt phương pháp luận, Cooley đặc biệt quan tâm tìm hiểu hành vi của các cá nhân trong mối
tương tác xã hội nhất định, trong tình huống xã hội cụ thể. Vai trò cá nhân và cấu trúc xã hội
tương tác với nhau tạo thành những số phận con người khác nhau.

Từ quan niệm quan trọng này, Cooley đã phát triển lý thuyết “tôi soi gương". Theo lý thuyết của
ông, “cái tôi" (mà trong tâm lý học gọi là bản ngã) ở mỗi người là kết quả của sự tương tác với
người khác, của tri giác người khác tức là nhìn vào người khác như là soi minh trong gương. Đến
lượt nó, “cái tôi trong gương" là cơ sở để cá nhân tự đánh giả, tự kiểm soát, tự điều chỉnh và tạo
ra những mối tương tác xã hội, tổ chức xã hội'. Như vậy, câu hỏi “ta là ai?" chỉ có thể được trả
lời dựa vào những ý kiến đánh giá của người khác mà ta có thể cảm nhận được khi tương tác với
họ, chứ không hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân ta. Điều này cũng tương tự như cách nói: nhìn
vào người khác như nhìn vào tấm gương, hay muốn biết ta là ai hãy xem người khác đối xử với
ta như thế nào.

Tiến trình phát triển một nhân diện về cái tôi (self-identity), tức quan niệm về cái tôi, có ba giai
đoạn.
(1)Sự hình dung về bề ngoài của ta đối với một người khác.
(2)Sự hình dung về ấn tượng của người đó về vẻ bề ngoài đó.
(3)Sự tự cảm nhận của bản thân khi có hình dung đó.
Thứ nhất, chúng ta hình dung chúng ta thể hiện mình trước người khác ra sao – trước bà con,
bạn bè, thậm chí với ngay cả người lạ gặp trên đường. Thế rồi chúng ta hình dung người khác
đánh giá chúng ta ra sao (hấp dẫn, thông minh, cả thẹn hay xa lạ). Cuối cùng, chúng ta triển khai
một thứ cảm xúc nào đó về bản thân chúng ta, chẳng hạn quý chuộng hay xấu hổ, như là kết quả
của những ấn tượng ấy (Cooley 1902; Howard 1989).
Theo ông, sự hình dung về nhau của các cá nhân trong xã hội là những bằng chứng, sự kiện xã
hội mà xã hội học có nhiệm vụ phải quan sát, tìm hiểu và giải thích.

Một khía cạnh tế nhị nhưng hết sức quan trọng trong cái tôi nhìn qua lăng kính của Cooley chính
là chuyện cái tôi là kết quả từ “sự hình dung” của một cá nhân về người khác đang nhìn thấy
mình như thế nào. Kết quả là, chúng ta có thể triển khai nhận diện về cái tôi của mình
dựa trên những cảm nhận thiếu chính xác về cách người ta đang nhìn chúng ta.
Một học sinh có thể phản ứng quyết liệt trước lời phê bình của thầy giáo và quyết định (sai) rằng
ông thầy đang xem mình là ngu. Cái cảm nhận sai lạc này có thể dễ dàng bị biến thành một nhận
diện cái tôi tiêu cực qua tiến trình như sau: (1) ông thầy đã phê bình tôi, (2) ông thầy hẳn đang
nghĩ rằng tôi ngu, (3) tôi ngu. Thế nhưng sự nhận diện về cái tôi cũng không bất biến. Nếu học
sinh đó đạt điểm “A” vào cuối học kỳ, anh hay chị ta có thể sẽ không còn thấy mình là ngu nữa.

Như vậy, giống như quan niệm của các nhà tương tác biểu trưng, quan niệm của Cooley cho biết:
cấu trúc xã hội, tổ chức xã hội đều dựa trên nền tảng gồm các sự kiện, bằng chứng bắt nguồn từ
mối tương tác xã hội và sự tri giác, hình dung lẫn nhau của các cá nhân.
Trong số các lý thuyết xã hội học hiện đại, thuyết tương tác biểu trưng của Cooley góp phần trả
lời trực tiếp câu hỏi về bản chất mối quan hệ giữa các cá nhân và xã hội. Thuyết này cho rằng xã
hội được tạo nên từ các mối tương tác xã hội giữa các cá nhân. Do vậy, cần phải tập trung nghiên
cứu ý nghĩa biểu trưng và ý nghĩa chủ quan mà con người gán cho các mối tương tác tạo nên xã
hội của con người và tìm hiểu sự ảnh hưởng của mối tương tác biểu trưng đó đối với các cá nhân.

Cooley viết: “Ta nhìn thấy mặt mình, hình dáng và quần áo của mình trong gương, và ta quan
tâm đến chúng vì chúng là của chúng ta,... Cũng như vậy trong tưởng tượng chúng ta nhận thấy
trong tâm trí người khác một số ý tưởng về hình dáng, hành vi, mục tiêu, cử chỉ, tính tình, bạn
bè, và nhiều thứ khác, và điều đó ảnh hưởng đến ta theo nhiều cách khác nhau” Charles Horton
Cooley. Human Nature and the Social Order. New York: Charles Scribner's. 1902. Tr. 184.

Theo quan điểm của Charles, ông cho rằng con người luôn vô tình phóng đại ưu và nhược điểm
của mình, còn sự đánh giá của người ngoài có thể sẽ nhìn trúng điểm mù mà bản thân bạn
không nhìn thấy, họ sẽ có một cách nhìn tương đối là khách quan. Những người muốn hiểu về
bản thân hơn, có thể hỏi bạn bè, thăm dò ý kiến từ những người khác, từ đó có thể gặp được một
bản thân mà mình chưa từng biết.
Trích sách "Năng Lực Tìm Kiếm" - Sir Lưu.
Phân loại nhóm dựa vào mối tương tác. Theo Cooley, các cá nhân tương tác với nhau tạo thành
các nhóm xã hội. Dựa vào đặc điểm và tính chất của mối tương tác xã hội Cooley phân biệt hai
loại nhóm sau đây:
● Một là, nhóm nguyên thủy hay nhóm bậc nhất, nhóm nguyên sinh (Primary Group). Đặc
trưng cơ bản của nhóm nguyên thuỷ là sự tương tác, hợp tác, giao tiếp "mặt đối mặt” giữa
các thành viên của nhóm'. Nhờ vậy, nhóm nguyên thuỷ không những gắn kết các cá nhân
với nhau thành một khối mà còn tạo ra bản sắc, mục tiêu, lý tưởng của cả nhóm và của
mỗi cá nhân thành viên.
● Hai là, nhóm phát sinh hay nhóm bậc nhì (Secondary Group). Loại nhóm này xuất hiện
trên cơ sở nhóm nguyên thuỷ với nghĩa là các cá nhân của nhóm nguyên thuỷ tương tác
với các cá nhân khác trong nhóm và ngoài nhóm tạo các nhóm mới. Một đặc trưng cơ bản
của nhóm phát sinh là mối tương tác có thể diễn ra một cách gián tiếp chứ không trực tiếp
như trong nhóm nguyên. Hình thức điển hình nhất của nhóm phát sinh là tổ chức xã hội
được thành lập một cách chính thức để thực hiện hoạt động nhằm mục tiêu xác định.
(đang cố tìm ví dụ cho 2 nhóm này, nếu có thì bổ sung sau)

You might also like