Nhận xét về tính huống truyện

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Nhận xét về tính huống truyện:

– Đặt nhân vật chính vào tình huống đối nghịch với tính cách nhân vật giúp làm nổi bật tình cảm, niềm tự
hào về người nông dân Việt Nam

– Yếu tố bất ngờ đặt trong tình huống cụ thể giúp bộc lộ một cách mạnh mẽ tình yêu làng, yêu nước và
tinh thần kháng chiến của nhân vật chính – ông Hai

Ý nghĩa của tình huống truyện ngắn Làng:

– Về kết cấu: phù hợp với diễn biến của truyện, thể hiện rõ nét tình yêu dành cho làng, cho quê hương,
đất nước sâu đậm của người nông dân Việt Nam. Trong đó, nhân vật ông Hai là hình tượng tiêu biểu điển
hình

– Về nghệ thuật: tạo thắt nút cho câu chuyện, từ đó giúp bộc lộ sâu sắc tâm trạng và phẩm chất của nhân
vật chính, góp phần thể hiện chủ đề bao quát của tác phẩm.

Mạch cảm xúc:

- Phần 1 (Từ đầu đến “không nhúc nhích”): Cuộc sống của ông Hai ở nơi tản cư

+ Ông Hai thể hiện nỗi nhớ làng da diết trong thời gian ông và gia đình phải đi tản cư, đau đáu nhớ về
quê hương tự hào, vui sướng, tin tưởng khi nghe tin quân ta thắng lớn hay thất bại của kẻ thù

=> Chất phác, sống giản dị, có tấm lòng gắn bó sâu đậm với làng quê và kháng chiến

- Phần 2 (Từ tiếp đến “ đôi phần”) : Diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc

+ Ông Hai như chết lặng vì đau đớn, tức tưởi, tủi hồ, bàng hoàng đến nỗi không thể điều khiển được cơ
thể của mình

=> Tất cả niềm tin trong ông dường như sụp đổ, tâm trí ông chứa đầy những nỗi ám ảnh và day dứt, bẽ
bàng, xấu hổ, ê chề, nhục nhã.

+ Lo cho số phận của những đứa con bị khinh bỉ, bị xỉa xói và hắt hủi vì sinh ra ở làng Việt gian; ông cũng
sẽ bị ghét bỏ, tẩy chay, thù hằn, ghê tởm; lo cho tương lai của gia đình khi mang trên mình cái danh “dân
làng Việt gian”

=> Tâm trạng khủng hoảng, rối rắm, không có lối thoát của ông Hai; nỗi ám ảnh nặng nề, biến thành sự sợ
hãi thường xuyên.

+ Không dám đi đâu, chỉ quanh quẩn ở nhà, chột dạ, nơm nớp, lủi ra một góc, nín thít.

+ Bế tắc, tuyệt vọng khi mụ chủ nhà đánh tiếng đuổi đi

=> Tình trạng khủng hoảng, tuyệt vọng và dường như bế tắc hoàn toàn

+ Băn khoăn trước quyết định “hay là về làng” nhưng cuối cùng ông đã gạt bỏ

+ Khẳng định khi trò chuyện với đứa con út rằng tình cảm sâu nặng mà ông dành cho làng, cho cách mạng
là tình cảm đúng đắn, chân chính

=> Tình yêu nước, lợi ích của đất nước được đặt cao hơn tình làng và lợi ích của cá nhân

=> Lời tự vấn nhằm tự minh oan và khẳng định tấm lòng thủy chung của mình với làng, với cách mạng,
hơn nữa cũng giúp ông vơi đi những khổ tâm, mâu thuẫn nội tâm đã dằn vặt ông bấy lâu nay.

=> Nét đẹp truyền thống mang tinh thần thời đại cách mạng của người nông dân Việt Nam.

- Phần 3 (còn lại): Tâm trạng ông Hai khi nghe tin cải chính

+ Ông Hai như được hồi sinh trở lại, khiến thái độ ông thay đổi hẳn, từ buồn thiu sang “tươi vui, rạng rỡ
hẳn lên”.
+ Rũ sạch mọi đau khổ, tủi nhục để đưa ông trở lại với “thói quen” trước kia – thói quen khoe làng với
mọi người.

+ Ông Hai không hề tiếc nuối về ngôi nhà của mình. Điều mà ông quan tâm là làng chợ Dầu không theo
giặc, tức là làng ông vẫn trong sạch, ông không phải người con từ làng Việt gian. Nhà ông Hai bị đốt đã
giúp chứng minh cho làng ông, cho gia đình ông và những người tản cư trên đây không theo giặc, vẫn
một lòng yêu nước, sẵn sàng hi sinh tất cả cho kháng chiến.

=> Vui mừng tột độ, tự hào, hãnh diện khi làng không theo giặc, cũng đồng thời thấy được tình yêu làng,
yêu nước của người nông dân như ông Hai

=> Tình yêu làng và lòng yêu nước chân thành thắm thiết đã biến thành nền tảng khiến cho ông Hai vui
sướng tột độ khi nghe tin làng mình không theo giặc, xây dựng lên trong ông như một “bức tường thành”
vững chắc mà không súng đạn nào có thể công phá, cháy rụi được.

You might also like