Ngân hàng câu hỏi Các thuoc bao che bang hoa tan chiet xuat

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

NGÂN HÀNG CÂU HỎI: CHƯƠNG HÒA TAN CHIẾT XUẤT

Bài 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ HÒA TAN CHIẾT XUẤT


Phân biệt đúng sai từ câu 1 đến câu 5:
1. Khi chiết xuất dược liệu pectin tan trong nước tạo thành dung dịch thật.
2. Chất nhầy trong dược liệu dễ tan trong ethanol cao độ.
3. Hòa tan chọn lọc trong chiết xuất là hòa tan được nhiều loại hoạt chất.
4. Nước là dung môi hòa tan chọn lọc được dùng nhiều trong chiết xuất dược liệu.
5. Ethanol phải được loại khỏi chế phẩm sau khi chiết xuất vì nó có tác dụng dược lý riêng.

Điền vào chỗ trống các từ hay cụm từ thích hợp từ câu 6 đến câu 10:
6. Quá trình hòa tan chiết xuất là quá trình hòa tan ko chọn lọc.
7. Trong dịch chiết chủ yếu chứa hoạt chất, các chất hỗ trợ và tạp chất
8. Quy định hàm lượng hoạt chất trong dược liệu bắt buộc đối với dược liệu độc mạnh
9. Sự thấm dung môi vào dược liệu được gọi là sự thẩm thấu
10.Sự khuyếch tán nội còn được gọi là sự thẩm tích
Câu hỏi ngắn từ câu 11 đến câu 15
11.Nêu 4 cơ chế chính xảy ra trong quá trình hòa tan chiết xuất?
A. Hoà tan
B. Khuyếch tán
C. Thẩm thấu
D. Thẩm tích
12.Đặc điểm cần lưu ý của màng nguyên sinh chất trong chiết xuất
Màng tế bào tươi, chỉ cho dung môi đi qua, không cho ................. đi qua
13.Nêu các biện pháp xử lý dược liệu nếu dược liệu có chứa men làm giảm hàm lượng hoạt
chất trong quá trình làm khô?
Diệt men bằng phơi, sao hay hấp hơi nước trước khi làm khô để ổn định lược
liệu.
14.Độ ẩm cũa dược liệu cao ảnh hưởng thế nào đến hiệu suất chiết
..............................
15. Nêu 3 biện pháp để làm tăng tốc độ hỏa tan các chất trong tế bào dược liệu.
A. Chiết xuất siêu âm
B. ........................
C. Tăng .................

1
Chọn ý đúng nhất các câu từ 16 đến 20
16.Mục tiêu của hòa tan chiết xuất là :
A. Để điều chế các chế phẩm từ dược liệu
B. Để hòa tan các chất có thể tan được trong dung môi
C. Để điều chế được tối đa các hoạt chất và giữ lại tối đa các tạp chất trong bã dược
liệu với điều kiện chiết kinh tế nhất
D. Để điều chế được hoạt chất tinh khiết
E. Để chiết được nhiều loại chất tan nhất
17.Dung môi thường được sử dụng trong hòa tan chiết xuất :
A. Nước
B. Hỗn hợp cồn – nước
C. Ether
D. Dầu thực vật
E. Glycerin
18.Chất diện hoạt dùng trong hòa tan chiết xuất nhằm mục đích :
A. Tăng tốc độ hòa tan
B. Tăng tốc độ khuyếch tán nội
C. Tăng sự hòa tan chọn lọc
D. Tăng sự thấm dung môi vào dược liệu và vào chất tan
E. Tăng khuyếch tán tự do
19.Nhờ hiện tượng thẩm tích qua màng tế bào dược liệu nguyên vẹn đã giúp cho hòa tan chiết
xuất đạt được:
A. Hiệu suất cao
B. Hòa tan có tính chọn lọc
C. Tốc độ hòa tan nhanh
D. Thời gian chiết xuất ngắn
E. Tốc độ khuyếch tán nhanh
20.Dược liệu để chiết xuất cần được phân chia mịn nhằm :
A. Tăng tính hòa tan chọn lọc
B. Tăng hiệu suất chiết
C. Tăng khả năng thấm dung môi
D. Rút ngắn thời gian chiết
E. Hạn chế tạp chất hòa tan

2
Bài 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP HÒA TAN CHIẾT XUẤT
Phân biệt đúng sai từ câu 1 đến câu 5:
1. Trong ngấm kiệt người ta thường phân chia dược liệu thành bột thô.
2. Ngấm kiệt khó tạo được sự chênh lệch giữa hai pha.
3. Với bình ngấm kiệt hình trụ, tất cả các dược liệu trong bình đều được chiết kiệt.
4. Trong ngấm kiệt dược liệu luôn được tiếp xúc với dung môi mới.
5. Chiết xuất bằng chất lỏng siêu tới hạn, khả năng hòa tan chất chiết nhanh và nhiều, do
vậy mà lẫn nhiều tạp chất.
Điền vào chỗ trống các từ hay cụm từ thích hợp từ câu 6 đến câu 10:
6. Hầm là ngâm dược liệu đã chia nhỏ với dung môi trong thiết bị kín ở nhiệt độ dưới điểm
sôi nhưng cao hơn nhiệt độ thường và giữ ở nhiệt độ đó trong một thời gian nhất định.
7. Phương pháp ngâm có nhiệt độ gồm các phương pháp hầm, sắc, hãm, ngâm lạnh
8. Phương pháp ngấm kiệt còn được gọi là ngâm nhỏ giọt
9. Công thức tính tốc độ rút dịch chiết X = K√C trong đó :
A. X : ..............
B. K: .................
C. C: lượng dược liệu để chiết
10. Phương pháp ngấm kiệt cải tiến bao gồm ngấm kiệt phân đoạn ngấm kiệt ngược dòng,
ngấm kiệt áp suất
Câu hỏi ngắn từ câu 11 đến câu 15
11. Nêu 4 bước của quá trình tiến hành ngấm kiệt
A. Làm ẩm dược liệu
B. Nạp dược liệu vào bình ngấm kiệt và ngâm lạnh
C. Rút dịch chiết
D. Kết thúc ngấm kiệt
12.Tại sao dược liệu cần làm ẩm trước khi đưa vào thiết bị chiết?
- Dược liệu trương nở trước khi cho vào bình
- Tạo những khe hở đều nhau
- Dung môi thấm nhanh và đều
13.Ý nghĩa của quá trình ngâm lạnh?
- Giúp dược liệu thấm qua dung môi
- Đủ thời gian cần thiết cho sự hòa tan, khuyếch tán
- Dịch chiết đầu thu được đậm đặc
14.Nêu nguyên tắc của phương pháp ngấm kiệt phân đoạn?
- Dược liệu được chia thành nhiều phần bằng nhau hoặc không bằng nhau cho vào
các bình ngấm kiệt và đánh số từ 1, 2, 3…
- Tiến hành chiết xuất theo kỹ thuật chung của phương pháp ngấm kiệt
3
15. Nêu nguyên tắc của phương pháp chiết xuất bằng khí hóa lỏng siêu tới hạn
-.................................
-.................................
Chọn ý đúng nhất các câu từ 16 đến 20:
16. Ngâm lạnh là :
A. Dược liệu ngâm trong nước, trong thời gian nhất định, rút dịch chiết
B. Dược liệu ngâm trong cồn hoặc nước trong thời gian nhất định ở nhiệt độ thường,
rút dịch chiết
C. Dược liệu ngâm trong dung môi trong thời gian nhất định ở nhiệt độ thường, có
khuấy trộn, rút dịch chiết
D. Dược liệu ngâm trong dung môi trong thời gian nhất định ở nhiệt độ thích hợp, có
khuấy trộn, rút dịch chiết
E. Dược liệu ngâm trong dung môi ở nhiệt độ lạnh trong một thời gian nhất định, rút
dịch chiết
17. Chiết bằng phương pháp hầm là :
A. Dược liệu ngâm trong dung môi ở nhiệt độ cao, gạn lấy dịch chiết
B. Dược liệu ngâm trong dung môi ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ thường, thấp hơn nhiệt
độ sôi trong một thời gian, có khuấy trộn, rút dịch chiết
C. Dược liệu ngâm ở nhiệt độ sôi của dung môi trong một thời gian, gạn lấy dịch chiết
D. Dược liệu ngâm trong nước sôi, để nguội dần, gạn lấy dịch chiết
E. Dược liệu ngâm trong dung môi ở nhiệt độ sôi của dung môi rồi để nguội dần
18. Chiết xuất bằng phương pháp hãm là :
A. Dung môi sôi cho vào dược liệu trong thời gian dài, gạn lấy dịch chiết
B. Dung môi sôi cho vào dược liệu 30 phút, gạn lấy dịch chiết
C. Dược liệu ngâm trong dung môi ở nhiệt độ sôi trong 30 phút, gạn lấy dịch chiết
D. Dược liệu ngâm trong dung môi ở nhiệt độ sôi trong vài giờ, gạn lấy dịch chiết
19. Chiết bằng phương pháp ngâm phân đoạn là phương pháp ngâm trong đó :
A. Dược liệu được chia thành các phần không bằng nhau, rồi chiết với toàn bộ dung
môi
B. Dược liệu được chia thành các phần không bằng nhau, rồi chiết với từng phần dung
môi
C. Toàn bộ dược liệu được ngâm với từng phần dung môi, các dịch chiết gộp lại thu
dịch ngâm

4
D. Ngâm dược liệu với toàn bộ dung môi để cách vài ba ngày
20. Ngấm kiệt phân đoạn là ngấm kiệt cải tiến, trong đó :
A. Dung môi được chia thành nhiều phần để chiết các bình
B. Dược liệu được chia thành nhiều bình, dịch chiết loãng của bình trước là dung môi
để chiết bình sau
C. Dung môi đi ngược chiều với dược liệu
D. Dược liệu được chia thành nhiều bình, mỗi bình được chiết với một phần dung môi

Bài 3 : MỘT SỐ KỸ THUẬT LIÊN QUAN ĐẾN BÀO CHẾ CÁC DẠNG THUỐC
BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÒA TAN CHIẾT XUẤT
Điền vào chỗ trống
1. Mục đích của việc làm khô :
A. Giúp bảo quản dược phẩm chống nhiễm vi cơ
B. ..................................................................
C. Làm giảm kích thước hay khối lượng của sản phẩm
D. Là một công đoạn trong điều chế các dạng bào chế
2. Muốn tăng tốc độ bay hơi để sấy nhanh cần phải :
A. Khuấy trộn không khí xung quanh như dùng quạt gió
B. .................................................................
C. Tăng nhiệt độ
D. Khử hơi nước xung quanh bằng cách ngưng tụ
3. Ưu điểm của hệ thống sấy băng chuyền :
A. Quá trình sấy liên tục
B. ..................................................................
C. Sấy khô kiệt tới mức tối đa
D. .................................................
4. Cấu tạo máy sấy phun sương gồm 3 bộ phận chính là :
A. ........................... C. ...................................
B. Buồng sấy
5. Nguyên tắc phương pháp đông khô
A. Nước trong chất cần làm khô được đông rắn
B. Bốc hơi trực tiếp không qua ....................................
C. Quá trình thực hiện ở ................. thấp
6. Ứng dụng phương pháp đông khô đề
A. Điều chế các thuốc dễ bị hư hỏng bởi nhiệt độ
...............................................................
C. Bảo quản vật liệu sống dưới dạng bột đông khô

5
Chọn câu trả lời đúng nhất:
7. Áp dụng phương pháp phơi (sử dụng năng lượng mặt trời) để làm khô :
A. Bột dược liệu B. Cồn thuốc
C.Dược liệu thô hoặc nguyên D. Cao thuốc
E. Hóa chất
8. Không dùng tủ sấy để làm khô sản phẩm sau :
A. Dược liệu nguyên B. Bột dược liệu
C. Các sản phẩm sinh học, kháng sinh D. Cao thuốc
E. Cồn thuốc
9. Làm khô bằng tủ sấy có ưu điểm hơn tủ sấy chân không :
A. Nhiệt độ sấy thấp hơn B. Thời gian sấy nhanh hơn
C. Hoạt chất không bị phân hủy bởi nhiệt D. Thiết bị đơn giản hơn
E. Sản phẩm bột tơi xớp hơn
10.Máy sấy tầng sôi áp dụng để làm khô :
A. Dược liệu nguyên
B. Bột dược liệu
C. Bột thuốc và cốm thuốc
D. Cao thuốc
E. Nguyên liệu dễ bị hư hỏng bởi nhiệt
11.Phương pháp sấy phun sương áp dụng trong trường hợp :
A. Làm khô dược liệu
B. Làm khô bột hóa chất
C. Điều chế cao khô từ dịch chiết dược liệu và các sản phẩm đặc biệt như trà hòa tan,
sữa bột
D. Làm khô các sản phẩm sinh học như các hormon, kháng sinh
12.Phương pháp làm khô ở nhiệt độ thấp nhất là :
A. Phương pháp sấy tầng sôi
B. Phương pháp đông khô
C. Phương pháp phun sương
D. Phương pháp sấy bằng ống hình trụ
E. Phương pháp dùng đèn hồng ngoại
13.Dạng nguyên liệu để làm khô bằng sấy phun sương :
A. Bột ẩm B. Mềm như cao mềm, cao đặc
C. Lỏng (dung dịch, hỗn dịch, nhũ tương) D. Tế bào tươi
E. Cơ quan sinh thiết
14.Nhiệt độ trong phòng sấy phun sương
A. 100oC B. 200oC
C. 120oC D. 70oC
6
E.  40oC
15.Thời gian để giọt chất lỏng có thể khô trong buồng sấy phun sương:
A. Một phần nhỏ của giây B. Một phần nhỏ của phút
C. Vài phút D. 30 phút
E. Vài giờ
16. Nhiệt độ các giọt chất lỏng phải chịu trong buồng sấy phun sương:
o o
```````` A. 60-70 C B. 100 C
B. 150oC C. 200oC
D. 250oC
17. Phương pháp làm khô không sử dụng năng lượng thường sử dụng là :
A. Phơi âm can B. Đông khô
C.Dùng chất hút ẩm D.Dùng đèn hồng ngoại
E. Sấy phun sương

Bài 4: CAO THUỐC VÀ DỊCH CHIẾT ĐẬM ĐẶC


Chọn ý đúng nhất
1. Cách phân loại cao thuốc hay sử dụng nhất:
A. Phân loại theo phương pháp chiết C. Phân loại theo dung môi chiết
xuất D. Phân loại theo nguồn gốc
B. Phân loại theo thể chất E. Phân loại theo số lượng dược liệu
2. Đặc tính chung của cao lỏng là :
A. Chất lỏng sánh, có tỷ trọng bằng 1
B. Chất lỏng có tỷ trọng từ 1,00 đến 1,05
C. Chất lỏng sánh có tỷ trọng khoảng 1 đến 1,05 và tỷ lệ hoạt chất tương đương với
dược liệu
D. Chất lỏng sánh như mật, chứa hàm lượng hoạt chất cao
3. Dung môi không được phép dùng tron g điều chế cao lỏng là :
A. Nước khử khoáng, nước cất B. Nước acid hóa
C. Nước kiềm hóa D. Ngấm kiệt
E. Ngấm kiệt phân đoạn
4. Cao đặc cam thảo điều chế với dung môi nước ammoniac theo DĐVN dùng phương pháp
chiết là :
A. Ngấm kiệt C. Ngâm lạnh phân đoạn
B. Ngấm kiệt phân đoạn D. Hầm
E. Hãm
5. Cao lỏng Canhkina chiết với dung môi nước acid bằng phương pháp :
A. Ngâm lạnh Hầm B. Hầm
C. Sắc D. Ngấm kiệt phân doạn
E. Ngấm kiệt

7
4. Điều chế cao lỏng bằng phương pháp ngấm kiệt phân đoạn có ưu điểm nổi bật là :
A. Chiết kiệt hoạt chất B. Thời gian điều chế nhanh
C. Tiết kiệm dung môi và không phải cô đặc
D. Điều chế đơn giản hơn ngấm kiệt cổ điển
E. Tiết kiệm tối đa dung môi mà vẫn chiết kiệt được hoạt chất
5. Để loại tạp chất trong dịch chiết nước thường dùng ethanol vì :
A. Các tạp chất này dễ tan trong ethanol
B. Ethanol là dung môi thông thường để chiết xuất
C. Các tạp bị đông vón bởi ethanol
D. Các tạp dễ bị phân hủy bởi ethanol
E. Quá trình loại tạp đơn giản
6. Để điều chế cao thuốc với dung môi nước, thường chỉ dùng phương pháp chiết :
A. Phương pháp ngấm kiệt cổ điển
B. Các phương pháp ngâm (ngâm lạnh, hầm, sắc, hãm)
C. Phương pháp ngấm kiệt phân đoạn
D. Phương pháp ngấm kiệt ngược dòng gián đoạn
E. Phương pháp ngấm kiệt ngược dòng liên tục
7. Điều chế cao thuốc với dung môi hữu cơ, thường không áp dụng phương pháp chiết sau
A. Ngâm lạnh B. Ngâm nóng (hầm, hãm, sắc)
C. Ngấm kiệt cổ điển D. Ngấm kiệt phân đoạn
E. ngấm kiệt ngược dòng
8. Các tạp chất có thể có trong dịch chiết ethanol là :
A. Các chất nhầy C. Pectin
B. Các chất nhựa, chất béo D. Gôm
E. Protein
9. Phương pháp tốt nhất và nhanh nhất để cô đặc dịch chiết :
A. Cô cách thủy trong dụng cụ rộng miệng B. Cô dưới áp lực giảm
C. Cô cách thủy với máy khuấy trộn
D. Cô trực tiếp ở nhiệt độ sôi của dung môi
10. Cách tốt nhất và tiện lợi nhất để điều chỉnh hàm lượng hoạt chất của cao lỏng khi hàm
lượng dược chất thấp hơn quy định :
A. Thêm cao lỏng có nồng độ cao hơn quy định B. Thêm cao đặc
C. Thêm cao khô D. Cô bớt dung môi
E. Thêm hoạt chất tinh khiết
11. Bảo quản cao khô tốt nhất trong bao bì sau :
A. Túi polyethylen
B. Chai nhựa PE hoặc PP có nút kín, có gắn xỉ, sáp
C. Chai thủy tinh màu cỡ lớn, nút kín có gắn xỉ, sáp
D. Chai thủy tinh màu cỡ nhỏ, nút kín có gắn xỉ, sáp

8
9
14. Dùng paraffin rắn để loại tạp trong điều chế cao lỏng mã tiền vì :
A. Các tạp đó tan trong nước
B. Các tạp đó tan trong cồn
C. Các tạp đó tan nhiều trong parafin nóng chảy
D. Các tạp có phân tử lượng lớn dễ cuốn theo parafin
E. Các tạp bị đông vón bởi parafin nóng chảy.

A. Quá trình điều chế đơn giản


B. Thuận tiện để pha siro và giữ được mùi vị đặc trưng của dược liệu
C. Có thể sản xuất ở quy mô nhỏ và quy mô lớn
D. Có thể bảo quản được lâu
Điền vào chỗ trống

- Ngấm kiệt dược liệu với dung môi chiết


- Rút dịch chiết đầu bằng .......... lượng thành phẩm để riêng
- Dịch chiết sau và dịch ép trộn chung và cô đến thể ................
- Trộn dịch chiết đầu với ......... và trộn thêm ................ đến khi được lượng thành
phẩm bằng ........................................
- Để lắng ........., lọc trong, đóng vào chia nút kín

- Chiết xuất dược liệu để thu được dịch chiết


- Cô đặc dịch chiết hoặc chiết thu hồi dung môi đến .................................
- Loại tạp trong....................nếu cần
- Định lượng ........................... và ...........................
- Tính lượng bột độn và thêm vào .............................................................................
............................
- Làm khô, nghiền thành bột, đóng gói, kiểm nghiệm
18.Sơ đồ điều chế cao lỏng bằng PP ngấm kiệt phân đoạn dùng cho 1000g dược liệu
c + d + e = ............ ml

10
Bài 5: CỒN THUỐC – RƯỢU THUỐC VÀ MỘT SỐ CHẾ
PHẨM MỚI
1. Định nghĩa chính xác cồn thuốc – rượu thuốc
A. Cồn thuốc là những chế phẩm lỏng, được điều chế bằng phương pháp chiết xuất
dược liệu hoặc hòa tan cao thuốc, dược chất theo tỷ lệ quy định trong ethanol ở các
nồng độ khác nhau
B. Rượu thuốc là dạng thuốc lỏng có mùi thơm và vị ngọt, điều chế bằng cách ngâm
dược liệu thực vật hoặc động vật (đã chế biến) trong rượu hoặc ethanol loãng trong
một thời gian nhất định (tùy theo quy định của từng công thức) rồi gạn lấy rượu
thuốc. Hàm lượng ethanol trong rượu thuốc không quá 45%
2. Nêu 3 phương pháp phân loại cồn thuốc, mỗi loại cho 2 ví dụ?
3. So sánh cồn thuốc và ruợu thuốc về: dung môi chiết, nguyên liệu, cách dùng?
Phân loại và đánh dấu (√) vào cột đúng (Đ) và sai (S) các câu từ 4 đến 17
Đ S
4. Dung môi dùng để điều chế cồn thuốc là ethanol dược dụng
5. Có thể dùng các dung môi khác như nước cất, glycerin…để điều chế cồn
thuốc
6. Cồn thuốc có thể là thành phẩm hoặc thành phẩm trung gian
7. Nồng độ hoạt chất trong cồn thuốc nhỏ hơn trong dược liệu và cao thuốc
8. Dược liệu để điều chế cồn thuốc thường là dược liệu khô có hàm ẩm thấp
9. Khi điều chế cồn thuốc với cồn cao độ cần chia thô dược liệu
10. Một phần điều chế được 5 phần cồn thuốc
11. Một phần dược liệu độc luôn cho 10 phần cồn thuốc
12. Để xác định độ cồn của dung môi chiết có thể dùng cồn kế
13. Để xác định độ cồn của cồn thuốc dùng cồn kế
14. Độ cồn biểu kiến luôn cao hơn độ cồn thật
15. Bảng Gay Lussac dùng để quy đổi độ cồn biểu kiến ở mọi nhiệt độ thành độ
cồn thật
16. Thuốc chế phẩm mới từ dược liệu là các chế phẩm đi từ dịch chiết đã được
tinh chế kỹ và tiêu chuẩn hóa

11
17. Các chế phẩm mới được dùng như chế phẩm trung gian

Chọn câu trả lời đúng và đủ nhất từ câu 18 đến câu 23:

A. 10oC
B. 15oC
C. 20oC
D. 25oC

A. Dược liệu chứa tạp chất dễ tan trong cồn


B. Dược liệu không độc và ít tạp tan trong cồn
C. Dược liệu độc mạnh
D. Dược liệu quý hiếm
E. Dược liệu có chứa tinh dầu

A. Dược liệu không độc


B. Dược liệu độc mạnh
C. Dược liệu quý hiếm
D. Tất cả các dược liệu không chứa tạp chất tan trong cồn
E. Dược liệu chứa tạp chất nhựa và chất béo

A. Dược liệu chứa tinh dầu


B. Dược liệu không độc
C. Dược liệu chứa tạp chất tan trong cồn
D. Dược liệu không chứa tạp chất tan trong cồn
E. Dược liệu độc mạnh

A. Vỏ quýt là dược liệu thường có chứa tinh dầu


B. Vỏ quýt là dược liệu có chứa flavonoid
C. Vỏ quýt là dược liệu có cấu trúc tế bào
D. Vỏ quýt là dược liệu quý
E. Vỏ quýt là dược liệu có chứa tạp tan trong cồn

A. Datura là dược liệu chứa hoạt chất độc


B. Dược liệu không chứa tạp chất tan trong cồn
C. Hoạt chất trong dược liệu dễ bị thủy phân
D. Dược liệu chứa tạp tan trong cồn
E. Dược liệu không độc, không chứa tạp tan trong cồn
12

You might also like