SVNCKH 50

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 112

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG


---------o0o---------

BÁO CÁO TỔNG KẾT

CÔNG TRÌNH THAM GIA XÉT


GIẢI THƯỞNG "SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA
HỌC"
NĂM 2022

NGHIÊN CỨU SỰ KHÁC BIỆT VỀ GIỚI TRONG


HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA
DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP THAM DỰ
CUỘC THI THƯƠNG VỤ BẠC TỶ TẠI VIỆT NAM

Thuộc nhóm ngành: Khoa học xã hội


2

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................................

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT...............................................................

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH................................................................

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ........................................................................

LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu........................................................................

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu..............................................................................

3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................

4. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................................

5. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................

6. Bố cục của đề tài......................................................................................................

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ GIỚI VÀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG


VỐN CỦA DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP THAM DỰ CUỘC THI
THƯƠNG VỤ BẠC TỶ..............................................................................................

1.1. Khái quát về doanh nghiệp khởi nghiệp.............................................................

1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp khởi nghiệp..................................................

1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp khởi nghiệp............................................

1.1.3. Một số luật điều chỉnh doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam.........

1.2. Khái quát về giới và ảnh hưởng của giới tới khả năng huy động vốn của
doanh nghiệp khởi nghiệp..........................................................................................

1.2.1. Khái quát về giới.................................................................................

1.2.2. Khái quát về huy động vốn khởi nghiệp..............................................

1.2.3. Ảnh hưởng của giới tới khả năng huy động vốn của doanh nghiệp
khởi nghiệp.........................................................................................................
3

1.3. Khái quát cuộc thi thương vụ bạc tỷ...................................................................

1.3.1. Lịch sử hình thành cuộc thi Shark Tank..............................................

1.3.2. Khái quát cuộc thi Shark Tank Việt Nam...........................................

1.4. Mô hình nghiên cứu..............................................................................................

1.4.1. Cơ sở lập luận mô hình nghiên cứu.....................................................

Lý thuyết về thông tin bất cân xứng:..................................................................

Lý thuyết tín hiệu:..............................................................................................

Các nghiên cứu chính:........................................................................................

Nghiên cứu thực nghiệm của Kanze và cộng sự (2016).....................................

Nghiên cứu của Lê Nguyễn Bình Minh và Nguyễn Trân Hà My (2020)...........

Nghiên cứu thứ ba từ kênh Science Advances...................................................

1.4.2. Mô hình nghiên cứu sự khác biệt về giới tới khả năng huy động vốn
của doanh nghiệp khởi nghiệp tham dự cuộc thi Thương vụ bạc tỷ tại Việt
Nam. 38

1.4.3. Phát triển giả thuyết nghiên cứu..........................................................

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................

2.1. Quy trình nghiên cứu...........................................................................................

2.1.1. Nghiên cứu sơ bộ.................................................................................

2.1.2. Nghiên cứu chính thức........................................................................

2.2. Xác định thang đo.................................................................................................

2.3. Thu thập và xử lý số liệu......................................................................................

2.3.1. Thu thập dữ liệu...................................................................................

2.3.2. Xử lý dữ liệu....................................................................................................

2.4. Phân tích dữ liệu...................................................................................................

2.4.1. Tổng quan............................................................................................


4

2.4.2. Các bước phân tích:.............................................................................

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................

3.1. Thực trạng chung..................................................................................................

3.2. Kết quả thống kê mô tả........................................................................................

3.3. Kết quả hồi quy.....................................................................................................

3.3.1. Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm doanh nhân nam và
nữ đối với khả năng huy động vốn của doanh nghiệp........................................

3.3.2. Kết quả hồi quy biến phụ thuộc là sự chú ý của nhà đầu tư................

3.3.3. Kết quả hồi quy biến phụ thuộc là đề nghị của nhà đầu tư.................

3.3.4. Kết quả hồi quy biến phụ thuộc là kết quả huy động vốn...................

3.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu.............................................................................

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐẨY MẠNH HOẠT


ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP TẠI
VIỆT NAM...................................................................................................................

4.1. Kết luận một số kết quả nghiên cứu....................................................................

4.2. Một số đề xuất nhằm đẩy mạnh hoạt động huy động vốn của các doanh
nghiệp khởi nghiệp......................................................................................................

KẾT LUẬN..................................................................................................................

TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................

PHỤ LỤC 2..................................................................................................................

KẾT QUẢ TỪ PHẦN MỀM STATA16....................................................................


5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT


Từ viết tắt Từ đầy đủ

TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh

DN Doanh nghiệp

DNKN Doanh nghiệp khởi nghiệp

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH


Từ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt

CEO Chief Executive Officer Giám đốc điều hành

GEDI Global Entrepreneurship and Chỉ số phát triển khởi


Development Institute nghiệp trên phạm vi toàn
cầu

GEM Global Entrepreneurship Monitor Tổ chức theo dõi Khởi


sự kinh doanh Toàn cầu
6

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1:Danh sách biến..................................................................................................


Bảng 2: Thống kê mô tả số lượng Startup theo lĩnh vực kinh doanh............................
Bảng 3: Thống kê mô tả giới tính người tham gia gọi vốn (biến
team_femaledummy).....................................................................................................
Bảng 4: Thống kê mô tả trong nhóm gọi vốn có thành viên giới tính nữ (biến
pit_femaledummy)........................................................................................................
Bảng 5: Thống kê mô tả khả năng nhận được offer từ nhà đầu tư................................
Bảng 6: Thống kê mô tả biến số các nhà đầu tư đề nghị cùng đầu tư...........................
Bảng 7: Thống kê mô tả biến số các nhà đầu tư đưa ra điều kiện đầu tư......................
Bảng 8: Thống kê mô tả biến số thương vụ thành công................................................
Bảng 9: Thống kê mô tả biến số trong số các nhà đầu tư có nhà đầu tư nữ..................
Bảng 10: Thống kê mô tả biến số các nhà đầu tư có chung lĩnh vực với startup..........
Bảng 11: Thống kê mô tả trung bình.............................................................................
Bảng 12: Kết quả T-test................................................................................................
Bảng 13: Kết quả hồi quy biến phụ thuộc là sự chú ý của nhà đầu tư..........................
Bảng 14: Kết quả hồi quy biến phụ thuộc là đề nghị của nhà đầu tư............................
Bảng 15: Kết quả hồi quy biến phụ thuộc là kết quả huy động vốn.............................

DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ

Hình 1: Các yếu tố tác động đến đánh giá khả năng huy động vốn của doanh nghiệp
khởi nghiệp tham gia cuộc thi “ Thương vụ bạc tỷ”.....................................................
Hình 2: Số lượng dự án tham gia chương trình Thương vụ Bạc tỷ Việt Nam ở các
mùa 1,2,3 và 4...............................................................................................................
Hình 3: Số lượng thương vụ thành công và thất bại trong các mùa 1,2,3,4 của
chương trình Thương vụ bạc tỷ Việt Nam....................................................................
Hình 4: Kết quả của các cuộc gọi vốn...........................................................................
7
8

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong thời gian gần đây, khởi nghiệp đang là một xu hướng nổi bật và tất
yếu ở các quốc gia trên thế giới. Khởi nghiệp không chỉ có vai trò to lớn với các cá
nhân mà còn đóng góp nhiều cho sự thịnh vượng chung của một quốc gia
(Schumpeter, 1934). Chỉ số GEDI – Chỉ số về phát triển khởi nghiệp trên phạm vi
toàn cầu do tổ chức theo dõi khởi sự kinh doanh toàn cầu GEM công bố cho thấy
Hoa Kỳ là quốc gia lý tưởng để khởi nghiệp với mức điểm cao nhất – 83,6/100
(GEDI, 2018) còn Việt Nam đứng vị trí khá thấp – vị trí thứ 87 do nhiều nguồn lực
và điều kiện chưa được tận dụng. Tuy vậy, trong thời gian gần đây, các dự án khởi
nghiệp tại Việt Nam đã thu hút và nhận được nhiều đầu tư hơn từ trong và ngoài
nước cho thấy tiềm năng phát triển của đất nước.

Hiện nay, một chương trình truyền hình liên quan tới khởi nghiệp được nhiều
người quan tâm và đã giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển, tiếp cận khách
hàng tiềm năng và nguồn vốn dễ dàng hơn là chương trình Thương vụ bạc tỷ (Shark
Tank). Chương trình đã mang tới người xem góc nhìn mới về khởi nghiệp, những ý
tưởng sáng tạo và sự khó khăn trong việc phát triển một dự án khởi nghiệp; tuy
nhiên, Shark Tank không chỉ thu hút khán giả bằng những dự án mới mẻ, màn đấu
trí giữa các Shark và các dự án thú vị mà còn bởi một số vấn đề truyền thông gây
tranh cãi. Gần đây, Shark Nguyễn Xuân Phú đã có câu nói “Nhìn em là anh thích
đầu tư rồi, thế nhưng mô hình kinh doanh này anh lại không muốn đầu tư. Anh
khẳng định mô hình này sẽ thất bại, nhưng anh sẽ vẫn đầu tư vào em" với một CEO
nữ khiến cộng đồng mạng dậy sóng và đưa ra nhiều ý kiến trái chiều về nội dung
này. Nhiều người cho rằng Shark đang có hành động không phù hợp khi chú ý vào
bản thân nữ CEO này thay vì sản phẩm, được coi là một hành động xâm phạm tới
nữ giới; một luồng ý kiến khác cho rằng Shark cũng quan tâm sản phẩm của doanh
nghiệp đó mức tương đương như nhà sáng lập và câu nói trên chỉ là câu nói đùa.
Tuy vậy, điều gây ra tranh cãi ở đây là chương trình và các Shark thực sự đánh giá
các doanh nghiệp dựa trên thực lực, kỹ năng và hiệu suất hoạt động hay các quyết
định đầu tư vẫn bị ảnh hưởng bởi những thiên kiến về giới, bối cảnh.
9

Điều như vậy cũng xảy ra ở thị trường khởi nghiệp tại Việt Nam cũng như
quốc tế. Trong khởi nghiệp, phân biệt giới đã là một đặc điểm cố hữu khi phụ nữ
được cho là có ít khả năng trở thành doanh nhân hơn đàn ông (Aldrich, 2005) và
khó có thể làm tốt hơn đàn ông khi gây dựng một doanh nghiệp mới (Yang,
Aldrich, 2014). Ngoài ra, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các nhà đầu tư mạo hiểm
hoặc các nhà đầu tư thiên thần có xu hướng ít đầu tư vốn cho các nữ doanh nhân
hơn (Canning và đồng sự, 2012). Vì vậy, để một nữ doanh nhân thành công trên
thương trường, người đó thường gặp rất nhiều khó khăn và thách thức, họ cũng phải
hi sinh và cố gắng nhiều hơn những đồng nghiệp nam.

Mặt khác, ở chương trình Shark Tank Việt Nam, số lượng dự án khởi nghiệp
có nữ sáng lập đạt tỷ lệ gọi vốn thành công cạnh tranh với các dự án có người sáng
lập là nam giới. Do đó, yếu tố ảnh hưởng tới sự thành công trong huy động vốn của
các dự án tham gia chương trình là một điều được nhiều người quan tâm, yếu tố đó
có thể là ý tưởng mới mẻ, lợi nhuận đem lại cao hay nguồn vốn con người, tinh thần
hoặc đặc điểm của nhà sáng lập. Nhiều người vẫn còn nghi ngại những yếu tố nêu
trên có thật sự tác động mạnh mẽ tới quyết định của nhà đầu tư và họ giữ được sự
công bằng trong việc đánh giá các dự án. Vì vậy, đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu sự
khác biệt về giới trong hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp
tham dự cuộc thi Thương vụ bạc tỷ tại Việt Nam” nhằm phục vụ mục đích phân
tích sự ảnh hưởng về giới khi huy động vốn tại chương trình Thương vụ bạc tỷ để
đưa ra nhận định, nhận xét và góp ý cho các doanh nghiệp tham dự nói chung và
các dự án khởi nghiệp nói riêng.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Định hướng chính sách cho thấy rằng, Các hoạt động kinh doanh, đặc biệt
Đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân được bên Quốc gia rất quan tâm đến điều này.
Tài liệu Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII (2016) Khẳng định nền kinh
tế thị trường Định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam Có nhiều hình thức sở hữu,
nhiều thành viên Thành phần kinh tế, trong đó kinh tế quốc doanh vẫn Lấy kinh tế
tư nhân làm chủ đạo động lực quan trọng. toàn thể 5 (Vấn đề XII) Ban hành Nghị
10

quyết 10- Đăng bởi NQ / TW ngày 03/06/2017 Phát triển kinh tế tư nhân trở thành
động lực Một lực lượng quan trọng trong nền kinh tế thị trường hướng xã hội chủ
nghĩa. nguyên nhân Sự phát triển của kinh tế tư nhân cho thấy, Tạo điều kiện thuận
lợi cho các sự kiện và chương trình khuyến mãi khởi nghiệp Khuyến khích khởi
nghiệp Việt Nam Dựa trên doanh nghiệp tư nhân hóa đã đi đúng hướng.
Trong bối cảnh chung này, nghiên cứu trong và ngoài nước đã và đang diễn
raLàm rõ thêm sự hiểu biết về công ty Các công ty mới thành lập. Nghiên cứu của
Paul Graham (2005) tin rằng các doanh nghiệp,các công ty khởi nghiệp là những
doanh nghiệp trưởng thành với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng dự kiến. Tốc độ
tăng trưởng gắn với ý tưởng sáng tạo mới là yếu tố quan trọng nhất xác định đó là
một doanh nghiệp khởi nghiệp. Các yếu tố khác (như doanh nghiệp mới thành lập,
thuộc lĩnh vực công nghệ, được quỹ đầu tư rủi ro tài trợ, v.v.) chỉ có ý nghĩa phụ
trợ. Ở Việt Nam, văn bản cho đến năm 2016 liên quan đến sự ra mắt mới được ban
hành. Đây là quyết định của Thủ tướng Chính phủ Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
các dự án 'hỗ trợ' Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia vào năm 2025 ” Dự án
làm rõ triết lý kinh doanh của người Việt: Công ty khởi nghiệp là một "loại hình
kinh doanh".Ngành công nghiệp phát triển nhanh dựa trên về việc sử dụng tài sản trí
tuệ, công nghệ, các mô hình kinh doanh mới ". Giải thích các nguyên tắc và chính
sách của khởi nghiệp; Phân tích thực trạng khởi nghiệp Việt Nam Việt Nam; đưa ra
một số nhận xét và quyết định Giải pháp cho hoạt động khởi động Việt Nam trong
bối cảnh của Cách mạng Công cộng Công nghiệp 4.0 đang diễn ra nhanh chóng và
mạnh mẽ.
Bên cạnh các yếu tố là ý tưởng, sản phẩm mà một doanh nghiệp khởi nghiệp
mang lại, nguồn vốn là một yếu tố quan trọng với một dự án để nó được thực thi và
hoạt động (Cassar, 2004). Các cá nhân khởi nghiệp có nhiều cách thức để có nguồn
vốn đầu tư như tự dùng vốn cá nhân, vay ngân hàng hoặc kêu gọi đầu tư từ các nhà
đầu tư, quỹ đầu tư, chương trình cộng đồng (Berger & Udell, 1964), Tuy nhiên, khi
kêu gọi đầu tư từ bên ngoài, các dự án phải đáp ứng các yêu cầu khắt khe, có tiềm
năng mạnh mẽ và một số yếu tố quan trọng khác như vốn con người, đặc điểm của
người chủ khởi nghiệp cũng quyết định tới việc nhận được đầu tư.
11

Một trong những yếu tố quan trọng và được nhiều nhà quan tâm đó là liệu
giới tính có ảnh hưởng thế nào đến kết quả huy động vốn của các doanh nghiệp
khởi nghiệp, đặc biệt là nhóm các doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ (J.Guzman,
AO Kacperczyk, 2019; J.S. Dheer, Mingxiang Li, Len J.Trevino, 2019; Verheul, I.,
Thurik, 2001) . Phần lớn các nghiên cứu này đều cho thấy nam giới có khả năng
tiếp cận vốn cao hơn so với nữ giới.
Nghiên cứu “Is there a gender gap in equity-based crowdfunding?” (Tạm
dịch: Có hay không khoảng cách giới trong huy động vốn từ cộng đồng của tác giả
Jörg Prokop & Dandan Wang (2021), tác giả đã điều tra tác động của giới tính của
những người sáng lập đối với kết quả huy động vốn từ cộng đồng. Nghiên cứu này
đã đóng góp vào tài liệu ngày càng tăng về việc: liệu huy động vốn từ cộng đồng cổ
có dân chủ hóa việc tài trợ cho doanh nghiệp bằng cách chỉ ra rằng giới tính của các
giám đốc điều hành không ảnh hưởng đến kết quả tài trợ trong các chiến dịch huy
động vốn. Tuy nhiên, nó đã đưa ra bằng chứng về khoảng cách giới trong những
người dày dạn kinh nghiệm bằng cách chỉ ra rằng các dự án do nữ giới quản lý có
khả năng thành công thấp hơn hoặc có xu hướng thu hút ít vốn hơn cũng như ít nhà
đầu tư đám đông hơn so với nam giới. Cuối cùng, cùng với bằng chứng từ lĩnh vực
đầu tư mạo hiểm, bài nghiên cứu trên đã chỉ ra rằng khoảng cách giới trong các dịch
vụ huy động vốn từ cộng đồng thu hẹp lại do các doanh nhân nữ được lợi nhiều hơn
so với các doanh nhân nam khi đặt ngưỡng tài trợ cao hơn. Về mặt này, nghiên cứui
có thể có liên quan thực tế đến việc các doanh nhân nữ đang cân nhắc các cách để
đạt được kết quả tài trợ tốt hơn, và chỉ ra rằng họ có thể tăng khả năng được đầu tư
mạo hiểm đơn giản bằng cách định hình các quảng cáo cạnh tranh, tập trung vào
khuyến mãi.
Theo nghiên cứu của ‘Gender differences in new venture financing: evidence
from equity crowdfunding in Latin America’ ( Tạm dịch là :Sự khác biệt về giới
trong liên doanh mới tài chính: bằng chứng từ huy động vốn cộng đồng cổ phần ở
Mỹ Latinh của Johnson et al., (2018) nó đã chỉ ra rằng các doanh nhân nữ có nhiều
khả năng được tài trợ hơn nam giới trong bối cảnh huy động vốn từ cộng đồng, các
doanh nhân nữ thường được coi là có độ tin cậy cao hơn. Sự thiên vị ngầm về giới
12

của nhà tài trợ củng cố những tác động này. Tuy nhiên, không có kết quả nào được
tìm thấy chứng minh những kết quả này.

Tại Việt Nam, các nghiên cứu về vai trò của con người tới khả năng huy
động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp vẫn còn rất hạn chế, đặc biệt là nghiên cứu
tập trung về hoạt động kêu gọi vốn tại chương trình Thương vụ bạc tỷ. Chủ yếu các
nghiên cứu tập trung phân tích thực trạng hoạt động huy động vốn của doanh
nghiệp, mặt khác tập trung vai trò của con người tới kết quả hoạt động của doanh
nghiệp nói chung. Một số nghiên cứu liên quan chương trình Thương vụ bạc tỷ chỉ
nêu lên sơ bộ về tình hình cuộc thi, đánh giá chung nhất về việc tham gia chương
trình và nêu lên lý do thất bại của các doanh nghiệp tham dự. Bài viết phân tích về
sự khác biệt trong khả năng huy động vốn giữa giới khi tham gia Thương vụ bạc tỷ
sẽ đưa ra góc nhìn mới mẻ, nhận định về sự khác biệt do giới và đưa ra những nhận
xét, lưu ý cho các doanh nghiệp khi tham gia chương trình.
Vậy đề tài được thực hiện để phân tích vai trò của giới tới hoạt động huy
động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp tham dự Thương vụ bạc tỷ tại Việt Nam:
so sánh khả năng huy động vốn của các nhà sáng lập theo giới của họ, từ đó rút ra
một số kết luận chính và đề xuất một số hướng nghiên cứu tiếp theo qua việc trả lời
các câu hỏi nghiên cứu sau:
- Cơ sở lý thuyết và khái niệm liên quan đến giới, huy động vốn doanh nghiệp
khởi nghiệp và chương trình Thương vụ bạc tỷ tại Việt Nam.
- So sánh sự khác biệt trong khả năng huy động vốn của các nhà sáng lập khác
giới tham dự chương trình Thương vụ bạc tỷ tại Việt Nam.
- Phân tích mức độ ảnh hưởng của giới và đặc điểm của doanh nhân, đặc điểm
dự án tới hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp.
- Phân tích các luận giải cho sự khác biệt trong khả năng huy động vốn của
nam và nữ.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: Nghiên cứu sự khác biệt của giới và vai trò của giới tới khả
năng huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp, từ đó đề xuất các giải pháp phù
13

hợp để phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp có nhà sáng lập là nữ, thường được
xem là yếu thế trong cộng đồng khởi nghiệp.
Mục tiêu cụ thể: để đạt được mục tiêu chung trên đề tài có một số mục tiêu
cụ thể như sau:
- Bài nghiên cứu nêu ra sự khác biệt trong hoạt động huy động vốn của các
doanh nghiệp khởi nghiệp tham gia chương trình Thương vụ bạc tỷ Việt Nam.
- Cụ thể hóa sự ảnh hưởng của giới tới khoảng cách, khó khăn và thuận lợi
của các dự án khởi nghiệp khi huy động vốn
- Trình bày nhận xét và góp ý cho các dự án khởi nghiệp về yếu tố thứ yếu
ảnh hưởng tới việc ra quyết định góp vốn của các nhà đầu tư và sự thành công của
một dự án.
4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự khác biệt về giới trong hoạt động huy
động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp tham dự cuộc thi Thương vụ bạc tỷ tại Việt
Nam.
5. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về mặt nội dung: Các nội dung được nghiên cứu tập trung vào
khuôn khổ cuộc thi, kết quả huy động vốn được lấy từ kết quả sau mỗi tập thi.
Phạm vi về không gian: Các dự án khởi nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp
tham dự chương trình “Thương vụ bạc tỷ” tại Việt Nam và được trình chiếu trên
sóng truyền hình.
Phạm vi về thời gian: Các chương trình được phát sóng từ mùa 1 đến mùa 4.
Từ năm 2017 – 2021.
6. Bố cục của đề tài
Bài nghiên cứu ngoài Lời mở đầu, kết luận bao gồm bốn chương, cụ thể:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về giới và hoạt động huy động vốn của doanh
nghiệp khởi nghiệp Việt Nam tham dự cuộc thi thương vụ bạc tỷ
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu cho biết phương pháp tìm kiếm tài liệu
để thu thập dữ liệu và phương pháp phân tích dữ liệu đã có;
14

Chương 3: Kết quả về các nghiên cứu về tài trợ khởi đầu cho các doanh
nghiệp khởi nghiệp và vai trò của giới trong việc kêu gọi tài trợ nguồn vốn cho khởi
nghiệp tại chương trình Thương vụ bạc tỷ Việt Nam.
Chương 4: Kết luận và một số đề xuất nhằm đẩy mạnh hoạt động huy động
vốn của các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam
15

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ GIỚI VÀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG


VỐN CỦA DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP THAM DỰ CUỘC THI
THƯƠNG VỤ BẠC TỶ
1.1. Khái quát về doanh nghiệp khởi nghiệp
1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp khởi nghiệp
Các doanh nghiệp khởi nghiệp là một trong những các yếu tố quan trọng hiện
nay của nền kinh tế thế giới (Kacperczyk, 2012). Thế hệ ngày nay được tiếp cận với
những dự án khởi nghiệp, mang tinh thần khởi sự và muốn sở hữu doanh nghiệp
riêng hơn những thế hệ trước bởi tinh thần khởi nghiệp – ý tưởng về con người,
động lực, thành tựu thay đổi và tiếp nghị lực cho thế hệ hiện nay. Khởi nghiệp được
định nghĩa như việc thực hiện năm hoạt động phối hợp là phát triển sản phẩm mới,
dịch vụ mới, phương pháp sản xuất mới, nguồn cung cấp mới và thị trường mới để
xây dựng một tổ chức (Schumpeter, 1934); khởi nghiệp là việc chấp nhận rủi ro một
mức trung bình (McClelland, 1961) hay khởi nghiệp được coi là một hình thức tư
duy hoặc lối suy nghĩ tập trung vào các cơ hội, mang tính đổi mới và phát triển;
hoạt động này có thể tìm thấy ở các doanh nghiệp lớn và tổ chức phi lợi nhuận vì xã
hội (Allen, 2006). Qua đó, những đặc điểm sau đây có thể miêu tả một doanh
nghiệp khởi nghiệp: sự sáng tạo và đổi mới; sự xác định, thu thập và điều chỉnh
nguồn tài nguyên; một tổ chức kinh tế và có cơ hội để đạt được/gia tăng lợi nhuận
khi đối mặt với rủi ro và sự không chắc chắn. Chúng tôi cho rằng một doanh nghiệp
khởi nghiệp là một tổ chức kinh tế, kinh doanh sản phẩm hoặc dịch vụ nhưng sở
hữu nguồn vốn ít ỏi, phải đối mặt nhiều rủi ro và sự không chắc chắn trong quá
trình hoạt động.
Thứ nhất, nhiều dự án kinh doanh mới là những công việc kinh doanh theo
sở thích, thông thường, tạo ra ít giá trị tư nhân hoặc xã hội. Những thứ này được
bao gồm trong chỉ số hoạt động của doanh nhân, mặc dù khác xa với "doanh nhân"
theo nghĩa của trường phái Schumpeterian (Schumpeter, 1934). Thứ hai, bằng cách
loại trừ các doanh nghiệp có thời gian hoạt động trên bốn mươi hai tháng, tổ chức
khởi nghiệp toàn cầu phân loại ngay cả những chủ sở hữu doanh nghiệp sáng tạo.
Điều này hầu như không phù hợp với những quan điểm phổ biến về doanh nhân.
16

Thứ ba, chỉ tập trung vào các dự án kinh doanh mới sẽ loại trừ tăng trưởng và rút lui
như một phần của hiện tượng khởi nghiệp, mặc dù nhiều người coi tăng trưởng và
kết thúc chiến lược.
Đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp, tăng trưởng có thể xảy ra ở nhiều
khía cạnh khác nhau trong hoạt động của một công ty, chẳng hạn như dòng tiền, thu
nhập ròng, cơ sở khách hàng, doanh số, việc làm và thị phần (Murphy, Trailer, &
Hill, 1996). Mặc dù không có một thước đo chính xác duy nhất nào về tăng trưởng
liên doanh mới, nhưng đánh giá của chúng tôi về tài liệu cho thấy rằng các thước đo
quan trọng nhất của tăng trưởng liên doanh mới là về doanh số, việc làm và thị
phần. Bằng chứng thực nghiệm xác nhận rằng có những hiệu chỉnh mạnh mẽ giữa
ba biện pháp tăng trưởng dựa trên kích thước khác nhau này (Baysinger, Meiners, &
Zeithaml, 1982). Mặc dù vậy, vẫn có những cân nhắc khác biệt để xác định từng
thước đo tăng trưởng so với những thước đo khác.
Doanh nghiệp khởi nghiệp được xem là doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng
doanh thu lớn trong khoảng thời gian hoạt động. Nó cho biết mức độ mà khách
hàng ngày càng chấp nhận các sản phẩm hoặc dịch vụ do công ty cung cấp (K.
Robinson, 1998). Như vậy, doanh số bán hàng là chỉ số được sử dụng phổ biến nhất
đối với sự tăng trưởng liên doanh mới (Murphy và cộng sự, 1996; Weinzimmer,
Nystrom, & Freeman, 1998). Khi doanh số tăng trưởng, một dự án kinh doanh được
cung cấp doanh thu có thể được tái đầu tư vào việc mở rộng nguồn lực hoặc phát
triển năng lực. Tuy nhiên, tăng trưởng doanh số phụ thuộc vào việc công ty có sản
phẩm hoặc dịch vụ để bán và một số ngành, chẳng hạn như công nghệ sinh học, có
thể dành nhiều năm để phát triển sản phẩm của họ cho thị trường. Do đó, một chỉ số
phù hợp hơn về hiệu quả tăng trưởng của các dự án như vậy, đặc biệt là trong lĩnh
vực công nghệ cao như công nghệ sinh học, có thể là tốc độ tăng trưởng việc làm
của họ.
1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp khởi nghiệp
Một doanh nghiệp khởi nghiệp được miêu tả là phải trải qua ít nhất bốn giai
đoạn: Giai đoạn hình thành khái niệm (khi nhà sáng lập tương lai nhận diện cơ hội),
giai đoạn thai nghén (khi cơ hội được đánh giá), giai đoạn trứng nước (khi doanh
17

nghiệp được thành lập), giai đoạn thiếu niên (sau khi doanh nghiệp chin muồi) và
giai đoạn đóng cửa doanh nghiệp (Reynolds, 1993). Trong giai đoạn hình thành
khái niệm và thai nghén ý tưởng, những nhà doanh nhân khởi nghiệp tiềm ẩn bắt
đầu phát triển; họ mong muốn tự kinh doanh hơn và đang tìm kiếm những cơ hội
xung quanh (Blanchflower và cộng sự, 2001). Tiếp theo, ở giai đoạn trứng nước, cá
nhân muốn khởi nghiệp phải đánh giá các yếu tố về khả năng kinh doanh cá nhân,
tỷ lệ hoàn vốn tương đối và trở ngại gia nhập ngành, các chi phí cơ hội để khởi
nghiệp khi lựa chọn tự kinh doanh và làm việc cho người khác (Murphy và cộng sự,
1991). Trong giai đoạn phát triển, những doanh nghiệp nhỏ được cho là có cơ hội
tăng trưởng cao hơn và đa dạng hơn (Jovanovic, 1982) và tới giai đoạn đóng cửa,
các doanh nghiệp khởi nghiệp không hoạt động dưới hình thức tự kinh doanh không
hoàn toàn bởi họ thất bại, họ có nhiều lý do để đóng cửa như kinh doanh lỗ
(Jovanovic, 1982), chi phí cơ hội tăng lên giữa việc tự kinh doanh và làm thuê
(Andersson, 2006), doanh nghiệp nghỉ hưu khi được thừa kế từ thế hệ trước
(Kannianen, Poutvaara, 2007).
Doanh nghiệp khởi nghiệp có những tác động tích cực tới sự phát triển của
nền kinh tế như tạo ra các cơ hôi việc làm, thúc đẩy cạnh tranh mạnh mẽ trong nước
và quốc tế, sáng tạo công nghệ mới và tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước nhưng
đồng thời, doanh nghiệp khởi nghiệp hạn chế sự tăng trưởng ở một số lĩnh vực nhất
định của kinh tế. Đầu tiên, trong thời đại mà tốc độ phát triển kinh tế chậm lại, cơ
hội việc làm khan hiếm hơn, người dân sẽ chủ động tự thân kinh doanh hơn, tạo nên
những doanh nghiệp khởi nghiệp với khả năng kinh doanh thấp kém. Ngoài ra, khi
các doanh nghiệp khởi sự huy động vốn ở ngân hàng, bởi các ngân hàng không thể
đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận một cách chính xác, lãi suất cho vay khi huy
động vốn sẽ là yếu tố thể hiện khả năng kinh doanh. Nếu nhiều doanh nghiệp khởi
sự có khả năng kinh doanh thấp kém được lập ra và vay vốn, lãi suất tăng lên, ảnh
hưởng tới các doanh nghiệp khác có tiềm năng phát triển lớn, khiến họ huy động và
vay mượn nguồn vốn ít hơn (Ghatak và cộng sự, 2007). Khi các doanh nghiệp khởi
sự có tiềm năng thấp tuyển những lao động có tay nghề thấp, những người này sẽ có
mức lương thấp hơn so với các doanh nghiệp khác và chi phí lương giảm đi thể hiện
18

chi phí cơ hội giữa việc khởi nghiệp và làm thuê, thúc đẩy sự phát triển của những
doanh nhân khởi nghiệp có khả năng thấp kém (Ghatak và cộng sự, 2007).
Tài liệu về khởi nghiệp chứa đầy những ví dụ về các doanh nhân nhận ra rất
ít hoặc không tăng trưởng trong công ty của họ (ví dụ: Gimeno, Folta, Cooper, &
Woo, 1997; Wiklund, Davidsson, & Delmar, 2003). Trái ngược với những gì một
số người có thể nghĩ, tăng trưởng hạn chế không phải lúc nào cũng đi kèm với
không có khả năng phát triển mà thực sự có thể phản ánh mong muốn hạn chế của
doanh nhân trong việc phát triển công ty (Cliff, 1998). Ví dụ, Wiklund et al. (2003)
nhận thấy rằng thái độ của các doanh nhân đối với tăng trưởng bị ảnh hưởng bởi
niềm tin của họ về mức độ mà quy mô lớn hơn của công ty có thể ảnh hưởng đến
hạnh phúc của nhân viên, tính độc lập của công ty so với các bên liên quan chính,
khả năng của chủ sở hữu trong việc kiểm soát sự tăng trưởng, và khả năng đảm bảo
rằng công ty sẽ tồn tại trong bất kỳ cuộc khủng hoảng nào. Niềm tin của doanh nhân
rằng anh ta hoặc cô ta có thể quản lý sự tăng trưởng là rất quan trọng đối với sự tăng
trưởng mà các công ty đã nhận ra (Box et al., 1993). Baum và Locke (2004) cũng
nhận thấy rằng các mục tiêu mà các doanh nhân đặt ra để phát triển công ty, tầm
nhìn mà họ truyền đạt cho nhân viên và niềm tin của họ vào bản thân để thực hiện
hiệu quả sự tăng trưởng là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của
các công ty mới. Ngay cả sự tăng trưởng được thực hiện cũng được phát hiện là do
các hành động có chủ đích của các doanh nhân điều khiển nhằm tác động đến sự
tăng trưởng bổ sung xảy ra (Cliff, 1998; Orser, Hogarth- Scott, & Riding, 2000).
Những phát hiện này đã khiến nhiều người kết luận rằng quyết định phát triển công
ty là quyết định chiến lược đầu tiên và quan trọng nhất mà tất cả các doanh nhân
phải thực hiện (Chandler & Hanks, 1994a; Cliff, 1998).
Các quyết định mà các doanh nhân đưa ra trong những năm đầu của dự án
kinh doanh có ý nghĩa lâu dài sâu sắc đối với hiệu suất (Bamford, Dean, & Douglas,
2004; Boeker, 1989; Eisenhardt & Schoonhoven, 1990; Park & Bae, 2004;
Stinchcombe, 1965). Các mô hình mở rộng về tăng trưởng theo địa điểm mới
thường phản ánh rằng doanh nhân phải lựa chọn tăng trưởng và tăng trưởng đó sẽ
xảy ra khi doanh nhân sở hữu các nguồn lực cho phép tăng trưởng, có chiến lược
19

thúc đẩy tăng trưởng, hoạt động trong một ngành có lợi cho tăng trưởng và phát
triển cấu trúc và các hệ thống thích ứng với sự tăng trưởng (ví dụ, Baum và cộng sự
2001; Box và cộng sự, 1993; Chrisman và cộng sự, 1998; Thakur, 1999). Barringer
và cộng sự. (2005) đã sử dụng phân tích nội dung để xác định xu hướng tăng trưởng
cho các công ty và nhận thấy rằng nó phân định các công ty tăng trưởng doanh số
nhanh với các công ty khác. Baum và Locke (2004) cũng phát hiện ra mức độ ảnh
hưởng của mục tiêu và tầm nhìn của công ty đối với nhân viên ảnh hưởng đến
doanh số bán hàng và tăng trưởng việc làm của họ. Những phát hiện này cho thấy
rằng điều quan trọng là các học giả phải xem xét khát vọng tăng trưởng của các
doanh nhân khi thiết kế nghiên cứu vì các doanh nhân đã được nhận thấy là thay đổi
đáng kể trong mong muốn thực hiện tăng trưởng của họ (Liao & Welsch, 2003;
Wiklund và cộng sự, 2003).
1.1.3. Một số luật điều chỉnh doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam
Trong Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa số: 04/2017/QH14 ngày 12
tháng 6 năm 2017
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ là doanh nghiệp nhỏ và vừa có
một hoặc nhiều phụ nữ sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên, trong đó có ít nhất một
người quản lý điều hành doanh nghiệp đó.
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo là doanh nghiệp nhỏ và vừa
được thành lập để thực hiện ý tưởng trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ,
mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh.
- Chuỗi giá trị là mạng lưới liên kết tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm hoặc
dịch vụ, bao gồm các giai đoạn tiếp nối nhau từ hình thành ý tưởng, thiết kế, sản
xuất, phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng.
- Chuỗi phân phối sản phẩm là mạng lưới các trung gian thực hiện phân phối
sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ và vừa đến người tiêu dùng do các doanh nghiệp,
tổ chức đầu tư, kinh doanh thực hiện.
- Cơ sở kỹ thuật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (sau đây gọi là cơ sở kỹ
thuật) là cơ sở cung cấp các thiết bị dùng chung để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
20

thiết kế, thử nghiệm, đo lường, phân tích, giám định, kiểm định sản phẩm, hàng
hóa, vật liệu.
- Cơ sở ươm tạo doanh nghiệp nhỏ và vừa (sau đây gọi là cơ sở ươm tạo) là cơ
sở cung cấp các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật, nguồn lực và dịch vụ cần thiết cho
các tổ chức, cá nhân hoàn thiện ý tưởng kinh doanh, phát triển doanh nghiệp trong
giai đoạn mới thành lập.
- Cụm liên kết ngành là hình thức liên kết giữa các doanh nghiệp trong cùng
ngành và doanh nghiệp, tổ chức có liên quan cùng hợp tác và cạnh tranh.
- Khu làm việc chung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo
(sau đây gọi là khu làm việc chung) là khu vực cung cấp không gian làm việc tập
trung, không gian trưng bày sản phẩm, cung cấp các tiện ích để hỗ trợ, liên kết các
doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo.
Nghị định Số: 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 quy định chi tiết
một số điều của luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ
và vừa khởi nghiệp sáng tạo, tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị sử dụng
ngân sách nhà nước thực hiện theo Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định
tại Điều 5 Nghị định này.
Việc hỗ trợ về thông tin, tư vấn, phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp
nhỏ và vừa; hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh thực hiện
theo dự toán ngân sách hàng năm, Trong trường hợp xác định mục tiêu hỗ trợ theo
giai đoạn trung hạn hoặc dài hạn, việc hỗ trợ về thông tin, tư vấn, phát triển nguồn
nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi
từ hộ kinh doanh có thể thực hiện theo Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trình
cấp có thẩm quyền theo đúng quy định.
Căn cứ nguồn lực hỗ trợ, cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
quyết định số lượng doanh nghiệp được nhận hỗ trợ đảm bảo nguyên tắc:
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ làm chủ, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao
động nữ hơn nộp hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện được hỗ trợ trước;
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa nộp hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện hỗ trợ trước được
hỗ trợ trước.
21

Nghị định Số: 55/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2019 về hỗ trợ pháp lý
cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. 1. Căn cứ xây dựng chương trình hỗ trợ pháp lý cho
doanh nghiệp nhỏ và vừa:
- Nhu cầu hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong từng thời kỳ,
ngành, lĩnh vực, địa phương;
- Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, Ủy ban thường vụ
Quốc hội và kế hoạch ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương cấp tỉnh;
- Nguồn lực của bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương cấp tỉnh, tổ
chức đại diện cho doanh nghiệp.
Các hoạt động của Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
bao gồm:
- Hoạt động cung cấp thông tin, bao gồm thông tin pháp luật trong nước, thông
tin pháp luật nước ngoài, pháp luật quốc tế, cảnh báo rủi ro pháp lý và chính sách
của ngành, lĩnh vực, địa phương liên quan đến doanh nghiệp nhỏ và vừa (nếu có);
- Hoạt động bồi dưỡng kiến thức pháp luật, bao gồm bồi dưỡng kiến thức pháp
luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho người làm
công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và bồi dưỡng kiến thức pháp
luật cho mạng lưới tư vấn viên pháp luật;
- Hoạt động tư vấn pháp luật, bao gồm đối thoại, giải quyết các vướng mắc
pháp lý cho doanh nghiệp và các hoạt động tư vấn pháp luật khác phù hợp với các
quy định của pháp luật trên cơ sở nhu cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa và nguồn
lực theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
Nghị định Số: 39/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2019 về tổ chức và hoạt
động của quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ
và vừa là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, hoạt động không vì mục tiêu lợi
nhuận, do Thủ tướng Chính phủ thành lập. Quỹ hoạt động theo mô hình Công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Quỹ
có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có báo cáo tài chính riêng, có con dấu, được
mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại hoạt động hợp
22

pháp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan
đại diện chủ sở hữu Nhà nước, thực hiện quyền và nghĩa vụ của đại diện chủ sở hữu
Nhà nước. Trụ sở chính của Quỹ đặt tại thành phố Hà Nội.
1.2. Khái quát về giới và ảnh hưởng của giới tới khả năng huy động vốn của
doanh nghiệp khởi nghiệp
1.2.1. Khái quát về giới
Các nghiên cứu về vai trò của giới tới hoạt động huy động vốn của doanh
nghiệp thuộc nhánh nghiên cứu về vốn con người trong doanh nghiệp khởi nghiệp.
Giới ở đây đề cập tới những đặc điểm của phụ nữ, nam giới, trẻ em gái và trẻ em
trai được xây dựng về mặt xã hội; điều này bao gồm các chuẩn mực, hành vi và vai
trò liên quan cũng như các mối quan hệ tác động lẫn nhau. Quan trọng hơn hết, giới
tính khác nhau giữa các khu vực và có thể thay đổi theo thời gian do là một cấu trúc
được xã hội xây dựng (World Health Organization, 2021). Theo chúng tôi, giới là
những đặc điểm con người được quy định theo xã hội gồm các hành vi, chuẩn mực
và nhận thức, có thể thay đổi theo từng thời kỳ cộng đồng, không có sự tương đồng
với đặc điểm sinh học trên cơ thể và giới tác động trực tiếp đến các mối quan hệ xã
hội của chủ thể.

Trong khởi sự doanh nghiệp, phân biệt giới đã là một đặc điểm cố định, hiện
hữu khi phụ nữ được cho là có ít khả năng trở thành doanh nhân hơn đàn ông
(Aldrich, 2005) và khó có thể làm tốt hơn đàn ông khi gây dựng một doanh nghiệp
mới (Yang, Aldrich, 2014). Ngoài ra, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các nhà đầu tư
mạo hiểm hoặc các nhà đầu tư thiên thần có xu hướng ít đầu tư vốn cho các nữ
doanh nhân hơn (Canning và đồng sự, 2012). Đối với các nhà đầu tư, họ cũng sở
hữu những thành kiến tiêu cực về giới tính. Nhiều mô hình và khuôn mẫu gắn với
tinh thần kinh doanh gây ra thành kiến có hệ thống với phụ nữ, như khởi sự kinh
doanh thường được coi là một hoạt động của nam giới (Yang, Aldrich, 2014) và
niềm tin văn hóa về các đặc điểm tính nam phát triển mạnh mẽ với các dự án tăng
trưởng mạnh (Thébaud, 2015). Ngoài ra, việc thiếu đầu tư vốn vào các doanh nhân
khởi nghiệp là nữ giới có thể là do sở thích của nhà đầu tư với những mối quan hệ
23

đồng tính, sự thu hút về giới, về địa vị, đặc điểm nhân khẩu tương xứng
(McPherson và cộng sự, 2001).

Tuy nhiên, các nhà đầu tư có thể tránh bị ảnh hưởng bởi các định kiến về
ngoại hình, giới tính nhờ các thông tin bổ sung về thành tích, phẩm chất của các nhà
sáng lập (Podolny, 1993) hoặc những nhà đầu tư có nhiều kinh nghiệm để phân biệt
được hiệu quả không dựa trên những đặc điểm nhân khẩu (Jensen, 2006). Qua đó,
khoảng cách về giới trong việc huy động vốn có thể giảm đi khi các nhà đầu tư
được cung cấp các thông tin về sự tăng trưởng mạnh trong tương lai của doanh
nghiệp và có kinh nghiệm trong việc đánh giá con người qua hiệu suất công việc.

Hiện đã có cơ sở khẳng định rằng phụ nữ tự kinh doanh kiếm được trung
bình thấp hơn nam giới tự kinh doanh - cũng như thấp hơn so với nhân viên của cả
hai giới. Ví dụ, sử dụng dữ liệu SIPP 1983 (Khảo sát Thu nhập và Tham gia
Chương trình), Haber et al. (1987) tính toán rằng tỷ lệ thu nhập trung bình của phụ
nữ làm việc toàn thời gian ở Mỹ so với nam giới chỉ là 0,30, so với tỷ lệ 0,60 trong
việc làm được trả lương. Trong số những người lao động toàn thời gian, làm việc cả
năm vào năm 1990, phụ nữ tự làm chủ kiếm được 73% thu nhập hàng năm của phụ
nữ làm công ăn lương, trong khi nam giới tự doanh kiếm được 107% thu nhập hàng
năm của những người đồng nghiệp của họ (Devine, 1994a). Trong cùng một nghiên
cứu, nam giới tự kinh doanh thường xuyên làm việc trong các lĩnh vực được trả
lương cao hơn phụ nữ, bao gồm các công việc điều hành, hành chính, quản lý và thủ
công chính xác. Ngược lại, phụ nữ tự kinh doanh thường được tìm thấy trong các
lĩnh vực bán lẻ và dịch vụ trả lương thấp hơn. Các lĩnh vực này cạnh tranh hơn và
cũng có tỷ lệ tồn tại trong kinh doanh thấp hơn. Thu nhập từ các công việc tự do của
phụ nữ không chuyên nghiệp thực sự có thể rất thấp, đặc biệt là đối với những phụ
nữ trước đây không đi làm. Ví dụ, Budig (2006) đã tính toán mức lương trung bình
cho lao động tự do theo giờ chỉ là 4,08 đô la cho phụ nữ trẻ Mỹ trong giai đoạn
1979–98. Phụ nữ không làm việc hoặc làm công việc không chuyên nghiệp, hoặc
những người có cam kết với gia đình, là những người có khả năng trở thành lao
động tự do không chuyên nghiệp nhất (Clain, 2000; Budig, 2006).
24

Ở một số quốc gia khác, phụ nữ tự kinh doanh có kết quả tốt hơn một chút,
với tỷ lệ thu nhập của nữ / nam đạt 87% trong trường hợp của Úc (OECD, 1986).
Nhưng ở các nước đang phát triển, phụ nữ nhận được lợi nhuận trung bình thấp hơn
đáng kể so với nam giới, đặc biệt nếu họ không phải là người sử dụng lao động (ví
dụ: xem Honig, 1996, 1998, về bằng chứng của Jamaica).

Câu chuyện tương tự cũng được quan sát khi lợi nhuận và doanh thu bán
hàng được so sánh giữa các giới. Ví dụ, về lợi nhuận, công ty chủ nhân trung bình
do phụ nữ làm chủ chỉ tạo ra 78% lợi nhuận của doanh nghiệp tương đương do nam
giới làm chủ (Robb và Wolken, 2002). Phụ nữ cũng tạo ra doanh thu bán hàng thấp
hơn so với nam giới - ngay cả khi so sánh cùng ngành (Loscocco và Robinson,
1991; Chaganti và Parasuraman, 1996). Theo Loscocco và Robinson (1991), phụ nữ
chỉ tạo ra một phần tư doanh thu kinh doanh trung bình của nam giới. Các nghiên
cứu gần đây hơn dựa trên dữ liệu từ NSSBF năm 1998 do Cục Dự trữ Liên bang
Hoa Kỳ tổng hợp cho thấy rằng các doanh nghiệp do nam giới làm chủ trung bình
lớn gấp đôi so với các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ về doanh số và tài sản
(Coleman, 2007).

Aronson (1991) đưa ra một quan điểm lịch sử thú vị về thu nhập tương đối từ
việc làm của phụ nữ ở Hoa Kỳ. Trong thời kỳ giữa chiến tranh và đầu thế kỷ XX,
phụ nữ tự kinh doanh kiếm được nhiều tiền hơn nữ nhân viên mặc dù tính toàn diện
của những dữ liệu này còn hạn chế. Tuy nhiên, điều rõ ràng là từ năm 1955 đến năm
1984, vị trí thu nhập tương đối của phụ nữ tự kinh doanh giảm dần so với các đồng
nghiệp của họ và cũng so với nam giới tự kinh doanh. Không rõ liệu sự suy giảm
này phản ánh sự tham gia bán thời gian nhiều hơn của phụ nữ tự kinh doanh hay sự
suy giảm tương đối của vốn nhân lực trung bình của phụ nữ lựa chọn tự kinh doanh.
Mặc dù việc đưa lao động tự làm chủ hợp nhất vào dữ liệu mẫu có xu hướng thu
hẹp khoảng cách thu nhập của lao động nam so với lao động nam, nó tạo ra sự khác
biệt tương đối nhỏ so với chênh lệch thu nhập của lao động nữ - lao động nữ, một
phần vì tương đối ít phụ nữ điều hành các doanh nghiệp hợp nhất (Aronson, 1991).

1.2.2. Khái quát về huy động vốn khởi nghiệp


25

Vốn là hoạt động vật chất quan trọng cho hoạt động của doanh nghiệp, là
điều kiện tiên quyết để duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhu cầu
về vốn nổi lên như một vấn đề cấp bách, đặc biệt là đối tượng doanh nghiệp khởi
nghiệp. Vấn đề đặt ra đối với các nhà quản trị doanh nghiệp khởi nghiệp là làm thế
nào để huy động vốn tối ưu, thu hút các quỹ đầu tư trong và ngoài nước tham gia
nhằm tìm kiếm lợi nhuận tối đa và đạt mức tăng trưởng kỳ vọng.

Vốn huy động là những giá trị tiền tệ do ngân hàng huy động được từ các tổ
chức kinh tế và các cá nhân trong xã hội thông qua quá trình thực hiện các nghiệp
vụ tín dụng, thanh toán , các nghiệp vụ kinh doanh khác… Vốn huy động chiếm tỷ
trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thương mại , nó đóng vai trò rất
quan trọng trong mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Huy động vốn là các
hoạt động của pháp nhân thương mại để tạo vốn cho hoạt động kinh doanh của
mình dưới các hình thức như: Vay vốn, huy động vốn, phát hành, chào bán chứng
khoán, liên doanh, liên kết trong và ngoài nước; hình thành quỹ tín thác bất động
sản.

Hầu hết tài chính cho khởi nghiệp ở các nước phát triển là dưới dạng vốn tự
có cá nhân (‘tài chính tự thân’), tức là tài chính do chính các doanh nhân cung cấp.
Theo Ngân hàng Trung ương Anh (2001), 60% công ty khởi nghiệp ở Anh sử dụng
nguồn vốn tự có. Số tiền còn lại được huy động từ các nguồn bên ngoài. Theo Ngân
hàng, khoảng 60% nguồn tài chính bên ngoài được huy động thông qua các hợp
đồng tài chính nợ (bao gồm thấu chi ngân hàng và các khoản vay có kỳ hạn), sau đó
là tài chính dựa trên tài sản (ví dụ: cho thuê: khoảng 20%). Một bức tranh tương tự
áp dụng ở Hoa Kỳ. Một điều quan trọng nữa là tài chính gia đình, trung bình
khoảng 10% nguồn tài chính bên ngoài, trong khi vốn đầu tư mạo hiểm (tài chính cổ
phần) có xu hướng chỉ đóng một vai trò rất nhỏ đối với hầu hết các doanh nhân
(trung bình từ 1 đến 3%).

Một vấn đề tiềm ẩn khác là sự không hoàn hảo trong thị trường vốn có thể
dẫn đến việc có quá ít hoặc quá nhiều doanh nhân ở trạng thái cân bằng - được đánh
giá dựa trên việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế (‘hiệu quả xã
26

hội’). Chương này nghiên cứu những vấn đề này. Đồng thời, vai trò của tài sản thế
chấp, quy mô khoản vay và mối quan hệ người cho vay - người vay cũng sẽ được
thảo luận. Tôi sẽ bỏ qua những chủ đề như người cho vay và người đi vay nghĩ gì
về nhau; điều gì khiến các doanh nhân đăng ký vay vốn; và cách các doanh nhân có
thể viết kế hoạch kinh doanh để cải thiện cơ hội vay vốn thành công. Những vấn đề
này được đề cập trong bất kỳ số lượng văn bản nào trong tài liệu nghiên cứu kinh
doanh.

Thông tin thường không cân xứng bởi vì mặc dù các doanh nhân có thể có
thông tin chính xác về chất lượng của các dự án mạo hiểm được đề xuất và khả
năng và cam kết thực hiện chúng, các ngân hàng không thể phân biệt hoàn hảo chất
lượng của các đơn xin vay. Những lý do cho điều này bao gồm việc thiếu hồ sơ theo
dõi cho các dự án mới và chi phí quá cao để có được thông tin đáng tin cậy về
chúng. Các ngân hàng không thể chỉ yêu cầu các doanh nhân khai báo trung thực về
cam kết và khả năng của họ, bởi vì những người xin vay thiếu các thuộc tính này sẽ
có động cơ để yêu cầu bồi thường quá mức về họ. Hơn nữa, một số doanh nhân có
thể không muốn tiết lộ thông tin khó về tiềm năng của những ý tưởng sáng tạo mới
có thể bị người khác chiếm đoạt; trong khi các nhà đầu tư không được tiết lộ thông
tin về sự tham gia của họ với các khách hàng khác đang phát triển các sản phẩm
cạnh tranh. Các vấn đề phức tạp bởi vì không có tổ chức tương đương với một cơ
quan xếp hạng tín nhiệm cho doanh nhân. Thay vào đó, các ngân hàng phải dựa vào
các thiết bị sàng lọc không hoàn hảo của chính họ.

Theo thống kê, Việt Nam hiện đang có khoảng 3.000 startup, trong đó có ba
“kỳ lân” (doanh nghiệp được định giá trên 1 tỷ USD). Năm 2021, nguồn vốn đầu tư
cho doanh nghiệp startup tại Việt Nam tăng cao chưa từng thấy với tổng giá trị hơn
1,3 tỷ USD - mức cao nhất trong lịch sử. Về mặt pháp lý, đến nay Việt Nam đã có
Luật số 04/2017/QH14 về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, và Nghị định
38/2018/NĐ-CP chi tiết Luật số 04/2017/QH14, trong đó đã có quy định về các
nguyên tắc, nội dung, nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, trách nhiệm của
các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Bên cạnh đó, riêng đối với startup, Việt Nam đã có Chỉ thị số 09/CT-TTG năm
27

2020 của Thủ tướng Chính phủ, là tiền đề cho việc thúc đẩy sự ra đời và hoạt động
của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Tại Chỉ thị này, vai trò, chức năng của các
cơ quan quản lý đầu ngành Việt Nam đã được chỉ rõ trong việc thực hiện các công
tác bước đầu để thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Về mặt thị trường, hiện nay Việt Nam có 202 khu làm việc chung; 217 quỹ
đầu tư/nhà đầu tư; 79 cơ sở ươm tạo; 40 tổ chức thúc đẩy kinh doanh. Năm 2019,
Trung tâm Đổi mới sáng tạo ra đời, nhằm thúc đẩy hệ sinh thái cho sự phát triển của
doanh nghiệp startup. Tháng 12/2021, Cộng đồng Kết nối doanh nghiệp ở TP.HCM
cũng đã ra mắt và trở thành cộng đồng doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam về kết nối
mạng lưới giao thương, đào tạo, thúc đẩy cơ hội cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu
nhỏ. Mặc dù có những nỗ lực như vậy, các doanh nghiệp nhỏ và startup vẫn gặp
nhiều khó khăn khi muốn thu hút vốn đầu tư để khởi nghiệp và mở rộng sản xuất.

Theo báo cáo Chỉ số Cạnh tranh cấp tỉnh 2020, những khó khăn lớn nhất của
các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh là: tìm kiếm khách hàng
(64%), tiếp cận vốn (41%), biến động thị trường (33%). Điều đáng lưu ý là tỷ lệ các
doanh nghiệp cho biết họ gặp nhiều trở ngại với ba yếu tố khó khăn nhất kể trên
ngày càng tăng qua các năm. Do vậy, Việt Nam trong thời gian tới cần nghiên cứu
các giải pháp khắc phục các vấn đề trên, từ đó góp phần thúc đẩy nền kinh tế nước
nhà.

Gia đình là nguồn cho vay kinh doanh được sử dụng phổ biến nhất ở Hoa Kỳ
sau các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác. Hãy xem xét các bằng chứng sau
đây được rút ra từ phân tích của Bates ’(1997) về cơ sở dữ liệu CBO của Hoa Kỳ.
Tài chính gia đình được sử dụng bởi hơn một phần tư số doanh nghiệp không thuộc
sở hữu của thiểu số, so với hai phần ba tiếp cận tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên,
trong một số nhóm thiểu số, tài chính gia đình được sử dụng rộng rãi hơn tài chính
ngân hàng. Ví dụ, tài chính gia đình được 41,2% chủ doanh nghiệp Hàn Quốc và
Trung Quốc nhập cư sử dụng, so với 37,4% sử dụng tài chính ngân hàng (Bates,
1997; xem thêm Yoon, 1991). Đối với tất cả các nhóm, các khoản vay gia đình có
quy mô trung bình nhỏ hơn các khoản vay ngân hàng, mặc dù các khoản vay gia
28

đình vẫn là một nguồn vốn quan trọng theo giá trị, có giá trị trung bình là 35.446 đô
la cho các chủ sở hữu không phải thiểu số so với mức trung bình là 56.784 đô la cho
các khoản vay ngân hàng. Ngoài ra còn có sự khác biệt về giới, trong đó các chủ
doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ dựa vào tài chính gia đình nhiều hơn so với các
doanh nghiệp do nam giới làm chủ (Bates, 1997; Haynes và Haynes, 1999).

Bằng chứng của Vương quốc Anh kể về một câu chuyện tương tự, với các
khoản vay gia đình chiếm nguồn vốn lớn nhất sau các khoản vay ngân hàng.10 Tài
chính gia đình chiếm 15–20% tài chính khởi nghiệp theo giá trị trong số các doanh
nghiệp thuộc sở hữu dân tộc ở Vương quốc Anh. Theo Smallbone và cộng sự.
(2003), các doanh nghiệp dân tộc thiểu số có khả năng thu hút tài chính gia đình cao
hơn đáng kể so với các doanh nghiệp thuộc sở hữu của người da trắng. Tỷ lệ tiếp
nhận là 45% so với 25%, trong đó tỷ lệ sử dụng cao nhất được tìm thấy ở người
Nam Á và tỷ lệ sử dụng thấp nhất của cộng đồng người Phi-Caribê và Trung Quốc.
Đối với các doanh nhân dân tộc Anh nhìn chung, tài chính gia đình là nguồn tài trợ
quan trọng hơn tín dụng ngân hàng.

1.2.3. Ảnh hưởng của giới tới khả năng huy động vốn của doanh nghiệp khởi
nghiệp
Các nghiên cứu về vai trò của giới tới hoạt động huy động vốn của doanh
nghiệp thuộc nhánh nghiên cứu về vốn con người trong doanh nghiệp khởi nghiệp.
Đặc biệt với vai trò quan trọng của người sáng lập tới sự phát triển của các doanh
nghiệp mới, thì những nghiên cứu đi sâu tìm hiểu vai trò của giới lại càng quan
trọng. Giới ở đây đề cập tới những đặc điểm của phụ nữ, nam giới, trẻ em gái và trẻ
em trai được xây dựng về mặt xã hội; điều này bao gồm các chuẩn mực, hành vi và
vai trò liên quan đến việc trở thành phụ nữ, đàn ông, con gái hoặc con trai cũng như
các mối quan hệ tác động lẫn nhau. Quan trọng hơn hết, giới tính khác nhau giữa
các xã hội và có thể thay đổi theo thời gian do là một cấu trúc được xã hội xây dựng
(World Health Organization, 2021). Ngoài ra, giới được định nghĩa là những mối
quan hệ tâm sinh lý và vật chất giữa phụ nữ và đàn ông, giới không được xác định
theo giới tính sinh học – các đặc điểm giới tính của nam và nữ mà được xây dựng
bởi cấu trúc xã hội (Food and Agriculture Organization of the United Nations,
29

1997). Quan hệ về giới (Gender relations) sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới mối quan hệ
gia đình, giáo dục, sức khỏe, lao động và các khía cạnh khác trong cuộc sống. Hiện
nay, số lượng giới là nhiều hơn hai giới – nam, nữ và các khái niệm, thuật ngữ về
giới sẽ tiếp tục phát triển. Bởi vậy, các vấn đề liên quan giới gia tăng và có xu
hướng nghiêm trọng hơn ở các quốc gia khi nhiều nước không chấp nhận việc một
người có giới tính xã hội khác giới tính sinh học của họ. Theo chúng tôi, giới là
những đặc điểm con người được quy định theo xã hội gồm các hành vi, chuẩn mực
và nhận thức, có thể thay đổi theo từng thời kỳ cộng đồng và không có sự tương
đồng với đặc điểm sinh học trên cơ thể và giới tác động trực tiếp đến các mối quan
hệ xã hội và các khía cạnh trong cuộc sống của chủ thể.
Một trong những thách thức chính của các công ty khởi nghiệp là huy động
vốn từ các nhà đầu tư. Một trong những yếu tố có thể ảnh hưởng tới khả năng huy
động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp đó chính là giới. Trong khởi sự doanh
nghiệp, phân biệt giới đã là một đặc điểm cố định, hiện hữu khi phụ nữ được cho là
có ít khả năng trở thành doanh nhân hơn đàn ông (Aldrich, 2005) và khó có thể làm
tốt hơn đàn ông khi gây dựng một doanh nghiệp mới (Yang, Aldrich, 2014). Ngoài
ra, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các nhà đầu tư mạo hiểm hoặc các nhà đầu tư thiên
thần có xu hướng ít đầu tư vốn cho các nữ doanh nhân hơn (Canning và đồng sự,
2012). Theo Dự án Diana, chỉ các nhà đầu tư nữ có khả năng cao hơn nam giới từ
hai đến ba lần đầu tư vào các doanh nghiệp nữ (Brush et al. 2014). Có thể nói rằng,
quy trình bị ảnh hưởng bởi giới và bất bình đẳng về cấu trúc bị áp đặt lên phụ nữ
dẫn tới những sự khác biệt hệ thống trong việc huy động vốn ở các doanh nghiệp
khởi nghiệp do nữ giới và nam giới điều hành. Khi điều hành những doanh nghiệp
mới, nhà sáng lập cần tiếp xúc với nhiều môi trường mới và tiếp cận những thách
thức, cơ hội – Đây được coi là một bất lợi cho nữ giới khi nữ giới thường được cho
là phù hợp với những công việc bình ổn, gắn bó với gia đình còn nam giới thích hợp
cho công việc năng động, có bản chất là một người chủ tiềm năng (Jacob, Gerson,
2004); điều này làm giảm khả năng nữ giới nắm giữ những chức vụ cao trong doanh
nghiệp. Ngoài ra, sự phân biệt giới ở các nghề nghiệp khiến phụ nữ bị giới hạn
trong việc tiếp cận tri thức, nguồn lực để họ có thể nắm bắt các cơ hội có giá trị cho
30

việc khởi nghiệp. Điều này khiến nữ giới khó có thể thay đổi định kiến, bất bình
đẳng đã hình thành từ lâu về việc làm chủ doanh nghiệp hoặc phá bỏ ranh giới trong
kinh doanh.
Đối với các nhà đầu tư, họ cũng sở hữu những thành kiến tiêu cực về giới
tính và qua đó, những kỳ vọng về giới tính có thể cản trở phụ nữ trong việc huy
động vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp. Nhiều mô hình và khuôn mẫu trong môi
trường kinh doanh gắn với tinh thần kinh doanh gây ra thành kiến có hệ thống với
phụ nữ, như khởi sự kinh doanh thường được coi là một hoạt động của nam giới
(Yang, Aldrich, 2014) và niềm tin văn hóa về các đặc điểm tính nam phát triển
mạnh mẽ với các dự án tăng trưởng mạnh (Thébaud, 2015). Bởi, trong các dự án
khởi nghiệp tiềm năng, ít dự án có người sáng lập là phụ nữ, số ít có nữ giới điều
hành được coi là điều bất thường nên thường gây ra nghi ngại cho các nhà đầu tư về
năng lực và sự phù hợp của phụ nữ trong doanh nghiệp; từ đó, việc huy động vốn
với các nhà nữ sáng lập trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra, việc thiếu đầu tư vốn vào
các doanh nhân khởi nghiệp là nữ giới có thể là do sở thích của nhà đầu tư với
những mối quan hệ đồng tính, sự thu hút về giới và sự thu hút về cùng địa vị, đặc
điểm nhân khẩu tương xứng (McPherson và cộng sự, 2001). Những sở thích trên sẽ
dẫn đến mức độ tương tác và tăng khả năng doanh nhân được ưu ái, được nhận
nguồn vốn đầu tư cao hơn trong các doanh nghiệp khởi nghiệp có nam giới lãnh
đạo. Vì vậy, xét trên tình hình kinh doanh thực tế của công ty khởi nghiệp do nữ
giới lãnh đạo khả quan và tích cực, quyết định của các nhà đầu tư vốn bị ảnh hưởng
bởi các sở thích cá nhân (đồng tính) tạo ra sự chênh lệch giữa tỷ lệ được đầu tư cho
các doanh nghiệp khởi nghiệp do phụ nữ và đàn ông điều hành.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư có thể tránh bị ảnh hưởng bởi các định kiến về
ngoại hình, đặc điểm giới tính nhờ các thông tin bổ sung về thành tích hoặc phẩm
chất nổi bật của các nhà sáng lập (Podolny, 1993; Simcoe, Waguespack, 2011) hoặc
những nhà đầu tư đánh giá có nhiều kinh nghiệm để phân biệt được hiệu quả hoạt
động không dựa trên những đặc điểm nhân khẩu (Jensen, 2006). Theo Botelho,
Abraham (2017), những người đánh giá có xu hướng ít dựa vào giới để đánh giá
hiệu suất hoạt động doanh nghiệp khi họ được cung cấp những thông tin về hiệu
31

suất cá nhân của người sáng lập đó, Đối với các doanh nghiệp có nhà sáng lập là nữ
giới, các nhà đầu tư mạo hiểm dường như ít có khả năng giảm mức chiết khấu khi
họ đã có những thông tin phù hợp trong mạng lưới kinh doanh về khả năng làm việc
của nữ sáng lập (Tinkler và cộng sự, 2015). Qua đó, khoảng cách về giới trong việc
huy động vốn có thể giảm đi khi các nhà đầu tư được cung cấp các thông tin về sự
tăng trưởng mạnh trong tương lai của doanh nghiệp và bản thân nhà đầu tư có kinh
nghiệm hơn trong việc đánh giá con người qua hiệu suất công việc.
Bằng chứng từ nhiều nguồn khác nhau cho thấy các doanh nhân nam và nữ
sử dụng các nguồn tài chính tương tự nhau, nhưng phụ nữ có xu hướng sử dụng các
nguồn tài chính bên ngoài trung bình ít hơn so với nam giới. Ví dụ, Carter và Rosa
(1998) ước tính rằng ở Anh, trung bình các doanh nhân nữ sử dụng tài chính bên
ngoài ít hơn một phần ba so với nam giới. Các bằng chứng tương tự sau đó đã thu
được ở nhiều quốc gia khác.13 Phân tích của Kim (2006) về các đơn xin vay vốn
cho doanh nghiệp nhỏ của Hoa Kỳ cho thấy rằng các doanh nghiệp nhỏ hỗn hợp có
sở hữu bình đẳng chiếm vị trí trung gian về mức độ thành công trong việc thu được
tài chính so với do phụ nữ làm chủ (thấp nhất) và doanh nghiệp do nam giới làm
chủ (cao nhất) - mặc dù các mẫu lớn hơn từ NSSBF cho thấy các doanh nghiệp nhỏ
của Mỹ do phụ nữ làm chủ có được khả năng tiếp cận tương tự với các khoản vay
hạn mức tín dụng từ các ngân hàng thương mại cho các doanh nghiệp do nam giới
làm chủ (Haynes và Haynes, 1999).
Tiếp cận nguồn tài chính khởi nghiệp là rất quan trọng vì mức vốn ban đầu
thấp có thể ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng và tồn tại của các dự án kinh
doanh sau này. Một số bằng chứng của Na Uy đưa ra giả thuyết này (alsos và cộng
sự, 2006). Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nên cẩn thận để kiểm soát quy mô hạn chế
bẩm sinh của một số cơ hội, điều này cũng có thể giải thích mối quan hệ này.
Người ta đã quan sát thấy rộng rãi rằng các doanh nhân nữ tìm kiếm và sử
dụng ít nguồn tài chính chính thức và không chính thức hơn so với các doanh nhân
nam. Phụ nữ sở hữu hơn 35% doanh nghiệp Hoa Kỳ, nhưng chỉ nhận được tối đa
5% vốn đầu tư mạo hiểm (Brush và cộng sự, 2003). Và chỉ khoảng 10% thiên thần
kinh doanh ở Mỹ và Anh là phụ nữ (Amatucci và Sohl, 2007), mặc dù đặc điểm của
32

họ dường như không khác biệt theo giới tính (Mason, 2006; Harrison và Mason,
2007). Các nữ doanh nhân Mỹ tìm kiếm nguồn tài chính thiên thần với tỷ lệ thấp
hơn so với các doanh nhân nam, nhưng với xác suất nhận đầu tư tương tự; họ có
nhiều khả năng tìm kiếm, nhưng ít có khả năng nhận được tài chính từ phụ nữ hơn
là từ các thiên thần nam (Becker-Blease và Sohl, 2007).
Các bằng chứng khác làm dấy lên nghi ngờ về quan điểm cho rằng phụ nữ
phải đối mặt với sự phân biệt đối xử trên thị trường tín dụng. Đáng chú ý là hiện
nay có khá ít doanh nhân nam hoặc nữ dường như tin rằng phân biệt giới tính là cơ
sở cho các quyết định cho vay; và các chủ doanh nghiệp nữ báo cáo mức độ hài
lòng về mối quan hệ của họ với ngân hàng tương tự như nam giới (Buttner và
Rosen, 1988; Carter và Rosa, 1998).
Nếu sự phân biệt đối xử không giải thích được các quyết định cho vay, tại
sao phụ nữ lại bắt đầu kinh doanh với số vốn trung bình ít hơn nam giới? Một số
giải thích có thể được đề xuất. Thứ nhất, các doanh nhân nữ có xu hướng điều hành
các doanh nghiệp nhỏ hơn trong các lĩnh vực có ít cơ hội phát triển thị trường hơn,
vì vậy có thể là tối ưu cho cả người cho vay và doanh nhân bắt đầu với số vốn hạn
chế (Orser và cộng sự, 2006). Như đã đề cập trước đó trong chương, các nữ doanh
nhân thường bắt đầu kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ và bán lẻ, những lĩnh vực
cần ít vốn hơn và có tỷ lệ thoái vốn cao hơn, khiến các ngân hàng không muốn cho
vay một lượng lớn tài chính. Rid- ing và Swift (1990) cung cấp một số bằng chứng
dự kiến của Canada cho thấy rằng những yếu tố này có thể đủ để giải thích phần lớn
các bất bình đẳng giới rõ ràng trong hoạt động cho vay ngân hàng.
Tương tự, một khi người ta kiểm soát quy mô và độ tuổi của một liên doanh
và lĩnh vực ngành cụ thể mà nó nằm trong đó, thì sự khác biệt về giới trong khả
năng tiếp cận và các điều khoản tài chính (bao gồm tỷ lệ phê duyệt khoản vay, yêu
cầu đồng chữ ký, lãi suất cho các khoản vay và dòng các yêu cầu về tín dụng và tài
sản thế chấp) có xu hướng biến mất (Coleman, 2000; Orser và cộng sự, 2006). Cụ
thể, Coleman (2000) lưu ý rằng nhiều phụ nữ điều hành các công ty cần ít tài chính
bên ngoài và sở hữu ít tài sản thế chấp "bên trong" (tức là liên quan đến kinh
doanh), do đó, doanh nghiệp cần phải có thêm tài sản thế chấp "bên ngoài" (tức là
33

cá nhân). Điều này không phản ánh sự phân biệt đối xử mà là mong muốn đơn giản
và dễ hiểu thay mặt người cho vay để bảo vệ vốn của họ trước rủi ro.
Hơn nữa, ở mức độ mà phụ nữ nhận được mức lương thấp hơn, lịch sử công
việc bị phá vỡ và cư trú trong tài sản do chồng họ nắm giữ, thì khả năng tiếp cận tài
chính tự túc của các doanh nhân nữ có thể bị hạn chế. Tuy nhiên, các doanh nhân nữ
vẫn có thể yêu cầu ít tài chính bên ngoài hơn nam giới vì họ muốn điều hành các
doanh nghiệp nhỏ hơn vì lý do gia đình và lối sống. Kết quả tương tự cũng có thể
nảy sinh nếu phụ nữ ít sợ rủi ro hơn hoặc ít hiểu biết hơn về tài chính, phản ánh
kinh nghiệm trong ngành trước đây của họ (Carter và Rosa, 1998).
Có nhiều nghiên cứu hơn về động cơ và sở thích của các doanh nhân nữ.
Như đã được lưu ý vài lần trong cuốn sách này, các động cơ tự báo cáo có xu hướng
có đủ loại thành kiến, vì vậy không nên hiểu chúng quá theo nghĩa đen, đặc biệt là
khi các doanh nhân kém thành công có thể biện minh cho hiệu suất làm việc kém
bằng cách tuyên bố rằng họ không được thúc đẩy bởi một nhu cầu để thành công
ngay từ đầu. Tuy nhiên, thật thú vị khi quan sát thấy rằng trong số các doanh nhân
non trẻ, những người chưa được xác định rõ thành công hay thất bại, các doanh
nhân và nhân viên trẻ nam đánh giá thành công tài chính và đổi mới là động lực
quan trọng hơn phụ nữ (Carter và cộng sự, 2003 ; DeMartino và Barbato, 2003).
Ngược lại, phụ nữ đánh giá cao hơn tính linh hoạt của lịch trình làm việc và cân
nhắc gia đình - đặc biệt là phụ nữ có con nhỏ, trái ngược với nam giới mà con cái
không quan trọng về mặt này (Boden, 1999a). Các doanh nhân nữ cũng tuyên bố
những động lực mạnh mẽ hơn về lợi ích cá nhân; mong muốn hoàn thành bản thân;
và sự hài lòng với công việc hơn so với các đồng nghiệp nam của họ (Jurik, 1998).
Buttner và Moore (1997) đã xem xét động cơ của 129 nữ giám đốc điều hành và
chuyên gia rời bỏ các tổ chức lớn để trở thành doanh nhân. Thách thức, sự tự chủ và
sự cân bằng giữa gia đình và công việc là những động lực được tuyên bố; Khả năng
hoàn thành bản thân và hoàn thành mục tiêu được xếp hạng cao hơn ở những phụ
nữ này so với lợi nhuận và tăng trưởng kinh doanh.
1.3. Khái quát cuộc thi thương vụ bạc tỷ
1.3.1. Lịch sử hình thành cuộc thi Shark Tank
34

Shark Tank là một chương trình truyền hình kinh doanh thực tế được sáng
tạo bởi đài truyền hình ABC của Mỹ; chương trình được lần đầu tiên phát sóng vào
9/8/2009. Nội dung chương trình về những doanh nghiệp trình bày về kế hoạch kinh
doanh của họ với các nhà đầu tư - các Cá mập (Sharks), những người mà sau đó sẽ
quyết định đầu tư vào các doanh nghiệp này hoặc không. Trong các tập, các nhà đầu
tư sẽ cố gắng để tìm ra lỗi trong kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp và đưa
ra mức vốn huy động phù hợp để đầu tư. Tại Mỹ, quê hương của chương trình,
Shark Tank đã được phát sóng tới mùa thứ 11 và đạt đến con số 100 triệu đô la cho
các thương vụ diễn ra, Chương trình này đã nhận được vô số giải thưởng về chương
trình truyền hình như giải Emmys vào năm 2014, 2015, 2016 và 2017.

Trước khi Shark Tank ra mắt tại Mỹ, các phiên bản khác của chương trình đã
được trình chiếu tại Nhật Bản và Anh Quốc với tên Tigers of Money vào năm 2004
và Dragons’ Den vào năm 2005. Thay vì hình tượng cá mập như ở Mỹ, các đài
truyền hình lựa chọn hình tượng là loài hổ và loài rồng đặc trưng cho từng quốc gia
nhưng nội dung chương trình vẫn tương đồng. Vào năm 2009 - năm trình chiếu
chương trình Shark Tank tại Mỹ, số lượng người xem mùa 1 đạt tới 4,23 triệu lượt
xem và tới năm 2012, Shark Tank trở thành chương trình được ưa thích nhất của
người xem trong độ tuổi từ 18 tới 49 trong khung giờ chiếu. Một sản phẩm đã phát
triển vượt bậc nhờ Shark Tank là Scrub Daddy - sản phẩm vệ sinh nhà cửa, trước
khi xuất hiện trên chương trình, sản phẩm này chỉ đạt doanh thu 100.000 đô la
nhưng sau 2 năm xuất hiện, doanh thu đã đạt tới 18 triệu đô la nhờ sự đầu tư và thúc
tiến của Shark Tank.

Shark Tank có chương trình ngoại truyện là Beyond The Tank, xuất hiện
những doanh nghiệp được đầu tư và bị từ chối và một tập đặc biệt tên Shark Tank:
Greatest of All Time vào năm 2020. Hiện nay, chương trình Shark Tank được mua
lại bản quyền để phát sóng và xây dựng kịch bản phù hợp văn hóa ở rất nhiều quốc
gia trên thế giới. Shark Tank đã có mặt ở trên 40 quốc gia, Việt Nam là quốc gia thứ
41 mua bản quyền chương trình này. Chương trình được các nhà báo và người xem
đánh giá tích cực về việc đưa ra góc nhìn đa chiều về nền kinh tế hiện tại cũng như
35

sự cạnh tranh, thú vị giữa các doanh nghiệp để huy động được nguồn vốn mong
muốn.

1.3.2. Khái quát cuộc thi Shark Tank Việt Nam


Shark Tank (Thương vụ bạc tỷ) là chương trình truyền hình thực tế về gọi
vốn dành cho các dự án khởi nghiệp Việt Nam. Trong chương trình, những dự án sẽ
thuyết trình về ý tưởng khởi nghiệp và kế hoạch kinh doanh của mình để thuyết
phục các nhà đầu tư mạo hiểm (Shark); sau đó, các Shark sẽ cân nhắc xem có đầu tư
hay không. Nếu các Shark thấy hứng thú với dự án nào đó sẽ đưa ra lời đề nghị,
đàm phán hợp đồng với doanh nghiệp. Trường hợp tất cả các Shark từ chối đầu tư,
doanh nghiệp sẽ ra về tay trắng. Một điều luật khá thú vị ở chương trình Shark Tank
là doanh nghiệp cũng có quyền từ chối Shark nếu không đồng ý với đề nghị đầu tư.
Điều này giúp chương trình trở nên gay cấn và thú vị hơn. Mỗi Shark đến với
chương trình Shark Tank phải tuân theo quy định "đầu tư tối thiểu 5 tỷ đồng". Đối
với mỗi doanh nghiệp, các Shark phải đầu tư số tiền lớn hơn hoặc bằng số tiền mà
Startup yêu cầu chứ không được phép ít hơn. Do đó, các Shark chỉ có thể thương
thuyết bằng cách nâng tỷ lệ cổ phần nhận được cho mỗi khoản đầu tư của mình.
Shark Tank giúp các dự án gọi vốn và tăng giá trị công ty, đồng thời làm
truyền thông và mở rộng mối quan hệ kinh doanh cho doanh nghiệp. Trong chương
trình, các Shark chỉ được phép đầu tư khi ghi hình và không được thương lượng với
các dự án ngoài luồng chương trình; tuy nhiên, các doanh nghiệp có thể nhận được
lời khuyên, hướng dẫn từ các Shark cho việc phát triển trong tương lai, Sau 3 mùa
trình chiếu trên truyền hình, các Shark đã cam kết đầu tư 772 tỷ cho 77 dự án khởi
nghiệp; trong đó, 138 tỷ là số vốn cao nhất được cam kết đầu tư cho một dự án.
Những Shark tham gia chương trình đều là những doanh nhân thành đạt, có kinh
nghiệm kinh doanh hoặc điều hành tổ chức, công ty lớn nên đưa ra được đánh giá
chuẩn xác, khách quan về các dự án tham dự. Một số dự án sau khi tham gia được
hưởng hiệu ứng truyền thông hoặc đầu tư thành công có thể kể tới là Curnon Watch,
Seeson, Soya Garden. Mặc dù có nhiều doanh nghiệp sau khi được đầu tư không
phát triển thành công như các dự án khác, người xem không thể phủ nhận được sự
36

thành công của chương trình truyền hình này và sức ảnh hưởng của Shark Tank tới
việc khởi nghiệp tại Việt Nam.
1.4. Mô hình nghiên cứu
1.4.1. Cơ sở lập luận mô hình nghiên cứu
Lý thuyết về thông tin bất cân xứng:
Sự bất cân xứng về thông tin xảy ra khi các bên khác nhau tham gia hợp
đồng và không có quyền truy cập vào cùng một mức độ chi tiết (Agrawal và cộng
sự, 2014). Sự bất cân xứng về thông tin là rất cần thiết vì một bên không hiểu đầy
đủ về mục tiêu hoặc tác động hành vi của bên kia (Belleflamme và cộng sự, 2015).
Kết quả là, các nhà sáng lập và nhà đầu tư phải đối mặt với nhiều thách thức.
Những người ủng hộ có nhiều khả năng rút tiền hơn nếu họ không chắc chắn về
chất lượng của những người sáng lập và các sáng kiến của họ do thiếu hụt kiến
thức. Vì vậy, các doanh nhân nên làm việc để thu hẹp khoảng cách kiến thức giữa
họ và những người ủng hộ họ. Hầu hết các nhà đầu tư huy động vốn cộng đồng
không phải là chuyên gia và do đó có rất ít kiến thức về ngành mà người sáng tạo
làm việc, những thành công trước đó và các thông tin chi tiết có giá trị khác
(Agrawal et al. Associates, 2014).
Người sáng lập có thể ngần ngại chia sẻ chi tiết vì phần lớn thông tin này
được công khai và không rõ các nhà đầu tư đang nghiêm túc cấp vốn cho các dự án
kinh doanh như thế nào. Các nhà sáng lập cũng thường có nguy cơ đánh mất ý
tưởng nếu họ chia sẻ quá nhiều chi tiết (Lee & Lee, 2012). Do đó, có sự khác biệt
về nội dung và mức độ chia sẻ trên các trang của chiến dịch.
Về phía nhà đầu tư, vấn đề của sự bất đối xứng là tin tưởng rằng những lời
hứa của người sáng lập sẽ được thực hiện (Agrawal và cộng sự, 2014). Các nhà đầu
tư phải đối mặt với ba rủi ro chính: không có khả năng bắt đầu kinh doanh, gian lận
và rủi ro dự án (Agrawal và cộng sự, 2014). Người sáng lập có thể không có kinh
nghiệm làm việc trên mọi khía cạnh của doanh nghiệp. Khi một chiến dịch bị bội
chi, các công ty thường trì hoãn việc giao hàng do nhu cầu không thể đoán trước.
Gian lận cũng có thể xảy ra nếu người sáng lập sử dụng thông tin không chính xác
để cải thiện sự xuất hiện của dự án. (Agrawal và cộng sự, 2014). Nhìn chung, các
37

công ty trong giai đoạn đầu của quá trình khởi nghiệp có nguy cơ gia tăng khả năng
thất bại. Do đó, các mạng hiện có hoạt động như một trung gian đáng tin cậy và
giảm bớt sự bất cân xứng về thông tin tình báo (Agrawal và cộng sự, 2014). Giảm
thiểu sự bất cân xứng thông tin giữa người sáng lập và nhà đầu tư sẽ có tác động
tích cực đến sự thành công của các chiến dịch huy động vốn từ cộng đồng. Mối
quan hệ giữa cả hai ngày càng bền chặt hơn khi các nhà đầu tư hiểu rõ hơn về
những người sáng lập và các dự án của họ. Điều này sẽ thúc đẩy các nhà đầu tư tài
trợ cho các chiến dịch của họ.
Lý thuyết tín hiệu:
Lý thuyết tín hiệu được đề cập từ đầu những năm 1970, cho đến năm 1973,
khi Spence tiến hành nghiên cứu thị trường lao động, và đề xuất lý thuyết tín hiệu
thông qua kết quả nghiên cứu. Đó là, cung cấp thông tin cá nhân cho thị trường lao
động để bộc lộ khả năng của một người. Một lý thuyết được chấp nhận và sử dụng
rộng rãi trong nghiên cứu huy động vốn từ cộng đồng là lý thuyết tín hiệu (Ross,
1977). Nói chung, lý thuyết tín hiệu nói rằng một người gửi gửi một tín hiệu đến
một người nhận, và người nhận sẽ giải thích và phản hồi lại tín hiệu (Connelly và
cộng sự, 2011). Lý thuyết này đã được đưa vào môi trường huy động vốn cộng
đồng, nơi người tạo ra tín hiệu là doanh nhân và nhà đầu tư là người nhận.
Ngày càng có nhiều nhóm nghiên cứu đang tìm cách sử dụng lý thuyết tín
hiệu để giảm bớt sự bất cân xứng về kiến thức trong huy động vốn từ cộng đồng cổ
phần. Các tín hiệu huy động vốn cộng đồng thành công phải hiển thị cho những
người ủng hộ và không thể hoặc khó sao chép bởi các doanh nhân kém cỏi. Những
người sáng lập muốn gây quỹ thông qua huy động vốn cộng đồng sẽ sử dụng tín
hiệu nội dung, cơ chế đầu vào và các trung gian đáng tin cậy để xây dựng uy tín
(Connelly và cộng sự, 2011). Danh tiếng thương hiệu có thể được sử dụng để cung
cấp một dấu hiệu đáng tin cậy về chất lượng trên thị trường trực tuyến. Danh tiếng
thương hiệu có thể được sử dụng để cung cấp một dấu hiệu đáng tin cậy về chất
lượng trực tuyến.
Mặt khác, khi kiến thức trở nên dễ tiếp cận hơn, các thương hiệu trở nên ít
liên quan hơn. Do đó, thông tin về các ủy ban sáng lập, bằng cấp của họ và chất
38

lượng giáo dục của họ cũng là những chỉ số nhất quán (Mohammadi và cộng sự,
2014). Một cách để những người sáng lập chứng minh chất lượng công ty của họ là
cập nhật cho các nhà đầu tư. Các bản cập nhật thường có tác động tích cực đến các
nhà đầu tư huy động vốn từ cộng đồng cổ phần vì chúng có thể nhìn thấy và quan
sát được (Mollick, 2014). Do đó, việc sử dụng các bản cập nhật có thể báo hiệu cho
các nhà đầu tư có thể có tác động tích cực đến kết quả của chiến dịch huy động vốn
từ cộng đồng. Tuy nhiên, các nhà đầu tư có thể coi số lượng cập nhật ngày càng
tăng trong chiến dịch là không đáng tin cậy vì chúng không cung cấp giá trị thông
tin bổ sung (Perkins & Hendry, 2005).
Các nghiên cứu chính:
Nghiên cứu thực nghiệm của Kanze và cộng sự (2016)
Dựa trên Lý thuyết Trọng tâm Điều chỉnh, nghiên cứu đề xuất rằng khoảng
cách chênh lệch giữa việc kêu gọi vốn của nam và nữ bắt nguồn từ sự thiên lệch về
giới trong các câu hỏi mà các nhà đầu tư đặt ra cho các doanh nhân. Một nghiên cứu
thực địa được thực hiện về tương tác hỏi và trả lời tại TechCrunch Disrupt Thành
phố New York từ năm 2010 đến năm 2016 cho thấy rằng các nhà đầu tư có xu
hướng hỏi doanh nhân nam các câu hỏi tập trung vào thúc đẩy và xúc tiến và doanh
nhân nữ các câu hỏi tập trung vào phòng ngừa và các doanh nhân có xu hướng trả
lời phù hợp với trọng tâm quy định. Theo đó những câu hỏi tập trung vào xúc tiến
thu được số tiền tài trợ cao hơn đáng kể so với những câu hỏi tập trung vào phòng
ngừa. Nghiên cứu chứng minh rằng mọi câu hỏi bổ sung tập trung vào phòng ngừa
đều cản trở đáng kể khả năng huy động vốn của doanh nhân, làm nguyên nhân ảnh
hưởng của giới đối với việc tài trợ.
Nghiên cứu của Lê Nguyễn Bình Minh và Nguyễn Trân Hà My (2020)
Bài viết này nghiên cứu những doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) tham gia
gọi vốn tại chương trình Thương vụ bạc tỷ Việt Nam. Thông qua tổng hợp 40/90
trường hợp gọi vốn không thành công, nhóm tác giả sử dụng phương pháp nghiên
cứu định tính, ghi nhận lại các nhận xét của các nhà đầu tư, tổng hợp thống kê dữ
liệu để tìm ra các lý do mà các startup thất bại trong việc gọi vốn thông qua phân
tích các vấn đề mà nhà đầu tư cân nhắc khi quyết định đầu tư. Qua nghiên cứu này
39

có thể thấy được có 3 vấn đề lớn mà nhà đầu tư quan tâm khi nhìn vào một dự án
kinh doanh, đó là mô hình kinh doanh, khả năng quản lý tài chính, và yếu tố con
người. Nghiên cứu chỉ ra rằng để có thể kêu gọi vốn thành công, các startup cần
dành nhiều thời gian để suy nghĩ thật thấu đáo về mô hình kinh doanh, trong đó phải
hiểu rõ nhu cầu thị trường và khách hàng mục tiêu, cần trả lời được câu hỏi “giải
quyết bài toán gì”, “bán cái gì? cho ai?” ngoài ra phải xem xét đến yếu tố cạnh tranh
và khả năng cầm cự trên thị trường, phải tìm được điểm khác biệt, và lợi thế cạnh
tranh để có thể tồn tại trên thị trường. Ngoài ra lãnh đạo doanh nghiệp cần phải
dành nhiều thời gian để trau dồi bản thân về kỹ năng, chuyên môn, khả năng quản
lý tài chính và tinh thần khởi nghiệp để chuẩn bị cho việc khởi nghiệp và gọi vốn
thành công.
Nghiên cứu thứ ba từ kênh Science Advances
Nghiên cứu về việc các nhà đầu tư không xem trọng những doanh nhân nữ vì
cho rằng họ thiếu sự phù hợp với ngành. Nghiên cứu chỉ ra rằng thành kiến của các
nhà đầu tư còn tồn tại ngay cả khi họ tìm kiếm những cơ hội làm việc. Nghiên cứu
cũng chứng minh rằng những người sáng lập nữ bị thiệt thòi vì thiếu sự phù hợp với
ngành cả về phân bổ vốn đầu tư mạo hiểm và định giá tài trợ mạo hiểm.
1.4.2. Mô hình nghiên cứu sự khác biệt về giới tới khả năng huy động vốn của
doanh nghiệp khởi nghiệp tham dự cuộc thi Thương vụ bạc tỷ tại Việt Nam.
Dựa trên việc tổng hợp các lý thuyết về thông tin bất cân xứng của Agrawal
và cộng sự (2014), lý thuyết tín hiệu của Ross (1977), đồng thời tham khảo các
nghiên cứu đi trước, chúng tôi đã xây dựng mô hình đánh giá khả năng huy động
vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp tham gia cuộc thi “Thương vụ bạc tỷ”.
40

Hình 1: Các yếu tố tác động đến đánh giá khả năng huy động vốn của doanh
nghiệp khởi nghiệp tham gia cuộc thi “Thương vụ bạc tỷ”.

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp


1.4.3. Phát triển giả thuyết nghiên cứu
Điều quan trọng là chỉ ra rằng, thông thường, thành công hay thất bại của
một chiến dịch phụ thuộc vào việc hiểu rõ động cơ của các tác nhân tham gia
(Belleflamme và cộng sự, 2014). Thông tin được tiết lộ cho các nhà đầu tư được thể
hiện qua phần trình bày và thời gian hỏi đáp của nhà khởi nghiệp là phần quan trọng
trong việc nhà đầu tư quyết định nên đầu tư hay không. Mục tiêu của các nhà khởi
nghiệp là thuyết phục các nhà đầu tư chú ý, và đâu tư vào họ thông qua các tín hiệu.
Ngược lại, quyết định của các nhà đầu tư có ủng hộ chiến dịch hay không là sự phản
ánh của các tín hiệu được gửi bởi nhóm. Tín hiệu có thể được gửi theo nhiều cách
khác nhau.Đặc biệt trong cuộc thi Thương vụ bạc tỷ đã cho phép nhà khởi nghiệp
có cơ hội trình bày trực tiếp với các nhà đầu tư về bản thân mình ( giới tính, trình độ
học vấn, kinh nghiệm khởi nghiệp) cũng như là nội dung dự án mà họ đã ấp ủ từ
lâu. Ngoài ra do sự bất cân xứng thông tin có thể xảy ra trong chương trình do hai
bên không có quyền truy cập vào cùng mức độ chi tiết và hai bên sẽ phải đối diện
với thách thức đa dạng.
Đối với một doanh nhân để thực hiện một quyết định chiến lược, thì người
đó cần phải phân bổ nguồn lực cho nỗ lực đó (Arthurs & Busenitz, 2006). Tuy
41

nhiên, nhiệm vụ thu hút các nguồn lực vào một dự án kinh doanh mới có lẽ là thách
thức lớn nhất mà các doanh nhân phải đối mặt vì việc thiếu cả danh tiếng và thành
tích đã tạo ra nhận thức về rủi ro ngày càng cao của các nhà cung cấp nguồn lực
tiềm năng (Brush, Greene, & Hart, 2001). Để thực hiện thành công quyết định đòi
hỏi công ty phải có nguồn lực phù hợp (Chandler & Hanks, 1994a). Mặc dù nhiều
loại nguồn lực khác nhau cho phép các công ty theo đuổi hiệu quả và hiệu quả các
mục tiêu tăng trưởng thông qua chất lượng (Chandler & Hanks, 1994b), sức mạnh
(Brush & Chaganti, 1998) và năng lực mà họ tạo ra cho công ty (Chandler &
Hanks, 1994a, 1994b), hai nguồn lực được kiểm tra thường xuyên nhất và được
phát hiện là có liên quan rõ ràng nhất đến tăng trưởng liên doanh mới là tài chính
(Bamford, Dean, & McDougall, 2000a; Cooper và cộng sự, 1994; Lee, Lee, &
Pennings, 2001) và nguồn nhân lực (Birley, 1987; Cooper và cộng sự, 1994) các
nguồn lực mà các công ty sử dụng.
Đặc biệt là khi các nghiên cứu trước chỉ ra rằng các nhà đầu tư đặt ra mức lãi
suất cao hơn (Fraser, 2005) yêu cầu cung cấp thêm thông tin trước khi đầu tư vốn
(Murphy và cộng sự, 2007), cho vay với giá trị thấp hơn (Eddleston và cộng sự,
2016) và đầu tư khoản vốn mà có sự chênh lệch lớn khi so sánh với dự án tương
đồng có nhà sáng lập là nam giới (Kanze và cộng sự, 2018) cho thấy tới việc ra
quyết định đầu tư của các nhà đầu tư cho các dự án khởi nghiệp có bị ảnh hưởng
thiên kiến về giới,cụ thể nghiêng về nam giới. Kết quả là, việc dự án khởi nghiệp đó
của nhà sáng lập nam sẽ ảnh hưởng tích cực đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư.
Tuy vậy, nghiên cứu gần đây cho rằng, các nữ doanh nhân khởi nghiệp có xu
hướng theo đuổi mục tiêu xã hội (Meyskens và cộng sự, 2011) nên họ thu hút được
nhiều vốn đầu tư cộng đồng hơn đồng nghiệp nam giới (Greenberg và Mollick,
2017) do nữ giới được coi là đáng tin tưởng hơn (Johnson và cộng sự, 2018). Do đó,
có thể cho rằng, các dự án khởi nghiệp có nhà sáng lập là nữ giới có những điểm
khác biệt tích cực nhất định khi so sánh với dự án tương đương có nam giới lãnh
đạo.
H1: Có sự khác biệt giữa dự án khởi nghiệp của nhà sáng lập nữ và nam khi
đưa ra quyết định đầu tư của các nhà đầu tư.
42

Trong một nghiên cứu năm 2014 về lĩnh vực đầu tư mạo hiểm của Hoa Kỳ
phân tích các khoản đầu tư mạo hiểm được thực hiện vào 6793 công ty khởi nghiệp
từ năm 2011 đến năm 2013 — các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng các công ty có
phụ nữ trong đội ngũ lãnh đạo và / hoặc một giám đốc điều hành nữ nhận được số
lượng đầu tư ít hơn đáng kể và quy mô giao dịch nhỏ hơn so với các công ty có đội
ngũ toàn nam và CEO nam (Brush và cộng sự, 2018). Việc đầu tư vốn vào các
doanh nhân khởi nghiệp có thể là do sở thích của nhà đầu tư với những mối quan hệ
đồng tính, sự thu hút về giới và sự thu hút về cùng địa vị, đặc điểm nhân khẩu tương
xứng (McPherson và cộng sự, 2001). Mà lĩnh vực đầu tư mạo hiểm được thống trị
bởi nam giới- những người ra quyết định chính. Theo lý thuyết này, các nhà đầu tư
mạo hiểm là nam giới có nhiều khả năng đầu tư vào các nhà sáng lập nam hơn vì
giới tính chung của họ củng cố cảm giác tin tưởng (alsos et al., 2006). Ngoài ra
những Start-up có nữ giới trong đội ngũ lãnh đạo hay là giám đốc điều hành khởi
nghiệp, gọi vốn mang các đặc điểm của các doanh nghiệp nữ giới, với tỷ lệ tương
đối cao là trong các ngành kém cạnh tranh hơn- như ngành dịch vụ và bán lẻ, quy
mô nhỏ hơn, tăng trưởng chậm hơn, nếu có và đòi hỏi tỷ lệ đầu tư thấp hơn nhiều
(Loscocco và Robinson, 1991) và họ trình bày nhiều sản phẩm và dịch vụ hầu hết
được sử dụng bởi phụ nữ và các nhà đầu tư nam có thể không quá quen thuộc với
loại sản phẩm này( BCG, 2018). Nghiên cứu của Kanze et al. (2018) cho rằng các
nhà đầu tư có xu hướng hỏi các câu hỏi tập trung vào việc phòng ngừa với các
doanh nhân nữ trong khi các đồng nghiệp nam của họ được hỏi các câu hỏi tập
trung vào xúc tiến, phát triển mà các doanh nhân có xu hướng trả lời với trọng tâm
của câu hỏi, do đó củng cố những định kiến đã có từ trước (Kanze và cộng sự,
2018) xác định sự kiện này là một trong những động lực chính gây ra sự chênh lệch
về số tiền tài trợ giữa các doanh nghiệp do phụ nữ thành lập và liên doanh do nam
giới thành lập. Một số nghiên cứu khác (Alsos, Isaksen, Ljunggren, 2006; Rosti,
Chelli, 2005) gợi ý rằng việc gọi vốn đối với nữ giới khó hơn nam giới vì phụ nữ
gặp khó khăn hơn trong việc thuyết phục nhà đầu tư.
43

Khi thuyết trình, nữ giới sử dụng nhiều ngôn ngữ gián tiếp để tập trung vào
việc tạo ra kết nối với đối tác trò chuyện; trong khi đó, nam giới sử dụng ngôn ngữ
mạnh mẽ, thể hiện bản thân mà được chứng minh là hữu ích cho việc thuyết trình
(Tannen, 2001). Trong nhóm thuyết trình, khi thành viên nữ và nam thuyết trình với
những nội dung tương đương thì nhà đầu tư thẻ hiện sự ưu tiên hơn với các dự án
khởi nghiệp có nhà sáng lập là nam giới (Brooks và cộng sự, 2014). Sự phân biệt
này có thể do định kiến cá nhân (Marom, Robb và Sade, 2015) hoặc nhân thức dựa
vào khuôn mẫu mà các nhà đầu tư coi khởi nghiệp mang tính nam và phụ nữ không
thể thành công với hoạt động này (Balachandra và cộng sự, 2013). Sự khác biệt về
giới tính trong ngôn ngữ thuyết trình có thể ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự chú ý của
nhà đầu tư khi huy động vốn, các thuật ngữ liên quan tới quyền lực, uy tín và quyền
hạn thường liên hệ đến nam giới (Karlin và cộng sự, 2002) và cũng liên quan đến
khởi nghiệp. Ngược lại, ngôn ngữ nữ tính, có nội dung như nuôi dưỡng, định hướng
gia đình và chăm sóc không được đánh giá cao trong khởi nghiệp (Bird và Brush,
2002). Tuy vậy, ở nghiên cứu của Balachandra và cộng sự (2021), nam và nữ doanh
nhân đều sử dụng ngôn ngữ thuyết trình tương ứng với giới đều đạt được mức huy
động vốn và sự quan tâm của nhà đầu tư như nhau; dù các nhà đầu tư thích ngôn
ngữ nam tính, truyền cảm hứng nhưng họ có xu hướng ít quan tâm tới những doanh
nghiệp được thuyết trình bằng ngôn ngữ thể hiện quyền lực và uy tín.
H2: Có thành viên nữ trong nhóm thuyết trình thì thu hút được sự chú ý của
nhà đầu tư.
Khi thuyết trình, nữ giới sử dụng nhiều ngôn ngữ gián tiếp để tập trung vào
việc tạo ra kết nối với đối tác trò chuyện; trong khi đó, nam giới sử dụng ngôn ngữ
mạnh mẽ, thể hiện bản thân mà được chứng minh là hữu ích cho việc thuyết trình
(Tannen, 2001). Trong nhóm thuyết trình, khi thành viên nữ và nam thuyết trình với
những nội dung tương đương thì nhà đầu tư thẻ hiện sự ưu tiên hơn với các dự án
khởi nghiệp có nhà sáng lập là nam giới (Brooks và cộng sự, 2014). Sự phân biệt
này có thể do định kiến cá nhân (Marom, Robb và Sade, 2015) hoặc nhân thức dựa
vào khuôn mẫu mà các nhà đầu tư coi khởi nghiệp mang tính nam và phụ nữ không
thể thành công với hoạt động này (Balachandra và cộng sự, 2013). Sự khác biệt về
44

giới tính trong ngôn ngữ thuyết trình có thể ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự chú ý của
nhà đầu tư khi huy động vốn, các thuật ngữ liên quan tới quyền lực, uy tín và quyền
hạn thường liên hệ đến nam giới (Karlin và cộng sự, 2002) và cũng liên quan đến
khởi nghiệp. Ngược lại, ngôn ngữ nữ tính, có nội dung như nuôi dưỡng, định hướng
gia đình và chăm sóc không được đánh giá cao trong khởi nghiệp (Bird và Brush,
2002). Tuy vậy, ở nghiên cứu của Balachandra và cộng sự (2021), nam và nữ doanh
nhân đều sử dụng ngôn ngữ thuyết trình tương ứng với giới đều đạt được mức huy
động vốn và sự quan tâm của nhà đầu tư như nhau; dù các nhà đầu tư thích ngôn
ngữ nam tính, truyền cảm hứng nhưng họ có xu hướng ít quan tâm tới những doanh
nghiệp được thuyết trình bằng ngôn ngữ thể hiện quyền lực và uy tín.
Trong một số cơ sở gây quỹ trực tuyến, nữ giới có xu hướng thành công hơn nam
giới một cách có hệ thống. Một có thể giải thích là thường có lợi hơn trong các giải
thích dự án và lợi ích của dự án thường do là phong cách giao tiếp của phụ nữ sự
phân chia ngôn ngữ trở nên rõ ràng (Gorbatai và Nelson 2015)
H3: Nữ doanh nhân có khả năng huy động vốn ít hơn nam
Đối với các startup nói chung, những người sáng lập có thể nói là đang thực
hiện các hoạt động kinh doanh không chắc chắn kết quả, vì vậy, bên cạnh kinh
nghiệm, kiến thức cũng là yếu vô cùng cần thiết để lường trước và đối phó với các
hoàn cảnh biến động trong tương lai. Kiến thức khó có thể đo lường được thông qua
một vài biến số, để dễ dàng khảo sát và dựa vào thực tiễn nghiên cứu, nhóm lựa
chọn biến trình độ học vấn cao nhất của nhóm tham gia gọi vốn đại diện cho yếu tố
kiến thức của startup. Có thể thấy, trình độ học vấn càng cao, dù ở bất cứ ngành học
nào, cũng đều đòi hỏi thời gian nghiên cứu và khối lượng thông tin, kiến thức tương
ứng tại trình độ đó và thường được sử dụng như thước đo cho chất lượng nguồn
nhân lực của tổ chức, đặc biệt ở các vị trí lãnh đạo. Việc các doanh nghiệp có đội
ngũ lãnh đạo có trình độ học vấn cao giúp hiệu quả hoạt động tốt hơn cũng đã được
nhiều nghiên cứu quốc tế đã chỉ ra như các nghiên cứu của Hambrick và Mason
(1984) hay Conger và Ready (2004). Vì vậy, bậc trình độ học vấn cao nhất trong
nhóm thành viên sáng lập thể hiện một phần quan trọng chất lượng nhân lực của tổ
45

chức, từ đó mang lại mức độ tin tưởng cao từ các nhà đầu tư, gia tang khả năng kêu
gọi được đầu tư.
H4: Trình độ học vấn của doanh nhân có ảnh hưởng tích cực đến khả năng
huy động vốn của doanh nghiệp
Wright và cộng sự (1997) đã khảo sát 55 nhà đầu tư mạo hiểm ở Anh để
nghiên cứu quan điểm của họ về việc đầu tư vào các doanh nhân nối tiếp. Họ nhận
thấy rằng các nhà đầu tư mạo hiểm coi trọng và đầu tư nhiều hơn vào các doanh
nhân nối tiếp. Hsu (2007) kiểm tra 149 công ty mới thành lập ở giai đoạn đầu và
nhận thấy rằng kinh nghiệm thành lập công ty trước đây của một doanh nhân làm
tăng cả khả năng nhận được đầu tư và việc định giá công ty khởi nghiệp bởi các nhà
đầu tư mạo hiểm. Kinh nghiệm khởi nghiệp trước đó rất quan trọng vì các nghiên
cứu đã nhấn mạnh mối liên hệ giữa vốn tổ chức (cho dù đó là vốn con người hay
vốn xã hội) của các đội sáng lập với các kết quả kinh doanh tích cực ( Bates, 1990;
Bruderl và cộng sự, 1992; Shane và Stuart, Năm 2002 ¨). Khi các doanh nhân có
kinh nghiệp khởi nghiệp trước đó, kỹ năng có được của họ sẽ làm cho các công ty
khởi nghiệp của họ hoạt động tốt hơn và do đó thu hút nhiều đầu tư (MacMillan và
cộng sự, 1985; Riquelme và Rickards, 1992).
H5: Kinh nghiệm khởi nghiệp của doanh nhân có ảnh hưởng tích cực đến
khả năng huy động vốn của doanh nghiệp
Các nhà nghiên cứu quan sát phát hiện sự nhất quán về tầm quan trọng của
khả năng của nhóm sáng lập đối với nhà đầu tư, cho dù đó là khả năng quản lý của
nhóm (Tyebjee và Bruno, 1981, 1984), thành tích (Hutt và Thomas, 1985), duy trì
quyền lực và sự quen thuộc với thị trường (MacMillan và cộng sự, 1987. Đương
nhiên, các nhà đầu tư mạo hiểm có xu hướng tài trợ cho các doanh nhân có nhiều kỹ
năng hơn. Giả thuyết đưa ra rằng một số nhóm doanh nhân có ảnh hưởng tích cực
đến hoạt động kêu gọi vốn của doanh nghiệp. Lịch sử cho thấy rằng các doanh
nghiệp phụ thuộc vào một nhà lãnh đạo duy nhất sẽ gặp rủi ro đáng kể: Nếu cá nhân
đó nghỉ hưu, rời đi (hoặc chết tại vị), tổ chức có thể mất việc tiếp tục hoạt động
năng lực để thành công - chứng kiến hiệu suất của General Motors sau Alfred
Sloan, ITT sau Harold Geneen, Polaroid sau Edwin Land, và Coca-Cola sau
46

Roberto Goizueta. Như Giám đốc điều hành của Champion Paper, Richard Olson,
giải thích, "Không ai trong chúng ta thông minh bằng như tất cả chúng ta. "Và, đơn
giản nhất, trong các tập đoàn lớn, chỉ có quá nhiều việc cho một người để làm, và
không một cá nhân nào có khả năng có tất cả các kỹ năng cần thiết để làm tất cả. Vì
vậy nhà đầu tư thường có xu hướng chọn nhà khởi nghiệp có nhiều nhà đồng sáng
lập.
Ngoài ra các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng những doanh nghiệp đi kêu
gọi vốn chỉ có một mình thì tỉ lệ được đầu tư thấp hơn so với những doanh nghiệp
có nhiều người tham gia kêu gọi vốn. Việc nhiều người cùng tham gia kêu gọi vốn
mang lại mức độ tin tưởng cao hơn, bên cạnh đó, cũng khiến cho những doanh
nghiệp tự tin hơn. Khi đang trong giai đoạn kêu gọi vốn, Elizabeth Yin (General
Partner tại quỹ Hustle Fund), đã làm một điều không tưởng - đó chính là kêu gọi
vốn từ bác sĩ mắt của mình. Elizabeth chia sẻ thật ra khi cô kêu gọi vốn từ bác sĩ
mắt của mình thì cô cũng khá ngần ngại. Nhưng về mặt cơ bản, trong những lần đầu
tiên kêu gọi vốn, dù từ bất kỳ ai, thì cũng có một chút ngại ngần, xấu hổ. Vì vậy kêu
gọi vốn với việc tham gia của nhiều người cùng kêu gọi sẽ làm giảm cảm giác ngại
ngần, xấu hổ.
H6: Nhóm đồng sáng lập có ảnh hưởng tích cực đến khả năng huy động vốn
của doanh nghiệp
Theo Allison và cộng sự (2017), trên nghiên cứu 383 doanh nhân huy động
vốn thành công dựa vào việc sử dụng thông tin liên quan đến vấn đề và dấu hiệu
ngoại vi khiến người nghe liên tưởng thông tin tích cực, động lực và khả năng ảnh
hưởng của các nhà đầu tư, kết quả cho thấy sự thuyết phục về sản phẩm thử khi
thuyết trình chủ yếu được thúc đẩy bởi vấn đề liên quan thông tin hoặc tín hiệu
ngoại vi. Davies và cộng sự (2017) cũng cho rằng các nhà đầu tư quan tâm tới tính
sáng tạo của sản phẩm, điều này ảnh hưởng tích cực tới phần thuyết trình. Có ít
bằng chứng liên quan vốn xã hội với chênh lệch thu nhập theo giới. Những gì chúng
tôi biết chỉ mang tính chất gợi ý: doanh nhân nữ bao gồm nhiều phụ nữ hơn trong
mạng xã hội của họ trong khi mạng lưới doanh nhân nam cân bằng giới hơn (Brush,
2006, trang 620). Nếu tình trạng đồng tính luyến ái là một nhược điểm đối với hiệu
47

quả kinh doanh, thì các mạng lưới đồng nhất có thể giải thích tại sao tương đối ít
phụ nữ bắt đầu kinh doanh ngay từ đầu và tại sao họ hoạt động kém hiệu quả hơn so
với nam giới (Renzulli và cộng sự, 2001). Tuy nhiên, điều này đặt ra câu hỏi tại sao
các nữ doanh nhân lại hình thành các mạng xã hội quan hệ tình dục đồng giới theo
giới tính (và liệu tình dục đồng giới có thực sự là một khuyết tật hay không). Một
câu hỏi mở khác là tại sao các doanh nhân trẻ nam thường tìm hiểu nhiều ý tưởng
hơn và thu thập nhiều thông tin mới hơn khi theo đuổi các cơ hội khởi nghiệp mới
so với các doanh nhân trẻ nữ (Kepler và Shane, 2007).
H7: Doanh nghiệp có giới thiệu sản phẩm thử tối thiểu trong bài trình bày
có ảnh hưởng tích cực đến khả năng huy động vốn của doanh nghiệp.
Nhìn chung, có nhiều nghiên cứu hơn về động cơ và sở thích của các doanh
nhân nữ. Như đã được lưu ý vài lần trong cuốn sách này, các động cơ tự báo cáo có
xu hướng có đủ loại thành kiến, vì vậy không nên hiểu chúng quá theo nghĩa đen,
đặc biệt là khi các doanh nhân kém thành công có thể biện minh cho hiệu suất làm
việc kém bằng cách tuyên bố rằng họ không được thúc đẩy bởi một nhu cầu để
thành công ngay từ đầu. Tuy nhiên, thật thú vị khi quan sát thấy rằng trong số các
doanh nhân non trẻ, những người chưa được xác định rõ thành công hay thất bại,
các doanh nhân và nhân viên trẻ nam đánh giá thành công tài chính và đổi mới là
động lực quan trọng hơn phụ nữ (Carter và cộng sự, 2003 ; DeMartino và Barbato,
2003). Ngược lại, phụ nữ đánh giá cao hơn tính linh hoạt của lịch trình làm việc và
cân nhắc gia đình - đặc biệt là phụ nữ có con nhỏ, trái ngược với nam giới mà con
cái không quan trọng về mặt này (Boden, 1999a). Các doanh nhân nữ cũng tuyên bố
những động lực mạnh mẽ hơn về lợi ích cá nhân; mong muốn hoàn thành bản thân;
và sự hài lòng với công việc hơn so với các đồng nghiệp nam của họ (Jurik, 1998).
Buttner và Moore (1997) đã xem xét động cơ của 129 nữ giám đốc điều hành và
chuyên gia rời bỏ các tổ chức lớn để trở thành doanh nhân. Thách thức, sự tự chủ và
sự cân bằng giữa gia đình và công việc là những động lực được tuyên bố; Khả năng
hoàn thành bản thân và hoàn thành mục tiêu được xếp hạng cao hơn ở những phụ
nữ này so với lợi nhuận và tăng trưởng kinh doanh.
48

Sự chán ghét rủi ro ở phụ nữ nhiều hơn nam giới cũng có thể giải thích lợi
nhuận trung bình thấp hơn cho các doanh nhân nữ, vì họ muốn chiếm giữ các vị trí
thấp hơn biên giới lợi nhuận / rủi ro mong đợi hơn so với các đối tác nam (Watson
và Robinson, 2003; Kepler và Shane, 2007). Ví dụ, những phụ nữ như vậy có thể ít
có khả năng hơn nam giới trong việc thành lập các doanh nghiệp chuyên sâu về
công nghệ (Kepler và Shane, 2007). Những phụ nữ tìm cách giảm thiểu rủi ro cũng
có thể từ chối các chiến lược tăng trưởng gây nguy hiểm cho sự an toàn của doanh
nghiệp và do đó là vị thế tài chính của gia đình họ. Trong một cuộc khảo sát về giả
thuyết này, Watson và Robinson (2003) đã quan sát thấy rằng các doanh nhân nữ ở
Úc nhận được lợi nhuận trung bình hàng năm thấp hơn đáng kể so với nam giới,
nhưng cũng ít chịu rủi ro liên quan đến kinh doanh hơn so với nam giới. Phù hợp
với lý thuyết tài chính, lợi nhuận được điều chỉnh theo rủi ro tương tự nhau theo
giới.
49

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Quy trình nghiên cứu
2.1.1. Nghiên cứu sơ bộ
Ở bước nghiên cứu sơ bộ, bước đầu tiên là nghiên cứu lựa chọn đề tài, dựa
trên tình hình thực tế, khả năng thu thập dữ liệu và khả năng của nhóm nghiên cứu,
nhóm quyết định lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu sự khác biệt về giới trong hoạt
động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp tham dự cuộc thi Thương vụ
bạc tỷ tại Việt Nam”. Nhóm nghiên cứu thực hiện xây dựng mô hình nghiên cứu
dựa trên các đề tài liên quan đã thực hiên trong và ngoài nước và điều chỉnh cho
phù hợp với đề tài, đồng thời đưa ra một số giả thuyết về mối quan hệ giữa các đối
tượng trong nghiên cứu.
Dựa vào đặc điểm của nguồn thông tin và nhu cầu nghiên cứu, nhóm lựa
chọn thống biến, thang đo, từ đó xây dựng hệ thống bảng dữ liệu phục vụ nghiên
cứu.
2.1.2. Nghiên cứu chính thức
Từ các biến và thang đo đã chọn, nhóm tác giả xây dựng hệ thống gồm 69
biến, có kết hợp sử dụng cả biến định tính và biến giả (Dummy).
Dữ liệu sau khi điều tra được làm sạch và số hóa thông qua phần mềm
Microsoft Excel và phân tích trên phần mềm Stata16. Sau đó thực hiện mô tả mẫu,
kiểm định tương quan giữa các biến và thực hiện phân tích hồi quy nhằm xác định
sự tương tác, tác động giữa các biến.
50

Thаng đо Thảо luận


Cơ sở lý thuуết
nhóm

Thаng đо
Điều chỉnh
Nghiên cứu định lượng chính

Thu thập dữ liệu

Рhân tích hồi quу:


- Хâу dựng mô hình nghiên cứu.
- Đánh giá vаi trò củа các biến
- Kiểm định các giả thuуết

Kết luận và đưа rа kiến nghị

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp


2.2. Xác định thang đo
Bảng 1 cung cấp thang đo cho các biến độc lập và biến phụ thuộc được sử
dụng trong phân tích hồi quy, tương quan. Trong đó:
Biến độc lập: Cung cấp thang đo về đặc điểm của nhóm gọi vốn (số lượng
tham gia, giới tính, trình độ học vấn), lĩnh vực (ngành) kinh doanh. Xét thấy, yếu tố
kinh nghiệm có ảnh hưởng đến khả năng kêu gọi vốn thành công, nhóm nghiên cứu
mở rộng thêm biến số kinh nghiệm khởi nghiệp trước đây, ngoài ra còn xét them
biến số có hay không việc nhóm gọi vốn đưa ra sản phẩm thử trong phần pitching.
Biến phụ thuộc: Cung cấp thang đo về khả năng nhận được đề nghị đầu tư,
khả năng gọi vốn thành công và sự chú ý của nhà đầu tư đối với startup.
51

Các nghiên cứu nhìn chung đều có sự tương đồng khi xem xét các biến và
thang đo trong các mô hình nghiên cứu về huy động vốn cho khởi nghiệp, do đó bài
nghiên cứu kế thừa trên các nghiên cứu trước và đề xuất các biến như sau.

Bảng 1: Thang đo các biến sử dụng trong mô hình nghiên cứu

Biến Câu hỏi Mô tả Phân loại


biến
in_agri Startup có thuộc ngành Nếu có =1; nếu không =0 Biến độc lập
Nông nghiệp không?
in_tourism Startup có thuộc ngành Nếu có =1; nếu không =0 Biến độc lập
Du lịch không?
in_software Startup có thuộc ngành Nếu có =1; nếu không =0 Biến độc lập
Xuất bản phần mềm
không?
team_size Có bao nhiêu thành viên = Số lượng thành viên Biến độc lập
tham gia (xuất hiện) trên tham gia chương trình
chương trình?
team_male Có bao nhiêu thành viên = Số lượng nam tham gia Biến độc lập
nam tham gia (xuất hiện) chương trình
trên chương trình?
team_femal Có bao nhiêu thành viên = Số lượng nữ tham gia Biến độc lập
e nữ tham gia (xuất hiện) chương trình
trên chương trình?
team_femal Có thành viên nữ tham Nếu có =1; nếu không =0 Biến độc lập
edummny gia không?
team_edu Trình độ cao nhất của các Nếu trình độ cao nhất là Biến độc lập
thành viên tham gia gọi trung học =1 ; đại học =2;
vốn? thạc sỹ =3; Tiến sĩ và sau
tiến sĩ =4
team_spece Các thành viên có ngành Nếu có =1; nếu không =0 Biến độc lập
52

du học liên quan đến lĩnh


vực startup hay không?
pit_mvp Có đề cập về sản phẩm Nếu có =1; nếu không =0 Biến độc lập
thử trong phần pitching
không?
pit_person Số người pitching là bao = Số người tham gia Biến độc lập
nhiêu? pitching
pit_male Số người nam pitching là = Số người nam pitching Biến độc lập
bao nhiêu?
pit_female Số người nữ pitching là = Số người nữ pitching Biến độc lập
bao nhiêu?
pit_femaled Có thành viên nữ pitching Nếu có =1; nếu không =0 Biến độc lập
ummy không?
qna_time Thời gian Q&A là bao = Thời gian Q&A giữa Biến phụ
nhiêu? nhà đầu tư và startup (làm thuộc
tròn đến phút)
team_foundi Có kinh nghiệm khởi Nếu có =1; nếu không =0 Biến độc lập
ngexperienc nghiệp trước đây không?
e
offer_dumm Có nhận được đề nghị từ Nếu có =1; nếu không =0 Biến phụ
y các shark hay không? thuộc
offer_mone Số tiền trung bình của các = Trung bình cộng số tiền Biến phụ
yave đề nghị từ nhà đầu tư là offer các shark đưa ra (Tỷ thuộc
bao nhiêu? đồng)
offer_equity Tỷ lệ sở hữu trung bình = Tỷ lệ sở hữu trung bình Biến phụ
ave của các đề nghị từ nhà của các đề nghị từ nhà thuộc
đầu tư là bao nhiêu? đầu tư
qna_questio Số câu hỏi trung bình của = Số câu hỏi trung bình Biến phụ
n mỗi nhà đầu tư là bao của mỗi nhà đầu tư thuộc
nhiêu?
53

offer_addco Có điều kiện ràng buộc Nếu có =1; nếu không =0 Biến phụ
ndition đặc biệt nào khác liên thuộc
quan đến các đề nghị của
các nhà đầu tư không?
offer_coinve Có đề nghị cùng đầu tư Nếu có =1; nếu không =0 Biến phụ
st không? thuộc
shark_positi Có phản hồi tạo ra phản Nếu có =1; nếu không =0 Biến phụ
ve ứng tích cực cho các nhà thuộc
đầu tư không?
deal_succes Có huy động được vốn Nếu có =1; nếu không =0 Biến phụ
s hay không? thuộc
deal_equity Tỷ lệ sở hữu huy động là = Tỷ lệ sở hữu huy động Biến phụ
bao nhiêu %? thuộc
deal_money Số tiền huy động là bao = Số tiền huy động Biến phụ
nhiêu? thuộc
deal_noinve Số lượng nhà đầu tư tham = Số nhà đầu tư tham gia Biến phụ
stor gia là bao nhiêu? thuộc
deal_female Số lượng nhà đầu tư nữ = Số lượng nhà đầu tư nữ Biến phụ
investor tham gia là bao nhiêu? tham gia thuộc
Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp

2.3. Thu thập và xử lý số liệu


2.3.1. Thu thập dữ liệu
Dữ liệu được thu thập thông qua các video đã phát sóng của chương trình
“Shark Tank – Thương vụ bạc tỷ Việt Nam” từ mùa 1 đến mùa 4, trên kênh
Youtube TV HUB.
Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu tại
bàn, dữ liệu được thu thập bằng tay, thông qua theo dõi chương trình và điền vào
bảng hỏi bằng Google Forms. Ngoài ra, một số thông tin riêng khác về startup
không xuất hiện trên chương trình “Thương vụ bạc tỷ Việt Nam” được nhóm
54

nghiên cứu thu thập qua website của doanh nghiệp và tra cứu tại địa chỉ
dichvuthongtin.dkkd.gov.vn.
Quy trình thu thập dữ liệu:
Xác định nguồn thu thập dữ liệu và phương pháp thu thập: Qua tìm hiểu
nhiều kênh, chọn lọc và bàn bạc, nhóm quyết định lựa chọn kênh Youtube của TV
HUB làm kênh thu thập thông tin chính vì TV HUB là đơn vị sản xuất và phân phối
nội dung chương trình “Thương vụ bạc tỷ Việt Nam” và nắm bản quyền của
chương trình này, đồng thời, kênh Youtube của TV HUB có đầy đủ các tập đã phát
sóng của chương trình. Do đó, nguồn thu thập thông tin được nhóm nhất trí là đầy
đủ và có độ tin cậy cao. Vì nhóm quan tâm đến nhiều biến số liên quan đến quá
trình gọi vốn, hơn nữa, phần lớn trong số đó là biến định tính không được đề cập,
tổng hợp ở bất cứ nguồn nào trước đó nên phương pháp thu thập được lựa chọn là
thu thập thủ công bằng cách theo dõi chi tiết từng tập chương trình, ghi chép các chi
tiết xuất hiện trong từng tập phát sóng.
Xác định các thông tin cần thu thập và tổng quan mẫu: Dựa trên đề tài lựa
chọn, thực tế nguồn dữ liệu, nhóm thực hiện bàn bạc lựa chọn các biến cần thu thập,
lập bảng hệ thống, nội dung, phân loại biến và tạo bảng hỏi bằng Google Forms.
Các chương trình “Thương vụ bạc tỷ Việt Nam” được phân công theo mùa để
thống kê tổng quát số startup, số tập, thời lượng. Việc có cái nhìn tổng quan về
nguồn thông tin và phương pháp thu thập giúp nhóm nghiên cứu có thể thuận tiện
phân công thực hiện nhập liệu, đồng thời, tránh thiếu sót, sai lệch dữ liệu.
Phân công và thực hiện nhập liệu thủ công: Trong 4 mùa phát sóng, có tổng
cộng 60 tập chương trình, mỗi tập có thời lượng trung bình khoảng 1 giờ, với số
lượng thành viên là 5, phân chia mỗi thành viên nhập liệu cho 12 tập chương trình.
Thực hiện nhập liệu, mỗi thành viên xem video chương trình theo tập đã phân công,
xem chi tiết chương trình, bao gồm chi tiết các thông tin được nêu trong chương
trình, các đánh giá định tính về các đối tượng tham gia, chi tiết các câu hỏi, câu trả
lời, thời gian, các nội dung được nhắc tới,...ghi chép lại và thực hiện nhập liệu chính
xác vào bảng hỏi qua Google Forms đã lập trước đó. Mỗi tập với thời lượng khoảng
1 giờ cần khoảng 3 đến 4 giờ để ghi lại chi tiết thông tin trong bảng hỏi. Vì việc
55

nhập liệu tốn nhiều thời gian, nhóm tác giả đã dành 2 tháng đầu của dự án nghiên
cứu cho việc nhập liệu, thu thập dữ liệu. Khó khăn lớn nhất trong việc thu thập là
phải tập trung để theo dõi và đánh giá chính xác các thông tin mang tính định tính
(như thái độ của nhà đầu tư, biểu hiện của người gọi vốn,...) và tránh bỏ sót thông
tin, ngoài ra, nhóm cũng cần kết hợp nhiều phương tiện khác để thu thập bổ sung
các thông tin cần thiết từ nguồn khác.
2.3.2. Xử lý dữ liệu
Dữ liệu sau khi thu thập được xuất ra và làm sạch bằng phần mềm Microsoft
Excel, bao gồm:
Loại bỏ các dữ liệu trùng lặp: do nhập liệu nhiều hơn 1 lần hoặc do có sai
lệch bổ sung, trước khi loại bỏ, người tổng hợp phải có xác nhận lại với người nhập
liệu trực tiếp thông tin đó;
Kiểm tra lại các dữ liệu bất thường: Các dữ liệu bất thường như giá trị quá
lớn (hoặc quá nhỏ) so với các giá trị cùng loại, sai kiểu dữ liệu (số được nhận dạng
là chữ do thừa ký tự dấu cách, dùng lẫn lộn dấu phẩy và dấu chấm để ngăn cách số
thập phân,...) được đánh dấu, xem xét và kiểm tra lại để điều chỉnh và bổ sung nếu
có;
Điều chỉnh, bổ sung dữ liệu: Bao gồm định dạng chuẩn các giá trị (quy đơn
vị sai về đơn vị chuẩn, lỗi đánh máy,...) đã được phát hiện đánh dấu ở bước trên và
bổ sung một số biến suy ra từ các biến khác (team_femaledummy và
pit_femaledummy).
Sau khi làm sạch dữ liệu, bộ dữ liệu được gửi cho các thành viên trong nhóm
để kiểm tra độc lập một lần nữa trước khi thực hiện phân tích để hạn chế tối đa sai
sót. Qua phân tích tương quan còn lại 28 biến, trong đó có 15 biến độc lập và 9 biến
phụ thuộc có mối liên hệ và có ý nghĩa thống kê đối với đề tài, chia theo đặc điểm
biến có 14 biến định lượng và 14 biến định tính (1 biến định danh và 13 biến giả).
2.4. Phân tích dữ liệu
2.4.1. Tổng quan
56

Dữ liệu đưa vào phần mềm Stata16, tiến hành phân tích mô tả để tìm ra đặc
điểm mẫu, kiểm định phân phối, kiểm định tương quan, phân tích hồi quy để chỉ ra
sự tương tác giữa các biến và kiểm định T-test.
Dữ liệu thu thập bằng tay từ việc theo dõi chương trình “Shark Tank –
Thương vụ bạc tỷ Việt Nam” có tổng cộng 187 biến quan sát đã qua xử lý. Bằng
phần mềm Stata16, nhóm thực hiện một số phương pháp hồi quy như logistic, tobit
và probit, sau khi có kết quả nghiên cứu, nhóm sử dụng các lý thuyết có sẵn, kết
hợp với thực tiễn để đưa ra các kết luận về các giả thuyết đã đưa ra và giải thích các
kết luận đó.
Trong số 69 biến trong hệ thống biến đã xây dựng, sử dụng 28 biến vào phân
tích. Chia theo phân loại biến gồm: 15 biến độc lập và 9 biến phụ thuộc. Chia theo
phân loại đặc điểm biến bao gồm 14 biến định lượng và 14 biến định tính (bao gồm
1 biến định danh và 13 biến giả). Chia theo nhóm nội dung gồm: 4 biến đặc điểm
của nhóm gọi vốn, 6 biến về giới tính, 3 biến về lĩnh vực (ngành) kinh doanh, 4 biến
liên quan đến phần pitching, 5 biến về khả năng nhận được đề nghị, 5 biến khả năng
kêu gọi vốn thành công và 2 biến liên quan đến sự chú ý của nhà đầu tư đối với
startup.
Trong số 69 biến trong hệ thống biến đã xây dựng, sử dụng 28 biến vào phân
tích. Chia theo phân loại biến gồm: 15 biến độc lập và 13 biến phụ thuộc. Chia theo
phân loại đặc điểm biến bao gồm 14 biến định lượng và 14 biến định tính (bao gồm
1 biến định danh và 13 biến giả). Chia theo nhóm nội dung gồm: 4 biến đặc điểm
của nhóm gọi vốn, 6 biến về giới tính, 3 biến về lĩnh vực (ngành) kinh doanh, 4 biến
liên quan đến phần pitching, 5 biến về khả năng nhận được đề nghị, 5 biến khả năng
kêu gọi vốn thành công và 2 biến liên quan đến sự chú ý của nhà đầu tư đối với
startup.
2.4.2. Các bước phân tích:
Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu và kiểm tra giả thuyết nghiên cứu, tác giả
sẽ phân tích mối tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc bằng cách sử
dụng mô hình logit, mô hình probit và mô hình hồi quy tobit. Từ đó, xác định đâu là
biến có ý nghĩa thống kê đối với kết quả nghiên cứu, có hay không mối quan hệ của
57

các biến độc lập và phụ thuộc và các mối liên hệ đó có thể giải thích như thế nào, và
chính nó có ý nghĩa như thế nào.
Bước 1: Thống kê mô tả
Nhóm nghiên cứu đưa dữ liệu vào phần mềm Stata16, thực hiện thống kê mô
tả từng biến để kiểm tra mức độ phân phối chuẩn, mức phân tán cũng như các đặc
điểm phân phối biến, từ đó có được cái nhìn tổng quan về mẫu và các biến.
Dùng công cụ Summary statistics (Statistics/Summary and descriptive
statistics/Summary statistics) để thực hiện thống kê mô tả.
Dùng công cụ Graphics để kiểm định phân phối của các biến.
Bước 2: Phân tích hồi quy tương quan.
Thực hiện chạy hồi quy tương quan logistic, tuyến tính (probit, tobit) theo
các nhóm biến (1) Giới, (2) Đặc điểm Startup, (3) Ngành, (4) Pitching và QnA, (5)
Khả năng huy động vốn. Đồng thời kiểm định mức độ tương quan để lượng hóa
mức độ chặt chẽ tuyến tính giữa hai biến độc lập.
Bước chạy thử, phân loại biến độc lập và biến phụ thuộc, thực hiện phân tích
hồi quy tương quan đôi một và toàn bộ biến độc lập với từng biến phụ thuộc để tìm
mối liên hệ và các biến có tương quan. Tiếp theo, phân loại biến độc lập theo các
nhóm yếu tố tác động khác nhau và chạy lần lượt với từng biến phụ thuộc. Việc
phân tích thử trên có mục đích tìm các tương quan biến có Sig<10% và lọc ra các
biến đó. Cuối cùng, chạy các biến độc lập đã lọc được với các biến phụ thuộc.
Trong đó:
Dùng mô hình logit với các biến phụ thuộc là các biến giả có giá trị nhì phân
theo phân phối xác suất logistic. Hồi quy logistic để dự đoán mô hình mà biến phụ
thuộc dạng nhị phân 0 hoặc 1. Trong mô hình logit "log odds" của biến phụ thuộc
được mô phỏng như một sự kết hợp tuyến tính của các biến độc lập. Mô hình logit
được công nhận là bộ công cụ cần thiết để nghiên cứu các lựa chọn rời rạc. Bắt đầu
với mô hình logit nhị phân đơn giản, chúng tôi đã phát triển thành mô hình logit đa
thức (MNL) và mô hình logit lồng nhau (NL), mô hình sau này trở thành mô hình
phổ biến nhất trong số các mô hình logit tổng quát (xem Koppelman và Sethi 2000
và Carrasco và Ortuzar 2002 cho một cái nhìn tổng quan). Sự tiến bộ này chủ yếu
58

xảy ra từ giữa những năm 1960 đến cuối những năm 1970. Mặc dù các mô hình lựa
chọn nâng cao hơn như Giá trị cực tổng quát (GEV) và mô hình probit đa thức
(MNP) đã tồn tại ở dạng khái niệm và phân tích vào đầu những năm 1970, ước tính
tham số được coi là rào cản thực tế đối với tính hữu ích thực nghiệm của chúng.
Dùng lệnh tobit với các biến phụ thuộc là biến định lượng với kiểm duyệt
bên trái bằng 0. Mô hình tobit (mô hình hồi quy bị kiểm duyệt- censored regression
model) dùng để ước tính mối quan hệ tuyến tính giữa các biến khi biến phụ thuộc là
biến định lượng có kiểm duyệt bên trái hoặc bên phải. Thảo luận tiêu chuẩn về mô
hình Tobit (Tobin, 1958) giả định rằng có một biến tiềm ẩn (ví dụ, chi tiêu mong
muốn) nằm bên dưới biến phụ thuộc quan sát (chi tiêu thực tế). Hai biến này bằng
nhau khi biến tiềm ẩn lớn hơn 0, nhưng biến quan sát bằng 0 khi biến tiềm ẩn là âm.
Trong các mô hình kinh tế, điều này tương ứng với một giải pháp góc trong chương
trình tối đa hóa mức độ thỏa dụng trong đó giá trị tối ưu của từng cá nhân của biến
phụ thuộc là âm nhưng các ràng buộc không mang tính âm buộc giá trị bằng không.
Ai cũng biết rằng, theo các giả định này, các ước lượng tham số OLS có xu hướng
giảm và không nhất quán trong khi các ước tính Tobit là nhất quán và tiệm cận bình
thường (Amemiya, 1973).
Bước 3: Đánh giá sự khác biệt về giới tới khả năng huy động vốn của doanh
nghiệp khởi nghiệp
Dựa trên kết quả phân tích hồi quy, đánh giá, giải thích có hay không mối
quan hệ giữa các biến và các giả thiết đưa ra có thể được chấp nhận hay bác bỏ. Một
trong những quy trình khoa học thường gặp nhất là so sánh hai nhóm (ví dụ: du
Prel, Ro ̈hrig, Hommel, & Blettner, 2010; Fritz, Morris, & Richler, 2012; Wetzels
và cộng sự, 2011). Với dữ liệu từ hai nhóm, các nhà nghiên cứu đặt ra nhiều câu hỏi
tương đồng khác nhau: Nhóm này khác nhóm kia bao nhiêu? Chúng ta có thể chắc
chắn một cách hợp lý rằng sự khác biệt là khác 0 không? Chúng ta chắc chắn như
thế nào về mức độ khác biệt? Những câu hỏi này rất khó trả lời vì dữ liệu bị ô
nhiễm bởi sự biến thiên ngẫu nhiên mặc dù các nhà nghiên cứu đã nỗ lực giảm thiểu
những ảnh hưởng không đáng có lên dữ liệu. Do "nhiễu" trong dữ liệu, các nhà
nghiên cứu dựa vào các phương pháp thống kê của suy luận xác suất để giải thích
59

dữ liệu. Khi dữ liệu được giải thích dưới dạng các tham số ý nghĩa trong một mô tả
toán học, chẳng hạn như sự khác biệt của các tham số trung bình trong hai nhóm, thì
phân tích Bayes sẽ cung cấp thông tin đầy đủ về các giá trị tham số đáng tin cậy.
Phân tích Bayes cũng trực quan hơn so với các phương pháp truyền thống về kiểm
định ý nghĩa giả thuyết vô hiệu (Dienes, 2011).

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


3.1. Thực trạng chung

Hình 2: Số lượng dự án tham gia chương trình Thương vụ Bạc tỷ Việt Nam ở
các mùa 1,2,3 và 4

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp

Vì thời lượng phát sóng các mùa được duy trì ổn định ở mức 14-16 tập/mùa,
và trung bình 3 startup/tập tham gia gọi vốn nên số lượng startup tham gia qua các
mùa không có nhiều biến động quanh mức trung bình 47 startup/mùa. Trong đó,
mùa 4 có một số tập có 4 startup tham gia nên số lượng tham gia có nhỉnh hơn các
mùa khác, nhưng không quá đáng kể. Nhìn chung, số liệu trên không phản ánh
chính xác số lượng startup đăng ký tham gia hay hiện trạng startup ở Việt Nam do
60

phụ thuộc phần lớn vào thời lượng chương trình vốn là một yếu tố ổn định theo kế
hoạch của đơn vị sản xuất nội dung.

Hình 3: Số lượng thương vụ thành công và thất bại trong các mùa 1,2,3,4 của
chương trình Thương vụ bạc tỷ Việt Nam.

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp

Có thể thấy rõ từ biểu đồ 2, mùa 1 là mùa có tỉ lệ thương vụ thành công thấp


nhất, đặc biệt đây cũng là mùa duy nhất trong 4 mùa có tỉ lệ thương vụ thành công
thấp hơn 50%. Điều này có thể giải thích do hai yếu tố chính, thứ nhất là từ việc
startup chưa có kinh nghiệm gọi vốn tại một chương trình tương tự tại Việt Nam,
yếu tố thứ hai do các nhà đầu tư chưa có căn cứ và còn e ngại với các startup mới.
Các mùa sau, do các startup đã có kinh nghiệm và bài học từ mùa trước, các nhà
đầu tư cũng có những thương vụ thành công để làm căn cứ đánh giá đầu tư nên khả
năng gọi vốn thành công cao tăng lên (Mùa 1: 45,83%; Mùa 2: 61,90%; Mùa 3:
65,12%; Mùa 4: 64,81%) cũng là điều có thể hiểu được. Trừ mùa 1, các mùa sau có
tỉ lệ tham gia gọi vốn thành công đều hơn 60% cho thấy trước khi được tham gia
gọi vốn, các startup đã được sàng lọc trước đó cũng như thể hiện mức độ sẵn sàng
đầu tư tương đối cao của các nhà đầu tư trong chương trình cho các startup tiềm
năng.
61
62

3.2. Kết quả thống kê mô tả


Thống kê tần số
Bài nghiên cứu được thực hiện dựa trên 187 mẫu là các nhà khởi nghiệp
tham gia chương trình Thương vụ bạc tỷ - Sharktank Việt Nam được thu thập bằng
cách xem các chương trình Thương vụ bạc tỷ trên kênh Youtube TV HUB và một
số nguồn thông tin khác trong cả 4 mùa phát sóng của chương trình. Trong 187 nhà
khởi nghiệp tham gia chương trình, có 111 nhà khởi nghiệp đã gọi được vốn từ các
nhà đầu tư. Biểu đồ 3.1 - “Kết quả của các cuộc gọi vốn” cho cái nhìn tổng quan về
số lượng các thương vụ thành công và thất bại trong 4 mùa của chương trình
Thương vụ bạc tỷ. Qua đó, có thể thấy tỷ lệ gọi vốn thành công trên chương trình
Thương vụ bạc tỷ là khoảng 59,36%.

Hình 4: Kết quả của các cuộc gọi vốn

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp

Các nhà khởi nghiệp tham gia chương trình đến từ 11 lĩnh vực chính: Nông
nghiệp, Giáo dục, Thực phẩm, Truyền thông, Logistics, Du lịch, Công nghệ y tế,
Công nghệ tài chính, Thương mại điện tử, Xuất bản phần mềm và các lĩnh vực
khác. Trong đó, số lượng nhà khởi nghiệp thuộc lĩnh vực Thực phẩm chiếm số
63

lượng lớn nhất (23) với tỷ lệ gọi vốn thành công khoảng 65,22%, số lượng nhà khởi
nghiệp thuộc lĩnh vực Truyền thông chiếm số lượng nhỏ nhất (1).

Bảng 2: Thống kê mô tả số lượng Startup theo lĩnh vực kinh doanh

Số nhà khởi Số nhà khởi nghiệp gọi Tỷ lệ thành công


Lĩnh vực
nghiệp vốn thành công (%)

Nông nghiệp 17 9 52,94

Giáo dục 14 7 50

Thực phẩm 23 15 65,22

Truyền thông 1 0 0

Logistics 3 2 66,67

Du lịch 7 5 71,42

Công nghệ y tế 11 7 63,64

Công nghệ tài


4 2 50
chính

Thương mại
6 2 33,33
điện tử

Xuất bản phần


18 13 72,22
mềm

Khác 83 49 59,04

Tổng 187 111

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp


64

Trong 187 đội tham gia gọi vốn, số đội có thành viên là nữ chiếm 43,32%
(81 đội). Trong khi đó số đội chỉ có thành viên nam chiếm 56,68% (106 đội).

Bảng 3: Thống kê mô tả giới tính người tham gia gọi vốn (biến
team_femaledummy)

team_femaledumm Tỷ lệ phần trăm


Tần số Tỷ lệ phần trăm
y tích lũy

Có 81 43,32 43,32

Không 106 56,68 100

Tổng 187 100 100

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp

Trong 187 đội tham gia gọi vốn, chỉ có 70 đội có thành viên là nữ tham gia
vào quá trình thuyết phục nhà đầu tư rót vốn cho đội mình (chiếm 37,43%). Còn lại
117 đội không có thành viên nữ nào tham gia vào quá trình này (chiếm 62,57%).
Bảng 4: Thống kê mô tả trong nhóm gọi vốn có thành viên giới tính nữ (biến
pit_femaledummy)

Tỷ lệ phần trăm
pit_femaledummy Tần số Tỷ lệ phần trăm
tích lũy

Có 70 37,43 37,43

Không 117 62,57 100

Tổng 187 100 100

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp


65

Qua bảng, ta thấy trong số 187 nhà khởi nghiệp tham gia chương trình, lên
đến ¾ số nhà khởi nghiệp nhận được lời đề nghị từ các nhà đầu tư (139 nhà khởi
nghiệp). Trong khi đó, chỉ có 25,67% các nhà khởi nghiệp không nhận được lời đề
nghị đầu tư nào.
Bảng 5: Thống kê mô tả khả năng nhận được offer từ nhà đầu tư

Tỷ lệ phần trăm
offer_dummy Tần số Tỷ lệ phần trăm
tích lũy

Có 139 74,33 74,33

Không 48 25,67 100

Tổng 187 100 100

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp


Trong số 139 lời đề nghị từ các nhà đầu tư, có 39 lời đề nghị đầu tư chung
của hai nhà đầu tư trở lên (chiếm 28,06%). 100 lời đề nghị còn lại là của cá nhân
một nhà đầu tư (chiếm 71,94%).
Bảng 6: Thống kê mô tả biến số các nhà đầu tư đề nghị cùng đầu tư

Tỷ lệ phần trăm
offer_coinvest Tần số Tỷ lệ phần trăm
tích lũy

Có 39 28,06 28,06

Không 100 71,94 100

Tổng 139 100 100

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp


Trong 139 lời đề nghị từ các nhà đầu tư, lên đến 58,99% lời đề nghị là có
điều kiện đi kèm (82 lời đề nghị), và chỉ có 57 lời đề nghị là không có điều kiện nào
khác (chiếm 41,01%).
Bảng 7: Thống kê mô tả biến số các nhà đầu tư đưa ra điều kiện đầu tư
66

Tỷ lệ phần trăm
offer_addcondition Tần số Tỷ lệ phần trăm
tích lũy

Có 82 58,99 58,99

Không 57 41,01 100

Tổng 139 100 100

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp


Trong 187 nhà khởi nghiệp tham gia chương trình, có 111 nhà khởi nghiệp
đã gọi được vốn thành công từ các nhà đầu tư (chiếm 59,36%). Còn lại 76 nhà khởi
nghiệp đã không nhận được lời đề nghị đầu tư nào hoặc từ chối lời đề nghị từ các
nhà đầu tư (chiếm 40,64%).
Bảng 8: Thống kê mô tả biến số thương vụ thành công

Tỷ lệ phần trăm
deal_success Tần số Tỷ lệ phần trăm
tích lũy

Có 111 59,36 59,36

Không 76 40,64 100

Tổng 187 100 100

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp


Trong 111 lời đề nghị của nhà đầu tư được các nhà khởi nghiệp chấp nhận,
chỉ có 32 lời đề nghị là đến từ các nhà đầu tư nữ (chiếm 28,83%), tất cả những lời
đề nghị được chấp nhận còn lại là đến từ các nhà đầu tư nam (chiếm 71,17%).
Bảng 9: Thống kê mô tả biến số trong số các nhà đầu tư có nhà đầu tư nữ

deal_femaleinvesto Tỷ lệ phần trăm


Tần số Tỷ lệ phần trăm
r tích lũy

Có 32 28,83 28,83
67

Không 79 71,17 100

Tổng 111 100 100

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp


Trong 111 lời đề nghị của nhà đầu tư được các nhà khởi nghiệp chấp nhận,
có 45 lời đề nghị đến từ các nhà đầu tư đang hoạt động trong cùng lĩnh vực với nhà
khởi nghiệp (40,54%), 66 lời đề nghị đến từ các nhà đầu tư không hoạt động trong
cùng lĩnh vực với nhà khởi nghiệp (59,46%).
Bảng 10: Thống kê mô tả biến số các nhà đầu tư có chung lĩnh vực với startup

deal_investorsamei Tỷ lệ phần trăm


Tần số Tỷ lệ phần trăm
ndustry tích lũy

Có 45 40,54 40,54

Không 66 59,46 100

Tổng 111 100 100

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp


Thống kê mô tả trung bình
Mặc dù có nhóm tham gia gọi vốn trên chương trình có đến 5 thành viên
nhưng do số lượng nhóm chỉ có 1 thành viên là khá nhiều nên trung bình mỗi nhóm
tham gia chỉ có 1,5 thành viên, và gần như tất cả nhóm tham gia đều có thành viên
nam. Số lượng người gọi vốn là nữ tương đối ít, nên trung bình phải 2 nhóm tham
gia gọi vốn mới có 1 thành viên nữ.
Trong quá trình thuyết phục các nhà đầu tư, không phải tất cả thành viên
nhóm sẽ tham gia nên các biến pit_person, pit_male, pit_female có giá trị trung bình
lần lượt nhỏ hơn các biến team_size, team_male và team_female, tuy nhiên nhỏ hơn
không đáng kể.
Thời gian hỏi và trả lời dài nhất giữa nhà đầu tư và nhà khởi nghiệp lên đến
28 phút, thời gian hỏi và trả lời ngắn nhất chỉ có 2 phút. Thời gian hỏi và trả lời
trung bình là 9 phút. Trong thời gian này, trung bình mỗi nhà đầu tư hỏi khoảng 4
68

câu hỏi. Tuy nhiên, do có những nhà khởi nghiệp thu hút được sự chú ý của các nhà
đầu tư với dự án của mình nên số câu hỏi trung bình lớn nhất của các nhà đầu lên
đến 9 câu. Ngược lại, có những nhà khởi nghiệp ngay từ đầu đã không nhận được
cảm tình từ các nhà đầu tư nên họ chỉ nhận được trung bình 1,25 câu hỏi từ các nhà
đầu tư.
Mặc dù có những thương vụ mà trong đó có sự hợp tác giữa nhiều nhà đầu
tư, nhưng do phần lớn các thương vụ thành công đều là của một nhà đầu tư nên số
lượng nhà đầu tư trung bình trong một thương vụ thành công chỉ khoảng 1,4. Các
lời đề nghị từ nhà đầu tư có giá trị trung bình khoảng 10 tỷ đổi lấy 34% giá trị của
công ty khởi nghiệp. Tuy nhiên qua quá trình trao đổi và mặc cả giữa nhà khởi với
nhà đầu tư, thường thì nhà khởi nghiệp sẽ đề nghị nhà đầu tư giảm tỷ lệ % giá trị
công ty của nhà khởi nghiệp với số tiền ban đầu. Kết quả là vẫn với số tiền đầu tư
10 tỷ, các nhà đầu tư chỉ đổi lấy được trung bình khoảng 30% giá trị công ty của
nhà khởi nghiệp tham gia chương trình.
Bảng 11: Thống kê mô tả trung bình

Biến Số quan sát Trung bình Độ lệch Giá trị Giá trị
chuẩn nhỏ nhất lớn nhất

team_size 187 1,55615 0,7411138 1 5

team_male 187 1,058824 0,7271721 0 5

team_female 187 0,4973262 0,6167408 0 2

pit_person 187 1,347594 0,5506908 1 3

pit_male 187 0,9358289 0,6443716 0 3

pit_female 187 0,4171123 0,574855 0 2

qna_time 187 9 3,682776 2 28

qna_question 187 3,734135 1,488165 1.25 9


69

offer_moneyave 139 9.896.667 2.739.976 1 300

offer_equityave 139 34,19415 16,72045 0 99

deal_money 111 9,859044 28,92163 .36 300

deal_equity 111 29,60459 15,28858 0 80

deal_noinvest 111 1,351852 0,6601446 1 5

Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp


3.3. Kết quả hồi quy
3.3.1. Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm doanh nhân nam và nữ đối
với khả năng huy động vốn của doanh nghiệp.
Nghiên cứu kiểm định sự khác biệt giữa hai nhóm nhà sáng lập nam và nữ,
kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt giữa các nhóm này.

Bảng 12: Kết quả T-test

Nhóm biến Yếu tố trong huy động Kết quả Đánh giá
vốn
Lĩnh vực Nông nghiệp Pr(|T|>|t|) = 0.5745 Không có sự khác
biệt giữa lĩnh vực
Nông nghiệp và các
ngành khác với khả
năng gọi vốn thành
công
Xuất bản phần mềm Pr(|T|>|t|) = 0.1890 Không có sự khác
biệt giữa lĩnh vực
Xuất bản phần mềm
và các ngành khác với
khả năng gọi vốn
thành công
Du lịch Pr(|T|>|t|) = 0.5101 Không có sự khác
biệt giữa lĩnh vực Du
70

lịch và các ngành


khác với khả năng gọi
vốn thành công
Giới Có thành viên nữ tham Pr(|T|>|t|) = 0.5345 Không có sự khác
gia chương trình biệt giữa nam và nữ
không? tham gia chương trình
với khả năng gọi vốn
thành công
Có thành viên nữ tham Pr(|T|>|t|) = 0.6355 Không có sự khác
gia thuyết phục nhà biệt giữa nam và nữ
đầu tư không? tham gia thuyết phục
nhà đầu tư với khả
năng gọi vốn thành
công
Học vấn Trình độ học vấn các Pr(|T|>|t|) = 0.4748
thành viên
Quan hệ giữa ngành Pr(|T|>|t|) = 0.2822
học của thành viên và
lĩnh vực hoạt động của
công ty
Kinh Kinh nghiệm khởi Pr(|T|>|t|) = 0.1916
nghiệm nghiệp trước đây
Đội nhóm Số lượng thành viên Pr(|T|>|t|) = 0.6223
tham gia chương trình
Kiểm soát Có giới thiệu sản phẩm Pr(|T|>|t|) = 0.4181
thử không?
Nguồn: Kết quả từ phần mềm Stata
Nghiên cứu trên thực tế, bằng chứng về sự khác biệt giữa các giới trong thái
độ rủi ro là rất ít và không thuyết phục. Trong khi Jianakoplos và Bernasek (1998)
đưa ra bằng chứng khảo sát cho thấy phụ nữ sợ rủi ro hơn nam giới, bằng chứng
thực nghiệm từ Schubert và cộng sự (1999) phát hiện mức độ không thích rủi ro
tương tự nhau giữa nam giới và phụ nữ.
71

3.3.2. Kết quả hồi quy biến phụ thuộc là sự chú ý của nhà đầu tư.
Bảng 13: Kết quả hồi quy biến phụ thuộc là sự chú ý của nhà đầu tư

Các biến qna_time qna_question shark_positive


in_agri -1.0753 0.217181 0.973731
(0.605) (0.772) (0.485)
in_tourism 0.608747 -1.02985 3.318334
(0.827) (0.311) (0.168)
in_software -7.72991** 1.038524
(0.037) (0.415)
team_size 0.131701 -0.07398 0.088912
(0.905) (0.848) (0.901)
team_femaledmmy -1.15655 0.687872 3.119376
(0.734) (0.576) (0.187)
team_edu 0.088922 0.2468 -0.97574
(0.885) (0.273) (0.067*)
team_specedu 0.722478 -0.63055 0.010576
(0.657) (0.28) (0.993)
team_foundingexperience 2.037145 -0.67296 -2.278
(0.331) (0.374) (0.249)
pit_femaledmmy -0.15575 -1.2079 -2.14344
(0.964) (0.343) (0.334)
pit_mvp -2.2626 -0.31276 0.564574
(0.167) (0.586) (0.63)
Ghi chú: *, **, *** lần lượt tương ứng với các mức ý nghĩa thống kê 10%, 5%, 1%
Nguồn: Kết quả từ phần mềm Stata
Với biến phụ thuộc qna_time, chỉ có biến độc lập in_software có mức ý
nghĩa 5% (Coef. = -7.72991). Với biến phụ thuộc shark_positive, chỉ có biến độc
lập team_edu có mức ý nghĩa 10% (Coef. = -0.97574).
3.3.3. Kết quả hồi quy biến phụ thuộc là đề nghị của nhà đầu tư
72

Bảng 14: Kết quả hồi quy biến phụ thuộc là đề nghị của nhà đầu tư

Các biến offer_dumm offer_money offer_equitya offer_addcondit


y ave ve ion
in_agri -0.31906 15.70912** 6.967408 -0.48369
(0.842) (0.002) (0.42) (0.704)
in_tourism 10.10832* 5.752039
(0.061) (0.702)
in_software 8.299389 -10.0394 -0.82063
(0.156) (0.365) (0.647)
team_size 0.235841 -4.6771** -7.57597* 0.837323
(0.748) (0.042) (0.093) (0.24)
team_femaledmmy -18.2504 -13.1387 -10.8706 -14.9742
(0.997) (0.146) (0.609) (0.996)
team_edu -0.17045 1.028458 3.722144 -0.26326
(0.778) (0.339) (0.144) (0.532)
team_specedu -0.88367 -5.45049* -4.06533 -1.54097
(0.477) (0.07) (0.466) (0.145)
team_foundingexper
ience -0.88554 5.173933 1.443689
(0.813) (0.477) (0.265)
pit_femaledmmy 17.0388 8.796695 18.00703 13.74502
(0.997) (0.351) (0.39) (0.997)
pit_mvp 2.363475 -3.423527 -7.559302 -0.6688366
(0.086)* (0.233) (0.203) (0.491)
Ghi chú: *, **, *** lần lượt tương ứng với các mức ý nghĩa thống kê 10%, 5%, 1%
Nguồn: Kết quả từ phần mềm Stata
Với biến phụ thuộc offer_dummy, chỉ có biến độc lập pit_mvp có mức ý
nghĩa 10% (Coef. = 0.086). Điều này chứng minh giả thiết H7 đã đúng, startup có
73

giới thiệu sản phẩm thử có tác động đến việc có nhận được lời đề nghị từ nhà đầu tư
hay không.
Với biến phụ thuộc offer_moneyave, biến độc lập in_agri có mức ý nghĩa 5%
(Coef. = 15.70912), biến độc lập in_tourism có mức ý nghĩa 10% (Coef. =
10.10832), biến độc lập team_size có mức ý nghĩa 5% (Coef. = -4.6771), biến độc
lập team_specedu có mức ý nghĩa 10% (Coef. = -5.45049).
Với biến phụ thuộc offer_equityave, chỉ có biến độc lập team_size có mức ý
nghĩa 10% (Coef. = -7.57597).
74

3.3.4. Kết quả hồi quy biến phụ thuộc là kết quả huy động vốn
Bảng 15: Kết quả hồi quy biến phụ thuộc là kết quả huy động vốn

Các biến deal_equit


deal_success y deal_money deal_noinvestor
in_agri -1.32993 11.89414 1.607031 0.080405
(0.363) (0.18) (0.485) (0.872)
in_tourism -1.5495 13.05843 2.852955 0.131025
(0.378) (0.36) (0.45) (0.868)
in_software -20.9911* 0.315069 -0.49836
(0.055) (0.908) (0.402)
team_size 0.393665 -2.69137 0.150545 0.157732
(0.558) (0.536) (0.896) (0.556)
team_femaledmmy -16.1163 -13.1209 -12.35** 0.333577
(0.996) (0.517) (0.034) (0.766)
team_edu -0.33836 5.158123* 1.339788* -0.08173
(0.416) (0.06) (0.065) (0.639)
team_specedu -1.44392 -1.41325 -2.37736 1.381238**
(0.2) (0.81) (0.144) (0.001)
team_foundingexperience 3.861228 6.225569*** -1.1926**
(0.598) (0.006) (0.012)
pit_femaledmmy 15.5095 9.335597 12.71493** -1.43778
(0.996) (0.646) (0.03) (0.226)
pit_mvp 0.6310745 -3.55711 -1.180756 0.301376
0.569 0.547 0.452 0.408
Ghi chú: *, **, *** lần lượt tương ứng với các mức ý nghĩa thống kê 10%, 5%, 1%
Nguồn: Kết quả từ phần mềm Stata
Với biến phụ thuộc deal_equity, hai biến độc lập in_software và team_edu
cùng có mức ý nghĩa 5% (với Coef. lần lượt là -20.9911 và 5.158123).
75

Với biến phụ thuộc deal_money, biến độc lập team_edu có mức ý nghĩa 10%
(Coef. = 1.339788), hai biến độc lập team_femaledmmy và pit_femaledmmy cùng
có mức ý nghĩa 5% (với Coef. lần lượt là 0.034 và 0.03), biến độc lập
team_foundingexperience có mức ý nghĩa 1% (Coef. = 6.225569). Do biến
team_edu có mức ý nghĩa 5% và Coef. > 0, ta chấp nhận giả thiết H4 vì trình độ học
vấn của nhóm tham có ảnh hưởng tích cực tới số tiền mà startup kêu gọi được từ
nhà đầu tư. Ta cũng chấp nhận giả thiết H2 vì biến pit_femaledmmy có mức ý nghĩa
5% và Coef. > 0. Với mức ý nghĩa 1% và Coef. > 0, ta chấp nhận giả thiết H5 rằng
kinh nghiệm khởi nghiệp của nhóm tham gia có ảnh hưởng tích cực đến khả năng
huy động vốn của startup. Bên cạnh đó, ta bác bỏ giả thiết H3 vì biến
team_femaledummy có mức ý nghĩa 5% và Coef. > 0, tức là nhóm tham gia có nữ
có ảnh hưởng tích cực đến khả năng huy động vốn của doanh nghiệp.
Với biến phụ thuộc deal_noinvestor, hai biến độc lập team_specedu và
team_foundingexperience cùng có mức ý nghĩa 5% (với Coef. lần lượt là 1.381238
và -1.1926).
3.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu
Nhìn chung nghiên cứu đã thực hiện kiểm định được các giả thuyết đặt ra
trong bài.
Giả thuyết H1 kiểm tra tác động của dự án khởi nghiệp của nhà sáng lập nữ
và nam. Qua phân tích, chúng tôi thấy rằng không có tác động đến việc đưa ra quyết
định đầu tư của các nhà đầu tư. Tuy nhiên có nghiên cứu chỉ ra rằng những Start-up
có nữ giới trong đội ngũ lãnh đạo hay là giám đốc điều hành khởi nghiệp, gọi vốn
mang các đặc điểm của các doanh nghiệp nữ giới, với tỷ lệ tương đối cao là trong
các ngành kém cạnh tranh hơn- như ngành dịch vụ và bán lẻ, quy mô nhỏ hơn, tăng
trưởng chậm hơn, nếu có và đòi hỏi tỷ lệ đầu tư thấp hơn nhiều (Loscocco và
Robinson, 1991) và họ trình bày nhiều sản phẩm và dịch vụ hầu hết được sử dụng
bởi phụ nữ và các nhà đầu tư nam có thể không quá quen thuộc với loại sản phẩm
này( BCG, 2018) vì vậy dẫn đến hoạt động huy động vốn của nhà khởi nghiệp nữ
giới thì kém hơn so với nam giới. Điều này có thể giải thích do nghiên cứu này
nghiên cứu trên tập nhỏ hơn so với các nghiên cứu của các tác giả trước đây.
76

Giả thuyết H2 kiểm tra tác động của giới tới sự chú ý của nhà đầu tư. Qua
phân tích, chúng tôi thấy sự khác biệt về giới, đặc biệt là sự xuất hiện của nữ giới có
tác động tích cực tới sự quan tâm của nhà đầu tư. So với nghiên cứu của
Balachandra và cộng sự (2021), các nhà đầu tư có mức độ quan tâm tương đồng với
các nữ doanh nhân và nam doanh nhân. Vì vậy, sự chú ý của các nhà đầu tư có thể
có sự khác biệt là do môi trường, nhân khẩu học, thiên kiến và các lý do khác.
Giả thuyết H3 kiểm tra tác động của giới tới khả năng huy động vốn từ nhà
đầu tư. Qua phân tích, chúng tôi không thấy sự tác động của giới tới khả năng huy
động vốn. Tuy nhiên so sánh với phần lớn các nghiên cứu tập trung vào chênh lệch
giới tính trong đầu tư ban đầu (ví dụ, Canning và cộng sự, 2012; Greene và cộng sự,
2003; Gatewood và cộng sự, Năm 2003; Brush và cộng sự, 2014; Coleman và
Robb, 2009; Thébaud và Sharkey, 2014), đều chỉ ra rằng phụ nữ ít có khả năng
nhận được vốn từ bên ngoài từ các nhà đầu tư hơn nhiều so với nam giới (Canning
et al., Năm 2012; Greene và cộng sự, 2003; Gatewood và cộng sự, 2003; Brush và
cộng sự, 2014). Giải thích cho sự khác biệt này cũng có thể do khởi nghiệp bao gôm
nhiều giai đoạn khác nhau và ít các nghiên cứu đã đánh giá tầm quan trọng tương
đối của từng giai đoạn đối với việc tạo ra kết quả cho các doanh nhân nữ. Ví dụ, liệu
phụ nữ có gặp bất lợi lớn hơn khi khi gọi vốn ở ngay giai đoạn thành lập hay liệu sự
chênh lệch đó có xu hướng gia tăng sau này trong quá trình này hay không vẫn còn
là câu hỏi được đặt ra. Một quan sát phổ biến là các doanh nhân nữ trung bình điều
hành các doanh nghiệp nhỏ hơn, sử dụng ít vốn và tài chính từ ngân hàng và các tổ
chức cho vay khác hơn so với nam giới.7 Ví dụ, phân tích của Watson (2002) về dữ
liệu của Chính phủ Liên bang Úc về 13.551 nam chủ doanh nghiệp SME và 875 nữ
chủ doanh nghiệp SME tiết lộ rằng các chủ doanh nghiệp nữ kiếm được tỷ suất lợi
nhuận trên vốn chủ sở hữu và tài sản tương đương với các chủ doanh nghiệp nam;
nhưng các chủ doanh nghiệp nữ đầu tư ít hơn khi bắt đầu, điều này giải thích tại sao
họ lại có thu nhập và lợi nhuận tuyệt đối thấp hơn so với các chủ doanh nghiệp nam.
Điều này cho thấy rằng các doanh nhân nữ có thể không kém nam giới trong việc
kiếm tiền, nhưng chỉ cần đầu tư ít hơn để bắt đầu. Những lý do có thể khiến doanh
77

nhân nữ có xu hướng sử dụng ít vốn khởi nghiệp hơn nam giới sẽ được tìm hiểu
trong phần tiếp theo.
Giả thuyết H4 kiểm tra tác động của trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp
tới khả năng huy động vốn. Qua phân tích, chúng tôi thấy tác động tích cực của
trình độ học vấn tới khả năng huy động vốn. Tuy nhiên một số nghiên cứu cho thấy
trình độ học vấn không ảnh hưởng tới khả năng huy động vốn. Họ cho rằng các kiến
thức kinh doanh chung và kỹ thuật là các kỹ năng có thể hướng dẫn các doanh nhân
mới thành lập trong việc thiết lập các chức năng kinh doanh cơ bản và tránh những
sai lầm phổ biến; các cá nhân có nhiều khả năng học những điều này trong các khóa
học và đào tạo chuyên ngành, thay vì ở trường trung học và đại học. Những kiến
thức chuyên môn, chuyên ngành này sẽ ảnh hưởng tích cực đến khả năng huy động
vốn của doanh nghiệp khi các nhà đầu tư cho rằng doanh nghiệp đủ khả năng, hiểu
rõ về sản phẩm của mình mà thời lượng quay chương trình khá khiêm tốn, nhà đầu
tư chưa thể nắm rõ được về bản thân nhà khởi nghiệp và cả công ty. Trung bình, các
doanh nhân nữ có ít năm kinh nghiệm hơn so với nhân viên nữ hoặc nam giới trong
lĩnh vực kinh doanh hoặc làm việc được trả lương (Aronson, 1991; Lee và Rendall,
2001). Các doanh nhân nữ cũng có xu hướng có nền tảng đa dạng hơn các đồng
nghiệp nam và có nhiều khả năng thành lập doanh nghiệp hơn mà không cần có
thành tích, đào tạo nghề hoặc kinh nghiệm (Watkins và Watkins, 1984). Điều đáng
chú ý là tuổi tác dường như không làm tăng thu nhập của phụ nữ tự kinh doanh,
ngược lại với nam giới (Clain, 2000).
Giả thuyết H5 kiểm tra tác động của kinh nghiệm khởi nghiệp tới khả năng
huy động vốn. Qua phân tích, nhóm thấy tác động tích cực của kinh nghiệm của
doanh nhân tới khả năng huy động vốn. Điều này là hoàn toàn phù hợp với nghiên
cứu trước đây của MacMillan và cộng sự, 1985; Riquelme và Rickards, 1992: khi
các doanh nhân có kinh nghiệp khởi nghiệp trước đó, kỹ năng có được của họ sẽ
làm cho các công ty khởi nghiệp của họ hoạt động tốt hơn và do đó thu hút nhiều
đầu tư.
Giả thuyết H6 kiểm tra tác động của nhóm đồng sáng lập .Qua phân tích,
chúng tôi thấy rằng không có tác động của yếu tố trên đến việc đưa ra quyết định
78

đầu tư của các nhà đầu tư. Tuy nhiên nghiên cứu chỉ ra rằng các thành viên của
nhóm lãnh đạo thường mang các chức danh khác nhau (Giám đốc điều hành, Chủ
tịch, Chủ tịch, COO, Phó Chủ tịch và những người tương tự) để tạo điều kiện dễ
dàng hơn cho những người bên ngoài — và những người trong cộng đồng đầu tư -
những người có quan điểm lãnh đạo truyền thống khiến họ khăng khăng theo hệ
thống phân cấp chính thức. Điều này có thể giải thích là do có sự khác biệt trong
quan điểm lãnh đạo của các nhà đầu tư, cũng như tập nghiên cứu của các nhà khởi
nghiệp tham dự cuộc thi còn khá khiêm tốn so với tập mẫu nghiên cứu của các tác
giả trước đó
Giả thuyết H7 kiểm tra tác động của việc giới thiệu sản phẩm thử tới khả
năng huy động vốn của doanh nghiệp. Qua phân tích, tác giả thấy được tác động
tích cực của sản phẩm thử tới khả năng huy động vốn. Điều này hoàn toàn phù hợp
với nghiên cứu trước đây của Davies và cộng sự (2017) cũng cho rằng các nhà đầu
tư quan tâm tới tính sáng tạo của sản phẩm, điều này ảnh hưởng tích cực tới phần
thuyết trình.
Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết của bài.
Giả thuyết Kết quả
H1 Có sự khác biệt giữa dự án khởi nghiệp của nhà sáng Bác bỏ
lập nữ và nam khi đưa ra quyết định đầu tư của các
nhà đầu tư.
H2 Có thành viên nữ trong nhóm thuyết trình thì thu hút Chấp nhận
được sự chú ý của nhà đầu tư.
H3 Nữ doanh nhân có khả năng huy động vốn ít hơn nam Bác bỏ
H4 Trình độ học vấn của doanh nhân có ảnh hưởng tích Chấp nhận
cực đến khả năng huy động vốn của doanh nghiệp
H5 Kinh nghiệm khởi nghiệp của doanh nhân có ảnh Bác bỏ
hưởng tích cực đến khả năng huy động vốn của doanh
nghiệp
H6 Nhóm đồng sáng lập có ảnh hưởng tích cực đến khả Bác bỏ
năng huy động vốn của doanh nghiệp
79

H7 Doanh nghiệp có giới thiệu sản phẩm thử tối thiểu Chấp nhận
trong bài trình bày có ảnh hưởng tích cực đến khả
năng huy động vốn của doanh nghiệp.
Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng có xu hướng tìm thấy vai trò tích cực đối
với vốn con người, đặc biệt là tuổi tác, đi học và kinh nghiệm làm việc, khi cố gắng
giải thích sự khác biệt về hiệu suất giữa các doanh nhân nữ (tức là không liên quan
đến nam giới: Schiller và Crewson, 1997; và Coleman, 2007). Ví dụ, Coleman
(2007) ước tính rằng giáo dục và kinh nghiệm làm việc là động lực chính tạo ra lợi
nhuận trong các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, trong khi vốn tài chính là biến số
chính ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp do nam giới làm chủ. Phát
hiện này phù hợp với các bằng chứng khác cho thấy nói chung vốn nhân lực và vốn
tài chính có thể thay thế cho nhau (Chandler và Hanks, 1998).
80

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐẨY MẠNH HOẠT


ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP TẠI
VIỆT NAM
4.1. Kết luận một số kết quả nghiên cứu
Qua kết quả phân tích của nghiên cứu, bài nghiên cứu đã chỉ rõ những yếu tố
quyết định tới việc huy động vốn của các dự án khởi nghiệp chương trình Thương
vụ bạc tỷ. Những yếu tố ảnh hưởng tới sự thành công của các doanh nghiệp trong
việc huy động vốn là giới tính, trình độ học vấn, kinh nghiệm khởi nghiệp của họ và
sản phẩm thử được giới thiệu trong phần trình bày. Cụ thể, nữ doanh nhân thu hút
nhiều sự chú ý hơn, những người có trình độ học vấn cao và sở hữu nhiều kinh
nghiệm lập nghiệp sẽ nhận được phản ứng tích cực từ nhà đầu tư. Ngoài ra, khi huy
động vốn, không có sự khác biệt trong yêu cầu, giá trị vốn khi các nhà đầu tư
thương lượng với các nữ doanh nhân hoặc nam doanh nhân; khả năng huy động vốn
của hai giới là tương đương nhau và số lượng người đồng sáng lập trong nhóm trình
bày không ảnh hưởng tới khả năng huy động vốn của doanh nghiệp. Vì vậy, để gia
tăng cơ hội thu hút nguồn vốn từ các nhà đầu tư, các doanh nghiệp nên củng cố, tập
trung và cải thiện những yếu tố nêu trên.
Tuy nhiên, đối với yếu tố là giới tính khác nhau thu hút được khả năng huy
động vốn khác nhau, kết quả này không có sự thống nhất ở một số bài nghiên cứu
khác và kết quả phân tích của tác giả. Theo Brooks và cộng sự (2014), các nhà đầu
tư thể hiện sự ưu tiên với các dự án có nhà sáng lập là nam giới nhưng ở nghiên cứu
gần đây nhất của Balachandra và cộng sự (2021), khi các nam và nữ doanh nhân
truyền đạt thông tin giống nhau bằng ngôn ngữ tương ứng với giới của mình đều
nhận được sự quan tâm và mức vốn huy động tương đương. Ở kết quả phân tích của
tác giả, kết quả nhận được là nữ doanh nhân nhận được nhiều sự chú ý hơn nam
doanh nhân; qua đó, các bài nghiên cứu cho thấy sự không đồng nhất bởi ảnh hưởng
của nhiều yếu tố ngoại vi khác. Tương đồng với yếu tố trình độ học vấn, theo
Hambrick và Mason (1984), các doanh nghiệp có hiệu quả hoạt động tốt hơn với
các nhà lãnh đạo có trình độ học vấn cao. Ở một số nghiên cứu khác, kết quả cho
rằng trình độ học vấn không ảnh hưởng tới khả năng huy động vốn do những kỹ
81

năng, kiến thức kinh doanh được cho là sẽ có thể học tập, rèn luyện sau này; chỉ
những kiến thức được đào tạo ở chuyên ngành và khóa học tập trung có thể ảnh
hưởng tích cực tới các nhà đầu tư.
Nghiên cứu chỉ ra rằng những nhà sáng lập có kinh nghiệm khởi nghiệp
trước đó sẽ ảnh hưởng tích cực tới khả năng huy động vốn của doanh nghiệp. Theo
một nghiên cứu của Wright và cộng sự (1997), các nhà đầu tư mạo hiểm coi trọng
và chú trọng đầu tư vào các doanh nhân nối tiếp sự nghiệp cũng như theo Hsu
(2007), kinh nghiệm kinh doanh của nhà sáng lập giúp thu hút các nhà đầu tư và
thuận lợi việc định giá đầu tư. Vì vậy, đội ngũ sáng lập dự án có thể tìm hiểu và thu
hút những doanh nhân cùng chí hướng để xây dựng đội nhóm thành công cũng như
tạo sự chú ý tới các nhà đầu tư. Hơn nữa, việc giới thiệu sản phẩm thử được coi là
quan trọng vì các nhà đầu tư có thể đánh giá cụ thể, khách quan về doanh nghiệp
cũng như tăng sự tương tác, tìm hiểu giữa nhà sáng lập và các nhà đầu tư. Do đó,
các dự án khởi nghiệp gia nên tăng sự tương tác giữa doanh nghiệp và các bên liên
quan để tăng khả năng huy động vốn cũng như giúp người xem hiểu rõ hơn sản
phẩm.
4.2. Một số đề xuất nhằm đẩy mạnh hoạt động huy động vốn của các doanh
nghiệp khởi nghiệp
4.2.1. Đề xuất đối với doanh nghiệp
Khởi nghiệp không chỉ có vai trò to lớn với các cá nhân mà còn đóng góp
nhiều cho sự thịnh vượng chung của một quốc gia (Schumpeter, 1934). Bởi vậy,
giúp đỡ các doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển đồng thời giúp đất nước đi lên về
kinh tế, văn hóa, xã hội. Hiện nay, doanh nghiệp khởi nghiệp đã được quan tâm
nhiều hơn và tiếp cận được nguồn vốn đa dạng; tuy nhiên, các doanh nghiệp cần
chú ý tới một số yếu tố quyết định để gia tăng khả năng huy động vốn, phát triển
vững mạnh.
Một là, những dự án khởi nghiệp nên khuyến khích, cổ vũ những nhà sáng
lập nữ, lãnh đạo nữ thể hiện bản thân trong quá trình kêu gọi vốn bởi tác giả thấy
qua phân tích, các nữ doanh nhân có khả năng thu hút các nhà đầu tư hơn. Hiện nay,
sự bất cân bằng giới trong các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp khởi nghiệp
82

nói riêng vẫn là một hiện trạng, việc động viên và khuyến khích những nữ doanh
nhân tham gia không chỉ đem lại những tác động tích cực mà còn thay đổi góc nhìn
của xã hội về vai trò, vị thế của nữ giới trong các ngành nghề.
Hai là, tác giả thấy rằng trình độ học vấn và kinh nghiệm kinh doanh trước
đó có ảnh hưởng tích cực tới khả năng huy động vốn của doanh nghiệp nên các
doanh nhân nên quan tâm, coi trọng và theo đuổi những kiến thức nền tảng quan
trọng và liên quan tới ngành nghề đang hướng đến. Tuy nhiên, trình độ học vấn là
vấn đề có thể rèn luyện và thay đổi nên quan trọng hơn hết, người làm chủ doanh
nghiệp nên có những kinh nghiệm khởi nghiệp trước đó để có thể định hướng kinh
doanh chính xác, rõ ràng và dự định được các rủi ro với một doanh nghiệp non trẻ.
Ngoài ra, những nhà đầu tư cũng đánh giá những dự án khởi nghiệp cao hơn mà
được lãnh đạo bởi những người đã dày dặn kinh nghiệm; các dự án có những người
sáng lập non trẻ, thiếu kinh nghiệm có thể phối hợp với những người thành thạo để
không chỉ thu hút được nhiều nguồn vốn mà còn tích lũy được kinh nghiệm, chắc
chắn hơn trong quá trình xây dựng và phát triển.
Ba là, tác giả khuyên các doanh nghiệp nên thiết kế và đầu tư cho phần trải
nghiệm sản phẩm để không chỉ các nhà đầu tư mà khách hàng cũng như các bên
liên quan có thể đánh giá toàn diện và rõ ràng về sản phẩm được đầu tư. Thay vì chỉ
trình bày hình ảnh và những hình thức mô phỏng 2D nhàm chán, các doanh nghiệp
nên thúc đẩy sự tương tác và trao đổi để sản phẩm trở nên thu hút hơn, người dùng
trải nghiệm toàn bộ các tính năng và gia tăng sự hứng thú của những người tham
gia.
Bốn là, các DN cần trang bị tốt hơn kiến thức về tài chính và huy động vốn
để có thể tiếp cận và kêu gọi vốn đầu tư thành công. Thúc đẩy tài chính DN từ cả
phía cung và phía cầu sẽ đảm bảo thành công lớn hơn của các DN Việt Nam. Các
DN cần có sự chuẩn bị sẵn sàng các yếu tố cần thiết khi khởi nghiệp; Chủ động
nghiên cứu, cập nhật thông tin về chính sách, pháp luật để kịp thời năm bắt, tiếp
nhận, tận dụng các cơ hội, ưu đãi từ chính sách và hạn chế tối đa các rủi ro trong
quá trình khởi nghiệp.
83

Năm là, doanh nghiệp khởi nghiệp cần nắm chắc những kiến thức và luật
pháp; có bộ phận pháp lý nắm rõ các quy định và quy trình để quá trình hoạt động
kinh doanh được hiệu quả, tránh những rủi ro về pháp lý gây cản trở cho việc kinh
doanh và phát triển, tụt hậu trên thị trường. Ngoài ra, các dự án cần nhanh chóng
đăng ký sở hữu trí tuệ hoặc bảo hộ ý tưởng với những ý tưởng kinh doanh mới mẻ,
có tiềm năng phát triển tốt để tránh việc ăn cắp chất xám, tranh chấp lâu dài với các
doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp có thể tìm hiểu các loại hình doanh nghiệp phù
hợp với từng thời kỳ hoạt động và thay đổi để đạt được lợi nhuận, lợi ích lớn nhất.

4.2.2. Đề xuất đối với đơn vị tổ chức

Đơn vị tổ chức chính là cầu nối trung gian giữa các doanh nghiệp khởi
nghiệp với các nhà đầu tư cũng như giúp người xem đánh giá khách quan, tìm hiểu
về môi trường khởi nghiệp hiện đại ngày nay. Vậy, để gia tăng tính chân thực, tạo
nên chương trình thú vị, thu hút và quan trọng hơn, giúp các dự án khởi nghiệp tìm
được nhà đầu tư, tác giả thấy rằng các đơn vị tổ chức nên có những cơ chế phù hợp.

Một là, các đơn vị nên truyền tải nội dung trình bày, thuyết trình của các dự
án một cách rõ ràng, mạch lạc và tránh đi sâu các tiểu tiết, khiến người xem hiểu
nhầm nội dung và không tập trung vào mục đích ban đầu của chương trình. Ngoài
ra, việc cắt xén không phù hợp có thể khiến các dự án khởi nghiệp cũng như nhà
đầu tư gặp những rắc rối không đáng có, làm giảm uy tín chương trình nên đơn vị tổ
chức nên cải thiện nội dung, tập trung vào điểm sáng của các doanh nghiệp để phù
hợp văn hóa truyền hình.

Hai là, đơn vị tổ chức nên có những khung nhận xét, đánh giá dự án kĩ càng
hơn trước khi xét duyệt vào vòng kêu gọi vốn để nguồn vốn quan trọng có thể được
cung cấp cho những doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ, ý tưởng mới mẻ và phù hợp
định hướng kinh tế - xã hội trong tương lai; tránh để nguồn vốn bị đầu tư không
đúng gây chảy máu chất xám. Ngoài ra, đơn vị có thể nới lỏng về việc đưa ra mức
vốn kêu gọi và tỷ lệ sở hữu vốn để các nhà đầu tư có thể đưa ra lượng vốn phù hợp
giữa hai bên mà không bị ép buộc bởi quy định của chương trình.
84

Ba là, các doanh nghiệp tham gia chương trình nên được đơn vị tổ chức hỗ
trợ kỹ càng hơn về mảng hậu cần và đơn vị đầu tư vào khu vực trải nghiệm sản
phẩm để nhà đầu tư và người xem có góc nhìn cụ thể, khách quan về sản phẩm đang
trình bày. Không những vậy, những màn trải nghiệm thu hút được khách hàng tiềm
năng cho doanh nghiệp và cho đơn vị tổ chức.

4.2.3. Đề xuất đối với các tổ chức hỗ trợ

Các tổ chức hỗ trợ được coi là nơi giúp đỡ các dự án khởi nghiệp khi gặp
khó khăn về nguồn vốn hoặc định hướng phát triển doanh nghiệp. Tuy vậy, ở Việt
Nam, những tổ chức hỗ trợ chưa được phát triển và chưa mở rộng mạng lưới rộng
rãi cho các doanh nghiệp cơ hội tiếp cận. Tác giả đề xuất các tổ chức có thể liên kết
hoặc hỗ trợ đầu tư cho các chương trình, cuộc thi liên quan khởi nghiệp để hỗ trợ
các doanh nghiệp kịp thời, tìm ra các dự án tiềm năng để thúc đẩy phát triển. Ngoài
ra, các tổ chức hỗ trợ có thể kết hợp với các nhà đầu tư khác, quỹ đầu tư lớn tại
nước ngoài để có được nguồn vốn lớn hơn trong việc đầu tư khởi nghiệp.

Chính phủ, các nhà hoạch định chính sách và các bên liên quan khác cần xây
dựng các khuôn khổ chung phù hợp với địa phương nhưng được chia sẻ để hỗ trợ
giáo dục khởi nghiệp ở Việt Nam. Các khuôn khổ này có thể được hợp pháp hóa ở
cấp khu vực và quốc gia và chúng phải bao gồm các ví dụ hiện có về các thực tiễn
tốt nhất có thể phát triển theo thời gian. Một số mức độ phối hợp cho các diễn đàn
chia sẻ kiến thức là cần thiết để nắm bắt và phổ biến việc học một cách hiệu quả
nhất. Điều này có thể được thực hiện thông qua một trang web được thiết kế tốt
được hỗ trợ bởi các cơ quan chủ chốt làm việc cùng nhau để xác định, phát triển và
phổ biến các phương pháp hay nhất và các nghiên cứu điển hình có liên quan.

Một chủ đề được quan tâm hiện nay là sự bất cập không chỉ của giáo dục
kinh doanh truyền thống mà còn là sự thiếu vắng nội dung khởi nghiệp phù hợp và
các cơ hội học tập trải nghiệm trong các hệ thống giáo dục tiểu học và trung học.
Giáo viên trường học với tư cách cá nhân và hệ thống giáo dục giáo viên nói chung
có thể được khai thác rất hiệu quả với bản chất là cơ hội cho các quốc gia thực sự
85

quan tâm đến việc phát triển 'tinh thần kinh doanh có hệ thống' thông qua các nền
văn hóa kinh doanh và đổi mới.

Việc tạo ra giá trị ở các nền kinh tế nông thôn với các mối liên kết phù hợp
để tiếp cận thị trường cần được ưu tiên như một trong những trụ cột chính của giáo
dục khởi nghiệp liên quan đến hòa nhập xã hội, tăng trưởng kinh tế và trao quyền
(đặc biệt cho phụ nữ) ở Việt Nam. Việc phát triển các quan hệ đối tác địa phương
của các hội đồng, trường tiểu học và trung học, các tổ chức xã hội dân sự, các nhóm
dựa trên tín ngưỡng và các tổ chức cộng đồng khác sẽ là trọng tâm để tạo cơ hội hỗ
trợ các doanh nhân và doanh nghiệp cá nhân trong khu vực phi chính thức và nông
thôn. Những mối quan hệ hợp tác như vậy có thể thúc đẩy khái niệm "trường kinh
doanh nông thôn" có thể giúp thiết kế và phổ biến nội dung học tập để đáp ứng yêu
cầu của các doanh nhân không biết chữ và không có năng lực ở cấp cơ sở. Những
quan hệ đối tác này cũng có thể giải quyết sự mất cân bằng giới tính hoặc các vấn
đề về ngôn ngữ và tôn giáo khi cần thiết.

Các quan hệ đối tác tương tự có thể được thí điểm ở các khu vực thành thị,
nơi đã có dày đặc các mạng xã hội thu hút sự hợp tác giữa các doanh nhân nhưng lại
thiếu các kỹ năng cơ bản. Các mạng lưới đô thị có thể được hưởng lợi từ sự tham
gia với các thành phần khác nhau và các trường trung học có thể không có ở các
vùng nông thôn.

4.2.4. Đề xuất đối với nhà nước

Nhà nước là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế để điều tiết, thúc đẩy
các hoạt động nên đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp, họ cần thực hành luật
pháp và làm theo những hướng dẫn của nhà nước một cách đúng đắn hơn hết. Tuy
vậy, khung pháp lý vẫn còn nhiều điểm chưa rõ ràng, cụ thể và chưa tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp phát triển toàn diện nên sau đây là một số kiến nghị của tác
giả tới các nhà hoạch định.

Một là, nên có những chương trình, hoạt động khuyến khích khởi nghiệp như
các cuộc thi, tháng hành động hoặc cuộc trao đổi với doanh nghiệp quốc tế về vấn
đề này. Điều này giúp thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước và tạo động lực cho
86

các doanh nhân khởi nghiệp tiếp tục xây dựng, có nền tảng vững chắc và đảm bảo
cơ hội tiếp xúc nguồn vốn liên tục để kinh doanh. Ngoài ra, nhà nước có thể tạo nên
những quỹ đầu tư cho khởi nghiệp riêng cho từng ngành nghề để mỗi dự án khởi
nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn cạnh tranh.

Hai là, những khung pháp lý nên được sửa đổi kịp thời, cập nhật theo sự biến
động của thị trường để tạo tiền đề cho các doanh nghiệp phát triển, không bị ngăn
cản bởi chính quốc gia của dự án. Pháp luật cần quy định rõ ràng và cụ thể hơn về
khởi nghiệp và mức ưu đãi, xử phạt nhất định để đảm bảo các doanh nghiệp tuân
thủ, không làm ảnh hưởng tới sự nghiêm minh của quốc gia. Nhà nước cần tiếp tục
hoàn thiện, nghiên cứu, ban hành mới, bổ sung các cơ chế, chính sách cần thiết để
hỗ trợ, thúc đẩy môi trường khởi nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi trong việc thu hút
nguồn tài chính nhằm đảm bảo cho các DN khởi nghiệp nghiệp có thể trụ vững.
Ngoài ra, quốc gia có thể áp dụng cơ chế tài chính, chính sách thuế đặc thù đối với
các tổ chức, cá nhân có hoạt động khởi nghiệp hoặc đầu tư cho DN khởi nghiệp
được áp dụng chính sách ưu đãi đầu tư, ưu đãi thuế đối với DN khoa học và công
nghệ…

Ba là, thị trường tài chinh cần được phát triển kịp thời nhằm đa dạng hóa
kênh huy động vốn cho DNKN, phát triển sàn giao dịch chứng khoán dành cho khởi
nghiệp, giúp các DN huy động vốn trực tiếp từ xã hội, tháo gỡ khó khăn về vốn phát
triển sản xuất kinh doanh; thúc đẩy sự phát triển thị trường trái phiếu DN; chú trọng
tới việc thu hút các nhà đầu tư “thiên thần” và các Quỹ Đầu tư mạo hiểm để hỗ trợ
DNKN ở giai đoạn đầu phát triển ở Việt Nam.

Bốn là, trong các trường đại học, nghiên cứu xây dựng các chuyên ngành về
tư duy khởi nghiệp cần được đẩy mạnh nhằm hình thành và phát triển đội ngũ
chuyên gia chuyên ngành phù hợp liên quan đến việc phát triển tư duy khởi nghiệp,
phát triển ý tưởng định hướng sinh viên tham gia khởi nghiệp từ sớm, quy trình
quản lý, vận hành doanh nghiệp. Nhà trường cần đảm bảo trang bị cho đội ngũ
chuyên gia này các kiến thức và kỹ năng cần thiết về khởi nghiệp; đẩy mạnh công
tác tuyên truyền, phổ biến về các chính sách, chương trình hỗ trợ của Nhà nước, cần
87

nêu rõ tên từng ngành được ưu tiên phát triển, hỗ trợ; ngân hàng là đầu mối hỗ trợ
về vốn đối với doanh nghiệp khởi nghiệp.

Ngoài ra, chúng ta có thể thấy sự vào cuộc của Nhà nước sát sao trong việc
hỗ trợ hoạt động kinh doanh, tạo môi trường thông thoáng cho DN khởi nghiệp
thông qua Nghị quyết 35. Tuy nhiên, để Nghị định này thực sự đạt được hiệu quả,
cần có những chương trình cho vay vốn hiệu quả cho DN khởi nghiệp. Đồng thời
cần tiếp tục giảm lãi suất cho vay trung và dài hạn, tiếp tục đơn giản hóa thủ tục và
điều kiện cho vay, thực hiện những hình thức cho vay mới như cho vay theo các
chuỗi sản xuất và cung ứng, tăng cường phương thức thuê mua tài chính. Nghị
quyết 35 đã đề cập tới vấn đề này nhưng vẫn còn chung chung, cần nêu tên cụ thể
những ngân hàng sẽ cho vay vốn, cho vay bao nhiêu tiền, lãi suất ưu đãi như thế
nào…

Năm là, phát triển thêm các kênh huy động vốn mới cho doanh nghiệp khởi
nghiệp, chú trọng kênh huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán. Có thể
thấy đặc điểm của các doanh nghiệp khởi nghiệp là tạo ra dòng sản phẩm mang tính
mới, sáng tạo, thậm chí là mang tính đột phá. Chính vì vậy, đôi khi phương thức
quản lý truyền thống có thể sẽ không thích hợp đối với nhóm doanh nghiệp này.
Thậm chí những ưu đãi về thuế suất cũng không mang lại nhiều hiệu quả, hay đạt
mục đích là khuyến khích doanh nhân khởi nghiệp. Bởi lẽ hoạt động của các doanh
nghiệp này trong giai đoạn 2 - 3 năm đầu tiên kể từ khi thành lập là rất khó khăn, từ
khi đưa được sản phẩm mới đến người tiêu dùng và đến khi được thị trường chấp
nhận thì thông thường sẽ không có nhiều lợi nhuận thậm chí là thua lỗ. Do vậy, hỗ
trợ về mặt bằng sản xuất - kinh doanh thông qua các chính sách khuyến khích các
nhà đầu tư xây dựng các khu dịch vụ dùng chung cho các doanh nghiệp khởi nghiệp
như hỗ trợ một phần chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, chi phí vận hành, chi
phí thuê mặt bằng… sẽ là giải pháp góp phần giảm bớt khó khăn cho các doanh
nghiệp khởi nghiệp trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, để doanh nghiệp này phát triển
được thì việc hỗ trợ mang tính then chốt nhất vẫn là hỗ trợ về vốn, kinh nghiệm
quản lý cho các doanh nghiệp này. Do tính chất rủi ro cao của loại hình doanh
nghiệp này cho nên Nhà nước hỗ trợ trên khía cạnh đó là tạo dựng khung pháp lý:
88

(i) Bảo lãnh tín dụng cho những doanh nghiệp khởi nghiệp đi kèm các cam
kết về sử dụng khoản vay, vốn đối ứng tối thiểu…

(ii) Hình thành quỹ đầu tư khởi nghiệp và gọi vốn cộng đồng nhằm huy động
vốn cho khởi nghiệp. Cho phép hình thành các quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ thiên thần
cho doanh nghiệp khởi nghiệp như một số nước đã áp dụng.

Sáu là, nhà nước cần ban hành quy định về mô hình gọi vốn cộng đồng theo
hướng tạo khung pháp lý để quản lý, đặc biệt là mức trần đầu tư nhằm bảo vệ các
nhà đầu tư tham gia góp vốn vào các quỹ đầu tư mạo hiểm hoặc đưa ra các quy định
chỉ các nhà đầu tư chuyên nghiệp, có tiềm lực tài chính mạnh mới được tham gia
vào thị trường rủi ro này.

Như vậy, doanh nghiệp khởi nghiệp nếu phát triển thành công sẽ tạo động
lực phát triển đất nước. Tuy nhiên do tính rủi ro cao nên việc kêu gọi vốn cho các
doanh nghiệp này cũng cần thận trọng. Các giải pháp nêu trên có mối quan hệ và tác
động qua lại lẫn nhau. Do đó, việc thực hiện đồng bộ sẽ mang lại hiệu quả trong hỗ
trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, từ đó đóng góp quan trọng vào phát triển đất nước.

Trong khi toàn cầu hóa đã mở rộng biên giới của tinh thần kinh doanh, thì
loại chính sách khởi nghiệp rất phổ biến thứ tư lại tập trung vào các can thiệp của
địa phương. Storey (2003), chẳng hạn, đã xác định một số ví dụ về các loại chính
sách khởi nghiệp ngày càng phổ biến ở cấp tiểu bang, khu vực và địa phương.
Trong số những ví dụ nổi tiếng nhất về các chính sách như vậy là việc tạo ra các cơ
chế hỗ trợ chính thức và không chính thức (ví dụ: phòng thương mại và các chương
trình đào tạo), các cơ sở ươm tạo do nhà nước tài trợ và hơn hết là các công viên
khoa học, công nghệ và nghiên cứu. Gia nhập, tăng trưởng, tồn tại và cách các công
ty và ngành thay đổi theo thời gian có liên quan đến sự đổi mới. Do đó, kết quả hoạt
động của các khu vực và thậm chí toàn bộ nền kinh tế có mối liên hệ với mức độ thể
hiện tiềm năng từ đổi mới trong nền kinh tế.

4.3. Hạn chế đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo


Số lượng mẫu chưa đủ lớn nên kết quả kiểm định chưa mang tính bao quát
cho tất cả thương vụ cũng như những màn huy động vốn khác bên ngoài chương
89

trình. Chương trình khi được phát sóng đã được biên tập nội dung, hình ảnh nên ảnh
hưởng độ chính xác, liên tục trong việc thu thập và phân tích dữ liệu; dữ liệu có thể
bị ảnh hưởng bởi thiên kiến bởi những người làm chương trình muốn tập trung vào
yếu tố nhất định làm người xem chú ý. Những doanh nghiệp có nhà sáng lập mang
giới khác hai giới là nam và nữ chưa được xác định cụ thể nên chúng tôi phân loại
họ dựa trên giới tính sinh học; điều này có thể khiến cho kết quả chưa hoàn toàn
phù hợp với sự đa dạng về giới.
Nghiên cứu đã đạt được mục tiêu đề ra ban đầu. Tuy nhiên, kết quả của
nghiên cứu sẽ tốt hơn nếu có sự so sánh với các kết quả nghiên cứu của chương
trình Thương vụ bạc tỷ tại một số quốc gia khác, để tìm kiếm sự khác biệt, mang
tính đặc trưng của người Việt. Nghiên cứu chưa thực hiện việc so sánh này. Đây
cũng là một trong các hạn chế của đề tài và gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo về
chủ đề nghiên cứu về giới trong hoạt động huy động vốn ở Việt Nam.
90

KẾT LUẬN
Với phong trào khởi nghiệp tại Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ,
những vấn đề liên quan đến hoạt động huy động vốn ngày càng được quan tâm cũng
như việc xuất hiện chương trình “Thương vụ bạc tỷ”giúp các doanh nghiệp khởi
nghiệp phát triển, tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. Yếu tố ảnh hưởng tới sự thành
công trong huy động vốn của các dự án tham gia chương trình là một điều được
nhiều người quan tâm.
Đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu sự khác biệt về giới trong hoạt động huy
động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp tham dự cuộc thi Thương vụ bạc tỷ tại
Việt Nam” đã thực hiện các mục tiêu nghiên cứu. Chúng tôi đã đã thực hiện nghiên
cứu, tìm hiểu về mối quan hệ giữa các đặc điểm doanh nhân khởi nghiệp ( kinh
nghiệm, giới tính, trình độ học vốn, số lượng nhà đồng sáng lập đến khả năng huy
động vốn của doanh nhân khởi nghiệp. Từ hệ thống các mô hình và lý thuyết cơ sở
nền tảng, chúng tôi đã đưa ra mô hình tác động của của các yếu tố tới hoạt động huy
động vốncủa doannh nhân khởi nghiệp trong chương trình ‘ Thương vụ bạc tỷ” tại
Việt Nam. Mô hình này đóng góp vào cả lý luận và thực tiễn, giúp các cá nhân, tổ
chức có ý định gọi vốn bên ngoài cũng như tham gia chương trình “ Thương vụ bạc
tỷ” để gọi vốn có cái nhìn sâu hơn.
Nghiên cứu này là tiền đề cho các công trình nghiên cứu sau này của các sinh
viên, nhà khoa học và chuyên gia về sự khác biệt về giới tới khả năng huy động vốn
của doanh nhân khởi nghiệp . Mặc dù nghiên cứu này tạo ra kết quả có ý nghĩa,
nhưng bài nghiên cứu có một số hạn chế. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
chân thành của Thầy/Cô để bài nghiên cứu này được hoàn thiện hơn. Xin chân
thành cảm ơn!
91

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu tiếng Việt
Hà, B.T.T. (2017), Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, Tạp chí Công
thương, https://www.tapchicongthuong.vn/bai-viet/chinh-sach-ho-tro-doanh-
nghiep-khoi-nghiep-48131.htm
Minh, L.N.B, My, N. T. H. (2020). Nguyên nhân dẫn đến thất bại trong gọi vốn đầu
tư của các Startup trong chương trình thương vụ bạc tỷ. TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI
HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH-KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH,
15(2), 146-158.
Vân, V.T, Thúy,V.H (2020), Thực trạng hoạt động của doanh nghiệp khởi
nghiệp Việt Nam và một số giải pháp đề xuất, Tạp chí Tài chính,
https://tranquithanh.com/thuc-trang-hoat-dong-cua-doanh-nghiep-khoi-nghiep-viet-
nam-va-mot-giai-phap-de-xuat/.
Tài liệu tiếng Anh
Aldrich, H.E., 2005. Entrepreneurship. In: Smelser, N.J., Swedberg, R. (Eds.), The
Handbook of Economic Sociology, 2nd ed. Princeton University Press, Princeton,
NJ, pp. 451–477
Allen, Launching New Ventures (Boston: Houghton Mifflin, 2006).
Allison, T. H., Davis, B. C., Webb, J. W., & Short, J. C. (2017). Persuasion in
crowdfunding: An elaboration likelihood model of crowdfunding performance.
Journal of Business Venturing, 32(6), 707-725.
.Alsos, G. A., Isaksen, E. J., & Ljunggren, E. (2006). New venture financing and
subsequent business growth in men–and women-led businesses. Entrepreneurship
theory and practice, 30(5), 667-686.
Balachandra, L., Briggs, A. R., Eddleston, K., & Brush, C. (2013). Pitch like a man:
Gender stereotypes and entrepreneur pitch success. Frontiers of Entrepreneurship
Research, 33(8), 2..
Balachandra, L., Fischer, K., & Brush, C. (2021). Do (women’s) words matter? The
influence of gendered language in entrepreneurial pitching. Journal of Business
Venturing Insights, 15, e00224.
92

Bates, T. (1990). Entrepreneur human capital inputs and small business longevity.
The review of Economics and Statistics 72, 551-559.
Botelho, T.L., Abraham, M., 2017. Pursuing quality: how search costs and
uncertainty magnify gender-based double standards in a multistage evaluation
process. Adm. Sci. Q. 62 (4).
Brooks, A. W., Huang, L., Kearney, S. W., & Murray, F. E. (2014). Investors prefer
entrepreneurial ventures pitched by attractive men. Proceedings of the National
Academy of Sciences, 111(12), 4427-4431.
Brüderl, J., Preisendörfer, P., & Ziegler, R. (1992). Survival chances of newly
founded business organizations. American sociological review 57, 227-242.
Brush, C., Greene, P., Balachandra, L., & Davis, A. (2018). The gender gap in
venture capital-progress, problems, and perspectives. Venture Capital, 20(2), 115-
136.
Canning, J., Haque, M., & Wang, Y. (2012). Women at the wheel: Do female
executives drive start-up success. Dow Jones and Company.
Cicchiello, A. F., Kazemikhasragh, A., & Monferrà, S. (2020). Gender differences
in new venture financing: evidence from equity crowdfunding in Latin
America. International Journal of Emerging Markets.
Conger, J. A., & Ready, D. A. (2004). Rethinking leadership competencies. Leader
to leader, 2004(32), 41.
Croce, A., Martí, J., & Murtinu, S. (2013). The impact of venture capital on the
productivity growth of European entrepreneurial firms:‘Screening’or ‘value
added’effect?. Journal of Business Venturing, 28(4), 489-510.
Davis, B. C., Hmieleski, K. M., Webb, J. W., & Coombs, J. E. (2017). Funders'
positive affective reactions to entrepreneurs' crowdfunding pitches: The influence of
perceived product creativity and entrepreneurial passion. Journal of business
venturing, 32(1), 90-106.
Eddleston, K. A., Ladge, J. J., Mitteness, C., & Balachandra, L. (2016). Do you see
what I see? Signaling effects of gender and firm characteristics on financing
entrepreneurial ventures. Entrepreneurship Theory and Practice, 40(3), 489-514.
93

Fraser, S. (2005). Finance for small and medium-sized enterprises: A report on the
2004 UK survey of SME finances. DTI.
Gorbatai, A., and Nelson, L. 2015. Gender and the language of crowdfunding.
Available at SSRN: https://ssrn.com/abstract=2549354.
Greenberg, J., & Mollick, E. (2017). Activist choice homophily and the
crowdfunding of female founders. Administrative Science Quarterly, 62(2), 341-
374.
Hambrick, D. C., & Mason, P. A. (1984). Upper echelons: The organization as a
reflection of its top managers. Academy of management review, 9(2), 193-206.
Hsu, D. H., Roberts, E. B., & Eesley, C. E. (2007). Entrepreneurs from technology-
based universities: Evidence from MIT. Research Policy, 36, 178-198.
Hutt, R. W. and B. Thomas (1985). “Venture Capital in Arizona,” Frontiers of
Entrepreneurship Research, 155–169.
Jacobs, J.A., Gerson, K., 2004. The Time Divide: Work, Family, and Gender
Inequality. Harvard University Press.
Jensen, M., 2006. Should we stay or should we go? Accountability, status anxiety,
and client defections. Adm. Sci. Q. 51, 97–128
Johnson, M. A., Stevenson, R. M., & Letwin, C. R. (2018). A woman's place is in
the… startup! Crowdfunder judgments, implicit bias, and the stereotype content
model. Journal of Business Venturing, 33(6), 813-831.
Kacperczyk, Aleksandra J., 2012. Opportunity structures in established firms
entrepreneurship versus intrapreneurship in mutual funds. Adm. Sci. Q. 57 (3),
Kanze, D., Huang, L., Conley, M. A., & Higgins, E. T. (2018). We ask men to win
and women not to lose: Closing the gender gap in startup funding. Academy of
Management Journal, 61(2), 586-614.
Kanze, D., Conley, M. A., Okimoto, T. G., Phillips, D. J., & Merluzzi, J. (2020).
Evidence that investors penalize female founders for lack of industry fit. Science
advances, 6(48), eabd7664.
Karlin, C. A., England, P., & Richardson, M. (2002). Why do “women’s jobs” have
low pay for their educational level?. Gender Issues, 20(4), 3-22.
94

Loscocco, K. A., Robinson, J., Hall, R. H., & Allen, J. K. (1991). Gender and small
business success: An inquiry into women's relative disadvantage. Social forces,
70(1), 65-85.
MacMillan, I. C., Siegel, R., & Narasimha, P. S. (1985). Criteria used by venture
capitalists to evaluate new venture proposals. Journal of Business Venturing, 1(1),
119-128.
MacMillan, Ian C., Lauriann Zemann, and P.N. SubbaNarasimha (1987). “Criteria
Distinguishing Successful from Unsuccessful Ventures in the Venture Screening
Process,” Journal of Business Venturing 2, 123–137.
Marom, D., Robb, A., & Sade, O. (2015). Gender Dynamics in Crowdfunding
(Kickstarter): Evidence on Entrepreneurs, Investors, Deals and Taste-Based
Discrimination. Investors, Deals and Taste-Based Discrimination (December 6,
2015).
D. McClelland, The Achieving Society (New York: John Wiley, 1961)
Megginson, W.L., Weiss, K.A., 1991. Venture capitalist certification in initial
public offerings. J. Financ. 46 (3), 879–903.
McPherson, M., Smith-Lovin, L., & Cook, J. M. (2001). Birds of a feather:
Homophily in social networks. Annual review of sociology, 27(1), 415-444.

Meyskens, M., Allen, I. E., & Brush, C. G. (2011). Human capital and hybrid
ventures. In Social and sustainable entrepreneurship. Emerald Group Publishing
Limited.Bingley, pp, 51 – 72.
Murphy, P. J., Kickul, J., Barbosa, S. D., & Titus, L. (2007). Expert capital and
perceived legitimacy: Female-run entrepreneurial venture signaling and
performance. The International Journal of Entrepreneurship and Innovation, 8(2),
127-138.
Podolny, J. M. (1993). A status-based model of market competition. American
journal of sociology, 98(4), 829-872.
Prokop, J., & Wang, D. (2021). Is there a gender gap in equity-based
crowdfunding?. Small Business Economics, 1-26.
95

Riquelme, H., & Rickards, T. (1992). Hybrid conjoint analysis: An estimation probe
in new venture decisions. Journal of Business Venturing, 7(6), 505-518.
Rosti, L., & Chelli, F. (2005). Gender discrimination, entrepreneurial talent, and
self-employment. Small Business Economics, 24(2), 131-142.
J. Schumpeter, The Theory of Economic Development (Cambridge, MA: Harvard
University Press, 1934)
Shane, S., & Stuart, T. (2002). Organizational endowments and the performance of
university start-ups. Management Science, 48(1), 154-170.
Simcoe, T.S., Waguespack, D.M., 2011. Status, quality, and attention: what’s in a
(missing) name? Manage. Sci. 57, 274–290.
Stuart, T.E., Sorenson, O., 2007. Strategic networks and entrepreneurial ventures.
Strateg. Entrep. J. 1 (3–4), 211–227.
Tannen, D. (2001). You just don't understand: Women and men in conversation (p.
352).New York: Quill.
Thébaud, S., 2015. Business as plan B institutional foundations of gender inequality
in entrepreneurship across 24 industrialized countries. Adm. Sci. Q. 60, 671–711.
Tinkler, J.E., Whittington, K.B., Ku, M.C., Davies, A.R., 2015. Gender and venture
capital decision-making: the effects of technical background and social capital on
entrepreneurial evaluations. Soc. Sci. Res. 51, 1–16.
Tyebjee, Tyzoon T. and Albert V. Bruno (1981). “Venture Capital Decision
Making: Preliminary Results from Three Empirical Studies,” Frontiers of
Entrepreneurship Research, 316-334.
Tyebjee, Tyzoon T. and Albert V. Bruno (1984). “A Model of Venture Capitalist
Investment Activity,” Management Science 30, 1051-1066.
Wall Street Journal Europe, 2002. Venture capitalist: serial entrepreneurs remain
rare breed for Europe’s venture capitalists, January 11, p. 21
Wright, M., Robbie, K., & Ennew, C. (1997). Venture capitalists and serial
entrepreneurs. Journal of business venturing, 12(3), 227-249.
Yang, T., Aldrich, H.E., 2014. Who’s the boss? Explaining gender inequality in
entrepreneurial teams. Am. Sociol. Rev. 79 (2), 303–327.
96

Tài liệu khác


Youtube. (2018). TVhub. Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ mùa 1 [Shark
Tank season 1]. Retrieved January 31, 2022, from
https://www.youtube.com/playlist?list=PLLg_kRqp4DppoL5gZcc_sL2uPxJmjr6LH
Youtube. (2019). TVhub. Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ mùa 2 [Shark
Tank season 2]. Retrieved January 31, 2022, from
https://www.youtube.com/playlist?
list=PLLg_kRqp4DpoRuq6OEtK5FahMkWjNL_g
Youtube. (2020). TVhub. Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ mùa 3[Shark
Tank season 3]. Retrieved January 31, 2022, from
https://www.youtube.com/playlist?
list=PLLg_kRqp4Dppovq82yT4S3gn0EA9Ul5X8
Youtube. (2021). TVhub. Shark Tank Việt Nam - Thương vụ bạc tỷ mùa 4[Shark
Tank season 4]. Retrieved January 31, 2022, from
https://www.youtube.com/playlist?
list=PLLg_kRqp4DprfjYWdRurhyXORlYCokVwx
97

PHỤ LỤC 1
Mùa 1
Tập Startup
1 Happy Trees
Tranform Studio
EKid Studio
2 Viet Ferm
Coffee Bike
Pakme
3 Đệ nhất thanh long
Emwear
Hoa 7 ngày
4 OIC New
Adam Muzic
SuperShip
5 Tipsy Art
Atadi
Bibox
6 Tictag
Inos Nguyễn Phan
Chuỗi rửa và chăm sóc xe 5S
7 Save Your Ocean
GCallS
Peony Home
8 Bình Lan
Soya Garden
Chopp
9 My Farm Asian & Hot Food
Umbala App
V.E.O: Du lịch tình nguyện
10 Sản phẩm thông minh VH
Power Rings
Hoozing
11 Công ty Đỗ Đầu Việt Nam
LAB & OGAMI
Vườn Rau Nhà Mình
12 Phleek
Mãng Cầu Xiêm - Thuận Thiên Thành
Lên trời gọi mưa - An sinh xanh
13 Farmtech - Mạng xã hội cho nhà nông
Vina Groups - Điện tử hóa kinh tế và Tek Nails - Kềm sạch
Easy Job: Uber việc làm
14 Tayta - Mỹ nghệ thông minh
Lavita
98

Hagomi
15 GVN - Giúp Việc Nhà
Mỹ Phẩm 3C
Khu Vườn Của Mẹ: Chế phẩm Chocolate và sữa từ lúa mì
16 Thủy sản Đại Thành
I AM V
Rain Coffee
Mùa 2
1 công ty TNHH OWADA
Viralworks
TNHH Paper Color
2 Nhà hàng lẩu hấp Tân Hoàng Gia
wisepass
Công ty Cổ phần Nông sản hữu cơ Hoa Nắng
3 Công ty TNHH Thực phẩm Lê Gia
Công ty TNHH Ru9
Công ty TNHH Đồng hồ thời trang Curnon Watch
4 Bún Nguyễn Bính
Bỉm vải hiện đại Dorabe
Công ty CP Công nghệ Nhiệt Mặt Trời
5 Công ty TNHH Vina chuối
công ty CP Giai pháp chuỗi cung ứng Smartlog
công ty TOKAI
6 Công ty cổ phần Dô Ta Việt Nam
Công ty TNHH MTV CDTS- bảo hộ
Ứng dụng JobsGo
7 Công ty cổ phần công nghệ Plasma
Công ty cocolala
công ty cổ phần giải pháp SMB
8 Công ty cổ phần Abivin
talks café 100% cổ phần English
cty TNHH thiết bị bọt tuyết An Thịnh Phát
9 Thương hiệu Bống chè bưởi
Công ty 3D Factory
ShoeX
10 Thương hiệu chay Pema
Công ty Nhập vai thực tế We Escape
Công ty CP Student Life Care
11 Cty Agritelecom
cty CP Magic Book
Thương hiệu kem Takitimu
12 Trung tâm triển lãm yến sào Việt Nam VBEC
Cty Power Centric
Ứng dụng NextFit
99

13 Ứng dụng tìm trọ OHANA


Cty TNHH thực phẩm Hai Lúa
Tinh dầu Điền Trúc
14 Công ty cổ phần Viễn Thông May Mawsnn- Lucky Tel
Robot 3T- Công ty TNHH chế tạo máy 3C
Chuỗi kinh doanh phụ tùng ô tô Sendan Việt
Mùa 3
1 LUXSTAY
2 Dự án Làng chài xưa
Sử Hộ Vương
GEROBO
3 Triip
Lamita Dance Fitness
Divine Esports
4 Guộc Việt
Doanh nghiệp xã hội Rerival
Macca Đăk Lăk Nguyên Phương
5 MathMap Academi
Lass Group
EyeQ Tech
6 Tối nay ăn gì
DrExpedia
Khánh Trình
7 Bất Động Sản Sạch
Edu2Review
Be Home
8 Green Joy Straw
Mạng xã hội du lịch Libezy
Perfect (Công ty vật dụng gia đình Minh Trí)
9 Công ty cổ phần Đầu tư Rubik
Mạng xã hội du lịch Astra
My X Team
10 Datbike
Công ty cổ phần Phân bón Nhất Nông
eDoctor
11 Công ty cổ phần giáo dục quốc tế AZLOVE
Tua bin gió
R3Y
12 Công ty cổ phần giải pháp kinh doanh Lê Vũ (VUFOOD)
Dalat Foodie
Công ty Treant Protector Vietnam
13 Telepro
Lô tô online
Boom Potty
100

14 Công ty đấu giá hợp danh Lạc Việt


Công ty cổ phần Miin Việt Nam
Co-salon
15 Việc Có
Printgo
Dự an Revex
Mùa 4
1 công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ Vua Cua
công ty cổ phần Fastech Asia
WEEHOURS

2 công ty cổ phần Thiên Kim An


công ty cổ phần Công nghệ Wiibike Việt Nam
công ty cổ phần Bếp trên mây Cloud Cook
công ty cổ phần Đất Sài
3 công ty TNHH Hoa Lộc Thành
công ty TNHH Lock Cuff
Vulcan Augmestics

công ty TNHH Việt Long


4 công ty TNHH BLUSAIGON
công ty cổ phần công nghệ WEWE
công ty cổ phần Y học tái sinh Việt Nhật (JVM)

công ty TNHH WOAY

5 Petkix Corporation
công ty cổ phần giải pháp doanh nghiệp Ánh Dương
công ty TNHH Thương mại dịch vụ xuất nhập khẩu HYYH
công ty TNHH Dh Foods
6 công ty cổ phần Omnisulin Việt Nam

công ty cổ phần khai vấn và huấn luyện học tập Self Hiil
công ty cổ phần nhà thông minh AnHome
101

công ty cổ phần Bluecare


7 công ty TNHH 365 Begin

công ty cổ phần E LINK GATE


công ty TNHH Sản xuất - Kinh doanh thực phẩm chay Cây Đề

8 công ty cổ phần Austin Labs


công ty cổ phần công nghệ Cuccu.vn
công ty TNHH Nhà hàng Luminus
9 Cello Fundamento
công ty TNHH Liên kết thương mại toàn cầu
công ty cổ phần VNG Education 21

công ty cổ phần Home3d.vn

10 công ty TNHH Công nghệ phát triển iGreen

công ty cổ phần và đầu tư Namaste


công ty cổ phần CNV Holdings

công ty TNHH Jackma Homestay


11 công ty cổ phần Công nghệ ECRM.VN

công ty TNHH EIY


công ty TNHH đầu tư và phát triển giáo dục Dura Việt Nam
102

12 công ty cổ phần Coziland


công ty cổ phần giải pháp chuyên gia Star Global 3D
công ty cổ phần Ứng dụng Di động Xanh
13 công ty TNHH NPH Thế giới số
công ty cổ phần tư vấn đầu tư và dịch vụ nông nghiệp Việt Nam
công ty cổ phần công nghệ Pety

14 công ty cổ phần Mực nhảy biển Đông


công ty cổ phần Social Revolution
công ty cổ phần URRA Việt Nam
15 công ty cổ phần iAl

công ty TNHH Sản xuất thiết bị và phần mềm iCare


công ty TNHH Medigo Software
công ty cổ phần Đầu tư Say mê
16 LMS ACADEMY
103

PHỤ LỤC 2
KẾT QUẢ TỪ PHẦN MỀM STATA16
Thống kê mô tả
Variable | Obs Mean Std. Dev. Min Max

-------------+---------------------------------------------------------

in_agri | 187 .0909091 .2882515 0 1

in_tourism | 187 .0374332 .1903303 0 1

in_software | 187 .0962567 .2957347 0 1

team_male | 187 1.058824 .7271721 0 5

team_size | 187 1.55615 .7411138 1 5

-------------+---------------------------------------------------------

team_female | 187 .4973262 .6167408 0 2

team_edu | 187 .6256684 1.135443 0 4

team_specedu | 52 .4807692 .5045046 0 1

pit_mvp | 187 .6096257 .4891438 0 1

pit_person | 187 1.347594 .5506908 1 3

-------------+---------------------------------------------------------

pit_male | 187 .9358289 .6443716 0 3

pit_female | 187 .4171123 .574855 0 2

qna_time | 184 9.380435 6.217976 2 77

team_found~e | 126 .2777778 .4496913 0 1

offer_dummy | 187 .7433155 .4379764 0 1

-------------+---------------------------------------------------------

offer_mone~e | 139 9.896667 27.39976 1 300

offer_equi~e | 134 34.19415 16.72045 0 99

qna_question | 187 3.734135 1.488165 1.25 9

offer_addc~n | 187 .4385027 .4975358 0 1

offer_coin~t | 187 .2085561 .407367 0 1

-------------+---------------------------------------------------------

shark_posi~e | 187 .1550802 .3629529 0 1

deal_success | 187 .5935829 .4924827 0 1

deal_equity | 109 29.60459 15.28858 0 80

deal_money | 112 9.859044 28.92163 .36 300


104

deal_noinv~r | 108 1.351852 .6601446 1 5

-------------+---------------------------------------------------------

deal_femal~r | 111 .2972973 .4785317 0 2

Thổng kê tần số

in_agri | Freq. Percent Cum.


------------+-----------------------------------
0 | 170 90.91 90.91
1 | 17 9.09 100.00
------------+-----------------------------------
Total | 187 100.00

in_agri | Freq. Percent Cum.


------------+-----------------------------------
0 | 170 90.91 90.91
1 | 17 9.09 100.00
------------+-----------------------------------
Total | 187 100.00

in_agri | Freq. Percent Cum.


------------+-----------------------------------
0 | 170 90.91 90.91
1 | 17 9.09 100.00
------------+-----------------------------------
Total | 187 100.00

team_size | Freq. Percent Cum.


------------+-----------------------------------
1 | 105 56.15 56.15
2 | 65 34.76 90.91
3 | 13 6.95 97.86
4 | 3 1.60 99.47
5 | 1 0.53 100.00
------------+-----------------------------------
Total | 187 100.00

team_male | Freq. Percent Cum.


------------+-----------------------------------
0 | 34 18.18 18.18
1 | 115 61.50 79.68
2 | 33 17.65 97.33
3 | 4 2.14 99.47
5 | 1 0.53 100.00
------------+-----------------------------------
Total | 187 100.00

team_female | Freq. Percent Cum.


------------+-----------------------------------
0 | 106 56.68 56.68
1 | 69 36.90 93.58
2 | 12 6.42 100.00
------------+-----------------------------------
Total | 187 100.00

| team_male
105

team_size | 0 1 2 3 5 | Total
-----------+-------------------------------------------------------+----------
1 | 28 77 0 0 0 | 105
2 | 6 34 25 0 0 | 65
3 | 0 4 6 3 0 | 13
4 | 0 0 2 1 0 | 3
5 | 0 0 0 0 1 | 1
-----------+-------------------------------------------------------+----------
Total | 34 115 33 4 1 | 187

| team_female
team_size | 0 1 2 | Total
-----------+---------------------------------+----------
1 | 77 28 0 | 105
2 | 25 34 6 | 65
3 | 3 6 4 | 13
4 | 0 1 2 | 3
5 | 1 0 0 | 1
-----------+---------------------------------+----------
Total | 106 69 12 | 187

deal_noinv | deal_femaleinvestor
estor | 0 1 2 | Total
-----------+---------------------------------+----------
1 | 60 18 0 | 78
2 | 14 10 0 | 24
3 | 3 2 0 | 5
5 | 0 0 1 | 1
-----------+---------------------------------+----------
Total | 77 30 1 | 108

offer_dummy | Freq. Percent Cum.


------------+-----------------------------------
0 | 48 25.67 25.67
1 | 139 74.33 100.00
------------+-----------------------------------
Total | 187 100.00

deal_succes |
s | Freq. Percent Cum.
------------+-----------------------------------
0 | 76 40.64 40.64
1 | 111 59.36 100.00
------------+-----------------------------------
Total | 187 100.00

team_edu | Freq. Percent Cum.


------------+-----------------------------------
0 | 139 74.33 74.33
1 | 2 1.07 75.40
2 | 29 15.51 90.91
3 | 11 5.88 96.79
4 | 6 3.21 100.00
------------+-----------------------------------
Total | 187 100.00

team_speced |
u | Freq. Percent Cum.
------------+-----------------------------------
0 | 27 51.92 51.92
1 | 25 48.08 100.00
------------+-----------------------------------
106

Total | 52 100.00

Kiểm định tương quan

| deal_s~s deal_e~y deal_m~y deal_n~r deal_f~r deal_i~y in_agri


-------------+---------------------------------------------------------------
deal_success | 1.0000
|
|
deal_equity | -0.0404 1.0000
| 0.6763
|
deal_money | -0.0054 -0.0253 1.0000
| 0.9549 0.7938
|
deal_noinv~r | 0.0518 0.1025 0.1078 1.0000
| 0.5947 0.2980 0.2666
|
deal_femal~r | 0.0595 0.2040 -0.0788 0.3177 1.0000
| 0.5350 0.0342 0.4110 0.0008
|
deal_inves~y | 0.3042 0.0287 0.0876 0.0456 -0.1742 1.0000
| 0.0005 0.7677 0.3605 0.6408 0.0688
|
in_agri | -0.0413 0.1830 -0.0489 0.0935 0.1610 -0.0488 1.0000
| 0.5745 0.0568 0.6089 0.3359 0.0913 0.5832
|
in_Ed | -0.0542 0.0068 -0.0483 0.0880 0.0715 0.1119 -0.0900
| 0.4613 0.9440 0.6130 0.3653 0.4559 0.2069 0.2208
|
in_fnb | 0.0447 0.1031 0.2089 -0.0521 -0.0254 0.0207 -0.1184
| 0.5438 0.2859 0.0270 0.5925 0.7912 0.8163 0.1065
|
in_truyent~g | -0.0886 . . . . -0.0647 -0.0232
| 0.2278 . . . . 0.4664 0.7528
|
in_logistic | 0.0190 0.0260 -0.0298 -0.0736 -0.0845 0.0398 -0.0404
| 0.7963 0.7883 0.7553 0.4493 0.3777 0.6543 0.5832
|
in_tourism | 0.0485 -0.1482 0.0633 0.0161 -0.0444 -0.0627 -0.0624
| 0.5101 0.1241 0.5070 0.8683 0.6439 0.4802 0.3965
|
in_medtech | 0.0218 0.0383 0.0020 0.0880 -0.0063 0.0816 -0.0791
| 0.7674 0.6927 0.9830 0.3653 0.9476 0.3582 0.2821
|
in_fintech | -0.0282 -0.0414 0.0346 0.0310 -0.0845 -0.0050 -0.0468
| 0.7019 0.6693 0.7171 0.7503 0.3777 0.9550 0.5252
|
in_ecom | -0.0965 -0.0301 -0.0005 -0.0736 -0.0845 -0.0627 -0.0576
| 0.1890 0.7557 0.9957 0.4493 0.3777 0.4802 0.4338
|
in_software | 0.0855 -0.2412 -0.0247 -0.1548 -0.0509 0.1107 -0.1032
| 0.2448 0.0115 0.7957 0.1097 0.5960 0.2118 0.1599
|
St_location | 0.1376 0.1172 0.2123 0.1596 0.0739 0.1782 0.3892
| 0.1576 0.3486 0.0822 0.2006 0.5490 0.1027 0.0000
|
st_registed | 0.0319 -0.1024 0.0442 0.0298 0.0038 0.1536 -0.0406
| 0.6697 0.3012 0.6514 0.7651 0.9694 0.0886 0.5873
|
st_techbased | -0.0119 -0.2332 0.0940 0.0819 -0.0051 0.0504 -0.2343
| 0.8713 0.0147 0.3241 0.3993 0.9573 0.5708 0.0012
|
team_size | 0.0187 -0.0044 0.0560 -0.0944 0.0067 0.0724 0.0137
| 0.7998 0.9634 0.5574 0.3312 0.9446 0.4149 0.8521
|
team_male | 0.0671 -0.0909 -0.0849 -0.0285 0.0105 0.0362 -0.0513
| 0.3614 0.3474 0.3733 0.7697 0.9125 0.6836 0.4856
|
team_female | -0.0567 0.1132 0.1827 -0.0844 -0.0051 0.0468 0.0770
| 0.4408 0.2414 0.0538 0.3851 0.9573 0.5985 0.2950
|
107

team_edu | 0.1111 0.0666 0.0244 0.1038 0.0363 0.1170 -0.0105


| 0.1302 0.4917 0.7983 0.2850 0.7056 0.1866 0.8871
|
team_specedu | -0.1519 -0.2241 0.2735 0.3678 -0.1869 -0.0786 -0.0527
| 0.2822 0.1762 0.0966 0.0273 0.2680 0.6164 0.7105
|
pit_tech | 0.0515 -0.1574 0.1423 0.0256 -0.2089 0.0625 0.0400
| 0.5129 0.1277 0.1622 0.8068 0.0400 0.5069 0.6114
|
pit_money | -0.0890 0.0109 0.0923 0.0491 0.1370 0.0827 -0.0474
| 0.2282 0.9107 0.3355 0.6154 0.1534 0.3535 0.5218
|
pit_equity | -0.0697 0.0656 0.0864 0.1037 0.1220 0.0610 0.0530
| 0.3456 0.4999 0.3674 0.2878 0.2042 0.4938 0.4735
|
pit_mvp | -0.0596 -0.0780 0.0231 -0.0149 0.0259 0.0403 0.1005
| 0.4181 0.4202 0.8087 0.8786 0.7870 0.6502 0.1710
|
pit_person | 0.0281 -0.0054 0.1566 -0.0019 -0.0316 0.1055 -0.0985
| 0.7027 0.9556 0.0991 0.9841 0.7418 0.2343 0.1797
|
pit_male | 0.0529 -0.0868 -0.0611 0.0143 -0.0030 0.0978 -0.1132
| 0.4720 0.3695 0.5221 0.8833 0.9754 0.2700 0.1231
|
pit_female | -0.0437 0.1026 0.2258 -0.0196 -0.0266 -0.0141 0.0295
| 0.5529 0.2883 0.0167 0.8402 0.7813 0.8744 0.6886
|
pit_male | 0.0529 -0.0868 -0.0611 0.0143 -0.0030 0.0978 -0.1132
| 0.4720 0.3695 0.5221 0.8833 0.9754 0.2700 0.1231
|
st_totalas~t | -0.2935 -1.0000 -1.0000 . . -0.1158 .
| 0.5229 1.0000 1.0000 . . 0.8529 .
|
st_raiisef~e | 0.0726 -0.2397 0.1578 -0.0986 -0.0986 0.0435 -0.0642
| 0.3855 0.0262 0.1419 0.3722 0.3637 0.6593 0.4432
|
offer_dummy | 0.7102 . . . . 0.2450 -0.0697
| 0.0000 . . . . 0.0051 0.3433
|
offer_mone~e | -0.0369 0.0046 0.9816 0.0888 -0.0730 0.0920 -0.0198
| 0.6665 0.9622 0.0000 0.3607 0.4466 0.3258 0.8172
|

| in_Ed in_fnb in_tru~g in_log~c in_tou~m in_med~h in_fin~h


-------------+---------------------------------------------------------------
in_Ed | 1.0000
|
|
in_fnb | -0.1065 1.0000
| 0.1467
|
in_truyent~g | -0.0209 -0.0275 1.0000
| 0.7769 0.7091
|
in_logistic | -0.0363 -0.0478 -0.0094 1.0000
| 0.6216 0.5158 0.8988
|
in_tourism | -0.0561 -0.0739 -0.0145 -0.0252 1.0000
| 0.4457 0.3151 0.8443 0.7323
|
in_medtech | -0.0711 -0.0936 -0.0183 -0.0319 -0.0493 1.0000
| 0.3334 0.2025 0.8034 0.6645 0.5028
|
in_fintech | -0.0421 -0.0554 -0.0108 -0.0189 -0.0292 -0.0370 1.0000
| 0.5676 0.4517 0.8829 0.7976 0.6920 0.6155
|
in_ecom | -0.0518 -0.0682 -0.0133 -0.0232 -0.0359 -0.0455 -0.0269
| 0.4814 0.3538 0.8561 0.7521 0.6257 0.5362 0.7146
|
in_software | -0.0928 -0.1222 -0.0239 -0.0417 -0.0644 -0.0816 -0.0483
| 0.2063 0.0956 0.7451 0.5712 0.3815 0.2670 0.5120
|
St_location | -0.0794 -0.0014 -0.0734 0.0183 0.2635 -0.0037 0.0226
| 0.4163 0.9884 0.4526 0.8513 0.0061 0.9698 0.8176
|
108

st_registed | 0.0060 0.1118 0.0224 0.0390 -0.0436 -0.0913 0.0452


| 0.9361 0.1340 0.7646 0.6020 0.5597 0.2216 0.5458
|
st_techbased | -0.1484 -0.2467 0.0669 0.1166 0.0103 0.1826 0.1350
| 0.0427 0.0007 0.3627 0.1121 0.8889 0.0124 0.0655
|
team_size | 0.1158 -0.0174 0.0440 -0.0385 0.0422 0.0579 0.0888
| 0.1144 0.8128 0.5496 0.6009 0.5664 0.4314 0.2269
|
team_male | 0.0890 -0.1202 -0.0059 0.0483 0.0617 0.0111 0.0390
| 0.2258 0.1013 0.9356 0.5113 0.4016 0.8806 0.5964
|
team_female | 0.0343 0.1207 0.0599 -0.1032 -0.0220 0.0565 0.0607
| 0.6415 0.0997 0.4153 0.1597 0.7646 0.4424 0.4090
|
team_edu | 0.0402 -0.0631 0.1537 0.0046 0.1398 0.2231 0.1142
| 0.5848 0.3907 0.0357 0.9499 0.0563 0.0021 0.1198
|
team_specedu | 0.0111 -0.3139 0.1455 0.1455 -0.2381 0.2549 0.2078
| 0.9377 0.0235 0.3033 0.3033 0.0892 0.0683 0.1393
|
pit_tech | -0.2093 -0.2877 0.0355 0.0619 0.0156 -0.0727 0.0717
| 0.0071 0.0002 0.6514 0.4308 0.8424 0.3550 0.3613
|
pit_money | 0.0524 -0.0270 0.0135 0.0235 0.0363 0.0460 0.0272
| 0.4788 0.7152 0.8553 0.7508 0.6237 0.5338 0.7131
|
pit_equity | 0.0477 -0.0417 0.0123 0.0214 0.0331 0.0419 0.0248
| 0.5192 0.5726 0.8682 0.7725 0.6551 0.5711 0.7378
|
pit_mvp | -0.1472 0.1328 -0.0916 0.1022 -0.1887 -0.1261 -0.1090
| 0.0443 0.0700 0.2123 0.1641 0.0097 0.0856 0.1376
|
pit_person | 0.0789 0.0002 0.0871 -0.0033 -0.1248 0.1314 0.1083
| 0.2829 0.9983 0.2359 0.9641 0.0888 0.0729 0.1400
|
pit_male | 0.0916 -0.1146 0.0073 0.0790 -0.0241 0.0603 0.0723
| 0.2122 0.1183 0.9208 0.2826 0.7429 0.4121 0.3256
|
pit_female | -0.0298 0.1251 0.0745 -0.0929 -0.0943 0.0560 0.0214
| 0.6860 0.0879 0.3106 0.2060 0.1991 0.4468 0.7715
|
pit_male | 0.0916 -0.1146 0.0073 0.0790 -0.0241 0.0603 0.0723
| 0.2122 0.1183 0.9208 0.2826 0.7429 0.4121 0.3256
|
st_totalas~t | . . -0.0589 . . . .
| . . 0.9002 . . . .
|
st_raiisef~e | 0.0484 -0.0723 0.1223 -0.0991 0.1560 0.0089 -0.0243
| 0.5632 0.3874 0.1430 0.2358 0.0610 0.9154 0.7714
|
offer_dummy | -0.1119 -0.0409 -0.1248 0.0750 0.1159 -0.0612 -0.0824
| 0.1272 0.5787 0.0888 0.3074 0.1142 0.4053 0.2625
|
offer_mone~e | -0.0505 0.2044 . -0.0325 0.0398 -0.0136 0.0325
| 0.5546 0.0158 . 0.7038 0.6418 0.8733 0.7037
|

| in_ecom in_sof~e St_loc~n st_reg~d st_tec~d team_s~e team_m~e


-------------+---------------------------------------------------------------
in_ecom | 1.0000
|
|
in_software | -0.0594 1.0000
| 0.4192
|
St_location | -0.0886 -0.1285 1.0000
| 0.3642 0.1872
|
st_registed | 0.0557 0.0999 0.0777 1.0000
| 0.4567 0.1809 0.4306
|
st_techbased | 0.1662 0.2979 -0.1387 0.0116 1.0000
| 0.0230 0.0000 0.1541 0.8771
|
109

team_size | -0.0549 0.0488 -0.1044 -0.0520 -0.0832 1.0000


| 0.4556 0.5072 0.2846 0.4871 0.2575
|
team_male | 0.0271 0.1235 -0.1247 0.1046 0.0296 0.6473 1.0000
| 0.7130 0.0921 0.2006 0.1612 0.6874 0.0000
|
team_female | -0.0979 -0.0870 0.0253 -0.1877 -0.1349 0.4385 -0.4012
| 0.1826 0.2364 0.7960 0.0114 0.0656 0.0000 0.0000
|
team_edu | -0.1006 -0.0362 0.1124 -0.0982 0.0302 0.0698 -0.0188
| 0.1707 0.6226 0.2491 0.1883 0.6818 0.3422 0.7988
|
team_specedu | . 0.2571 -0.1818 -0.2000 0.1706 0.0765 0.2038
| . 0.0657 0.3278 0.1638 0.2265 0.5896 0.1474
|
pit_tech | 0.0884 0.1331 0.0170 -0.0864 0.3376 0.0848 0.1655
| 0.2602 0.0892 0.8673 0.2805 0.0000 0.2801 0.0342
|
pit_money | 0.0335 0.0582 0.0360 -0.0563 0.0149 0.0127 -0.0678
| 0.6506 0.4310 0.7138 0.4539 0.8405 0.8640 0.3591
|
pit_equity | 0.0305 0.0530 0.1262 -0.0513 0.0470 -0.0109 -0.0771
| 0.6801 0.4735 0.1975 0.4955 0.5252 0.8826 0.2972
|
pit_mvp | -0.2275 -0.0362 -0.0147 -0.0020 -0.1581 -0.1098 -0.1316
| 0.0017 0.6231 0.8803 0.9783 0.0307 0.1348 0.0726
|
pit_person | -0.0047 0.0245 -0.1223 -0.0252 0.0693 0.6303 0.4454
| 0.9488 0.7389 0.2097 0.7361 0.3458 0.0000 0.0000
|
pit_male | 0.0654 0.1172 -0.0997 0.1229 0.1595 0.3228 0.8113
| 0.3739 0.1101 0.3067 0.0993 0.0292 0.0000 0.0000
|
pit_female | -0.0795 -0.1109 -0.0039 -0.1604 -0.1226 0.2476 -0.4834
| 0.2792 0.1306 0.9684 0.0310 0.0946 0.0006 0.0000
|
pit_male | 0.0654 0.1172 -0.0997 0.1229 0.1595 0.3228 0.8113
| 0.3739 0.1101 0.3067 0.0993 0.0292 0.0000 0.0000
|
st_totalas~t | -0.2081 -0.1708 -0.4030 . 0.2560 0.1947 -0.1685
| 0.6543 0.7143 0.5970 . 0.5795 0.6757 0.7180
|
st_raiisef~e | 0.0336 0.2524 -0.0518 0.0882 0.1284 0.0187 0.0157
| 0.6882 0.0022 0.6395 0.2984 0.1237 0.8232 0.8515
|
offer_dummy | -0.1014 0.0257 0.0389 0.0010 0.0291 0.0612 0.1152
| 0.1672 0.7265 0.6910 0.9893 0.6930 0.4053 0.1165
|
offer_mone~e | -0.0060 -0.0339 0.2222 0.0521 0.0953 0.0040 -0.0902
| 0.9444 0.6920 0.0398 0.5517 0.2646 0.9632 0.2912
|

| te~emale team_edu team_s~u pit_tech pit_mo~y pit_eq~y pit_mvp


-------------+---------------------------------------------------------------
team_female | 1.0000
|
|
team_edu | 0.1060 1.0000
| 0.1486
|
team_specedu | -0.1128 0.1498 1.0000
| 0.4258 0.2892
|
pit_tech | -0.0912 0.0040 0.1833 1.0000
| 0.2453 0.9590 0.2073
|
pit_money | 0.0964 0.1009 0.1347 0.0842 1.0000
| 0.1917 0.1716 0.3409 0.2837
|
pit_equity | 0.0786 0.0919 . 0.1081 0.9103 1.0000
| 0.2874 0.2135 . 0.1685 0.0000
|
pit_mvp | 0.0233 -0.1387 -0.1505 0.1115 -0.0229 -0.0664 1.0000
| 0.7521 0.0584 0.2868 0.1551 0.7565 0.3695
|
110

pit_person | 0.2323 0.0029 0.3794 0.0321 0.0581 0.0427 -0.1322


| 0.0014 0.9691 0.0055 0.6829 0.4322 0.5634 0.0712
|
pit_male | -0.5686 -0.0551 0.2580 0.1546 -0.0644 -0.0673 -0.0799
| 0.0000 0.4542 0.0648 0.0481 0.3835 0.3626 0.2770
|
pit_female | 0.8675 0.0758 0.0603 -0.1342 0.1319 0.1201 -0.0297
| 0.0000 0.3027 0.6712 0.0868 0.0735 0.1036 0.6871
|
pit_male | -0.5686 -0.0551 0.2580 0.1546 -0.0644 -0.0673 -0.0799
| 0.0000 0.4542 0.0648 0.0481 0.3835 0.3626 0.2770
|
st_totalas~t | 0.4994 -0.0589 . . 0.2560 0.2560 0.3952
| 0.2539 0.9002 . . 0.5795 0.5795 0.3803
|
st_raiisef~e | 0.0038 0.0577 -0.1158 0.0932 -0.0072 0.0476 0.0010
| 0.9634 0.4908 0.4652 0.2824 0.9317 0.5696 0.9901
|
offer_dummy | -0.0623 0.1085 -0.1164 0.0819 -0.0368 -0.0207 -0.0436
| 0.3972 0.1395 0.4110 0.2971 0.6194 0.7798 0.5534
|
offer_mone~e | 0.1164 0.0148 -0.0697 0.0620 -0.0598 0.0672 0.0394
| 0.1722 0.8624 0.6608 0.4938 0.4857 0.4335 0.6450
|

| pit_pe~n pit_male pit_fe~e pit_male st_tot~t st_rai~e offer_~y


-------------+---------------------------------------------------------------
pit_person | 1.0000
|
|
pit_male | 0.5480 1.0000
| 0.0000
|
pit_female | 0.3378 -0.5950 1.0000
| 0.0000 0.0000
|
pit_male | 0.5480 1.0000 -0.5950 1.0000
| 0.0000 0.0000 0.0000
|
st_totalas~t | 0.3522 -0.2081 0.4994 -0.2081 1.0000
| 0.4385 0.6543 0.2539 0.6543
|
st_raiisef~e | 0.0125 0.0846 -0.0597 0.0846 -0.1779 1.0000
| 0.8817 0.3116 0.4753 0.3116 0.7027
|
offer_dummy | 0.0153 0.0556 -0.0423 0.0556 -0.4743 0.0487 1.0000
| 0.8358 0.4496 0.5659 0.4496 0.2822 0.5605
|
offer_mone~e | 0.0978 -0.0544 0.1565 -0.0544 -0.2671 0.0243 .
| 0.2523 0.5245 0.0658 0.5245 0.7329 0.8021 .
|

| of~eyave
-------------+---------
offer_mone~e | 1.0000
|
|

Mô hình hổi quy


-------------------------------------------------------------------------------------
offer_dummy | Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval]
------------------------+----------------------------------------------------------------
in_agri | -.319056 1.60263 -0.20 0.842 -3.460153 2.822041
in_truyenthong | 0 (omitted)
in_tourism | 0 (omitted)
in_software | 0 (omitted)
team_size | .2358406 .7350834 0.32 0.748 -1.204896 1.676578
team_femaledmmy | -18.25036 4541.596 -0.00 0.997 -8919.615 8883.114
team_edu | -.1704495 .6051575 -0.28 0.778 -1.356536 1.015637
team_specedu | -.8836687 1.243317 -0.71 0.477 -3.320525 1.553188
pit_femaledmmy | 17.0388 4541.596 0.00 0.997 -8884.325 8918.403
team_foundingexperience | 0 (omitted)
_cons | 2.502082 1.614687 1.55 0.121 -.662646 5.666811
-----------------------------------------------------------------------------------------
111

-----------------------------------------------------------------------------------------
offer_moneyave | Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]
------------------------+----------------------------------------------------------------
in_agri | 15.70912 4.242546 3.70 0.002 6.79586 24.62238
in_truyenthong | 0 (omitted)
in_tourism | 10.10832 5.068431 1.99 0.061 -.5400582 20.7567
in_software | 8.299389 5.606322 1.48 0.156 -3.479058 20.07784
team_size | -4.6771 2.137991 -2.19 0.042 -9.168852 -.1853482
team_femaledmmy | -13.13871 8.655943 -1.52 0.146 -31.32417 5.046747
team_edu | 1.028458 1.04635 0.98 0.339 -1.169842 3.226758
team_specedu | -5.450489 2.828426 -1.93 0.070 -11.39279 .4918133
pit_femaledmmy | 8.796695 9.184739 0.96 0.351 -10.49972 28.09312
team_foundingexperience | -.885537 3.68322 -0.24 0.813 -8.623696 6.852622
_cons | 13.02142 3.337728 3.90 0.001 6.009115 20.03373
------------------------+----------------------------------------------------------------
/sigma | 6.431748 .8752499 4.592916 8.27058
-----------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------
offer_equityave | Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]
------------------------+----------------------------------------------------------------
in_agri | 6.967408 8.422503 0.83 0.420 -10.80252 24.73734
in_truyenthong | 0 (omitted)
in_tourism | 5.752039 14.79844 0.39 0.702 -25.46993 36.97401
in_software | -10.03944 10.78318 -0.93 0.365 -32.78995 12.71108
team_size | -7.575974 4.258399 -1.78 0.093 -16.56041 1.408461
team_femaledmmy | -10.87061 20.84674 -0.52 0.609 -54.85339 33.11217
team_edu | 3.722144 2.428244 1.53 0.144 -1.401002 8.84529
team_specedu | -4.065325 5.45017 -0.75 0.466 -15.56418 7.433529
pit_femaledmmy | 18.00703 20.42153 0.88 0.390 -25.07864 61.0927
team_foundingexperience | 5.173933 7.109374 0.73 0.477 -9.825534 20.1734
_cons | 37.26349 6.420075 5.80 0.000 23.71831 50.80866
------------------------+----------------------------------------------------------------
/sigma | 12.36599 1.714792 8.748093 15.98388
-----------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------
offer_addcondition | Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval]
------------------------+----------------------------------------------------------------
in_agri | -.4836937 1.271173 -0.38 0.704 -2.975146 2.007759
in_truyenthong | 0 (omitted)
in_tourism | 0 (omitted)
in_software | -.820625 1.790804 -0.46 0.647 -4.330537 2.689287
team_size | .8373229 .7124068 1.18 0.240 -.5589687 2.233615
team_femaledmmy | -14.97417 3171.33 -0.00 0.996 -6230.667 6200.719
team_edu | -.2632591 .4216985 -0.62 0.532 -1.089773 .5632548
team_specedu | -1.540967 1.057626 -1.46 0.145 -3.613877 .5319428
pit_femaledmmy | 13.74502 3171.33 0.00 0.997 -6201.948 6229.438
team_foundingexperience | 1.443689 1.295998 1.11 0.265 -1.09642 3.983797
_cons | -.2302865 1.084535 -0.21 0.832 -2.355936 1.895363
-----------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------
deal_success | Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval]
------------------------+----------------------------------------------------------------
in_agri | -1.329928 1.461234 -0.91 0.363 -4.193893 1.534037
in_truyenthong | 0 (omitted)
in_tourism | -1.549504 1.756481 -0.88 0.378 -4.992143 1.893135
in_software | 0 (omitted)
team_size | .3936648 .6715395 0.59 0.558 -.9225284 1.709858
team_femaledmmy | -16.11627 3273.391 -0.00 0.996 -6431.845 6399.612
team_edu | -.3383601 .4156626 -0.81 0.416 -1.153044 .4763237
team_specedu | -1.443922 1.126742 -1.28 0.200 -3.652296 .7644523
pit_femaledmmy | 15.5095 3273.391 0.00 0.996 -6400.219 6431.238
team_foundingexperience | 0 (omitted)
_cons | 1.93914 1.317974 1.47 0.141 -.6440411 4.522321
-----------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------
deal_equity | Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]
------------------------+----------------------------------------------------------------
in_agri | 11.89414 8.435688 1.41 0.180 -6.198614 29.98689
in_truyenthong | 0 (omitted)
in_tourism | 13.05843 13.80556 0.95 0.360 -16.55156 42.66841
in_software | -20.99106 10.04901 -2.09 0.055 -42.54404 .5619209
team_size | -2.691374 4.244667 -0.63 0.536 -11.79528 6.412531
team_femaledmmy | -13.12086 19.74735 -0.66 0.517 -55.47471 29.23299
team_edu | 5.158123 2.522258 2.05 0.060 -.2515834 10.56783
112

team_specedu | -1.413249 5.781088 -0.24 0.810 -13.81245 10.98595


pit_femaledmmy | 9.335597 19.86903 0.47 0.646 -33.27923 51.95043
team_foundingexperience | 3.861228 7.163529 0.54 0.598 -11.50301 19.22547
_cons | 26.10958 6.420558 4.07 0.001 12.33886 39.88031
------------------------+----------------------------------------------------------------
/sigma | 11.4231 1.68419 7.810875 15.03533
-----------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------
deal_money | Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]
------------------------+----------------------------------------------------------------
in_agri | 1.607031 2.241056 0.72 0.485 -3.199557 6.413618
in_truyenthong | 0 (omitted)
in_tourism | 2.852955 3.667637 0.78 0.450 -5.013343 10.71925
in_software | .3150688 2.669657 0.12 0.908 -5.410777 6.040914
team_size | .1505451 1.127654 0.13 0.896 -2.268032 2.569123
team_femaledmmy | -12.35003 5.246155 -2.35 0.034 -23.60191 -1.098149
team_edu | 1.339788 .6700726 2.00 0.065 -.0973749 2.776951
team_specedu | -2.377357 1.535825 -1.55 0.144 -5.671375 .916661
pit_femaledmmy | 12.71493 5.278481 2.41 0.030 1.393717 24.03615
team_foundingexperience | 6.225569 1.90309 3.27 0.006 2.143847 10.30729
_cons | 1.481054 1.705709 0.87 0.400 -2.177329 5.139436
------------------------+----------------------------------------------------------------
/sigma | 3.034709 .4474274 2.075072 3.994345
-----------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------
deal_noinvestor | Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]
------------------------+----------------------------------------------------------------
in_agri | .0804049 .4876584 0.16 0.872 -.9821115 1.142921
in_truyenthong | 0 (omitted)
in_tourism | .1310254 .7736784 0.17 0.868 -1.554675 1.816726
in_software | -.4983623 .5740866 -0.87 0.402 -1.749189 .7524649
team_size | .1577317 .2607344 0.60 0.556 -.4103597 .7258231
team_femaledmmy | .3335767 1.093679 0.31 0.766 -2.049346 2.716499
team_edu | -.0817269 .1697957 -0.48 0.639 -.45168 .2882262
team_specedu | 1.381238 .3326693 4.15 0.001 .6564133 2.106062
pit_femaledmmy | -1.437777 1.125271 -1.28 0.226 -3.889532 1.013977
team_foundingexperience | -1.192597 .4009265 -2.97 0.012 -2.066141 -.3190531
_cons | 1.657712 .3568951 4.64 0.001 .8801043 2.43532
------------------------+----------------------------------------------------------------
/sigma | .6264374 .0966592 .4158351 .8370396
-----------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------
deal_femaleinvestor | Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]
------------------------+----------------------------------------------------------------
in_agri | 1.329413 . . . . .
in_truyenthong | 0 (omitted)
in_tourism | 2.519195 . . . . .
in_software | -6.654684 . . . . .
team_size | -.1121633 . . . . .
team_femaledmmy | -9.936642 . . . . .
team_edu | .4179369 . . . . .
team_specedu | -.3448267 . . . . .
pit_femaledmmy | 9.464197 . . . . .
team_foundingexperience | -.1129939 . . . . .
_cons | -.8224232 . . . . .
------------------------+----------------------------------------------------------------
/sigma | 1.201434 . . .
-----------------------------------------------------------------------------------------
15 left-censored observations at deal_femal~r <= 0
-------------------------------------------------------------------------------------------
deal_investorsameindustry | Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval]
--------------------------+----------------------------------------------------------------
in_agri | 0 (omitted)
in_truyenthong | 0 (omitted)
in_tourism | -4.947299 1.11e+08 -0.00 1.000 -2.18e+08 2.18e+08
in_software | -13.48228 846.7707 -0.02 0.987 -1673.122 1646.158
team_size | 13.48196 846.7737 0.02 0.987 -1646.164 1673.128
team_femaledmmy | 29.06051 1.11e+08 0.00 1.000 -2.18e+08 2.18e+08
team_edu | -6.741249 423.3845 -0.02 0.987 -836.5596 823.0771
team_specedu | 13.48271 846.769 0.02 0.987 -1646.154 1673.119
pit_femaledmmy | -39.17116 1.11e+08 -0.00 1.000 -2.18e+08 2.18e+08
team_foundingexperience | 16.85362 2636.907 0.01 0.995 -5151.389 5185.096
_cons | -30.33544 2769.531 -0.01 0.991 -5458.516 5397.845
-------------------------------------------------------------------------------------------
Note: 10 failures and 0 successes completely determined.

You might also like