Ngoan - Khóa Luận

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 113

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


---------***--------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh quốc tế
Đề tài:

ẢNH HƯỞNG CỦA NĂNG LỰC ĐỔI MỚI SÁNG TẠO


ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÀI CHÍNH CỦA
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI HÀ NỘI

Duyệt nộp Họ và tên: Nguyễn Thị Ngoan


(Chữ ký) Mã sinh viên: 1912210140
Lớp: Anh 06 – QTKD
Khóa: 58
TS. Nguyễn Thị Hạnh Người hướng dẫn khóa học: TS.Nguyễn Thị Hạnh

Hà Nội, tháng 12 năm 2022

1
MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................................v

DANH MỤC BẢNG BIỂU..........................................................................................vi

DANH MỤC HÌNH VẼ..............................................................................................vii

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG..........................................................................1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài.....................................................................................1

1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu.......................................................................3

1.2.1. Các nghiên cứu liên quan đến năng lực đổi mới sáng tạo.........................3

1.2.2. Các nghiên cứu liên quan đến khả năng tiếp cận vốn tài chính của
doanh nghiệp..........................................................................................................6

1.2.3. Các nghiên cứu liên quan đến ảnh hưởng năng lực đổi mới sáng tạo tới
khả năng tiếp cận tài chính của doanh nghiệp...................................................12

1.2.4. Khoảng trống nghiên cứu..........................................................................14

1.3. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu........................................................................16

1.3.1. Mục tiêu chung...........................................................................................16

1.3.2. Mục tiêu cụ thể...........................................................................................16

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................17

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................17

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................17

1.5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................17

1.5.1. Phương pháp nghiên cứu định tính..........................................................18

1.5.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng.......................................................18

i
1.6. Bố cục của khóa luận........................................................................................19

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA NĂNG LỰC ĐỔI MỚI
SÁNG TẠO TỚI KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP
VỪA VÀ NHỎ TẠI HÀ NỘI.....................................................................................20

2.1. Cơ sở lý luận về năng lực đổi mới sáng tạo....................................................20

2.1.1. Khái niệm về năng lực đổi mới sáng tạo...................................................20

2.1.2. Các thành phần của năng lực đổi mới sáng tạo.......................................22

2.1.3. Vai trò của năng lực đổi mới sáng tạo.......................................................24

2.2. Cơ sở lý luận về khả năng tiếp cận vốn tài chính của doanh nghiệp...........26

2.2.1. Khái niệm về khả năng tiếp cận vốn tài chính..........................................26

2.2.2. Một số chỉ tiêu đo lường khả năng tiếp cận vốn tài chính.......................28

2.2.3. Các kênh tiếp cận vốn tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ...............29

2.3. Khái quát về doanh nghiệp vừa và nhỏ..........................................................32

2.3.1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ.........................................................32

2.3.2. Đặc điểm doanh nghiệp vừa và nhỏ..........................................................35

2.4. Một số lý thuyết nền tảng liên quan đến ảnh hưởng của năng lực ĐMST tới
khả năng tiếp cận vốn tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ...........................39

2.4.1. Lý thuyết về thông tin bất cân xứng..........................................................39

2.4.2. Lý thuyết tín hiệu........................................................................................40

2.4.3. Lý thuyết đổi mới và định hướng kinh doanh/khởi nghiệp –


Entrepreneurial orientation.................................................................................41

CHƯƠNG 3. MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................43

3.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu.......................................................................43

3.2. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu...................................................................44

ii
3.2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất......................................................................44

3.2.2. Giả thuyết nghiên cứu................................................................................45

3.3. Xây dựng bảng hỏi và thiết kế mẫu.................................................................50

3.3.1. Xây dựng bảng hỏi và lựa chọn thang đo..................................................50

3.3.2. Mẫu nghiên cứu.........................................................................................55

3.4. Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu...................................................55

3.4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu...................................................................55

3.4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu.................................................................55

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................57

4.1. Kết quả thống kê mô tả....................................................................................57

4.1.1. Thống kê tần số...........................................................................................57

4.1.2. Thống kê mô tả trung bình.........................................................................58

4.2. Đánh giá độ tin cậu của thang đo nghiên cứu thông qua hệ số Cronbach’s
Alpha.........................................................................................................................59

4.2. Phân tích đánh giá mô hình đo lường.............................................................61

4.2.1. Đánh giá độ tin cậy và của thang đo.........................................................61

4.2.2. Đánh giá tính hội tụ của thang đo.............................................................62

4.2.3. Đánh giá tính phân biệt (Discriminant)....................................................63

4.4. Đánh giá mô hình cấu trúc...............................................................................65

4.4.1. Đánh giá đa cộng tuyến giữa các biến tiềm ẩn độc lập............................65

4.3.2. Đánh giá các mối quan hệ tác động (Bootstrap).......................................66

4.3.3. Đánh giá hệ số R 2 , f 2.................................................................................66

4.3.4. Trình bày kết quả thông số đường dẫn và biểu đồ Diagram....................67

iii
4.6. Thảo luận kết quả nghiên cứu.........................................................................70

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP...........................................73

5.1. Kết luận các kết quả nghiên cứu......................................................................73

5.2. Cơ hội và thách thức đối với năng lực ĐMST của DNVVN tại Hà Nội trong
bối cảnh hiện nay.....................................................................................................74

5.3. Một số đề xuất nhằm nâng cao năng lực ĐMST của DNVVN......................75

5.3.1. Đề xuất với DNVVN...................................................................................76

5.3.2. Đề xuất với các tổ chức hỗ trợ khác..........................................................78

5.3.3. Đề xuất với chính phủ................................................................................79

KẾT LUẬN..................................................................................................................83

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................ix

PHỤ LỤC 01: PHIẾU KHẢO SÁT............................................................................iv

PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH THANG ĐO CRONBACH’S ALPHA....xii

PHỤ LỤC O3: CONSTRUCT RELIABILITY AN VALIDITY - OVERVIEW.xvi

iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Tiếng Việt

DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ

ĐMST Đổi mới sáng tạo

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH

Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt


FDI Foreign Direct Investment Tổ chức kinh tế có vốn
đầu tư nước ngoài
PL - SEM Partial Least Squares Mô hình phương trình cấu
Structural Equation trúc dựa trên bình phương
Modeling tối thiểu từng phần
R&D Research & Development Nghiên cứu và phát triển

v
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: So sánh các phương pháp đo lường năng lực ĐMST của doanh nghiệp.............

Bảng 2. 1: Tóm tắt các định nghĩa về năng lực ĐMST 23

Bảng 2.2: Tiêu chí phân loại DNVVN của World Bank....................................................

Bảng 2.3: Tiêu chí phân loại Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam (theo nghị định
39/2018/NĐ-CP)................................................................................................................

Bảng 3.1: Các nhân tố và biến quan sát trong mô hình 51

Bảng 4.1: Đặc điểm đối tượng khảo sát 57

Bảng 4.2: Thống kê mô tả trung bình.................................................................................

Bảng 4.3: Bảng tổng hợp kết quả kiểm định Cronbach alpha............................................

Bảng 4.4: Bảng tổng hợp độ tin cậy thang đo....................................................................

Bảng 4.5: Trọng số chuẩn hóa (Outer loading)..................................................................

Bảng 4.6: Bảng Fornell and Larcker..................................................................................

Bảng 4.7: Chỉ số tương quan Heterotrait-Monotrait (HTMT)...........................................

Bảng 4.8: Bảng hệ số VIF giữa các biến tiềm ẩn...............................................................

Bảng 4.9: Bảng đánh giá các mối quan hệ tác động (Bootstrap).......................................

Bảng 4.10: Hệ số giá trị effect size f 2................................................................................

Bảng 4.11: Bảng tổng hợp kết quả hệ số đường dẫn và giá trị T-value.............................

Bảng 4.12: Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết của bài...............................................

vi
vii
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 3. 1: Quy trình thực hiện nghiên cứu.........................................................................

Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất...............................................................................

Hình 4. 1: Kết quả trọng số đường dẫn mô hình cấu trúc PLS-SEM 68

viii
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế như hiện nay, các doanh nghiệp
vừa và nhỏ được coi là trung tâm của quá trình đổi mới công nghệ. Nền kinh tế Việt
Nam chủ yếu là khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, với 96% tổng số doanh nghiệp
đóng góp gần 45% GDP và 31% tổng đầu tư trong năm 2006. Hơn nữa, khu vực doanh
nghiệp vừa và nhỏ đóng vai trò chủ chốt trong phát triển và giải quyết việc làm, với
51% tổng số việc làm ở Việt Nam được tạo ra từ khối doanh nghiệp vừa và nhỏ, và do
vậy các doanh nghiệp này được coi là động lực chính để thoát nghèo. Tuy đóng góp
đáng kể vào tăng trưởng GDP cả nước nhưng thực tế cho thấy các DNVVN lại đang
gặp khó khăn trong việc tiếp cận tài chính, đặc biệt là các nguồn vốn trung và dài hạn.
Tình trạng thiếu vốn sản xuất kinh doanh đang là rào cản lớn nhất cho sự phát triển của
các DNVVN. Hệ quả là rất nhiều DNVVN gặp khó khăn, thu hẹp sản xuất, thậm chí là
ngừng hoạt động hay phá sản. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực đổi mới sáng
tạo và gián tiếp làm suy giảm khả năng tiếp cận tài chính của các doanh nghiệp.

Mặt khác, các nước trên thế giới hiện nay đều coi hoạt động ĐMST là trung tâm
của chiến lược quốc gia cũng như khuyến khích, đẩy mạnh trên phạm vi toàn cầu. Song
song với quan điểm trên Phùng Xuân Nhạ & Lê Quân, 2013: hoạt động đổi mới sáng
tạo (ĐMST) đã và đang trở thành động lực quan trọng để tăng trưởng kinh tế và nâng
cao sức cạnh tranh của mỗi quốc gia. Không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc gia,
hoạt động ĐMST cũng là một trong những yếu tố có tính quyết định để doanh nghiệp
tạo nên chuỗi giá trị và duy trì ưu thế cạnh tranh trong bối cảnh biến đổi nhanh chóng
và phức tạp hiện nay (Ranjit, 2004). Chính vì vậy, hầu hết lãnh đạo doanh nghiệp đã
thể hiện sự quan tâm đến hoạt động ĐMST và đầu tư nhiều hơn nữa cho công tác này
với hy vọng mang về lợi nhuận đầu tư cao (Porter, 1999). Không nằm ngoài xu thế
trên, Bộ Chính trị - Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành
Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 về một số chủ trương, chính sách, chủ động

1
tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư giúp phát triển và nâng cao năng lực
ĐMST quốc gia, coi đây là yếu tố quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế.

Nghiên cứu về sự phát triển nhanh chóng của những nước mới nổi như
Singapore, Trung Quốc, Malaysia hay Thái Lan, chúng ta có một điểm chung là họ dựa
nhiều vào đổi mới sáng tạo. Đó cũng là động lực tăng trưởng của những nước này.
Adam Smith (1776), từ hơn ba thế kỷ trước, đã khẳng định mối quan hệ mật thiết giữa
đổi mới sáng tạo và tăng trưởng. Vì vậy, nếu coi đổi mới sáng tạo là động lực phát
triển thì Việt Nam sẽ có cơ hội đi vào một giai đoạn tăng trưởng thần kỳ mới, từ đó
vươn lên gia nhập hàng ngũ các quốc gia mới nổi.

Lĩnh vực đổi mới bắt đầu đạt được sức hút hơn 100 năm trước. Trong số đó,
Joseph Schumpeter là một trong những người tiên phong có ảnh hưởng trong lĩnh vực
nghiên cứu đổi mới doanh nghiệp, ông tin rằng đổi mới là một quá trình đột biến, trong
đó các công nghệ cũ liên tục được thay thế bằng công nghệ mới, mà ông gọi là "sự hủy
diệt sáng tạo" (Schumpeter, 1934) . Nghiên cứu của Kim & Maubourgne (2005) cho
thấy đổi mới đóng vai trò quan trọng quyết định sự tăng trưởng và khả năng cạnh tranh
của bất kỳ tổ chức nào. Như vậy, nó đã trở thành một điều kiện tiên quyết và có liên
quan chặt chẽ đến sự tăng trưởng, hiệu suất, khả năng cạnh tranh, lợi nhuận và sự tồn
tại lâu dài của một tổ chức (Pletcher & Mann, 2013; Jiménez-Jiménez) và SanzValle,
2011; Bowen Rostami, Steel, 2010 2006 ; Caskin, 2006). Cụ thể là Tô Văn và cộng sự
(2009), đổi mới đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp nhỏ với nguồn lực hạn
chế.

Từ đó cho thấy, việc nghiên cứu, đánh giá các yếu tố tác động đặc biệt là năng
lực đổi mới sáng tạo tới khả năng tiếp cận tài chính sẽ góp phần tháo gỡ khó khăn và
tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng, đồng
thời giảm các chi phí tài chính khác. Trong khi đó, các nghiên cứu về NLĐMST tại các
doanh nghiệp trên thế giới hiện nay tập trung vào việc phân tích các tiêu chí, thang đo
lường đánh giá hoạt động ĐMST ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, những thay đổi thường

2
xuyên, khó dự báo về môi trường kinh doanh, thay đổi nhu cầu - thị hiếu, cùng với
những tác động địa chính trị và điều chỉnh chiến lược quốc gia dẫn đến đánh giá năng
lực đổi mới sáng tạo trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp ngày càng trở nên
phức tạp. Trong khi đó, các nghiên cứu về hoạt động ĐMST tại Việt Nam còn nhiều
hạn chế, chủ yếu là các nghiên cứu mang tính tổng hợp thực trạng (Phùng Xuân Nhạ &
Lê Quân, 2013; Mai Lê Thúy Vân và cộng sự, 2018). Vì vậy chưa thật sự có nghiên
cứu mang tính chất toàn diện, tổng quan về các phương diện của ĐMST và ảnh hưởng
của nó tới khả năng tiếp cận tài chính của doanh nghiệp.

Từ những lý do và lập luận trên, với mong muốn tìm hiểu sâu hơn năng lực đổi
mới sáng tạo ảnh hưởng như thế nào đến khả năng tiếp cận tài chính của doanh nghiệp
vừa và nhỏ, tác giả đã chọn đề tài: “Ảnh hưởng của năng lực đổi mới sáng tạo tới
khả năng tiếp cận vốn tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hà Nội” làm đề tài
nghiên cứu của mình.

1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.2.1. Các nghiên cứu liên quan đến năng lực đổi mới sáng tạo

1.2.1.1. Phân loại năng lực đổi mới sáng tạo

Hai khái niệm về năng lực đổi mới đó là đổi mới như một quá trình và sự đổi
mới như kết quả đầu ra, đã được thiết lập tốt từ trước và trong cả bối cảnh kinh doanh
nhỏ. Trong nhánh nghiên cứu đầu tiên coi đổi mới là một quá trình, theo Dadfar và
cộng sự (2010) một cách phổ biến để khái niệm hóa khả năng đổi mới là nghĩ về nó
như là tiềm năng để tạo ra đầu ra đổi mới. Theo nghiên cứu của Castele và cộng sự
(2018), năng lực đổi mới được coi là một chiều hiện tượng bao gồm các hành động có
thể thực hiện để nâng cao hiệu suất của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Định nghĩa hiện nay
được sử dụng rộng rãi là định nghĩa được trình bày bởi Lawson và Samson (2001). Họ
khái niệm hóa năng lực đổi mới là “khả năng liên tục biến đổi kiến thức và ý tưởng vào
các sản phẩm, quy trình và hệ thống mới vì lợi ích của công ty và các bên liên quan”.
Tương tự, Keskin (2006) cho rằng khả năng đổi mới bao gồm sự sẵn sàng thử nghiệm

3
những ý tưởng mới, để làm việc hoặc áp dụng sự sáng tạo này trong các cách thức hoạt
động. Ngoài ra, Zhang, Hartley (2018) nói rằng năng lực đổi mới tập trung vào việc sử
dụng kinh nghiệm và những ý tưởng từ các nguồn khác nhau. Theo như nghiên cứu của
Boly và cộng sự (2014), định nghĩa năng lực đổi mới là tiềm năng tạo ra các đầu ra đổi
mới , và bao gồm nhiều yếu tố khác nhau cùng thúc đẩy đổi mới trong doanh nghiệp.
Chúng bao gồm lãnh đạo, văn hóa tổ chức, tri thức bên ngoài, quản lý năng lực và tính
sáng tạo của người lao động. Bên cạnh đó theo như nghiên cứu của Forsman (2011),
Oura và cộng sự (2016) thì năng lực đổi mới bao gồm: năng lực học tập, năng lực kinh
doanh, năng lực tiếp thị, năng lực kết nối và năng lực khai thác tài nguyên. Trong bối
cảnh doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng có những nghiên cứu đơn lẻ phân chia năng lực
đổi mới thành năng lực thấu cảm, năng lực nắm bắt, và năng lực chuyển đổi (Fitz-
Koch & Nordqvist, 2017) hoặc năng lực mua lại, triển khai và chuyển đổi ( Branzei &
Vertinsky, 2006).

Nhánh nghiên cứu thứ hai coi đổi mới là kết quả. Nhánh nghiên cứu này đã định
nghĩa năng lực đổi mới là khả năng tạo ra các loại năng lực đổi mới khác nhau, chằng
hạn như năng lực đổi mới sản phẩm, năng lực đổi mới quy trình hoặc đổi mới tổ chức.
Năng lực đổi mới sản phẩm là loại hình đổi mới được nghiên cứu nhiều nhất (C¸ akar
& Ertürk, 2010; Landoni và cộng sự, 2016; Nassimbeni, 2001; O’Cass & Sok, 2014;
Romijn & Albaladejo, 2002), năng lực đổi mới quy trình ít được nghiên cứu hơn
( Hervas – Oliver và cộng sự, 2016). Năng lực đổi mới sản phẩm và quy trình cũng
được nghiên cứu cùng nhau (Mejía Vallejo & Arias-Pérez, 2017). Ngoài ra, phần lớn
các nghiên cứu xem xét nghiên cứu tất cả các loại đổi mới, như năng lực đổi mới sản
phẩm, quy trình, tổ chức và tiếp thị (Bruhn, Alcântara, & Calegário, 2016; De Martino
& Magnotti, 2018; Ilori, Lawal, & Simeon- Được rồi, 2017; Kafetzopoulos & Psomas,
2015; Maldonado-Guzmán, Garza-Reyes, Pinzón-Castro, & Kumar, 2018).

1.2.1.2. Đóng góp của năng lực đổi mới sáng tạo

Các yếu tố quyết định năng lực đổi mới

4
Dựa trên đánh giá, mức độ đổi mới được xác định bởi nhiều khía cạnh. Những
yếu tố quyết định này bao gồm lãnh đạo quản lý (Kim và cộng sự, 2018), phát triển tri
thức (Branzei & Vertinsky, 2006; Saunila & Ukko, 2014), định hướng kinh doanh
(Noor và cộng sự, 2017) và mạng lưới quan hệ bên ngoài (Jørgensen & Ulhøi, 2010;
Kim và cộng sự, 2018; Liu, Shou, & Xie, 2013). Xem xét các mối quan hệ kết nối bên
ngoài tổ chức, Liu và cộng sự (2013) cho rằng các tổ chức trung gian có thể tiếp tục
cung cấp các nguồn lực đổi mới cho các doanh nghiệp doanh nghiệp nhỏ, trong khi
Jørgensen và Ulhøi (2010) cho rằng các mối quan hệ đặc biệt được thiết lập trong các
giai đoạn sớm nhất của vòng đời của công ty là rất quan trọng trong việc phát triển
năng lực đổi mới. Đổi lại, sự cứng nhắc của tổ chức và không đủ nguồn lực có thể cản
trở khả năng đổi mới ( Kim và cộng sự, 2018).

Ngoài ra còn có các nghiên cứu xem xét các yếu tố quyết định các loại đổi mới
được công nhận, như là đổi mới sản phẩm, quy trình và tổ chức. Điều gì liên quan đến
khả năng đổi mới sản phẩm, cả nguồn bên trong ( như là kinh nghiệm làm việc trước
đây, giáo dục) và nguồn bên ngoài ( ví dụ: nhà cung cấp, khách hàng) đều tạo điều kiện
thuận lợi cho khả năng đổi mới (Romijn & Albaladejo, 2002). Cường độ công nghệ
được phát hiện liên quan đến đổi mới sản phẩm (Bruhn và cộng sự, 2016). Đổi lại tâm
lý tránh sự không chắc chắn có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng đổi mới sản phẩm (C¸
akar &Ertürk, 2010). Bruhn et al. (2016) chỉ ra rằng đổi mới tổ chức gắn liền với sự kết
nối mạng lưới bên ngoài. Hơn nữa, Kittilaksanawong và Ren (2013) kết luận rằng sự
hợp tác với các viện nghiên cứu góp phần vào khả năng đổi mới khám phá và khai
thác.

Năng lực đổi mới sáng tạo và hiệu quả kinh doanh

Phần lớn các nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa năng lực đổi mới
và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ ( theo như nghiên cứu của O’Cass
& Sok, 2014; Oura và cộng sự, 2016; Zhang & Hartley, 2018). Dựa trên đánh giá, khả
năng đổi mới được kết nối với hiệu suất sản phẩm mới (Zhang & Hartley, 2018), hiệu
quả thương hiệu (Odoom & Mensah, 2018) và hiệu quả tổng thể của doanh nghiệp

5
(Dadfar et al., 2013; Keskin, 2006). Dadfar và cộng sự (2013) kết luận rằng các điều
kiện tiên quyết cho mối quan hệ này chẳng hạn như cơ cấu tổ chức hiệu quả, học tập,
quy trình và mối quan hệ với các nhà cung cấp, khách hàng và các mạng lưới khác.
Ngoài ra, các yếu tố quyết định cá nhân của khả năng đổi mới được chứng minh là có
hiệu quả trong hoạt động của công ty. Oura và cộng sự (2016) phát hiện rằng năng lực
đổi mới sáng tạo tác động đến hiệu quả xuất khẩu được hình thành bởi các khía cạnh
liên quan đến tài chính, chiến lược và sự hài lòng. Các loại đổi mới khác nhau cũng
góp phần vào hiệu suất của công ty. Khả năng đổi mới sản phẩm có tác động lên hiệu
suất xuất khẩu (Nassimbeni, 2001), tăng trưởng (O’Cass & Sok, 2014) và lợi thế cạnh
tranh tổng thể (Landoni và cộng sự, 2016). Tuy nhiên, O’Cass và Sok (2014) cho rằng
năng lực đổi mới sản phải đi kèm với nguồn lực trí tuệ cao. Hơn nữa, nhiều loại năng
lực đổi mới, nghĩa là đổi mới trong sản phẩm, quy trình, tổ chức và tiếp thị, góp phần
vào hiệu quả hoạt động (Kafetzopoulos & Psomas, 2015) và lợi nhuận kinh doanh
(Maldonado-Guzmán và cộng sự, 2018). Kết quả của Kafetzopoulos và Psomas (2015)
không cho thấy ảnh hưởng trực tiếp của các loại năng lực đổi mới này đến hiệu quả tài
chính, nhưng mối quan hệ này được hỗ trợ bởi hiệu quả hoạt động. Trái ngược với các
nghiên cứu khác, Mejía Vallejo và Arias-Pérez (2017) nhận thấy rằng năng lực đổi mới
quy trình và sản phẩm không đảm bảo tăng trưởng doanh số hoặc thị phần.

1.2.2. Các nghiên cứu liên quan đến khả năng tiếp cận vốn tài chính của doanh
nghiệp

Từ khía cạnh học thuật, vấn đề tiếp cận tài chính của doanh nghiệp là đề tài
dành được nhiều sự quan tâm trong các nghiên cứu thời gian gần đây. Cho đến nay có
hai nhánh nghiên cứu chính là nhánh nghiên cứu về khả năng tiếp cận vốn tài chính của
doanh nghiệp, nhánh thứ hai là nhánh nghiên cứu về kết quả của việc tiếp cận vốn tài
chính.

Nhóm nghiên cứu về khả năng tiếp cận vốn tài chính của doanh nghiệp

Đánh giá nghiên cứu cho thấy các yếu tố quyết định khả năng tiếp cận nguồn tài
chính chính thức của doanh nghiệp có thể được chia thành hai nhóm: Các yếu tố bên

6
ngoài ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn tài chính của doanh nghiệp: mức độ phát
triển của hệ thống tài chính tiền tệ; môi trường kinh doanh và thể chế; đặc điểm của
ngân hàng và tổ chức tín dụng (quy mô, hình thức sở hữu và cách thức cho vay); đặc
điểm của khoản vay; các chi phí tài chính chính thức (chủ yếu là chi phí trả lãi) và chi
phí không chính thức (chi phí về thủ tục, giấy tờ, phí quản lý, phí cam kết. Các yếu tố
bên trong ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tài chính của công ty: từ chủ sở hữu, vị trí,
uy tín tín dụng của doanh nghiệp và vai trò của mạng lưới…

Theo một nghiên cứu chung của Tập đoàn tài chính Quốc tế và McKinsey, tổng
số doanh nghiệp vừa và nhỏ chính thức trên thế giới là từ 420 đến 510 triệu người,
trong đó tỷ lệ lớn là các doanh nghiệp (DN) này ở các nước đang phát triển. Các công
ty này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra và gia tang giá trị cho các quốc gia.
Ngân hàng thế giới nhận thấy tầm quan trọng của doanh nghiệp vừa và nhỏ, đã dành
hàng tỷ đô la để tài trợ cho 61 dự án tại hơn 47 nền kinh tế trên toàn thế giới tính đến
tháng 1 năm 2018. Đối với các DNNVV, có hai nguồn bên ngoài chính quan trọng để
cấp vốn. Đầu tiên là tài trợ vốn chủ sở hữu được cung cấp dưới dạng đầu tư mạo hiểm
và sẵn có cho các công ty khởi nghiệp, thứ hai là các doanh nghiệp này phải đi vay nợ.
Các DNVVN trên toàn thế giới đã liên tục báo cáo những trở ngại tăng trưởng cao hơn
so với các doanh nghiệp lớn (Schiffer và Beatrice, 2001) chủ yếu là do thiếu vốn
(Thampy, 2010; Wang, 2016). Phần lớn những khoản đầu tư mà họ tìm đến là qua các
nguồn tài chính phi chính thức (Beck và Demirguc-Kunt, 2006) như vay từ gia đình và
bạn bè (Ayyagari và cộng sự, 2010; Haron và Ibrahim, 2016), tiền tiết kiệm của chính
họ, tín dụng thương mại và lợi nhuận giữ lại (Aktas và cộng sự, 2012). Nhưng thật
không may, hầu hết các nguồn tài chính phi chính thức này không đủ để đáp ứng nhu
cầu tài chính (Ayyagariet al., 2010). Ở khu vực châu Á, nguồn tài chính bên ngoài
chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ là các ngân hàng vì hệ thống tài chính và thị
trường vốn trong khu vực chưa phát triển tốt và thường do ngân hàng chi phối
(Yoshino và Taghizadeh-Hesary, 2015). Tuy nhiên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất
khó tiếp cận tín dụng ngân hàng.

7
Theo Shaw & Pretorius (2004) đã chỉ ra, thông tin tài chính là một trong những
chỉ tiêu chính để đo lường khả năng trả nợ tín dụng của một doanh nghiệp. Thông tin
tài chính và kinh doanh thường được thể hiện trong kế hoạch kinh doanh của các
DNVVN để cung cấp thông tin cho các định chế tài chính khi đi doanh nghiệp đi vay.
Thông tin này được sử dụng để xác định hiệu suất hiện tại và dự đoán hiệu suất tương
lai.

Fatoki & Odeyemi (2010) đã nghiên cứu thực nghiệm các yếu tố quyết định tiếp cận
tín dụng thương mại bởi các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Nam Phi. Nghiên cứu cho
thấy, trong số 417 doanh nghiệp vừa và nhỏ, chỉ có 71 người có thể truy cập tín dụng
thương mại. Kết quả của hồi quy logistic chỉ ra rằng, năng lực quản lý, tính sẵn có của
kế hoạch kinh doanh, yếu tố thuộc về các hiệp hội thương mại, mối quan hệ trước đây,
địa điểm, quy mô kinh doanh, bảo hiểm và sự hợp nhất là các yếu tố quyết định tiếp
cận tín dụng thương mại của các DNVVN mới thành lập. Hơn nữa, việc kết nối giữa
các doanh nghiệp và các định chế tài chính làm giảm bất cân xứng thông tin. Điều này
có xu hướng ảnh hưởng đến những quyết định tài chính mạo hiểm.

Kết quả nghiên cứu của Fatoki & Smit (2011) chỉ ra rằng việc thiếu tài sản bảo
đảm thường dẫn đến việc từ chối các đơn đi vay từ các tổ chức tài chính. Hay nói một
cách khác, có một mối quan hệ tương đồng đáng kể giữa việc thiếu tài sản bảo đảm và
sự không sẵn có các khoản nợ ngân hàng. Kết quả này cũng tìm thấy trong các nghiên
cứu của Barbosa & Moraes (2004), Blumberg & Letterie (2008). Ngoài ra, việc thiếu
thông tin doanh nghiệp là một trở ngại quan trọng đối với việc tiếp cận tín dụng (Fatoki
& Smit, 2011).

Theo một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Hyz (2011) về các doanh nghiệp
vừa và nhỏ của Hy Lạp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ báo cáo rằng các ngân hàng yêu
cầu quá nhiều thông tin và có các thủ tục quản lý rất khắt khe đối với đơn xin vay vốn.
Ngoài ra, các thủ tục cấp khoản vay quá dài và lãi suất mà các ngân hàng đưa ra cho
các doanh nghiệp vừa và nhỏ quá cao. Wang (2016) báo cáo rằng trong nghiên cứu của
họ về các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở 119 quốc gia đang phát triển trên thế giới, một

8
trong những rào cản chính đối với nguồn vốn bên ngoài là chi phí vay cao. Những vấn
đề này tồn tại vì một vài lý do. Đầu tiên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp khó khăn
trong việc cung cấp dữ liệu cứng cần thiết cho các tổ chức tài chính để đánh giá mức
độ tin cậy của một đơn xin vay khi xem xét các yêu cầu vay vốn (De Haas và cộng sự,
2010) chủ yếu là do các doanh nghiệp vừa và nhỏ lưu trữ hồ sơ kém. Thiếu giấy tờ,
thiếu thông tin tín dụng và không có khả năng cung cấp tài sản thế chấp khiến các tổ
chức tài chính khó đánh giá mức độ đáng tin cậy của SME khiến SME bị coi là không
đáng tin cậy và có rủi ro cao.

Theo Maiti (2018), thiếu minh bạch thông tin là một trong những nguyên nhân
khiến các ngân hàng ngại cho DNVVN vay. Thứ hai, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có
xu hướng có ít tài sản thế chấp hơn và không minh bạch hơn (Beck và cộng sự, 2008;
Thampy, 2010). Dữ liệu sẵn có hạn chế dẫn đến thông tin sự không minh bạch của các
công ty nhỏ và điều này có nghĩa là chi phí giám sát cao hơn cho các ngân hàng. Ngoài
ra, các công ty nhỏ có xu hướng yêu cầu các khoản vay nhỏ hơn (Copisarow, 2000), và
do đó phải đối mặt với phần bù rủi ro cao hơn và chi phí giao dịch cao hơn. Các ngân
hàng ít miễn cưỡng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay do họ không đủ tài sản, vốn
hóa thấp và tỷ lệ thất bại cao (Mohd Harif và cộng sự, 2011; Maiti, 2018). Không
giống như các công ty niêm yết, các doanh nghiệp vừa và nhỏ không được tiếp cận với
thị trường vốn quốc tế (Hall và cộng sự, 2004); do đó, họ có ít lựa chọn thay thế hơn về
tài chính và bị hạn chế về tín dụng hơn (Behret al., 2013). Do đó, các doanh nghiệp vừa
và nhỏ cần các nguồn tài chính bên ngoài thay thế có thể được khai thác để tài trợ cho
sự phát triển của họ. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị từ chối cấp tín dụng ngân hàng sẽ
sử dụng các con đường thay thế như tín dụng thương mại (Maiti, 2018). Một cách khả
thi là thông qua chuỗi cung ứng hoặc liên kết giữa các công ty giữa các doanh nghiệp
vừa và nhỏ và các công ty lớn.

Ngoài ra các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói chung được cho rằng kiến thức tài
chính, quản lý và đào tạo tài chính ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn tài chính
bên ngoài của họ (Carbó‐Valverde và cộng sự, 2016) và các kỹ năng này tác động tiêu

9
cực đến cơ hội tồn tại, tăng trưởng và đổi mới của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nó
được báo cáo rằng (Fraser và cộng sự, 2015), sự khan hiếm các kỹ năng quản lý tài
chính có tương quan với khả năng tiếp cận tài chính của doanh nghiệp, tác động bất lợi
đến khả năng tiếp cận vốn và nợ tối ưu của doanh nghiệp, dẫn đến phá sản (Hatten,
2016). Để giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa tiềm năng của DNVVN, nên cải thiện khả
năng tiếp cận tài chính vì điều đó sẽ có ảnh hưởng tích cực đến sự tồn tại và tăng
trưởng của doanh nghiệp (Storey, 1994). Mối quan hệ này củng cố nhu cầu nâng cao
hiểu biết về tài chính giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ để giảm thiểu rào cản tiếp cận
nguồn tài chính bên ngoài.

Nhìn chung, các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận vốn ngân hàng đối với các
DNVVN trên thế giới đã được nhiều tác giả nghiên cứu, hầu hết đều tập trung vào các
yếu tố tài chính, tài sản đảm bảo và mối quan hệ của các DNVVN cũng như các nhân
tố thuộc về ngân hàng như thủ tục vay vốn, xếp hạng tín dụng…

Nhóm nghiên cứu về kết quả của tiếp cận tài chính

Về mối liên hệ giữa khả năng tiếp cận vốn và sự phát triển của doanh nghiệp,
Rahaman (2011) sử dụng số liệu Financial Analysis Made Easy từ 1,8 triệu doanh
nghiệp (cả tư nhân và nhà nước) tại Anh và Ireland giai đoạn 1991–2001, và áp dụng
phương pháp GMM (generalized method of moment). Kết quả cho thấy cấu trúc vốn
có ảnh hưởng tới sự phát triển của doanh nghiệp. Moreira (2016) sử dụng mô hình hồi
quy OLS cho số liệu từ 1.327 doanh nghiệp từ Đông Âu cho thấy khả năng tăng trưởng
của DNVVN phụ thuộc rất lớn vào khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp.

Nghiên cứu của S. Girma (2008) đã cho thấy rằng các công ty có sự tham gia
của vốn nước ngoài hoặc những công ty có khả năng tiếp cận tốt với các khoản vay
ngân hàng trong nước đổi mới nhiều hơn những công ty khác. Họ cũng nhận thấy rằng
FDI vào cấp ngành có liên quan tích cực với hoạt động đổi mới trong nước chỉ khi các
doanh nghiệp tham gia vào hoạt động R&D của riêng mình hoặc nếu họ có khả năng
tiếp cận tốt với nguồn tài chính trong nước. Tuy nhiên, khả năng tiếp cận tài chính chỉ

10
đóng vai trò doanh nghiệp tư nhân hoặc sở hữu tập thể, ít hơn đối với các doanh nghiệp
nhà nước.

M. Ayyagari (2021) đã thực hiện cuộc điều tra tác động của khả năng tiếp cận
tài chính đối với tăng trưởng việc làm ở hơn 780.000 công ty trên 22 quốc gia đang
phát triển. Bài nghiên cứu nhận thấy rằng khả năng tiếp cận tài chính tăng lên dẫn đến
tăng trưởng việc làm cao hơn, đặc biệt là ở các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa.
Phát hiện trên có ý nghĩa đối với các can thiệp chính sách nhằm mục tiêu tạo ra tăng
trưởng việc làm.

Babajide Fowowe (2017) đã tiến hành một cuộc điều tra thực nghiệm về tác
động của tiếp cận tài chính đối với sự tăng trưởng của các công ty ở các nước châu Phi.
Để đạt được điều này, chúng tôi đã sử dụng bộ dữ liệu từ Khảo sát Doanh nghiệp của
Ngân hàng Thế giới và sử dụng các biện pháp tiếp cận tài chính cả chủ quan và khách
quan. Thước đo chủ quan về khả năng tiếp cận tài chính thu được từ việc xếp hạng khả
năng tiếp cận tài chính là không có trở ngại hoặc cản trở nghiêm trọng đối với hoạt
động kinh doanh. Thước đo khách quan về khả năng tiếp cận tài chính là một biến đo
lường xem các công ty có bị hạn chế trong việc tiếp cận tín dụng hay không. Chúng tôi
sử dụng dữ liệu của 10.888 công ty trên 30 quốc gia châu Phi và kết quả sử dụng thước
đo chủ quan cho thấy hạn chế tiếp cận tài chính có tác động tiêu cực đáng kể đến tăng
trưởng của công ty. Ngoài ra, kết quả sử dụng thước đo khách quan cho thấy rằng các
công ty không bị ràng buộc tín dụng có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với các công
ty bị hạn chế tín dụng. Những kết quả này cho thấy sự tin cậy đối với quan điểm rằng
tiếp cận tài chính là rất quan trọng đối với sự phát triển của công ty.

Ở Việt Nam cũng có nhiều nghiên cứu về khả năng tiếp cận tài chính doanh
nghiệp. Nguyễn Thị Cành và cộng sự (2008) sử dụng dữ liệu thứ cấp của Tổng cục
Thống kê và dữ liệu thô từ cuộc điều tra DNNVV năm 2005 và 2006 trên 230 doanh
nghiệp chế biến ở Tiền Giang, Bình Dương và ba tỉnh thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài
ra còn có 200 doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia sản xuất công nghiệp trên địa bàn
thành phố. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích tần số để đo lường một số chỉ tiêu

11
tài chính của doanh nghiệp tư nhân và khả năng tiếp cận quỹ tín dụng ngân hàng, quỹ
tài chính nhà nước quỹ tín dụng ưu đãi. Kết quả cho thấy các DNNVV gặp nhiều khó
khăn về hiệu quả kinh doanh do quy mô vốn nhỏ, bao gồm: hạn chế về năng lực mở
rộng sản xuất, đầu tư đổi mới công nghiệp và công nghệ khác, mở rộng thị trường; hạn
chế về khả năng tiếp cận đất đai và nguồn vốn; hạn chế truy cập thông tin. Ban Kinh tế
Trung ương (2017) đã sử dụng các báo cáo kinh tế và doanh nghiệp trong và ngoài
nước, đồng thời áp dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng,
kết quả cho thấy việc bổ sung tài chính thực sự là một nút thắt đối với sự phát triển của
doanh nghiệp tư nhân. Nghiên cứu cũng xác định 10 lý do chính dẫn đến khó khăn về
tài chính của các công ty tư nhân.

1.2.3. Các nghiên cứu liên quan đến ảnh hưởng năng lực đổi mới sáng tạo tới khả
năng tiếp cận tài chính của doanh nghiệp

Trọng tâm của lựa chọn tài trợ bên ngoài là vai trò của các ngân hàng trong việc
tài trợ cho đổi mới. Hochberg và cộng sự (2018) nhận thấy rằng bằng sáng chế được
sử dụng làm tài sản thế chấp cho khoản nợ mạo hiểm và Chava và cộng sự (2012) phát
hiện ra rằng các công ty có hoạt động bằng sáng chế quan trọng và bằng sáng chế chất
lượng cao hơn sẽ nhận được các khoản vay ngân hàng rẻ hơn so với các công ty cùng
ngành. Hơn nữa, Robb và Robinson (2014) chỉ ra rằng tài trợ ngân hàng bên ngoài là
một nguồn vốn khởi nghiệp quan trọng, ngay cả đối với những công ty khởi nghiệp có
tiềm năng cao có thể tham gia vào đổi mới và những người không có bất kỳ tài sản thế
chấp nào để cầm cố.

Tập trung vào các nước đang phát triển, Ayyagari và cộng sự (2011) xem xét
vai trò của tài chính trong doanh nghiệp đổi mới ở các nền kinh tế mới nổi bằng cách
mô tả tài chính thành nội bộ, bên ngoài và nước ngoài. Họ phát hiện ra rằng tỷ lệ được
tài trợ từ bên ngoài trong chi phí đầu tư của một công ty và phần vay của họ là bằng
ngoại tệ càng lớn, năng lực đổi mới của doanh nghiệp càng cao. Tương tự, Lorenz
(2014) nhận thấy rằng những hạn chế về tài chính bên ngoài có xu hướng làm giảm xác
suất đổi mới thành công của các công ty ở các quốc gia châu Phi được chọn bất kể quy

12
mô hay tuổi tác của họ. Cơ sở lý thuyết về tài chính và tăng trưởng năng suất doanh
nghiệp dựa trên đề xuất rằng đổi mới là nhân tố chính trong thúc đẩy năng suất của
công ty trong dài hạn (Levine, 1997; Hsu va ee, 2014). Các nghiên cứu thực nghiệm
thường đồng ý rằng tài chính thúc đẩy năng suất (Goedhuys và cộng sự, 2006; Aterido
và cộng sự, 2011; Fowowe, 2017). Dorr và cộng sự. (2017) đã xem xét các tác động
đối với công ty năng suất của những cú sốc bất lợi đối với hoạt động cho vay của ngân
hàng ở Ý và phát hiện ra rằng một cú sốc tiêu cực đối với nguồn cung tín dụng ngân
hàng làm giảm hiệu quả hoạt động của các công ty năng suất. Trên cơ sở ngành,
Mukasa và cộng sự (2017) cho thấy hạn chế tín dụng làm giảm năng suất trong ngành
nông nghiệp lĩnh vực ở Ethiopia.

Neil Lee và cộng sự (2015) đã nghiên cứu về tiếp cận tài chính cho các doanh
nghiệp vừa và nhỏ đổi mới sáng tạo kể từ cuộc khủng hoảng tài chính. Sử dụng bộ dữ
liệu của hơn 10.000 nhà tuyển dụng của các DNVVN Vương quốc Anh đã cho thấy
rằng các công ty có hoạt động đổi mới sáng tạo có nhiều khả năng bị từ chối tài chính
hơn so với các công ty khác. Tuy nhiên hồi quy kiểm soát một loạt các đặc điểm của
công ty cho thấy tình trạng tín dụng chung ngày càng xấu đi rõ rệt hơn đối với các
công ty không có hoạt động đổi mới, ngoại trừ tỷ lệ tín dụng tuyệt đối vẫn còn nghiêm
trọng hơn đối với các công ty có các hoạt động đổi mới.

Mai Lê Thúy Vân và cộng sự (2018) đã nghiên cứu về thực trạng hoạt động
ĐMST công nghệ tại các doanh nghiệp Việt Nam. Sử dụng phương pháp thống kê mô
tả, Mai Lê Thúy Vân và cộng sự (2018) cho thấy lần lượt chỉ có khoảng 31% và 46%
doanh nghiệp được khảo sát thực hiện ĐMST với sản phẩm và ĐMST quy trình. Ngoài
ra, chỉ có khoảng 25% doanh nghiệp có hoạt động đào tạo cho nhân viên, khoảng 10%
doanh nghiệp hợp tác với các tổ chức bên ngoài về việc đổi mới công nghệ, môi
trường. Từ đó, Mai Lê Thúy Vân và cộng sự (2018) cũng chỉ ra nguồn lực tài chính
của các doanh nghiệp và các chính sách hỗ trợ của nhà nước trong hoạt động ĐMST tại
Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế.

13
Ho và cộng sự (2018) sử dụng dữ liệu từ 190 tác nhân trong chuỗi giá trị thịt bò
ở Tây Nguyên của Việt Nam đã chỉ ra việc định hướng khách hàng và sự phối hợp giữa
các phòng, ban chức năng có liên quan tạo ra ảnh hưởng tích cực đến hoạt động
ĐMST. Ho và cộng sự (2018) cũng chỉ ra hoạt động ĐMST trong chuỗi giá trị có mối
quan hệ tích cực với hiệu quả tài chính; đồng thời, các thành viên tham gia chuỗi giá trị
sẽ sử dụng kiến thức và hiểu biết của họ về khách hàng để phổ biến và đổi mới hoạt
động kinh doanh thịt bò, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả tài chính của chuỗi giá trị.

Xuelian Tang (2022) đã chỉ ra rằng sự đổi mới của công ty phụ thuộc rất nhiều
vào tài chính, đó là lý do tại sao nó là một chủ đề nóng trong lĩnh vực quản lý tài chính
và đổi mới. Các tổ chức có thể đầu tư chiến lược vào các yếu tố sản xuất để phát triển
lợi thế cạnh tranh vì họ có khả năng tiếp cận các nguồn tài chính. Nghiên cứu này điều
tra mức độ hiểu biết về tài chính, tính đổi mới và tính bền vững của môi trường ảnh
hưởng đến tính bền vững của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây được coi là mục tiêu
chính để hiểu rõ hơn bản chất của tác động của kiến thức tài chính và đổi mới đối với
sự bền vững của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để kiểm tra các giả thuyết, mô hình
phương trình cấu trúc (SEM) đã được áp dụng bằng cách sử dụng dữ liệu được thu thập
từ 300 doanh nghiệp nhỏ ở Trung Quốc. Kết quả cho thấy hiểu biết về tài chính và tính
đổi mới ảnh hưởng đáng kể đến tính bền vững của các doanh nghiệp nhỏ. Ngoài ra, hòa
nhập xã hội ảnh hưởng đáng kể đến tính bền vững của các doanh nghiệp nhỏ và tuần tự
có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất của họ. Kết quả nghiên cứu cho thấy các doanh
nghiệp nhỏ nên kết hợp các mô hình bền vững vào hoạt động của họ và nâng cao kiến
thức tài chính để duy trì tính bền vững.

1.2.4. Khoảng trống nghiên cứu

Thứ nhất, hầu hết các nghiên cứu ban đầu về năng lực đổi mới sáng tạo của
doanh nghiệp thường tập trung vào các doanh nghiệp sản xuất với các sản phẩm hữu
hình, do đó khái niệm "đổi mới sáng tạo" thường được hiểu là việc tạo ra các phát minh
mới. Mặt khác, hiện nay trên thế giới, các nghiên cứu về năng lực đổi mới sáng tạo tại
các doanh nghiệp tập trung chủ yếu vào việc phân tích các tiêu chí đánh giá hoạt động

14
đổi mới sáng tạo ở giai đoạn đầu. Trong khi đó tại Việt Nam, các nghiên cứu về hoạt
động ĐMST chủ yếu được phân tích trong từng ngành riêng lẻ, như: Công nghiệp phụ
trợ (Tuan và cộng sự, 2018), nông nghiệp (Ho và cộng sự, 2018), sản xuất (Na và
Kang, 2019) hay ngân hàng ( Nguyễn An Huy, Kim Hương Giang (2022); hoặc tập
trung vào thực trạng, nhận thức về ĐMST của các doanh nghiệp thay vì nghiên cứu các
tác động của hoạt động ĐMST (Phùng Xuân Nhạ & Lê Quân, 2013; Mai Lê Thúy Vân
và cộng sự, 2018).

Thứ hai, các nghiên cứu về năng lực ĐMST tác động đến khả năng tiếp cận vốn
tài chính chủ yếu được thực hiện ở các nước phát triển. Còn ở Việt Nam, thì đề tài này
còn tương đối mới mẻ. Các công trình thực nghiệm trong nước nghiên cứu về mối quan
hệ giữa năng lực đổi mới sáng tạo và khả năng tiếp cận vốn tài chính của doanh nghiệp
mà có sử dụng các phương pháp đo lường định lượng còn hạn chế. Do đó, cần thiết
phải tiến hành thêm nghiên cứu tác động của năng lực đổi mới sáng tạo tới khả năng
tiếp cận vốn tài chính được đo lường bởi các phương pháp định lượng, được đo lường
bởi các chỉ tiêu năng lực đổi mới sáng tạo khác nhau.

Thứ ba, kết luận của nghiên cứu về mối quan hệ giữa năng lực ĐMST và khả
năng tiếp cận vốn tài chính của các doanh nghiệp còn chưa thống nhất, còn nhiều ý
kiến trái chiều. Vậy cần thiết phải tiến hành thêm nghiên cứu về mối quan hệ này.

Vậy đề tài được thực hiện để phân tích ảnh hưởng của năng lực đổi mới sáng tạo
tới khả năng tiếp cận tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hà Nội xây dựng mô
hình dựa trên 3 yếu tố: lựa chọn chỉ tiêu đo lường năng lực ĐMST phù hợp, lựa chọn
yếu tố tác động phù hợp và lựa chọn dạng mô hình và các ước lượng tác động. Thông
qua đó, giải quyết các câu hỏi nghiên cứu sau:

Thứ nhất, năng lực ĐMST của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà
Nội như thế nào?

15
Thứ hai, đo lường mức độ ảnh hưởng của năng lực ĐMST đến khả năng tiếp
cận tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hà Nội như thế nào?

Thứ ba, những giải pháp nào thúc đẩy năng lực ĐMST cho các doanh nghiệp
vừa và nhỏ ở Việt Nam?

1.3. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu

1.3.1. Mục tiêu chung

Mục tiêu nghiên cứu của khoá luận là nhằm đánh giá ảnh hưởng của năng lực
đổi mới sáng tạo đến khả năng tiếp cận vốn tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng khả năng tiếp cận tài chính, thúc đẩy
sự phát triển của các DNNVV tại Hà Nội nói riêng và các doanh nghiệp ở Việt Nam
nói chung.

1.3.2. Mục tiêu cụ thể

Trên cơ sở thực hiện mục tiêu chung, khoá luận bao gồm các mục tiêu cụ thể
như sau:

Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận và các vấn đề thực tiễn về năng lực ĐMST
và khả năng tiếp cận tài chính, cũng như nghiên cứu ảnh hưởng của nhân tố năng lực
ĐMST đối với khả năng tiếp cận tài chính của các doanh nghiệp.

Thứ hai, đề xuất mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của năng lực ĐMST tác động
đến khả năng tiếp cận tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ.

16
Thứ ba, kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu với dữ liệu
thu thập được thông qua cuộc khảo sát tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà
Nội.

Cuối cùng, thảo luận vể kết quả nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nâng
cao năng lực ĐMST tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đưa ra hạn chế của nghiên cứu
và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là nghiên cứu ảnh hưởng của năng lực đổi
mới sáng tạo tới khả năng tiếp cận vốn tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ.

1.4.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nội dung: Kiểm định mối tương quan giữa các nhân tố cấu thành nên
năng lực ĐMST với khả năng tiếp cận tài chính, dựa trên góc độ xem năng lực ĐMST
là tổng hợp các năng lực cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và tạo ra lợi thế
cạnh tranh của doanh nghiệp. Phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong trong 4 nhân tố
cấu thành năng lực ĐMST là: năng lực ĐMST sản phẩm, năng lực ĐMST quy trình,
năng lực ĐMST thị trường/khách hàng, năng lực ĐMST mô hình; đồng thời xem xét
khả năng tiếp cận tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội dựa trên
các chỉ tiêu về quy mô khoản vay, lãi suất ngân hàng, các yêu cầu bảo đảm tài sản thế
chấp của ngân hàng.

Phạm vi không gian: Không gian nghiên cứu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ
trong tại Hà Nội bao gồm các doanhn ghiệp tư nhân, doanh nghiệp khu vực có vốn đầu
tư nước ngoài (FDI) và các loại hình khác.

Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được tiến hành trong khoảng thời gian từ tháng
09 đến tháng 12 năm 2022.

17
1.5. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp định lượng và định tính có vai trò to lớn đối với đề tài nghiên cứu
khoa học. Cả hai phương pháp này sẽ bổ trợ cho nhau, giúp thu thập và phân tích dữ
liệu một cách chính xác và nhanh chóng. Vì thế, tác giả sử dụng kết hợp cả hai phương
pháp nghiên cứu trên, cụ thể như sau:

1.5.1. Phương pháp nghiên cứu định tính

Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng cho nghiên cứu này bao gồm
phương pháp nghiên cứu tại bàn và phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu.

Phương pháp nghiên cứu tại bàn bao gồm việc tổng hợp, phân tích và đánh giá
một cách có hệ thống các nghiên cứu lý thuyết cũng như các nghiên cứu thực nghiệm
về ảnh hưởng của năng lực đổi mới sáng tạo đối với khả năng tiếp cận tài chính của
doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sau khi thực hiện phần nghiên cứu tổng quan, tác giả tìm ra
khoảng trống nghiên cứu và từ đó xây dựng khung phân tích nhằm phân tích ảnh
hưởng của năng lực đổi mới sáng tạo đến khả năng tiếp cận tài chính của doanh
nghiệp vừa và nhỏ tại Hà Nội.

Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu nghiên cứu được tiến hành thông qua
việc tham khảo các bài báo, các tài liệu liên quan đăng trên tạp chí khoa học trong và
ngoài nước. Trên cơ sở đó, tác giả loại bỏ một số tiêu chí không cần thiết và điều chỉnh
các tiêu chí cần khảo sát và đánh giá phù hợp trong bảng câu hỏi.

1.5.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng

Từ các biến được xây dựng từ phương pháp nghiên cứu định tính, tiếp theo tác
giả áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để hướng tới việc xác định các nhân
tố và thuộc tính đo lường, Khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng làm
phương pháp chủ đạo trong việc phân tích và giải thích mối quan hệ giữa các biến bằng
các quan hệ định lượng. Khảo sát định lượng được tiến hành tại các doanh nghiệp vừa
và nhỏ tại Hà Nội.

18
Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS, được tiến
hành thông qua các bước: Bằng việc thiết lập mô hình và thang đo nghiên cứu, thiết kế
bảng câu hỏi và sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, tác giả thu thập dữ liệu
thông qua khảo sát riêng lẻ các công ty công nghệ trên khắp Việt Nam, sau đó phân
tích kết quả khảo sát thông qua thu thập dữ liệu toàn diện. Phương pháp PLS-SEM
được sử dụng để phân tích dữ liệu và kiểm định các mô hình và giả thuyết. PLS-SEM
(được gọi là mô hình cấu trúc tuyến tính dựa trên bình phương tối thiểu từng phần -
Partial Least Squares Based Linear Structural Modeling) đã được sử dụng trong các
nghiên cứu khám phá để phát triển lý thuyết, sử dụng phương pháp hồi quy bình
phương. tối thiểu. Một trong những điểm mạnh đáng chú ý nhất của PLS-SEM là khả
năng xử lý các mô hình phức tạp với nhiều mối quan hệ cũng như các mô hình đo
lường hình thành với các mẫu nhỏ. Ngoài ra, bài viết sử dụng phần mềm SPSS để tiến
hành phân tích thống kê mô tả đối với kết quả khảo sát và đánh giá sơ bộ thang đo và
độ tin cậy của biến đo lường bằng hệ số Cronbach’s Alpha.

1.6. Bố cục của khóa luận

Kết cấu của luận án ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,
phụ lục bao gồm 5 chương:

Chương 1: Giới thiệu chung

Chương 2: Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của năng lực ĐMST đối với khả năng
tiếp cận tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hà Nội.

Chương 3: Mô hình và phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Chương 5: Kết luận và đề xuất giải pháp

19
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA NĂNG LỰC ĐỔI MỚI
SÁNG TẠO TỚI KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP
VỪA VÀ NHỎ TẠI HÀ NỘI
2.1. Cơ sở lý luận về năng lực đổi mới sáng tạo

2.1.1. Khái niệm về năng lực đổi mới sáng tạo

Thuật ngữ đổi mới xuất phát từ tiếng Latin innovare, được định nghĩa là "tạo ra
một cái gì đó mới". Theo Simsit và cộng sự (2014), đổi mới là một quá trình liên tục để
phát triển các nguồn lực sản xuất mà sau đó được sử dụng để sản xuất các sản phẩm
hiện có với chất lượng vượt trội với chi phí thấp hơn. Đồng quan điểm, Ilori và cộng sự
(2017) định nghĩa đổi mới là chuyển đổi kiến thức mới vào các quy trình, sản phẩm và
dịch vụ. Các tác giả đã phân loại đổi mới theo sự phát triển công nghệ, tiếp thị và đặc
điểm tổ chức. Dựa trên các định nghĩa đã cho, đổi mới là một quá trình tuần tự bắt đầu
với việc nhận ra một vấn đề hoặc phát hiện ra một ý tưởng mới lạ và tiếp theo là giải
quyết vấn đề và khả năng tạo ra các sản phẩm hiệu quả để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ
sáng tạo trên thị trường. Đổi mới không xảy ra một cách tự phát. Điều này là do sự
cạnh tranh khốc liệt trong môi trường toàn cầu đòi hỏi các cơ quan tổ chức phải phối
hợp, tạo điều kiện và đưa ra quyết định đổi mới. Sự đổi mới phụ thuộc vào sự phối hợp
mạnh mẽ giữa các chức năng. Sự phối hợp này đòi hỏi phải cấu trúc các nhóm và phân
công trách nhiệm, vai trò và quyền hạn như là một phần của nỗ lực để đáp ứng thách
thức đổi mới.

Về năng lực đổi mới sáng tạo, lịch sử nghiên cứu đã chỉ ra nhiều định nghĩa
khác nhau về thuật ngữ này. Szeto (2000) định nghĩa năng lực đổi mới là một quá trình
liên tục nâng cao năng lực và nguồn lực mà doanh nghiệp đang có nhằm tìm kiếm, khai
thác cơ hội phát triển sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường. Năng lực đổi mới của
công ty là một khả năng phức tạp trong đó kiến thức và ý tưởng mới liên tục được áp
dụng cho mục đích thương mại, nghĩa là thay đổi các dịch vụ (đổi mới sản phẩm) và
cách thức tạo ra và cung cấp các dịch vụ đó (Smith và cộng sự, 2005; Rush và cộng sự,
2007). Amit và Schoemaker (1993) phân biệt nguồn lực với năng lực bằng cách lập
luận rằng nguồn lực là nguồn dự trữ các yếu tố sẵn có được sở hữu hoặc kiểm soát bởi

20
một tổ chức. Mặt khác, năng lực đề cập đến khả năng triển khai các nguồn lực của một
tổ chức, vì vậy các năng lực có tác động tác động đến năng lực đổi mới

Năng lực ĐMST thường được đánh đồng với các hoạt động R&D chính thức
của doanh nghiệp và kết quả ĐMST với sản phẩm mới (Kirner và cộng sự, 2009). Mô
hình đổi mới tuyến tính này nhấn mạnh đến tri thức khoa học và công nghệ trong
doanh nghiệp và xem các nỗ lực R&D chính thức như một chỉ báo về tiến bộ công
nghệ của doanh nghiệp. Đối với DNVVN, hiện tại các nghiên cứu chỉ ra rằng đổi mới
không nhất thiết là kết quả của R&D chính thức, mà là kết quả của quá trình phát triển
kinh doanh hàng ngày, hợp tác với khách hàng hoặc tối ưu hóa các quy trình (Hirsch-
Kreinsen, 2008). Quan điểm này được hỗ trợ bởi Jong và Marsili (2006), người đã xác
định rằng chỉ khoảng một phần các DNVVN dành ngân sách cho đổi mới sáng tạo. Sự
đổi mới thường liên quan đến các hoạt động R&D không chính thức như thử nghiệm,
học tập, đánh giá và thích ứng công nghệ (Santamaría và cộng sự, 2009). Điều này có
thể dẫn đến khó khăn trong việc phân biệt phát triển hoạt động đổi mới sáng tạo với
các hoạt động kinh doanh khác, đặc biệt là trong các DNVVN trong đó công việc phát
triển được tích hợp vào công việc kinh doanh hàng ngày của họ (Forsman, 2008).
Hansen và Serin (1997) nhắc chúng ta về một ví dụ được rút ra từ ngành bao bì cho
thấy các quy trình đổi mới không chỉ bị “ẩn” từ những người quan sát bên ngoài mà
còn rất khó xác định với cả bản thân ngành công nghiệp. Những người tham gia vào
các chức năng đổi mới bản thân họ không coi hoạt động này là phát triển đổi mới,
chẳng hạn như cải tiến chất lượng trong mối quan hệ với khách hàng. Năng lực ĐMST
còn được giới thiệu như là khả năng chuyển đổi giữa nguồn lực và mục tiêu đổi mới
(Amit và Schoemaker, 1993; Dutta và cộng sự, 2005).

Trong khóa luận này, năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp được hiểu là
việc đưa các sản phẩm, quy trình kinh doanh hoặc mô hình kinh doanh mới vào thị
trường thông qua thương mại hóa hoặc tối ưu hóa hiệu quả các hoạt động, sản phẩm và
dịch vụ hiện có giúp tăng khả năng cạnh tranh của một công ty.

21
Cách tiếp cận của năng lực đổi mới sáng tạo trong khóa luận này được tìm
hiểu qua các khía cạnh: năng lực phát triển sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường,
năng lực áp dụng các công nghệ quy trình phù hợp để sản xuất các sản phẩm mới, năng
lực đổi mới sáng tạo thị trường/ khách hàng, năng lực đổi mới sáng tạo mô hình.

2.1.2. Các thành phần của năng lực đổi mới sáng tạo

Nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đã tiên phong trong việc nghiên cứu về các
thành phần của năng lực ĐMST dưới nhiều khía cạnh khác nhau như nguồn nhân lực
(Penrose, 1959; Barney, 1991), năng lực cốt lõi tổ chức (Prahalad và Hamel, 1990),
năng lực đặc biệt (Selznick 1957; Snow và Hrebiniak, 1980), năng lực tiếp thu (Cohen
và Levintal, 1990), kỹ năng chuyên môn (Richardson, 1972), tài sản vô hình (Itami và
Roehl, 1987), năng lực quy trình (Nelson và Winter, 1982), năng lực triển khai công
nghệ (Lall, 1992), năng lực tổ chức (Chandler, 1992; Dosi và cộng sự, 2000 ), và năng
lực Marketing (Kotabe, và cộng sự., 2002). Theo Oura và cộng sự (2015), họ phân tích
năng lực ĐMST dưới các khía cạnh: (1) năng lực R&D, (2) năng lực học tập, (3) năng
lực sản xuất, (4) năng lực tiếp thị, (5) năng lực tổ chức năng lực, (6) năng lực chiến
lược, và (7) năng lực khai thác tài nguyên.

Theo Barney (1986), Teece và Pisano (1994), khả năng đổi mới của doanh
nghiệp cho phép họ nắm bắt cơ hội. Dựa trên các bằng chứng cho đến nay, kết hợp với
với nghiên cứu của các nhà nghiên cứu này, có ba yếu tố hình thành năng lực đổi mới
tích hợp: văn hóa, nguồn lực và kiến thức. Đặc biệt, văn hóa đóng một vai trò quan
trọng trong việc phát triển khả năng đổi mới của công ty, ảnh hưởng đến "cách mọi thứ
được thực hiện trong công ty" và mối quan hệ giữa các nhân viên, cơ hội để tận dụng
những ý tưởng đổi mới. Kiến thức là cơ sở để tạo ra những ý tưởng sáng tạo. Đổi mới
thực chất là một quá trình học tập, tìm kiếm và khám phá tích lũy. Quá trình này làm
giảm sự không chắc chắn của các hoạt động đổi mới. Đổi mới liên quan đến việc kết
hợp các ý tưởng và kiến thức cũ và mới để tạo ra các sản phẩm, công nghệ, hình thức
tổ chức và thị trường mới.

22
Ngoài ra, thành phần của năng lực đổi mới sáng tạo được hiểu bao gồm các
phần sau

Đổi mới sáng tạo sản phẩm/dịch vụ: Giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ mới hoặc
được cải tiến đáng kể về đặc điểm hoặc mục đích sử dụng. Điều này có thể bao gồm
những cải tiến đáng kể về thông số kỹ thuật, thành phần và vật liệu, phần mềm tích
hợp, khả năng sử dụng hoặc các đặc điểm chức năng khác. Đổi mới sản phẩm có thể
dựa trên việc sử dụng kiến thức mới hoặc công nghệ mới, hoặc dựa trên các ứng dụng
mới hoặc sự kết hợp giữa kiến thức và công nghệ hiện có. Đổi mới sản phẩm bao gồm
cả việc giới thiệu hàng hóa và dịch vụ mới cũng như những cải tiến đáng kể đối với
chức năng hiện có hoặc mục đích sử dụng hàng hóa và dịch vụ. Một sản phẩm mới là
một sản phẩm hoặc dịch vụ khác biệt đáng kể về đặc điểm hoặc mục đích so với những
sản phẩm hoặc dịch vụ trước đó được sản xuất bởi cùng một công ty. Phát triển các
ứng dụng mới với những thay đổi nhỏ về thông số kỹ thuật cũng là đổi mới sản phẩm.

Đổi mới sáng tạo quy trình: là việc thực hiện mới hoặc cải thiện đáng kể hoạt
động sản xuất, phương thức giao hàng. Điều này bao gồm những thay đổi đáng kể về
kỹ thuật, thiết bị/ hoặc phần mềm. Đổi mới quy trình có thể được dùng để làm giảm
bớt chi phí sản xuất, phân phối, nâng cao chất lượng, hoặc có thể để sản xuất hoặc cung
cấp mới hoặc cải thiện đáng kể các sản phẩm.

Đổi mới sáng tạo chiến lược: là quá trình của một tổ chức nhằm đổi mới hoặc
thiết kế lại chiến lược công ty để thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh, tạo ra giá trị cho
công ty và khách hàng cũng như tạo lợi thế cạnh tranh. Loại đổi mới này rất cần thiết
cho các tổ chức để thích ứng với tốc độ thay đổi công nghệ.

Đổi mới sáng tạo tổ chức: Đổi mới tổ chức mang lại một số loại đổi mới khác.
Họ quan tâm đến những thay đổi về cấu trúc và thực tiễn nhằm cải thiện năng suất,
dịch vụ, sản phẩm và quy trình. Văn phòng tại nhà là một ví dụ về đổi mới tổ chức,
cũng như phần mềm quản lý, chatbot dịch vụ khách hàng và chương trình thực tập
sinh, trong đó nhân viên làm quen với tất cả các phòng ban của công ty trước khi thực
sự làm việc tại một trong số đó.

23
Đổi mới sáng tạo liên kết: là cách bạn tạo ra giá trị bằng cách kết nối với những
người khác. Doblin định nghĩa đổi mới sáng tạo liên kết là: “Trong thế giới siêu kết nối
ngày nay, không công ty nào có thể hoặc nên làm mọi thứ một mình. Đổi mới sáng tạo
liên kết cung cấp một cách để các công ty tận dụng các quy trình, công nghệ, dịch vụ,
kênh và thương hiệu của các công ty khác. Những đổi mới này có nghĩa là một công ty
có thể tận dụng thế mạnh của chính mình trong khi khai thác khả năng và tài sản của
những người khác. Đổi mới này cũng giúp các giám đốc điều hành chia sẻ rủi ro trong
việc phát triển các ưu đãi và liên doanh mới. Những sự hợp tác này có thể ngắn hạn
hoặc lâu dài, và chúng có thể được hình thành giữa các đồng minh thân thiết hoặc thậm
chí là những đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ.”

Khả năng tự học hỏi của tổ chức: là một trong những khái niệm đã được xem
xét nghiêm túc trong thời gian qua. Quá trình này cung cấp khả năng sử dụng những
kinh nghiệm trong quá khứ để thích ứng một tổ chức với môi trường biến đổi và không
ổn định bên ngoài và giúp tổ chức tiếp tục các hoạt động của mình. Trong một môi
trường như vậy, việc cạnh tranh là điều đương nhiên. Nói cách khác, cơ sở của các mô
hình mới là học hỏi, và các tổ chức thành công là những tổ chức học hỏi sớm hơn, tốt
hơn và nhanh hơn các đối thủ của họ và sử dụng kiến thức này trong quá trình làm việc
của họ. Đó chính xác là lý do tại sao việc học tập của tổ chức khái niệm đã được đề
xuất trong những năm gần đây và đã phát triển đáng kể (Alavi, 2010).

2.1.3. Vai trò của năng lực đổi mới sáng tạo

Vai trò năng lực ĐMST có thể được nhận thấy rõ nét trong một số lĩnh vực của
doanh nghiệp:

Đối với hiệu suất đầu ra:. Klomp và Van Leeuwen (2001) phát hiện ra rằng sự
đổi mới và sáng tạo có tác động đến hiệu suất bán hàng và năng suất (đo lường doanh
số/nhân viên). Subramanian và Nilakanta (1996) nhận thấy rằng các loại đổi mới khác
nhau có tác động đến các lĩnh vực hoạt động khác nhau. Đổi mới tổ chức cải thiện sự
phối hợp và hợp tác trong tổ chức. Các công ty có năng lực đổi mới ở mức độ cao có
thể tạo ra và phát triển những ý tưởng mới và biến những ý tưởng này thành một quy

24
trình, sản phẩm và dịch vụ (Ilori và cộng sự, 2017; Kadar và cộng sự, 2014), sẽ có khả
năng duy trì vị trí trên thị trường có thể dẫn đến hiệu suất vượt trội (Kadar và cộng sự,
2014; Antunes và cộng sự, 2017).

Đối với năng lực cạnh tranh: Đổi mới đã được công nhận là một yếu tố quan
trọng để doanh nghiệp tạo ra giá trị và có ảnh hưởng lớn đến cạnh tranh (Mintzberg,
1994). Theo Wang (2012), sự đổi mới cho phép các công ty tận dụng tối đa các nguồn
lực hiện có, nâng cao hiệu quả và giá trị tiềm năng, đồng thời mang lại những tài sản
vô hình mới cho tổ chức. Đổi mới giúp công ty đạt được lợi thế cạnh tranh ở một số
khía cạnh: hiệu suất thị trường, thị phần bảo đảm, rút ngắn sản xuất và tăng tốc phát
triển sản phẩm mới (Tidd và cộng sự, 2006); hiệu quả hoạt động và chất lượng dịch vụ
(Hsueh & Tu, 2004; Parasuraman, 2010); đáp ứng nhu cầu khách hàng, phát triển các
khả năng mới, hiệu suất hoặc lợi nhuận vượt trội (Calantone và cộng sự, 2002;
Sadikoglu & Zehir, 2010) so với các đối thủ cạnh tranh. Thành công trong đổi mới
công nghệ cho phép doanh nghiệp tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh (Martin-de Castro
và cộng sự, 2013). Le và lei (2018) đã chỉ ra bằng chứng cho thấy tốc độ đổi mới và
chất lượng đổi mới có mối quan hệ tích cực với lợi thế cạnh tranh trong trường hợp của
công ty Trung Quốc. Gần đây, Nguyen và cộng sự (2019) cho rằng, năng lực đổi mới
sáng tạo gắn liền với lợi thế cạnh tranh trong trường hợp của doanh nghiệp Việt Nam
vì nó cho phép doanh nghiệp tận dụng tối đa các nguồn lực hiện có để nâng cao hiệu
quả và giá trị tiềm năng của tổ chức. Tóm lại, mối quan hệ tích cực giữa đổi mới và lợi
thế cạnh tranh đã được thảo luận và khám phá trong nhiều nghiên cứu trước đây. Đặc
biệt, Weerawardena và Mavondo (2011) cho rằng “tất cả các loại đổi mới đều góp
phần tạo nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

Đối với toàn bộ nền kinh tế: Sáng tạo là động lực quan trọng góp phần to lớn
vào tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội. Sáng tạo là hiện tượng tổng hợp của
những phát minh khoa học mới nhất và những sáng kiến hay hoạt động sáng tạo phổ
biến có tính lan tỏa theo chiều ngang trong phát triển kinh tế. Đổi mới, sáng tạo tạo ra
giá trị mới và nâng cao giá trị sức lao động của con người, từ đó tăng năng suất lao

25
động, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Đổi mới thông qua thúc đẩy tăng
trưởng năng suất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng việc làm và tiền lương --
đó là trọng tâm của tất cả. Đổi mới sáng tạo tồn tại trong mọi mặt của nền kinh tế, điều
đó khẳng định đóng góp của đổi mới sáng tạo là rất quan trọng. Trong nền kinh tế tri
thức, đổi mới và sáng tạo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế. Ở
một góc độ khác, năng lực ĐMST, nhất là năng lực ĐMST công nghệ là yếu tố quyết
định lợi thế cạnh tranh của một quốc gia. Vì vậy trong những năm gần đây các nước
trên thế giới đều rất chú trọng việc thúc đẩy đổi mới nền kinh tế; song song với đó đề
xuất các chiến lược, chính sách và biện pháp để góp phần thúc đẩy đổi mới.

2.2. Cơ sở lý luận về khả năng tiếp cận vốn tài chính của doanh nghiệp

2.2.1. Khái niệm về khả năng tiếp cận vốn tài chính

Tiếp cận tài chính là quá trình đảm bảo sự dễ dàng, sẵn có và việc sử dụng của
hệ thống tài chính chính thức cho tất cả doanh nghiệp. Dịch vụ ngân hàng được coi như
tài sản công và không nên bị phân biệt đối xử (Mehrotra và cộng sự, 2014). Năm 2017,
Ngân hàng thế giới một lần nữa đưa ra khái niệm tài chính phát sinh từ góc độ kinh
doanh doanh nghiệp. Đó là quá trình cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ tài chính hữu
ích và hợp lý một cách có trách nhiệm và bền vững cho tất cả doanh nghiệp nhằm đáp
ứng nhu cầu của họ về giao dịch thương mại, thanh toán, tín dụng và bảo hiểm của họ.

Khả năng tiếp cận tài chính của doanh nghiệp phản ánh khả năng tiếp cận các
nguồn tài chính bên ngoài (external finance) để tài trợ cho các hoạt động đầu tư, sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm các nguồn tài chính chính thức trong hệ
thống tài chính tiền tệ và các nguồn tài chính phi chính thức. Việc tiếp cận các nguồn
tài chính bên ngoài trên thị trường chính thức diễn ra theo những nguyên tắc và thể chế
nhất định được quy định rõ ràng trong các văn bản pháp luật của Nhà nước. Đối
tượng tham gia có quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm được pháp luật công nhận và bảo vệ.

Theo nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (2008) tiếp cận tài chính thường bao
gồm các dịch vụ tín dụng, tiền gửi, bảo hiểm và quản lý rủi ro. Trong đó, nâng cao khả

26
năng tiếp cận tài chính không chỉ là tập trung phát triển nâng cao chất lượng của các
dịch vụ tài chính, tăng số lượng người tiếp cận dịch vụ mà còn phải đảm bảo rằng cơ
hội được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính này là công bằng. Cụ thể, cải thiện
khả năng tiếp cận tài chính của doanh nghiệp sẽ là sự cải thiện trong việc cung cấp các
nguồn tín dụng một cách công bằng cho các doanh nghiệp với mức “giá” hợp lý. Tuy
nhiên, theo Claessens và Tzioumis (2006) cho rằng “chất lượng” cũng như mức “giá
hợp lý” ở đây sẽ là khác nhau đối với từng đối tượng vì vậy thì để xác định khả năng
tiếp cận tài chính sẽ không đơn giản như vậy. Chưa kể đến sự khác biệt về mức độ tin
cậy, sự tiện lợi và độ linh hoạt cũng sẽ ảnh hưởng đến việc đo lường về khả năng tiếp
cận tài chính. Theo Claessens và Tzioumis (2006), cần phân biệt rõ ràng hơn giữa “sử
dụng” và “tiếp cận”. Khả năng tiếp cận ở đây sẽ phản ánh về phía cung nhiều hơn,
ngược lại việc sử dụng sẽ phản ánh về phía cầu nhiều hơn. Một doanh nghiệp có thể
quyết định tiếp cận tài chính hoặc là không. Tuy nhiên điều chúng ta quan tâm là việc
họ không sử dụng nguồn tài chính này có phải theo một cách tự nguyện hay không.
Đồng nghĩa với việc họ có khả năng tiếp cận nhưng tự nguyện lựa chọn không sử dụng
hay các doanh nghiệp này thiếu khả năng tiếp cận với nguồn tài trợ đó từ đầu và do đó
không thể sử dụng. Nói cách khác là họ “ bị loại trừ” một cách không tự nguyện. Có
nhiều lý do dẫn đến điều này, theo báo cáo của ngân hàng thế giới (2008): Thứ nhất,
công ty không thể vay vì bị ngân hàng xếp vào loại rủi ro cao. Thứ hai, do lãi suất của
khoản vay cao hơn so với mức giá mà doanh nghiệp cho là phù hợp, một số các doanh
nghiệp khác lại có thể do một số quy định trong điều khoản khiến họ không thể tiếp
cận. Cuối cùng có thể do một số đặc điểm nào đó của doanh nghiệp khiến họ bị “phân
biệt đối xử”. Vậy liệu các DNNVV có phải là đối tượng ‘bị phân biệt đối xử” hay
không?

Tiếp cận tài chính là một rào cản ở góc độ vi mô, có tác động lớn đến sự phát
triển của doanh nghiệp như gia nhập, đổi mới, tăng trưởng, lợi nhuận và hiệu quả. Vì
vậy, cải thiện khả năng tiếp cận tài chính và giảm chi phí tài chính hiện nay để thúc đẩy
sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung là một thách thức rất
lớn đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam (World Bank, 2016).

27
Tuy nhiên, do những rào cản ở thị trường chính thức, một số công ty có thể tiếp
cận thị trường phi chính thức (tín dụng đen, gia đình/người quen/bạn bè,..), nơi các
hoạt động huy động, cung ứng, giao dịch.. Được thực hiện theo sự thỏa thuận giữa
người cung cấp và người huy động không theo nguyên tắc, thể chế do Nhà nước quy
định.

2.2.2. Một số chỉ tiêu đo lường khả năng tiếp cận vốn tài chính

Sarma (2015) sử dụng một số tham số như số tài khoản, số chi nhánh và tổng tín
dụng và tiền gửi trên GDP của các quốc gia. Mehrotra và Yetman (2014) đã sử dụng
chỉ số tiếp cận tài chính bằng cách sử dụng các biện pháp như số văn phòng nông thôn
và số tài khoản tiền gửi nông thôn ở 16 bang của Ấn Độ. Ngân hàng Thế giới (2008)
đưa ra thước đo tổng hợp về khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính, tức là tỷ lệ dân số
trưởng thành có tài khoản tại các trung gian tài chính của 51 quốc gia.

Nhìn chung, các nghiên cứu sử dụng các thước đo về độ sâu tài chính hơn là độ
bao phủ thực tế. Nói cách khác, những nghiên cứu này chỉ cung cấp dữ liệu tổng hợp
về ngân hàng, dữ liệu về các dịch vụ do ngân hàng và/hoặc nhà cung cấp dịch vụ cung
cấp, hay nói cách khác là chủ yếu về phía cung và có những hạn chế nhất định (Kumar
và Mishra, 2011). Ví dụ: với các số liệu tổng hợp như tổng số tài khoản ngân hàng, số
người chính xác sở hữu tài khoản ngân hàng vẫn không được hiển thị. Do đó, dữ liệu
tổng hợp có thể không đáng tin cậy vì các cá nhân hoặc hộ gia đình có thể có nhiều hơn
một tài khoản. Vì những hạn chế này, các nhà nghiên cứu thường công bố số lượng
người dùng thay vì chỉ công bố dữ liệu tổng hợp.

Theo Gortsos và Panagiotidis (2017), khả năng tiếp cận vốn tài chính được đo
lường theo ba tiêu chí (i) mức độ tiếp cận của các tổ chức tín dụng, (ii) mức độ sử dụng
sản phẩm dịch vụ tài chính và (iii) chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Cùng quan điểm,
Sarma (2016) cũng cho rằng khả năng tiếp cận vốn tài chính thể hiện ở ba khía cạnh:
mức độ thâm nhập của ngân hàng, mức độ sẵn có của dịch vụ ngân hàng và mức độ sử
dụng tài sản (Gopalan & Kikuchi, 2016). Để phân tích thực trạng tiếp cận vốn tài chính

28
của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tác giả đánh giá trên các tiêu chí hồ sơ vay vốn được
ngân hàng chấp nhận, quy mô khoản vay, yêu cầu đảm bảo của ngân hàng với mức lãi
suất hợp lý.

2.2.3. Các kênh tiếp cận vốn tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ

Để thực hiện hoạt động kinh doanh, một doanh nghiệp có thể huy động tài chính
từ nhiều nguồn khác nhau, có thể chia thành nguồn tài chính bên trong và nguồn tài
chính bên ngoài.

Nguồn tài chính bên trong doanh nghiệp:

Vốn chủ sở hữu: vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp, doanh nghiệp
có quyền sở hữu, chi phối và định đoạt (Vũ Duy Hào và Trần Minh Tuấn, 2016). Tùy
theo từng loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau mà vốn chủ
sở hữu bao gồm: vốn ngân sách nhà nước, vốn chủ sở hữu doanh nghiệp bỏ ra, vốn góp
và lợi nhuận để lại… Đây có thể gọi là các nguồn vốn nội bộ của doanh nghiệp.

Lợi nhuận giữ lại: một phần của lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp trích lại,
góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp (Vũ Duy Hào và Trần Minh
Tuấn, 2016). Ngoài ra, các khoản đóng góp từ lợi nhuận cá nhân, cùng tiền tiết kiệm cá
nhân của những người sáng lập hoặc tiền kiếm được ở các công ty khác cũng là nguồn
tài chính quan trọng cho hoạt động của DNVVN.

Ngoài vốn góp ban đầu và lợi nhuận giữ lại, một nguồn tài trợ dài hạn rất quan
trọng khác là vốn góp bổ sung của các chủ sở hữu trong quá trình hoạt động của doanh
nghiệp (Đối với công ty cổ phần, lượng vốn này được hình thành từ phát hành cổ phiếu
mới, đối với các loại hình công ty khác, vốn này do các chủ sở hữu hiện tại huy động
góp vốn hoặc kết nạp thêm chủ sở hữu mới).

Nguồn tài chính bên ngoài doanh nghiệp:

29
Ngoài vốn chủ sở hữu thì các DNVVN còn huy động từ tài chính bên ngoài như
các nguồn tài chính chính thức và phi chính thức.

(i) Đối với nguồn tài chính chính thức

DNVVN có thể huy động từ một số nguồn tài chính chính thức như: tín dụng
thương mại, tín dụng ngân hàng (cho vay, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng, chiết
khấu), phát hành trái phiếu hay thuê tài chính.

Tín dụng thương mại cũng là một nguồn tài trợ bên ngoài ngắn hạn phổ biến cho
các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho phép họ tránh được chi phí và các vấn đề liên quan
khi vay vốn ngân hàng. Tín dụng thương mại là mua hàng chịu nợ từ nhà cung cấp
hoặc ứng trước từ khách hàng tạm thời bị doanh nghiệp chiếm giữ. Tín dụng thương
mại luôn gắn với một lượng hàng hóa cụ thể, gắn với một hệ thống thanh toán cụ thể
nên nó bị ảnh hưởng bởi hệ thống thanh toán và các chính sách tín dụng khác mà
doanh nghiệp được hưởng (Vũ Duy Hảo và Trần Minh Tuấn, 2016).

Hầu hết các nước phát triển như Hoa Kỳ, Bắc Mỹ, EU đều có trên 50%
DNNVV sử dụng tín dụng thương mại. Tốc độ sử dụng tín dụng thương mại tỷ lệ thuận
với sự gia tăng quy mô của doanh nghiệp. Trong số các nước EU, tín dụng thương mại
phổ biến ở Pháp, nơi có truyền thống thanh toán trả chậm giữa các doanh nghiệp. Hầu
hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng các khoản thanh toán trả chậm dưới dạng hối
đoái.

Tín dụng ngân hàng: là phương thức huy động vốn dưới nhiều hình thức giúp
doanh nghiệp linh hoạt trong việc lựa chọn hình thức thích hợp nhất. Chính hoạt động
tín dụng này đã giúp cho các công ty có được nguồn vốn để tiến hành các hoạt động
kinh doanh của mình. Đồng quan điểm, Schumpeter (2003) cho rằng tín dụng ngân
hàng là điều kiện thiết yếu để các công ty đầu tư vào hoạt động của mình.

30
Nguồn vốn tín dụng ngân hàng đầu tư cho các DNVVN có vai trò hết sức quan
trọng, không những thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế này mà thông qua đó tác
động trở lại thúc đẩy hệ thống ngân hàng, đổi mới chính sách tiền tệ, hoàn thiện các cơ
chế chính sách về tín dụng, thanh toán ngoại hối…

Phát hành trái phiếu: giúp doanh nghiệp huy động vốn theo quy mô lớn trong
dài hạn. Các doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức phát hành trái phiếu tùy vào điều
kiện thị trường cụ thể trong từng thời kỳ.

Thuê tài chính: việc công ty cho thuê tài chính đại diện bên thuê sẽ mua tài sản
từ Nhà cung cấp ở trong nước và cho bên thuê thuê lại tài sản theo lịch trình thanh toán
thể hiện trên Hợp đồng thuê (Vũ Duy Hào và Trần Minh Tuấn, 2016)

(ii) Đối với nguồn tài chính phi chính thức

Khi việc tiếp cận các nguồn tài chính chính thjức bên ngoài gặp khó khăn hoặc
không đủ vốn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể chuyển sang các nguồn tài chính
phi chính thức khác như: gia đình/bạn bè người quen và tín dụng xấu (vay nóng, lãi
suất cao).

Đối với nguồn vốn từ gia đình, bạn bè và người quen: thì ưu điểm của nguồn
vốn này là thủ tục vay thuận tiện; Khả năng tiếp cận dễ dàng; Lãi suất và chi phí vay
vốn thấp hơn so với khu vực ngân hàng thương mại.

Tuy nhiên nguồn vốn này có nhược điểm như: Tính ổn định của nguồn vốn so
với nhu cầu vốn của doanh nghiệp thấp, nguồn vốn không có sẵn và cũng không
thường xuyên; Doanh nghiệp khó hợp thức hóa chi phí vay vốn vào trong báo cáo thuế;
Rủi ro nợ xấu phát sinh từ khoản vay khá là cao.

Đối với nguồn vốn từ tổ chức tư nhân phi chính thức (tín dụng đen): nguồn vốn
này có nhược điểm như sau: Lãi suất cao; Nguồn vốn này cũng không được đánh giá

31
tích cực về tính ổn định của khoản vay; Cũng giống như nguồn vốn vay từ gia đình,
bạn bè và người thân, vay từ nguồn này doanh nghiệp cũng không được hạch toán chi
phí vào báo cáo thuế trong khi chi phí rất cao. Điều này làm cho doanh nghiệp rơi vào
rủi ro lớn hơn do chịu chi phí tài chính quá lớn.

Tuy nhiên cũng giống như nguồn vốn vay từ gia đình, bạn bè, người quen, ưu
điểm của nguồn vốn này là: doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ dàng, thủ tục vay đơn
giản và mức độ sẵn có, dồi dào của nguồn vốn khá tốt.

Như vậy, có thể thấy DNVVN có thể tiếp cận tài chính từ rất nhiều nguồn khác
nhau. Tuy nhiên, nguồn tài chính từ tín dụng ngân hàng là một nguồn cung cấp vốn
quan trọng cho doanh nghiệp, đảm bảo doanh nghiệp có thể hoạt động lâu dài và ổn
định.

2.3. Khái quát về doanh nghiệp vừa và nhỏ

2.3.1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ

Thuật ngữ DNNVV được sử dụng tương đối phổ biến trên thế giới nói chung và
ở Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, các quốc gia khác nhau sử dụng khái niệm DNVVN
khác nhau dựa trên một hoặc nhiều tiêu chí quan trọng. Sự khác biệt này là do điều
kiện cụ thể của từng quốc gia, từng thời kỳ phát triển kinh tế và cách phân loại
DNNVV theo từng ngành (số lượng vốn, lao động, doanh thu có thể giống nhau…
nhưng ngành này là DNNVV và các ngành khác là các công ty cỡ trung bình). Ngay cả
trong cùng một quốc gia, các tiêu chuẩn này có thể thay đổi theo thời gian dựa trên
hoạt động kinh doanh, đặc điểm kinh tế hoặc tăng trưởng kinh tế của quốc gia đó. Tuy
nhiên, các tiêu chuẩn được sử dụng ở nhiều quốc gia là: Số người được công ty tuyển
dụng bình quân mỗi năm, tổng vốn đầu tư của công ty, tổng doanh thu hàng năm của
công ty...

Về DNNVV, hiện có 3 quan điểm::

32
(i) Tiêu chí đánh giá, phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa phải liên quan đến đặc
điểm phát triển của từng ngành và có tính đến số vốn, lao động thu hút vào hoạt động
sản xuất, kinh doanh. Các quốc gia theo khái niệm này bao gồm Nhật Bản, Ấn Độ và
Malaysia.

(ii) Khi xác định DNNVV cần tính đến ba yếu tố khách quan: sản xuất và mức
vốn của doanh nghiệp, bên cạnh đặc điểm kinh tế kỹ thuật của từng ngành. , số lượng
nhân viên cố định và tỷ lệ doanh thu. Các quốc gia theo khái niệm này là Hoa Kỳ, Hàn
Quốc và Đài Loan.

(iii) Việc phân loại DNNVV có thể dựa trên ngành và số lượng lao động. Đây là
khái niệm của các nước thuộc Liên minh Châu Âu (EU), Hong Kong.

Có thể thấy rằng, việc xác định đúng khái niệm về DNNVV có ý nghĩa rất lớn
để xác định đúng nhóm mục tiêu. Vì vậy các nước đều rất quan tâm nghiên cứu tiêu
chí phân loại DNNVV. Tuy nhiên, không có một tiêu chuẩn thống nhất để phân loại
DNNVV ở tất cả các quốc gia, và ngay cả trong cùng một quốc gia, việc phân loại
cũng khác nhau tùy theo từng thời điểm và theo ngành

Nhìn chung, các nước trên thế giới sử dụng hai bộ tiêu chí chung để phân loại
DNNVV: định tính và định lượng (Phạm Văn Kim, 2018)

Nhóm tiêu chí định tính dựa trên những đặc điểm cơ bản của công ty như: tính
chuyên môn hóa thấp, số đầu mối quản lý thấp, mức độ phức tạp của quản lý không
cao.. Các tiêu chí này có ưu điểm là phản ánh đúng bản chất của vấn đề nhưng thường
khó xác định trên thực tế. Do đó, chúng thường sử dụng làm cơ sở để tham khảo mà
hiếm khi được sử dụng để phân loại trong thực tế;

Nhóm tiêu chí định lượng, sử dụng các thông số như số lượng lao động, giá trị
tài sản hay nguồn vốn… làm căn cứ để phân loại doanh nghiệp

Theo tiêu chí phân loại của WB, DNNVV được xác định như sau

33
Bảng 2.1: Tiêu chí phân loại DNVVN của World Bank

Doanh nghiệp Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa


siêu nhỏ

Tổng số lao động 10 người trở 50 người trở 300 người trở
(người) xuống xuống xuống

Tổng tài sản (USD) 10.000 USD trở 3.000.000 USD trở 15.000.000 USD trở
xuống xuống xuống

Tổng doanh thu hàng 100.000 USD trở 3.000.000 USD trở 15.000.000 USD trở
năm (USD) xuống xuống xuống

Nguồn: Tổng hợp từ WB (2018)

DNNVV ở Việt Nam bao gồm các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và
vừa, có số lao động thuộc diện bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 lao động
và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng hoặc
tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
đã chủ trì soạn thảo Nghị định Số: 39/2018/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2018 của
Chính Phủ, quy định chi tiết tại Điều 6, trong đó có tiêu chí xác định DNNVV.

Bảng 2.2: Tiêu chí phân loại Doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam (theo
nghị định 39/2018/NĐ-CP)

Quy mô Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa

Khu vực Doanh nghiệp


siêu nhỏ

34
Tổng Tổng
Số lao Số lao Tổng Số lao
nguồn nguồn
động động nguồn vốn động
vốn vốn

10 Từ trên Từ trên 20 Từ trên


Nông, lâm 3 tỷ
người Từ 3 đến 10 người tỷ đồng 100 người
nghiệp và đồng trở
trở 20 tỷ đồng đến 100 đến 100 tỷ đến 200
thủy sản xuống
xuống người đồng người

10 Từ trên Từ trên 20 Từ trên


Công 3 tỷ Từ 3 đến
người 10 người tỷ đồng 100 người
nghiệp và đồng trở 20 tỷ đồng
trở đến 100 đến 100 tỷ đến 200
xây dựng xuống trở xuống
xuống người đồng người

10 Từ trên Từ trên 50 Từ trên


Thương 3 tỷ Từ 3 đến
người 10 người tỷ đồng 50 người
mại và dịch đồng trở 50 tỷ đồng
trở đến 50 đến 100 tỷ đến 100
vụ xuống trở xuống
xuống người đồng người

Nguồn: Nghị định số 39/2018/NĐ-CP của Chính phủ.

2.3.2. Đặc điểm doanh nghiệp vừa và nhỏ

Các DNVVN được coi là lực lượng quan trọng trong nhiều nền kinh tế vì họ
đóng góp đáng kể vào việc tạo việc làm, nộp thuế, đổi mới sáng tạo và tham gia vào
thị trường toàn cầu. Beck và Kunt (2004) lập luận rằng hoạt động của DNVVN đối với
tăng trưởng kinh tế có liên quan chặt chẽ với nhau vì tỷ trọng tương đối lớn của khu
vực DNVVN ở hầu hết các quốc gia đang phát triển. Ngoài ra, sự tăng trưởng của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng thúc đẩy nhiều việc làm hơn doanh nghiệp lớn vì họ sử
dụng lao động và có thể sử dụng tốt hơn các nguồn lực hạn chế với số vốn rất nhỏ.

35
Hellberg (2000) cũng lập luận rằng các nước đang phát triển nên quan tâm đến các
doanh nghiệp vừa và nhỏ vì họ chiếm tỷ trọng lớn trong các doanh nghiệp và sự tăng
trưởng ở các nước này. Young (1994) lập luận rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ quan
trọng không chỉ bởi vì họ tạo ra công ăn việc làm, mà còn bởi vì họ là một nguồn hiệu
quả, tăng trưởng và phân cấp của nền kinh tế.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhiều lợi thế so với các công ty lớn như:

Gần gũi hơn với khách hàng: Đó là một trong những lợi thế rõ ràng nhất. Các
doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ giao dịch trực tiếp hơn với khách hàng của họ, điều này
cho phép họ đáp ứng nhu cầu của khách hàng hơn và cung cấp dịch vụ được cá nhân
hóa hơn, thậm chí thiết lập một số liên kết với người dùng của họ. Khi đã biết về doanh
nghiệp, việc liên kết của khách hàng với DNVVN thường sẽ đơn giản hơn so với một
công ty lớn.

Sự linh hoạt trong chuyển đổi kinh doanh: Do kích thước và cấu trúc đơn giản
hơn, chúng sẽ có khả năng thích ứng cao hơn với những thay đổi. Ngoài ra, nó sẽ giúp
họ gần gũi hơn với khách hàng của mình, điều này sẽ cho phép họ biết các sự thay đổi
trên thị trường trước bất kỳ ai khác. Ví dụ, họ sẽ có khả năng lớn hơn để giảm nguồn
cung vào những thời điểm không có nhu cầu thông thường..

Đưa ra quyết định nhanh chóng hơn: Trong các DNVVN, việc ra quyết định
thường sẽ thuộc về một người hoặc một nhóm nhỏ. Điều này sẽ giúp họ đưa ra giải
pháp nhanh nhẹn hơn nhiều so với các công ty lớn, nơi các quyết định thường yêu cầu
các cơ chế ra quyết định phức tạp liên quan đến nhiều người và phòng ban.

Dễ dàng gắn kết nhân viên với công ty, nhân viên với nhân viên: Gần gũi hơn
với quản lý và tầm nhìn cụ thể hơn về doanh nghiệp (trong các công ty lớn, công việc
của mỗi nhân viên ít toàn diện hơn và chuyên biệt hơn) sẽ giúp kết nối nhân viên với
các mục tiêu của công ty dễ dàng hơn. Điều này làm tăng động lực và thúc đẩy tăng
năng suất của nhân viên. Trong một DNVVN, việc hình thành mối quan hệ và biết
được phẩm chất, tính cách của những người khác sẽ dễ dàng hơn. Điều này có thể được
sử dụng để tăng hiệu suất và cải thiện tinh thần đồng đội. Ngoài ra, trong một số tình

36
huống nhất định, chẳng hạn như giải quyết vấn đề, sẽ dễ dàng hơn rất nhiều khi chia sẻ
nhiệm vụ giữa những người hiểu biết hơn hoặc có trình độ tốt hơn để giải quyết. Ngoài
ra, bằng cách gần gũi hơn, các thành viên khác nhau trong công ty sẽ dễ dàng giao tiếp
với nhau hơn. Điều này sẽ cho phép các ý tưởng mới được nảy sinh và các vấn đề được
giải quyết theo nhóm.

Năng lực sáng tạo cao và là nhân tố then chốt của công nghiệp phụ trợ: Các
công ty lớn như Google, Microsoft và Honda đều đến từ các công ty nhỏ. Ý tưởng kinh
doanh luôn đến từ những doanh nghiệp nhỏ biết cách tiếp cận thị trường và luôn đổi
mới. Tại Hoa Kỳ, các doanh nghiệp nhỏ chiếm hơn 50% số phát minh. Ở Anh, có tới
88% (Nguyễn Trường Sơn, 2014) DNNVV đang áp dụng công nghệ mới hoặc cải tiến
sản phẩm. Trong đó, điều quan trọng là DNNVV trong ngành công nghiệp phụ trợ
chiếm đa số. Các công ty như Honda và Canon tại Việt Nam sẽ phải chịu chi phí cao
hơn nếu họ không gia công sản phẩm của họ từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt
Nam để làm vệ tinh cho các công ty lớn này.

Lợi ích đối với nền kinh tế: Các doanh nghiệp vừa và nhỏ giúp thúc đẩy nền
kinh tế địa phương. Với chi phí đầu tư thấp hơn đáng kể so với các doanh nghiệp lớn,
các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể giúp giảm nghèo trong cộng đồng bằng cách cung
cấp việc làm có ý nghĩa cho người dân địa phương bên cạnh việc nâng cao mức sống.
Việc phát triển các công nghệ, dịch vụ và sản phẩm mới của địa phương cũng mang lại
lợi ích cho cộng đồng nơi có các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp vừa và
nhỏ mới giúp tạo ra cơ sở hạ tầng trong cộng đồng địa phương, điều này một lần nữa
tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn.

Tuy nhiên, DNNVV nói chung và DNNVV Việt Nam nói riêng có những hạn
chế sau:

Thiếu nguồn vốn và gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn chính thức:
Thông thường, các doanh nghiệp vừa và nhỏ không có tiềm lực tài chính như các công
ty lớn. Vì lý do này, họ thường sẽ cần nguồn tài chính bên ngoài, vốn cũng sẽ hạn chế
hơn và trong điều kiện tồi tệ hơn, không có khả năng tiếp cận các công cụ tài chính

37
dành cho các tập đoàn lớn, chẳng hạn như niêm yết trên thị trường chứng khoán, tăng
vốn, v.v. Mặt khác, nhiều ngân hàng thích phân bổ nguồn lực của họ cho các doanh
nghiệp lớn hơn là cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Lý do là các doanh nghiệp lớn có
rủi ro vỡ nợ thấp hơn và báo cáo tài chính rõ ràng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vừa và
nhỏ có nhiều rủi ro hơn chủ yếu từ quan điểm của người cho vay và họ không có thông
tin kế toán rõ ràng.

Thiếu cơ sở hạ tầng thông tin cho các DNVVN: Ngành tài chính liên quan đến
thông tin về bản chất. Tuy nhiên, có một vấn đề thông tin bất đối xứng giữa các nhà
cung cấp và người yêu cầu vốn nói chung. Cơ sở hạ tầng thông tin là cần thiết để khắc
phục vấn đề này. Nhiều doanh nghiệp lớn niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng
khoán và phát hành chứng khoán trên thị trường trái phiếu. Do đó, các cơ chế chia sẻ
thông tin thể chế của thị trường vốn có thể tạo điều kiện tiếp cận với nhiều loại thông
tin cần thiết để ước tính mức độ tin cậy của các doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, hầu hết
các DNVVN không có mối liên hệ nào với thị trường vốn. Các tổ chức tài chính có thể
theo dõi chặt chẽ và liên tục những người đi vay, nhưng sẽ rất tốn kém nếu làm như
vậy đối với những người đi vay các khoản vay nhỏ. Việc thiếu cơ sở hạ tầng thông tin
cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm trầm trọng thêm vấn đề thông tin bất đối xứng.

Khó khăn trong việc tiếp cận công nghệ tiên tiến, hiện đại, đặc biệt là công
nghệ xanh: Thật không may, và một lần nữa vì lý do tài chính, một doanh nghiệp vừa
và nhỏ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn để thích ứng với những thay đổi công nghệ, điều này
có thể dẫn đến sự lỗi thời. Rất ít doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ xanh vào
sản xuất, kinh doanh. DNNVV có cơ hội hội nhập, ứng dụng công nghệ môi trường
tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh nếu được tiếp cận vốn, đất đai sản xuất, và được
Chính phủ hỗ trợ tiếp cận công nghệ.

Khó tiếp cận một số lượng lớn khách hàng và chiếm được lòng tin của họ:
Nhiệm vụ tiếp cận khách hàng có thể rất khó khăn đối với một doanh nghiệp vừa và
nhỏ. Sức mạnh tài chính của các công ty lớn cho phép họ quảng cáo trên các phương

38
tiện truyền thông đại chúng, nhưng đối với các công ty vừa và nhỏ, việc tiếp cận một
số lượng lớn khách hàng có thể là một nhiệm vụ đòi hỏi nhiều năm nỗ lực.

Khó tạo ra lợi thế kinh tế theo quy mô: Tính kinh tế nhờ quy mô giúp doanh
nghiệp dễ dàng hạ thấp chi phí sản xuất kinh doanh so với đối thủ cạnh tranh, do đó
khả năng cạnh tranh thị trường thông qua chính sách giá là một lợi thế. Các doanh
nghiệp vừa và nhỏ không thể cạnh tranh bằng chi phí mà cần tập trung vào chiến lược
khác biệt hóa và khai thác sự khác biệt về giá bằng cách giảm chi phí vận chuyển và
tạo thuận lợi trong bán hàng hơn là cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp lớn hơn.

2.4. Một số lý thuyết nền tảng liên quan đến ảnh hưởng của năng lực ĐMST tới
khả năng tiếp cận vốn tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ

2.4.1. Lý thuyết về thông tin bất cân xứng

Thông tin bất cân xứng là mức độ thông tin không phản ánh kịp thời, chính xác,
đầy đủ về thị trường và diễn biến của nó (Akerlof, 1970). Theo nghĩa hẹp, nó hàm ý có
sự khác biệt đáng kể về khối lượng và chất lượng thông tin đã được tích lũy đến một
thời điểm xác định giữa các đối tượng liên quan (các đối tượng cùng giải quyết một
vấn đề, cùng tham gia một thị trường). Nghĩa là, một bên giao dịch có các thông tin
liên quan trong khi bên kia không có hoặc không có đầy đủ.

Thông tin bất cân xứng vừa khách quan vừa là chủ quan. Tính khách quan là do
cấp độ hiệu quả của thị trường gây ra những hạn chế về truyền tải và cập nhật thông tin
vào trong giá cả. Tính chủ quan là do thiếu nỗ lực cũng như chưa quan tâm đầu tư tìm
kiếm khai thác thông tin của các đối tượng là cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia
thị trường.

Đối với các doanh nghiệp, bất cân xứng thông tin là một rào cản lớn khi tiếp cận
với các nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng và người vay. Về mặt lý thuyết, nếu
một doanh nghiệp có quy mô quá nhỏ, ngân hàng và các tổ chức tài chính sẽ không sẵn
lòng cho vay bởi những vấn đề về thông tin bất cân xứng làm gia tăng đáng kể chi phí

39
giao dịch (bao gồm chi phí điều tra để xét duyệt khoản vay, kiểm tra và giám sát doanh
nghiệp). Những vấn đề thông tin bất cân xứng có thể sẽ đặc biệt lớn đối với các doanh
nghiệp trẻ và mới thành lập vì các chủ nợ không có đủ thời gian để giám sát các doanh
nghiệp như vậy. Hơn nữa các doanh nghiệp mới thành lập không có đủ thời gian để
xây dựng mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp tài chính, bởi vậy, các doanh
nghiệp thường tìm đến các nguồn tài trợ không chính thức. Trong khi đó, các doanh
nghiệp hoạt động lâu năm có lợi thế hơn trong việc vay vốn ngân hàng.

Đặc biệt là đối với trong việc xét các DNVVN đổi mới thì các ngân hàng sẽ
ngày càng khó có được các thông tin cần thiết để đánh giá chính xác rủi ro đối với các
khoản vay cho các doanh nghiệp này. Một phần vì sự thiếu kinh nghiệm trong quản lý
không thể cung cấp được các giấy tờ tài chính được đầy đủ, một phần khác có thể là do
doanh nghiệp không muốn tiết lộ các thông tin và tình hình hoạt động của mình. Hơn
nữa các công ty đổi mới thường phụ thuộc vào các tài sản vô hình hơn là tài sản vật
chất, và tài sản vô hình rất khó để định giá vì chúng đặc thù và do đó khó có thể sử
dụng làm tài sản thế chấp để đi vay. Ngoài ra để có thể tiếp cận thông tin cần thiết cũng
như đánh giá các nguồn lực bên trong và ngoài doanh nghiệp thì ngân hàng cũng sẽ tốn
các chi phí nhất định. Mà theo nghiên cứu của Pellegrina và cộng sự (2017), việc áp
dụng đổi mới công nghệ làm giảm sự bất đối xứng giữa người đi vay và người cho vay,
từ đó nới lỏng các điều kiện tín dụng. Việc sử dụng đổi mới công nghệ có thể giảm chi
phí giao dịch, điều này có thể cho phép người cho vay cấp tín dụng nhiều hơn, và các
doanh nghiệp sử dụng đổi mới công nghệ cũng minh bạch hơn trong việc tự lựa chọn
phương pháp đánh giá tín dụng và các ngân hàng sẽ thưởng cho sự minh bạch đó và
cấp thêm tín dụng cho doanh nghiệp. Giảm thiểu sự bất cân xứng thông tin có tác động
tích cực đến sự thành công của việc doanh nghiệp tiếp cận vốn tài chính. Mối quan hệ
giữa các doanh nghiệp đi vay và bên cho vay ngày càng bền chặt hơn khi các nhà đầu
tư hiểu rõ hơn về những người sáng lập và các dự án của họ. Điều này sẽ thúc đẩy các
nhà đầu tư tài trợ cho các chiến dịch của họ

40
2.4.2. Lý thuyết tín hiệu

Lý thuyết tín hiệu được Spence tiến hành nghiên cứu thị trường lao động, và đề
xuất lý thuyết tín hiệu thông qua kết quả nghiên cứu từ đầu năm 1970, cho đến năm
1973. Đó là, cung cấp thông tin cá nhân cho thị trường lao động để bộc lộ khả năng của
một người. Một lý thuyết được chấp nhận và sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu huy
động vốn từ cộng đồng là lý thuyết tín hiệu (Ross, 1977). Nói chung, lý thuyết tín hiệu
nói rằng một người gửi gửi một tín hiệu đến một người nhận, và người nhận sẽ diễn
giải và phản hồi lại tín hiệu (Connelly và cộng sự, 2011).

Ngày càng có nhiều nhóm nghiên cứu đang tìm cách sử dụng lý thuyết tín hiệu
để giảm bớt sự bất cân xứng về thông tin trong quá trình tiếp cận vốn. Các nghiên cứu
cho rằng cam kết bền vững về môi trường sẽ dự đoán khả năng tiếp cận tài chính thông
qua hiệu quả tài chính, giúp doanh nghiệp gửi tín hiệu tới các bên liên quan như ngân
hàng và nhà đầu tư rằng doanh nghiệp quản lý hiệu quả các nguồn lực của mình. Điều
này giúp loại bỏ vấn đề thông tin bất đối xứng, vấn đề thường gây khó khăn cho các
ngân hàng khi cấp tín dụng cho các công ty nhỏ chưa niêm yết. Dựa trên kết quả
nghiên cứu trong bối cảnh quốc tế (Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi và Châu Á), Kluza
et al. (2021) đã xác nhận điều này, đổi mới mô hình kinh doanh ảnh hưởng đáng kể đến
doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho thấy mô hình kinh doanh bền vững sẽ có lợi cho môi
trường. Theo Barbieri và Santos (2020), đổi mới này giúp cải thiện hiệu suất môi
trường. Do đó việc doanh nghiệp sở hữu mô hình kinh doanh bền vững sẽ có tác động
tích cực đến khả năng tiếp cận tài chính của doanh nghiệp.

2.4.3. Lý thuyết đổi mới và định hướng kinh doanh/khởi nghiệp – Entrepreneurial
orientation

Lý thuyết định hướng kinh doanh/khởi nghiệp (EO) của một công ty là khả năng
đổi mới, chấp nhận rủi ro và chủ động theo đuổi cơ hội thị trường (Zehir và cộng sự,
2015). EO bao gồm năm khía cạnh: quyền tự chủ, đổi mới, chấp nhận rủi ro, chủ động

41
và năng nổ cạnh tranh. Tự do được định nghĩa là một hành động độc lập của một cá
nhân hoặc một nhóm nhằm đưa ra một khái niệm kinh doanh hoặc một tầm nhìn và
thực hiện nó cho đến khi hoàn thành. Tính đổi mới đề cập đến sẵn sàng hỗ trợ sáng tạo
và thử nghiệm. Chấp nhận rủi ro có nghĩa là xu hướng thực hiện những hành động táo
bạo, chẳng hạn như mạo hiểm vào các thị trường mới chưa được biết đến. chủ động là
một người tìm kiếm cơ hội và hướng tới tương lai luật xa gần. Khía cạnh thứ năm,
cạnh tranh hung hăng, phản ánh cường độ nỗ lực của một công ty để vượt trội so với
các đối thủ trong ngành để tạo ra doanh thu mà không xem xét tác động ròng đến thu
nhập hộ gia đình và việc làm (Lumpkin và Dess, 2005).

Đã có nhiều nghiên cứu xác nhận mối liên hệ tích cực giữa EO của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ và khả năng tiếp cận tài chính của họ. Ví dụ, một số nhà nghiên cứu
chứng minh những ảnh hưởng tích cực của tính đổi mới, chấp nhận rủi ro, tính chủ
động, năng nổ cạnh tranh và quyền tự chủ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc
tiếp cận tài chính (Chandrayanti và cộng sự, 2020). Tương tự, mối quan hệ tích cực
giữa tính đổi mới và tiếp cận tài chính (Beltrame và cộng sự, 2018; Fatoki, 2012;
Zampetakis, Vekini, & Moustakis, 2011), chấp nhận rủi ro và tiếp cận tài chính
(Fatoki, 2012; Sidek và cộng sự, 2016) ; Zampetakis và cộng sự, 2011), tính chủ động
và khả năng tiếp cận tài chính (Fatoki, 2012; Zampetakis và cộng sự, 2011), năng lực
cạnh tranh và khả năng tiếp cận tài chính (Beltrame và cộng sự, 2018; Sidek và cộng
sự, 2016), và quyền tự chủ và khả năng tiếp cận tài chính (Chandrayanti và cộng sự,
2020) đã được chứng thực bởi các nghiên cứu tập trung vào phân khúc doanh nghiệp
vừa và nhỏ đã đề cập ở trên. Do đó việc đẩy mạnh các và nâng cao năng lực đổi mới có
thể sẽ tác động tích cực đến khả năng tiếp cận vốn tài chính của doanh nghiệp.

42
CHƯƠNG 3. MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu

Để đánh giá tác động của năng lực ĐMST đối với khả năng tiếp cận tài chính
của DNNVV, tác giả đã tiến hành thực hiện quy trình nghiên cứu bao gồm 6 bước
được mô tả cụ thể dưới đây:

B
Bước 3: Thiết kế
Bước 1: Xác định Bước 2: Đánh giá
mô hình nghiên
vấn đề nghiên cứu vấn đề nghiên cứu
cứu

Bước 6: Trình bày Bước 5: Phân tích Bước 4: Thu thập


kết quả phân tích dữ liệu dữ liệu

Hình 3. 1: Quy trình thực hiện nghiên cứu

Nguồn: Tác giả tự đề xuất

Bước 1. Xác định vấn đề nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu là ảnh hưởng của
năng lực ĐMST đối với khả năng tiếp cận tài chính của DNNVV tại Hà Nội. Việc đánh
giá mối tương quan giữa các nhân tố cấu thành nên năng lực ĐMST với khả năng tiếp
cận tài chính nhằm tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của năng lực ĐMST đối với DNNVV
từ đó đưa ra giải pháp.

Bước 2. Đánh giá tổng quan vấn đề nghiên cứu: Tổng hợp các lý thuyết và
nghiên cứu liên quan trên thế giới và ở Việt Nam phục vụ giải quyết vấn đề nghiên
cứu. Trên cơ sở đó, tác giả tìm ra các khoảng trống trong nghiên cứu, đồng thời xây
dựng các giả thuyết nhằm kiểm định tính tính hợp lý của các lý thuyết trước đây.

43
Bước 3. Thiết kế mô hình nghiên cứu: Tác giả tiến hành xác định mô hình
nghiên cứu sau khi tham khảo các tài liệu nghiên cứu và mô hình liên quan, từ đó đặt ra
các giả thuyết và thiết kế bộ thang đo chính thức cho từng biến nghiên cứu.

Bước 4. Thu thập dữ liệu: Ở bước này, tác giả tiến hành điều tra và thu thập
dữ liệu thông qua bảng câu hỏi khảo sát được gửi tới đối tượng là các thành viên Ban
giám đốc, các nhà quản trị cấp trung (trưởng/phó phòng) tại DNNVV tại Hà Nội.

Bước 5. Phân tích dữ liệu: Tác giả tổng hợp các phiếu trả lời của đáp viên,
tiến hành sàng lọc các phiếu không hợp lệ và sau đó sử dụng các kỹ thuật phân tích
thống kê bằng phần mềm phân tích dữ liệu SPSS và SmartPLS 4 để phân tích dữ liệu.

Bước 6. Trình bày kết quả phân tích: Sau khi có được kết quả phân tích số
liệu trên phần mềm SPSS và SmartPLS 4, tác giả tiến hành giải thích, đánh giá, đưa ra
kết luận nhằm giải quyết vấn đề được đặt ra, từ đó đưa ra một số khuyến nghị, giải
pháp cần thiết và hoàn thiện cho báo cáo..

3.2. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu

3.2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Dựa vào việc phân tích các yếu tố, lý thuyết và những nghiên cứu trước đó liên
quan tới năng lực ĐMST, tác giả đề xuất mô hình đánh giá tác động của năng lực
ĐMST đối với khả năng tiếp cận tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hà Nội

Khả năng tiếp cận tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ được xem xét thông
qua ảnh hưởng của 5 biến: Năng lực ĐMST sản phẩm, năng lực ĐMST quy trình, năng
lực ĐMST thị trường/ khách hàng, năng lực ĐMST mô hình, và uy tín tín dụng.

44
Năng lực đổi mới sáng tạo
Uy tín tín dụng

Năng lực ĐMST quy


trình

Năng lực ĐMST thị


trường
Khả năng tiếp cận tài
chính của doanh
Năng lực ĐMST sản
nghiệp
phẩm

Năng lực ĐMST


mô hình

Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Nguồn: Tác giả tự đề xuất

3.2.2. Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết H1: Năng lực ĐMST quy trình có ảnh hưởng tích cực đến khả
năng tiếp cận vốn tài chính của DNNVV

Pedauga và cộng sự (2022) đề xuất rằng các doanh nghiệp nên hành động theo
đạo đức về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) trong thực hành sản xuất của
họ bằng cách sử dụng công nghệ mới thân thiện với môi trường (Eldeeb và cộng sự,
2021). Việc sử dụng các công nghệ mới thân thiện môi trường này thu hút các bên liên
quan sẵn sàng đầu tư hơn vào các hoạt động kinh doanh (Waddock & Graves, 1997),
bởi vì các nhà đầu tư cho rằng những công ty đó sẽ tránh được hậu quả tài chính tiêu

45
cực như chi phí pháp lý, thiệt hại và tiền phạt phát sinh từ các hoạt động trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp. Một lý do khác giải thích tại sao sử dụng các công nghệ mới
thân thiện môi trường có thể dẫn đến việc tiếp cận nguồn vốn tài trợ bên ngoài là do
đầu tư có trách nhiệm xã hội đã trở nên nổi bật (Robson & Wakefield, 2007).

Francis và cộng sự (2012) kết luận rằng bằng sáng chế đổi mới có thể làm giảm
sự bất đối xứng thông tin giữa người đi vay và người cho vay bởi vì các chủ ngân hàng
coi trọng các hoạt động đổi mới của các công ty và cung cấp cho họ mức chênh lệch
cho vay thấp hơn và các điều khoản tốt hơn.

Nghiên cứu về khả năng tiếp cận tài chính của Mina và cộng sự (2013) đã chỉ ra
rằng các công ty giới thiệu quy trình mới, các công ty này thực sự có nhiều khả năng
đạt được tiếp cận vốn tài chính hơn các công ty khác ở Hoa Kỳ, tuy nhiên kết quả này
lại ngược lại khi các nghiên cứu về khả năng tiếp cận tài chính của công ty tương tự ở
Vương quốc Anh. Mặc dù vẫn còn tồn tại ý kiến trái chiều về mối quan hệ giữa năng
lực ĐMST quy trình tới khả năng tiếp cận tài chính, tác giả đưa ra giả thuyết rằng năng
lực ĐMST quy trình ảnh hưởng tích cực đến khả năng tiếp cận vốn tài chính của
DNNVV.

Giả thuyết H2: Năng lực ĐMST thị trường/ khách hàng có ảnh hưởng tích
cực đến khả năng tiếp cận vốn tài chính của DNNVV

Bất kể công ty nào cũng có thể yêu cầu thêm vốn để mở rộng hoạt động của
mình ở nhiều thời điểm khác nhau, vì các nguồn nội bộ có thể không đủ để duy trì hoạt
động kinh doanh. Vì hầu hết các DNVVN đối mặt với những thách thức trong việc tiếp
cận nguồn vốn bên ngoài, chủ yếu là ngân hàng, các nghiên cứu hiện tại chỉ ra rằng các
công ty thực hiện xuất sắc về môi trường xanh có thể mở ra cơ hội tài trợ cho các
doanh nghiệp. Do những lo ngại ngày càng tăng về biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng đến
một số quốc gia trên toàn cầu, vì vậy các nhà đầu tư quan tâm đến việc đầu tư vào công
ty vượt trội về hiệu suất môi trường (Durst, S.; Gerstlberger, W, 2021; Zhang, Y.;
Weber, O, 2022). Các nhà đầu tư coi việc đầu tư vào các công ty có trách nhiệm với

46
môi trường là đáng tin cậy như một cách bảo vệ danh tiếng và các giá trị bền vững của
họ đối với nền kinh tế xanh (Zhang, Y.; Weber, O, 2022).

Bắt đầu với nghiên cứu tiên phong của Greenaway và cộng sự (2007) ngày càng
có nhiều bài báo thực nghiệm xem xét mối liên hệ giữa hạn chế tài chính và hoạt động
xuất khẩu bằng cách sử dụng dữ liệu ở cấp độ công ty. Mặc dù các nghiên cứu sử dụng
các thước đo hạn chế tài chính khác nhau và áp dụng các phương pháp kinh tế lượng
khác nhau để điều tra mối liên hệ giữa các hạn chế này và hoạt động xuất khẩu, nhưng
bức tranh toàn cảnh có thể được tóm tắt như sau: Hạn chế về tài chính rất quan trọng
đối với quyết định xuất khẩu của các doanh nghiệp – các doanh nghiệp xuất khẩu ít bị
hạn chế về tài chính hơn so với các doanh nghiệp không xuất khẩu.

Kiron và cộng sự (2017) đã chỉ ra rằng các công ty xây dựng hình ảnh mạnh mẽ
về tín bền vững, giúp khai thác lợi ích từ các khoản đầu tư tương đối dễ dàng hơn.
Mackey, Mackey và Barney (2007) gợi ý rằng số lượng lớn hơn các nhà đầu tư cổ phần
thích đầu tư vào các công ty có danh tiếng CSR ấn tượng.

Vì vậy tác giả đưa ra giả thuyết năng lực ĐMST thị trường/ khách hàng có ảnh
hưởng tích cực đến khả năng tiếp cận vốn tài chính của DNNVV.

Giả thuyết H3: Năng lực ĐMST sản phẩm có ảnh hưởng tích cực đến tiếp
cận tài chính của DNNVV

Các phát hiện lý thuyết và thực nghiệm cho thấy rằng nhu cầu tín dụng thương
mại có mối quan hệ tích cực với hạn chế tín dụng. W. Bönte và S. Nielen (2011) đã lập
luận rằng DNVVN đặc biệt sáng tạo có nhiều khả năng bị hạn chế tín dụng hơn so với
các doanh nghiệp vừa và nhỏ không đổi mới vì các ngân hàng có thể gặp khó khăn
trong việc xem xét kỹ lưỡng giá trị doanh nghiệp nếu tài sản của doanh nghiệp là tài
sản vô hình. Guiso (1998); Hyytinen và Toivanen (2005); Ughetto (2009) cho rằng các
công ty đổi mới có xu hướng bị hạn chế tín dụng và các doanh nghiệp nhỏ có nhiều
khả năng bị hạn chế tín dụng hơn so với các doanh nghiệp lớn bất kể họ đổi mới hay
không đổi mới (Jaramillo và cộng sự, 1996; Beck và cộng sự, 2005; Aghion và cộng
sự, 2007). Vì vậy W. Bönte và S. Nielen (2011) đã nghiên cứu và cho rằng các

47
DNVVN có các hoạt động đổi mới có xác suất sử dụng tín dụng thương mại làm nguồn
vốn lưu động cao hơn so với doanh nghiệp lớn. W. Bönte và S. Nielen (2011) các nhà
cung cấp có thể có động cơ cung cấp tín dụng thương mại cho rằng việc DNVVN đã
nâng cấp một dòng sản phẩm đồng thời giới thiệu dòng sản phẩm mới vì họ cho rằng
việc đổi mới sản phẩm sẽ dẫn đến sự gia tăng trong doanh số bán hàng trong tương lai
của DNVVN.

Những phát hiện của Giannetti và cộng sự (2011), đã chỉ ra rằng việc bán các
sản phẩm khác biệt có liên quan tích cực đến việc sử dụng tín dụng thương mại (các
khoản phải trả) đối với nhà cung cấp. Theo Biais và Gollier (1997) việc có được tín
dụng thương mại có thể làm tăng mức độ tin cập về tín dụng của một công ty. Thorsten
Beck và cộng sự (2019) đã chứng minh được việc tín dụng thương mại có mối quan hệ
tích cực với việc nhận khoản vay ngân hàng đối với các doanh nghiệp, nghiên cứu
cũng cho thấy tác động gián tiếp của tín dụng thương mại như một hình thức tài trợ
kinh doanh để giảm bớt vấn đề đại diện giữa các công ty. Nghiên cứu này phù hợp với
giả thuyết rằng tín dụng thương mại có khả năng hoạt động như một công cụ báo hiệu
trong việc tiếp cận các khoản vay ngân hàng.

Giả thuyết H4: Năng lực ĐMST mô hình có ảnh hưởng tích cực đến tiếp
cận vốn tài chính của DNNVV

Arya and Lin (2007); Dyer and Singh (1998); Lavie (2006); Wong (2011), các
nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh được thể hiện trong mối quan hệ giữa các công ty.
Trong các nghiên cứu này, người ta cho rằng DNVVN có thể đạt được lợi thế thông
qua mối quan hệ với các công ty lớn về khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng dễ
dàng hơn (Rothwell và Dodgson, 1991) và ngược lại các DNVVN không có bất kỳ liên
kết nào với các công ty lớn có thể không có được lợi thế cạnh tranh tiếp cận tài chính
dễ dàng như những doanh nghiệp có liên kết. Khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ là một
phần của mạng lưới các công ty, khả năng tiếp cận tài chính của họ là được cải thiện do
hiệu ứng danh tiếng, có thể được coi là một hình thức thế chấp, khi các công ty lớn trở
thành người bảo lãnh tài chính cho các công ty này và điều đó và điều này sẽ làm giảm

48
thông tin bất đối xứng về tình hình tài chính của một doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa
phương (Navas-Alem và cộng sự, 2012). Quan điểm quan hệ này cho rằng xuất hiện
kết quả tích cực giữa uy tín tín dụng và khả năng tiếp cận tài chính cho các doanh
nghiệp vừa và nhỏ có liên kết với các công ty lớn.

Trong các cuộc điều tra tác động của đổi mới đối với các hoạt động phát triển
mô hình kinh doanh bền vững của doanh nghiệp vừa và nhỏ, các phát hiện cho thấy đổi
mới có tác động tích cực đến mô hình kinh doanh bền vững. Phát hiện này cũng phù
hợp với phạm vi nghiên cứu đổi mới mô hình kinh doanh để phát triển bền vững
(Reinhardt và cộng sự, 2019; Kluza và cộng sự, 2021; Wong và cộng sự, 2021). Điều
quan trọng cần lưu ý là không chỉ công nghệ, sản phẩm và dịch vụ có thể dẫn đến mô
hình kinh doanh bền vững mà còn cả những đổi mới của chính mô hình kinh doanh.
Xây dựng mô hình bền vững được coi là giải pháp để giảm thiểu các hậu quả tiêu cực
đối với môi trường mà các nghiên cứu hiện tại tin rằng việc thực hiện xuất sắc về bảo
vệ môi trường có thể mở ra cơ hội tài trợ cho các doanh nghiệp nhỏ chưa niêm yết. Do
các nhà đầu tư quan tâm đến việc đầu tư vào các công ty vượt trội về hiệu suất môi
trường, họ tin rằng đầu tư vào các công ty có trách nhiệm với môi trường là đáng tin
cậy, điều này làm cho họ nới lỏng các điều khoản và điều kiện vay, do đó tăng khả
năng doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay. Vì vậy việc doanh nghiệp đổi mới mô
hình kinh doanh sẽ có tác động tích cực đến tiếp cận vốn tài chính.

Giả thuyết H5: Uy tín tín dụng thúc đẩy mối quan hệ năng lực ĐMST tới
khả năng tiếp cận tài chính của DNNVV

H5a: Uy tín tín dụng thúc đẩy mối quan hệ năng lực ĐMST quy trình tới
khả năng tiếp cận tài chính của DNNVV

H5b: Uy tín tín dụng thúc đẩy mối quan hệ năng lực ĐMST thị trường/
khách hàng tới khả năng tiếp cận tài chính của DNNVV

H5c: Uy tín tín dụng thúc đẩy mối quan hệ năng lực ĐMST sản phẩm tới
khả năng tiếp cận tài chính của DNNVV

49
H5d: Uy tín tín dụng thúc đẩy mối quan hệ năng lực ĐMST mô hình tới
khả năng tiếp cận tài chính của DNNVV

Các công ty đổi mới thường gặp khó khăn trong việc tiếp cận tài chính thứ nhất
bởi vì lợi nhuận từ các hoạt động đổi mới thường không chắc chắn. Thứ hai là các nhà
sáng lập doanh nghiệp sẽ có nhiều thông tin hơn về các đặc tính của sản phẩm và quy
trình của họ hơn là so với các nhà tài trợ tiềm năng. Thứ ba là các hoạt động đổi mới
thường là vô hình, do đó bên phía nhà tài trợ cũng rất khó để xác định được giá trị của
tài sản thế chấp. Vì vậy cách để cải thiện về khả năng tiếp cận vốn tài chính, giảm bớt
sự bất đối xứng thông tin chúng ta có thể nghiên cứu đến là cải thiện thông tin về uy tín
tín dụng của người vay tiềm năng ở đây là các DNVVN. Các tài liệu trước đây đề xuất
cả mối quan hệ tích cực (Neuberger và Räthke-Döppner, 2015; Ono và cộng sự, 2016)
và tiêu cực (Petersen và Rajan, 1997; Robb và Wolken, 2002) giữa uy tín tín dụng và
khả năng tiếp cận tài chính. Mối quan hệ tích cực được giải thích bằng lập luận rằng
các công ty có điểm tín dụng thấp hơn (mới thành lập hoặc có thông tin hạn chế về lịch
sử tín dụng của họ) có nhiều khả năng đối mặt với những hạn chế về tài chính do phải
trả lãi suất cho vay cao hơn (Neuberger và Räthke-Döppner, 2015). Các công ty có uy
tín tín dụng cao hơn ít có khả năng thay đổi ngân hàng chính của họ vì họ muốn duy trì
và duy trì mối quan hệ với ngân hàng để đảm bảo các điều khoản tín dụng tốt hơn và
cải thiện khả năng tiếp cận tài chính trong tương lai (Ono và cộng sự, 2016). Vì vậy tác
giả đưa ra giả thuyết uy tín tín dụng thúc đẩy mối quan hệ năng lực ĐMST tới khả
năng tiếp cận tài chính của DNNVV.

3.3. Xây dựng bảng hỏi và thiết kế mẫu

3.3.1. Xây dựng bảng hỏi và lựa chọn thang đo

Mô hình nghiên cứu đưa ra 6 nhân tố: (1) Năng lực đổi mới sáng tạoquy trình,
(2) năng lực đổi mới sáng tạo thị trường/ khách hàng, (3) năng lực đổi mới sáng tạo sản
phẩm, (4) năng lực đổi mới sáng tạo mô hình, (5) uy tín tín dụng và (6) khả năng tiếp
cận tài chính.

50
Thang đo lường dưới đây được thiết kế dựa trên việc tham khảo từ một số
nghiên cứu nước ngoài có liên quan và đã hiệu chỉnh để phù hợp với đối tượng nghiên
cứu. Các biến quan sát được điều chỉnh để đảm bảo tính rõ ràng, minh bạch, chính xác
về mặt ngữ nghĩa và diễn đạt. Tiếp theo, tác giả tiến hành xây dựng hoàn thiện các câu
hỏi thành một bảng khảo sát chính thức.

Bảng 3.1: Các nhân tố và biến quan sát trong mô hình

M Nội dung câu hỏi Nguồn tham khảo

QT NĂNG LỰC ĐỔI MỚI SÁNG TẠO

QUY TRÌNH

QT1 Doanh nghiệp quản lý tổ chức sản xuất một C. Camisón và cộng sự
cách hiệu quả (2012)

QT2 Doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh về D. I. Prajogo và P. K.


công nghệ so với đối thủ cạnh tranh Ahmed (2006)

QT3 Doanh nghiệp áp dụng đổi mới công nghệ


mới nhất trong các quy trình của doanh
nghiệp nhanh nhất

QT4 Doanh nghiệp luôn cập nhật hoặc sở hữu các


công nghệ mới nhanh hơn so với đối thủ
cạnh tranh

51
QT5 Doanh nghiệp linh hoạt cung cấp các sản S. Liao, W. C. Fei, và C.
phẩm và dịch vụ theo nhu cầu của khách C. Chen (2007)
hàng.

TT NĂNG LỰC ĐỔI MỚI SÁNG TẠO

THỊ TRƯỜNG/ KHÁCH HÀNG

TT1 Doanh nghiệp phát triển thị trường mới cho A. Baregheh, J. Rowley,
các sản phẩm hiện có S. Sambrook, D. Davies
(2012)

TT2 Doanh nghiệp ra mắt sản phẩm mới vào thị


trường mới

TT3 Doanh nghiệp phân bổ các nguồn lực đáng


kể cho tiếp thị

TT4 Doanh nghiệp đầu tư phát triển và khai thác


thương hiệu

TT5 Doanh nghiệp sáng tạo trong tiếp thị và


khuyến mãi

SP NĂNG LỰC ĐỔI MỚI SÁNG TẠO

SẢN PHẨM

SP1 Doanh nghiệp sử dụng các cải tiến công nghệ D. I. Prajogo và P. K.
mới nhất trong quá trình phát triển sản phẩm Ahmed (2006)

52
mới

SP2 Phần lớn lợi nhuận của doanh nghiệp được S. Liao, W. C. Fei, và C.
tạo ra từ các sản phẩm và dịch vụ mới phát C. Chen (2007)
triển.

SP3 Doanh nghiệp thường có thể tung ra các sản


phẩm hoặc dịch vụ mới nhanh hơn các đối
thủ cạnh tranh

SP4 Doanh nghiệp có khả năng nghiên cứu và


phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ mới tốt hơn
so với các đối thủ cạnh tranh

MH NĂNG LỰC ĐỔI MỚI SÁNG TẠO


MÔ HÌNH

MH1 Doanh nghiệp tích cực tham gia vào các đối A. Baregheh, J. Rowley,
tác và liên minh chiến lược S. Sambrook, D. Davies
(2012)
MH2 Doanh nghiệp phân bổ các nguồn lực đáng
kể cho phát triển chiến lược

MH3 Doanh nghiệp thực hiện theo một quy trình


lập kế hoạch kinh doanh chính thức

UT UY TÍN TÍN DỤNG

53
UT1 Các ngân hàng sẵn sàng cung cấp tín dụng S. Wasiuzzaman và cộng
cho doanh nghiệp sự (2020)

UT2 Các đối tác kinh doanh sẵn sàng cung cấp tín
dụng cho doanh nghiệp

UT3 Các nhà đầu tư sẵn sàng đầu tư vào doanh


nghiệp

TC KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÀI CHÍNH

TC1 Doanh nghiệp có tài khoản séc hoặc tài R. Mushtaq, A. A. Gull,
khoản tiết kiệm M. Usman (2021)

TC2 Doanh nghiệp có hạn mức tín dụng hoặc


khoản vay từ một tổ chức tài chính

TC3 Tất cả các đơn xin tín dụng của doanh nghiệp O. Dzomonda (2022)
đã được ngân hàng chấp thuận trong ba năm
qua.

TC4 Quy mô khoản vay hiện có đủ để đáp ứng


nhu cầu của doanh nghiệp

TC5 Các ngân hàng mà doanh nghiệp xem xét


vay ít nghiêm ngặt hơn về các yêu cầu bảo
đảm tài sản thế chấp.

54
TC6 Doanh nghiệp đã có thể đảm bảo tài trợ từ
ngân hàng với lãi suất hợp lý.

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Về nguyên tắc, việc sử dụng thang đo nhiều mức độ hơn (7 điểm hay 9 điểm) sẽ
đạt được độ chính xác cao hơn. Tuy nhiên, để tránh sự phức tạp và nhầm lẫn về mặt
ngữ nghĩa cho đối tượng tham gia khảo sát nên tác giả đã sử dụng thang đo Likert 5
điểm. Về cơ bản, thang đo được đánh giá trên 5 mức độ từ mức 1 (Hoàn toàn không
đồng ý) cho tới 5 (Hoàn toàn đồng ý). Ngoài các câu hỏi phục vụ cho việc đo lường
các biến quan sát, bảng khảo sát còn có nhóm thông tin chung về đối tượng khảo sát.
(Phụ lục 1).

3.3.2. Mẫu nghiên cứu

Tham khảo vào một số nghiên cứu trước đây, theo Hair và cộng sự (2006) chỉ ra
rằng tối thiểu cỡ mẫu khảo sát phải đạt 100, một số nhà nghiên cứu đưa ra quy tắc cỡ
mẫu theo số biến quan sát ở mức 4 hoặc 5 (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc,
2008). Với mục đích đạt được kết quả nghiên cứu ý nghĩa thống kê và đại diện cho
tổng thể, tác giả sử dụn công thức: n= 5*m (Trong đó n là số lượng mẫu; m là biến
quan sát) Nghiên cứu có số lượng biến quan sát là 26, do đó kích thước mẫu tối thiểu
cần đạt được là n = 26*5 = 130 đơn vị.

3.4. Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu

3.4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

Khi hoàn thành form khảo sát chính thức, tác giả gửi đường liên kết đến các đối
tượng tiềm năng - thành viên Ban giám đốc, các nhà quản trị cấp trung (trưởng/phó
phòng) của các DNVVN tại Hà Nội. Kết quả thu về được tổng cộng 166 phiếu khảo
sát và sau khi được sàng lọc, tổng hợp thì thu về 140 phiếu điều tra hợp lệ.

55
3.4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu

Sau khi thu thập đủ số lượng các phiếu trả lời, dữ liệu được tổng hợp, phân loại
và tiến hành mã hóa và đánh giá với sự hỗ trợ của phần mềm Excel và SPSS 26 và
SmartPLS 4.

3.4.2.1. Thống kê mô tả

Phương pháp thống kê tần số được áp dụng để phân tích các biến định tính như
loại hình doanh nghiệp, ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp, quy
mô, khu vực, thời gian hoạt động,... Đồng thời các biến định lượng trong bảng hỏi
được phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả trung bình.

3.4.2.2. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha

Cronbach's Alpha là thước đo tính nhất quán bên trong, tức là mức độ liên quan
chặt chẽ giữa một tập hợp các biến quan sát của một nhân tố. Cronbach's Alpha được
coi là thước đo độ tin cậy của thang đo. Khi mối tương quan trung bình giữa các biến
quan sát tăng lên, hệ số Cronbach's alpha cũng tăng theo với điều kiện số biến không
thay đổi (Cronbach, 1951). Hệ số Crobach’s Alpha có giá trị biến thiên trong đoạn
[0,1]. Tuy nhiên theo Nunnally và Bernstein (1994) giá trị Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở
lên có thể chấp nhận được về độ tin cậy.

56
3.4.2.7. Phân tích mô hình cấu trúc SEM và đánh giá biến điều tiết

Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM (Structural equation modeling)
phương pháp này được sử dụng để kiểm định mô hình nghiên cứu đã đề xuất. Mô hình
cấu trúc chỉ rõ mối quan hệ giữa các biến tiềm ẩn (là biến được đo lường dựa trên
nhiều biến quan sát) với nhau. Nhóm tác giả đã sử dụng SMARTPLS 4 để đánh giá mô
hình và hiệu quả điều tiết. Một trong những lý do cho sự lựa chọn này của tác giả là vì
phần mềm cung cấp một giao diện người dùng đồ họa để mô hình hóa các phương trình
cấu trúc dựa trên phương sai bằng cách sử dụng mô hình đường dẫn bình phương nhỏ
nhất một phần, do đó cho phép các tác giả có cái nhìn trực quan hơn và dễ dàng xác
định mức độ thỏa mãn của các kết quả dựa trên các tiêu chí đã được tính toán sẵn. Bên
cạnh đó, Hair và cộng sự (2017) khẳng định PLS-SEM tốt hơn trong việc xử lý các mô
hình bậc cao và hiệu quả biến điều tiết so với CB-SEM. Với cách tiếp cận Product
Indicator trong việc phân tích tác động của biến điều tiết, theo Henseler và Chin
(2010), phần mềm này cho kết quả đáng tin cậy hơn.

57
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Kết quả thống kê mô tả

4.1.1. Thống kê tần số

Tác giả phân loại các mẫu khảo sát theo các tiêu chí về Loại hình Doanh nghiệp
(bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), Quy mô
doanh nghiệp, số năm hoạt động, doanh nghiệp có hoạt động R&D, Số năm hoạt động,
… Với 140 mẫu khảo sát hợp lệ, kết quả thống kê nhân khẩu học được trình bày dưới
đây:

Bảng 4.1: Đặc điểm đối tượng khảo sát

Đặc điểm Thành phần Tần suất Tỷ lệ phần trăm(%)


(Frequency)
Loại hình Doanh nghiệ tư nhân 114 81,4
doanh Doanh nghiệp có vốn đầu tư 26 18,6
nghiệp nước ngoài
Quy mô (số Dưới 10 người 2 1.4
lượng lao Từ 10 đến dưới 50 người 88 62.9
động) của
Doanh Từ 50 đến dưới 100 người 41 29.3
nghiệp Từ 100 đến dưới 200 người 8 5.7
Từ 200 trở lên 1 0.7
Số năm hoạt Dưới 1 năm 1 0.7
động của
Từ 1 đến dưới 5 năm 94 67.1
doanh
nghiệp Từ 5 đến dưới 10 năm 4 2.9
Từ 10 đến dưới 20 năm 2 1.4
Từ 20 năm trở lên 39 27.9
Doanh Có 83 59.3
nghiệp có Không 57 40.7
quỹ R&D
Số lượng 0 57 40.7
nhãn hiệu 1 50 35.7

58
được doanh 2 27 19.3
nghiệp đăng 3 4 2.9
kí bảo hộ là
4 1 0.7
5 1 0.7
6
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ SPSS

4.1.2. Thống kê mô tả trung bình

Để đánh giá khái quát về nhận định của đối tượng khảo sát, khóa luận sử dụng
kĩ thuật thống kê trung bình với các câu trả lời thu thập được như sau:

Bảng 4.2: Thống kê mô tả trung bình

Nhân tố Biến quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
Đổi mới sáng tạo QT1 3.72 0.720
quy trình QT2 3.53 0.694
QT3 3.75 0.680
QT4 3.70 0.717
QT5 3.97 0.699
Đổi mới sáng tạo TT1 3.99 0.941
thị trường TT2 3.96 0.928
TT3 3.85 1.059
TT4 3.93 0.994
TT5 3.94 0.938
Đổi mới sáng tạo SP1 4.13 0.610
sản phẩm SP2 4.11 0.647
SP3 4.12 0.744
SP4 4.06 0.697
Đổi mới sáng tạo MH1 3.83 0.831
mô hình MH2 3.84 0.810
MH3 3.75 0.806

59
Uy tín tín dụng UT1 3.76 0.918
UT2 3.80 1.033
UT3 3.89 1.071
Khả năng tiếp cận TC1 4.05 0.703
tín dụng TC2 3.89 0.862
TC3 4.17 0.678
TC4 3.84 0.722
TC5 3.97 0.678
TC6 4.18 0.742
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ SPSS

4.2. Đánh giá độ tin cậu của thang đo nghiên cứu thông qua hệ số Cronbach’s
Alpha

Để đánh giá độ tin cậy của thang đo trước khi tiến hành các phân tích tiếp theo,
tác giả sử dụng hệ số Cronbach Alpha và hệ số tương quan biến tổng.
Theo Nunnally (1978) , một thang đo tốt nên có độ tin cậy Cronbach’s Alpha từ
0.7 trở lên. Hair và cộng sự (2009) cũng cho rằng, một thang đo đảm bảo tính đơn
hướng và đạt độ tin cậy nên đạt ngưỡng Cronbach’s Alpha từ 0.7 trở lên, tuy nhiên,
với tính chất là một nghiên cứu khám phá sơ bộ, ngưỡng Cronbach’s Alpha là 0.6 có
thể chấp nhận được. Hệ số Cronbach's Alpha càng cao thể hiện độ tin cậy của thang
đo càng cao.
Một chỉ số quan trọng khác đó là Corrected Item – Total Correlation. Giá trị này
biểu thị mối tương quan giữa từng biến quan sát với các biến còn lại trong thang đo.
Nếu biến quan sát có sự tương quan thuận càng mạnh với các biến khác trong thang đo,
giá trị Corrected Item – Total Correlation càng cao, biến quan sát đó càng tốt. Cristobal
và cộng sự (2007) cho rằng, một thang đo tốt khi các biến quan sát có giá trị Corrected
Item – Total Correlation từ 0.3 trở lên. Như vậy, khi thực hiện kiểm định độ tin cậy
Cronbach’s Alpha, biến quan sát có hệ số Corrected Item – Total Correlation nhỏ hơn

60
0.3, cần xem xét loại bỏ biến quan sát đó. Hệ số Corrected Item – Total Correlation
càng cao, biến quan sát đó càng chất lượng.

Bảng 4.3: Bảng tổng hợp kết quả kiểm định Cronbach alpha

Biến quan sát Scale Mean if Scale Corrected Cronbach's


Item Deleted Variance if Item-Total Alpha if Item
Trung Bình Item Deleted Correlation Deleted
thang đo nếu Phương sai Tương quan Hệ số
loại biến của thang đo biến tổng Cronbach
nếu loại biến alpha nếu loại
biến
Năng lực đổi mới sáng tạo (QT): α =¿ 0.867
QT1 14.95 5.271 .679 .841
QT2 15.14 5.274 .715 .832
QT3 14.92 5.368 .700 .836
QT4 14.97 5.309 .670 .843
QT5 14.70 5.348 .680 .841
Năng lực đổi mới sáng tạo thị trường/khách hàng (TT): α =0.939
TT1 15.67 12.898 .781 .935
TT2 15.71 12.640 .842 .925
TT3 15.81 11.620 .875 .919
TT4 15.74 12.124 .859 .921
TT5 15.73 12.631 .832 .926
Năng lực đổi mới sáng tạo sản phẩm (SP): α =¿.781
SP1 12.29 2.741 .647 .702
SP2 12.31 2.819 .544 .749
SP3 12.30 2.586 .535 .760
SP4 12.36 2.521 .638 .700
Năng lực đổi mới sáng tạo mô hình (MH): α =¿ 0.846
MH1 7.59 2.144 .716 .782
MH2 7.58 2.202 .714 .784
MH3 7.66 2.225 .718 .790

61
Uy tín tín dụng (UT): α =¿0.883
UT1 7.69 3.740 .802 .816
UT2 7.66 3.450 .753 .846
UT3 7.56 3.298 .763 .841
Khả năng tiếp cận tài chính (TC): α =¿ 0.901
TC1 20.06 9.651 .645 .896
TC2 20.21 8.601 .715 .889
TC3 19.94 9.384 .750 .881
TC4 20.26 9.030 .785 .875
TC5 20.14 9.068 .841 .868
TC6 19.93 9.333 .678 .891
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ SPSS(Chi tiết xem phụ lục 2)

Từ bảng kết quả trên ta thấy:

Thang đo có hệ số Cronbach alpha lớn nhỏ nhất là Năng lực đổi mới sáng tạo
sản phẩm (SP) bằng 0.835 lớn hơn 0.7; thang đo có hệ số Cronbach alpha lớn nhất là
Năng lực đổi mới sáng tạo thị trường (0.939).

Tại tất cả các quan sát ở từng nhân tố, hệ số tương quan biến tổng (Corrected
Item – Total Crrelation) đều đạt giá trị lớn hơn 0.3.

Do đó, thang đo của tất cả các nhân tố trong bài nghiên cứu đều đã đạt độ tin
cậy tốt, các quan sát đều đã giải thích tốt cho các nhân tố mà chúng đo lường. Tác giả
đủ điều kiện để tiến hành các bước phân tích tiếp theo.

4.2. Phân tích đánh giá mô hình đo lường

4.2.1. Đánh giá độ tin cậy và của thang đo

Tác giả tiến hành đánh giá độ tin cậy của thang đo trên SmartPLS 4 thông qua
hai tiêy chí: Hệ số Cronbach’s Alpha (CA), Composite Reliability (CR) và tổng
phương sai trích (AVE), ta có bảng kết quả như sau:

62
Bảng 4.4: Bảng tổng hợp độ tin cậy thang đo

Cronbach’s Composite Average Variance Extracted


Alpha Reliability (AVE)
MH 0.847 0.907 0.766
QT 0.868 0.904 0.654
SP 0.781 0.859 0.604
TC 0.904 0.926 0.677
TT 0.940 0.954 0.805
UT 0.883 0.927 0.810
(Nguồn: Tác giả tổng hợp bằng phần mền SmartPLS 4-Phụ lục 02)

Kết quả bảng 4.4 cho thấy tại tất cả các thang đo, hệ số Cronbach’s Alpha đều
có giá trị lớn hơn 0.7 (trong đó nhỏ nhất là 0.781-thang đo SP, lớn nhất là 0.940 –
thang đo TT) cho thấy các biến quan sát đều đang giải thích rất tốt cho các nhân tố
tiềm ẩn, thang đo đạt độ tin cậy tương đối tốt. Xem xét các chỉ số Composite
Reliability cũng đều lớn hơn 0.7 tại tất cả các nhân tố, lớn hơn ngưỡng giới hạn cần
thiết.

Do đó, từ việc xem xét đánh giá 2 chỉ số trên, ta thấy các nhân tố trong mô hình
đều đạt độ tin cậy về thang tương đối tốt, đạt điều kiện ban đầu cho các phân tích tiếp
theo.

4.2.2. Đánh giá tính hội tụ của thang đo.

Tại đây, tác giả tiến hành đánh giá, xem xét trên chỉ số quan trọng: AVE
(Average Variance Extracted) – xem tại bảng 4.3. Hock & Ringle (2010) cho rằng một
thang đo đạt giá trị hội tụ nếu AVE đạt từ 0.5 trở lên. Mức 0.5 (50%) này mang ý nghĩa
biến tiềm ẩn mẹ trung bình sẽ giải thích được tối thiểu 50% biến thiên của từng biến
quan sát con. Quan sát kết quả bảng 4.4, AVE>0.6 tại tất cả các nhân tố, cho thấy yêu
cầu về AVE thỏa mãn. Ngoài ra, kết quả phân tích cũng cho thấy các trọng số chuẩn
hóa Outer loading của các thang đo cũng tương đối tốt (>0.5) và có ý nghĩa thống kê

63
cho thấy mức hội tụ tốt của các thang đo trong bài khóa luận. Cụ thể ta xem tại bảng
sau:

Bảng 4.5: Trọng số chuẩn hóa (Outer loading)

MH QT SP TC TT UT
MH1 0.870
MH2 0.884
MH3 0.871
QT1 0.827
QT2 0.809
QT3 0.811
QT4 0.798
QT5 0.797
SP1 0.836
SP2 0.707
SP3 0.75
SP4 0.808
TC1 0.766
TC2 0.797
TC3 0.833
TC4 0.856
TC5 0.896
TC6 0.781
TT1 0.874
TT2 0.903
TT3 0.921
TT4 0.899
UT1 0.888
UT2 0.921
UT3 0.878

64
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ SmartPLS 4

4.2.3. Đánh giá tính phân biệt (Discriminant)

Giá trị phân biệt liên quan tới mức độ không tương quan giữa một tập chỉ báo
dùng để đo lường cho khái niệm này đối với một tập chỉ báo dùng để có lường cho
khái niệm khác (Cooper và cộng sự, 2014). Giá trị phân biệt hiện chỉ được áp dụng cho
các khái niệm được đo lường dạng thang đo kết quả.

Bảng 4.6: Bảng Fornell and Larcker

MH QT SP TC TT UT
MH 0.875
QT 0.654 0.809
SP 0.443 0.464 0.777
TC 0.446 0.397 0.583 0.823
TT 0.244 0.228 0.223 0.404 0.897
UT 0.069 0.111 0.12 0.24 -0.101 0.900
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ SmartPLS 4

Bảng 4.6 cho thấy Căn bậc 2 AVE mỗi nhân tố đều lớn hơn hệ số tương quan
giữa nhân tố đó với nhân tố khác (ví dụ nhân tố MH có: 0.875 > 0.654 > 0.443 > 0.446
> 0.244 > 0.069, tương tự với các nhân tố khác) thể hiện rằng các nhân tố được đo
lường rõ ràng có sự khác biệt, không có sự chồng chéo, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các
nhân tố.

Để củng cố thêm cho phân tích trên, tác giả sử dụng thêm tiêu chí HTML để
đánh giá vì theo Henseler và cộng sự (2015) đã cho rằng phương pháp của Fornell và
Larcker (1981) đề xuất sẽ không thực sự đánh giá được "giá trị phân biệt" của một
thang đo (ví dụ: thiếu các nền tảng về thống kê suy diễn...). Do vậy, Henseler và cộng
sự (2015) đã đề xuất một phương pháp đánh giá thay thế và được chấp nhận rộng rãi
trong giới nghiên cứu, gọi là "chỉ số tương quan Heterotrait-Monotrait (Heterotrait-
Monotrait Ratio of Correlations).

65
Bảng 4.7: Chỉ số tương quan Heterotrait-Monotrait (HTMT)
UT x UT x UT x UT x
MH QT SP TC TT UT TT MH QT SP
MH
QT 0.757
SP 0.537 0.569
TC 0.505 0.438 0.687
TT 0.268 0.251 0.259 0.429
UT 0.078 0.129 0.191 0.265 0.111
UT x
TT 0.041 0.093 0.174 0.107 0.03 0.159
UT x
MH 0.275 0.08 0.33 0.378 0.045 0.175 0.293
UT x
QT 0.085 0.098 0.151 0.075 0.046 0.115 0.297 0.591
UT x
SP 0.305 0.065 0.46 0.463 0.102 0.189 0.38 0.751 0.357
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ SmartPLS 4

Các giá trị phân biệt giữa hai biến tiềm ẩn được đảm bảo khi chỉ số HTMT nhỏ
hơn 1, Henseler và cộng sự (2015) đề xuất rằng nếu giá trị này dưới 0.9, giá trị phân
biệt sẽ được đảm bảo. Xét bảng 4.7, không có giá trị nào lớn hơn 0.85, nên phân tích
coi như đã đạt tiêu chuẩn về giá trị phân biệt.

Như vậy, các thang đo trong mô hình đều đáp ứng tốt và đầy đủ các tiêu chuẩn
về độ tin cậy, tính hội tụ và tính phân biệt. Các dữ liệu thu thập được từ cuộc khảo sát
hoàn toàn phù hợp đưa vào phân tích PLS-SEM, đánh giá mô hình cấu trúc tiếp theo.

4.4. Đánh giá mô hình cấu trúc

Như đã trình bày tại lý thuyết chương 3, để đánh giá mô hình cấu trúc tác giả
lần lượt thực hiện các đánh giá sau: (1) Đánh giá đa cộng tuyến giữa các biến tiềm ẩn
độc lập, (2) Đánh giá các mối quan hệ tác động, (3) Mức độ giải thích của các biến độc
lập cho biến phụ thuộc ( R2 ¿ Giá trị effect size f 2, (4) Trình bày kết quả thông số đường
dẫn và biểu đồ Diagram.

66
4.4.1. Đánh giá đa cộng tuyến giữa các biến tiềm ẩn độc lập
Bảng 4.8: Bảng hệ số VIF giữa các biến tiềm ẩn
MH QT SP TC TT UT
MH 2.049
QT 2.169
SP 1.633
TC
TT 1.129
UT 1.166
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ SmartPLS4

Xét thấy các hệ số giữa biến tiềm ẩn đều có giá trị nhỏ hơn 0.3 => không tồn tại
hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình cấu trúc.

4.3.2. Đánh giá các mối quan hệ tác động (Bootstrap)

Để đánh giá mối quan hệ tác động, tác giả sử dụng các kết quả phân tích
Bootstrap như sau.

Bảng 4.9: Bảng đánh giá các mối quan hệ tác động (Bootstrap)

Original sample Sample mean Standard P-value


(O) (M) deviation
(STDEV)
MH->TC 0.152 n/a n/a 0.000
QT->TC -0.054 n/a n/a 0.000
SP->TC 0.444 n/a n/a 0.000
TT->TC 0.311 n/a n/a 0.000
UT->TC 0.213 n/a n/a 0.000
UTxTT->TC -0.031 n/a n/a 0.000
UTxQT->TC -0.171 n/a n/a 0.000
UT->SP->TC 0.168 n/a n/a 0.000
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ SmartPLS4

67
Kết quả trên cho thấy toand bộ Pvalue của các mối tác động đều bằng 0.000
<0.05, nên các mối tác động này đều có ý nghĩa thống kê. Cụ thể: có 4 biến MH, QT,
SP, TT tác động lên biến TC, và một biến UT đóng vai trò là biến điều tiết tác động lên
TC.

4.3.3. Đánh giá hệ số R2 , f 2

Kết quả tính toán cho thấy hệ số R2 của TC bằng 0.531 (xem chi tiết phụ lục 3)
cho thấy các biến trong mô hình đã giải thích được 53.1% sự biến thiên của TC, còn lại
46.9% là các sai số từ dữ liệu và các yếu tố khác ngoài mô hình.

Xem xét kết quả tính toán của hệ số f 2 (fSquare), Cohen (1988) đã đề xuất bảng
chỉ số f Square để đánh giá tầm quan trọng của các biến độc lập như sau:
2
f < 0.02: mức tác động là cực kỳ nhỏ hoặc không có tác động.

0.02 ≤ f 2 < 0.15: mức tác động nhỏ.

0.15 ≤ f 2 < 0.35: mức tác động trung bình.


2
f ≥ 0.35: mức tác động lớn.

Bảng 4.10: Hệ số giá trị effect size f 2

2
f
MH 0.12
QT 0.040
SP 0.133
TC -
TT 0.161
UT 0.159
UTxTT 0.000
UtxMH 0.170
UTxQT 0.17
UtxSP 0.012
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ SmartPLS4

68
4.3.4. Trình bày kết quả thông số đường dẫn và biểu đồ Diagram.

Bảng 4.11: Bảng tổng hợp kết quả hệ số đường dẫn và giá trị T-value

Giả Mối quan hệ Path T-value P-values Kết quả


thuyết coefficient (Bootstrap) phân tích
ban đầu
H4 MH -> TC 0.108 6.956 0.000 Chấp nhận
H1 QT -> TC 0.067 13.189 0.000 Chấp nhận
H3 SP -> TC 0.32 4.443 0.000 Chấp nhận
H2 TT -> TC 0.292 2.183 0.000 Chấp nhận
H5_1 UT -> TC 0.179 3.689 0.000 Chấp nhận
H5_2 UT x TT -> TC -0.003 4.920 0.000 Chấp nhận
H5_3 UT x MH -> 18.269 0.000 Chấp nhận
TC -0.118
H5_4 UT x QT -> TC 0.114 16.220 0.000 Chấp nhận
H5_6 UT x SP -> TC -0.085 11.858 0.000 Chấp nhận
Nguồn: Tác giả tổng hợp bằng SmartPLS 4
Như vậy, kết quả bảng giá trị hệ số đường dẫn đã cho thấy, giá trị T-value của
các giả thuyết ban đầu đưa ra thì tất cả đều có giá trị p-value<0.001 cho thấy có sự tác
động của biến độc lập đến khả năng tiếp cận vốn của Doanh nghiệp. Tuy nhiên, biến
điều tiết Uy tín tín dụng của doanh nghiệp lại có sự khác biệt, so với giả thuyết ban đầu
về chiều hướng tác động tới mối quan hệ giữa các nhân tố ĐMST đến khả năng tiếp
cận vốn. Cụ thể sự thay đổi: Uy tín tín dụng càng tăng sẽ làm giảm sự tác động của TT,
MH, SP đến khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp.

69
Hình 4. 1: Kết quả trọng số đường dẫn mô hình cấu trúc PLS-SEM
Nguồn: Tác giả tổng hợp bằng SmartPLS 4

Bảng 4.12: Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết của bài

Giả thuyết Kết quả

H1 Năng lực ĐMST quy trình có ảnh hưởng tích cực Chấp nhận
đến khả năng tiếp cận vốn tài chính của DNNVV

H2 Năng lực ĐMST thị trường/ khách hàng có ảnh Chấp nhận
hưởng tích cực đến khả năng tiếp cận vốn tài
chính của DNNVV

H3 Năng lực ĐMST sản phẩm có ảnh hưởng tích cực Chấp nhận

70
đến tiếp cận tài chính của DNNVV

H4 Năng lực ĐMST mô hình có ảnh hưởng tích cực Chấp nhận
đến tiếp cận vốn tài chính của DNNVV

H5a Uy tín tín dụng thúc đẩy mối quan hệ năng lực Chấp nhận
ĐMST quy trình tới khả năng tiếp cận tài chính của
DNNVV

H5b Uy tín tín dụng thúc đẩy mối quan hệ năng lực Bác bỏ
ĐMST thị trường/ khách hàng tới khả năng tiếp cận
tài chính của DNNVV

H5c Uy tín tín dụng thúc đẩy mối quan hệ năng lực Bác bỏ
ĐMST sản phẩm tới khả năng tiếp cận tài chính của
DNNVV

H5d Uy tín tín dụng thúc đẩy mối quan hệ năng lực Bác bỏ
ĐMST mô hình tới khả năng tiếp cận tài chính của
DNNVV

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

4.6. Thảo luận kết quả nghiên cứu

Nhìn chung nghiên cứu đã thực hiện kiểm định được các giả thuyết đặt ra trong
bài.

71
Giả thuyết H1 kiểm tra tác động của năng lực ĐMST quy trình tới khả năng tiếp
cận vốn tài chính của doanh nghiệp. Qua phân tích tác giả thấy sự tác động tích cực của
năng lực ĐMST quy trình tới khả năng tiếp cận vốn tài chính của doanh nghiệp. Kết
quả này phù hợp với nghiên cứu của Pellegrina và cộng sự (2017), mô tả rằng các công
ty được trang bị công nghệ thông tin và truyền thông cung cấp thêm một bức chân
dung năng động về hoạt động kinh doanh của họ, giúp nâng cao khả năng trả nợ của
họ. Do đó, các ngân hàng sẵn sàng tính đến những tín hiệu tích cực này và mở rộng tín
dụng với các điều kiện tốt hơn cho các doanh nghiệp này. Phát hiện này cũng phù hợp
với lý thuyết thông tin bất cân xứng, trong đó giả định rằng việc sử dụng và mức độ
của việc sử dụng quy trình công nghệ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm giảm sự
bất đối xứng thông tin giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ và người cho vay. Đổi lại,
thông tin bất đối xứng càng thấp sẽ hình thành tin cậy giữa họ, và những người cho vay
mở rộng tín dụng cao hơn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ này với các điều khoản tốt
hơn. Đồng thời kết quả cũng phù hợp với nghiên cứu trước đó của Waddock & Graves,
1997, cho rằng doanh nghiệp đầu tư đổi mới quy trình xanh sẽ thu hút các bên đầu tư,
do đầu tư có trách nhiệm xã hội đã trở nên nổi bật và đang được các nhà đầu tư quan
tâm (Robson & Wakefield, 2007).

Giả thuyết H2 kiểm tra tác động của đổi mới mô hình thị trường/ khách hàng tới
khả năng tiếp cận vốn tài chính của doanh nghiệp. Qua phân tích, tác giả thấy được sự
tác động tích cực của năng lực ĐMST mô hình tới khả năng tiếp cận vốn tài chính của
doanh nghiệp. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Greenaway và cộng sự
(2007), cho rằng việc thay đổi thị trường khách hàng, xuất khẩu sản phẩm ra nước
ngoài thu hút các khoản đầu tư dễ dàng hơn. Bên cạnh đó việc các công ty đầu tư xây
dựng hình ảnh tính bền vững, thực hiện các xuất sắc về môi trường xanh cũng mở ra
cơ hội tài trợ cho các doanh nghiệp, do không chỉ các doanh nghiệp cần bảo vệ danh
tiếng của mình để kinh doanh mà các nhà đầu tư coi việc đầu tư vào các công ty có
trách nhiệm với môi trường là đáng tin cậy như một cách bảo vệ danh tiếng và các giá
trị bền vững của họ đối với nền kinh tế xanh (Zhang, Y.; Weber, O, 2022).

72
Giả thuyết H3 kiểm tra tác động của năng lực ĐMST sản phẩm tới khả năng tiếp
cận vốn tài chính của doanh nghiệp. Qua phân tích, tác giả thấy được sự tác động tích
cực của năng lực ĐMST tới khả năng tiếp cận vốn tài chính của doanh nghiệp. Kết quả
này tương đồng với nghiên cứu của W. Bönte và S. Nielen (2011), cho rằng các nhà
cung cấp sẵn sàng cung cấp tín dụng thương mại cho các DNVVN đã nâng cấp một
dòng sản phẩm đồng thời giới thiệu dòng sản phẩm mới và nghiên cứu của Giannetti
và cộng sự (2011), đã chỉ ra rằng việc bán các sản phẩm khác biệt có liên quan tích cực
đến việc sử dụng tín dụng thương mại (các khoản phải trả) đối với nhà cung cấp. Mặt
khác, trong điều kiện cạnh tranh toàn cầu gia tăng, tiến bộ công nghệ tăng tốc và vòng
đời sản phẩm được rút ngắn, năng lực đổi mới sáng tạo sản phẩm ngày càng thấy được
sự ảnh hưởng quan trọng. Điều này không chỉ có lợi cho các doanh nghiệp mở rộng thị
phần, tăng trưởng doanh số mà còn khiến cho đối thủ cạnh tranh khó sao chép.

Giả thuyết H4 kiểm tra tác động của năng lực ĐMST mô hình tới khả năng tiếp
cận vốn tài chính của doanh nghiệp, Qua phân tích, tác giả thấy được sự tác động tích
cực của năng lực ĐMST mô hình tới khả năng tiếp cận tài chính của doanh nghiệp.
Rothwell và Dodgson (1991) cho rằng doanh nghiệp nếu đổi mới mô hình, tạo được
liên kết với các công ty khác sẽ có khả năng tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. Đồng
thời, đổi mới sáng tạo quy trình giúp cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả tài chính của
mình bằng cách cắt giảm chi phí liên quan đến sự thiếu hiệu quả trong quy trình của
họ, tạo lợi thế cạnh tranh cho công ty từ đó nâng cao hiệu quả tài chính, tạo lợi nhuận
cho công ty (Nasrollahi, M. và cộng sự, 2022). Mà theo Haanaes (2019), Khan, M.;
Serafeim, G.; Yoon, A (2016) có lợi nhuận có nghĩa là một doanh nghiệp sẽ có khả
năng hoàn trả khoản vay mà không bị vỡ nợ. Trong trường hợp này, các ngân hàng
thường thích các công ty có dòng tiền dương và hiệu quả tài chính có thể theo dõi
được. Do đó các công ty có lợi nhuận có xu hướng có nhiều cơ hội được các ngân hàng
chấp thuận đơn xin vay của họ.

Giả thuyết H5, qua phân tích, uy tín tín dụng có ảnh hưởng tích cực tới mối
quan hệ năng lực ĐMST quy trình và khả năng tiếp cận vốn tài chính của doanh

73
nghiệp. Điều này có thể giải thích do các năng lực đổi mới sản phẩm, thị trường, mô
hình gần như là đầu ra của quá trình đổi mới, và đầu ra này có trong quá trình tiếp cận
vốn tín dụng nó được coi như là đổi mới thế chấp, là một điều kiện để vay hay thu hút
nguồn vốn tài trợ, nên uy tín tín dụng không tác động đến mối quan hệ giữa 3 năng lực
đổi mới sáng tạo trên với khả năng tiếp cận vốn tài chính. Còn năng lực đổi mới quy
trình, đổi mới này vẫn đang thực hiện lâu dài nên cần sự cộng tác của uy tín tín dụng
trong việc tiếp cận vốn. Đây là nghiên cứu mới so với các nghiên cứu trước đó. Uy tín
tín dụng thường được kiểm chứng là có tác động trực tiếp tới khả năng tiếp cận vốn tài
chính của doanh nghiệp như các nghiên cứu của Neuberger và Räthke-Döppner (2015),
Ono và cộng sự (2016). Dù việc tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu đi trước về vai trò
điều tiết của uy tín tín dụng còn gặp nhiều khó khăn, song nghiên cứu đã thành công
chứng minh được , uy tín tín dụng có ảnh hưởng tích cực tới mối quan hệ năng lực
ĐMST quy trình và khả năng tiếp cận vốn tài chính của doanh nghiệp

Như vậy, với sự kế thừa và phát triển so với các tài liệu nghiên cứu đi trước, tác
giả đã làm rõ được ảnh hưởng của năng lực đổi mới sáng tạo đối với các khả năng tiếp
cận vốn tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ và mức độ tác động của 5 yếu tố: năng
lực ĐMST quy trình, năng lực ĐMST thị trường/ khách hàng, năng lực ĐMST sản
phẩm, năng lực ĐMST mô hình; và yếu tố trung gian điều tiết: uy tín tín dụng.

74
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
5.1. Kết luận các kết quả nghiên cứu

Nghiên cứu đã giải quyết lần lượt các mục tiêu cụ thể đã được đề cập thông qua
quá trình phân tích và đánh giá kết quả: (1) hệ thống hóa cơ sở lý luận và các vấn đề
thực tiễn về năng lực ĐMST và khả năng tiếp cận tài chính, cũng như nghiên cứu ảnh
hưởng của nhân tố năng lực ĐMST đối với khả năng tiếp cận tài chính của các doanh
nghiệp, (2) đề xuất mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của năng lực ĐMST tác động đến
khả năng tiếp cận tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ, (3) kiểm định mô hình
nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu với dữ liệu thu thập được thông qua cuộc
khảo sát tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Nội, (4) thảo luận vể kết quả
nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực ĐMST tại các doanh nghiệp
vừa và nhỏ, đưa ra hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.

Về mặt lý thuyết, nghiên cứu đã xem xét tác động của năng lực ĐMST đến khả
năng tiếp cận tài chính của DNVVN tại Hà Nội với mô hình nghiên cứu và thang đo
được xây dựng dựa trên cơ sở tham khảo các nghiên cứu thực nghiệm của nhiều tác giả
trước đó. Bên cạnh đó, một số lý thuyết nổi trội đóng góp cho lĩnh vực ĐMST như lý
thuyết về thông tin bất đối xứng, lý thuyết tín hiệu hay là lý thuyết đổi mới & định
hướng kinh doanh cũng được nghiên cứu, vận dụng nhằm xây dựng mô hình dự đoán
về ảnh hưởng của năng lực ĐMST tới khả năng tiếp cận tài chính của DNVVN tại Hà
Nội.

Về mặt phương pháp, tác giả tiến hành khảo sát, phân tích thống kê và nghiên
cứu hỗn hợp với 26 biến quan sát cùng 6 thang đo. Kết quả nghiên cứu đã xác định 4
yếu tố của năng lực ĐMST có tác động tích cực tới khả năng tiếp cận vốn tài chính, và
yếu tố trung gian uy tín tín dụng cũng có vai trò điều tiết mối quan hệ giữa năng lực
ĐMST quy trình và khả năng tiếp cận vốn tài chính của doanh nghiệp. Như vậy,
nghiên cứu này đã đóng góp một công cụ đo lường nhằm xác định, đánh giá mức độ

75
ảnh hưởng của khả năng tiếp cận vốn tài chính của doanh nghiệp, áp dụng cho doanh
nghiệp vừa và nhỏ tại Hà Nội.

Bên cạnh đó, kết quả rút ra từ nghiên cứu tạo cơ sở để các nhà quản lý doanh
nghiệp, lãnh đạo các bộ, ban ngành liên quan xem xét nâng cao năng lực ĐMST của
các DNVVN tại Hà Nội để nâng cao khả năng tiếp cận vốn tài chính. Trong đó, các
giải pháp cần tập trung vào cải thiện năng lực ĐMST bao gồm: đề xuất cho các
DNVVN, các tổ chức liên quan và chính phủ.

5.2. Cơ hội và thách thức đối với năng lực ĐMST của DNVVN tại Hà Nội trong
bối cảnh hiện nay

Với sự hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã
tác động đáng kể tới nền kinh tế Việt nam. Nhiều nhà nghiên cứu trong nước đã nhận
định rằng, cách mạng công nghiệp 4.0 mang đến cho Việt Nam cơ hội để từng bước
thu hẹp khoảng cách về năng suất chất lượng với các nước khác. Đổi mới sáng tạo
mang lại nhiều cơ hội, song không phải doanh nghiệp nào cũng nắm bắt được. Theo
báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) về Đổi mới sáng tạo công bố vào cuối năm
2021 cho thấy, 90% số doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiềm lực
hạn chế, đầu tư cho đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo còn gặp nhiều khó khăn, rào
cản. Thứ trưởng Bùi Thế Duy, đồng tình với ý kiến trên, cho rằng có rất ít số lượng
doanh nghiệp ở Việt Nam có sử dụng các công nghệ 4.0 như in 3-D, robot. Trong 29%
doanh nghiệp sử dụng máy móc điều khiển bằng máy tính, công nghệ kỹ thuật số của
công nghiệp 3.0 thì chỉ có 8,7% sử dụng công nghệ này một cách tích cực, hiệu quả.
Đây là nguyên nhân của mối quan tâm. Báo cáo của ngân hàng thế giới cũng đã phân
tích những rào cản gây khó khăn trong quá trình đổi mới của doanh nghiệp. Đáng chú ý
là, phần lớn doanh nghiệp nội địa Việt Nam là DNVVN, với 20% hoạt động xuất khẩu
còn hạn chế do thiếu quy mô, công nghệ và mức độ "tinh vi" về kinh doanh.

76
Thách thức về thiết bị, máy móc cũng là trở ngại lớn. Với lịch sử hơn 60 năm
thì doanh nghiệp sử dụng máy móc, thiết bị có nguồn gốc xuất xứ từ nhiều nước, nhiều
thời điểm. Vì vậy, trong quá trình đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp phải tìm ra giải pháp
công nghệ để tạo nên những tích hợp các nền tảng công nghệ, thiết bị.

Trong thời gian qua, hoạt động đổi mới sáng tạo nói chung và đổi mới sáng tạo
trong doanh nghiệp nói riêng đã và đang nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ KH&CN và các bộ, ngành, địa phương. Việc
thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh,
năng lực đổi mới sáng tạo quốc gia; nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh
của các sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp.

Điều này tái khẳng định nghĩa vụ của các doanh nghiệp Việt trong việc đổi mới
sáng tạo trong quá trình sản xuất, kinh doanh, đây là một trong những công cụ tiềm
năng, hiệu quả nhất để thúc đẩy nâng cao năng suất, sử dụng “đòn bẩy” công nghệ mới
tạo những cơ hội đổi mới cho doanh nghiệp khi việc ứng dụng công nghệ thông tin và
tự động hóa các quá trình kinh doanh còn yếu ở hầu hết doanh nghiệp hiện nay. Trong
bối cảnh hội nhập đòi hỏi doanh nghiệp Việt phải đổi mới sáng tạo để nâng cao năng
suất, chất lượng. Đổi mới sáng tạo còn giúp cho doanh nghiệp tăng doanh số, lợi
nhuận, giảm chi phí không cần thiết, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng
của khách hàng, đạt được lợi thế cạnh tranh mới, tạo ra thị trường mới, nâng cao uy tín
của doanh nghiệp.

5.3. Một số đề xuất nhằm nâng cao năng lực ĐMST của DNVVN

Dựa trên dữ liệu từ Khảo sát Doanh nghiệp của Ngân hàng Thế giới (World
Bank Enterprise Survey), các DNNVV của Việt Nam tương đối sáng tạo về sản phẩm
và quy trình, bao gồm cả việc áp dụng tự động hóa. Đồng thời, chi tiêu hạn chế cho
R&D (nghiên cứu và phát triển) ở các DNNVV cho thấy rằng hầu hết các đổi mới đều
là “đổi mới tiết kiệm” (frugal innovation), chẳng hạn như thực hiện các sửa đổi nhỏ đối
với các sản phẩm hiện tại để dễ tiếp cận hơn với khách hàng có thu nhập thấp. Đối với

77
Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), việc sử dụng trang web công ty của các
DNNVV Việt Nam tương ứng mức trung bình của ASEAN, trong khi việc áp dụng các
chương trình phần mềm như Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (Enterprise Resource
Planning) hoặc Quản lý quan hệ khách hàng (Customer Relationship Management),
những phần mềm cần thiết nếu các công ty muốn xuất khẩu hoặc tham gia vào chuỗi
cung ứng toàn cầu, vẫn còn hiếm. Dưới đây đề xuất của tác giả về các giải pháp nâng
cao năng lực ĐMST tại các doanh nghiệp dược phẩm vừa và nhỏ:

5.3.1. Đề xuất với DNVVN

Các DNNVV cần nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động đổi mới sáng
tạo đối với sự tồn tại, tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp. Các công ty cần phải
chủ động hơn, đón nhận sự biến động của thế giới và tìm cách thay đổi để thích ứng tốt
hơn với hoàn cảnh hơn thông qua một số hoạt động.

Một là, đầu tư nguồn lực về con người và tài chính cho hoạt động nghiên cứu và
phát triển để tìm ra những đổi mới thiết thực cho đơn vị của mình. Cụ thể như việc
thành lập mới hoặc tích hợp các tổ chức nghiên cứu và phát triển đã có trong công ty,
chẳng hạn như Viện, trung tâm, phòng nghiên cứu và phát triển, phòng thí nghiệm,
trạm thực nghiệm… và đăng ký hoạt động khoa học công nghệ với cơ quan chức năng
của Nhà nước (Bộ Khoa học công nghệ, Sở Khoa học công nghệ các tỉnh, thành phố).
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần chủ động xây dựng và triển khai thực hiện kế
hoạch R&D, đổi mới công nghệ phù hợp với chiến lược và các mục tiêu phát triển. Căn
cứ vào chiến lược phát triển, chiến lược kinh doanh, chiến lược sản phẩm và các mục
tiêu trước mắt và lâu dài mà doanh nghiệp đặt ra, tổ chức nghiên cứu và phát triển của
doanh nghiệp cần phối hợp cùng với các bộ phận có liên quan trong doanh nghiệp để
đề xuất xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch nghiên cứu và phát triển, đổi mới
sáng tạo ngắn và dài hạn, tập trung ưu tiên lĩnh vực sản xuất mũi nhọn và những lĩnh
vực có lợi thế so sánh của doanh nghiệp. Hoạt động đổi mới sáng tạo là một quá trình

78
mang tính lâu dài, vì vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải bắt đầu có nhận thức và đầu tư
ngay từ bây giờ để bắt kịp xu hướng toàn cầu.

Hai là, tìm kiếm và phát huy nguồn lực đổi mới sáng tạo: Nhìn chung, các
doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hoặc tổ chức lại theo xu hướng đổi mới
sáng tạo thường là những doanh nghiệp trẻ, năng động, quy mô nhỏ, nắm bắt nhanh xu
hướng công nghệ và kinh doanh nhưng thiếu vốn, dữ liệu thị trường và khách hàng. Đó
là lợi thế cho các tập đoàn lớn hoạt động theo mô hình truyền thống lâu đời. Nếu biết
kết hợp giữa các doanh nghiệp này với nhau trên cơ sở đối tác kinh doanh chiến lược
thì bài toán tìm kiếm nguồn lực cho đổi mới sáng tạo sẽ được giải quyết. Ngoài ra các
Quỹ đầu tư mạo hiểm, Quỹ bảo lãnh tín dụng, Quỹ đổi mới công nghệ… thuộc cả khu
vực công và tư cũng là các nguồn lực quan trọng cho các dự án đổi mới sáng tạo.

Đầu tư phát triển nguồn nhân lực: xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tăng cường
kết nối giữa con người với nhau, giữa các bộ phận để hoạt động đổi mới sáng tạo phát
triển đúng hướng, tác động nhanh và mạnh nhất. Doanh nghiệp cần bỏ tâm lý ngại thay
đổi trong văn hóa doanh nghiệp, khuyến khích những sáng tạo mới, xây dựng văn hóa
doanh nghiệp dễ thích ứng với những thay đổi của thị trường. Đặc biệt ở khía cạnh trao
quyền cho nhân viên, thực tế cho thấy trong quá trình điều hành doanh nghiệp, có
những vấn đề lãnh đạo rất khó nắm bắt cụ thể. Trong khi đó, những nhân viên trực tiếp
thực hiện công việc hiểu rõ những thực tế này và có nhiều lời khuyên nhưng không có
quyền quyết định. Điều mà mọi nhà quản lý cần là một công cụ để tác động đến động
lực làm việc của mỗi nhân viên, để mọi người cùng nhau cải thiện công việc. Điều mà
các nhà lãnh đạo nên làm là khuyến khích, động viên nhân viên phát huy hết khả năng
của họ. Thay vì làm theo các khuôn mẫu hãy vượt ra khỏi những khuôn mẫu thông
thường để thúc đẩy sự đổi mới. Trao quyền cho nhân viên không phải là để cấp dưới
muốn làm gì thì làm, người lãnh đạo phải có phương pháp của riêng mình. Tuy nhiên,
họ vẫn để họ có quyền lựa chọn và quyết định theo ý kiến của mình. Tư duy toàn cầu
khiến người ta nghĩ lớn hơn, xa hơn và thời trang hơn. Do đó, việc trang bị cho các
doanh nhân một chương trình giảng dạy tư duy cởi mở và toàn cầu là rất quan trọng để

79
thay đổi. Nếu không có nền tảng tư tưởng nói trên sẽ khó thích ứng với thời đại mới
chứ chưa nói đến đổi mới. Vì vậy, tri thức luôn là điều kiện cốt lõi để con người tiến xa
hơn, nhanh hơn. Đổi mới là một quá trình lâu dài, vì vậy các công ty cần bắt đầu nhận
thức và đầu tư ngay từ bây giờ để bắt kịp xu hướng toàn cầu.

Ba là, tăng cường liên kết các mạng lưới đổi mới sáng tạo, mạng lưới khởi
nghiệp đổi mới sáng tạo, các trung tâm đổi mới sáng tạo, các trung tâm nghiên cứu
khoa học và phát triển công nghệ trong và ngoài nước để được tư vấn chiến lược về
những thay đổi của công ty hoặc để tiếp cận nguồn nhân lực chất lượng cao. Việc tăng
cường hợp tác cũng sẽ giúp xây dựng hệ thống ĐMST giữa các doanh nghiệp trong
nước và nâng cao năng lực toàn hệ thống doanh nghiệp trong nước

5.3.2. Đề xuất với các tổ chức hỗ trợ khác

Theo PGS. Trần Ngọc Ca, vốn, tiền chưa phải là vấn đề quá lớn đối với nhiều
doanh nghiệp mà vấn đề là họ không biết bắt đầu từ đâu và như thế nào, phải làm gì
với đổi mới sáng tạo. Doanh nghiệp cũng không có nhiều thời gian để xem xét mọi cơ
chế, chính sách. Để công cụ chính sách vận hành hiệu quả, gần doanh nghiệp hơn
chúng ta cần có những chương trình hỗ trợ doanh nghiệp "cầm tay chỉ việc" thay vì chờ
đợi. Vì vậy, tác giả đề xuất những cơ quan, tổ chức như: Trung tâm Đổi mới sáng tạo
quốc gia (Bộ KH&ĐT), Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ Phát triển DNVVN…
phải có hành động cụ thể, phải "gõ cửa" từng doanh nghiệp, "khám sức khỏe" công
nghệ, tài chính, hỗ trợ về mặt đổi mới sáng tạo để xem họ cần gì, muốn gì, từ đó có
chương trình tài trợ phù hợp.

Các bộ, ngành, tổ chức cần tổ chức các chương trình, hội thảo, triển lãm góp
phần hỗ trợ phát triển thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp có được diễn đàn, cơ hội để gặp
gỡ, kết nối, tiếp cận công nghệ, giải pháp trong quá trình thúc đẩy năng lực đổi mới
sáng tạo của DNVVN.

80
Viện nghiên cứu và trường đại học: Có chính sách khuyến khích chuyển giao
nhân tài chất lượng cao giữa các viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp.
Nghiên cứu, xây dựng quy định phù hợp để giảng viên, cán bộ nghiên cứu của các
trường cao đẳng, đại học được học tập, làm việc tại doanh nghiệp có thời hạn hàng
năm để nghiên cứu cải tiến, đổi mới công nghệ. Xây dựng cơ chế ưu tiên nâng cao tiềm
lực, hỗ trợ các nhóm nghiên cứu khoa học có năng lực tham gia nghiên cứu khoa học,
phát triển công nghệ, tham gia các nhiệm vụ khoa học và công nghệ quốc gia, tham gia
hội thảo, hội nghị quốc tế, công bố công bố quốc tế. Xây dựng và triển khai chương
trình xác định và phát triển các nhóm nghiên cứu trẻ triển vọng và ươm tạo các doanh
nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học. Xây dựng chuẩn
mực đạo đức nghiên cứu khoa học phù hợp với thông lệ quốc tế. Các trường cao đẳng,
đại học đồng loạt triển khai các giải pháp, thực hiện các nội dung như tăng cường đào
tạo nguồn nhân lực, đổi mới, cập nhật chương trình đào tạo, tăng cường hoạt động
khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo. Ngoài ra, nhà trường khuyến khích sinh viên
thực hiện các hoạt động đổi mới và nghiên cứu khoa học theo hướng tự chủ, sáng tạo,
nhằm nâng cao khả năng học tập độc lập, khả năng khám phá trải nghiệm và khả năng
nghiên cứu của sinh viên để áp dụng cho xã hội. Đăng ký thực hiện nhiệm vụ “Nâng
cao năng lực chuyên sâu cho một số đối tượng trong hệ sinh thái” thuộc Đề án “Hỗ trợ
sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia đến năm 2025” của bộ Khoa học và Công
nghệ. Nhiệm vụ hướng đến việc phát triển năng lực cho nhóm các giảng viên của các
trường Đại học, Cao đẳng để trở thành các huấn luyện viên/ cố vấn đổi mới sáng tạo.

Bộ Khoa học và Công nghệ tập trung triển khai các công nghệ cốt lõi của cuộc
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đặc biệt là các giải pháp tiếp thu và làm chủ trí tuệ
nhân tạo. Đẩy mạnh tái cấu trúc các chương trình khoa học và công nghệ quốc gia,
lấy doanh nghiệp là trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia. Phát triển trung
tâm khởi nghiệp thống nhất quốc gia; thành lập mạng lưới kết nối khởi nghiệp quốc
gia.

81
5.3.3. Đề xuất với chính phủ

Ngoài chủ thể doanh nghiệp, là đối tượng trực tiếp triển khai và thụ hưởng thành
tựu, để hoạt động hiệu quả, ĐMST cần “hệ sinh thái” trong đó cơ quan nhà nước đóng
một vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra môi trường “hệ sinh thái”, cơ chế thúc đẩy
hoạt động ĐMST và tăng năng lực ĐMST của quốc gia. Không chỉ doanh nghiệp cần
hiểu đúng về ĐMST, các cơ quan nhà nước cũng cần hiểu ĐMST theo nghĩa rộng hơn.
Điều đó tác động trực tiếp đến việc xây dựng các chính sách khuyến khích đổi mới
sáng tạo ở Việt Nam và những bên hưởng thụ chính sách. Hiện nay, những chính sách
ở Việt Nam chưa thuận lợi cho việc học hỏi và thực hiện ĐMST như: (i) thiếu nền tảng
cơ bản về chuẩn mực công nghiệp trong hoạt động sản xuất; (ii) thực thi pháp luật và ý
thức về sở hữu trí tuệ chưa tốt; (iii) công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật còn
hạn chế; (iv) thiếu sự phối hợp và cơ chế điều chỉnh trong hoạch định chính sách
ĐMST; (v) thiếu cơ chế ứng xử, thích ứng với những vấn đề mới; (vi) thiếu lòng tin,
đặc biệt là giữa các đối tác kinh doanh như doanh nghiệp; (vii) môi trường cạnh tranh
không phù hợp; (viii) thông tin không đầy đủ và không đáng tin cậy.

Với những hạn chế nêu trên, Nhà nước cần đóng vai trò xây dựng nền tảng cho
hệ thống ĐMST, cụ thể là thực hiện tốt các vấn đề sau:

Một là, xây dựng môi trường thể chế thuận lợi cho đổi mới sáng tạo như: (i) tạo
áp lực cạnh tranh cho doanh nghiệp; (ii) chính sách và pháp luật phải phản ánh lợi ích
hợp pháp của mọi đối tượng; (iii) xây dựng cơ chế hợp tác phù hợp giữa các cơ quan
nhà nước với nhau (hay còn được gọi là hợp tác công - công). Chính phủ cũng cần cải
thiện môi trường thể chế, khuyến khích DNNVV đầu tư vào hoạt động đổi mới sáng
tạo bằng cách tiếp thu công nghệ hiện đại trong quá trình sản xuất, khuyến khích doanh
nghiệp trở thành doanh nghiệp và học hỏi công nghệ. Thành lập nhiều khu công nghệ
cao, khu công nghiệp và có chính sách khuyến khích các DNNVV ở các khu vực này
tận dụng lợi thế của sự liên kết và tập trung công nghiệp để truyền bá tri thức công
nghệ và sử dụng các nguồn lực và các yếu tố đầu vào khác trong quá trình sản xuất.

82
Tăng cường thu hút nguồn nhân lực Internet, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa sử
dụng công nghệ thông tin để quảng bá sản phẩm ra thị trường trong và ngoài nước,
giao dịch qua Internet.

Hai là, xây dựng nền tảng tri thức, chuẩn mực, năng lực công nghệ bao gồm: (i)
xây dựng kho tri thức công nghệ có sẵn theo hướng thân thiện với người dùng; (ii) tài
liệu hóa kiến thức kinh nghiệm, tri thức truyền thống; (iii) sự cân bằng giữa đào tạo
nghề và giáo dục đại học; (iv) thiết lập nền tảng các tiêu chuẩn cơ bản để xây dựng
lòng tin; (v) phát triển tinh thần khởi nghiệp kinh doanh hay tinh thần dám nghĩ, dám
làm. Về mặt chính sách, Chính phủ cần tập trung hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường năng
lực đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ cho người lao động doanh nghiệp. Kế
hoạch đào tạo nhân tài công nghệ thông tin cần hướng tới đẩy mạnh xã hội hóa giáo
dục công nghệ thông tin, đặc biệt là kết hợp với các xu hướng công nghệ mới như
Internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, robot và cập nhật các khóa đào tạo công nghệ thông
tin để tạo điều kiện cho giáo dục công nghệ thông tin . Sinh viên nhập trường càng
nhanh càng tốt, tạo điều kiện đào tạo sau này và liên kết thực tế giữa nhà trường và
công ty. Các chính phủ cũng cần đưa ra các chính sách giúp nâng cao năng lực quản lý
và tinh thần kinh doanh, tạo điều kiện cho các công ty tích cực cải thiện tầm nhìn dài
hạn thông qua đầu tư vào đổi mới sáng tạo. Trên cơ sở rà soát, sửa đổi pháp luật, đẩy
mạnh thu hút, chuyển giao nhân tài đổi mới khoa học và công nghệ, khuyến khích
dòng chảy nhân tài hai chiều giữa khu vực công và tư, có cơ chế, chính sách hỗ trợ, tạo
điều kiện gia nhập và thủ tục xuất cảnh, visa, giấy phép lao động…Thu hút nhân tài
chất lượng cao trong nước và người Việt ở nước ngoài tham gia hoạt động đổi mới
khoa học và công nghệ trong nước, xây dựng mạng lưới kết nối nhân tài Việt Nam, thu
hút sự tham gia, đóng góp của cộng đồng các nhà khoa học người Việt Nam ở nước
ngoài, hình thành Chính sách đưa người Việt Nam đi làm việc tại các công ty đa quốc
gia, công ty khởi nghiệp nước ngoài rồi về nước làm việc.

83
Ba là, phát triển mạng lưới các nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật, công nghệ như:
(i) xây dựng chương trình đối tác công nghệ; (ii) dịch vụ nghiên cứu và phát triển
hướng tới phục vụ doanh nghiệp.

Bốn là, hỗ trợ DNVVN học hỏi thông qua các kết nối như: (i) trang bị cho
doanh nghiệp các thông lệ tiêu chuẩn về quản lý chất lượng và sở hữu trí tuệ; (ii) hỗ trợ
doanh nghiệp vừa và nhỏ tham quan khảo sát ở nước ngoài; (iii) hỗ trợ doanh nghiệp
tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu. Đồng thời, cần ban hành các chính sách giúp
DNNVV tiếp cận các nguồn lực kiến thức từ phía bên ngoài thông qua các kênh liên
kết là trường đại học, viện nghiên cứu, hiệp hội nghề nghiệp trong việc chia sẻ thông
tin và chuyển giao công nghệ cho DNNVV.

Năm là, ươm tạo và đảm bảo tài chính cho đổi mới sáng tạo bao gồm: (i) các
hình thức ươm tạo doanh nghiệp khác nhau; (ii) tài trợ đổi mới sáng tạo, tập trung vào
các giải pháp tài chính cho các dự án đổi mới sáng tạo của DNVVN.

84
KẾT LUẬN
Tuy đóng góp đáng kể vào tăng trưởng GDP cả nước nhưng thực tế cho thấy các
DNVVN lại đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận tài chính, đặc biệt là
nguồn vốn trung và dài hạn. Theo kết quả điều tra 2015 DNVVN của Viện Nghiên cứu
quản lý kinh tế trung ương (CIEM), UNU-WIDER và Viện Khoa học Lao động & Xã
hội (ILSSA) cho thấy, mặc dù chỉ số tiếp cận tín dụng được cải thiện đáng kể nhưng
các doanh nghiệp vẫn cho rằng thiếu vốn và khó tiếp cận tài chính vẫn là trở ngại lớn
nhất. Tình trạng thiếu vốn đang là rào cản lớn nhất cho sự phát triển của các DNVVN.
Hệ quả là nhiều DNVVN gặp khó khăn, phải thu hẹp sản xuất, thậm chí là ngừng hoạt
động hay phá sản. Vì vậy các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận vốn tài chính của DNVVN
là điều được nhiều người đang quan tâm.

Đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của năng lực đổi mới sáng tạo tới khả năng
tiếp cận vốn tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hà Nội” đã giải quyết mục
tiêu đề ra ban đầu. Thứ nhất, nghiên cứu đã hệ thống hóa các lý thuyết và đề xuất mô
hình nhằm đánh giá tác động của năng lực ĐMST đến khả năng tiếp cận vốn tài chính
của DNVVN. Thứ hai, thông qua phương pháp phân tích và đánh giá định lượng qua
khảo sát ngẫu nhiên XX DNVVN trên địa bàn Hà Nội, tiến hành xử lý và phân tích
mức độ tác động của từng yếu tố của ĐMST. Thứ ba, khóa luận cũng đồng thời đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực ĐMST cho các DNVVN trên địa bàn Hà
Nội.

Qua việc đánh giá sức ảnh hưởng của năng lực ĐMST tới khả năng tiếp cận tài
chính của DNVVN, tác giả mong muốn cung cấp một cách nhìn tổng quan về năng lực
ĐMST, và tầm quan trọng của nó tới việc tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn cho doanh
nghiệp, đặc biệt là đối với doanh nghiệp với quy mô vừa và nhỏ. Từ đó, các giải pháp
có sự tham gia, phối hợp từ nhiều bên gồm bản thân doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các
tổ chức hỗ trợ của chính phủ được đề xuất nhằm cải thiện năng lực ĐMST tại các
doanh nghiệp nói chung và DNVVN tại Hà Nội nói riêng.

85
Tuy nhiên, do giới hạn về phạm vi kiến thức, nguồn lực và thời gian, nghiên cứu
vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Nghiên cứu chưa phổ quát được các khía
cạnh của năng lực ĐMST, nghiên cứu mới hướng tới đánh giá tác động của năng lực
ĐMST dưới góc nhìn của bản thân các doanh nghiệp vừa và nhỏ mà chưa có sự xem
xét các bên có liên quan để phản ánh được toàn bộ ảnh hưởng của đổi mới tới khả năng
tiếp cận nguồn vốn tài chính của doanh nghiệp một cách khách quan.

Từ những hạn chế kể trên, tác giả đề xuất một số phương hướng cho các nghiên
cứu tiếp theo có thể là: so sánh hoạt động đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp trong các
lĩnh vực khác nhau; nghiên cứu trường hợp điển hình doanh nghiệp tự phát triển sản
phẩm (từ lúc có ý tưởng kinh doanh tới khi thương mại hóa); nhận diện các yếu tố thúc
đẩy khả năng tiếp cận tài chính của doanh nghiệp để tìm hiểu sự quan trọng của yếu tố
năng lực ĐMST.

Cuối cùng, tác giả hi vọng những giải pháp, kiến nghị đề ra ở nghiên cứu này sẽ
góp phần nào định hướng những giải pháp trong tương lai để doanh nghiệp nâng cao
năng lực ĐMST và khả năng tiếp cận được nguồn vốn tài chính của mình.

86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Adler, P. S. (1990). Shenbar. Adapting Your Techno—logical Base: The
0rganizati0nal Challenge.
2. Akgün, A. E., Keskin, H., & Byrne, J. (2009). Organizational emotional capability,
product and process innovation, and firm performance: An empirical analysis. Journal
of Engineering and Technology Management, 26(3), 103-130.
3. Artz, K. W., Norman, P. M., Hatfield, D. E., & Cardinal, L. B.,2010. A longitudinal
study of the impact of R&D, patents, and product innovation on firm performance.
Journal of product innovation management, 27: 725-740.
4. Aterido, R., Hallward-Driemeier, M., & Pagés, C. (2011). Big constraints to small
firms’ growth? Business environment and employment growth across firms. Economic
Development and Cultural Change, 59(3), 609-647.
5. Ayyagari, M., & Kosová, R. (2010). Does FDI facilitate domestic entry? Evidence
from the Czech Republic. Review of International Economics, 18(1), 14-29.
6. Ayyagari, M., Juarros, P., Martinez Peria, M. S., & Singh, S. (2021). Access to finance
and job growth: firm-level evidence across developing countries. Review of Finance,
25(5), 1473-1496.
7. Beck, T., & De la Torre, A. (2006). The basic analytics of access to financial services
(Vol. 4026). World Bank Publications.
8. Beck, T., Demirguc‐Kunt, A. S. L. I., Laeven, L., & Levine, R. (2008). Finance, firm
size, and growth. Journal of money, credit and banking, 40(7), 1379-1405.
9. Björkdahl, J., & Börjesson, S. (2012). Assessing firm capabilities for innovation.
International Journal of Knowledge Management Studies, 5(1-2), 171-184.
10. Blumberg, B. F., & Letterie, W. A. (2008). Business starters and credit rationing.
Small business economics, 30(2), 187-200.
11. Boly, V., Morel, L., & Camargo, M. (2014). Evaluating innovative processes in french
firms: Methodological proposition for firm innovation capacity evaluation. Research
Policy, 43(3), 608-622

ix
12. Bowen, F. E., Rostami, M., & Steel, P. (2010). Timing is everything: A meta-analysis
of the relationships between organizational performance and innovation. Journal of
business research, 63(11), 1179-1185.
13. Canh, N. T., & Phong, N. A. (2018). Effect of public investment on private investment
and economic growth: Evidence from Vietnam by economic industries. Applied
Economics and Finance, 5(2), 95-110.
14. Carbo‐Valverde, S., Rodriguez‐Fernandez, F., & Udell, G. F. (2016). Trade credit, the
financial crisis, and SME access to finance. Journal of Money, Credit and Banking,
48(1), 113-143.
15. Chava, S., Oettl, A., Subramanian, A., & Subramanian, K. (2012). Banking
deregulation, bargaining power and innovation. Indian School of Business.
16. Copisarow, R. (2000). The application of microcredit technology to the UK: Key
commercial and policy issues. Journal of Microfinance/ESR Review, 2(1), 3.
17. Czarnitzki, D., & Kraft, K. (2004). Innovation indicators and corporate credit ratings:
evidence from German firms. Economics Letters, 82(3), 377-384.
18. De Haas, R., Ferreira, D., & Taci, A. (2010). What determines the composition of
banks’ loan portfolios? Evidence from transition countries. Journal of Banking &
Finance, 34(2), 388-398.
19. Dörr, S., Raissi, M. M., & Weber, A. (2017). Credit-Supply Shocks and Firm
Productivity in Italy. International Monetary Fund.
20. Elenkov, D. S., & Manev, I. M. (2009). Senior expatriate leadership's effects on
innovation and the role of cultural intelligence. Journal of World Business, 44(4), 357-
369.
21. Elsen, S. U., & Lorenz, W. A. (2014). Social Innovation, Participation and the
Development of Society-Soziale Innovation, Partizipation und die Entwicklung der
Gesellschaft. Bozen-Bolzano University Press.
22. Fatoki, O., & Odeyemi, A. (2010). Which new small and medium enterprises in South
Africa have access to bank credit?. International Journal of Business and
Management, 5(10), 128.

x
23. Fowowe, B. (2017). Access to finance and firm performance: Evidence from African
countries. Review of development finance, 7(1), 6-17.
24. Girma, S., Gong, Y., & Görg, H. (2008). Foreign direct investment, access to finance,
and innovation activity in Chinese enterprises. The World Bank Economic Review,
22(2), 367-382.
25. Goedhuys, M., Janz, N., & Mohnen, P. (2006). What drives productivity in Tanzanian
manufacturing firms: technology or institutions?.
26. Haanaes, K. Why All Businesses Should Embrace Sustainability. Available online:
https://www.imd.org/research-knowledge/articles/why-all-businesses-should-
embrace-sustainability/ (accessed on 25 February 2019).
27. Hansen, M. T., & Birkinshaw, J. (2007). The innovation value chain. Harvard business
review, 85(6), 121.
28. Hatten, T. S. (2016). Small business management: Entrepreneurship and beyond.
South-Western College.
29. Ho, K. L. P., Nguyen, C. N., Adhikari, R., Miles, M. P., & Bonney, L. (2018).
Exploring market orientation, innovation, and financial performance in agricultural
value chains in emerging economies. Journal of Innovation & Knowledge, 3(3), 154-
163.
30. Hsu, P. H., Tian, X., & Xu, Y. (2014). Financial development and innovation: Cross-
country evidence. Journal of financial economics, 112(1), 116-135.
31. Hyz, A. B. (2011). Small and medium enterprises (SMEs) in Greece-Barriers in access
to banking services. An empirical investigation. International Journal of Business and
Social Science, 2(2).
32. Jung, D. D., Wu, A., & Chow, C. W. (2008). Towards understanding the direct and
indirect effects of CEOs' transformational leadership on firm innovation. The
leadership quarterly, 19(5), 582-594.
33. Keskin, H. (2006). Market orientation, learning orientation, and innovation capabilities
in SMEs: An extended model. European Journal of innovation management, 9(4), 396-
417.

xi
34. Khan, M., Serafeim, G., & Yoon, A. (2016). Corporate sustainability: First evidence on
materiality. The accounting review, 91(6), 1697-1724.
35. Kim, W. C., & Mauborgne, R. (2005). Value innovation: a leap into the blue ocean.
Journal of business strategy.
36. Laforet, S. (2011). A framework of organisational innovation and outcomes in SMEs.
International Journal of Entrepreneurial Behavior & Research, 17(4), 380-408.
37. Lawson, B. và D. Samson, 2001. “Developing innovation capability in organisations: a
dynamic capabilities approach”, International Journal of Innovation Management, 5
(3): 377-400
38. Lee, N., Sameen, H., & Cowling, M. (2015). Access to finance for innovative SMEs
since the financial crisis. Research policy, 44(2), 370-380.
39. Levine, R. (1997). Financial development and economic growth: views and agenda.
Journal of economic literature, 35(2), 688-726.
40. Li, L. X. (2000). An analysis of sources of competitiveness and performance of
Chinese manufacturers. International Journal of Operations & Production
Management.
41. Lorenz, E. (2014). Do credit constrained firms in Africa innovate less? A study based
on nine African nations. A Study Based on Nine African Nations (October 29, 2014).
42. Makri, M., & Scandura, T. A. (2010). Exploring the effects of creative CEO leadership
on innovation in high-technology firms. The leadership quarterly, 21(1), 75-88.
43. Mohd Harif, M. A. A., & Md Zali, S. K. (2011). Business financing for small and
medium enterprise (SMEs): How to strike?.
44. Moreira, D. F. (2016). The microeconomic impact on growth of SMEs when the access
to finance widens: evidence from internet & high-tech industry. Procedia-Social and
Behavioral Sciences, 220, 278-287.
45. Mukasa, A. N., Simpasa, A. M., & Salami, A. O. (2017). Credit constraints and farm
productivity: Micro-level evidence from smallholder farmers in Ethiopia. African
Development Bank, (247).

xii
46. Na, K., & Kang, Y. H. (2019). Relations between Innovation and firm performance of
manufacturing firms in Southeast Asian emerging markets: Empirical evidence from
Indonesia, Malaysia, and Vietnam. Journal of Open Innovation: Technology, Market,
and Complexity, 5(4), 98.
47. Naranjo‐Valencia, J. C., Jiménez‐Jiménez, D., & Sanz‐Valle, R. (2011). Innovation or
imitation? The role of organizational culture. Management decision.
48. Neely, R.Filippini, C.Forza, A.Vinelli, J.Hii, 2001. “A framework for analysing
business performance, firm innovation and related contextual factors: perceptions of
managers and policy makers in two European regions”, Integrated Manufacturing
Systems, 12 (2): 114-124.
49. OECD. (2005). Guidelines for Collecting and Interpreting Innovation Data. Paris:
OECD Publications
50. Olawale, O. F. (2011). Constraints to credit access by new SMEs in South Africa: A
supply-side analysis. African Journal of Business Management, 5(4), 1413-1425.
51. Pletcher, C., & Mann, R. (2013). Innovation Levers: Keys to Business Success in a
Difficult Economy Retrieved from http://www. sopheon. com.
NEWSEVENTS/inKNOWvationsNewsletter.
52. Pretorius, M., & Shaw, G. (2004). Business plans in bank decision-making when
financing new ventures in South Africa. South African Journal of Economic and
Management Sciences, 7(2), 221-241.
53. Rahaman, M. M. (2011). Access to financing and firm growth. Journal of Banking &
Finance, 35(3), 709-723.
54. Robb, A. M., & Robinson, D. T. (2014). The capital structure decisions of new firms.
The Review of Financial Studies, 27(1), 153-179.
55. Romijn, H., & Albaladejo, M. (2002). Determinants of innovation capability in small
electronics and software firms in southeast England. Research policy, 31(7), 1053-
1067.

xiii
56. Schumpeter, J. A. (1934). The Theory of Economic Development Cambridge Mass.
First published in German in 1911SchumpeterThe theory of economic
development1934.
57. Storey, D. J. (2016). Understanding the small business sector. Routledge.
58. Tang, X. (2022). New Schemes for Investment in of Small and Medium-Sized
Enterprises of China: Role of Access to Finance, Innovation, and Sustainability.
Frontiers in Psychology, 13.
59. Thampy, A. (2010). Financing of SME firms in India: Interview with Ranjana Kumar,
former CMD, Indian Bank; vigilance commissioner, Central vigilance commission.
IIMB Management Review, 22(3), 93-101.
60. Tidd, J., & Bessant, J. R. (2020). Managing innovation: integrating technological,
market and organizational change. John Wiley & Sons.
61. Van, M. L. T., Thinh, N. D., & Huyen, H. T. D. (2018). Current status of factors
affecting firms ‘technological innovation decision in Vietnam. Science & Technology
Development Journal-Economics-Law and Management, 2(2), 40-49.
62. Wang, M., & Wong, M. C. (2016). Effects of foreign direct investment on firm-level
technical efficiency: stochastic frontier model evidence from Chinese manufacturing
firms. Atlantic Economic Journal, 44(3), 335-361.
63. West, M. A., Borrill, C. S., Dawson, J. F., Brodbeck, F., Shapiro, D. A., & Haward, B.
(2003). Leadership clarity and team innovation in health care. The leadership
quarterly, 14(4-5), 393-410.
64. Xu, Q., Chen, J., Xie, Z., Liu, J., Zheng, G., & Wang, Y. (2007). Total Innovation
Management: a novel paradigm of innovation management in the 21st century. The
Journal of Technology Transfer, 32(1), 9-25.
65. Yoshino, N., & Taghizadeh-Hesary, F. (2015). Analysis of credit ratings for small and
medium-sized enterprises: Evidence from Asia. Asian Development Review, 32(2), 18-
37.
66. Zahra, S. A., & Nielsen, A. P. (2002). Sources of capabilities, integration and
technology commercialization. Strategic management journal, 23(5), 377-398.

xiv
PHỤ LỤC 01: PHIẾU KHẢO SÁT
Xin chào Quý anh/chị,

Hiện tại tôi đang thực hiện nghiên cứu về "Ảnh hưởng của năng lực đổi mới sáng tạo
tới khả năng tiếp cận vốn tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hà Nội". Câu trả
lời khách quan của quý anh/chị sẽ góp phần quyết định sự thành công của công trình
nghiên cứu này. Mọi ý kiến của quý anh/chị sẽ được giữ kín, chỉ nhằm phục vụ cho
công tác học tập, nghiên cứu và đề xuất cải tiến hoạt động của doanh nghiệp.

Xin chân thành cảm ơn sự tham gia nhiệt thành của quý anh/ chị!

A. PHẦN THÔNG TIN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP

Q1. Loại hình doanh nghiệp của quý anh/ chị là gì?

1. Doanh nghiệp tư nhân

2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI)

3. Khác

Q2. Quy mô (số lượng lao động) của doanh nghiệp:

1. Dưới 10 người

2. Từ 10 đến <50 người

3. Từ 50 đến <100 người

4. Từ 100 đến <200 người

5. Từ 200 người trở lên

Q3. Số năm hoạt động của doanh nghiệp:

1. Dưới 1 năm

2. Từ 1 đến <5 năm

3. Từ 5 đến <10 năm

4. Từ 10 đến <20 năm

iv
5. Từ 20 năm trở lên

Q4. Hiện tại doanh nghiệp có quỹ dành cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D)
hay không?

1. Có

2. Không

Q5. Hiện tại doanh nghiệp có phòng (bộ phận) nghiên cứu và phát triển (R&D) không?

1. Có

2. Không

Q6. Số lượng bằng sáng chế mà doanh nghiệp sở hữu là? (ví dụ: 0, 1,2, …)

Q7. Số lượng nhãn hiệu được doanh nghiệp đăng ký bảo hộ là? (ví dụ: 0, 1,2, …)

B. PHẦN NỘI DUNG KHẢO SÁT

C. Anh/chị vui lòng trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách chọn vào số phản ánh đúng
nhất doanh nghiệp của Anh/chị đã hoạt động như thế nào cho đến nay so với các đối
thủ cạnh tranh chính trong ngành của bạn. Trong đó
D. 1 - Kém nhất trong ngành; 2 - Kém trong ngành; 3 - Trung bình; 4 - Tốt trong
ngành;
E. 5 - Tốt nhất trong ngành
F.

Mã Nội dung câu hỏi

QT NĂNG LỰC ĐỔI MỚI SÁNG TẠO 1 2 3 4 5


QUY TRÌNH

QT1 Quản lý tổ chức sản xuất một cách hiệu 1 2 3 4 5

v
quả

QT2 Khả năng cạnh tranh về công nghệ so 1 2 3 4 5


với đối thủ cạnh tranh

QT3 Tốc độ mà doanh nghiệp áp dụng đổi 1 2 3 4 5


mới công nghệ mới nhất trong các quy
trình của doanh nghiệp

QT4 Tính cập nhật hoặc tính mới của công 1 2 3 4 5


nghệ

QT5 Linh hoạt cung cấp các sản phẩm và 1 2 3 4 5


dịch vụ theo nhu cầu của khách hàng.

TT NĂNG LỰC ĐỔI MỚI SÁNG TẠO 1 2 3 4 5


THỊ TRƯỜNG/ KHÁCH HÀNG

TT1 Phát triển thị trường mới cho các sản 1 2 3 4 5


phẩm hiện có

TT2 Ra mắt sản phẩm mới vào thị trường 1 2 3 4 5


mới

TT3 Phân bổ các nguồn lực đáng kể cho 1 2 3 4 5


tiếp thị

TT4 Đầu tư phát triển và khai thác thương 1 2 3 4 5

vi
hiệu

TT5 Sáng tạo trong tiếp thị và khuyến mãi 1 2 3 4 5

Anh/chị vui lòng trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách chọn mức độ đồng ý của
mình với các phát biểu cho sẵn. Trong đó:

1 = Hoàn toàn không đồng ý; 2 = Không đồng ý; 3 = Trung lập; 4 = Đồng ý; 5 =
Hoàn toàn đồng ý

Mã Nội dung câu hỏi Mức độ đồng ý

SP NĂNG LỰC ĐỔI MỚI SÁNG TẠO 1 2 3 4 5


SẢN PHẨM

SP1 Doanh nghiệp sử dụng các cải tiến 1 2 3 4 5


công nghệ mới nhất trong quá trình
phát triển sản phẩm mới

SP2 Phần lớn lợi nhuận của doanh nghiệp 1 2 3 4 5


được tạo ra từ các sản phẩm và dịch vụ
mới phát triển.

vii
SP3 Doanh nghiệp thường có thể tung ra 1 2 3 4 5
các sản phẩm hoặc dịch vụ mới nhanh
hơn các đối thủ cạnh tranh

SP4 Doanh nghiệp có khả năng nghiên cứu 1 2 3 4 5


và phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ
mới tốt hơn so với các đối thủ cạnh
tranh

MH NĂNG LỰC ĐỔI MỚI SÁNG TẠO


MÔ HÌNH

MH1 Doanh nghiệp tích cực tham gia vào 1 2 3 4 5


các đối tác và liên minh chiến lược

MH2 Doanh nghiệp phân bổ các nguồn lực 1 2 3 4 5


đáng kể cho phát triển chiến lược

MH3 Doanh nghiệp thực hiện theo một quy 1 2 3 4 5


trình lập kế hoạch kinh doanh chính
thức

viii
UT UY TÍN TÍN DỤNG

UT1 Các ngân hàng sẵn sàng cung cấp tín 1 2 3 4 5


dụng cho doanh nghiệp

UT2 Các đối tác kinh doanh sẵn sàng cung 1 2 3 4 5


cấp tín dụng cho doanh nghiệp

UT3 Các nhà đầu tư sẵn sàng đầu tư vào 1 2 3 4 5


doanh nghiệp

TC KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÀI


CHÍNH

TC1 Doanh nghiệp có tài khoản séc hoặc tài 1 2 3 4 5


khoản tiết kiệm

ix
TC2 Doanh nghiệp có hạn mức tín dụng 1 2 3 4 5
hoặc khoản vay từ một tổ chức tài
chính

TC3 Tất cả các đơn xin tín dụng của doanh 1 2 3 4 5


nghiệp đã được ngân hàng chấp thuận
trong ba năm qua.

TC4 Quy mô khoản vay hiện có đủ để đáp 1 2 3 4 5


ứng nhu cầu của doanh nghiệp

TC5 Các ngân hàng mà doanh nghiệp xem 1 2 3 4 5


xét vay ít nghiêm ngặt hơn về các yêu
cầu bảo đảm tài sản thế chấp.

TC6 Doanh nghiệp đã có thể đảm bảo tài trợ 1 2 3 4 5


từ ngân hàng với lãi suất hợp lý.

x
PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH THANG ĐO CRONBACH’S ALPHA
1. Với nhân tố QT:
Reliability Statistics

Cronbach's
Alpha N of Items

.867 5

Item-Total Statistics

Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance Corrected Item- Alpha if Item
Item Deleted if Item Deleted Total Correlation Deleted

QT1 14.95 5.271 .679 .841

QT2 15.14 5.274 .715 .832

QT3 14.92 5.368 .700 .836

QT4 14.97 5.309 .670 .843

QT5 14.70 5.348 .680 .841

2. Với nhân tố TT
Reliability Statistics

Cronbach's
Alpha N of Items

.939 5

xi
Item-Total Statistics

Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance Corrected Item- Alpha if Item
Item Deleted if Item Deleted Total Correlation Deleted

TT1 15.67 12.898 .781 .935

TT2 15.71 12.640 .842 .925

TT3 15.81 11.620 .875 .919

TT4 15.74 12.124 .859 .921

TT5 15.73 12.631 .832 .926

3. Với nhân tố SP
Reliability Statistics

Cronbach's
Alpha N of Items

.781 4

Item-Total Statistics

Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance Corrected Item- Alpha if Item
Item Deleted if Item Deleted Total Correlation Deleted

SP1 12.29 2.741 .647 .702

SP2 12.31 2.819 .544 .749

SP3 12.30 2.586 .535 .760

SP4 12.36 2.521 .638 .700

xii
4. Với nhân tố MH
Reliability Statistics

Cronbach's
Alpha N of Items

.846 3

Item-Total Statistics

Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance Corrected Item- Alpha if Item
Item Deleted if Item Deleted Total Correlation Deleted

MH1 7.59 2.144 .716 .782

MH2 7.58 2.202 .714 .784

MH3 7.66 2.225 .708 .790

5. Với nhân tố UT

Reliability Statistics

Cronbach's
Alpha N of Items

.883 3

Item-Total Statistics

xiii
Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance Corrected Item- Alpha if Item
Item Deleted if Item Deleted Total Correlation Deleted

UT1 7.69 3.740 .802 .816

UT2 7.66 3.450 .759 .846

UT3 7.56 3.298 .767 .841

6. Với nhân tố TC
Reliability Statistics

Cronbach's
Alpha N of Items

.901 6

Item-Total Statistics

Cronbach's
Scale Mean if Scale Variance Corrected Item- Alpha if Item
Item Deleted if Item Deleted Total Correlation Deleted

TC1 20.06 9.651 .645 .896

TC2 20.21 8.601 .715 .889

TC3 19.94 9.384 .750 .881

TC4 20.26 9.030 .785 .875

TC5 20.14 9.068 .841 .868

TC6 19.93 9.333 .678 .891

xiv
PHỤ LỤC O3: CONSTRUCT RELIABILITY AN VALIDITY - OVERVIEW

xv

You might also like