Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 26

TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.

HCM

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ



MÔN HỌC: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

TÌM HIỂU VĂN HÓA ẨM THỰC NGƯỜI HOA Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH

GVHD: TS.GVC ĐỖ THÙY TRANG


SVTH:

1. LÊ ĐĂNG SINH - 22149319

2. NGUYỄN CHÍ THÀNH - 22149330

3. NGÔ QUANG THÀNH - 22161317

4. LÊ ĐĂNG NHẬT HÀO - 22149244

5. TRẦN TRỌNG NGHĨA - 22110380

6. LÊ XUÂN THỊNH - 22110427

7. HỒ VŨ THANH BÌNH - 22110287

8. ĐOÀN ĐA NHẬT MINH - 22142351


This Photo by Unknown Author is
Mã lớp học: IVNC320905_23_1_10
This Photo by Unknown

Thành phố Hồ Chí Minh tháng 11 năm 2023


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1. Lý do hình thành đề tài ...................................................................................... ......1

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG............................................................. 2

1.1 Khái quát về văn hóa ẩm thực và đặc trưng văn hóa ẩm thực truyền thống Việt
Nam..................................................................................................... ...................... 2

1.2 Khái quát về Thành Phố Hồ Chí Minh................................................................ 6

1.3 Đặc điểm cơ bản về người hoa sống tại Thành phố Hồ Chí Minh...................... 8

CHƯƠNG 2. MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG TIỂU BIỂU VỀ VĂN HÓA ẨM THỰC


CỦA NGƯỜI HOA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH...................................10
2.1 Các nhân tố ảnh hưởng văn hóa ẩm thực người Hoa ở Thành Phố Hồ Chí
Minh.................................................................................................... .....................10
2.2 Các đặc trưng cơ bản của ẩm thực người Hoa...................................................11
2.3 Một số món ăn tiêu biểu.....................................................................................15
2.4 Phát huy giá trị văn hóa ẩm thực địa phương.....................................................18
C. KẾT LUẬN.........................................................................................................20
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO………….................................................................21
DANH SÁCH NHÓM THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN

HỌC KÌ 1, NĂM HỌC 2023-2024

Tên đề tài: TÌM HIỂU VĂN HÓA ẨM THỰC NGƯỜI HOA Ở THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH

STT HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN MÃ SỐ SINH VIÊN TỶ LỆ % HOÀN


THÀNH
1 Ngô Quang Thành 22161317 100%
2 Lê Đăng Sinh 22149319 100%
3 Nguyễn Chí Thành 22149330 100%
4 Lê Đăng Nhật Hào 22149244 100%
5 Trần Trọng Nghĩa 22110380 100%
6 Lê Xuân Thịnh 22110427 100%
7 Hồ Vũ Thanh Bình 22110287 100%
8 Đoàn Đa Nhật Minh 22142351 100%
Nhận xét của giảng viên

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

ĐIỂM (BẰNG SỐ):..........................................

ĐIỂM (BẰNG CHỮ):........................................

CHỮ KÝ GV:...................................................
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Từ xưa khi các công cụ để sản xuất ra lương thực thực phẩm chưa ra đời thì tổ tiên của
chúng ta đã săn bắn hái lượm để phục vụ nhu cầu sinh sống và để tồn tại. Dần dần khi xã
hội phát triển thì nhu cầu ăn của con người cũng phát triển theo và đến ngày này ăn uống
không chỉ đơi thuần là nhu cầu ăn uống của con người nữa mà nó còn là thể hiện thính
thẩm mỹ trong từng món ăn. Hiện nay trong những món ăn còn thể hiện được đẳng cấp và
địa vị trong xã hội.

Văn hóa ẩm thực là nét văn hóa tự nhiên, hình thành trong cuộc sống, nhất là đối với
con người Việt Nam, ẩm thực không chỉ là nét văn hóa về vật chất mà còn là văn hóa về
tinh thần. Qua ẩm thực, người ta có thể hiểu được nét văn hóa thể hiện phẩm giá con
người, trình độ văn hóa, đạo lý, phép tắc, phong tục trong cách ăn uống. Văn hóa ẩm thực
người Việt được biết đến với những nét đặc trưng như tính hòa đồng, tính đa dạng và đậm
đà hương vị. Đặc biệt là ăn thành mâm, sử dụng đũa và không thể thiếu cơm là tập quán
chung của cả dân tộc.

Nếu như ẩm thực miền Bắc, tiêu biểu là Hà Nội với nét nhẹ nhàng và tinh tế, miền
Trung với tiêu biểu khi nhắc đến ẩm thực là Huế, mang hương vị của cay nồng và mặn mà
của nơi đây. Còn đối với miền Nam lại là 1 hương vị hoàn toàn khác, sự hòa quyện giữa
chua chua và ngọt ngọt khiến người ăn khi ăn vào không thể nào mà cưỡng nỗi. Nhắc đến
miền Nam sẽ là thiếu xót nếu không nói đến thành phố mang tên Bác – Thành Phố Hồ Chí
Minh. Đây là nơi chứa đựng nhiều vùng văn hóa ẩm thực, trong đó người Hoa là cái tên
lâu đời mà nhắc đến thường xuyên bởi hương vị kích thích lên từng đầu lưỡi.

Trong những năm gần đây, Hoa Kiều tại Việt Nam vẫn chiếm một số lượng khá đông
đảo. Trong đó, riêng TP Hồ Chí Minh đã có trên 500.000 người Việt gốc Hoa và sống chủ
yếu các quận: quận 5, 6, 8, 10, 11… Bên cạnh đó, số lượng khách du lịch Trung Hoa đến
Việt Nam hàng năm đang ngày một tăng cao. Trong 6 tháng đầu năm 2017, khách du lịch
đến từ Trung Quốc giữ mức tăng trưởng cao lên tới 798.431 lượt khách, tăng 119,1% so
với cùng kỳ năm ngoái.

Chính vì những lẽ đó mà món ăn người Hoa dần trở nên thịnh hành hơn, dễ dàng tiếp
cận với nhiều tín đồ mê ăn uống. Nhìn vào Thành Phố Hồ Chí Minh ta dễ dàng thây được
không ít khu phố người Hoa với đầy ấp những món ăn hấp dẫn mà họ mang lại như: hủ
tiếu, há cảo, sủi cảo, chè hột gà,....

Hương vị ẩm thực của đồ ăn Hoa không còn điều gì để bàn cãi, và nó cần được biết
đến bởi nhiều người hơn nhằm nâng tầm món ăn và hòa nhập cùng đồ ăn Việt Nam. Chí vì
thế mà nhóm em đã lựa chọn đề tài: Tìm hiểu văn hóa người Hoa ở Thành Phố Hồ Chí
Minh để làm tiểu luận cuối kỳ.

1
NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG

1.1 Khái quát về văn hóa ẩm thực và đặc trưng văn hóa ẩm thực truyền thống Việt
Nam

Giới thiệu về văn hóa ẩm thực Việt Nam

Là đất nước nông nghiệp ở khu vực nhiệt đới gió mùa, lãnh thổ Việt Nam chia thành
3 miền Bắc – Trung – Nam. Do đó, ẩm thực nước ta cũng chia thành 3 vùng với 3 đặc
trưng riêng. Không chỉ là sự khác biệt về đặc điểm địa hình địa lý, khí hậu thời tiết mà còn
về văn hóa và phong tục đã hình thành nên những đặc trưng riêng trong nết ăn, khẩu vị,
thói quen và cách kết hợp nguyên liệu ở mỗi vùng, miền.

Miền Bắc

Ẩm thực miền Bắc đặc trưng với khẩu vị mặn mà, đậm đà, thường không đậm các vị
cay, béo, ngọt bằng các vùng khác, chủ yếu sử dụng nước mắm loãng, mắm tôm. Sử dụng
nhiều món rau và các loại thủy sản nước ngọt dễ kiếm như tôm, cua, cá, trai, hến... và nhìn
chung, do truyền thống xa xưa có nền nông nghiệp nghèo nàn, ẩm thực miền Bắc trước kia
ít thịnh hành các món ăn với nguyên liệu chính là thịt, cá. Nhiều người đánh giá cao ẩm
thực Hà Nội một thời, cho rằng nó đại diện tiêu biểu nhất của tinh hoa ẩm thực miền Bắc
Việt Nam với những món phở, bún thang, bún chả, các món quà như cốm Vòng, bánh
cuốn Thanh Trì... và gia vị đặc sắc như tinh dầu cà cuống, rau húng Láng.

Ẩm thực miền Nam

Ẩm thực miền Nam, có thiên hướng hảo vị chua ngọt, đây là nơi chịu ảnh hưởng
nhiều của ẩm thực Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, có đặc điểm là thường cho thêm
đường và hay sử dụng sữa dừa (nước cốt và nước dão của dừa). Nền ẩm thực này cũng sản
sinh ra vô số loại mắm khô (như mắm cá sặc, mắm bò hóc, mắm ba khía...). Ẩm thực miền
Nam cũng dùng nhiều đồ hải sản nước mặn và nước lợ hơn miền Bắc (các loại cá, tôm,
cua, ốc biển), và rất đặc biệt với những món ăn dân dã, đặc thù của một thời đi mở cõi,
hiện nay nhiều khi đã trở thành đặc sản: chuột đồng khìa nước dừa, dơi quạ hấp chao, rắn
hổ đất nấu cháo đậu xanh, đuông dừa, đuông đất hoặc đuông chà là, vọp chong, cá lóc
nướng trui…
2
Ẩm thực miền Trung

Đồ ăn miền Trung được biết đến với vị cay nồng, với tất cả tính chất đặc sắc của nó
thể hiện qua hương vị riêng biệt, nhiều món ăn cay và mặn hơn đồ ăn miền Bắc và miền
Nam, màu sắc được phối trộn phong phú, rực rỡ, thiên về màu đỏ và nâu sậm. Các tỉnh
thành miền Trung như Huế, Đà Nẵng, Bình Định rất nổi tiếng với mắm tôm chua, các loại
mắm ruốc hay các loại đặc sản bánh kẹo Đà Nẵng, Huế. Đặc biệt, ẩm thực Huế do ảnh
hưởng từ phong cách ẩm thực hoàng gia, cho nên rất cầu kỳ trong chế biến và trình bày.
Một mặt khác, do địa phương không có nhiều sản vật mà ẩm thực hoàng gia lại đòi hỏi số
lượng lớn món, nên mỗi loại nguyên liệu đều được chế biến rất đa dạng với trong nhiều
món khác nhau.

Đặc trưng văn hóa ẩm thực Việt Nam

Nhìn chung, Việt Nam hình thành từ nền văn minh lúa nước do đó nguyên liệu chính
trong các bữa ăn chính là lúa gạo. Việt Nam không sử dụng lúa mì, lúa mạch, ngũ cốc như
ở các nước ở Bắc Phi và Trung Đông. Về rau củ, Việt Nam sử dụng rất nhiều loại rau củ
quả đa dạng và chế biến thành nhiều kiểu món ăn như luộc, xào, làm dưa, ăn sống. Trong
mỗi bữa ăn Việt Nam không thể thiếu các món nước canh, đặc biệt là canh chua.

Số lượng các món ăn từ động vật chiếm ít hơn so với thực vật. Những loại thịt được
dùng phổ biến nhất là thịt lợn, bò, gà, gia cầm như vịt và gà, tôm, cá, cua, ốc, hến, sò,…
Việt Nam không sử dụng thịt cừu, rùa, ba ba, chuột, các loại động vật bò sát trong món ăn
hàng ngày. Chỉ ở một số vùng trên cả nước mới sử dụng và xem đây là món ăn đặc sản
dùng trong các dịp quan trọng, uống kèm rượu hoặc ngâm rượu.

Trong văn hóa ẩm thực Việt Nam không thể thiếu các món ăn chay. Bên cạnh những
tín đồ theo đạo Phật thì một bộ phận người dân sử dụng các món ăn chế biến từ các loại
thực vật, không có nguồn gốc từ động vật với mục đích khác ví dụ như có vấn đề bệnh lý.
So với các nước phương Đông khác như Trung Quốc, Nhật Bản, ẩm thực Việt Nam không
đặt yếu tố ăn ngon lên hàng đầu. Các món ăn hàng ngày nếu không phải là dịp lễ tết, cúng
giỗ sẽ không trang trí cầu kỳ, phức tạp.

Yếu tố ngon miệng mới là ưu tiên số 1 trong ẩm thực Việt Nam. Bởi lẽ các món ăn sử
dụng kết hợp nhiều gia vị một cách tinh tế. Bên cạnh đó, người Việt ta ưa thích dùng các

3
nguyên liệu có kết cấu dai, giòn như chân cánh gà, măng hay nội tạng động vật. Món ăn
Việt cũng không đặt mục tiêu hàng đầu là ăn bổ nên hệ thống các món ăn ít có món hầm,
nhừ, ninh đòi hỏi thời gian lâu.

Theo ý kiến của tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã, văn hóa ẩm thực Việt Nam có 9 đặc
trưng cơ bản sau:

- Tính hòa đồng và đa dạng

Đặc điểm này thể hiện ở chỗ người Việt ta sẵn sàng tiếp thu những tinh hoa, giá trị tốt
đẹp trong văn hóa ẩm thực của các dân tộc khác đưa vào ẩm thực nước nhà. Tuy nhiên,
đây là sự tiếp thu có chọn lọc kỹ càng, chỉ áp dụng những đặc điểm phù hợp với lối sống,
phong tục tập quán dân tộc từ đó biến thành cái của mình. Ngay ở trong nước, văn hóa ẩm
thực của các vùng miền cũng có sự học hỏi, pha trộn lẫn nhau.

Chỉ với một món bánh xèo nhưng mỗi vùng miền lại có những sự khác biệt. Bánh xèo
miền Trung bột dày, tráng mỏng và ăn cùng nước lèo. Ngược lại, bánh xèo miền Nam lại
có vỏ mỏng hơn và được tráng trong chiếc chảo to hơn. Bánh xèo miền Nam chấm cùng
nước mắm. Điều này tạo đặc trưng đa dạng của văn hóa ẩm thực Việt.

Hay đối với món phở, phở miền Nam có vị ngọt, màu nước đậm đà, thường có nước
béo trên bề mặt. Người Nam ăn phở luôn cho thêm tương đen ngọt và ăn với các loại rau
sống. Trong khi đó, tiêu chuẩn của tô phở Bắc thơm ngon lại là nước dùng có màu trong,
vị thanh dễ chịu. Ngoài ra, ăn phở Bắc không bao giờ thiếu quẩy. Sợi phở miền Nam nhỏ
còn bánh phở Bắc to và dẹt.

-Tính ít mỡ

Đặc trưng thứ hai trong văn hóa ẩm thực Việt Nam là tính ít mỡ. So với ẩm thực các
nước phương Đông như Trung Quốc và các nước châu Âu, châu Mỹ, các món ăn Việt
Nam ít sử dụng dầu mỡ và thịt. Dù là món gì cũng đều có nguyên liệu chủ yếu là rau, củ,
quả. Trong bữa ăn luôn có bát canh rau hay đĩa rau luộc. Khi ăn món nước như bún, miến,
phở đều ăn kèm với rau sống. Các món cuốn, gỏi là biểu hiện rõ ràng của tính ít mỡ trong
ẩm thực Việt.

-Tính đậm đà hương vị

4
Như đã nói ở trên, ẩm thực nước ta đề cao yếu tố ngon miệng. Bằng cách sử dụng
nhiều loại gia vị, các món ăn trở nên đậm đà và hấp dẫn hơn. Trước khi chế biến, các
nguyên liệu đều được tẩm ướp kỹ. Số lượng nước mắm, mắm nêm ở nước ta nhiều vô số
kể. Bên cạnh đó, mỗi món ăn đều có một loại nước chấm riêng để tôn lên hương vị thơm
ngon. Điển hình như bánh bèo ăn với nước mắm ngọt, bánh lọc chấm nước mắm mặn và
cay.

-Tính tổng hoà nhiều chất, nhiều vị

Các món ăn Việt Nam sử nhiều nhiều loại thực phẩm từ thịt, tôm, cua, cá, rau,…
Ngoài ra, trong mỗi món ăn không chỉ có duy nhất một vị mà là sự tổng hợp của nhiều vị
như chua, cay, mặn, ngọt, bùi béo…

-Tính ngon và lành

Không phải tự nhiên mà ngon và lành là hai từ được ghép lại cùng nhau. Nó thể hiện
tinh thần và tôn chỉ ăn uống của người Việt. Món ăn Việt Nam sử dụng nhiều loại gia vị,
kết hợp nhiều nguyên liệu để tạo nên đặc trưng riêng. Tuy nhiên, ăn ngon thôi chưa đủ.
Món ăn đó còn phải lành tính, đảm bảo cân bằng âm dương giúp bồi bổ sức khỏe. Ví dụ
như thịt vịt và ốc có tính hàn sẽ khiến cơ thể bị lành. Vì thế, chúng luôn được ăn kèm với
gừng, rau răm có tính nhiệt để cân bằng lại.

-Tính dùng đũa

Dùng đũa để gắp là một trong những đặc trưng nổi bật nhất trong văn hóa ẩm thực
Việt Nam nói riêng và các nước châu Á nói chung. Từ khi còn bé, trẻ em đã được dạy gắp
sao cho khéo, không làm rớt thức ăn. Đôi đũa xuất hiện trong mọi bữa ăn của người Việt,
trở thành linh hồn không thể thiếu. Khác với phương Tây sử dụng nhiều công cụ, người
Việt chỉ với một đôi đũa có thể làm nhiều thao tác như tách, xiên, xào, rán, nướng, khuấy
và thậm chí là nêm nếm.

-Tính cộng đồng hay tính tập thể

Người phương Tây thường ăn riêng mỗi người một chén canh và một chén nước
chấm. Tuy nhiên, người Việt Nam trong các bữa cơm luôn có bát nước chấm chung và tô
canh đặt giữa mâm cơm. Trong mâm cơm hình tròn, các món ăn luôn được múc ra tô, bát,
đĩa rồi bày lên mêm. Bát nước chấm không chỉ là loại gia vị giúp món ăn đậm đà mà còn
5
thể hiện tính cộng đồng, gắn kết của người Việt. Vì là ăn chung nên ai ai cũng cần ý tứ, tế
nhị, biết quan sát tập thể để không bị đánh giá trình độ văn hóa.

-Tính hiếu khách

Người Việt có tính hiếu khách. Điều này thể hiện rõ ở văn hóa ẩm thực. Mỗi bữa ăn,
hầu hết mọi đứa trẻ đều có thói quen mời người lớn ăn trước. Hay khi có khách đến chơi,
người Việt luôn thể hiện sự giao thiệp, tình cảm khi mời họ ở lại dùng bữa cơm thân mật
với gia đình.

-Tính dọn thành mâm

Đây là điểm khác biệt so với người phương Tây. Khác với việc mỗi người mỗi khẩu
phần ăn được bày sẵn trong đĩa, chén, tô thì người Việt luôn dọn nhiều món ăn ra mâm.
Mỗi món đựng trong mỗi đĩa/tô lớn rồi dọn lên cùng lúc. Các thành viên tùy ý lựa chọn
món theo sở thích và đến cuối mỗi bữa ăn, tất cả các món đều được dọn dẹp đồng thời.
Ngược lại, phương Tây chia bữa ăn thành khai vị, món chính, tráng miệng, ăn hết món này
mới mang ra món khác

1.2 Khái quát về Thành Phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh cách thủ đô Hà Nội gần 1.730km đường bộ, nằm ở ngã tư
quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Ðông sang Tây, là tâm điểm
của khu vực Đông Nam Á. Trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km đường chim
bay. Đây là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế . Với hệ
thống cảng và sân bay lớn nhất cả nước, cảng Sài Gòn với năng lực hoạt động 10 triệu tấn
/năm. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với hàng chục đường bay chỉ cách trung tâm thành
phố 7km.

Sài Gòn cổ xưa được thành lập từ năm 1623, nhưng tới năm 1698, Chúa Nguyễn mới
cử Thống soái Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược đất Phương Nam, khai sinh ra thành phố
Sài Gòn. Năm 1911, Sài Gòn là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại ra đi tìm đường cứu
nước, khi đất nước thống nhất, Quốc Hội khoá VI họp ngày 2.7.1976 đã chính thức đổi tên
Sài Gòn là thành phố Hồ Chí Minh.

6
Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố trẻ, với hơn 300 năm hình thành
và phát triển, thành phố có rất nhiều công trình kiến trúc cổ, nhiều di tích và hệ thống bảo
tàng phong phú.

Với vị trí địa lý thuận lợi, Sài Gòn – nơi một thời được mệnh danh là "Hòn ngọc Viễn
Đông" đã là trung tâm thương mại và là nơi hội tụ của nhiều dân tộc anh em, mỗi dân tộc
có tín ngưỡng, sắc thái văn hoá riêng góp phần tạo nên một nền văn hoá đa dạng. Đặc
trưng văn hoá của vùng đất này là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống dân tộc với những
nét văn hoá phương Bắc, phương Tây, góp phần hình thành lối sống, tính cách con người
Sài Gòn. Đó là những con người thẳng thắn, bộc trực, phóng khoáng, có bản lĩnh, năng
động, dám nghĩ, dám làm

Ẩm Thực: Hương vị ẩm thực TP. Hồ Chí Minh là hương vị trăm miền, hương vị tứ
xứ. Nhà văn, nhà báo kỳ cựu Phạm Công Luận, tác giả của rất nhiều đầu sách nổi tiếng về
đời sống văn hoá thành phố này, trong cuốn “Sài Gòn - Chuyện đời của phố” đã viết
rằng: “Các tên tuổi ẩm thực ở vùng miền khác đã đến Sài Gòn mở quán kinh doanh như
phở Lò Đúc, chả cá Lã Vọng, nem Ninh Hòa, gà Tam Kỳ rồi đến quán ăn Hàn, Thái, Ấn,
Nhật, Ý… không kể xiết. [...] Không thể chối cãi rằng món ngon ở khắp nơi thích tụ về Sài
Gòn để tồn tại và phát triển trong một hành trình riêng của nó, để làm nên một khuôn mặt
đa sắc cho đời sống ẩm thực Sài Gòn.”

Đa dạng ẩm thực vùng miền

Văn hóa ẩm thực Thành phố Hồ Chí Minh được nhiều người biết đến là nơi hội tụ
tinh hoa của các món ăn ngon, độc đáo của đất Nam bộ cũng như của mọi vùng miền trên
khắp cả nước. Do điều kiện kinh tế, đời sống, người dân từ khắp nơi đến Thành phố Hồ
Chí Minh sinh sống, lập nghiệp đã mang theo những món ăn đặc trưng của từng vùng đất,
làm phong phú văn hóa ẩm thực đất Sài thành.

Ngoài những món ngon đặc trưng vùng miền, tại Thành phố Hồ Chí Minh, đi bất kỳ
con phố, ngõ hẻm nào, khách tham quan trong và ngoài nước đều bị hấp dẫn bởi món bánh
mì thịt nguội pa-tê, gỏi cuốn, bò bía ngọt, súp cua… Đó là những món ăn đường phố giản
đơn với bánh mì nóng giòn, hay vài miếng bánh tráng, củ sắn hấp nóng…, nhưng lại mang
một nét riêng, hấp dẫn thực khách từ phương xa đến.

7
Phong phú ẩm thực thế giới

Đến Thành phố Hồ Chí Minh, du khách không chỉ bị cuốn hút bởi ẩm thực trong
nước, mà còn là nơi tiếp nhận nhiều tinh hoa văn hóa ẩm thực của nhiều nước trên thế giới.

Từ khu phố, chợ của phương Đông, đến khu phố, cửa hàng tiện lợi phương Tây, hầu
như các món ngon, đặc sản của các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Campuchia, Tây
Ban Nha… đều có thể tìm thấy được ngay giữa lòng thành phố.

Từ khu phố, chợ của phương Đông, đến khu phố, cửa hàng tiện lợi phương Tây, hầu
như các món ngon, đặc sản của các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Campuchia, Tây
Ban Nha… đều có thể tìm thấy được ngay giữa lòng thành phố.

1.3 Đặc điểm cơ bản về người Hoa sống tại Thành phố Hồ Chí Minh

Góp Phần Quan Trọng vào Kinh Tế và Thương Mại: Nhiều người Hoa tại TP.HCM
hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và thương mại, đặc biệt là trong các khu chợ truyền
thống như Chợ Lớn. Họ thường là doanh nhân sáng tạo và có ảnh hưởng lớn đến nền
kinh tế đô thị.

Gìn Giữ và Phát Triển Ẩm Thực Truyền Thống: Người Hoa tại TP.HCM giữ gìn và
phát triển ẩm thực truyền thống, với nhiều nhà hàng và quán ăn phục vụ các món ngon
đặc trưng. Các lễ hội ẩm thực và sự giao lưu qua ẩm thực thường xuyên được tổ chức.

Đóng Góp vào Nền Văn Hóa và Tôn Giáo: Người Hoa tại TP.HCM thường giữ
vững các giá trị văn hóa và tôn giáo truyền thống. Các đền, chùa và cơ sở tôn giáo của
họ thường là những điểm đặc biệt và có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan văn hóa của thành
phố.

Sự Hòa Nhập Văn Hóa và Xã Hội: Người Hoa tại TP.HCM thường hòa nhập tích
cực vào cuộc sống xã hội và văn hóa đô thị. Sự đa dạng và giao thoa văn hóa làm cho
thành phố trở nên phong phú và đa sắc màu.

Sự Giao Thoa Ngôn Ngữ: Trong cộng đồng người Hoa tại TP.HCM, nhiều người
sử dụng tiếng Quảng Đông và tiếng Hokkien trong giao tiếp hằng ngày. Điều này tạo ra
một không khí đa ngôn ngữ trong cộng đồng.

8
Hoạt Động Giáo Dục và Nghiên Cứu: Người Hoa tại TP.HCM thường có sự hiện
diện trong lĩnh vực giáo dục và nghiên cứu, với sự xuất sắc trong nhiều lĩnh vực như
khoa học, nghệ thuật và văn hóa.

Tham Gia Cộng Đồng và Hoạt Động Xã Hội: Người Hoa thường tham gia tích cực
vào các hoạt động cộng đồng và xã hội, từ các sự kiện từ thiện đến các hoạt động văn
hóa và giáo dục.

Sự Gìn Giữ và Phát Triển Nghệ Thuật: Nhiều người Hoa tại TP.HCM đóng góp
vào sự phát triển của nghệ thuật đương đại và truyền thống. Họ giữ gìn và phát triển
nghệ thuật dân gian và thủ công truyền thống.

Những nét đặc trưng này tạo nên một cộng đồng người Hoa đa dạng và giàu văn
hóa, đồng thời góp phần làm nên sự phồn thịnh và sôi động của TP.HCM.

9
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG TIỂU BIỂU VỀ VĂN HÓA ẨM THỰC CỦA
NGƯỜI HOA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1 Các nhân tố ảnh hưởng văn hóa ẩm thực người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh

Trung Quốc với bề dày lịch sử phát triển hàng ngàn năm đã tạo nên một nền văn
hóa ẩm thực vô cùng đa dạng và phong phú có ảnh hưởng lớn đến các nền văn hóa ẩm
thực trên thế giới. Ở một số nước châu Âu, châu Á đã hình thành những khu phố ẩm
thực Trung Hoa gọi là China Town. Một số Chinatown nổi tiếng như ởBangkoc - Thái
Lan, Yokohama – Nhật Bản, Binondo ở Manila, Đại lộ Grant và phố Stockton ở Mỹ
Tonronto ở Canada…

Việt Nam - Trung Quốc hai nước láng giềng từ lâu đã có sự giao lưu qua lại thân
thiết, nên văn hóa ẩm thực nói chung và những tập tục trong ăn uống nói riêng luôn có
sự ảnh hưởng qua lại nhất định. Trong sinh hoạt đời thường cũng như trong văn hóa ẩm
thực của người Việt, sự hòa quyện đan xem giữa 2 yếu tố Hoa và Việt khá chặt
chẽ.Người Việt tiếp nhận tư tưởng triết học “Âm dương ngũ hành” của người.

Trung Quốc thể hiện ở sự cân bằng các hương vị ngọt và chua, nóng và lạnh, tươi
sống và chín kỹ, sự hài hòa giữa yếu tố truyền thống và hiện đại, giữa Đông và Tây…
Các món ăn có nguồn gốc Trung Quốc như đậu phụ, mỳ hoành thánh, cháo quẩy, há
cảo, chè mè đen… được nhân dân ta tiếp nhận và biến đổi thành những món ăn phổ
biến và que thuộc của người Việt Nam. Không chỉ các món ăn dân dã mà các món ăn
cho đãi tiệc cũng có mặt khá nhiều trên bàn tiệc Việt Nam, như món bát bửu đơn giản
hoặc các món ăn cầu kỳ phức tạp hơn như món vịt quay Bắc Kinh, tầm ngư quá hải…

Tại Việt Nam có rất nhiều các quán ăn, nhà hàng Trung Hoa phục vụ cho cả người
Việt và khách du lịch các nước. Món ăn Trung Hoa nổi tiếng với cách nấu cầu kỳ, trang
trí đẹp mắt, hương vị đậm đà, rất riêng, rất đặc trưng của nó. Món ăn Hoa được người Việt
chấp nhận vì nó gần gũi với khẩu vị và thói quen ăn uống của người Việt Nam đồng thời
còn được người Việt hóa phần nào cho phù hợp hơn với khẩu và sở thích của người Việt.

Ở Thành phố Hồ Chí Minh, văn hóa ẩm thực của người Hoa đóng góp một phần quan
trọng vào đa dạng và phong phú của bức tranh ẩm thực của thành phố. Dưới đây là một số
nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa ẩm thực của người Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh:

10
Lịch sử và Di cảo: Người Hoa đã có mặt ở Việt Nam từ rất sớm, và lịch sử di cảo của
họ đã tạo nên một tầm ảnh hưởng lớn đối với văn hóa ẩm thực. Sự kết hợp giữa các yếu tố
ẩm thực truyền thống của Trung Quốc và ảnh hưởng của văn hóa Việt Nam đã tạo nên các
đặc sản độc đáo.

Giao thoa Văn hóa: Sự giao thoa văn hóa giữa người Hoa và người Việt tại Thành phố
Hồ Chí Minh đã tạo ra một loại ẩm thực phong phú và đa dạng. Có sự kết hợp giữa các
nguyên liệu và phương pháp nấu ăn của cả hai văn hóa, tạo nên những món ăn có hương
vị đặc trưng.

Kinh tế và Thị trường: Sự phát triển kinh tế và thị trường ẩm thực đã tạo điều kiện
thuận lợi cho sự đa dạng hóa và phát triển của các quán ăn, nhà hàng người Hoa tại Thành
phố Hồ Chí Minh. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ẩm thực đã thúc đẩy sự sáng tạo
và cải tiến trong nấu ăn.

Sự đa dạng Vùng miền: Sự đa dạng về nguyên liệu và phong cách nấu ăn ở các vùng
miền cũng ảnh hưởng đáng kể đến ẩm thực người Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh. Sự
sáng tạo trong việc sử dụng các nguyên liệu địa phương và sự kết hợp với các phương
thức nấu ăn truyền thống làm phong phú thêm hương vị.

Tổ chức Cộng đồng: Cộng đồng người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh đóng một vai
trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển văn hóa ẩm thực. Các sự kiện văn hóa, hội
ngộ, và truyền thống gia đình đều có ảnh hưởng đến các biểu hiện ẩm thực trong cộng
đồng.

Ảnh hưởng từ phong cách sống đô thị: Phong cách sống đô thị và nhanh chóng tại
Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã tạo ra sự thay đổi trong khẩu vị và sự lựa chọn ẩm thực
của người Hoa. Món ăn nhanh, thuận tiện, và đa dạng đã trở thành một phần quan trọng
của bức tranh ẩm thực.

Tất cả những yếu tố trên đều kết hợp để tạo ra một văn hóa ẩm thực đa dạng và phong
phú của người Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh.

2.2 Các đặc trưng cơ bản về ẩm thực người Hoa

Trung Quốc là đất nước đa dạng bản sắc văn hóa, nên ẩm thực của quốc gia này cũng
được chia thành 8 trường phái khác nhau do những đặc điểm nổi bật, đặc trưng trong mỗi
11
địa danh, mà các món ăn của mỗi vùng sẽ có nguyên liệu, gia vị, và nghệ thuật chế
biến khác nhau. Mang những đặc trưng riêng của từng vùng miền, phong phú, giàu bản
sắc, có ảnh hưởng lớn đến ẩm thực các nước trong khu vực châu Á. Trung Quốc được biết
đến là một trong 10 nền ẩm thực nổi danh thế giới.

a. Luôn yêu cầu “Sự toàn vẹn” trong món ăn

Người Trung Hoa từ xưa đến nay luôn đòi hỏi món ăn phải đạt các tiêu chuẩn của sự
toàn vẹn. Cụ thể, các món ăn được thể hiện phải có được sự vẹn nguyên, đầy đủ các thành
phần hình thể

Ảnh 1

Ví dụ như: Món cá phải được chế biến nguyên con; Gà được chặt thành các miếng
rồi phải được bày trí trên dĩa có sự sắp xếp theo đúng y như hình dáng ban đầu.

Ngoài ra, món ăn phải đảm bảo có màu sắp đẹp, trình bày bắt mắt, ấn tượng; món
ăn được chế biến phải dậy lên hương thơm ngào ngạt đặc trưng, giữ được độ tươi ngon.

Bên cạnh đó, sự khác biệt của ẩm thực Trung Hoa so với ẩm thực thế giới còn tính
“thuốc” của món ăn. Cụ thể là nguyên liệu chế biến món ăn có các loại thảo mộc, các vị
thuốc Đông y (thuốc Bắc), hải sâm, nhân sâm…

b. Đa dạng văn hóa trong một tổng thể

Trung Quốc là quốc gia có vùng lãnh thổ rộng lớn nhất, nhì thế giới. Do đó, mỗi
vùng miền tại Trung Quốc lại mang một nét đặc trưng khác nhau.

12
Cụ thể:

Vùng phía nam Trung Hoa, người Quảng Đông dùng các và hải sản rất nhiều. Còn
ở phía bắc, người Kinh Bắc lại ăn nhiều thịt hơn. Nằm ở vùng trung tâm của Trung
Hoa, các món ăn của vùng Tứ Xuyên và Hồ Nam có vị cay nhất so với các vùng khác.
Còn người Hán (dân tộc chiếm đa số ở Trung Hoa) có thức ăn chính là ngũ cốc, rau và
một ít thức ăn phụ từ thịt.

Mặc dù vậy, mỗi vùng miền lại có văn hóa ẩm thực khác nhau nhưng tập tính thói
quen ăn uống tổng thể của người Trung Hoa là ăn nóng và chín; cùng chế độ ăn đông
người, trên kính dưới nhường.

c. Nét tinh tế giữa hương, sắc, vị và cách bày biện

Đồ ăn Trung Hoa nổi tiếng vì sự cầu kỳ, có sự phối hợp hài hòa, tinh tế giữa 4 yếu
tố: hương, sắc, vị và cách bày biện.

Khi chế biến món ăn, người đầu bếp phải làm sao cho món ăn có màu sắc đẹp mắt,
có hương thơm ngào ngạt làm say lòng thực khách, vị ngon của đồ ăn được chế biến từ
nguyên liệu tươi và cách trình bày phải thật ấn tượng, thu hút.

Ảnh 2

Mặc dù ăn là thưởng thức hương vị, nhưng với người Hoa, ăn một món ăn không
được trang trí, màu sắc không đẹp, thiếu thẩm mĩ thì món ăn đó hoàn toàn không đạt
yêu cầu.

13
Chính vì có những quy tắc khắt khe như vậy nên cách chế biến món ăn của người
Hoa đã trở thành một môn nghệ thuật, và những đầu bếp chính là “nghệ sĩ” tài hoa,
khéo léo.

d. Tập quán ăn uống vùng miền

Trung Hoa là đất nước có nền nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao, nên hành phần
chính trong ẩm thực Trung Hoa chính là các loại nông sản: lúa gạo (hay lúa mì) và các
loại rau, thịt, cá… Nguồn nguyên liệu này còn phụ thuộc vào đặc trưng của từng vùng
miền (địa lý, thổ nhưỡng, khí hậu, kinh tế, văn hóa…). Mỗi vùng miền sẽ có tập quán
ăn uống khác nhau để phù hợp với văn hóa , lối sống đặc trưng, không nơi nào giống
nơi nào. Đây là một điều rất thú vị, góp phần tạo nên giá trị văn hóa của ẩm thực Trung
Hoa.

Một số nền ẩm thực đặc sắc như Bắc Kinh, một mâm cơm ít nhất phải 18 món, 8
bát ăn nguội và 8 bát ăn nóng. Tại tỉnh Hắc Long Giang (Đông Bắc Trung Hoa) khi
tiếp khách các món ăn đều phải có đôi có cặp, tức là một món ăn sẽ có 1 đôi. Cỗ cưới
hỏi, tiệc tùng, gặp mặt, đính hôn… là mâm cỗ sung tung nhất, từng món ăn đại diện
cho một mục đích, ý nghĩa. Chẳng hạn món thứ nhất là món thịt đỏ – mong mọi điều
may mắn, món thứ hai “gia đình phúc lộc”, món thứ 3 có ngụ ý “yêu nhau đến bạc
đầu”…

Các thói quen, tập quán cũng được hình thành ở từng vùng, từng khu vực khác
nhau. Ví dụ như người Tứ Xuyên thích ăn đồ cay, người Sơn Đông thích ăn đồ tươi, ít
dầu mỡ. Người Quảng Đông thích ăn đồ nhạt. Đối với món ăn có cách trình bày cầu kỳ
, tinh xảo thì không đâu sánh bằng Giang Tô. Bên cạnh đó, người Bắc Kinh ăn nhiều
nhất các món ăn giòn, có bơ, hương vị thơm ngon được chế biến từ đồ ăn tươi.

Không đơn giản mà Trung Quốc được xem là một trong 10 nền ẩm thực nổi tiếng
thế giới. Những món ăn như vịt quay Bắc Kinh, canh cá Giang Tô, đậu phụ Tứ Xuyên,
mì hoành thánh hay các món dimsum đã góp phần làm nên sự vẻ vang đó.

e. Tập quán ăn uống phù hợp với vùng miền của người Trung Hoa

Trung Hoa là đất nước có tỉ trọng nông nghiệp khá cao, nên những thành phần chính
trong ẩm thực Trung Hoa chính là các loại nông sản, chủ yếu là lúa gạo (hay lúa mì) và

14
các loại rau, quả, thịt, cá… Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu ẩm thực còn phụ thuộc vào các
đặc tính riêng của vùng miền (vị trí địa lý, tính chất thổ nhưỡng, khí hậu, kinh tế và thói
quen sinh hoạt của người dân…).

Cụ thể, văn hóa ẩm thực của Bắc Kinh thì một mâm cơm ít nhất phải 18 món, 8 bát
ăn nguội và 8 bát ăn nóng.

Tại tỉnh Hắc Long Giang (Đông Bắc Trung Hoa) khi tiếp khách các món ăn đều phải
có đôi có cặp, tức là một món ăn sẽ có 1 đôi. Cỗ cưới hỏi, tiệc tùng, gặp mặt, đính hôn…
là mâm cỗ sung tung nhất, từng món ăn đại diện cho một mục đích, ý nghĩa. Chẳng hạn
món thứ nhất là món thịt đỏ – mong mọi điều may mắn, món thứ hai “gia đình phúc lộc”,
món thứ 3 có ngụ ý “yêu nhau đến bạc đầu”…

Người Tứ Xuyên thích ăn đồ cay, người Sơn Đông thích ăn đồ tươi, ít dầu mỡ.
Người Quảng Đông thích ăn đồ nhạt. Còn món ăn có cách trình bày cầu kỳ nhất thì
không đâu sánh bằng ẩm thực Giang Tô. Bên cạnh đó, người Bắc Kinh ăn nhiều nhất các
món ăn giòn, có bơ, hương vị thơm ngon được chế biến từ đồ ăn tươi.

Không đơn giản mà Trung Quốc được xem là một trong 10 nền ẩm thực nổi tiếng
thế giới. Nhiều món ăn truyền thống của đất nước này có mặt ở khắp các quốc gia trên
hành tinh và được rất nhiều người yêu thích, mang lại cơ hội phát triển quán ăn, nhà
hàng. Những món ăn như vịt quay Bắc Kinh, canh cá Giang Tô, đậu phụ Tứ Xuyên, mì
sợi – hoành thánh Quảng Đông, hay các món dimsum đã góp phần làm nên sự vẻ vang
đó.

2.3 Một số món ăn tiêu biểu

Với một nền ẩm thực phong phú của người Hoa không khó để chúng ta tìm ra những
món ăn ngon bổ rẻ, đa dạng từ các món ăn đường phố đến những món ăn truyền thống
trong các nhà hàng và quán ăn. Điều đặc biệt là các món ăn này có sự kết hợp tuyệt vời
giữa hương vị đặc trưng của người Hoa và ẩm thực Việt Nam, tạo ra hương vị độc đáo và
khác biệt.

Phá lấu: là một món ăn là một món ăn nổi tiếng ở Sài Gòn, món phá lấu từ lâu đã đi
vào nếp sống của nhiều tầng lớp thế hệ ở Sài Gòn. Phá lấu được chế biến từ tai, mũi,
lưỡi,.. của heo, bò hoặc bộ long của bò, heo, gà. Để hoàn thành món ăn này, người ta phải

15
rửa thật sạch và khử mùi tanh của thịt, sau đó cắt nhỏ và ướp cùng với ngũ vị hương,
rượu trắng, xì dầu, đường, và các phụ gia khác. Nhưng quan trọng hơn cả, đó là phá lấu
phải luôn được nấu bằng nước dừa tươi thì mới tạo ra được hương vị đúng điệu. Ngoài ra
tuỳ vào từng món phá lấu mà có chỗ sẽ cho thêm nước cốt dừa hoặc sữa tươi để tang độ
béo. Ở TP HCM, món phá lấu này được biến tấu thành nhiều loại như: phá lấu ăn với
bánh mì, phá lấu mì gói, phá lấu nướng,...

Ảnh 3

Vịt quay: Món vịt quay ngày xưa là một món ăn chỉ chuyên phục vụ cho vua chúa,
bởi món ăn này chế biến khá cầu kỳ. Tiêu chí của một con vịt quay ngon là da phải giòn,
áo một màu vàng nhưng phải bóng loáng và bắt mắt, thịt vịt thì phải mềm, cắn vào vẫn
còn giữ nước ngọt và tươi của thịt. Nhưng quan trọng hơn cả là mùi vị khi nêm nếm phải
có một mùi thoang thoảng của hoa hồi, bột xá xíu và ngũ vị hương.

16
Ảnh 4

Cá viên cà ri: những viên cá giòn giòn, dai dai, được nấu trong nước sốt cà ri cay
cay đã làm nên một món ăn vô cùng đặc biệt. Ngoài việc ăn không, thì món cá viên cà ri
còn có thể ăn cùng với mì trứng, ăn nước hoặc ăn khô tùy vào sở thích của mỗi người.

Ảnh 5

Cháo Tiều: được xem là một trong những món ăn đặc sắc nhất mà vẫn được người
Hoa lưu giữ hương vị, cháo Tiều cũng bao gồm những thành phần tương tự như món
cháo lòng của người Việt nhưng điểm khác biệt chính là ở cách chế biến. Các thứ đi kèm
như lòng, gan, phổi… không nấu cùng cháo mà sẽ đợi khi khách gọi món mới cho vào
một tô nhỏ rồi nấu sôi, khuấy đều cùng với cháo trắng. Bát cháo nóng hổi vừa múc ra,
17
bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt đậm đà từ lòng heo, hòa quyện cùng hương thơm và độ
sánh của cháo. Thêm mực, nấm rơm, hành lá, tiêu, gừng, ớt để gia tăng hương vị cho
món ăn. Đặc biệt, ăn cháo Tiều không thể thiếu trứng gà, giò cháo quẩy.

Ảnh 6

2.4 Phát huy giá trị văn hóa ẩm thực địa phương

Văn học và nghệ thuật của người Hoa đã có một sự phát triển đáng kể trong thành
phố Hồ Chí Minh. Người Hoa đã đóng góp đáng kể vào văn hóa và văn học Việt Nam
thông qua các tác phẩm văn học, thơ ca, tiểu thuyết, và các hình thức nghệ thuật khác.

Phát huy giá trị văn hóa và nghệ thuật của người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh có
thể được thể hiện qua việc duy trì và phát triển các trường phái văn học truyền thống của
người Hoa, như Thiền, Tây Du Ký, Tứ Tuyệt, và Thơ Tự Do. Đồng thời, cũng có thể
khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới trong văn học và nghệ thuật, để tạo ra những tác
phẩm mới phản ánh cuộc sống và tâm hồn của người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh.

phát huy văn hóa ẩm thực ở phố người Hoa, có thể áp dụng các cách sau:

Xây dựng khu vực phố người Hoa truyền thống: Tạo ra một khu vực ẩm thực tập
trung cho người Hoa với các quán ăn, chợ truyền thống, và tiệm bánh quen thuộc. Điều
này giúp giữ gìn và phát triển văn hóa ẩm thực của người Hoa.

Tổ chức các sự kiện và lễ hội văn hóa người Hoa: Tổ chức các lễ hội và sự kiện
như Lễ hội Trung thu, Tết Nguyên Tiêu, hoặc Lễ hội tưởng niệm tổ tiên để quảng bá và
tôn vinh văn hóa ẩm thực của người Hoa.

18
Khám phá và học hỏi từ nhà hàng và quán ăn truyền thống: Khám phá và học hỏi
từ những nhà hàng và quán ăn truyền thống của người Hoa. Những nơi này thường có
cách chế biến và phục vụ đặc biệt, theo nguyên tắc truyền thống.

Giới thiệu món ăn và phong cách ẩm thực người Hoa vào hệ thống giáo dục: Giới
thiệu văn hóa ẩm thực của người Hoa vào chương trình giáo dục để học sinh có thể hiểu
và cảm nhận văn hóa này. Có thể tổ chức buổi thực tế, các hoạt động nấu ăn hoặc biểu
diễn ẩm thực để học sinh có thể trải nghiệm.

Quảng bá du lịch ẩm thực: Tận dụng tiềm năng của du lịch ẩm thực để quảng bá
và phát triển văn hóa ẩm thực người Hoa. Tạo ra các tour du lịch liên quan đến ẩm thực,
giới thiệu những đặc sản nổi tiếng và điểm đến ẩm thực của người Hoa.

Hợp tác với các đầu bếp và nhà hàng: Hợp tác với các đầu bếp và nhà hàng người
Hoa để duy trì và phát triển văn hóa ẩm thực. Tạo ra các khuyến mãi, sự kiện đặc biệt
hoặc thực đơn đặc trưng để thu hút khách hàng và tạo ra một môi trường sống động và
phong phú cho người Hoa.

Quảng bá qua các phương tiện truyền thông: Sử dụng các phương tiện truyền
thông như truyền hình, báo chí và mạng xã hội để quảng bá về văn hóa ẩm thực người
Hoa. Tạo ra những video ngắn, bài viết và hình ảnh hấp dẫn để gợi cảm hứng và tạo sự
quan tâm từ công chúng. Trên đây là một số cách phát huy văn hóa ẩm thực ở phố người
Hoa.

19
C. KẾT LUẬN

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất và là trung tâm kinh tế, văn hoá của
Việt Nam. Trước đây, nó được gọi là Sài Gòn. Thành phố nằm ở miền Nam Việt Nam và
là một trong những đô thị phá triển nhanh chóng và quan trọng nhất trong khu vực Đông
Nam Á. Dù đã từng trải qua nhiều biến cố lịch sử, như Chiến tranh Việt Nam, thành phố
Hồ Chí Minh đã khôi phục và phát triển mạnh mẽ sau đổi mới kinh tế. Ngày nay, đây là
một trung tâm tài chính, thương mại, giáo dục về văn hoá độc lập cũng là nơi phồn hoa
nơi những toà nhà cao tầng xuất hiện dày đặc. Thành phố Hồ Chí Minh đóng vai trò quan
trọng trong việc thu hút đầu tư nước ngoài và có một nền công nghiệp đa dạng, từ công
nghiệp sản xuất đến dịch vụ.

Thành Phố Hồ Chí Minh có địa hình đa dạng, nhưng chủ yếu là nằm trên đồng
bằng song Cửu Long, với hệ thống sông và kênh rạch phong phú, đất phồn thịnh. Có
những khu di tích lịch sử như là Dinh Độc Lập, Nhà Thờ Đức Bà, Chợ Bến Thành,…
Ở thành phố Hồ Chí Minh có một nền ẩm thực đa dạng, độc đáo, từ bên vỉa hè đến
những quán ăn sang trọng. Trong đó ẩm thực người Hoa luôn gắn liền với lịch sử phát
triển của thành phố ẩm thực người Hoa tại thành phố không chỉ giữ vững giá trị truyền
thống mà còn tiếp tục phát triển biến tấu sáng tạo. Các món ăn người Hoa luôn có một
mùi vị đặc trưng khiến thực khách khó quên sao khi thưởng thức. Ẩm thực người Hoa
đang trở nên gần gủi với người đam mê ẩm thực, tạo nên sự phát triển của người Hoa đối
với Sài Gòn cũng như Việt Nam.

20
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Thị Diệu Thảo, Văn hóa ẩm thực Việt Nam, Nxb ĐHSP, 2007
[2] Nguyễn Nguyệt Cầm, Giáo trình văn hóa ẩm thực, Nxb HN, 2008
[3] Gia Thuận (TTXVN), Thành phố Hồ Chí Minh, nơi hội tụ đa sắc màu ẩm thực,
https://baotintuc.vn/van-hoa/thanh-pho-ho-chi-minh-noi-hoi-tu-da-sac-mau-am-
thuc-20170128082849386.htm
[4]. https://doc.edu.vn/tai-lieu/de-tai-van-hoa-am-thuc-trung-hoa-56965/
[5].https://giaductri.com/thu-vi-nhung-net-dac-trung-trong-van-hoa-am-thuc-trung-
hoa/
[6]. NS, Những món ăn đặc sắc của người Hoa ở TPHCM,
https://phunu.nld.com.vn/mon-ngon/nhung-mon-an-dac-sac-cua-nguoi-hoa-o-tp-hcm-
20230317123114324.htm
[7]. Thiện Hải, Phát huy giá trị văn hóa người Hoa qua thư pháp và các món ẩm thực,
https://www.baosoctrang.org.vn/thong-tin-doi-ngoai/phat-huy-gia-tri-van-hoa-
nguoi-hoa-qua-thu-phap-va-cac-mon-am-thuc-67994.html
[8]. Ảnh 1, https://giaductri.com/wp-content/uploads/2022/02/Vit-quay-quang-
chau.jpg
[9]. Ảnh 2, https://giaductri.com/wp-content/uploads/2022/02/royal-garden-
600307.jpg
[10].Ảnh 3,
https://nld.mediacdn.vn/thumb_w/540/291774122806476800/2023/3/22/photo-
23-1679471553982282182452.jpg
[11]. Ảnh 4,
https://nld.mediacdn.vn/thumb_w/540/291774122806476800/2023/3/22/photo-19-
16794715185731902376789.jpg
[12]. Ảnh 5,
https://nld.mediacdn.vn/thumb_w/540/291774122806476800/2023/3/22/photo-10-
1679471466794745155936.jpg
[13]. Ảnh 6,
https://nld.mediacdn.vn/thumb_w/540/291774122806476800/2023/3/23/photo-2-
16795346110611823994773.jpg

21
22

You might also like