Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG – HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG

MỞ BÀI:

“Đã đôi lần đến với Huế mộng mơ. Tôi ôm ấp một tình yêu dịu ngọt. Vẻ đẹp Huế chẳng nơi nào có được, nét dịu dàng pha lẫn trầm tư”. Mỗi lần nghĩ về Huế
là lòng tôi lại ngân nga câu hát ấy. Phải chăng mảnh đất của các lăng tẩm, đền đài, của cố đô trầm mặc đã đi vào thơ ca nhạc họa để lại bao mê đắm trong lòng
người. Nói đến Huế ta còn nhớ về sông hương, núi ngự, lục bình trôi - những hình ảnh không thể tách rời kinh thành cổ. Dòng sông Hương, dòng sông chỉ thuộc về
Huế, dòng sông thơm ngát hương hoa ấy đã vấn vương lòng bao du khách, thậm chí cũng để lại nỗi băn khoăn với cả những người con của đất cố đô “Ai đã đặt tên
cho dòng sông?” trong tập sách cùng tên, để rồi nó mang tên Hương giang. Hoàng Phủ Ngọc Tường, một người con của xứ Huế với hiểu biết phong phú ở nhiều
lĩnh vực, đã trả lời cho câu hỏi ấy bằng một bài bút kí giàu chất trí tuệ, kết hợp giữa tự sự và trữ tình tài hoa, mê đắm và tình yêu thiết tha giành cho mảnh đất quê
hương. Ai đã đặt tên cho dòng sông đặc biệt là vẻ đẹp sông Hương chính là câu trả lời ấy.

THÂN BÀI:

VẺ ĐẸP SÔNG HƯƠNG

1. Dưới góc nhìn địa lí: Thượng nguồn Bản trường ca của rừng già: Hùng tráng dữ dội: Chảy rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn;

Mãnh liệt qua thác ghềnh;

Cuộn xoáy như cơn lốc vào đáy vực;

Dịu dàng say đắm Những dặm dài chói lọi hoa đỗ quyên rừng;

Cô gái Di gân phóng khoáng man dại: Có bản lĩnh gan dạ;

Tâm hồn tự do và phóng khoáng.

Người mẹ phù sa của văn hóa xứ sở: Khởi nguồn một không gian văn hóa Huế;

Tạo nên và bảo tồn văn hóa của thiên nhiên xứ sở;

Lặng lẽ không muốn bộc lộ công lao to lớn ấy.

Đồng bằng, trung du: Cô gái đẹp nằm ngủ mơ màng: Chuyển dòng liên tục, vòng khúc quanh đột ngột;

Giữa những dãy núi đồi sừng sững như thành quách;

Uốn mình thành đường cong thật mềm;

Theo điện Hòn Chén, vấp Ngọc Trản;


Vòng qua bãi Nguyệt Biều, Lương Quán;

Ôm lấy chân đồi Thiên Mụ xuôi dần về Huế.

Trầm mặc như triết lí cổ thi: “Mềm như tấm lụa” khi qua Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo;

Mang vẻ đẹp đa dạng: “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”;

Tươi tắn, trẻ trung “tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga”.

Giữa lòng thành phố Huế: Tìm đúng đường đến với người tình đích thực: Bừng tỉnh vươn mình khỏi vùng núi âm u, trầm mặc;

Bừng lên sức sống trẻ trung, khao khát thanh xuân;

Trở về với vẻ đẹp bình lặng, dịu dàng, duyên dáng;

Dòng sông vừa chân thực vừa đượm chất trữ tình.

Nét thẳng thực yên tâm khi vào đến thành Huế;

Gợi cảm giác thanh thản, bình yên;

Vui khi tìm thấy chính mình, tình yêu của mình khi về tới Huế.

Niềm vui sau hành trình trở về từ miền thăm thẳm xa xôi.

Điệu Slow tình cảm dành riêng cho Huế Vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc;

Chảy lững lờ vì yêu và muốn ngắm Huế nhiều hơn;

Sông Hương chảy chậm, thật chậm, lưu tốc không nhanh;

Đặc trưng của sông là có chi lưu nhỏ và 2 hòn đảo trên sông;
Cũng vì sông quá yêu, lưu luyến thành phố;

Khác với sông Đa nup của Bu da pet, sông Sen của Pari;

Hay dòng chảy bang bang của sông Nê-va lúc xuân về;

Herraclis suốt đời khóc vì những dong sông trôi đi quá nhanh.

Người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya Gắn với âm nhạc cổ điển Huế: Văn hóa sinh thành trên mặt nước dong sông này;

Đó là nhã nhạc cung đình, là ca Huế trên sông Hương;

Là tiếng nước rơi bán âm của những mái chèo khuya;


Làm nên giá trị văn hóa đặc sắc của cố đô Huế.

Cảm hứng nghệ thuật cho ND: Liên tưởng tới bản đàn trong như tiếng hạc của truyện Kiều;

4.Sông Hương khi chảy qua Cồn Hến Nguyễn Du phải thốt lên đó chính là tứ đại cảnh (điệu nhạc H);
vẻ đẹp văn hóa hiếm thấy ở bất kỳ một dòng sông nào.

Người tình dịu dàng chung thủy: Dịu dàng: Dòng sông mềm hẳn đi như tiếng “vâng” không nói ra;

Vẻ đẹp e thẹn, ngượng ngùng, sự thuận tình mà không nói ra;

Các nhánh sông tỏa đi như muốn ôn trọn Huế vào lòng.

Thơ mộng: Cầu Trành Tiền như vành trăng non in ngần trên nền trời;

Những lâu đài, cung điện soi bóng xuống dòng sông xanh;

Thủy chung: Đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng Đông để gặp lại Huế;

Đó là khú quanh ngập ngừng, tình tứ của sông Hương;

Nỗi vấn vương.. chút lẳng lơ, kín đáo của tình yêu;

Sông Hương như nàng Kiều trở lại gặp Kim Trọng,

Để nói một lời thề thủy chung trước khi đi xa.

2. Dưới góc nhìn lịch sử: Thời vua Hùng Dòng sông biên thùy xa xôi

Gắn liền với những thế kỷ vinh quang

Thời phong kiến Dư địa chí của Nguyễn Trãi Dòng sông viễn châu của Tổ quốc Đại Việt

Chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía nam


Vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân của NH

Sống hết thế kỷ XIX với những cuộc khởi nghĩa

Thế kỷ XX Cách mạng Tháng tám với những chiến công rung chuyển

Có mặt trong những năm tháng bi hùng của lịch sử

Tham gia cuộc kháng chiến chống Mĩ ác liệt


3. Dưới góc nhìn văn hóa: Lĩnh vực thơ ca Tản Đà: Dòng sông trắng, lá cây xanh
Cao Bá Quát Hùng tráng như kiếm dựng trời xanh
Bà Huyện Thanh Quan Nỗi quan hoài vạn cổ với bóng chiều lảng bảng
Tố Hữu Sức mạnh phục sinh của tâm hồn
Lĩnh vực âm nhạc Nhã nhạc cung đình Huế
Âm nhạc hiện đại Huế thương
Huế tình yêu của tôi
Dòng sông của huyền thoại Nguồn gốc tên gọi dòng sông Hương thơm của trăm loài hoa đổ xuống
Mượn huyền thoại lý giải nguồn gốc tên gọi
Ẩn chứa niềm tự hào sâu sắc về dòng sông
Khẳng định vẻ đẹp vĩnh hằng và danh thơm

KẾT BÀI:

Ai đó đã từng viết “Đất nước có nhiều dòng sông nhưng chỉ có một dòng sông để thương, để nhớ như đời người có nhiều cuộc tình nhưng chỉ có một cuộc tình
để mãi mãi mang theo”. Vâng, “một dòng sông để thương, để nhớ” của mỗi người rất khác nhau. HPNT đã song hành cùng sông Hương đi vào trái tim người đọc với
bút ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông” . Có một huyền thoại vọng về từ làng Thành Trung, một ngôi làng trồng rau thơm ở Huế: Vì yêu quý con sông xinh đẹp, người dân
hai bên bờ sông Hương đã nấu nước của trăm loài hoa đổ xuống dòng sông cho làn nước xanh thắm ấy mãi mãi thơm tho. Cũng như tình yêu của sông Hương với Huế,
tình yêu của Hoàng Phủ Ngọc Tường với sông Hương cũng là quá trình dâng tặng, khám phá và hoàn thiện chính mình.

You might also like