Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

ĐÁP ÁN PHIẾU LUYỆN

ĐỀ 01
Phần 1. Đọc hiểu văn bản (6.0 điểm)
Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Lục bát: 0.5 điểm
Hình ảnh nào là hình ảnh trung tâm của bài thơ?
Truyện cổ: 0.5 điểm
Câu 2. Các câu thơ sau đã đề cập tới những truyện cổ nào? (1.0 điểm)
Sự tích trầu cau: 0.5 điểm
Tấm Cám: 0.5 điểm
Câu 3. Nhân vật “tôi” và nhân vật “cha ông”, theo anh/chị, đâu là nhân vật trữ tình, đâu là
nhân vật trong thơ trữ tình? (0.5 điểm)
“Tôi” là nhân vật trữ tình: 0.25 điểm
"Cha ông” là nhân vật trong thơ trữ tình: 0.25 điểm
Câu 4. Chỉ rõ (01) biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ sau. (0.5 điểm)
Điệp từ: đời; với: 0.25 điểm
So sánh: Đời cha ông với đời tôi như con sông với chân trời đã xa: 0.25 điểm
Câu 5. Anh/chị hiểu như thế nào về từ in đậm trong câu thơ sau? (0.5 điểm)

Nhận ra được, thấu hiểu được thế giới tinh thần của cha ông vẫn còn ghi dấu trong những câu
chuyện từ ngàn xưa. 0.5 điểm

Câu 6. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ trong câu thơ sau: (1.0 điểm)

 Biện pháp nhân hóa (truyện cổ thầm thì): 0.5 điểm


 Lời thầm thì của những câu chuyện cổ là tiếng nói nhắn nhủ, nhắn gửi, kí thác của cha
ông về đạo lí, lễ nghĩa, lẽ sống, bài học làm người: 0.5 điểm

Câu 7. Triết lý sống nào của con người Việt Nam được thể hiện qua câu thơ sau? Chia sẻ suy
ngẫm của anh/chị về triết lí sống đó. (1.0 điểm)
 Triết lí sống: Không có chính kiến, quan điểm, lập trường cá nhân vững vàng khó để
thành công. 0.5 điểm
 HS lập luận được vì sao mình tâm đắc. Gợi ý: Không có quan điểm lập trường cá nhân
không bảo vệ được các chiến lược, mục tiêu mà mình đề ra/ làm việc nửa vời/ k tạo được
sự tin tưởng của người khác… 0.5 điểm

Câu 8. Dưới góc nhìn riêng của cá nhân, anh/chị hãy đánh giá ngắn gọn nét đặc sắc về nội
dung và nghệ thuật của bài thơ. (0.5 điểm)
- Nội dung: 0.25 điểm
+ Vai trò, giá trị của những câu chuyện cổ: Truyện cổ mà k cũ, nó như những viên ngọc quý
bồi đắp tâm hồn, lối sống, nhân cách cho con người bao thế hệ.
+ Tình cảm trân trọng, yêu mến, thiết tha của tác giả truyện cổ dân tộc.
- Hình thức: 0.25 điểm
+ Thể thơ lục bát, nhịp điệu êm ái, ngôn ngữ giản dị, hình tượng thơ (truyện cổ) gần gũi, sử
dụng nhiều biện pháp nghệ thuật, nhân vật trữ tình trực tiếp bộc lộ tình cảm sâu nặng của
mình với truyện cổ, “Tôi” như là cây cầu nối, lan tỏa sức sống, giá trị của truyện cổ đến với
người đọc.
Phần 2. Tạo lập văn bản (4.0 điểm)

Yêu cầu Điểm


Nhận biết: 1.0
- Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học – đủ
mở, thân, kết bài (0.25)
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận – vẻ đẹp của đoạn trích (0.5)
Truyện cổ đúc kết bài học, đạo lí làm người thủy chung tình nghĩa/ giá trị trường tồn của
những câu chuyện cổ bồi đắp tâm hồn cho con người bao thế hệ.
- Giới thiệu tác phẩm, đoạn trich (0.25)
khái quát nét đặc sắc về tác phẩm và đoạn trích

Thông hiểu: 1.5


- Diễn giải, phân tích cụ thể, rõ ràng về đoạn trích (chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức
nghệ thuật của đoạn trích) (1.25)
+ Lời cha ông dạy qua truyện cổ
Tôi nghe truyện cổ thầm thì
Lời cha ông dạy cũng vì đời sau.

+ Truyện cổ đúc kết bài học, đạo lí làm người thủy chung tình nghĩa
Phân tích
Đậm đà cái tích trầu cau
Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người.

+ Giá trị trường tồn của những câu chuyện cổ bồi đắp tâm hồn cho con người bao thế hệ.
Sẽ đi qua cuộc đời tôi
Bao nhiêu thời nữa chuyển dời xa xôi
Nhưng bao truyện cổ trên đời
Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm.
- Lí giải được một số đặc điểm của thể loại qua tác phẩm. (0.25)
Thể thơ lục bát: 6/8/ cách ngắt nhịp, vần
Vận dụng: 1.0
- Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các
thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của đoạn trích. (0.5)
Phần này tích hợp vào ý phân tích (ở phần thông hiểu để chấm)

- Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của đoạn trích và tác phẩm; vị trí, đóng góp của tác giả.
(0.5)
Vai trò của truyện cổ trong cuộc sống/ Thể thơ dân tộc phù hợp với việc truyển tải nội
dung của truyện cổ, ngôn ngữ bình dị mà sâu sắc, hình ảnh thơ gần gũi.
Vận dụng cao: 0.5
- So sánh với các tác phẩm khác; liên hệ với thực tiễn; vận dụng kiến thức lí luận văn học
để đánh giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận. (0.25)
- Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, bài văn giàu
sức thuyết phục.(0.25)
- MB:
- TB:
LĐ1: giới thiệu chung

Tám câu thơ trên là những câu thơ đặc sắc, tiêu biểu làm nổi bật giá trị nội
dung của bài thơ “Truyện cổ nước tôi”. Cảm xúc chủ đạo trong 8 câu thơ là trân
trọng, tự hào về những câu chuyện cổ. (Cảm xúc được tác giả thể hiện qua việc
tái hiện vai trò của lời cha ông dạy, bài học, tình ng qua câu chuyện và cuối cùng
khẳng định lại giá trị trường tồn của truyện cổ). Chủ đề của bài thơ là những bài
học giá trị từ câu truyện cổ đã được thể hiện rõ nét trong đoạn thơ này. Bằng
nhữn đặc trưng của thể thơ lục bát, Lam Thị Mỹ Dạ đã làm sáng tỏ cái hay, cái
đặc sắc của bài thơ và thái độ, tình cảm của bản thân.
LĐ2: Phân tích 8 câu
- Câu 1, 2: (5-7 dòng)
+ NT nhân hóa “thầm thì” -> câu 6
+ giá trị/ vai trò của lời cha ông: răn dạy/ khuyên nhủ/ bài học hay cuộc sống.
ĐỀ 02
Câu 1.
Thể thơ tự do/ PTBĐ: biểu cảm
Câu 2: Nhân vật trữ tình hiện diện trực tiếp trong văn bản qua đại từ nhân xưng “Tôi” và “Ta”
Câu 3:
- Biện pháp:
+ Lặp cấu trúc: “này đây…của”
+ liệt kê: ong bướm, hoa ,lá, yến anh , ánh sáng.
+ điệp từ: “này đây
 Tác dụng: Cho thấy bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp có sự hài hòa cả về đường nét ,
màu sắc và sức sống căng tràn của cảnh vật . Qua đó thể hiện tình yêu mùa xuân , yêu cuộc sống
trần thế tha thiết của tác giả .

Câu 4:
Ngắt nhịp: ¾
Giọng điệu: day dứt, nuối tiếc
Câu 5:
Mạch luận lí trong Vội vàng: Vì cuộc sống tươi đẹp nhưng đời người hữu hạn nên phải sống vội
vàng.
Câu 6:
Tâm trạng đầy mâu thuẫn nhưng vẫn thống nhất
+ “sung sướng” là tâm trạng: hạnh phúc, lạc quan, yêu đời, tươi vui đón nhận cuộc sống bằng tình
cảm trìu mến, thiết tha gắn bó.
+ “vội vàng” là tâm trạng tiếc nuối bởi nhà thơ sợ tuổi trẻ qua đi, tuổi già mau tới.
 “Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”: phải hưởng thụ mùa xuân ngay lúc mùa xuân đến,
phải hưởng thụ ngay cái vẻ say đắm của nó trong hiện tại, phải tận hưởng mùa xuân khi nó còn tươi
non, hấp dẫn và phải hưởng ngay khi nó còn “mới bắt đầu” để sau này khi mùa xuân đã qua, mùa hạ
đến không phải nuối tiếc, ân hận.
=> Qua đó, bộc lộ niềm say mê, vui sướng bất chợt của tác giả khi mùa xuân vừa đến nhưng rồi nhà
thơ chợt tỉnh lại được, ý thức được về thời gian mà từ đó hưởng thụ mùa xuân ngay trong thực tại.
Câu 7: Triết lí sống nào được anh/chị rút ra từ câu thơ trên? Chia sẻ ngắn gọn suy ngẫm của
anh/chị về triết lí đó.
- Sống vội vàng
- Học sinh chia sẻ được ý nghĩa của lối sống khác sống nhanh, vội, gấp như thế nào hoặc vì sao
phảo sống vội vàng
Câu 8: Dưới góc nhìn cá nhân, anh/chị đánh giá một cách ngắn gọn nét đặc sắc về nội dung
và nghệ thuật của của bài thơ.
+ Nội dung: lời giục giã mãnh liệt sống hết mình, hãy quý trọng từng giây phút của cuộc đời, nhất là
những thàng năm tuổi trẻ/ Tình yêu đời đến cuồng nhiệt say mê của XD.
+ Nghệ thuật: kết hợp mạch cảm xúc trữ tình và luận lí/ giọng điệu linh hoạt/ hình ảnh thơ sáng tạo/
ngôn từ độc đáo…

Hướng dẫn tạo lập văn bản:


Mở bài
 Giới thiệu tác giả, tác phẩm
 Vấn đề cần nghị luận.
Thân bài:
 Vị trí đoạn trích (0.25)
 Phân tích đoạn trích (2.0)
+ nhịp, vần
+ hình ảnh thơ – các kết hợp ngôn từ độc đáo = biện pháp tu từ….
+ nhân vật trữ tình – cảm xúc, tâm trạng
Hoặc theo bố cục
 Đánh giá đoạn trích (0.5)
Kết bài: Khái quát nét đặc sắc của đoạn trích làm sáng rõ cho chủ đề, nghệ thuật của tác phẩm.
MB+ KB: 0.25
Vấn đề cần nghị luận: 0.5
Sáng tạo (vận dụng cao): 0.5

ĐỀ 03
Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? (0.5 điểm)
Thơ năm chữ
Câu 2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? (0.5 điểm)
Anh/ chàng trai/ người đàn ông
Câu 3. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì? (0.5 điểm)
Cảm hứng về một tình yêu trong sáng, đầy sức sống, niềm tin và hi vọng.

Câu 4. Nhan đề bài thơ Tình ca ban mai gợi ra cho em những liên tưởng gì? (1.0 điểm)
- Tình ca: khúc hát về tình yêu; ban mai: gợi lên hình ảnh rực rỡ, long lanh của nắng mai, màu của
sự sống, sự tươi mới, đẹp đẽ.
à Nhan đề thể hiện được nội dung bài thơ, quan niệm, cách nhìn của tác giả về tình yêu.
Câu 5.
Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của 01 biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong ba khổ
thơ trên. (1.0 điểm)
- Biện pháp nghệ thuật:
+ So sánh: em đi như chiều đi; em về tựa mai về; em ở - trời trưa ở
+ Ẩn dụ: chim vườn bay hết: gợi nỗi buồn chỉ còn lại sự im lặng; rừng non xanh lộc biếc, nắng sáng
màu xanh che: gợi sức sống, sự ấm ấp, niềm vui.
- Hiệu quả: việc em đi, về, ở được so sánh với bước đi của thời gian: chiều đi, mai về, trưa ở/ các
hình ảnh ẩn dụ được sử dụng tượng trưng cho nỗi buồn, bóng tối, niềm vui, ánh sáng mà em – tình
yêu đem đến cho nhân vật trữ tình.
Câu 6. Cảm xúc, quan điểm của nhân vật trữ tình về tình yêu được thể hiện như thế nào qua khổ
thơ: (1.0 điểm)
Tình em như sao khuya
Rải hạt vàng chi chít
- Nhân vật trữ tình miêu tả tình yêu của em đẹp huyền diệu, lung linh như những ngôi sao khuya
trên bầu trời chi chít tựa như hạt vàng.
à Cảm xúc vui vẻ, tươi sáng, tràn ngập niềm tin hy vọng
à Tình yêu của em có vai trò quan trọng đối với nhân vật trữ tình. Tình yêu mang vẻ trang trọng, cao
đẹp, thánh thiện.
Câu 7. Em hãy nêu nhận xét về đặc sắc nội dung và nghệ thuật của bài thơ (0.5 điểm)
- Nội dung: Bài thơ là khúc tình ca về tình yêu trong sáng, đầy sức sống. Tình yêu của “em” là sức
mạnh, là ánh sáng khiến cho nhân vật trữ tình có niềm tin, hi vọng vào hạnh phúc lứa đôi.
- Nghệ thuật: Bài thơ sử dụng thành công biện pháp so sánh, ẩn dụ và xây dựng hình ảnh thơ theo
lối cấu trúc song hành. Bố cục đặc biệt có tám khổ 2 dòng thơ, riêng khổ cuối có 1 dòng để nhấn
mạnh, khẳng định niềm tin, hi vọng ở tình yêu.
Câu 8. Rút ra thông điệp mà bài thơ gửi gắm. Chia sẻ suy ngẫm về thông điệp đó. (1.0 điểm)
Câu hỏi mở, HS đưa ra và chia sẻ được về thông điệp từ bài thơ.
Gợi ý:
- Hướng tới tình yêu đôi lứa trong sáng, thánh thiện/ tình yêu sẽ có những lúc buồn, bế tắc nhưng
quan trọng là phải luôn có niềm tin, sự hy vọng về những điều đẹp/…
- HS chia sẻ: lí giải – ý nghĩa.
Yêu cầu Điểm
Nhận biết: 1.0
- Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học – đủ
mở, thân, kết bài (0.25)
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận – vẻ đẹp của bài thơ Tình ca ban mai (0.5): Khẳng định
sức mạnh, niềm tin, niềm hi vọng ở tình yêu
- Giới thiệu tác phẩm, đoạn trích khái quát nét đặc sắc về tác phẩm và đoạn trích (0.25)

Thông hiểu: 1.5


- Diễn giải, phân tích cụ thể, rõ ràng về đoạn trích (chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức
nghệ thuật của đoạn trích) (1.25)
+ Bốn khổ thơ đầu sức mạnh của “em”, là tình yêu, nỗi nhớ chân thành của anh dành cho
em.
 Sự vận động của em kéo theo sự vận động của thời gian: “em đi” - “em về” -
“em ở” với chiều - sáng - trưa.
 Sự vận động của em còn gắn với sự chuyển biến của vạn vật và cảm xúc của
anh: Em đi mang theo ánh sáng, âm thanh của sự sống (gọi chim vườn bay hết) chỉ
còn lại đêm đen, im lặng; em về đem theo bình minh, sự sống (rừng non xanh lộc
biếc), đem tới sự ấm áp che chở (nắng sáng màu che xanh)

+ Bốn khổ thơ sau cho thấy tình yêu khiến anh quên đi nỗi buồn, sự cô đơn;
tình yêu của anh và em sâu đậm, mãnh liệt biết bao.
 Niềm tin vào em và niềm tin em gieo cho anh đã xua đi những nỗi sợ hãi, cô
đơn, lo âu.
 Tình yêu sâu đậm, mãnh liệt từ hai phía sẽ vượt lên tất cả như những ánh mai
buổi sáng, như trời cao “rải hạt vàng chi chít”
+ Khẳng định niềm tin, niềm hi vọng ở tình yêu.
Mai, hoa em lại về
- Lí giải được một số đặc điểm của thể loại qua tác phẩm. (0.25)
Thể thơ năm chữ; cách ngắt nhịp linh hoạt trong các dòng thơ 2/3; 3/2 hoặc 1/2/2
Vận dụng: 1.0
- Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các
thao tác lập luận để phân tích, cảm nhận về nội dung, nghệ thuật của đoạn trích. (0.5)
Phần này tích hợp vào ý phân tích (ở phần thông hiểu để chấm)

- Nhận xét về nội dung, nghệ thuật của đoạn trích và tác phẩm; vị trí, đóng góp của tác giả.
(0.5)
Sức mạnh của tình yêu đối với cuộc sống con người/ Thể thơ năm chữ với cách ngắt nhịp
linh hoạt phù hợp với việc thể hiện tình cảm của nhân vật trữ tình, các hình ảnh thơ xây dựng
theo cấu trúc song hành kết hợp nhuần nhuyễn với biện pháp so sánh và ẩn dụ.
Vận dụng cao: 0.5
- So sánh với các tác phẩm khác; liên hệ với thực tiễn; vận dụng kiến thức lí luận văn học để
đánh giá, làm nổi bật vấn đề nghị luận. (0.25)
- Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, bài văn giàu
sức thuyết phục.(0.25)

You might also like