Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

CLB Toán bồi dưỡng MathExpress www.toanboiduong.edu.

vn

Hướng dẫn BTVN lớp 6.1C ngày 20/10


Số nguyên tố-Hợp số (II)
Bài 1: Tìm hai số tự nhiên sao cho tổng và tích của chúng đều là số nguyên tố
Hướng dẫn
Gọi hai số cần tìm là 𝑎 và 𝑏 (𝑎, 𝑏 ∈ 𝑁)
Vì 𝑎. 𝑏 là số nguyên tố ⇒ 𝑎 = 1 và 𝑏 là số nguyên tố
Th1: 𝑏 = 2 ⇒ 𝑎 + 𝑏 = 1 + 2 = 3 là số nguyên tố ⇒ thỏa mãn
Th2: 𝑏 > 2 ⇒ 𝑏 = 2𝑘 + 1 (𝑘 ∈ 𝑁 ∗ ) ⇒ 𝑎 + 𝑏 = 2𝑘 + 2 ⋮ 2. Mà 2𝑘 + 2 > 2 ⇒ 𝑎 + 𝑏 là hợp số ⇒ loại
Vậy hai số cần tìm là 1 và 2
Bài 2: a) Cho 𝑝 và 𝑝 + 14 là các số nguyên tố. Chứng minh 𝑝 + 7 là hợp số
b) Biết 𝑝 và 8𝑝 + 1 là các số nguyên tố. Hỏi 𝑝 + 100 là số nguyên tố hay hợp số
Hướng dẫn
a) Ta có: 𝑝 và 𝑝 + 14 là các số nguyên tố nên p là số lẻ
Vì nếu 𝑝 chẵn thì 𝑝 = 2 ⇒ 𝑝 + 14 = 16 là hợp số (vô lí)
Do 𝑝 là số lẻ nên 𝑝 + 7 là số chẵn mà 𝑝 + 7 > 2 ⇒ 𝑝 + 7 là hợp số (đpcm)
b) Do 8𝑝 + 1 là số nguyên tố mà 8𝑝 + 1 > 2 nên 8𝑝 + 1 là số lẻ ⇒ 𝑝 là số chẵn ⇒ 𝑝 = 2
Ta thấy 8𝑝 + 1 = 8.2 + 1 = 17 là số nguyên tố (hợp lí)
Vậy 𝑝 + 100 = 2 + 100 = 102 là hợp số
Bài 3: Cho số tự nhiên 𝑛 > 2 và không chia hết cho 3. Chứng minh rằng 2 số 𝑛2 − 1 và 𝑛2 + 1 không
đồng thời là hai số nguyên tố.
Hướng dẫn
Vì 𝑛 không chia hết cho 3 ⇒ 𝑛2 không chia hết cho 3
Xét 3 số tự nhiên liên tiếp: 𝑛2 − 1; 𝑛2 ; 𝑛2 + 1
Vì 𝑛2 không chia hết cho 3
Mà: 𝑛 > 2 ⇒ 𝑛2 > 4 ⇒ 𝑛2 − 1 > 3 và 𝑛2 + 1 > 5 > 3
Nên 1 trong 2 số 𝑛2 − 1 và 𝑛2 + 1 chia hết cho 3
(do 3 số tự nhiên liên tiếp phải có ít nhất một số chia hết cho 3)
⇒ 1 trong 2 số 𝑛2 − 1 và 𝑛2 + 1 là hợp số.
Vậy 𝑛2 − 1 và 𝑛2 + 1 không đồng thời là hai số nguyên tố.
Bài 4: Tìm các số nguyên tố 𝑝, 𝑞 biết rằng 𝑝 > 𝑞 sao cho 𝑝 + 𝑞 và 𝑝 − 𝑞 đều là số nguyên tố
Hướng dẫn
Ta có: 𝑝, 𝑞 là số nguyên tố nên 𝑝 ≥ 2, 𝑞 ≥ 2 ⇒ 𝑝 + 𝑞 > 2
Mà 𝑝 + 𝑞 là số nguyên tố nên 𝑝 + 𝑞 là số lẻ.
⇒ Trong hai số 𝑝 và 𝑞 có một số chẵn và một số lẻ.
Mà 𝑝, 𝑞 là số nguyên tố và 𝑝 > 𝑞 nên 𝑞 = 2
Với 𝑝 = 3: 𝑝 + 𝑞 = 3 + 2 = 5; 𝑝 − 𝑞 = 3 − 2 = 1 không là số nguyên tố ⇒ loại
Với 𝑝 > 3 ⇒ 𝑝 có 2 dạng 3𝑘 + 1; 3𝑘 + 2 (𝑘 ∈ 𝑁 ∗ )
Th1: 𝑝 = 3𝑘 + 1 ⇒ 𝑝 + 𝑞 = 3𝑘 + 3 ⋮ 3 mà 3𝑘 + 3 > 3 ⇒ 𝑝 + 𝑞 là hợp số ⇒ loại
Th2: 𝑝 = 3𝑘 + 2 ⇒ 𝑝 − 𝑞 = 3𝑘. Để 𝑝 − 𝑞 là số nguyên tố thì 𝑘 = 1 ⇒ 𝑝 = 5 ⇒ thỏa mãn
Vậy 𝑝 = 5; 𝑞 = 3
Bài 5: Tìm 4 số nguyên tố liên tiếp 𝑝1 , 𝑝2 , 𝑝3 , 𝑝4 sao cho 𝑝1 + 𝑝2 2 + 𝑝3 2 + 𝑝4 cũng là số nguyên tố
Hướng dẫn
Với 𝑝1 = 2 ⇒ 𝑝2 = 3; 𝑝3 = 5; 𝑝4 = 7
⇒ 𝑝1 + 𝑝2 2 + 𝑝3 2 + 𝑝4 = 2 + 9 + 25 + 7 = 43 là số nguyên tố (thoản mãn)
Với 𝑝1 > 2 ⇒ 𝑝1 , 𝑝2 , 𝑝3 , 𝑝4 là 4 số lẻ ⇒ 𝑝1 + 𝑝2 2 + 𝑝3 2 + 𝑝4 chẵn ⇒ 𝑝1 + 𝑝2 2 + 𝑝3 2 + 𝑝4 ⋮ 2
Mà 𝑝1 + 𝑝2 2 + 𝑝3 2 + 𝑝4 > 2 ⇒ 𝑝1 + 𝑝2 2 + 𝑝3 2 + 𝑝4 là hợp số (loại)
Vậy 4 số cần tìm là 2; 3; 5; 7
Bài 6: Cho 𝑝 là số nguyên tố lớn hơn 3. Chứng minh rằng:
a) (𝑝 + 1)(5𝑝 + 1) ⋮ 12 b) (𝑝 − 1). (𝑝 + 1) ⋮ 24
Hướng dẫn
a) Ta có 𝑝 là số nguyên tố lớn hơn 3 ⇒ 𝑝 lẻ ⇒ 𝑝 + 1 ⋮ 2; 5𝑝 + 1 ⋮ 2 ⇒ (𝑝 + 1)(5𝑝 + 1) ⋮ 4 (1)
Và 𝑝 có 2 dạng là: 3𝑘 + 1; 3𝑘 + 2

Giáo viên: Thầy Lê Văn Thế – SĐT: 0936536216 1


CLB Toán bồi dưỡng MathExpress www.toanboiduong.edu.vn

TH1: 𝑝 = 3𝑘 + 1 ⇒ 5𝑝 + 1 = 5. (3𝑘 + 1) + 1 = 15𝑘 + 6 ⋮ 3 ⇒ (𝑝 + 1)(5𝑝 + 1) ⋮ 3 (2)


TH2: 𝑝 = 3𝑘 + 2 ⇒ 𝑝 + 1 = 3𝑘 + 3 ⋮ 3 ⇒ (𝑝 + 1)(5𝑝 + 1) ⋮ 3 (3)
Từ (1); (2); (3) ⇒ (𝑝 + 1)(5𝑝 + 1) ⋮ 12 (đpcm)
b) Vì 𝑝 là số nguyên tố lớn hơn 3
⇒ 𝑝 lẻ ⇒ 𝑝 − 1; 𝑝 + 1 là 2 số tự nhiên chẵn liên tiếp ⇒ (𝑝 − 1). (𝑝 + 1) ⋮ 8 (1)
⇒{
𝑝 ⋮̸ 3. Mà (𝑝 − 1). 𝑝. (𝑝 + 1) ⋮ 3 ⇒ (𝑝 − 1). (𝑝 + 1) ⋮ 3 (2)
Từ (1) và (2) ⇒ (𝑝 − 1). (𝑝 + 1) ⋮ 24 (đpcm)
Bài 7: Cho 𝑝 là số nguyên tố lớn hơn 3. Biết 𝑝 + 2 cũng là số nguyên tố. Chứng minh rằng 𝑝 + 1 ⋮ 6
Hướng dẫn
Ta có 𝑝 là số nguyên tố lớn hơn 3 ⇒ 𝑝 lẻ ⇒ 𝑝 + 1 chẵn ⇒ 𝑝 + 1 ⋮ 2 (1)
Và 𝑝 có 2 dạng là: 3𝑘 + 1; 3𝑘 + 2
Vì 𝑝 = 3𝑘 + 1 ⇒ 𝑝 + 2 = 3𝑘 + 3 ⋮ 3 mà 3𝑘 + 3 > 3 ⇒ 𝑝 + 2 là hợp số (vô lí)
⇒ 𝑝 = 3𝑘 + 2 ⇒ 𝑝 + 1 = 3𝑘 + 3 ⋮ 3 (2)
Từ (1) và (2) ⇒ 𝑝 + 1 ⋮ 6 (đpcm)
Bài 8: Tồn tại hay không số nguyên tố 𝑝 sao cho 4𝑝 + 9𝑝−1 cũng là số nguyên tố
Hướng dẫn
TH1: 𝑝 = 2 ⇒ 4𝑝 + 9𝑝−1 = 42 + 92−1 = 25 là hợp số ⇒ loại
TH2: 𝑝 > 2 ⇒ 𝑝 có dạng 2k+1 (𝑘 ∈ 𝑁 ∗ )
⇒ 4𝑝 = 42𝑘+1 có tận cùng là 4; 9𝑝−1 = 92𝑘 có tận cùng là 1
⇒ 4𝑝 + 9𝑝−1 có tận cùng là 5 ⇒ 4𝑝 + 9𝑝−1 ⋮ 5 mà 4𝑝 + 9𝑝−1 > 5 ⇒ 4𝑝 + 9𝑝−1 là hợp số (loại)
Vậy không tồn tại số nguyên tố 𝑝 thỏa mãn yêu cầu đề bài

Giáo viên: Thầy Lê Văn Thế – SĐT: 0936536216 2

You might also like