Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

THỰC TRẠNG FPI/FII Ở VIỆT NAM

Từ ngày 7- 11-2006, Việt Nam trở thành thành viên tổ chức thương mại thế giới
WTO. Gia nhập WTO mở ra cho Việt Nam những vận hội mới, nhưng cũng đầy
thách thức. Để thực hiện thành công sự nghiệp CNH – HĐH đất nước, Việt Nam
cần một lượng vốn đầu tư rất lớn để xây dựng, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ
tầng kinh tế và hạ tầng xã hội. Do đó, thu hút vốn đầu tư và cạnh tranh trong thu
hút vốn đầu tư nước ngoài trở thành vấn đề quan trọng đối với Việt Nam.

Đầu tư gián tiếp nước ngoài đã hình thành và phát triển từ lâu ở Mỹ và các nước
châu Âu, nơi có thị trường tài chính phát triển mạnh mẽ. Loại hình đầu tư này đã
mở ra cho các doanh nghiệp cách thức tiếp cận với các nguồn vốn mới, góp phần
vào việc thúc đẩy kinh tế phát triển, đồng thời cũng thúc đẩy đầu tư trên thế giới
phát triển theo một xu thế mới. Các làn sóng đầu tư gián tiếp trên thế giới đang có
xu hướng đổ về châu Á, một trong những khu vực kinh tế năng động và phát triển
nhất hiện nay.

Đối với Việt Nam, thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài mang một ý nghĩa rất
quan trọng bởi lẽ Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày
càng sâu rộng do vậy, đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư là hết sức cần thiết để
phát triển kinh tế. Mặc dù Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá là thị
trường tiềm năng có thể thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư quốc tế trong
tương lai nhưng hiện tại lượng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam còn
thấp. Trong thời gian qua chính phủ mới chỉ chú trọng đến việc thu hút FDI mà
vẫn chưa có những chính sách quan tâm thu hút vốn FPI. Do vậy, một trong những
vấn đề quan trọng hiện nay là phải có giải pháp để đẩy mạnh việc thu hút vốn đầu
tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam qua thị trường chứng khoán

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN

I.1. Khái niệm


- Điều 3, Luật đầu tư 2005 xác định: “Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư
thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác;
thông qua quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính
trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động
đầu tư”.
- Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF): “Đầu tư gián tiếp nước ngoài là hoạt động mua
chứng khoán (cổ phiếu hoặc trái phiếu) được phát hành bởi 1 công ty hoặc
cơ quan chính phủ của một nước khác trên thị trường tài chính trong nước
hoặc nước ngoài”.
 Đầu tư gián tiếp nước ngoài (đầu tư chứng khoán nước ngoài) là một loại
hình di chuyển vốn giữa các quốc gia, trong đó chủ đầu tư của một nước
mua chứng khoán nước ngoài để thu lợi nhuận, nhưng không nắm quyền
kiểm soát trực tiếp đối với tổ chức phát hành chứng khoán.
I.2. Hình thức

1) mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác;

2) thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán và các định chế tài chính trung gian.

(các quỹ đầu tư là 1 công ty tập hơn tiền từ NĐT và đầu tư khoản tiền này vào
các loại chứng khoán gia tăng thu nhập và giảm thiểu rủi ro)

I.3. Đặc điểm

- Nhà đầu tư chỉ nắm giữ chứng khoán, không trực tiếp tham gia quản lý và điều
hành các hoạt động sử dụng vốn đầu tư

- Tốc độ luân chuyển vốn cao: do nhà đầu tư có thể dễ dàng thêm hoặc rút vốn
nhanh chóng, dễ dàng  dòng vố FPI biến động nhiều  ảnh hưởng đến hoạt
động sản xuất kinh doanh cũng như cán cân thanh toán tổng thể của nền kinh tế

- Yêu cầu đối với hệ thống tài chính – ngân hàng: đòi hỏi nước nhận đầu tư phải
có một hệ thống tài chính – ngân hàng hoạt động hiệu quả

II. THỰC TRẠNG FPI Ở VIỆT NAM

2.0. Tổng quan hoạt động FPI ở VN

Dòng vốn FPI vào Việt Nam bắt đầu từ những năm đầu của thập niên 90, sau khi
Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới và chính sách mở cửa nền kinh tế. Trong
những năm 1992-1998, hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài không nhiều do
thiếu thị trường đầu tư, thiếu nguồn hàng cung ứng cho thị trường,

Đến năm 2000, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam chính thức được hình
thành, cùng với sự ra đời của Trung tâm giao dịch chứng khoán (GDCK) thành
phố Hồ Chí Minh, đánh dấu mốc lịch sử quan trọng thu hút nguồn vốn FPI vào
Việt Nam. Sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO từ năm 2007
là tác nhân mạnh mẽ để thúc đẩy luồng vốn đầu tư nước ngoài đổ mạnh vào Việt
Nam

Hiểu:

- Khối ngoại là gì
Tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài mua chứng khoán ở vn
- Mua ròng, bán ròng là gì
X: số lượng cổ phiếu khối ngoại mua vào
Y: số lượng cổ phiếu bán ra
X>Y: mua ròng
Y>X: bán ròng
- ảnh hưởng của mua ròng, bán ròng
mua ròng: được xem là tín hiệu tích cực cho cổ phiếu ở việt nam nói chung.
Các quỹ đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu trong nước, chứng tỏ họ nhận định
TTCK VN hấp dẫn, có tiềm năng và muốn đầu tư.  tác động đến nhà đầu
tư trong nước, kéo theo thị trường trở nên sôi động, giao dịch tăng lên
bán ròng: đồng nghĩa với việc quỹ đầu tư ngoại đang rút vốn dần khỏi thị
trường việt nam, làm chứng khoán VN sụt giảm đáng kể, tăng trưởng chậm
lại hoặc tệ hơn

Qua Bảng 1 cho thấy, sau khi hình thành thị trường chứng khoán năm 2000, từ
năm 2001 dòng vốn FPI được khởi động với doanh số mua ròng 9,74 tỷ đồng, sau
nhiều năm tăng trưởng chậm chạp, đến năm 2007 đã bùng phát mạnh với giá trị
mua ròng lên đến 23.474,65 tỷ đồng.

Giai đoạn 2008-2011, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã
làm cho dòng vốn FPI vào Việt Nam giảm mạnh.

Giai đoạn 2012-2013, dòng vốn này có dấu hiệu phục hồi, tuy nhiên vẫn còn chậm
chạp.

Đến năm 2014-2015, dòng vốn FPI lại một lần nữa rút khỏi Việt Nam do tác động
của cuộc khủng hoảng giá dầu và sự biến động mạnh trên TTCK Trung Quốc.

Từ năm 2016-2019, dòng vốn FPI đã phục hồi và tăng mạnh trở lại, nhất là những
năm 2017-2019. Tuy nhiên, sang năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-
19 và những biến động mạnh trên thị trường tài chính - tiền tệ thế giới, dòng vốn
FPI đã giảm sút rõ rệt (Bảng 2).
Nhìn chung, quy mô dòng vốn FPI trên thị trường TTCK Việt Nam trong giai đoạn
2000-2019 có nhiều biến động phát triển khá lớn, cùng với sự phát triển của TTCK
và tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp trong nước. Đáng lưu ý là trong những
năm 2017-2019 dòng vốn FPI vào Việt Nam đã tăng lên với quy mô lớn, có dấu
hiệu khả quan, thể hiện niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài vào tiềm năng phát
triển của đất nước.

II.1. Tình hình FPI ở Việt Nam (2020 -2022)

Giai đoạn 2020-2021, nền kinh tế thế giới nói chung đều chịu ảnh hưởng vô cùng
nặng nề bởi đại dịch COVID-19,

- TTCK VN từ 2020 chứng kiến 1 đợt sụt giảm nhanh và mạnh chưa từng thấy. Kết
quả NĐTNN bán ròng 9.708 tỷ đồng

- Năm 2021, tổng giao dịch cổ phiếu của NĐTNN đạt hơn 900.000 tỷ đồng, chiếm
…% so với tổng giao dịch của toàn thị trường. Tính đến hết ngày 31/12/2021, dòng
vốn ngoại năm 2021 mua vào tổng cộng 9,5 tỷ cổ phiếu, trị giá hơn 456.000 tỷ
đồng trong khi bán ra 10,9 tỷ cổ phiếu, trị giá hơn 506.000 tỷ đồng. Tổng khối
lượng bán ròng ở mức trên 1,4 tỷ cổ phiếu, tương ứng trị giá bán ròng là 50.874 tỷ
đồng.

- Tuy nhiên, đến năm 2022, dòng vốn FPI đảo chiều, tổng giá trị giao dịch của
NĐTNN đạt gần 780.000 tỷ đồng, chiến hơn …% tổng giao dịch cả chiều mua và
chiều bán của toàn thị trường. NĐTNN đã thực hiện mua ròng trong năm với giá
trị hơn 20.000 tỷ đồng.
Nhìn chung, quy mô dòng vốn FPI trên thị trường VN giai đoạn 2020-2022 có
nhiều biến động khá lớn. Song, năm 2022 có những bước phát triển vượt bậc sau
những năm bị ảnh hưởng bởi đại dịch, là dấu hiệu tích cực cho TTCK VN

- tỉ trọng giao dịch so với tổng giao dịch

- top các quốc gia có giá trị đầu tư lơn nhất trên TTCK VN.

- nhóm các yếu tổ tác động đến FPI của việt nam

2.2. Tác động của FPI đến Việt Nam

Tích cực
a. Nguồn vốn đầu tư gián tiếp tang lên qua đó làm tăng cán cân vốn của nền
kính tế.
theo s ố li ệu th ống k ê 2020 vốn đầu tư chứng khoán từ khối ngoại đạt h ơn 1,5tr
usd
Đến năm 2022 dòng vốn FPI vào VN đạt 2,1 tỷ USD tăng 4,2% so với năm 2021.
Các con số cho thấy nguồn vốn FPI vào VN đang có những chuyển biến tích cực
Vốn tăng=> các doanh nghiệp chủ động hơn trong hoạt động sx kinh doanh của
mình =>tang năng xuất tang hiệu quả kinh doanh của DN
e.hiệu quả quản lý doanh nghiệp
Nguồn vốn FPI tăng => DN cải thiện quản lý tài chính và kiểm soát dòng tiền theo
các nguyên tắc và yêu cầu kinh tế thị trường,
Đồng thời dong luc thúc đẩy DN cải tiến quy trình, tối ưu hoá hoạt động

c. Phát triển thị trường tài chính


Vốn FPI ptr thị trường tài chính VN
+ tăng tính thanh khoản trên thị trường: có sự tương tác cao giữa các NĐT tren san
giao dich => thị trường CK trở nên sôi động, thuận lợi giao dịch đầu tư
FPI cũng tăng cường sự cạnh tranh và hiệu quả của thị trường tài chính, góp phần
tăng cường tính minh bạch và ổn định của nền kinh tế.
NĐT nước ngoài mua ròng nhiều cổ phiếu ở 1 số sàn dẫn đến sự cạnh tranh, động
lực cải thiện ptr giữa các DN trên thị trg chứng khoán

ti êu c ực
-Thứ nhất, làm tăng mức độ nhạy cảm và bất ổn về kinh tế có nhân tố nước ngoài.
FPI được thực hiện dưới dạng đầu tư tài chính thuần túy với các chứng khoán có
thể chuyển đổi và mang tính thanh khoản cao trên thị trường tài chính, nên các nhà
đầu tư gián tiếp nước ngoài dễ dàng và nhanh chóng mở rộng hoặc thu hẹp, thậm
chí đột ngột rút vốn đầu tư của mình về nước, hay chuyển sang đầu tư dưới dạng
khác.
Sự nhạy cảm và bất ổn kinh tế đã từng diễn ra ở VN trong giai đoạn suy thoái kinh
tế toàn cầu năm 2020, thị trường chứng khoán VN sụt giảm trầm trọng

-Thứ hai, làm gia tăng nguy cơ bị mua lại, sáp nhập, khống chế và lũng đoạn tài
chính đối với các doanh nghiệp và tổ chức phát hành chứng khoán.
Sự gia tăng tỷ lệ nắm giữ chứng khoán, nhất là các cổ phiếu, cổ phần sáng lập,
được biểu quyết của các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài đến một mức “vượt
ngưỡng” nhất định nào đó sẽ cho phép họ tham dự trực tiếp vào chi phối và quyết
định các hoạt động sản xuất, kinh doanh và các chủ quyền khác của doanh nghiệp,
Điều đó có nghĩa là, tính chất gián tiếp của vốn đầu tư nước ngoài đã chuyển hóa
thành tính trực tiếp. Nhà đầu tư gián tiếp sẽ chuyển hóa thành nhà đầu tư trực tiếp.
Thậm chí, về lô-gíc, quá trình diễn biến hòa bình này đạt tới quy mô và mức độ
nào đó còn có thể làm chuyển đổi về chất quyền sở hữu và tính chất kinh tế ban
đầu của doanh nghiệp và quốc gia.
-Thứ ba, làm tăng tội phạm kinh tế quốc tế.
Đầu tư gián tiếp quốc tế còn là mảnh đất màu mỡ sinh sôi và phát triển các loại tội
phạm kinh tế có yếu tố nước ngoài, thậm chí xuyên quốc gia, như hoạt động lừa
đảo, hoạt động rửa tiền, hoạt động tiếp vốn cho các kinh doanh phi pháp và hoạt
động khủng bố, cùng các loại tội phạm và các đe dọa an ninh phi truyền thống
khác.
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến FPI

Việt Nam có những điều kiện thuận lợi và khó khăn nào ảnh hưởng đến dòng vốn
FPI hiện nay

Trong giai đoạn hiện nay, môi trường đầu tư ở Việt Nam có nhiều thuận lợi như:

1, Việt Nam là một quốc gia có độ mở cửa kinh tế cao và kiên định chính sách chủ
động hội nhập quốc tế. Việt Nam ngày càng chứng tỏ được vị thế của mình trong
nền kinh tế khu vực, Tình hình chính trị, kinh tế vĩ mô ổn định, nằm trong top các
nước có tăng trưởng cao trong khu vực;

2, CHính phủ đã và đang nỗ lực đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa, thoái vốn doanh
nghiệp nước ngoài gắn liền với đưa doanh nghiệp lên TTCK, nhiều “thương vụ”
lớn như: tổng công ty viễn thông mobiphone, tập đoàn bưu chính viễn thông việt
nam

3, Chính sách nới “room” trên TTCK tạo nhiều cơ hội cho việc thu hút NĐTNN.
Năm 2015 quy định về nới “room” cho NĐTNN trên TTCK VN đã chính thức có
hiệu lực. Theo đó, “room” cho NĐTNN không hạn chế và thậm chí được mở tối đa
lên tới 100% đối với một số ngành nghề kinh doanh và nhà nước k cần nắm giữ cổ
phần chi phối (room là tỷ lệ nắm giữ cổ phần tối đa”

Ngày 20/07/2016, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã đồng ý cho phép Công ty CP
Sữa Việt Nam (Vinamilk) nới room 100% cho nhà đầu tư nước ngoài (nhà đầu tư
nước ngoài có thể mua và sở hữu 100% cổ phần của Vinamilk – PV).

4, TTCK ngày càng phát triển cả về mặt chất và mặt lượng góp phần quản lý tốt
hơn dòng vốn FPI. TTCK liên tục được tái cấu trúc với nhiều chuẩn mực mới được
ban hành, các doanh nghiệp chứng khoán ra mắt đầy mạnh mẽ mang tới nhiều kết
quả tối thu hút NĐTNN, nền kinh tế vĩ mô nhờ đó cũng được thúc đẩy

 Đó là những cơ hội mà VN cần tận dùng, bên cạnh đó còn những thách thức đối
với việc thu hút FPI vào VN

1, FPI vào VN còn thiếu những cơ sở pháp lý, chính sách quy định về FPI còn rải
rác, chưa cụ thể khiến cho môi trường thu hút FPI ở VN chưa thực sự hấp dẫn,
tiềm ẩn sự rủi ro, không mang lại sự minh bạch chính sách cho NĐT

2, Cơ cấu thị trường vốn còn nhỏ so với các thị trường trong khu vực, ví dụ tại thời
điểm 30/6/2022, vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt khoảng 70,9%GDP, nhỏ hơn các
thị trường cổ phiếu trong khu vực (từ 93% đến 243%, ngoại trừ Indo)

3, Tỷ trọng các nhóm ngành trong thị trường chứng khoán Việt Nam chưa đa dạng
và bị giới hạn về sở hữu nước ngoài. Hầu hết các doanh nghiệp niêm yết tại Việt
Nam thuộc các lĩnh vực tài chính, bất động sản, trong khi những ngành thu hút
dòng tiền mạnh trên thế giới là công nghệ, bán lẻ, y tế, giáo dục.

4, Bên cạnh đó, thành công của thị trường cổ phiếu toàn cầu khiến dòng vốn vào
Việt Nam gặp nhiều cạnh tranh hơn.

GIẢI PHÁP

Về phía cơ quan quản lí nhà nước việc hoàn thiện khung pháp lí để thu hút hiệu
quả dòng vốn Fpi vào VN là vô cùng quan trọng. Trước hết là đồng bộ hóa các
luật, văn bản hướng dẫn dưới luật, các nghị định, các thông tư hướng dẫn để tránh
chồng chéo các văn bản chính sách pháp lý,, đặc biệt là Luật Chứng khoán, tạo lập
một hệ thống luật chặt chẽ và thống nhất.
Điều hành lãi suất và tỷ giá linh hoạt, đảm bảo mức lãi suất thực dương tối thiếu
nhằm thu hút dòng vốn FPI

NHNN cần thực hiện đồng bộ chính sách lãi suất – tỷ giá trong mối quan hệ tác
động đến lạm phát nhằm đảm bảo lãi suất thực dương, tỷ giá ổn định, lãm phát ở
mức độ vừa phải là cho NĐT FPI yên tâm, đảm bảo mức lợi nhuận tối thiểu của
họ, ngăn ngừa tình trạng đảo chiều rút vốn ra, đồng thời đảm bảo ổn định TTTC -
tiền tệ trong nước

Duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, duy trì chính sách tỷ giá hối
đoái ổn định, duy trì tốt năng lực dự trữ ngoại hối quốc gia để tạo điều kiện hấp
dẫn thu hút FPI

Nâng cao tính minh bạch và hiệu quả của TTCK, tăng cường giám sát và quản lí
TTCK dể đảm bảo tính minh bạch thông tin, cạnh tranh lành mạnh, an toàn tài
chính nhằm giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư FPI

Về phía DN, DN cần chứng minh khả năng sản xuất kinh doanh với nhà đầu tư
được thể hiện qua doanh thu và lợi nhuận

DN phải lập kế hoạch khả thi về tương lai sản phẩm như là phân tích kỹ lưỡng về
khả năng phát triển của sản phẩm, dự báo về sản phẩm với và xác định yếu tố tiềm
năng của sản phẩm. Điều này chứng minh sự chuyên nghiệp và thu hút nhà đầu tư

DN cần 1 bộ máy hoạt động chuyên nghiệp thể hiện trong việc quản trị đội ngũ
lãnh đạo, quản lí tài chính minh bạch và báo cáo thông tin chính xác

1.4. Tác động

- Giúp bổ sung nguồn vốn cho phát triển trong nước và giúp các doanh nghiệp
tăng khả năng huy động được vốn với chi phí thấp hơn so với việc vay trực
tiếp từ ngân hàng.
- Kích thích các doanh nghiệp chứng khoán hoạt động tốt hơn, đặc biệt là
quyền kiểm soát Công ty có vốn đầu tư nước ngoài thuộc về nước nhận đầu

- Thúc đẩy phát triển hệ thống tài chính trong nước.

Hiện thực cho thấy, bên cạnh vai trò mà FPI mang lại thì cũng có những hạn
chế không nhỏ đối với các nước nhận đầu tư:
- Vào/ ra nhanh gây bất ổn khiến cho hệ thống tài chính trong nước dễ bị tổn
thương và rơi vào khủng hoảng tài chính một khi gặp phải các cú sốc từ bên
trong cũng như bên ngoài của nên kinh tế
- Làm giảm tính độc lập của chính sách tiền tệ và tỷ giá của nước tiếp nhân
vốn, làm tăng mức độ nhạy cảm, rủi ro, bất ổn của nền kinh tế
- Làm hạn chế khả năng tiếp thu công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý
tiên tiến

You might also like