Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 108

Phần CÚ PHÁP HỌC

NỘI DUNG HỌC PHẦN

Bài 1: Sơ lược về lịch sử nghiên cứu cú pháp tiếng Việt


Bài 2: Tổng quan về câu tiếng Việt
Bài 3: Vận dụng ngữ pháp tiếng Việt
Tài liệu tham khảo

1. Diệp Quang Ban. (2005). Ngữ pháp tiếng Việt. Hà Nội: NXB.
Giáo dục.
2. Diệp Quang Ban. (2009). Ngữ pháp Việt Nam, Hà Nội: NXB.
Giáo dục.
4. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên) – Đoàn Thiện Thuật – Nguyễn Minh Thuyết
(2011), Dẫn luận Ngôn ngữ học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
5. Cao Xuân Hạo (1991), Tiếng Việt – Sơ thảo Ngữ pháp chức năng, Nxb.
KHXH, TP. Hồ Chí Minh.
6. Nguyễn Văn Hiệp (2012), Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp, Nxb. Giáo
dục, Hà Nội.
7. Đỗ Thị Kim Liên (1999), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
8. Nguyễn Thị Lương (2016), Câu tiếng Việt, Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội.
9. Hoàng Trọng Phiến (1997), Ngữ pháp tiếng Việt - Câu, Nxb. ĐH và THCN,
Hà Nội.
10. Nguyễn Kim Thản (2008), Cơ sở Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb. KHXH, Hà Nội.
11. Tổ Ngôn ngữ học – Đại học Tổng hợp (1961), Khái luận Ngôn
ngữ học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
12. Ủy ban khoa học xã hội (1983), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb.
KHXH, Hà Nội.
BÀI 1:
Sơ lược về lịch sử
nghiên cứu cú pháp tiếng Việt

Căn cứ vào sự xuất hiện và tồn tại của những khuynh hướng nổi
trội cùng với những tác giả, công trình tiêu biểu có thể chia lịch sử
nghiên cứu cú pháp tiếng Việt thành 3 giai đoạn:
(1) Trước năm 1945;
(2) Từ sau 1945 đến trước1990;
(3) Từ 1990 đến nay.
1.1. Trước năm 1945

Qua con mắt của các tác giả phương Tây làm từ điển đối chiếu thì
tiếng Việt có một số đặc điểm sau:
-Từ không biến đổi hình thái khi được sử dụng trong câu, không có
cơ sở (hình thái học) để xác định từ loại và do đó có thể xem TV là
một ngôn ngữ không có từ loại;
-Trật tự từ trong câu đóng vai trò rất quan trọng, quyết định đến việc
hiểu nghĩa của câu.
-Trong “Từ điển Việt - Bồ - La (1651)” của A. De Rhodes, ông có viết:
+ Luật thứ nhất: Chủ từ phải đi trước động từ, bằng không nó không
còn là chủ từ của động từ ấy nữa (…);
+ Luật thứ hai: Danh từ theo sau động từ là bổ sung của động từ ấy
(…);
+ Luật thứ ba: Trong 2 danh từ đặt liền nhau, thì tiếng thứ hai chỉ gián
tiếp.
(Dẫn theo Nguyễn Minh Thuyết)
- Những năm 40 của TK trước, các tài liệu liên quan đến cú pháp
TV hầu hết do các học giả nước ngoài viết (P. G Vallot, R.
Bulteau,…)  thể hiện “cái nhìn châu Âu”.
- Ngữ pháp TV lúc này mang tinh thần “dĩ Âu vi trung”.
Tiêu biểu: Các tác giả Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Phạm Duy Khiêm
với “Việt Nam văn phạm” (1940): theo quan điểm “từ bản vị”.
Ở giai đoạn trước 1945, các tác giả thường gò cấu trúc câu tiếng
Việt theo khuôn mẫu cấu trúc câu tiếng Pháp.
 Các tên gọi thành phần câu tiếng Việt chẳng qua là sự sao phỏng
tên gọi các thành phần câu tiếng Pháp.
Tiếng Pháp:
Sujet – chủ từ;
Verbe – động từ; “Gọt chân cho vừa giày”
Complément – túc từ.
1.2. Từ sau 1945 đến trước 1990

Nghiên cứu cú pháp phát triển ở cả hai miền. Một số tác giả tiêu
biểu:
- Phan Khôi với “Việt ngữ nghiên cứu” (1955): Phan Khôi phê phán
khuynh hướng “từ bản vị” (theo NP phương Tây) và khẳng định
khuynh hướng “cú bản vị” qua việc tiếp nhận cuốn “Tân ước quốc
ngữ văn” của tác giả Trung Quốc là Lê Cẩm Hy Sự chuyển đổi này
là một bước ngoặt đáng ghi nhận trong nghiên cứu cú pháp TV.
Phan Khôi cho rằng, với một thứ tiếng không có sự biến đổi hình thái từ như
TV mà theo “từ bản vị” “mà sách văn pháp lại cứ bắt đầu chia ra từ loại thì
thật xa với sự thật quá, nếu không nói là vô lý”.
Tác giả đề nghĩ theo “cú bản vị”, tức “lấy tổ chức câu làm gốc, làm thành
phần chính trong sự dạy văn pháp. Bắt đầu từ câu ngắn đến câu dài, từ câu
đơn đến câu ghép,… Trong khi ấy mới tùy ở vị trí và chức năng của từng từ
mà quy nó vào loại nào và nhân đó mà nhìn rõ công dụng của nó”. Theo
khuynh hướng này còn có Phan Ngọc, Nguyễn Lân,v.v..
Từ bản vị: chủ từ, động từ, túc từ,...
Cú bản vị: chủ ngữ, vị ngữ, bổ túc ngữ,...

Là bước ngoặt đáng ghi nhận trong phân tích cấu trúc câu tiếng Việt.
- Lê Văn Lý (1948,1968): Là người đầu tiên tuyên bố từ bỏ việc đi theo
ngôn ngữ châu Âu để nghiên cứu TV; cũng là người đầu tiên mang
phương pháp của ngôn ngữ học cấu trúc (theo lối chức năng Praha) đến
với lĩnh vực nghiên cứu cú pháp (Trường phái này quan niệm ngôn ngữ
như một hệ thống chức năng có tính cấu trúc, là tư tưởng khoa học chủ
đạo của CLB Praha).
+ 1948: Lê Văn Lý viết “Le parler Vietnamien”
+ 1968: Lê Văn Lý với “Sơ thảo ngữ pháp Việt Nam”: Đề cập đến nhiều
vấn đề NNH trên diện rộng, trong đó có vấn đề Âm vị học, trình bày các từ
loại, các hạng mục ngữ pháp, các kiểu câu,…
Trung tâm Học liệu thuộc Bộ Giáo dục ở Sài gòn năm 1968 đã
chuyển dịch và ấn hành những nghiên cứu về ngữ pháp tiếng
Việt chủ yếu từ trong Luận án Tiến sĩ Quốc gia “Le Parler
Vietnamien” của Lê Văn Lý sang tiếng Việt mang tên là “Sơ
thảo ngữ pháp Việt Nam”.
+ Lê Văn Lý đề xuất tiêu chí “GIÁ TRỊ KẾT HỢP” (“khả năng phối hợp”) để
phân chia từ loại (“coi tiếng nào có thể đứng trước hay đứng sau tiếng
nào”);
+ Tác giả cũng dùng một số hư từ gọi là từ chứng thử đem kết hợp với các
từ TV để chia từ TV ra các loại: A, B, B’ và C (tương đương: danh từ, động
từ, tính từ và hư từ).
VD: - AAAAAA: Sáng cháo gà tối cháo vịt
- AB: Nước chảy
- AB’: Nhà cao
- AC: Xe tôi
- ABB: Chó muốn chạy
- CCCCCCCCC: Dù sao chăng nữa cũng tại chúng mày cả
- …
*Về mặt phương pháp luận:
- Thời kỳ này nổi lên lý thuyết “từ tổ” (cụm từ), tiêu biểu là Nguyễn Kim
Thản. Ông cho rằng, cần phân biệt “thành phần phụ” của câu với thành
phần phụ của từ tổ:
+ định ngữ và bổ ngữ không có tư cách thành phần câu. Chúng chỉ là
thành phần phụ của các từ tổ danh từ (danh ngữ) và từ tổ động từ (động
ngữ) khi các từ tổ này tham gia cấu tạo câu.
+ Chỉ thừa nhận “trạng ngữ và khởi ngữ” là thành phần phụ đích thực
của câu TV (không bị bao hàm trong các từ tổ đóng vai trò Chủ ngữ - Vị
ngữ trong câu).
Vấn đề câu đơn, câu ghép được nhìn nhận lại.
VD: Người tôi gặp hôm qua là nhà văn.
The person I met yesterday is a writer.

Câu đơn. Vì “tôi gặp hôm qua” được xem là thành tố phụ của từ tổ
danh từ “người”.
Về sau, vấn đề này còn được xem xét lại và thể hiện qua sự phân biệt
câu ghép, câu phức.
- Ủy ban Khoa học xã hội (1983): Công trình Ngữ pháp tiếng Việt
giản dị, dễ hiểu, dễ vận dụng nhưng cũng rất sâu sắc. Tuy nhiên,
tính chất thỏa hiệp, cố gắng dung hòa các ý tưởng khác được thể
hiện một cách không thực sự nhuần nhuyễn trong đó.
VD: Gạt bỏ bổ ngữ ra khỏi danh sách thành phần câu, áp dụng Đề -
Thuyết là ảnh hưởng của phân tích câu theo tầng bậc hạt nhân (do
Lưu Vân Lăng khởi xướng).
Một số tác giả tiêu biểu khác:
- Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê với “Khảo luận về ngữ pháp
Việt Nam” (1963);
- L. C Thompson với phương pháp cấu trúc theo lối miêu tả (1965);
- Lê Xuân Thại với những vấn đề về phân tích câu theo cụm từ
(1969);
- Lưu Vân Lăng với quan điểm ngữ đoạn tầng bậc có hạt nhân
(1970);
- V. X Panfilov với xu hướng hình thức hóa trong nghiên cứu cú
pháp TV (1980);
- Hoàng Trọng Phiến với những vấn đề về câu (1980);
- Lý Toàn Thắng và lý thuyết phân đoạn thực tại (1981);
- Nguyễn Tài Cẩn với “Ngữ pháp tiếng Việt: Tiếng – Từ ghép –
Đoản ngữ” (1981);
-Hoàng Tuệ với “Giáo trình về Việt ngữ” (1962) và “Ngữ pháp tiếng
Việt” (1983);
-Trần Ngọc Thêm và sự ra đời của Ngữ pháp văn bản (1985);
-…
1.3. Từ sau 1990 đến nay

- Ngữ pháp tiếng Việt do tiếp nhận tư tưởng của Ngữ pháp chức
năng (Functional Grammar) nên đã có nhiều biến chuyển.
- Các lý thuyết của NPCN: lý thuyết ba bình diện của câu, về vị từ -
tham thể (miêu tả nghĩa của câu), phân tích câu theo Đề - Thuyết,
tiền giả định (Presupposition),…được vận dụng vào nghiên cứu
NPTV.
3 bình diện của câu/ Mô hình tam phân (bắt nguồn từ lý luận ký hiệu học
của C. S Peirce) gồm các bình diện:
(1) Bình diện nghĩa học (Semantics): Thường được hiểu theo nghĩa hẹp,
giới hạn trong phần nghĩa của câu nói được tách ra một cách ước định
ra ngoài văn cảnh và tình huống phát ngôn.
(2) Bình diện cú pháp (Syntactics) (Hoặc kết pháp): Gồm những phương
tiện hình thức để biểu hiện các lớp nghĩa; trật tự các yếu tố; cách đánh
dấu các biên giới từ, ngữ, tiểu cú, cách đánh dấu tình thái và ngữ khí,…
trong những chức năng khu biệt và cấu tạo từ, ngữ, câu, tập hợp câu và
ngôn bản (văn bản).
(3) Bình diện dụng pháp (Pragmatics): Bình diện này thuộc mặt nội dung
được câu biểu đạt (“sở biểu” của F. de Saussure), nó gồm tất cả những
gì hiện rõ ra khi câu được nói ra do một người cụ thể trong một tình
huống cụ thể, hay được đặt trong một văn cảnh nhất định. (Mqh giữa
ngôn ngữ với người sử dụng)
Nguồn http:s://coggle-downloads-production.s3.eu-west-
1.amazonaws.com/4d08610c23448fea02a93eb1690457877b05b64690ddf135fa2
d8edacb2c2224/phn_loi_cc_loi_v_t_v_tham_th_trong_cu_trc_ngha_miu_t_ca_cu.
png?AWSAccessKeyId=ASIA4YTCGXFHOVKYZ5X3&Expires=1634709196&Sig
nature=bgPV%2BaLMvEFWJJNu5bUGZrKbJgQ%3D&x-amz-security-
token=IQoJb3JpZ2luX2VjEEAaCWV1LXdlc3QtMSJIMEYCIQCis8N2fn84dE%2B9
pKTDwLlpw2RuWdPh7WM7pqKJI0SgGdinRwf261XIhH3qY%3D
Phân tích câu theo Đề - Thuyết:
Cấu trúc cú pháp của câu tiếng Việt tương ứng với cấu trúc của mệnh đề
(ngôn từ thực hiện ý định tác động của người nói thông qua việc truyền đạt
những mệnh đề - những nhận định tối giản) tương ứng với cấu trúc của
mệnh đề.
Nó gồm hai phần Đề và Thuyết, ứng với Sở đề (Subjectum) và Sở thuyết
(Praedicatum) của mệnh đề. Tính hoàn chỉnh của câu có được là do câu đã
thể hiện được cấu trúc của mệnh đề, khiến cho câu có thể tự mình làm thành
một phát ngôn có giá trị chân lý, có tác dụng ngôn trung, và được người nghe
tiếp thu như một lời nói trọn vẹn.
(NPCN – Câu trong tiếng Việt, CXH, tr.22)
(NPCN – Câu trong tiếng Việt, CXH, tr.22)
Tiền giả định là điều người viết/ người nói giả định rằng người
nhận thông điệp coi như đã biết rồi.
Slogan này giả định điều gì?
- Ngoài Mercedes, còn có nhiều nhà sản xuất ô tô khác (so sánh
hơn)
- Xe Mercedes có chất lượng siêu việt hơn những đối thủ khác
- Hoặc là bạn mua 1 siêu phẩm, hoặc là đừng mua còn hơn.
- Cao Xuân Hạo: “Sơ thảo ngữ pháp chức năng” (1991).
- Diệp Quang Ban: “Ngữ pháp TV” (2000), “Ngữ pháp tiếng Việt”
(2004), “Ngữ pháp Việt Nam – phần Câu” (2004).
Cần nghiên cứu ngôn ngữ khi con người sử dụng trong giao tiếp.
Bác bỏ C-V, cho rằng chỉ dùng trong ngôn ngữ châu Âu. Cấu trúc
cơ bản của câu TV là Sở đề - (Đề) – Sở thuyết (Thuyết).
Khẳng định vai trò hết sức quan trọng của một nền NNH về lời nói
bên cạnh nền NNH về ngôn ngữ và mối quan hệ biện chứng giữa nó.
GS Cao Xuân Hạo là một bản lĩnh
trí thức đáng kính trọng. Vượt qua
mọi khó khăn, kể cả những ứng xử
không đúng, Anh vẫn có những
cống hiến khoa học xứng đáng với
ngành ngữ học Việt Nam, với việc
cống hiến cho người đọc những
thành tựu văn học nước ngoài qua
sự nghiệp dịch thuật. Tinh thần của
anh sống mãi.
(Thủ tướng Võ Văn Kiệt ghi trong sổ tang)

Nhà nghiên cứu Pháp, Jean-Pierre Chambon khi điểm một nghiên cứu của Cao Xuân
Hạo đã thốt lên rằng chính hướng nghiên cứu của ông Hạo sẽ đi tới một cuộc cách mạng
Copernic thực sự của ngữ học hiện đại.
Systemic Functional Grammar
Bài 2:
TỔNG QUAN VỀ CÂU TIẾNG VIỆT
2.1. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu Cú pháp học
2.2. Về câu tiếng Việt
2.3. Các bình diện nghiên cứu câu
2.4. Các thành phần câu
2.5. Phân loại câu tiếng Việt
2.1. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu
Cú pháp học (CPH)
- CPH nghiên cứu các quy tắc, cách thức dùng từ liên kết
thành cụm từ (cú pháp cụm từ) và thành câu, các kiểu câu
(cú pháp câu); tác dụng và địa vị của từ trong câu, quan hệ
giữa các thành phần câu và quan hệ giữa các câu với nhau.
- Mỗi ngôn ngữ có quy luật đặt câu, quy luật biến đổi riêng.
Muốn nghiên cứu các quy tắc đặt câu của một NN thì phải
nắm những điều căn bản về cú pháp.
Cụm từ (Cú pháp cụm từ)

“Các tổ hợp bao gồm hai thực từ có quan hệ ngữ pháp với
nhau trở lên gọi là cụm từ” (“Dẫn luận NNH”, Nguyễn Thiện
Giáp – CB).
Cụm từ phức tạp hơn nhưng hoạt động trong lời nói như
một từ.
Phân loại:
- Dựa vào mức độ cố định:
+ Cụm từ cố định
+ Cụm từ tự do
- Dựa vào quan hệ chính giữa các thành tố trong cụm
từ:
+ Cụm từ đẳng lập
+ Cụm từ chính phụ
+ Cụm chủ - vị (cụm từ tường thuật, mệnh đề, các
thành tố có quan hệ chủ - vị)
2.2. Về câu tiếng Việt
2.2.1. Khái niệm
Hiện nay, các nhà Việt ngữ học có nhiều cách hiểu khác nhau
về chức năng của câu.
Dưới ảnh hưởng của cách tiếp cận chức năng, nhiều nhà
nghiên cứu nói đến tính đa chức năng, đa bình diện của câu.
Theo đó, câu có chức năng biểu hiện và chức năng thông
báo (liên nhân hay trao đổi).
- Câu là đơn vị ngôn ngữ được nghiên cứu có thể nói là
sớm nhất, từ thời cổ đại:
+ Các nhà ngữ pháp học Ấn Độ giải thích: “Câu là đơn vị cơ
bản của ngôn ngữ, bởi vì chỉ có câu mới có thể diễn đạt
được tư tưởng”.
+ Thế kỷ III-II TCN, học phái Alexandria định nghĩa: “Câu là
sự tổng hợp của các từ, biểu thị một tư tưởng tương đối trọn
vẹn”.
- Từ cuối TK 19 đến đầu TK 20, các khuynh hướng ngữ học có
định nghĩa về câu như sau:
+ Khuynh hướng Logic – Ngữ pháp (Nga): “Câu là một phán
đoán được biểu thị bằng từ”.
+ Khuynh hướng lịch sử - tâm lý: “Câu (ngữ pháp) tuyệt nhiên
không trùng và không song song với phán đoán logic”.
+ Khuynh hướng hình thức ngữ pháp: “Câu là một tổ hợp từ
với ngữ điệu kết thúc”.
Xem thêm:

Từ đầu TK 20 đến nay: Xem thêm “Đại cương Ngôn ngữ


học” (tập 1) của tác giả Đỗ Hữu Châu:
+ Trường phái miêu tả Mỹ (Chủ nghĩa miêu tả/ phân bố)
+ Trường phái Ngữ vị học Copenhague
+ Trường phái cấu trúc – chức năng luận Praha (hay là
CLB Ngôn ngữ học Praha)
+ Ngữ pháp tạo sinh
+ Ngữ pháp chức năng
Trần Trọng Kim (1936); Trương Văn Chình – Nguyễn
Hiến Lê (1964)

Câu có chức năng chính là biểu hiện sự tình.


Nguyễn Kim Thản (1964); Diệp Quang Ban (1980, 1987);
UBKHXH (1983); Lê Xuân Thại (1994)
Câu biểu hiện một tư tưởng trọn vẹn, một phán
đoán hay một thông báo.
Trần Trọng Kim (1936)
“Phép đặt câu là phép đặt các tiếng thành mệnh đề và
đặt các mệnh đề để thành lập câu”. Và “Câu lập thành
do một mệnh đề có nghĩa lọn hẳn hoặc hai hay nhiều
mệnh đề”.
“Khái luận NNH”, Tổ Ngôn ngữ học – ĐH Tổng hợp
(1960):
“Câu là đơn vị vận dụng cơ bản của ngôn ngữ”.
Các tác giả này theo định nghĩa câu ở “Hán ngữ” (tập 3).
Định nghĩa câu được cụ thể hóa:
Câu có thể bày tỏ một ý trọn vẹn, tức là nó có thể cho người
khác biết một sự việc, đặt ra một câu hỏi, yêu cầu người
khác bày tỏ tình cảm của mình làm người nghe hiểu rõ. Câu
nào cũng có ngữ điệu để bày tỏ ý tường thuật, nghi vấn,
cầu khiến hay cảm thán. Trong khi nói, giữa câu và câu, có
một sự ngắt quãng khá lớn. Khi viết ra chữ thì cuối mỗi câu
có một dấu quy định đặc biệt để ghi ý câu và sự ngắt lại.
Cao Xuân Hạo (1991)
“Câu là đơn vị cơ bản của lời nói, của ngôn từ, của văn bản”
(theo quan niệm của E. Benveniste, 1961).
Câu là đơn vị nhỏ nhất có thể sử dụng vào việc giao tế. Nói
cách khác, câu là ngôn bản (VB) nhỏ nhất. (NPCN, tr.27)
Đỗ Thị Kim Liên (“NPTV”, 1999)
Câu là đơn vị dùng từ đặt ra trong quá trình suy nghĩ, được
gắn với ngữ cảnh nhất định nhằm mục đích thông báo hay
thể hiện thái độ đánh giá. Câu có cấu tạo ngữ pháp độc lập,
có ngữ điệu kết thúc.
GT “Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt”
(tr. 285)
Câu là đơn vị ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp (bên trong và bên
ngoài) tự lập và có ngữ điệu kết thúc, mang một tư tưởng tương
đối trọn vẹn có kèm thái độ của người nói hay chỉ biểu thị thái
độ của người nói, giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt tư
tưởng, tình cảm với tư cách là đơn vị thông báo nhỏ nhất.
Diệp Quang Ban (“NPTV”, 2005)
Câu là đơn vị ngôn ngữ có cấu tạo ngữ pháp bên trong và
bên ngoài, tự lập và có ngữ điệu kết thúc; mang một ý nghĩa
tương đối trọn vẹn hay thái độ, sự đánh giá của người nói
giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt tư tưởng, tình cảm.
Câu đồng thời là đơn vị thông báo nhỏ nhất.
“Dẫn luận ngôn ngữ học” của Nguyễn Thiệp Giáp (CB) –
Đoàn Thiện Thuật – Nguyễn Minh Thuyết (2011, tr.266)
Câu là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có khả năng thông báo một
sự việc, một ý kiến, một tình cảm hoặc một cảm xúc.
Nguyễn Thị Lương (“Câu tiếng Việt”, 2016)
Câu là đơn vị ngôn ngữ không có sẵn, dùng để biểu thị sự
tình, được tạo nên từ các đơn vị nhỏ hơn theo những quy
tắc ngữ pháp nhất định, có dấu hiệu hình thức riêng, được
sử dụng trong giao tiếp nhằm mục đích thực hiện một hành
động nói.
Câu là đơn vị ngôn ngữ dùng từ/ ngữ đặt ra trong quá
trình suy nghĩ được gắn với một ngữ cảnh nhất định nhằm
mục đích thông báo hay thể hiện tình cảm, thái độ đánh giá
của người nói, người viết; có cấu tạo ngữ pháp độc lập và
có ngữ điệu kết thúc.
2 tác giả Lưu Vân Lăng và Cao Xuân Hạo là
những người có sự chú ý tới sự khác biệt giữa
cú và câu.
Lưu Vân Lăng

Cú và câu có cấu trúc Đề - Thuyết nhưng lại khác nhau


về chức năng.
Cú là ngữ đoạn chưa kết thúc, mới có ít nhiều chức năng
thông báo;
Còn câu là ngữ đoạn kết thúc, mang một nội dung thông
báo hoàn chỉnh.
Cao Xuân Hạo

Cú có cấu trúc Đ-T như câu nhưng khác câu ở chỗ “nó
không phản ánh một hành động nhận định, được thực hiện
ngay khi phát ngôn để đưa ra một mệnh đề, mà biểu thị một
cái gì được coi là có sẵn”.

Hai tác giả cho thấy sự khác biệt nhưng lại không phân
biệt chúng về mặt cấu trúc, khi cho rằng cả hai đơn vị đều
có cấu trúc Đề - Thuyết.
Ví dụ:

1) Thằng Lợi này tài hoa lãng mạn ghê!


2) Chôm chôm chín như thắp lửa suốt cành.
3) Học để tự do!
4) Đêm giao thừa, nhà nào cũng có một mâm cúng Trời Đất
đặt ở trước sân nhà.
5) Mưa tạnh. Người đàn ông đó dừng lại.
6) Đi ngang qua tiệm thuốc Bắc, mùi thơm các loại dược liệu
thật dễ chịu khiến người ta cảm thấy khỏe khoắn và an tâm.
7) …
Ví dụ:

1) Khi thế giới càng phức tạp, chúng ta sẽ càng trở về với những giá trị
giản đơn nhất.
2) Hình ảnh đẹp có thể giúp tăng độ hứng thú đọc nội dung lên đến
80%.
3) Giờ đây, nam tính hay không nam tính, không còn nằm trong sự quan
tâm của tôi. (Nhật Ký: Tôi thích mái tóc dài của mình)
4) Tôi sinh ra và lớn lên ở Nghệ An - mảnh đất của những người coi
trọng danh dự và đạo nghĩa.
VD: (“Xuân của nhân
duyên”, trích trong
“Á-Âu cách một cây
Không phải ngẫu nhiên mà mùa xuân được xem là cầu, tg Đào Diễm
mùa của duyên tình. Con người tin rằng linh khí Trang).
giao hoà của đất trời là thời khắc lý tưởng để cầu
xin và hy vọng một mối lương duyên tốt đẹp. Niềm
tin sâu xa ấy không phải tự nhiên mà có. Nó tựa
vào thần thoại, huyền tích và những phong tục tập
quán cổ xưa trên thế giới.
2.2.2. Các đặc trưng cơ bản của câu TV

a. Câu có chức năng thông báo


- Khi người ta nói một câu là đã đưa ra một thông báo
(thông điệp); TB đó có thể là một phán đoán hay
nhận định, một câu hỏi, một lời cầu khiến hay cảm
thán, một lời mời, lời khuyên,…
b) Câu phải gắn với một ngữ cảnh nhất định.
Nội dung giao tiếp có đa dạng, phong phú đến đâu
thì cũng gắn với không gian, thời gian cụ thể nhất
định.
c) Câu phải có cấu tạo ngữ pháp độc lập, có những quy
tắc ngữ pháp nhất định:
- Có nòng cốt C-V;
- Có thêm các thành phần phụ.
d) Câu phải có ngữ điệu kết thúc:
- Nói: thể hiện ở chỗ ngừng nghỉ hơi, chỗ lên xuống
giọng;
- Viết: thể hiện bằng dấu câu.
v.v. và v.v..
2.2.3. Nội dung và hình thức của câu

2.2.3.1. Nội dung của câu


- Tạo nên nội dung câu là các thành phần nghĩa của nó. Theo
đó:
+ Hiện thực được phản ánh vào câu (sự vật, sự việc, hiện
tượng, hành động, trạng thái, tính chất, quan hệ…), là những
yếu tố tạo nên nghĩa miêu tả (nghĩa sự vật) của câu.
+ Quan hệ thái độ của người nói, người viết đối với người
nghe, người đọc và sự đánh giá chủ quan của người nói,
người viết đối với hiện thực được nói trong câu, chính là yếu
tố tạo nên nghĩa tình thái của câu.
2.2.3.2. Hình thức của câu
a. Hình thức ngữ âm
- Khi nói:
+ Câu có ngữ điệu kết thúc (thường hạ giọng ở câu trần
thuật, cao giọng ở câu hỏi). Với tiếng Việt, người nói
thường dùng các tiểu từ tình thái (à, ư, nhỉ, nhé, chứ, thôi,
đi, nào,…) cuối câu để biểu thị rõ hơn ngữ điệu kết thúc và
mục đích nói.
+ Ngữ điệu kết thúc là một trong những dấu hiệu để phân
biệt câu với đơn vị không phải là câu.
VD: (1) Trời hôm nay nắng gắt quá!
(1’) Trời! Hôm nay nắng gắt quá!
- Khi viết:
Câu được nhận diện nhờ:
+ Chữ cái đầu của âm tiết đầu câu được viết
hoa;
+ Cuối câu có các dấu kết thúc câu.
b) Hình thức ngữ pháp
- Câu là đơn vị không có sẵn. Để có câu, người sử dụng
phải kết hợp các đơn vị nhỏ hơn (từ, ngữ cố định, ngữ tự
do,…) với nhau theo những quy tắc ngữ pháp nhất định
của ngôn ngữ.
- Số lượng các câu cụ thể là vô hạn. Nó được xây dựng từ
những mô hình cấu trúc NP mang tính khái quát, trừu
tượng và hữu hạn.
Các cấu trúc cú pháp thường gặp:
+ Cấu trúc đơn
+ Cấu trúc ghép
+ Cấu trúc phức
+ Cấu trúc câu đặc biệt
2.3. Các bình diện nghiên cứu câu
2.3.1. Bình diện ngữ pháp
2.3.2. Bình diện ngữ nghĩa
2.3.3. Bình diện ngữ dụng
2.3.1. Bình diện ngữ pháp

Liên kết các từ thành cụm từ


•  Cú pháp cụm từ

Liên kết các từ thành câu, các kiểu câu


•  Cú pháp câu
Cú pháp cụm từ
Nghiên cứu cấu tạo ngữ pháp của các loại cụm từ, nhất
là cụm từ chính phụ.

Cú pháp câu, nghiên cứu:


+ Đặc điểm, chức năng của các thành phần câu;
+ Cấu tạo NP của các kiểu câu theo kết cấu C-V và các
kiểu câu theo mục đích phát ngôn.
2.3.2. Bình diện ngữ nghĩa

a. Nghĩa miêu tả (nghĩa sự vật) của câu:


Là phần nghĩa phản ánh sự vật, sự việc, hiện tượng,
hoạt động, trạng thái, tính chất, quan hệ,…ngoài thực tế
khách quan được đưa vào câu.
Nội dung phản ánh hiện thực đó được gọi là sự việc (sự
thể).
b) Nghĩa tình thái của câu:
Được thể hiện qua:
+ Mục đích của người nói khi phát ngôn câu nói;
+ Thái độ, quan hệ của người nói, người viết đối với
người nghe, người đọc;
+ Sự đánh giá của người nói, người viết với hiện thực
khách quan được phản ánh trong câu.
Nghĩa miêu tả và nghĩa tình thái thuộc phần nghĩa tường
minh của câu (biểu thị qua câu chữ).
Có phần nghĩa không tường minh, phải dựa vào ngữ cảnh
mới nhận diện được (nghĩa hàm ẩn). Phần nghĩa đó thuộc
bình diện ngữ dụng của câu.
2.3.3. Bình diện ngữ dụng

- Nghiên cứu mối quan hệ giữa câu với người sử dụng, giữa
câu với việc sử dụng câu trong một tình huống giao tiếp cụ
thể nhằm phát hiện những ý nghĩa của câu – phát ngôn
trong tình huống cụ thể (nghĩa ngữ dụng của câu).
- Nghĩa ngữ dụng phức tạp, khó xác định hơn nhiều. Phải
đặt trong hoàn cảnh ngữ cảnh giao tiếp, hoàn cảnh sử
dụng câu để xác định.
Ba bình diện nghĩa của câu có mối quan hệ khăng khít
với nhau, tồn tại vì nhau và dựa vào nhau.
Hình thức câu được dùng để biểu thị nội dung nghĩa của
câu; muốn hiểu đúng nghĩa, cần đặt câu trong ngữ cảnh.
2.4. Các thành phần câu tiếng Việt

- Thành phần chính (TP nòng cốt): Thành phần đảm bảo cho
câu được trọn vẹn nghĩa và thực hiện chức năng giao tiếp, cả
trong trường hợp câu tồn tại độc lập, tách biệt với văn cảnh
hoặc hoàn cảnh sử dụng.
- Thành phần phụ: Thành phần nằm ngoài nòng cốt câu. Sự
có mặt của chúng, nhìn chung, không đóng vai trò quyết định
đối với tính trọn vẹn về ý nghĩa và tính tự lập về NP của câu.
2.4.1. Thành phần chính chủ ngữ

2.4.1.1. Khái niệm


Chủ ngữ (CN) là một trong hai thành phần chính của câu
có quan hệ qua lại với thành phần vị ngữ (VN), nêu lên đối
tượng (sự vật, sự việc, hiện tượng,…) mà đặc trưng hay
quan hệ của nó được nói đến ở vị ngữ.
- Quan hệ giữa CN và VN là quan hệ qua lại: có tính ràng buộc,
quy định lẫn nhau. Bởi, CN nêu đối tượng được nói đến trong
câu, còn VN nêu đặc điểm của chính đối tượng ấy. Vậy nên,
ngoài QH ngữ pháp (QHQL giữa 2 thành phần chính của câu),
chúng còn có QH logic sự vật – tức là logic nằm trong chính bản
thân sự vật có trong hiện thực.
2.4.1.2. Cấu tạo của CN

Thường được cấu tạo bởi một hay một cụm từ. Thường đứng
trước vị ngữ trong kết cấu chủ - vị (C-V).
a. Chủ ngữ có cấu tạo là một từ
- Trong câu tiếng Việt, CN thường do danh từ, đại từ (nhân
xưng) đảm nhiệm.
VD:
1) Tôi đã đến Đà Lạt nhiều lần.
2) Sách là người bạn quý của mọi người, mọi nhà.
- Các thực từ khác làm CN (nhưng ít được sử dụng)
như: động từ, tính từ, số từ, đại từ phiếm định…
VD:
1) Yêu là chết ở trong lòng một ít.
2) 13 là con số người ta hay kiêng.
3) Hạnh phúc là đấu tranh.
4) Trông về phía sau, đây là đền Quán Thánh, kia là
chùa Trấn Quốc.
b) Chủ ngữ có cấu tạo là một cụm từ
Gồm nhiều từ có quan hệ với nhau.
b1) Cụm từ chính – phụ
- Cụm danh từ:
VD:
1) Một trăm cây bạch dương giống nhau cả trăm.
2) Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không thể hiện rõ nét ý chí
và trí tuệ Việt Nam.
3) Những sợi dây điện buông ơ hờ thành cái thòng lọng.

4) Lòng con heo bây giờ chỉ tràn ngập bâng khuâng.
5) Lần đầu tiên, chương trình buổi sáng của đài truyền
hình được khán giả náo nức chờ đợi.

- Cụm động từ:
1) Hút thuốc lá là thói quen xấu.
2) Đốt pháo ngày Tết đã trở thành kí ức của thế hệ chúng
tôi…

- Cụm tính từ:


1) Chăm chỉ, cầu tiến là những phẩm chất cần thiết ở sinh
viên.
2) Hòa bình và hữu nghị là mục tiêu của các quốc gia trên
thế giới.

b2) Cụm từ đẳng lập
VD:
1) Tre, nứa, trúc, mai, vầu giúp trăm công ngàn việc khác
nhau.
2) Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng đều cần thiết và quan trọng
như nhau.

b3) Cụm từ cố định
VD:
1) Rán sành ra mỡ là bản tính của người keo kiệt.
2) Ba voi không bát nước xáo là anh hàng xóm nhà
tôi.

b4) Cụm chủ - vị
VD:
1) Hoa đào nở trắng làm tôi muốn ghé lại Tây Bắc thêm
nhiều lần nữa.
2) Từng tảng mây khói đen là là hạ thấp xuống mặt kênh
làm tối sầm mặt đất.
3) Ve kêu râm ran trên các tàng cây như phụ họa với sự
tưng bừng của bọn nhóc.

b5) Kết cấu gồm từ phủ định (hoặc khẳng định) + danh
từ (hoặc đại từ phiếm chỉ)
VD:
1) Không ai yêu mẹ bằng con, không ai thương con bằng
mẹ.
2) Không có gì quý hơn độc lập, tự do.
3) Bây giờ, chẳng mấy ai nhớ những trò chơi ngày xưa.
4) Không một ai mà không soi gương, từ già tới trẻ, từ đàn
ông đến đàn bà.

b6) Kết cấu song hành chỉ khoảng cách không gian
VD:
1) Từ miền ngược đến miền xuôi đều mong có điện thắp sáng.
2) Từ Bắc đến Nam đều chung một lòng bảo vệ biển đảo quê
hương.

Lưu ý: Trước CN thường không có quan hệ từ, trừ những
trường hợp CN chỉ một khoảng thời gian, không gian 
Điểm khác biệt giữa CN và một số thành phần phụ của
câu, như trạng ngữ, khởi ngữ.
VD:
1) Do một sự tình cờ, y biết được tên Tư.
2) Đối với gia đình vợ, Thứ vẫn cố ý không thân mật lắm.
2.4.2. Thành phần chính vị ngữ

2.4.2.1. Khái niệm


Vị ngữ (VN) là một trong hai thành phần chính của
câu, có quan hệ qua lại với CN, nêu lên đặc trưng
hoặc quan hệ của đối tượng được nói đến ở CN.
2.4.2.2. Cấu tạo của vị ngữ
Về mặt nghĩa, VN thường nêu đặc trưng (về hành động,
trạng thái, tính chất) của sự vật, sự việc, hiện tượng
được CN biểu thị hay quan hệ của nó với sự vật khác.
Do đó, về mặt cấu tạo, VN thường là động từ, cụm động
từ, tính từ, cụm tính từ, cụm C-V,…
a. Động từ, cụm động từ
VD:
1) Bóng đêm thả xuống từng mảng lớn.
2) Mày cầm về đi!
3) “Tôi cảm nhận sâu sắc những mất mát trong
tâm hồn của một giáo viên không được đến
trường”.
b) Tính từ, cụm tính từ
VD:
1) Văn Nguyễn Tuân tinh tế, uyên thâm.
2) Cùng trên một mảnh vườn, sao lời cây ớt cay, lời cây
sung chát, lời cây cam ngọt, lời cây móng rồng thơm
như mít chín.

c) Kết cấu “là” + danh/ cụm danh từ
VD:
1) Sách là báu vật không thể thiếu đối với mỗi người.
2) Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường
trăng lung linh dát vàng.
3) Che mưa che nắng là rau tầng ô.

d) Cụm từ C-V
VD:
1) Sông Thương nước chảy đôi dòng.
2) Người nào người nấy, mặt xanh như như tàu lá
chuối.

e) Cụm từ cố định
VD:
1) Anh ta mèo mù vớ phải cá rán.
2) …Đấy là đục nước béo cò!
g) Kết cấu gồm từ chỉ quan hệ + đại từ/ danh từ
(cụm danh từ), động từ (cụm động từ)
VD:
1) Việc ấy tại anh.
2) Cuốn sách này của tôi.
3) Chiếc ghế này bằng gỗ lim.
4) Cái bàn này để ngồi học.
 Thường biểu thị QH nguyên nhân/ định vị/ mục đích/
chất liệu/ sở hữu/…
2.4.2.3. Vị trí của vị ngữ

Thường đứng liền sau CN, giữa CN và VN không cần


ngăn cách bằng dấu phẩy hay liên từ nào.
VD:
Tuy nhiên, để phục vụ cho mục đích tu từ nào đó, có thể
dùng một trong các cách sau:
- Đặt VN trước CN:
VD:
1) Thật vĩ đại cái trầm lặng đầy tin tưởng của những
con người!
2) Rất đẹp hình anh lúc ráng chiều.
- Dùng dấu phẩy ngăn cách C-V:
VD:
Cối xay tre, nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm
thóc.
Dùng dấu phẩy ngăn cách C-V khi CN là cụm danh từ có
định ngữ phát triển dài:
VD:
1) Những ai không quên quá khứ, luôn có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
2) Một ông lão đầu tóc bạc phơ, da dẻ hồng hào, khoan thai chống gậy,
đi về phía anh.

- Dùng “thì, mà” nhấn mạnh CN hay VN:
VD:
1) Cô ấy thì cao không tới, thấp không thông.
2) Người thì mớ bảy mớ ba
Người thì áo rách như là áo tơi.

You might also like