Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

ĐỀ CƯƠNG MÔN TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG

I. KHÁI NIỆM
* Tri giác:
Tri giác là sự phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bên
ngoài của sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác
quan.
* Tư duy:
Tư duy là một quá trình nhận thức phán ánh những thuộc tính
bản chất những mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật của sự vật
hiện tượng khách quan mà trước đó ta chưa biết.
* Trí nhớ:
Trí nhớ là quá trình tâm lí phản ánh vốn kinh nghiệm của cá
nhân dưới hình thức biểu tượng, bằng cách ghi nhớ, giữu gìn,
nhận lại và nhớ lại những điều mà con người đã trải qua.
* Tình cảm:
Tình cảm là những thái độ thể hiện sự rung cảm của con người
đối với những sự vật, hiện tượng của hiện thực phản ánh ý nghĩa
của chúng trong mối liên quan với nhu cầu và động cơ của con
người.
II. ĐẶC ĐIỂM
a. TƯ DUY:
- Tính có vấn đề của tư duy:
+ Tình huống “có vấn đề” (THCVD) là tình huống chứa đựng
mục đích, vấn đề mới mà hiểu biết cũ, phương pháp hành động
cũ, tuy còn cần thiết nhưng vẫn chưa đủ sức giải quyết.
+ Tư duy chỉ xuất hiện khi gặp THCVD và cá nhân có nhu cầu giải
quyết nó.
- Tính khái quát của tư duy:
+ Tư duy phản ánh cái chung nhất, cái bản chất của các sự vật,
hiện tượng cùng loại.
+ Tư duy phản ánh bằng ngôn ngữ, bằng khái niệm và quy luật.
+ Đối tượng của tư duy là cái chung nhưng nó cũng hướng đến cái
riêng. Bởi vì cái chung bao giờ cũng được khái quát từ cái riêng.
+ Khái quát phải có cơ sở khoa học, không khái quát vội theo kinh
nghiệm.
- Tính gián tiếp :
+ Tư duy phải dựa vào nguyên liệu do nhận thức cảm tính cung
cấp.
+ Tư duy vận hành trên nền ngôn ngữ, biểu đạt kết quả bằng ngôn
ngữ.
+ Tư duy dựa vào kết quả tư duy của người khác (kinh nghiệm xã
hội).
+ Tư duy cần sử dụng công cụ, phương tiện (máy móc, trang thiết
bị kĩ thuật,....) để nhận thức đối tượng
 Ý nghĩa: Mở rộng được nhận thức của con người, phản ánh
hiện tại, quá khứ và tương lai.

- Tư duy của con người có quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ:
+ Không ngôn ngữ -> không tư duy.
+ Tư duy và ngôn ngữ thống nhất với nhau nhưng không đồng nhất
( đó lag mối quan hệ giữa nội dung và hình thức).
+ Ngôn ngữ là phương tiện, là công cụ của tư duy.
+ Ngôn ngữ là phương tiện biểu đạt kết quả của tư duy.
+ Tư duy giúp cho ngôn ngữ có ý nghĩa, trong sáng, khúc chiết,....
- Tư duy có quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính:
+ Nhận thức cảm tính là nguồn cung cấp nguyên liệu cho tư duy.
NTCT là nguyên liệu sâu xa, là điều kiện của tư duy.
+ Tư duy làm cho khả năng cảm giác tinh vi, nhạy bén hơn, chính
xác hơn, tri giác mang tính ổn định và có ý nghĩa.
b. TÌNH CẢM:
- Tính nhận thức:
+ Quá trình nảy sinh và hình thành tình cảm đi cùng với quá trình
nhận thức về đối tượng. Càng nhận thức rõ về đối tượng, càng làm
cho tình cảm bền vững, ổn định và sâu sắc.
+ Tính nhận thức của tình cảm còn thể hiện ở việc nhận thức được
nguyên nhân, nguồn gốc, cũng như mức độ của tình cảm.
- Tính ổn định:
+ Tình cảm là thái độ ổn định của con người đối với sự vật, hiện
tượng xung quanh và với bản thân, nó không phải là thái độ nhất
thời, có tính tình huống. Tình cảm là thuộc tính tâm lý.
+ Tính ổn định cho phép những biểu hiện của tình cảm bền vững
trong những tình huống, hoàn cảnh cụ thể thông qua các cảm xúc
đa dạng.
- Tính khái quát:
+ Tình cảm có được là do sự động hình hóa, khái quát hóa các cảm
xúc cùng loại.
+ Tình cảm là thái độ của con người với cả một loại (một phạm
trù) các SVHT, không phải với từng SVHT, từng thuộc tính của
SVHT.
- Tính xã hội:
+ Tình cảm chỉ có ở người, nó thực hiện chức năng xã hội và hình
thành trong môi trường xã hội.
+ Tình cảm nảy sinh trong quá trình con người cải tạo tự nhiên
bằng lao động xã hội và trong sự giao tiếp giữa con người với
nhau.
- Tính chân thực:
Tình cảm phản ánh chính xác nội tâm của con người dù người ấy
có che giấu, ngụy trang.

III. QUY LUẬT


A. QUY LUẬT CẢM GIÁC
a) Quy luật ngưỡng cảm giác:
Ngưỡng cảm giác là giới hạn mà ở đó kích thích gây ra được cảm
giác.
Cảm giác có 2 ngưỡng cảm giác: ngưỡng tuyệt đối và ngưỡng sai
biệt
- Ngưỡng tuyệt đối:
+ Ngưỡng tuyệt đối phía trên: cường độ kích thích tối đa vẫn gây
ra được cảm giác.
+ Ngưỡng tuyệt đối phía dưới: cường độ kích thích tối thiếu đủ để
gây ra cảm giác.
Vd: Cảm giác nghe nhìn, nếm, ngửi,....
- Ngưỡng sai biệt:
+ Mức độ chênh lệch tối thiểu về cường độ hoặc tính chất của 2
kích thích đủ để ta phân biệt được 2 kích thích đó.
Vd: Áp dụng cho tăng hoặc giảm giá SP
+ Tính nhạy cảm của cảm giác, tỉ lệ nghịch với ngưỡng tuyệt đối.
Nhiều kích thích rất nhỏ nhưng vẫn có người nhận ra được kích
thích đó.
Vd: những đầu bếp
b) Quy luật thích ứng cảm giác:
- Thích ứng là khả năng thay đổi độ nhạy cảm của cảm giác cho
phù hợp với sự thay đổi cường độ kích thích.
- Khi cường độ kích thích tăng thì giảm độ nhạy cảm, khi cường độ
kích thích giảm thì tăng tính nhạy cảm.
Vd: Đang ở trong phòng tối bước ra ngoài trời nắng và ngược lại.
Vd: Trong gd học sinh.
- Khả năng thích ứng có thể thay đổi và phát triển do hoạt động, rèn
luyện và do tính chất nghề nghiệp.
+ Nếu tính nhạy cảm tăng cao thì cảm giác của con người trở nên
nhạy bén và tinh tế.
Vd: Những chuyên gia về nếm rượu nho, họ chỉ uống một ngụm
nhưng họ có thể biết được nho này trồng ở đâu.
+ Nếu tính nhạy cảm giảm xuống nhiều thì cảm giác của con
người trở nên chai sạn.
Vd: Những công nhân làm ở lò luyện kim, họ có thể làm 8 tiếng
trong nhiệt độ 50-60
Trong tình cảm
Trong giáo dục
c) Quy luật tác động qua lại lẫn nhau của cảm giác:
- Sự thay đổi tính nhạy cảm của một cảm giác này dưới ảnh hưởng
của một cảm giác kia.
- Sự kích thích yếu (hay mạnh) lên một cơ quan phân tích này sẽ
làm tăng (hoặc giảm) tính nhạy cảm của cơ quan phân tích khác.
Vd: Khi nếm chè mà nếm lúc nóng thì cảm giác không ngọt.
Vd: Luyện tập cho người mù học chữ bằng các đầu ngón tay.
Vd: Thiết kế nhà, phòng ốc: cách chọn các tông mùa và bày trí để
có cảm giác rộng và thoáng hơn.
Vd: Trang trí món ăn thật bắt mắt tạo sự hấp dẫn cho món ăn.
Vd: Trong phim ảnh ngoài sử dụng hình ảnh, người ta còn dùng
các loại âm thanh mô phỏng tiếng gió, tiếng sói hú,....Để tạo cảm
giác sợ hãi cho người xem.
B. QUY LUẬT TRI GIÁC
a) Quy luật về tính đối tượng của tri giác:
Tri giác bao giờ cũng có đối tượng.
Tri giác phản ánh SVHT một cách trọn vẹn, cụ thể SVHT và độc
lập với SVHT khác.
b) Quy luật về tính ổn định của tri giác:
- Tính ổn định của tri giác là khả năng phản ánh sự vật, hiện tượng
không thay đổi khi điều kiện tri giác thay đổi.
- Thường thể hiện rõ khi tri giác về độ lớn, hình dạng, màu sắc của
đối tượng.
- Điều kiện cần thiết cho việc định hướng.
c) Quy luật về tính lựa chọn của tri giác:
Tính lựa chọn của tri giác là sự tách bạch rõ rệt hơn một số đối
tượng này (hay thuộc tính, dấu hiệu, phẩm chất của sự vật) so với
những đối tượng khác.
Còn gọi là qui luật đối tượng – bối cảnh. Hay hình – nền.
Phụ thuộc vào tâm lý của chủ thể và ngôn ngữ.
Ứng dụng nhiều trong thực tế.
d) Quy luật về tính có ý nghĩa của tri giác:
- Tính ý nghĩa thực chất là sự thông hiểu về đối tượng tri giác (nhận
biết, gọi tên, tìm mối quan hệ, công dụng)
- Kinh nghiệm và ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng, giúp sắp xếp
các SVHT vào một lớp, nhóm hay một loại hiện tượng nhất định.
e) Quy luật tổng giác:
- Tri giác của con người còn phụ thuộc vào bản thân chủ thể tri
giác: nhu cầu, hứng thú, tình cảm, mục đích, động cơ,....
- Sự phụ thuộc của tri giác vào nội dung đời sống tâm lý con người,
vào đặc điểm nhân cách được gọi là tổng giác.
f) Quy luật ảo ảnh của tri giác:
- Là sự phản ánh sai lệch các sự vật, hiện tượng một cách khách
quan cho con người.
- Ứng dụng: Trong kiến trúc, hội họa, trang trí và thời trang....
C. QUY LUẬT TÌNH CẢM
a) Quy luật lây lan:
- Xúc cảm, tình cảm của người này có thể truyền, lây sang người
khác
Vd: buồn lây, vui lây, cảm thông, đồng cảm,...
- Ứng dụng:
Ca dao tục ngữ
VD: “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”
“Niềm vui nhân đôi, nỗi buồn sẽ nữa”
Giao tiếp
+ Lắng nghe để thấu hiểu, để đồng cảm, để đặt mình vào tâm
trạng của người khác.
+ Hạn chế lây lan những xúc cảm tiêu cực khiến những
người khán chán nản theo
Dạy học
+ Khi tổ chức thi đua khen thưởng cho học sinh học tập sẽ
tạo động lực cho những học sinh khác có tinh thần học tập.
+ Giáo viên luôn giữ phong thái vui vẻ taoh bầu không khí
thoải mái, học tập tốt.
+ Xây dựng tập thể hòa đồng, đoàn kết, thân ái.
b) Quy luật thích ứng:
- Một xúc cảm, tình cảm được lặp đi lặp lại nhiều lần một cách
không thay đổi thì cuối cùng sẽ bị suy yếu, bị lắng xuống. Đó là
hiện tượng “ chai sạn” tình cảm.
Vd: “Gần thường xa thương”
“Dao năng mài thì sắc, người năng chào thì quen”
Ứng dụng:
Dạy học: Thay đổi phương pháp giảng dạy, giáo dục học sinh. Biết
làm mới mình góp phần tạp hứng thú trong tiết học.
c) Quy luật tương phản:
- Trong quá trình hình thành và biểu hiện tình cảm, sự xuất hiện
hoặc suy yếu của một tình cảm này có thể làm tăng hoặc giảm của
một hiện tượng khác diễn ra đồng thời.
Vd: “Càng yêu nước càng căm thù giặc”
- Ứng dụng:
Thành ngữ
“Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay”
“Ôn cố tri tân”
“Yêu nhau lắm, cắn nhau đau”
Giao tiếp, ứng xử
+ Đừng vội đánh giá con người sau một hai lần gặp mặt vì dễ
bị cảm xúc đánh lừa.
+ Hãy đến gần hơn (cả về không gian lẫn tâm lý) để hiểu rõ
con người hơn.
+ Cần tham khảo ý kiến người khác khi muốn đánh giá về
một người nòa đó, tránh trường hợp bản thân có ý kiến chủ quan,
phiến diện về người khác.
Dạy học
+ Có cái nhìn khách quan, lý tính, công bằng hơn trong nhìn nhận
và đánh giá học sinh.
+ Vận dụng quy luật tương phản để nêu gương, trách phạt học
sinh.
d) Quy luật di chuyển
- Là hiện tượng tình cảm, cảm xúc có thể di chuyển từ người này
sang người khác.
Vd: “Giận cá chém thớt”
- Ứng dụng:
Ca dao, tục ngữ
“Yêu nhau yêu cả đường đi
Ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng”
Giao tiếp
Kiềm chế cảm xúc, không vội đánh giá người khác. Sự thiếu
kiểm soát xúc cảm đôi khi dẫn đến hậu quả nặng nề.
Dạy học
+ Nhận định và đánh giá vấn đề một cách khách quan.
+ Tránh thiên vị trong đánh giá “yêu tốt ghét xấu”
e) Quy luật pha trộn
- Trong đời sống tình cảm của con người, nhiều khi hai tình cảm
đối cực nhau, có thể xảy ra cùng một lúc nhưng không loại trừ
nhau, chúng pha trộn vào nhau.
Vd: “Giận mà thương, thương mà giận”
- Ứng dụng:
Giao tiếp:
Đời sống tình cảm đầy mâu thuẫn, phức tạp vì vậy cần phải
biết quy luật này để thông cảm, điều khiển, điều chỉnh hành vi của
mình.
Dạy học:
+ Giáo viên phải nghiêm khắc trên tinh thần thương yêu học
sinh.
+ Là một nhà giáo chúng ta phải công bằng đối với học sinh
của chúng ta.
f) Quy luật về sự hình thành tình cảm
- Xúc cảm là cơ sở của tình cảm, tình cảm được hình thành dựa từ
những xúc cảm đồng loại, chúng được động hình hóa, tổng hợp
hóa và khái quát hóa mà hình thành.
Vd: Tình cảm mẹ con, tình yêu tổ quốc,....
+ Tổng hợp hóa: là quá trình dùng trí óc để hợp nhất các thành
phần đã được tác rồi nhờ sự phân tích thành một chỉnh thể.
+ Động hình hóa: là khả năng làm sống lại một phản xạ hoặc một
chuỗi phản xạ đã được hình thành từ trước.
+ Khái quát hóa: là quá trình dùng trí óc để hợp nhất nhiều đối
tượng khác nhau thành một nhóm, một loại theo những thuộc tính,
những liên hệ, quan hệ chung nhất định.
- Ứng dụng
Ca dao, tục ngữ
“Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”
“Đẹp trai không bằng chai mặt”
Giao tiếp
Trước khi muốn xây dựng mối liên hệ thân mật (người yêu,
tri kĩ,....) ta nên tạo một mối quan hệ nhỏ hơn để tìm hiểu và xây
đắp tình cảm cho nó.
Dạy học
+ Hình thành tình cảm cho học sinh phải đi từ điều đơn giản
bình dụ người thật việc thật không giáo điều nói suông.
+ Để xây dựng tình yêu tổ quốc thì trước tiên phải xây dựng
tình yêu từ gia đình, làng xóm, quê hương.

IV.PHÂN BIỆT
Giống và khác nhau giữa phản ánh nhận thức và phản ánh cảm
xúc?
GIỐNG NHAU
- Mang tính chủ thể
- Có bản chất xã hội lịch sử
KHÁC NHAU
Phản ánh nhận thức Phản ánh cảm xúc
-Nội dung phản ánh: thuộc tính -Nội dung phản ánh: MQH giữa
và các mối quan hệ của bản thân các SVHT với nhu cầu, động cơ
thế giới con người
-Phạm vi phản ánh: mọi SVHT -Phạm vi phản ánh: có tính lựa
tác động vào giác quan đều được chọn
nhận thức
-Phương thức phản ánh: hình -Phương thức phản ánh: rung
ảnh, khái niệm cảm, trải nghiệm
-Mang đậm màu sắc cá nhân hơn
nhận thức
-Quá trình hình thành diễn ra theo
quy luật riêng

You might also like