C1 TỔNG QUAN VỀ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG VẬN TẢI

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 94

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.

HCM
KHOA KINH TẾ VẬN TẢI

Chương 1: Tổng quan về kết cấu hạ


tầng giao thông vận tải

TP. HCM, 8/2022 1


MỤC TIÊU MÔN HỌC

• Hiểu kết cấu hạ tầng giao thông vận tải


• Quy hoạch giao thông vận tải
• Các công trình phục vụ vận tải và mạng lưới tuyến
vận tải, xác định vốn đầu tư
• Kết cấu hạ tầng và cơ chế chính sách thực hiện
quy hoạch
• vận dụng việc quản lý và hoạch định phát triển các
dịch vụ vận tải của doanh nghiệp / cơ quan quản lý
nhà nước.…

2
Tài liệu tham khảo

1.Bài giảng Quy hoạch & kết cấu hạ tầng giao thông vận tải –
Vương Tấn Đức – Bùi Quốc An
2. Quy hoạch hệ thống giao thông đô thị - PGS. TS. Hồ Ngọc
Hùng - Nhà Xuất Bản Xây Dựng
3. Luật, nghị định, thông tư về quy hoạch giao thông vận tải

3
THI VÀ KIỂM TRA

• ĐIỂM QUÁ TRÌNH • THI HẾT MÔN


• Hình thức: Tự luận
• Thời gian: 90 phút
• ĐIỂM CUỐI KỲ
• Z= 0.3 X + 0.7 Y

4
Chương 1: Tổng quan về kết cấu hạ
tầng giao thông vận tải

1.1. Giao thông vận tải và vai trò của hệ


thống giao thông vận tải
1.2. Hệ thống kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ
1.3. Hệ thống vận tải

1.4. Công trình phục vụ vận tải

5
Các khái niệm
▪ Hệ thống giao thông vận tải (GTVT) bao gồm cơ sở hạ tầng, đối tượng tham gia
giao thông, các thiết bị điều khiển và môi trường cùng các mối quan hệ giữa các
thành phần.

▪ Giao thông vận tải được định nghĩa là sự vận chuyển người và hàng hoá từ nơi
này đến nơi khác

▪ Giao thông vận tải thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh và là cầu nối giúp các
ngành kinh tế phát triển và ngược lại.

6
Các khái niệm
▪ Giao thông vận tải liên quan mật thiết đến cuộc sống

▪ Giao thông vận tải góp phần vào việc sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên
thiên nhiên.

▪ Giao thông vận tải là một yếu tố sống còn trong một xã hội văn minh, nó là một
bộ phận cơ bản của cơ cấu kinh tế, xã hội, văn hoá và chính trị trong xã hội

7
Các chức năng của hệ thống GTVT
▪ Thỏa mãn nhu cầu vận tải: Nhu cầu vận tải có liên quan trực tiếp đến vấn đề sử
dụng đất, khả năng đáp ứng của hệ thống giao thông vận tải.

▪ Đảm bảo khả năng tiếp cận, đi lại của con người và lưu thông hàng hóa

▪ Khả năng vận động: Tạo cho người đi lại có “nhiều sự lựa chọn nơi nào cần đi
để thỏa mãn nhu cầu nào đó”. Ví dụ, khả năng vận động cho phép những người
đi mua bán lựa chọn giữa nhiều trung tâm và các cửa hàng mua sắm.

▪ - Khả năng tiếp cận: sự gần gũi với cơ sở hạ tầng vận tải công cộng và đường
cao tốc là nhân tố chủ yếu xác định giá trị khu đất.

8
Các bộ phận cấu thành hệ thống
giao thông vận tải
▪ Hạ tầng giao thông cố định: các bộ phận vật lý của hệ thống được cố định trong
không gian và cấu thành nên mạng lưới hoặc các tuyến nối kết nhau trong toàn
bộ hệ thống

▪ Các phương tiện và công nghệ vận tải: bao gồm các phương tiện vận tải, các
côngtenơ, xe tải chở hàng

9
Các bộ phận cấu thành hệ thống
giao thông vận tải
▪ Hệ thống quản lý giao thông: là hệ thống và các thiết bị đảm bảo dòng phương
tiện lưu thông một cách có hiệu quả

▪ Hệ thống quản lý giao thông thông minh

▪ Các thông tin về mạng lưới đường (chiều dài, chiều rộng mỗi tuyến đường,
khoảng cách giứa các nút giao cắt trên tuyến...)

▪ Mạng lưới đường trong trung tâm đô thị (nút giao cắt gần nhau, dòng xe không
đồng nhất, vận tốc xe chạy thấp)

10
Vai trò của giao thông vận tải
Vai trò kinh tế của giao thông vận tải
▪ Vai trò kinh tế của giao thông vận tải chủ yếu liên quan đến quá trình sản xuất, phân
phối và tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ.

▪ Việc phân bố các nguồn tài nguyên tự nhiên là không đồng đều, do vậy phát sinh nhu
cầu giao thông vận tải như một nhu cầu toàn cầu nhằm vận chuyển.

▪ Kiến thức và kỹ năng làm việc là khác biệt giữa các địa phương, phát sinh nhu cầu vận
chuyển con người giữa các khu vực

11
Vai trò của giao thông vận tải
Ích lợi của vị trí, thời gian và chất lượng hàng hoá

▪ Xét hệ thống ban đầu khi hàng sản xuất tại A với giá bán gốc là 1. Người mua tại B chấp
nhận mua hàng với mức giá 2.

▪ Giao thông vận tải đem lại giá trị cho hàng hoá, nó xác định giá trị của hàng hoá tại một địa
điểm trong mối quan hệ với giá của loại hàng hoá đó tại địa điểm khác.

▪ Vận chuyển sao cho hàng hoá vẫn giữ được chất lượng của nó

12
Vai trò của giao thông vận tải
Ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế tại các địa phương
▪ Phát triển về khu vực sản xuất sẽ dẫn đến sự thay đổi trong việc phân
phối dân cư
▪ Khi GTVT phát triển, nếu các khách hàng vẫn tiêu thụ cùng một lượng
hàng hoá như lúc trước, thì lượng tiền phải trả sẽ ít đi và có thêm tiền
cho các loại hàng khác,

13
Vai trò của giao thông vận tải

Mở rộng vận chuyển hàng hoá


▪ GTVT pt ->giảm chi phí vận tải và tăng khả năng vận chuyển mọi loại
hàng hoá với những khoảng cách vận chuyển lớn.

▪ Các loại hang hóa có điều kiện thời tiết nhất định, hoặc trồng trên một
loại đất nhất định, hiện nay đều có bán ở mọi nơi

▪ có thể những hàng hoá được sản xuất tại địa phương, nhưng chất
lượng lại thấp và giá thành cao hơn nếu vận chuyển từ nơi khác đến.

14
Vai trò của giao thông vận tải
Vai trò xã hội của giao thông vận tải
▪ Hình thành việc định cư: định cư, xây dựng nhà các khu đô thị…

▪ Quy mô và mô hình định cư: đô thị hoá, các trung tâm thương mại, khu dân cư, khu
công nghiệp được hình thành

▪ Đi lại với khoảng cách lớn: đi lại trong một khu định cư đô thị, hoặc giữa các khu
dân cư lân cận nhau

▪ An toàn: Giao thông vận tải cũng mang lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực như tai nạn giao
thông. Giao thông thuận lợi giảm TNGT

15
Vai trò của giao thông vận tải
Vai trò chính trị của giao thông vận tải
▪ Quản lý một khu vực: Để quản lý một khu vực, nhà nước cần phải có khả năng gửi và
nhận thông tin nhanh chóng. Hệ thống giao thông vận tải trở nên rất quan trọng trong
trường hợp cử lực lượng cảnh sát hoặc quân đội đến những khu vực

▪ Xây dựng trên cơ sở phục vụ mục đích truyền tin

▪ Trách nhiệm tài chính cho giao thông vận tải: Nhà nước là người chịu trách nhiệm tài
chính cho việc đầu tư, bảo dưỡng sửa chữa hệ thống giao thông vận tải.

16
Vai trò của giao thông vận tải
Vai trò môi trường của giao thông vận tải
▪ Vấn đề ô nhiễm,
▪ Công nghệ giao thông vận tải cần được thay đổi theo chiều hướng giảm bớt các phát thải ô nhiễm
môi trường.

▪ Tiêu thụ năng lượng,


▪ Chương trình hạn chế số lượng xe, đầu tư công nghệ

17
Vai trò của giao thông vận tải
Vai trò môi trường của giao thông vận tải
▪ Việc mở rộng GTVT đòi hỏi một quỹ đất đáng kể.
▪ Việc đòi hỏi thêm đất cho giao thông là một vấn đề khó khăn khi quy hoạch.
▪ Quỹ đất sử dụng và vấn đề thẩm mỹ đô thị,

▪ Ách tắc giao thông.


▪ Nhu cầu vận chuyển hàng hoá đang gia tăng không ngừng, vì thế dòng giao thông chậm và ách tắc giao
thông
▪ Các biện pháp hạn chế nhu cầu đi lại cá nhân, khuyến khích phát triển nhu cầu đi lại bằng giao thông công
cộng

18
Đánh giá hệ thống giao thông vận tải

Các tiêu chuẩn đánh giá hệ thống giao thông vận tải
▪ Hệ thống giao thông vận tải được đánh giá trên cơ sở sau
- Nhanh chóng kịp thời.
- Thuận tiện.
- Mỹ quan đô thị.
▪ Trong các tiêu chuẩn kể trên, tiêu chuẩn quan trọng nhất và có tính chất
quyết định là tiêu chuẩn nhanh chóng kịp thời.

19
Đánh giá hệ thống giao thông vận tải

Chỉ tiêu đánh giá hệ thống giao thông vận tải


▪ Nhóm các chỉ tiêu phản ánh vai trò và mối quan hệ của giao thông vận tải với nền kinh tế
- Khối lượng và lượng luân chuyển hàng hoá, hành khách tính bình quân trên 1000
dân hoặc cho 1000 triệu đồng GDP
- Khối lượng hàng qua cảng, khối lượng hàng vận chuyển ngoài nước
- Tổng sản phẩm trong nước của ngành và tỉ trọng của nó so với tổng sản phẩm quốc
nội.

20
Đánh giá hệ thống giao thông vận tải

Chỉ tiêu đánh giá hệ thống giao thông vận tải (tt)
- Tổng vốn đầu tư cho GTVT, so với tổng vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư cho
từng chuyên ngành.
- Tổng chiều dài mạng lưới giao thông, mật độ đường tính bình quân cho
1000 dân, hoặc tính bình quân cho 100km2.
- Số ô tô, số tấn trọng tải của vận tải đường biển tính cho /1000 dân.
- Tổng số cán bộ công nhân viên của ngành GTVT và tỉ trọng của nó trên
tổng số lao động.
- Tình hình tai nạn giao thông.

21
Đánh giá hệ thống giao thông vận tải

Chỉ tiêu đánh giá hệ thống giao thông vận tải (tt)
▪ Nhóm các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động toàn ngành và từng
chuyên ngành
- Khối lượng và lượng luân chuyển hàng hoá, hành khách toàn
ngành, từng chuyên ngành, cơ cấu giữa chúng.
- Khối lượng vận chuyển các mặt hàng chủ yếu toàn ngành, từng
chuyên ngành.
- Khối lượng hàng hoá thông qua cảng, ga, bến xe tải.
- Số chuyến bay, lượng hàng, khách đến các sân bay quốc tế.

22
Đánh giá hệ thống giao thông vận tải

Chỉ tiêu đánh giá hệ thống giao thông vận tải


▪ Nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật của từng
chuyên ngành
▪ Ngành giao thông vận tải đường bộ:
- Tổng chiều dài, số cầu, tổng chiều dài cầu, số bến phà của từng tuyến
quốc lộ, tỉnh, huyện và xa lộ.
- Tình trạng mặt dường: phân theo kết cấu cấp bậc kỹ thuật, chiều dài và tỉ
trọng tình trạng mặt đường.

23
Đánh giá hệ thống giao thông vận tải

Chỉ tiêu đánh giá hệ thống giao thông vận tải


▪ Nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật của từng
chuyên ngành
▪ Ngành giao thông vận tải đường bộ: (tt)
- Hệ thống cầu trên tuyến chia theo kết cấu, khổ cầu, tải trọng, chiều dài
từng loại.
- Tổng số ô tô phân theo trọng tải, loại hình (xe tải, xe khách, taxi, bus) hoặc
phân theo địa giới hành chính.

24
Đánh giá hệ thống giao thông vận tải

Chỉ tiêu đánh giá hệ thống giao thông vận tải


▪ Nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật của từng
chuyên ngành
▪ Ngành vận tải đường sắt:
- Các đặc trưng kỹ thuật chủ yếu: Số ga, số cầu và tổng chiều dài; số hầm,
tổng chiều dài; tốc độ chạy tàu thực tế, mật độ tuyến, loại ray, trọng tải trục
cho phép của đầu máy ...

25
26
Đánh giá hệ thống giao thông vận tải

Chỉ tiêu đánh giá hệ thống giao thông vận tải


▪ Nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật của từng
chuyên ngành
▪ Ngành vận tải đường sắt: (tt)
- Chiều dài tuyến, khổ đường, tỉ lệ chiều dài từng tuyến trong tổng số tuyến.
Các tuyến đường nhánh, chiều dài, khổ đường, tình trạng khai thác. Tình
trạng trên toàn tuyến.
- Số lượng đầu máy phân theo khổ đường, loại đầu máy..., số lượng toa xe
khách, xe hàng, chủng loại toa.

27
28
Đánh giá hệ thống giao thông vận tải

Chỉ tiêu đánh giá hệ thống giao thông vận tải


▪ Nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật của từng
chuyên ngành
▪ Ngành vận tải đường biển:
- Hệ thống cảng phân theo cấp quản lý, vị trí cỡ tàu lớn nhất thông qua cảng,
chiều dài bến, độ sâu trước bến, diện tích kho bãi, lượng hàng thông qua,
các loại hàng chính.

29
Đánh giá hệ thống giao thông vận tải

Chỉ tiêu đánh giá hệ thống giao thông vận tải


▪ Nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật của từng
chuyên ngành
▪ Ngành vận tải đường biển: (tt)
- Đặc trưng kỹ thuật: luồng tàu, địa điểm, chiều dài luồng, chiều rộng, độ
sâu...
- Phương tiện vận tải: số lượng, chủng loại, tổng trọng tải, cơ cấu đội tàu,
tuổi tàu, đơn vị quản lý.

30
Đánh giá hệ thống giao thông vận tải

Chỉ tiêu đánh giá hệ thống giao thông vận tải


▪ Nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật của từng
chuyên ngành
▪ Ngành vận tải đường thủy nội địa:
- Số sông, kênh, tổng chiều dài. Số sông, kênh vận tải sử dụng, loại sông
(loại 1, 2, 3), cấp quản lý.
- Đặc tính kỹ thuật chủ yếu: điểm đầu, cuối, chiều dài, độ sâu, mức nước
chạy tàu trung bình, cỡ phương tiện lớn nhất có thể vận hành trên tuyến.

31
Đánh giá hệ thống giao thông vận tải

Chỉ tiêu đánh giá hệ thống giao thông vận tải


▪ Nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật của từng
chuyên ngành
▪ Ngành vận tải đường thủy nội địa: (tt)
- Các cảng sông, loại phương tiện ra vào, công suất thiết kế, lượng hàng
thực tế thông qua ...
- Phương tiện vận tải: tổng tải trọng, tổng công suất, đơn vị quản lý, loại
tàu ...

32
Đánh giá hệ thống giao thông vận tải

Chỉ tiêu đánh giá hệ thống giao thông vận tải


▪ Nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật của từng
chuyên ngành
▪ Ngành vận tải hàng không :
- Hệ thống các sân bay: cấp hạng sân bay, số đường cất hạ cánh, chiều dài,
chiều rộng, loại mặt đường, tình trạng kỹ thuật, diện tích nhà ga, lượng
hành khách, hàng hoá thông qua.

33
Đánh giá hệ thống giao thông vận tải

Chỉ tiêu đánh giá hệ thống giao thông vận tải


▪ Nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật của từng
chuyên ngành
▪ Ngành vận tải hàng không : (tt)
- Lực lượng máy bay: số lượng, loại máy bay, tổng tải trọng, tốc độ, suất tiêu
hao nhiên liệu ...
- Một số các chỉ tiêu đặc thù: số chuyến bay quá cảnh, số lượt máy bay quốc
tế đến, số hành khách đến từ các sân bay nước ngoài...

34
35
Hệ thống giao thông vận tải nhìn từ các góc độ
▪ Đối với kỹ sư
▪ Họ thiết kế các tuyến đường, xác định cơ cấu trang thiết bị cho các xí nghiệp vận tải, lập các kế
hoạch vận tải trong quá trình thực hiện các dự án.

▪ Đối với nhà sản xuất:


▪ Họ lựa chọn các phương thức vận tải có tính hiệu quả và kinh tế cao để vận chuyển nguyên vật liệu
phục vụ cho quá trình sản xuất và sau đó vận chuyển sản phẩm ra thị trường tiêu thụ.

▪ Đối với luật sư, cơ quan quản lý nhà nước


▪ Họ quan tâm đến nhu cầu và các vấn đề quốc gia liên quan đến giao thông vận tải, xác lập các chính
sách giao thông và đánh giá hoạt động của các dịch vụ vận tải.

▪ Đối với nhà lãnh đạo quân đội:


▪ Họ là những người hiểu rất rõ vai trò tối quan trọng của giao thông đối với quân đội và các hoạt động
bảo vệ quốc gia.

36
Hệ thống giao thông vận tải nhìn từ các góc đ

▪ Đối với nhà quy hoạch:


▪ Hơn ai hết, họ hiểu rằng thành phố nếu không có các quy hoạch giao thông hợp lý sẽ dẫn đến các
hạn chế và suy yếu của chính nó (tắc nghẽn, ô nhiễm...)

▪ Đối với nhà xã hội học:


▪ Họ quan tâm đến ảnh hưởng của cuộc sống và văn hoá đối với vấn đề di chuyển tự do từ khu vực
này đến khu vực khác.

▪ Đối với một công dân:


▪ Họ quan tâm đến vấn đề di chuyển thuận tiện nhất với chi phí ít nhất cũng như chất lượng cuộc sống
ảnh hưởng bởi giao thông vận tải.

▪ Đối với sinh viên giao thông:


▪ Sinh viên giao thông có nhiệm vụ hiểu rõ các nguyên lý cơ bản và các mối quan hệ ảnh hưởng và
điều tiết giao thông vận tải - bộ phận vô cùng quan trọng trong xã hội của chúng ta.

37
Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường b

▪ Kết cấu hạ tầng


- Tiện ích công cộng (public utilities): năng lượng, viễn thông, nước sạch cung cấp qua hệ
thống ống dẫn, khí đốt truyền tải qua ống, hệ thống thu gom và xử lý các chất thải trong thành
phố...
- Công chánh (public works): đường sá, các công trình xây dựng đập, kênh phục vụ tưới tiêu...
- Giao thông (transport): các trục và tuyến đường bộ, đường sắt, cảng cho tàu và máy bay,
đường thuỷ...

38
Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường b

▪ Kết cấu hạ tầng (tt)


- Hạ tầng xã hội (social infrastructure): bao gồm các cơ sở, thiết bị và công trình phục vụ cho
giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và triển khai công nghệ; các cơ sở y tế,
bảo vệ sức khoẻ, bảo hiểm xã hội và các công trình phục vụ cho hoạt động văn hoá, xã hội,
văn nghệ, thể dục thể thao...
- Vậy, các công trình vật chất kỹ thuật được tổ chức thành các đơn vị sản xuất và dịch vụ, các
công trình sự nghiệp có chức năng đảm bảo sự di chuyển, các luồng thông tin, vật chất nhằm
phục vụ các nhu cầu có tính phổ biến của sản xuất và đời sống xã hội.

39
Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường b

▪ Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải


- kết cấu hạ tầng giao thông vận tải là hệ thống những công trình vật chất kỹ thuật, các công
trình kiến trúc và các phương tiện về tổ chức cơ sở hạ tầng mang tính nền móng cho sự phát
triển của ngành giao thông vận tải và nền kinh tế.
- Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải bao gồm hệ thống cầu, đường, cảng biển, cảng sông, nhà
ga, sân bay, bến bãi và hệ thống trang thiết bị phụ trợ: thông tin tín hiệu, biển báo, đèn
đường...

40
Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

▪ Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải (tt)


- Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải có tính thống nhất và đồng bộ, giữa các bộ phận có sự gắn
kết hài hòa với nhau tạo thành một thể vững chắc đảm bảo cho phép phát huy được sức
mạnh tổng hợp của cả hệ thống.
- Các công trình kết cấu hạ tầng có quy mô lớn và chủ yếu ở ngoài trời, bố trí rải rác trên phạm
vi cả nước, chịu ảnh hưởng nhiều của tự nhiên.

41
Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

▪ Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ


- Công trình đường bộ:
- Nền đường, mặt đường, mép đường, lề đường, hè phố;
- Cầu đường bộ, Hầm đường bộ;
- Công trình chống va trôi, tường, kè;
- Nơi dừng xe, đỗ xe trên đường, trạm điều khiển giao thông;
- Hệ thống thoát nước, chiếu sáng;
- Bến phà, cầu phao;
- Hệ thống báo hiệu;
- Các mốc đo đạc, cột mốc lộ giới;
- Các công trình phụ trợ an toàn giao thông

42
Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

▪ Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ


- Bến, bãi đỗ xe bao gồm:
- Bến xe khách (bãi đỗ xe, nhà chờ, phòng bán vé và các
công trình phụ trợ khác);
- bến xe tải (bãi đỗ xe, kho hàng, nhà nghỉ và các công trình
phụ trợ khác);
- Bãi đỗ xe và các điểm đỗ xe trong các đô thị).

43
Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

▪ Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ


- Hành lang an toàn đường bộ
- Phần đất dọc hai bên đường bộ (kể cả phần mặt nước
sông, suối dọc hai bên cầu, hầm, bến phà, cầu phao)
nhằm bảo đảm an toàn giao thông và bảo vệ công trình
đường bộ, bao gồm các loại:
+ Hành lang an toàn đối với đường bộ (trong đô thị, ngoài
đô thị, song song với sông ngòi, kênh rạch, liền kề với
đường sắt);
+ Hành lang an toàn đối với các công trình khác như cầu,
cống; hầm đường bộ; bến phà, cầu phao; kè đường bộ.

44
Phân loại hệ thống đường bộ

▪ Phân loại theo cấp quản lý


- Hệ thống Quốc lộ:
- Là các đường trục chính của mạng lưới đường bộ, có tác dụng đặc biệt quan trọng phục vụ sự
phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước và khu vực gồm:
- Đường nối liền Thủ đô Hà Nội tới các thành phố trực thuộc Trung ương, với trung tâm hành chính
các tỉnh
- Đường nối trung tâm hành chính 3 tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
- Đường nối liền từ cảng biển quốc tế, cửa khẩu chính trên đường bộ.

45
Phân loại hệ thống đường bộ

▪ Phân loại theo cấp quản lý


- Hệ thống đường tỉnh: là các đường trục trong địa bàn 1 tỉnh hoặc 2 tỉnh gồm đường nối trung
tâm hành chính của tỉnh với trung tâm hành chính của huyện hoặc với trung tâm hành chính
của tỉnh lân cận; đường nối Quốc lộ với trung tâm hành chính của huyện.
- Hệ thống đường huyện: là các đường nối từ trung tâm hành chính của huyện với trung tâm
hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận; đường nối đường
tỉnh với trung tâm hành chính của xã hoặc trung tâm cụm xã.

46
Phân loại hệ thống đường bộ

▪ Phân loại theo cấp quản lý


- Hệ thống đường xã: Là các đường nối từ trung tâm hành chính xã với các thôn, xóm hoặc các
đường nối giữa các xã.
- Hệ thống đường đô thị: Là các đường nằm trong phạm vi địa giới hành chính nội thành, nội thị.
- Hệ thống đường chuyên dùng: Là các đường chuyên dùng phục vụ cho vận chuyển, đi lại của
một hoặc nhiều cơ quan, doanh nghiệp tư nhân.

47
Phân loại hệ thống đường bộ

▪ Phân loại theo chức năng đường


- Hệ thống đường ngoài đô thị
• Theo TCVN 4054-2005, phân cấp kỹ thuật dựa trên chức năng của tuyến đường trong hệ thống
đường

Cấp Chức năng


Cao tốc Đường trục chính, thiết kế theo TCVN 5729 : 1997
Đường trục chính nối các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá lớn của đất nước.
Cấp I
Quốc lộ.
Đường trục chính nối các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá lớn của đất nước.
Cấp II
Quốc lộ.
Đường trục chính nối các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá lớn của đất nước, của địa
Cấp III
phương. Quốc lộ hay đường tỉnh.
Đường nối các trung tâm của địa phương, các điểm lập hàng, các khu dân cư.
Cấp IV
Quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện.
Cấp V Đường phục vụ giao thông địa phương. Đường tỉnh, đường huyện, đường xã.
Cấp VI Đường huyện, đường xã.

48
Phân loại hệ thống đường bộ

▪ Phân loại theo chức năng đường


- Hệ thống đường đô thị
Loại đường phố Chức năng
Đường cao tốc đô thị Có chức năng giao thông cơ động rất cao.
Phục vụ giao thông có tốc độ cao, giao thông liên tục. Đáp ứng lưu lượng và khả năng
thông hành lớn.Thường phục vụ nối liền giữa các đô thị lớn, giữa đô thị trung tâm với
các trung tâm công nghiệp, bến cảng, nhà ga lớn, đô thị vệ tinh...
Đường phố chính đô thị Có chức năng giao thông cơ động cao
Phục vụ giao thông tốc độ cao, giao thông có ý nghĩa toàn đô thị. Đáp ứng lưu lượng và
a-Đường phố chính chủ yếu KNTH cao. Nối liền các trung tâm dân cư lớn, khu công nghiệp tập trung lớn, các công
trình cấp đô thị
Phục vụ giao thông liên khu vực có tốc độ khá lớn. Nối liền các khu dân cư tập trung,
b-Đường phố chính thứ yếu các khu công nghiệp, trung tâm công cộng có quy mô liên khu vực.

49
Phân loại hệ thống đường bộ

50
Phân loại hệ thống đường bộ

▪ Phân loại theo chức năng đường


- Hệ thống đường đô thị
Loại đường phố Chức năng
Đường phố gom Chức năng giao thông cơ động - tiếp cận trung gian
Phục vụ giao thông có ý nghĩa khu vực như trong khu nhà ở lớn, các khu vực trong quận
a-Đường phố khu vực
Là đường ôtô gom chuyên dùng cho vận chuyển hàng hoá trong khu công nghiệp tập
b-Đường vận tải trung và nối khu công nghiệp đến các cảng, ga và đường trục chính
Là đường có quy mô lớn đảm bảo cân bằng chức năng giao thông và không gian nhưng
c-Đại lộ đáp ứng chức năng không gian ở mức phục vụ rất cao.
Đường phố nội bộ Có chức năng giao thông tiếp cận cao
Là đường giao thông liên hệ trong phạm vi phường, đơn vị ở, khu công nghiệp, khu
a-Đường phố nội bộ công trình công cộng hay thương mại…
b-Đường đi bộ Đường chuyên dụng liên hệ trong khu phố nội bộ; đường song song với đường phố
chính, đường gom

51
Phân loại hệ thống đường bộ

▪ Hệ thống đường giao thông nông thôn


- Đường huyện là cầu nối chuyển tiếp hàng hóa, hành khách từ hệ thống đường quốc gia (quốc
lộ, tỉnh lộ) đến trung tâm hành chính của huyện
- Đường xã kết nối và lưu thông hàng hóa từ huyện tới các thôn, làng, ấp, bản và các cơ sở
sản xuất kinh doanh của xã.
- Đường thôn chủ yếu phục vụ sự đi lại của người dân và lưu thông hàng hóa trong trong phạm
vi nông thôn
- Đường dân sinh chủ yếu phục vụ sự đi lại của người dân giữa các cụm dân cư, các hộ gia
đình

52
Đặc điểm giao thông đường bộ

- Giao thông đường bộ là phương thức phổ biến và thông dụng nhất trong các loại hình vận tải.
- Loại hình giao thông này có những ưu điểm nổi bật là sự tiện lợi, tính cơ động cao, linh hoạt,
vận chuyển trực tiếp “door to door” không cần thông qua các phương tiện trung chuyển. Có
khả năng thích nghi cao với các điều kiện địa hình
- Có hiệu quả kinh tế cao ở cự li ngắn và trung bình.
- Ô tô trở thành phương tiện vận tải phối hợp được với hoạt động của các loại phương tiện vận
tải khác như: đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không.

53
Đặc điểm giao thông đường bộ

- Chi phí đầu tư thấp hơn so với đường sắt.


- Về mặt an ninh, quốc phòng, xã hội là một ngành vận tải rất quan trọng
- Tốc độ vận chuyển khá lớn, nhanh hơn đường thủy, tương đương đường sắt, trên các tuyến
cao tốc có thể chạy với cự ly 100-129 km/giờ nên trên cự lý ngắn có thể cạnh tranh với hang
không.
- Cước phí vận chuyển đường bộ rẻ nhiều so với hàng không nên lượng hành khách và hang
hóa thường chiếm tỷ trọng cao.

54
Hệ thống vận tải

- Vận tải là một hoạt động kinh tế có mục đích của con người nhằm đáp ứng nhu cầu di chuyển
vị trí của đối tượng vận chuyển
- Đối tượng vận chuyển gồm con người (hành khách)và vật phẩm (hàng hoá).
- Trong quá trình sản xuất đều có sự kết hợp của 3 yếu tố, đó là công cụ lao động, đối tượng
lao động và sức lao động
- Trong quá trình sản xuất của ngành vận tải cũng đã tiêu thụ một lượng vật chất nhất định
như: vật liệu, nhiên liệu, hao mòn phương tiện vận tải...
- Có thể khái niệm về vận tải : vận tải là quá trình thay đổi (di chuyển) vị trí của hàng hoá, hành
khách trong không gian và thời gian để nhằm thoả mãn nhu cầu nào đó của con người.

55
Hệ thống vận tải

Sản phẩm vận tải


- Trong vận tải đơn vị đo lường là tấn/ km, hành khách/km.
- Sản phẩm vận tải là “hàng hoá đặc biệt”, sản phẩm vận tải cũng có giá trị và giá trị sử dụng,
giá trị của hàng hoá là lượng lao động xã hội cần thiết kết tinh trong hàng hoá đó.
- Sản phẩm vận tải được đánh giá thông qua hai chỉ tiêu:
• Khối lượng vận chuyển (Q): với vận chuyển hàng hóa đó là khối lượng vận chuyển hàng hóa
(đơn vị là tấn); với vận chuyển hành khách là khối lượng vận chuyển hành khách (đơn vị là
hành khách);
• Lượng luân chuyển (P): với vận chuyển hàng hóa đó là lượng luân chuyển hàng hóa (đơn vị
là TKm); với vận chuyển hành khách là lượng luân chuyển hành khách (đơn vị là HK.Km).
• Ngoài ra, đối với vận tải container: khối lượng vận chuyển được tính bằng TEU (Twenty feet
Equivalent Unit) và lượng luân chuyển được tính là TEU.Km

56
Hệ thống vận tải

Sản phẩm vận tải


Ví dụ:
a) Một xe ô tô tải có trọng tải 20 tấn chở 10 tấn lương thực từ thành phố Hồ Chí Minh đi Cần
Thơ với cự ly 170 km, sản phẩm vận tải được tính trên tuyến như sau:
- Khối lượng vận chuyển hàng hóa trên tuyến là Q = 10 tấn.
- Lượng luân chuyển hàng hóa trên tuyến là P = 10 x 170 = 1700 T.km
b) Một xe ô tô khách có sức chứa 50 chỗ chở 40 hành khách từ thành phố Hồ Chí Minh đi Cần
Thơ trên cự ly 170 km (giả sử tất cả 40 hành khách đi thẳng từ thành phố Hồ Chí Minh đến Cần
Thơ và không có hành khách nào lên và xuống dọc đường), sản phẩm vận tải được tính trên
tuyến như sau:
- Khối lượng vận chuyển hành khách trên tuyến là Q = 40 hành khách.
- Lượng luân chuyển hành khách trên tuyến là P = 40 x 170 = 6.800 HK.km

57
Hệ thống vận tải

Chu kỳ vận tải (chuyến)


- Khi thực hiện quá trình vận tải, các công việc trên được lặp đi lặp lại mang tính chu kỳ đó là
chu kỳ của quá trình vận tải.
- Chu kỳ vận tải là một chuyến (xe, tàu, bay) bao gồm các công việc được thực hiện nối tiếp
nhau, kết thúc một chuyến xe là kết thúc một quá trình sản xuất vận tải, một số lượng sản
phẩm vận tải đã được sản xuất và tiêu thụ xong.

58
Hệ thống vận tải

Chu kỳ vận tải (chuyến) tt


- Quá trình vận tải (trừ vận tải đường ống) đều có Chu kỳ sản xuất và sau mỗi chu kỳ sản xuất
đều tạo ra một số lượng sản phẩm
- Chuyến xe là tập hợp đầy đủ tất cả các yếu tố của quá trình vận tải, kể từ khi phương tiện đến
địa điểm xếp hàng tới khi phương tiện đến địa điểm xếp hàng tiếp theo

59
Phân loại vận tải

Căn cứ vào phương thức thực hiện quá trình vận tải
- Vận tải đường bộ;
- Vận tải đường sắt;
- Vận tải đường biển;
- Vận tải thuỷ nội địa;
- Vận tải hàng không;
- Vận tải đường ống;

60
Phân loại vận tải

Căn cứ vào đối tượng vận chuyển


- Vận tải hành khách;
- Vận tải hàng hoá.

61
Phân loại vận tải

Căn cứ vào cách tổ chức quá trình vận tải


- Vận tải đơn phương thức: hàng hoá hay
hành khách được vận chuyển từ nơi đi đến nơi
đến bằng một phương thức vận tải duy nhất;
- Vận tải đa phương thức: việc vận chuyển
được thực hiện bằng ít nhất là 2 phương thức
vận tải, nhưng chỉ sử dụng một chứng từ duy
nhất và chỉ một người chịu trách nhiệm trong
quá trình vận chuyển đó;
- Vận tải đứt đoạn: là việc vận chuyển được
thực hiện bằng 2 hay nhiều phương thức vận
tải, nhưng phải sử dụng 2 hay nhiều chứng từ
vận tải và 2 hay nhiều người chịu trách nhiệm
trong quá trình vận chuyển đó.

62
Phân loại vận tải

Căn cứ vào tính chất của vận tải


• Vận tải công nghệ (vận tải nội bộ): là việc vận chuyển trong nội bộ xí nghiệp, nhà máy,
công ty
• Di chuyển nguyên, vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm, con người phục vụ cho quá
trình sản xuất của công ty, xí nghiệp bằng phương tiện của công ty, xí nghiệp đó mà
không trực tiếp thu tiền cước vận tải
• Vận tải công cộng: là việc kinh doanh vận tải hàng hoá hay hành khách cho mọi đối
tượng trong xã hội để thu tiền cước vận tải.
• Vận chuyển con người từ địa điểm này đến địa điểm khác, các doanh nghiệp vận tải
chuyên chở vật phẩm hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ.

63
Phân loại vận tải (tt)

Phân loại theo loại hình kinh doanh vận tải:


- Kinh doanh vận tải khách theo tuyến cố định là kinh doanh vận tải khách bằng ô tô theo
tuyến có xác định bến đi, bến đến và xe chạy theo lịch trình, hành trình quy định.
- Kinh doanh vận tải khách bằng xe buýt là kinh doanh vận tải khách bằng ô tô theo tuyến
cố định có các điểm dừng đón, trả khách và xe chạy theo biểu đồ vận hành.
- Kinh doanh vận tải khách bằng taxi là kinh doanh vận tải khách bằng ô tô có lịch trình và
hành trình theo yêu cầu của khách; Cước tính theo đồng hồ tính tiền.
- Kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng là kinh doanh vận tải khách bằng ô tô không
theo tuyến cố định được thực hiện theo hợp đồng vận tải.
Phân loại vận tải theo các tiêu thức khác:
- Theo cự ly vận chuyển; Theo khối lượng vận chuyển; Theo phạm vi hoạt động…

64
Các loại hình vận tải

Vận tải đường bộ


* Ưu điểm
- Loại hình vận chuyển được sử dụng nhiều nhất.
- Thuận lợi trong việc lựa chọn loại xe lớn hay nhỏ để vận chuyển cho phù hợp
- Chi phí vận chuyển đường bộ thường thấp hơn
- Vận chuyển được những hàng hóa nặng, chuyển nhà trọn gói, tiện lợi trong việc vận
chuyển hàng hóa trong nước
- Đưa hàng đến tận nơi khách yêu cầu mà không cần luân chuyển sang các loại vận chuyển
khác.
- Thích nghi cao với các điều kiện địa hình, khí hậu.

65
Các loại hình vận tải (tt)

Vận tải đường bộ tt


• Nhược điểm
- Tốn nhiều nhiên liệu,
- Phải nộp các khoản chi phí đường bộ nếu vận chuyển hàng hóa đường dài,
- Dễ gây ra các tai nạn giao thông, gây ách tắc giao thông,
- Gây ô nhiễm môi trường do khí thải.
- Khối lượng luân chuyển hàng hóa cũng hạn chế hơn so với các loại hình vận chuyển
đường biển và đường sắt.

66
Các loại hình vận tải (tt)

Vận tải đường sắt


• Ưu điểm
- Có thể vận chuyển hàng hóa trên những tuyến đường xa
- Tốc độ vận chuyển nhanh, ổn định mức an toàn cho hàng hóa cao
- Chi phí vận chuyển thấp hơn so với đường bộ.
- Vận chuyển được khối lượng hàng hóa lớn.

67
Các loại hình vận tải (tt)

Vận tải đường sắt


• Nhược điểm
- Thời gian vận chuyển hàng hóa được quy định sẵn theo thời gian tàu chạy.
- Chỉ vận chuyển trên một tuyến đường cố định,
- Không thể đưa hàng hóa về tới đích cuối cùng. Cần phải thêm một lần vận chuyển nữa.
- Chi phí cho loại hình vận chuyển này cũng sẽ cao khi số lượng hàng hóa lớn.
- Do phải đóng các chi phí duy trì đường xá, khấu hao đường xá, khấu hao thiết bị nhà ga,
chi phí quản lý…

68
Các loại hình vận tải (tt)

- Vận tải thủy ở đây bao gồm vận tải thủy nội địa (lưu thông trên sông, hồ, kênh,..) và vận tải
biển (lưu thông trên biển hay ven biển).
Vận tải đường thủy nội địa
• Ưu điểm
- Đường thuỷ có chí phí cố định trung bình (tàu thuỷ và thiết bị trên tàu) và chi phí biến đổi
thấp (do khả năng vận chuyển khối lượng hàng lớn nên có lợi thế nhờ quy mô).
- Phương tiện có tổng chi phí thấp nhất (1/6 so với vận tải hàng không; 1/3 so với đường
sắt;1/2 so với đường bộ).
- Thích hợp với những thứ hàng cồng kềnh, lâu hỏng giá trị thấp (vật liệu xây dựng, than đá,
cao su) và hàng đổ rời (cà phê, gạo), trên các tuyến đường trung bình và dài.
- Cước phí vận chuyển bằng đường thủy nội địa, đường biển ổn định và tương đối rẻ hơn
so với các loại hình vận tải khác nếu so sánh số tấn/km.

69
Các loại hình vận tải (tt)

Vận tải đường thủy nội địa


• Nhược điểm
- Tốc độ chậm
- Chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết
- Các tuyến đường vận chuyển có hạn (phụ thuộc vào mạng lưới sông ngòi, chế độ dòng
chảy, thủy triều, bến bãi…).
- Cũng như đường sắt, tính linh hoạt của vận chuyển đường thuỷ không cao, mức độ tiếp
cận thấp.

70
Các loại hình vận tải (tt)

Vận tải đường biển


• Ưu điểm
- Vận chuyển hàng hóa đường biển được sử dụng để giao thoa hàng hóa với các nước bên
ngoài
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với các nước, khu vực trên thế giới.
- Có thể vận chuyển hàng hóa với khối lượng lớn hơn các loại hình vận chuyển khác.
- Hiện nay có khoảng hơn 50% giá trị tính bằng tiền và 90% khối lượng hàng giao dịch trên
toàn cầu là sử dụng đường biển

71
Các loại hình vận tải (tt)

Vận tải đường biển


• Nhược điểm
- Khó quản lý việc nhập cư, quản lỹ hàng hóa của các nước
- Không thể vận chuyển hàng hóa tới tận nơi, phải cần có xe luân chuyển
- Tốc độ vận chuyển cũng chậm hơn so với các loại hình vận chuyển khác.
- Phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết.

72
Các loại hình vận tải (tt)

Vận tải đường hàng không


• Ưu điểm
- Tốc độ vận chuyển hàng hóa nhanh nhất, có thể vận chuyển hàng hóa sang các nước bên
ngoài.
- Vấn đề va ít xảy ra
- Đảm bảo an toàn cho hàng hóa tốt hơn các loại hình vận chuyển khác.

73
Các loại hình vận tải (tt)

Vận tải đường hàng không


• Nhược điểm
- Chi phí vận chuyển cao hơn gấp nhiều lần so với các loại hình vận chuyển khác.
- Khối lượng vận chuyển hàng hóa bị hạn chế.
- Không đưa hàng hóa về tới đích cuối cùng phải thông qua các loại hình vận chuyển khác.

74
Các loại hình vận tải (tt)

Vận tải đường ống


- Ngành rất trẻ, xuất hiện trong thế kỉ XX, gắn liền với nhu cầu vận chuyển dầu mỏ, khí đốt
và các sản phẩm dầu, khí.
• Ưu điểm
- Giá rẻ, nhanh,
- Ít gây ô nhiễm môi trường

75
Các loại hình vận tải (tt)

Vận tải đường ống


• Nhuoc điểm
- Chỉ hoạt động được trên tuyến cố định
- Chỉ chuyên chở được chất lỏng, khí.

76
Công trình phục vụ vận tải

- Công trình phục vụ vận tải là một công trình có chức năng kết nối các phương thức vận tải
khác nhau.
- Ga đường sắt kết nối tàu hỏa với xe buýt, taxi, xe đạp và đi bộ và sân bay kết nối máy bay
với xe buýt, taxi là những công trình nút vận tải điển hình.
- Các loại hình công trình nút vận tải khác bao gồm bến xe buýt, điểm dừng xe buýt, cảng
vận tải hành khách và bến bãi đậu xe.

77
GA CẢNG, BẾN BÃI
Khái niệm Ga cảng

• Ga cảng bao gồm toàn bộ các hệ thống


nhà ga, sân bay, ga cảng, bến xe và
các ICD,… mà ở đó phục vụ cho công
tác xếp dỡ, vận chuyển, lưu giữ, phân
loại và các hoạt động khác đối với hàng
hóa.
CẢNG HÀNG KHÔNG

• Cảng hàng không là Tổ hợp các công


trình được xây dựng lắp đặt để đón và
tiễn các tàu bay và phục vụ cho vận
chuyển hàng không, và vì mục đích đó
mà ở đó có ga hàng không và các công
trình khác và các thiết bị chuyên ngành
hàng không cần thiết.
CẢNG BIỂN

• Theo Luật Hàng Hải Việt Nam


2015 Chương IV, Điều 59 của Luật
Hàng hải Việt Nam năm 2015 quy
định:
• Cảng biển là khu vực bao gồm
vùng đất cảng và vùng nước cảng,
được xây dựng kết cấu hạ tầng và
lắp đặt trang thiết bị cho tàu biển
ra, vào hoạt động để bốc dỡ hàng
hóa, đón trả hành khách và thực
hiện các dịch vụ khác.
CẢNG BIỂN

• Vùng đất cảng là vùng đất được


giới hạn để
▪ Xây dựng cầu cảng,
▪ Kho, bãi,
▪ Nhà xưởng, trụ sở,
▪ Cơ sở dịch vụ,
▪ Hệ thống giao thông,
▪ Thông tin liên lạc,
▪ Điện, nước,
▪ Các công trình phụ trợ khác và lắp
đặt trang thiết bị.
GA ĐƯỜNG SẮT

• Nhà ga được định nghĩa


tại Khoản 5 Điều 3 Thông tư
37/2014/TT-BGTVT
• Nhà ga là nơi tàu dừng, đỗ,
đón, trả khách; cung cấp các dịch
vụ, tiện ích cần thiết cho hành
khách đi tàu và lắp đặt các thiết
bị, máy móc vận hành chạy tàu.
Chức năng của các công trình phục vụ vận tải
đường bộ
- Bến bãi đỗ xe: Là khái niệm chung chỉ bến xe và các không gian dùng cho mục đích đỗ xe
(không gian đỗ xe) khi xe không hoạt động hoặc tạm thời dừng hoạt động.
- Bến bãi đỗ xe công cộng: Là các công trình có tính chất phục vụ công cộng (mọi phương
tiện có nhu cầu).
- Bến xe: Là nơi có hoạt động đỗ xe và đón trả hành khách hoặc bốc xếp, giao nhận hàng
hóa. Bến xe gồm có bến xe khách, bến xe hàng (bến xe tải). Các loại bến xe đều là công
trình có tính chất phục vụ công cộng.
- Các không gian dùng cho mục đích đỗ xe: Chỉ có chức năng đỗ xe và các dịch vụ liên quan
tới phương tiện, không bao gồm hoạt động đón trả khách hay bốc xếp, giao nhận hàng hóa.
Các không gian dùng cho mục đích đỗ xe gồm bãi đỗ xe, điểm đỗ xe, còn gọi là không gian
đỗ xe hay đơn giản là nơi đỗ xe.

84
Chức năng của các công trình phục vụ vận tải
đường bộ

85
Phân loại bến bãi đường bộ

Bến xe khách
- Là kết cấu hạ tầng phục vụ phương tiện ô tô dừng, đỗ, chờ để đón và trả hành khách và
các dịch vụ hỗ trợ vận tải hành khách.
- Bến xe khách liên tỉnh là các bến xe phục vụ xe khách đường dài (liên tỉnh).
- Bến xe buýt là bến xe phục vụ riêng xe buýt (chạy cự ly ngắn trong đô thị).

86
Phân loại bến bãi đường bộ

Bến xe khách
- Bến xe khách phải bảo đảm thực hiện được các chức năng cơ bản:
▪ Cung cấp các dịch vụ phục vụ xe ra, vào bến xe khách.
▪ Cung cấp các dịch vụ phục vụ lái xe, nhân viên phục vụ trên xe, hành khách và phương
tiện.
▪ Các hạng mục công trình cơ bản của bến xe khách được chia làm hai nhóm gồm: Các
công trình bắt buộc phải có và các công trình dịch vụ thương mại.

87
Phân loại bến bãi đường bộ
• Công trình dịch vụ thương mại (Khuyến khích xây dựng):
• Các công trình bắt buộc phải có: • - Trung tâm thương mại.
• - Khu vực đón, trả khách. • - Khách sạn, nhà nghỉ.
• - Bãi đỗ xe ô tô chờ vào vị trí đón khách. • - Nhà hàng phục vụ ăn uống, giải khát.
• - Bãi đỗ xe dành cho phương tiện khác. • - Khu vực cung cấp các dịch vụ vui chơi, giải trí, chăm sóc sức
khỏe.
• - Phòng chờ cho hành khách.
• - Trạm cấp nhiên liệu.
• - Khu vực làm việc của bộ máy quản lý.
• - Xưởng bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện.
• - Khu vực bán vé.
• - Nơi rửa xe.
• - Khu vệ sinh.
• - Nhà để xe nhiều tầng (cao tầng hoặc âm tầng hoặc cả 2).
• - Trung tâm dịch vụ đăng kiểm xe cơ giới.

88
Phân loại bến bãi đường bộ

89
Phân loại bến bãi đường bộ

Bãi đỗ xe, điểm đỗ xe


- Bãi đỗ xe mặt đất tập trung: Áp dụng chủ yếu cho khu vực phát triển mở rộng, có nhiều
quỹ đất
- Bãi đỗ xe nhiều tầng: Áp dụng chủ yếu cho khu vực hạn chế phát triển, bị hạn chế quỹ đất
không yêu cầu giữ gìn cảnh quan.
- Điểm đỗ xe mặt đất phân tán: Áp dụng cho mọi khu vực, đặc biệt thích hợp với khu vực
hạn chế quỹ đất lớn, tận dụng quỹ đất nhỏ.

90
Phân loại bến bãi đường bộ

Bãi đỗ xe, điểm đỗ xe


- Ba tiêu chí về vị trí bố trí bãi đỗ xe, điểm đỗ xe:
• Gần các khu dân cư tập trung.
• Gần các khu cơ quan, trường học.
• Gần các khu mua sắm, vui chơi giải trí.

91
Phân loại bến bãi đường bộ

Bến xe tải (xe hàng)


- Là kết cấu hạ tầng phục vụ phương tiện ô tô vận tải hàng hóa nhận, trả hàng hoặc dừng,
đỗ, chờ để chuẩn bị nhận, trả hàng các dịch vụ hỗ trợ vận tải hàng hóa.
Nội dung kinh doanh bến xe hàng:
- Dịch vụ xếp, dỡ, đóng gói và bảo quản hàng hoá;
- Dịch vụ trông giữ xe;
- Kinh doanh các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.

92
Phân loại bến bãi đường bộ

Trạm dừng nghỉ


- Là công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ,
- Được xây dựng dọc theo tuyến quốc lộ hoặc tỉnh lộ
- Cung cấp các dịch vụ phục vụ người và phương tiện tham gia giao thông.

93
Phân loại bến bãi đường bộ

Bãi đỗ xe, điểm đỗ xe công cộng


- Bãi đỗ xe (tập trung): có quy mô diện tích lớn hơn điểm đỗ xe.
- Điểm đỗ xe (phân tán): có quy mô diện tích nhỏ.
- Nơi đỗ xe cố định: được đầu tư có mục đích đỗ xe, có tính chất lâu dài, vị trí cố định.
- Nơi đỗ xe tạm thời: có tính chất tạm thời, nhỏ lẻ, vị trí không cố định.

94

You might also like