Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Truyện đồng thoại là gì?

Truyện đồng thoại là truyện viết ra cho trẻ em, có nhân vật thường là loài
vật hoặc đồ vật được nhân cách hóa. Các nhân vật này vừa mang những
đặc tính vốn có của loài vật hoặc đồ vật, vừa mang đặc điểm của con
người.
Đặc điểm truyện đồng thoại
- Nhân vật trong câu chuyện là các loài vật được nhân hóa (có tên gọi,
hành động, suy nghĩ như con người)
- Các con vật vừa giữ được các đặc điểm tự nhiên vốn có (thức ăn, nơi ở,
sở thích), vừa có những đặc điểm của con người (làm việc, nghỉ ngơi, lo
nghĩ về tương lai...)
Thơ là thể loại văn học có phạm vi phổ biến rộng và sâu. Thơ tác động
đến người đọc bằng sự nhận thức trong cuộc sống, những liên tưởng
phong phú, nhưng cái cốt lõi của thơ là trữ tình. Thơ ca bao giờ cũng là
tấm gương của tâm hồn, là tiếng nói của tình cảm con người, những rung
động của trái tim trước cuộc đời. Thơ chú trọng đến cái đẹp, phần thi vị
của tâm hồn con người và cuộc sống khách quan. Vẻ đẹp và tính chất gợi
cảm, truyền cảm của thơ có được còn do ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc,
giàu hình ảnh và nhạc điệu. Sự phân dòng và vần hiệp lời thơ, cách ngắt
nhịp, sử dụng thanh điệu,… làm tăng sức âm vang và lan tỏa

Tường thuật ở ngôi thứ nhất.

Khi người kể chuyện xưng “tôi” là ngôi thứ nhất.

Ví dụ: Trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” anh thanh niên xưng là “tôi”
nhưng “tôi” không chỉ ra tác giả Nguyễn Thành Long mà là nhân vật anh
thanh niên.

Người kể có thể trực tiếp nói ra những gì mình nghe, thấy, nghĩ…

Đây cũng là cách kể thông thường của văn bản tự sự

Tường thuật ở ngôi thứ ba

Người kể gọi tên các nhân vật: gọi chính tên của chúng, tự giấu mình đi
như là không có mặt, không có sự tôn tồn tại của mình trong câu chuyện
đấy hay mình chỉ đứng ngoài lề

Người kể chuyện có thể linh hoạt và tự do nói về những gì xảy ra với một
nhân vật.

Đây là một cách kể thường được sử dụng


Từ đơn là gì?
Tiếng là thành phần dùng để cấu tạo nên từ. Và từ chỉ có một tiếng cấu
tạo được gọi là từ đơn.
Như vậy, từ đơn là từ do 1 tiếng có nghĩa tạo thành. Do cấu tạo đơn giản
nên nghĩa của từ đơn cũng đơn giản, không phức tạp như từ phức.
Ví dụ về từ đơn: bàn, ghế, sách, vở, bút, hoa, quả, bánh, tre,…
Phân loại từ đơn
Từ đơn được chia thành 2 loại, cụ thể như sau:

 Từ đơn một âm tiết: Loại từ chỉ có một tiếng, ví dụ: thịt, cá, dầu, keo,
bông, cây,…
 Từ đơn đa âm tiết: Đây là loại từ có hai tiếng, ví dụ: oto, tivi,….

Trong một vài trường hợp, từ có 2 tiếng tạo thành cũng được gọi là từ
đơn. Ví dụ: xà phòng, mì chính,… Nguyên nhân là do chúng buộc phải đi
cùng với nhau thì mới có nghĩa, mới biểu đạt ý nghĩa trọn vẹn.
Từ phức là gì?
Từ phức là những từ do hai hay nhiều tiếng cấu tạo thành.
Ví dụ: cần cù, thông minh, chăm chỉ, học hành,…
Khi tách các tiếng trong từ phức thì mỗi tiếng đứng riêng lẻ đều có thể có
nghĩa hoặc có thể không có nghĩa.
Ví dụ từ phức “đất nước” được ghép bởi 2 tiếng hoàn toàn có nghĩa:

 Đất: Đây là chất rắn cấu tạo nên Trái Đất – nơi để con người cùng các
loài động vật và thực vật sinh sống.
 Nước: Là một loại chất lỏng không có màu, không có mùi, tồn tại rất đa
dạng trong tự nhiên, tại các ao, hồ, sông, suối,…

Các loại từ phức là gì?


Từ phức được chia thành 2 loại là từ ghép và từ láy. Mỗi loại từ này sẽ có
cấu tạo cũng như đặc điểm riêng, như sau:
* Từ ghép
Từ ghép là từ có cấu tạo hai tiếng trở lên và giữa các tiếng đều có quan
hệ với nhau về mặt ngữ nghĩa.
Căn cứ vào quan hệ về mặt ngữ nghĩa, người ta chia từ ghép thành 2 loại
chính:
 Từ ghép chính phụ: Là từ ghép có 1 tiếng chính + 1 tiếng phụ, từ này sẽ
phụ thuộc vào từ kia. Trong đó, từ phụ có vai trò chuyên biệt hóa, sắc
thái hóa cho từ chính. Ví dụ: tàu hỏa, hoa hồng, hoa lan, hoa huệ,…
 Từ ghép đẳng lập: Là từ được cấu tạo từ 2 tiếng và các tiếng đều bình
đẳng với nhau về mặt ngữ nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập thường
khái quát hơn nghĩa của từng tiếng cấu tạo thành. Ví dụ: quần áo, sách
vở, hoa quả,…

Bên cạnh đó, từ ghép cũng được tạo thành bởi một từ không rõ nghĩa và
một từ rõ nghĩa. Ví dụ: chợ búa, bếp núc,…
* Từ láy
Từ láy là từ có cấu tạo hai tiếng trở lên và các tiếng thường có cấu tạo
giống nhau hoặc có sự tương tự nhau về vần.
Ví dụ: hoa hoét, ào ào, ầm ầm,…
Về mặt ngữ nghĩa, trong các tiếng cấu tạo nên từ láy chỉ có một tiếng có
nghĩa hoặc không có tiếng nào có nghĩa.
Ví dụ từ láy “lung linh”, khi tách ra thì cả 2 tiếng đều không có nghĩa.
Dựa vào quan hệ về mặt ngữ âm, người ta chia từ láy thành 2 loại sau:

 Từ láy bộ phận: Là những từ được láy giống nhau ở phần vần hoặc
phần âm.

+ Láy âm là kiểu láy có phần âm lặp lại (lặp lại âm tiết đầu), ví dụ: miên
man, mênh mông, mếu máo,…).
+ Lấy vần là kiểu láy có phần vần được lặp lại, ví dụ: liu diu, liêu xiêu,
chênh vênh,…

 Từ láy toàn bộ: Là loại từ láy có phần âm và phần vần giống nhau, ví
dụ: ào ào, ồn ồn, lanh lảnh, thăm thẳm,…. Từ láy toàn bộ thường được
dùng để nhấn mạnh một âm thanh hoặc một hành động nào đó.

Điểm khác biệt giữa từ đơn và từ phức là gì?


Để so sánh chính xác giữa hai loại từ này, chúng ta sẽ đi so sánh từ đơn
với hai loại từ phức (từ ghép và từ láy):
Biện pháp tu từ so sánh là gì? So sánh là biện pháp tu từ được sử dụng
nhằm đối chiếu các sự vật, sự việc này với các sự vật, sự việc khác giống
nhau trong một điểm nào đó với mục đích tăng sức gợi hình và gợi cảm
khi diễn đạt. Các phép so sánh đều lấy cái cụ thể để so sánh với cái không
cụ thể hoặc kém cụ thể hơn. Việc này giúp mọi người hình dung được sự
vật, sự việc cần nói tới và cần miêu tả.
Cấu tạo của phép so sánh
Cấu tạo của một phép so sánh gồm: vế được so sánh và vế để so sánh.
Giữa hai vế so sánh thường có dấu câu hoặc từ so sánh. Một số từ so sánh
là: như, tựa như, như là, giống như, bao nhiêu…bấy nhiêu.
Dấu hiệu nhận biết phép so sánh
Dấu hiệu của phép so sánh: để phân biệt trong câu có sử dụng biện pháp
so sánh hay không, cần dựa vào các căn cứ:

 Có chứa các từ so sánh như: như, giống như, như là, bao
nhiêu….bấy nhiêu, không bằng….
 Nội dung: có 2 sự vật có điểm tương đồng được so sánh với nhau

Nhan hoa là một trong các biện pháp tu từ ngữ âm với cách gọi, cách tả
con vật, cây cối, đồ vật … bằng những từ ngữ được dùng để gọi hoặc tả
con người như hành động, suy nghĩ, tính cách.
Tác dụng của biện pháp nhân hóa
Nhân hóa khiến sự vật, sự việc trở nên sinh động, gần gũi với đời sống
con người. Biện pháp nhân hóa cũng đem lại cho lời thơ, văn có tính biểu
cảm cao.
Phân loại biện pháp nhân hóa

 Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật (ví dụ: chị ong, chú gà trống,
ông mặt trời,…)
 Dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ hoạt
động, tính chất của vật.

 Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người. Ví dụ: trâu ơi,
chim ơi,….

Biện pháp tu từ Ẩn dụ
Biện pháp tu từ là gì? Biện pháp tu từ ẩn dụ là gì? Ẩn dụ là một biện pháp
tu từ, theo đó, gọi tên các sự vật, hoặc hiện tượng này bằng tên sự vật,
hiện tượng khác có nét tương đồng với nhau có tác dụng nhằm tăng sức
gợi hình, gợi cảm. Đây cũng là một trong những biện pháp tu từ lớp 6
thường gặp.
Các hình thức của ẩn dụ
 Ẩn dụ hình thức: là sự chuyển đổi tên gọi giữa các sự vật hiện
tượng nào đó có nét tương đồng với nhau về hình thức, ở hình
thức này, người viết giấu đi một phần ý nghĩa
 Ẩn dụ cách thức: là sự chuyển đổi tên gọi giữa các sự vật hiện
tượng nào đó có nét tương đồng với nhau về hình thức, thông qua
hình thức này người nói, người viết có thể đưa được nhiều hàm ý
vào trong câu
 Ẩn dụ phẩm chất: là sự chuyển đổi tên

 Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: là hình thức miêu tả tính chất, đặc
điểm của sự vật được nhận biết bằng giác quan này nhưng lại được
miêu tả bằng từ ngữ sử dụng cho giác quan khác . Ví dụ: Trời nắng
giòn tan.

Diep ngữ là một biện pháp nghệ thuật ở đó việc tác giả lặp đi lặp lại
một từ hoặc một cụm từ hay thậm chí là cả một câu có dụng ý cụ thể
nhằm tăng tính biểu cảm cho đoạn văn hoặc đoạn thơ.

You might also like