Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

DẠNG 1: Tìm các giá trị [A]o, [A]t, k, t từ các phương trình động học các bậc phản

ứng
1.1.1. Phản ứng A → P có hằng số tốc độ (k) là 0,0463 giây-1. Biết nồng độ ban đầu của chẩt phản ứng A là 0,500 M,
hãy tính nồng độ còn lại của chất phản ứng sau 15,0 giây?

1.1.2. Phản ứng A → P có hằng số tốc độ (k) là 0,0197 giây-1. Biết nồng độ ban đầu của chất phản ứng là 2,35 M, hỏi
cần bao nhiêu phút để nồng độ của chất phản ứng đạt 0,122 M?

1.2.1. Phản ứng 2A → B + C có hằng số tốc độ (k) là 0,0286 M-1giây-1. Biết nồng độ ban đầu của chất phản ứng A là
0,750 M, hãy tính nồng độ còn lại của chất phản ứng sau 19,2 giây?

1.2.2. Một phản ứng xảy ra theo động học bậc hai có hằng số tốc độ k là 0,108 M-1 s-1. Với nồng độ ban đầu là 1,75
M, Cần bao nhiêu giây để nồng độ của chất phản ứng đạt 0,632 M?

1.3.1. Một phản ứng xảy ra theo động học bậc một, nồng độ chất phản ứng còn 17,9% sau 11,4 giây. Tính hằng số
tốc độ phản ứng?

1.3.2. Cho phản ứng bậc hai có nồng độ ban đầu của chất phản ứng là 1,20 M và hằng số tốc độ phản ứng là 0,0548
M-1s-1. Hỏi sau bao lâu thì phản ứng hoàn thành 03 chu kì bán hủy?

1.4.1. Cho một phản ứng có nồng độ ban đầu của chất phản ứng là 0,960 M. Tính nồng độ của chất phản ứng sau
năm (05) chu kỳ bán rã?

1.4.2. Cho phản ứng A →P có hằng số tốc độ phản ứng là 2,8 x 10-2 s-1 ở 800 oC. Hỏi sau bao lâu nồng độ chất A giảm
từ 0,88 M còn 0,14 M?

AND MORE...

1.5. Sucrose bị phân hủy trong dung dịch acid thành glucose và fructose theo động học bậc một, với t1/2 = 3,00 giờ.
Tínhi nồng độ surcrose còn lại sau 8 giờ?

1.6. Giả sử một loại thuốc được đào thải khỏi huyết tương tuân theo động học bậc một và/hoặc thời gian bán hủy
không đổi, biết nồng độ ban đầu của thuốc trong huyết tương, hãy tính nồng độ tại một thời điểm nào đó trong
tương lai.

VD: Dung dịch penicilin nồng độ 300 đơn vị/ml có thời gian bán hủy trong huyết tương là 8 ngày. Tính nồng độ của
penicillin sau 7 ngày?

1.7. Giả sử một loại thuốc được đào thải khỏi huyết tương tuân theo động học bậc một và biết thời gian bán hủy
hoặc hằng số tốc độ phản ứng và nồng độ ban đầu của thuốc trong huyết tương, hãy tính thời gian cần thiết để đạt
được nồng độ thấp hơn xác định.

VD: Dung dịch penicillin có thời gian bán hủy là 6 ngày. Hỏi sau bao lâu thì nồng độ giảm xuống còn 70% nồng độ ban
đầu?

1.8. Giả sử một loại thuốc được đào thải khỏi huyết tương tuân theo động học bậc một và biết nồng độ ban đầu và
nồng độ còn lại của thuốc trong huyết tương sau một thời gian xác định, hãy tính hằng số tốc độ hoặc thời gian bán
hủy?

VD: Dung dịch penicilin có nồng độ ban đầu là 90 mg/6ml. Sau 1 tháng trong phòng lạnh, nồng độ còn lại là 80
mg/6ml. Tính thời gian bán hủy của dung dịch penicilin trong điều kiện bảo quản lạnh?
DẠNG 2: Tìm Bậc phản ứng hoặc/và Hằng số tốc độ phản ứng
2.1.1. Cho dữ liệu về động học của hoạt chất A trong bảng sau, hãy tính bậc phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng (k)?

2.1.2. Cho phản ứng A + B → C diến ra với vài giá trị nồng độ ban đầu khác nhau của A và B, kết quả trình bày trong
bảng sau, hãy xác định bậc của phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng?

2.2.1. Một dược sĩ cân chính xác 10 g kháng sinh và hòa tan vào chính xác 100 mL nước cất. Dung dịch được giữ ở
nhiệt độ phòng, các mẫu được lấy định kỳ và kiểm tra nồng độ thuốc, thu được bảng dữ liệu sau. Hãy cho biết hoạt
chất phân hủy theo động học bậc mấy và tính hằng số tốc độ phản ứng?

2.2.2. Cho phản ứng 2A + B → 2AB có dữ liệu trình bày trong bảng sau. Hãy tính bậc của phản ứng và hằng số tốc độ
phản ứng?
2.3.1. Cho phản ứng AB → A + B, có bảng dữ liệu như sau, hãy xác định bậc phản ứng, hằng số tốc độ phản ứng (k)
và dự đoán nồng độ của AB tại thời điểm 25 giây?

2.3.2. Biết một thuốc có nồng độ ban đầu là 5,0 x 10-3 g.cm-3 trong dung dịch nước. Sau 24 tháng, nồng độ giảm xuống
còn 3,48 x 10-3 g.cm-3. Quá trình phân hủy này tuân theo động học bậc một. Tính hằng số tốc độ phản ứng, chu kì bán
hủy và nồng độ thuốc còn lại sau 12 tháng?

2.4.1. Cho phản ứng A + B → P có dữ liệu động học trình bày trong bảng sau, hãy xác định bậc phản ứng và tính hằng
số tốc độ phản ứng (k)?

2.4.2. Nghiên cứu sự phân hủy hydrogen peroxide và thu được các dữ liệu sau đây tại một nhiệt độ. Hãy xác định bậc
phản ứng, hằng số tốc độ phản ứng và nồng độ hydrogen peroxide ở thời điểm 4000 giây sau khi bắt đầu phản ứng.
DẠNG 3: Tính Năng lượng hoạt hóa của phản ứng
3.1.1. Biết tốc độ của một phản ứng tăng gấp bốn lần khi nhiệt độ thay đổi từ 293 K đến 313 K. Tính năng lượng hoạt
hóa?

3.1.2. Enzyme là chất xúc tác sinh học. Giả sử chúng ta có một phản ứng với năng lượng hoạt hóa là 80 kJ và hệ số A
= 1 khi không có xúc tác ở 298K. Hãy tính hằng số tốc độ phản ứng không có chất xúc tác và so sánh hằng số tốc độ
khi có xúc tác (enzyme) nếu:
a) Giảm năng lượng hoạt hóa thành 8kJ.
b) Tăng hệ số A lên 10.
3.2.1. Sự phân hủy hydrocacbon tuân theo phương trình k = (4,5 × 1011 s-1).e-28000/T. Tính Ea?

3.2.2. Cho dữ liệu tốc độ phản ứng dưới dạng hàm của nhiệt độ được trình bày trong bảng sau. Tính Ea của phản ứng
và hằng số tốc độ ở 700 K?

3.3.1. Hằng số tốc độ k của một phản ứng được viết dưới dạng một hàm của nhiệt độ. Đường tuyến tính của ln(k) vs
1/T (tính bằng K) có hệ số góc ‐1,01 x 104K. Tính năng lượng hoạt hóa của phản ứng này?

3.3.2. Cho dữ liệu tốc độ phản ứng dưới dạng hàm của nhiệt độ được trình bày trong bảng sau. Tính Ea của phản ứng
và hằng số tốc độ ở 430 K?

3.4.1. Một phản ứng có hằng số tốc độ (k) là 0,000122 s‐1 at 27 oC and 0,228 s‐1 at 77 oC. Tính năng lượng hoạt hóa
của phản ứng và tính hằng số tốc độ phản ứng ở 17 oC?

3.4.2. Cho dữ liệu tốc độ phản ứng dưới dạng hàm của nhiệt độ được trình bày trong bảng sau. Tính Ea của phản ứng?
AND MORE...

3.5. Thời gian cần thiết để phản ứng hết 10% nồng độ ban đầu của chất phản ứng tuân theo động học bậc một ở
298K bằng thời gian cần thiết phản ứng hết 25% nồng độ ban đầu của chất phản ứng ở 308K. Nếu biết giá trị A là
4.1010s−1. Tính hằng số tốc độ phản ứng tại 318K và Ea.

3.6. Hằng số tốc độ phản ứng phân hủy H2O2 theo động học bậc một: log k = 14.34 – 1.25 × 104K/T. Hãy tính năng
lượng hoạt hóa (Ea) của phản ứng và hãy cho biết ở nhiệt độ nào thì chu kì bán hủy là 256 phút?

3.7. Thời gian cần thiết để hoàn thành 10% phản ứng bậc một ở 298K bằng thời gian để hoàn thành phản ứng đó
25% ở 308K. Cho A = 4 × 1010s–1. Hãy tính k ở 318K và năng lượng hoạt hóa (Ea).

3.8. Tính năng lượng hoạt hóa (kJ/mol) của phản ứng biết hằng số tốc độ phản ứng ở 600K là 3.4 M-1s-1 và ở 750K
là 31 M-1s-1 .
3.9. Tính nhiệt độ mà tại đó hằng số tốc độ phản ứng là 15M-1s-1, biết rằng ở 389K thì hằng số tốc độ phản ứng là
7M-1s-1, năng lượng hoạt hóa là 600kJ/mol.
3.10. Cho phản ứng A + B → C + B có dữ liệu về động học được trình bày trong bảng sau, hãy tính năng lượng hoạt
hóa của phản ứng?

Nhiệt độ (°C) k (M-1.s-1)


24 1.3 x 10-3
28 2.0 x 10-3
32 3.0 x 10-3
36 4.4 x 10-3
40 6.4 x 10-3

DẠNG 4: Tính t90 → DỰ ĐOÁN TUỔI THỌ CỦA THUỐC TRONG ĐIỀU KIỆN LÃO HÓA CẤP TỐC
4.1.1. Biết rằng thuốc A bị mất tác dụng sau khi phân hủy 30%. Nồng độ ban đầu của thuốc là 5 mg/mL và giảm còn
4,2 mg/mL sau 20 tháng. Giả sử sự phân hủy của thuốc tuân theo động học bậc một, hãy tính tuổi thọ của thuốc theo
tháng và chu kỳ bán hủy của thuốc?

4.2.1. Dung dịch cyclophosphomid tiêm phải được chuẩn bị bằng cách thêm nước cất pha tiêm vào lọ thuốc và phải
lắc đều trước khi tiêm. Thuốc tiêm cyclophosphamid sau khi hoàn nguyên không chứa bất cứ một chất bảo quản
chống nhiễm khuẩn nào, do đó phải đảm bảo sự vô khuẩn của dung dich pha. Tuy nhiên, cyclophosphamide
monohydrat tan chậm trong nước và dược sĩ cần phải tư vấn xem việc làm ấm dung dịch khoảng 70 °C trong thời
gian ngắn (trong 25 phút) có giúp thuốc dễ hòa tan hơn không? Giả sử rằng hoạt chất này cho phép phân huỷ đến
90% lượng được ghi trên nhãn và cho k (ở 25 °C) = 0,028 ngày-1, Ea = 25 kcal/ mol?

4.2.2. Một loại thuốc chứa hoạt chất thử nghiệm (đang trong quá trình phát triển công thức) có dữ kiện là hoạt chất
bị phân hủy với hằng số tốc độ là 0,9 mg/mL/năm ở 25 oC. Hỏi nếu chế phẩm 0,5% w/v được bảo quản ở 25 oC thì
nồng độ hoạt chất sau 4 năm là bao nhiêu và dự đoán tuổi thọ của thuốc?

4.3.1. Một dung dịch thuốc có nồng độ 0,55 mg/mL sau 20 ngày khi bảo quản ở 30 oC. Biết hằng số tốc độ phân hủy
của thuốc là 0,03 ngày-1, hãy tính nồng độ ban đầu của thuốc và thời hạn sử dụng?

4.3.2. Biết hằng số tốc độ phân hủy thuốc ở 45 oC là 0,07 giờ-1, năng lượng hoạt hóa là 18 kcal/mol, R = 1,987
cal/độ/mol, hãy tính hằng số tốc độ phân hủy thuốc ở 25 oC và tuổi thọ của thuốc?
4.4.1. Tính t90 (thời hạn sử dụng) của Phenolax ở 60 oC với sự có mặt của natri hydroxyd 1M, biết năng lượng hoạt
hóa Ea của quá trình là 53 kJ/mol? Ghi đầy đủ các công thức tính và chú thích ý nghĩa của các giá trị.

4.4.2. Cho biết nồng độ ban đầu của một thuốc phân hủy theo động học bậc một là 94 UI/mL. Hằng số tốc độ phân
hủy (k) là 2,09 × 10-5 giờ-1 ở 25 °C. Thử nghiệm trước đây cho thấy rằng khi nồng độ của thuốc giảm xuống dưới 45
UI/mL thì thuốc không còn hiệu lực và phải rút khỏi thị trường. Hãy tính ngày hết hạn của thuốc này?

AND MORE…

4.5. Nghiên cứu độ ổn định của thuốc theo phương pháp lão hóa cấp tốc ở nhiệt độ 60 oC và 70 oC.
Ở 60 oC sau 120 ngày thì lượng thuốc còn lại 96 mg.
Ở 70 oC sau 64 ngày, lượng thuốc còn lại 90,1 mg.
Tính tuổi thọ của thuốc khi bảo quản ở 30 oC, biết lượng ban đầu của thuốc là 100 mg, thuốc chỉ được dùng khi lượng
không dưới 97 mg và sự phân hủy của thuốc trên theo quy luật động học bậc một.

4.6. Dung dịch nhỏ mắt có thời hạn sử dụng là 6 giờ ở nhiệt độ phòng (25 °C). Hỏi thời hạn sử dụng ước tính trong tủ
lạnh ở 5 °C là bao nhiêu? (Lưu ý: Vì nhiệt độ đang giảm nên ΔT < 0).

4.7. Cho dữ kiện về động học của Vitamin C trong một chế phẩm được trình bày trong bảng sau, hãy dự đoán tuổi
thọ của Vitamin C trong chế phẩm này biết rằng nhà sản xuất khuyến cáo khi hàm lượng trên nhãn còn 15 mg/100
mL

Thời gian Nồng độ Vitamin C


(ngày) (mg/ 100mL)

0 50
3 40
6 35
9 30
12 25
15 21
18 18

You might also like