Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 28

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

BÁO CÁO THỰC HÀNH


PHÒNG THÍ NGHIỆM AN TOÀN SINH HỌC CẤP IV

HỌC PHẦN: VI SINH


NHÓM: 5
LỚP: K9 - YB

Hà Nội – 2021
MỤC LỤC
DANH SÁCH THÀNH VIÊN __________________________________________________ 1
MỞ ĐẦU ___________________________________________________________________ 2
1 – TỔNG QUAN VỀ PHÒNG THÍ NGHIỆM ATSH CẤP 4 ________________________ 3
1. Điều kiện về ATSH______________________________________________________ 3
1.1. Điều kiện về cơ sở vật chất ____________________________________________ 3
1.2. Điều kiện về trang thiết bị _____________________________________________ 3
1.3. Điều kiện về nhân sự _________________________________________________ 3
1.4. Điều kiện về quy định thực hành _______________________________________ 3
2. Các quy tắc thực hành trong phòng thí nghiệm ______________________________ 3
2.1. Đường vào _________________________________________________________ 3
2.2. Đường ra __________________________________________________________ 4
2.3. Bảo hộ cá nhân _____________________________________________________ 4
2.4. Quy trình __________________________________________________________ 5
2.5. Khu vực làm việc của phòng thí nghiệm _________________________________ 5
2.6. Quản lý an toàn sinh học _____________________________________________ 5
3. Trang thiết bị phòng thí nghiệm ATSH cấp IV ______________________________ 6
II – HƯỚNG DẪN AN TOÀN SINH HỌC PHÒNG XÉT NGHIỆM CẤP 4 ____________ 9
1. Đánh giá nguy cơ _______________________________________________________ 9
1.1. Nguy cơ Vi sinh vật __________________________________________________ 9
1.2. Nguy cơ Vật lý ______________________________________________________ 9
1.3. Nguy cơ Hóa học ___________________________________________________ 10
2. Cơ sở động vật an toàn sinh học cấp 4 _____________________________________ 11
3. Xử lý sự cố không mong muốn ___________________________________________ 12
3.1. Sự cố bị vật sắc nhọn đâm vào tay/chân trong khi làm việc với tác nhân gây bệnh.
12
3.2. Sự cố đổ mẫu bệnh phẩm bên trong tủ ATSH ____________________________ 12
3.3. Sự cố đổ mẫu bệnh phẩm bên ngoài tủ ATSH ____________________________ 12
3.4. Sự cố hóa chất bị đổ trong phòng thí nghiệm ____________________________ 13
3.5. Khi làm việc với thiết bị dụng cụ có điện ________________________________ 14
3.6. Khi xảy ra cháy nổ __________________________________________________ 14
4. Phòng ngừa các tác nhân sinh học, vật lý, hóa học ___________________________ 14
4.1. Các tác nhân sinh học _______________________________________________ 14
4.2. Các tác nhân Vật lý, Hóa học _________________________________________ 16
4.3. Các nhóm nguy cơ khác _____________________________________________ 17
III – MỘT SỐ PHÒNG THÍ NGHIỆM ATSH CẤP 4 TRÊN THẾ GIỚI _____________ 18
IV - PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ PHÒNG THÍ NGHIỆM ATSH CẤP 4 ____________ 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO ____________________________________________________ 25
DANH SÁCH THÀNH VIÊN

HỌ VÀ TÊN MÃ SV NHIỆM VỤ

Trần Thị Ngọc Anh 20100008 II.1

Đào Văn Giang 20100029 I.2

Phan Việt Hà 20100032 II.2

Nguyễn Hoàng Hiệu 20100041 I.3

Nguyễn Văn Huấn 20100047 II.3

Phạm Mạnh Hùng 20100050 II.4

Phạm Văn Hưng 20100053 I.2

Phạm Lê Mây 20100074 I.1

Vũ Hoàng Thiết 20100102 IV

Trần Khánh Vy 20100118 III

1
MỞ ĐẦU
Vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm cho người được chia thành 4 nhóm nguy cơ tương ứng
với các cấp an toàn sinh học (ATSH) phòng thí nghiệm hay cơ sở xét nghiệm: I, II, III, IV.
Ở mức độ an toàn sinh học thấp nhất (cấp I – BSL 1), các biện pháp phòng ngừa chỉ bao
gồm rửa tay thường xuyên với các thiết bị bảo vệ tối thiểu. Các mức độ ATSH cao hơn thì các quy
định yêu cầu sẽ khắt khe hơn.
Mức độ ATSH cấp III (BLS – 4) thường được sử dụng cho công việc nghiên cứu và chẩn
đoán liên quan đến các vi khuẩn khác nhau có thể không khí và/ hoặc gây bệnh nặng. Các loại
virus corona hiện nay như SARS – COV – 1, MERS – COV và SARS – COV – 2 hiện chỉ được
phân loại ở BLS – 3.
Đặc biệt, cấp độ ATSH cao nhất (cấp IV – BLS 4) là mức phòng ngừa và đảm bảo an toàn
sinh học cao nhất. Nó phù hợp để nghiên cứu về các tác nhân gây bệnh có thể dễ dàng truyền qua
không khí trong phòng thí nghiệm, gây ra các bệnh nghiêm trọng dẫn đến tử vong ở người, không
có vaccine hay phương pháp điều trị. Chúng bao gồm một số loại virus như Ebola, Marburg, Lassa
và virus gây sốt xuất huyết Crimean – Congo. Một số mầm bệnh khác được nghiên cứu và xử lý
tại BLS – 4 bao gồm virus Nipah, virus Hendra và một số flaviviruses.
Bởi vì là mức độ ATSH cao nhất, nên phòng thí nghiệm ATSH cấp 4 không phổ biến và
có số lượng nhiều bằng các phòng thí nghiệm mức độ thấp hơn. Trên toàn thế giới hiện nay, chỉ
có khoảng 50 phòng thí nghiệm ATSH cấp 4. Khoảng hơn nửa trong số này được đặt ở Mỹ, tiếp
theo là Vương quốc Anh với số lượng là gần 10, Đức là 4 và Trung Quốc là 2. Các quy tắc và trang
thiết bị, nhân sự trong phòng thí nghiệm ATSH cấp 4 vô cùng chặt chẽ và gắt gao. Vì vậy, việc
tìm hiểu về phòng thí nghiệm ATSH cấp 4 hiện nay là cần thiết cho bộ môn Vi sinh y học.

2
1 – TỔNG QUAN VỀ PHÒNG THÍ NGHIỆM ATSH CẤP 4
1. Điều kiện về ATSH
1.1. Điều kiện về cơ sở vật chất
a) Các điều kiện quy định tại các điểm: a, b, d, đ, e, g và điểm h khoản 1 Điều 7 Nghị định
103/2016/NĐ-CP;
b) Có phòng thay đồ giữa phòng đệm và khu vực xét nghiệm;
c) Có hệ thống thông khí không tuần hoàn riêng cho tủ an toàn sinh học cấp III;
d) Có hệ thống cung cấp khí độc lập cho bộ quần áo bảo hộ có khả năng cung cấp thêm 100%
lượng khí trong trường hợp xảy ra sự cố về an toàn sinh học;
e) Phải đảm bảo riêng biệt, được bảo vệ an toàn và an ninh;
f) Phải có hộp vận chuyển để vận chuyển vật liệu lây nhiễm ra, vào khu vực xét nghiệm;
g) Không khí cấp và thải từ khu vực xét nghiệm phải được lọc bằng bộ lọc không khí hiệu suất
lọc cao.
1.2. Điều kiện về trang thiết bị
a) Các điều kiện về trang thiết bị quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định
103/2016/NĐ-CP;
b) Có tủ an toàn sinh học cấp III trở lên;
c) Có thiết bị hấp chất thải y tế lây nhiễm hai cửa;
d) Các trang thiết bị bảo hộ cá nhân phù hợp với loại kỹ thuật xét nghiệm thực hiện tại cơ sở xét
nghiệm an toàn sinh học cấp IV.
1.3. Điều kiện về nhân sự
a) Các điều kiện về nhân sự quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 7 Nghị định
103/2016/NĐ-CP;
b) Nhân viên xét nghiệm, nhân viên kỹ thuật vận hành khu vực xét nghiệm, và người chịu trách
nhiệm về an toàn sinh học phải được tập huấn về an toàn sinh học cấp IV.
1.4. Điều kiện về quy định thực hành
a) Các quy định theo khoản 4 Điều 7 của Nghị định 103/2016/NĐ-CP;
b) Có quy trình vận chuyển vật liệu và dụng cụ ra, vào khu vực xét nghiệm qua hộp vận chuyển
hoặc thiết bị hấp chất thải y tế lây nhiễm hai cửa;
c) Có quy trình bảo đảm an ninh khu vực xét nghiệm.
2. Các quy tắc thực hành trong phòng thí nghiệm
2.1. Đường vào
a) Các dấu hiệu và biểu tượng cảnh báo quốc tế về nguy hiểm sinh học phải được đặt ngay cửa
các phòng thí nghiệm làm việc với các vi sinh vật thuộc nhóm nguy cơ 2 trở lên.
b) Chỉ những người có trách nhiệm mới được phép ra vào khu vực làm việc.
c) Luôn đóng cửa phòng thí nghiệm.

3
d) Không cho phép trẻ em vào khu vực làm việc.
e) Chỉ có những người có trách nhiệm đặc biệt mới được ra vào khu vực nuôi động vật thí nghiệm.
f) Chỉ đưa vào những động vật cần cho công việc của phòng thí nghiệm.
2.2. Đường ra
a) Tín hiệu cảnh báo nguy hiểm sinh học đặt ở cửa ra vào phòng thí nghiệm phải ghi rõ mức độ
an toàn sinh học của phòng thí nghiệm, tên người giám sát có quyền kiểm soát việc ra vào
phòng thí nghiệm cũng như những điều kiện đặc biệt khi vào phòng thí nghiệm, ví dụ như tạo
miễn dịch.
2.3. Bảo hộ cá nhân
a) Phải mặc áo choàng, áo khoác hoặc đồng phục của phòng thí nghiệm trong suốt thời gian làm
việc trong phỏng thí nghiệm.
b) Phải đeo găng tay trong tất cả các quá trình tiếp xúc trực tiếp hoặc tình cờ với máu, dịch ca thể
và các chất có khả năng gây nhiễm trùng khác hoặc động vật nhiễm bệnh. Sau khi sử dụng,
tháo bỏ găng tay đúng cách và phải rửa tay.
c) Nhân viên phải rửa tay sau khi thao tác với vật liệu và động vật bị nhiễm trùng và trước khi ra
khỏi khu vực làm việc của phòng thí nghiệm.
d) Luôn đeo kính bảo hộ, mặt nạ hoặc các thiết bị bảo hộ khác để không bị các dung dịch nhiễm
trùng bắn vào mặt và mặt cũng như tránh được các vật có sức ép lớn và tia cực tin nhân tạo.
e) Cẩm mặc quần áo bảo hộ phòng thí nghiệm ở bên ngoài phòng thí nghiệm như nhà ăn, phòng
giải khát, văn phòng, thư viện, phòng nhân viên và phòng vệ sinh.
f) Không được mang giày, dép hở mũi trong phòng thí nghiệm.
g) Cẩm ăn uống, hút thuốc, dùng mỹ phẩm và đeo hay tháo kính áp tròng trong khu vực làm việc
của phòng thí nghiệm.
h) Cấm để đồ ăn hay thức uống ở trong khu vực làm việc của phòng thí nghiệm.
i) Quần áo bảo hộ đã mặc không được để chung ngăn đựng hoặc tủ treo quần áo thông thường.
j) Quần áo bảo hộ phòng thí nghiệm phải là những loại quần áo đặc biệt: loại kín phía trước, áo
dài có độ bao phủ hoàn toàn, quần áo có thể cọ rửa, có che đầu, khi cần thiết có thể có giày kín
mũi hoặc loại giày riêng biệt. Không nên sử dụng quần áo cài khuy phía trước và tay áo không
phủ hết cánh tay. Không mặc quần áo trong phòng thí nghiệm ra khỏi phòng và quần áo này
phải được khử nhiễm trước khi đem đi là/sây. Thay thưởng phục bằng quần áo chuyên dụng
cho phòng thí nghiệm khi làm việc với một số tác nhân (ví dụ tác nhân trong nông nghiệp hay
động vật gây bệnh).

4
k) Phải thay toàn bộ quần áo và giày dép trước khi ra vào phòng thí nghiệm.
2.4. Quy trình
a) Tuyệt đối cấm hút pi-pét bằng miệng.
b) Không ngậm bất kỳ vật gì trong miệng. Không dùng nước bọt để dán nhãn. 3. Tất cả các thao
tác cần được thực hiện theo phương pháp làm giảm tối thiểu việc tạo các giọt hay khi dung.
c) Hạn chế tối đa việc dùng kim tiêm và bơm tiêm dưới da. Không được kim tiêm và bơm tiêm
dưới da để thay thế pi-pét hoặc vào bất kỳ mục đích khác ngoài mục đích tiêm truyền hay hút
dịch từ động vật thí nghiệm.
d) Khi bị tràn, đổ vỡ, rơi vãi hay có khả năng phơi nhiễm với vật liệu nhiễm trùng phải báo cáo
cho người phụ trách phòng thí nghiệm. Cần lập biên bản và lưu lại các sự cố này.
e) Quy trình xử lý sự cổ phải được lập thành văn bản và thực hiện nghiêm túc. 7. Phải khử trùng
các dung dịch nhiễm trùng (bằng hóa chất hay vật lý) trước khi thải ra hệ thống cống rãnh. Có
thể yêu cầu một hệ thống xử lý riêng tùy thuộc vào việc đánh giá nguy cơ của tác nhân đang
được thao tác..
f) Giấy tờ ghi chép để đưa ra ngoài cần được bảo vệ khỏi bị ô nhiễm khi đang ở trong phòng thí
nghiệm.
g) Thao tác mở bất cứ loại vật liệu có khả năng gây lây nhiễm nào cũng phải được tiến hành trong
tủ an toàn sinh học hoặc thiết bị ngăn chặn khác.
h) Một số thao tác trong phòng thí nghiệm hoặc làm việc với động vật nhiễm một số bệnh nào đó
có thể cần những thiết bị bao vệ hệ thống hô hấp.
i) Cần áp dụng quy tắc hai người, do đó không cá nhân nào làm việc một mình. Đây là quy tắc
đặc biệt quan trọng.
2.5. Khu vực làm việc của phòng thí nghiệm
a) Phòng thí nghiệm cần phải ngăn nắp, sạch sẽ và chỉ để những gì cần thiết cho công việc.
b) Vào cuối mỗi ngày làm việc, các mặt bản, ghế để các vật liệu nguy hiểm phải được khử nhiễm
sau khi làm.
c) Tất cả các vật liệu, vật phẩm và môi trường nuôi cấy nhiễm trùng phải được khử trùng trước
khi thái bỏ hoặc rửa sạch để sử dụng lại.
d) Đóng gói và vận chuyển phải tuân theo quy định quốc gia và hoặc quốc tế.
e) Khi mở cửa sổ cần phải có lưới chống côn trùng.
2.6. Quản lý an toàn sinh học

5
a) Trách nhiệm của trưởng phỏng thí nghiệm (người có trách nhiệm trực tiếp về phòng thí
nghiệm) là bảo đảm xây dựng và thông qua kế hoạch quản lý an toàn sinh học và tài liệu về
làm việc hoặc về an toàn.
b) Giám sát viên phòng thí nghiệm (báo cáo cho phụ trách phòng thí nghiệm) phải bảo đảm việc
tập huấn thường xuyên về an toàn phòng thí nghiệm.
c) Nhân viên cần phải hiểu rõ về những nguy hiểm đặc biệt và phải đọc các tài liệu về làm việc
hoặc về an toàn và tuân thủ theo các thao tác và quy trình chuẩn Giảm sát viên phòng thí
nghiệm phải bảo đảm tất cả nhân viên năm được quy định này. Trong phòng thí nghiệm luôn
sẵn có các tài liệu về quy trình làm việc và kỹ thuật an toàn.
d) Cần phải có chương trình kiểm soát các loài gặm nhấm và côn trùng.
e) Cần phải khám sức khỏe, giám sát và điều trị cho tất cả nhân viên trong trường hợp cần thiết.
Cần lưu giữ lại số khám sức khỏe và bệnh án.
f) Nhân viên phải được đào tạo về các quy trình cấp cứu cơ bản trong trường hợp có người chấn
thương hoặc đau ốm.
g) Một phương pháp thông tin liên lạc thông thường và trong trưởng hợp khẩn cấp phải được thiết
lập giữa nhân viên làm việc trong phòng thí nghiệm và nhân viên hỗ trợ ở bên ngoài phòng thí
nghiệm.
3. Trang thiết bị phòng thí nghiệm ATSH cấp IV
Trang thiết bị trong phòng thí nghiệm ATSH cấp độ IV có những điểm chung với các phòng
thí nghiệm cấp độ I, II, III nhưng cũng mang những điểm đặc thù nhất định:
a) Các điều kiện chung về trang thiết bị quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định
103/2016/NĐ-CP.
b) Có tủ an toàn sinh học cấp III trở lên:
Loại này bảo vệ tối đa cho nhân viên và sử dụng cho các tác nhân ở nhóm nguy cơ 4 (hình 1).
Mọi ra vào đều được bịt “ kín khí “. Không khí cấp được lọc qua bộ lọc HEPA và khí thải đi qua
hai bộ lọc HEPA. Dòng khí được duy trì bởi hệ suất âm bên thống thải khí chuyên dụng bên ngoài
tủ. Hệ thống này duy trì trong tủ ( khoảng 124,5 Pa ). Tiếp xúc bề mặt làm việc bằng 6ang tay cao
su dày treo ở cửa tủ. Tủ an toàn sinh học cấp III cần một hộp hai nắp có thể được tiệt trùng và có
một bộ lọc thải HEPA. Tủ an toàn sinh học cấp III có thể được nối với một nồi hấp hai cửa để tiệt
trùng tất cả các vật liệu đưa vào hoặc đưa ra khỏi tủ. Có thể xếp vài hộp 6ang tay vào nhau để mở
rộng bề mặt làm việc. Tủ an toàn sinh học cấp III phù hợp với các phòng thí nghiệm an toàn sinh
học cấp III và IV.

6
Hình 1. Tủ an toàn sinh học cấp III

c) Có thiết bị hấp chất thải y tế lây nhiễm hai cửa:

7
Với mục đích vô khuẩn chất thải và vật liệu, phải có nồi hấp hai cửa ở khu vực phòng thí
nghiệm. Phải có các phương pháp khử nhiễm khác cho thiết bị và các vật dụng không thể tiệt trùng
bằng hơi được.
d) Các trang thiết bị bảo hộ cá nhân phù hợp với loại kỹ thuật xét nghiệm thực hiện tại cơ sở
xét nghiệm an toàn sinh học cấp IV:
Thiết bị và quần áo bảo hộ cá nhân có thể đóng vai trò như một rào chắn để giảm thiểu nguy
cơ phơi nhiễm với khí dung, sự văng bắn và các tiêm nhiễm bất thường.
d.1. Bộ đồ bảo hộ an toàn trong cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học cấp IV :
Phải mặc quần áo bảo hộ khi làm việc trong phòng thí nghiệm. Trước khi ra khỏi phòng thí
nghiệm phải cởi quần áo bảo hộ và rửa tay. Trong phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp IV, nhân
viên phải mặc đồ bảo hộ, tất cả công việc cũng phải được thực hiện trong tủ an toàn sinh học cấp
III bởi nhân viên mặc bộ đồ áp suất dương.

Hình 2. Kỹ thuật viên CDC mặc


một bộ quần áo áp suất dương kiểu
cũ, trước khi bước vào một trong
những phòng thí nghiệm

d.2. Mặt nạ phòng độc:


Sử dụng mặt nạ phòng độc khi thực hiện các quá trình có mối nguy hiểm cao (như việc lau
dọn các vật liệu nhiễm trùng bị đổ). Việc lựa chọn mặt nạ phòng độc phụ thuộc vào loại nguy
hiểm. Luôn có mặt nạ phòng độc với thiết bị lọc có thể thay đổi để bảo vệ khỏi khí, hơi nước, hạt
bụi và vi sinh vật. Điều cần lưu ý là bộ lọc phải vừa khít với mặt nạ. Để có được sự bảo vệ tốt nhất
8
thì mặt nạ phòng độc cũng phải vừa với từng người và cần được kiểm tra. Mặt nạ phòng độc tự
ngăn chặn đầy đủ với nguồn cấp không khí bên trong sẽ bảo vệ hoàn toàn. Để chọn đúng loại mặt
nạ cần có sự góp ý của người có trình độ phù hợp như các nhà chuyên môn về vệ sinh lao động.
Khẩu trang phẫu thuật chỉ được thiết kế để bảo vệ bệnh nhân chứ không thích hợp làm mặt nạ
phòng độc cho nhân viên. Một số mặt nạ phòng độc dùng một lần (ISO 13.340.30) đã được thiết
kế để bảo vệ tránh phơi nhiễm các tác nhân sinh học. Không được đeo mặt nạ phòng độc bên ngoài
khu vực phòng thí nghiệm .
d.3. Găng tay:
Bàn tay có thể bị ô nhiễm khi thực hiện các quá trình thí nghiệm, cũng có thể bị tổn thương
do những vật sắc nhọn. Găng tay phẫu thuật đạt tiêu chuẩn dùng một lần làm bằng hạt nhựa latex,
vinyl hay nitrile, đạt chất lượng về mặt vi sinh học sử dụng rộng rãi cho các công việc trong phòng
thí nghiệm nói chung và để thao tác với tác nhân nhiễm trùng, máu và dịch cơ thể. Có thể dùng
găng tay loại tái sử dụng nhưng phải chú ý rửa, tháo, lau chùi và khử trùng đúng cách. Tháo găng
tay và rửa kỹ bàn tay sau khi cầm nắm vật liệu nhiễm trùng, làm việc trong tủ an toàn sinh học và
trước khi rời phòng thí nghiệm. Loại găng tay dùng một lần sau khi sử dụng xong phải thải bỏ
cùng với các chất thải nhiễm trùng của phòng thí nghiệm.
II – HƯỚNG DẪN AN TOÀN SINH HỌC PHÒNG XÉT NGHIỆM CẤP 4
1. Đánh giá nguy cơ
1.1. Nguy cơ Vi sinh vật
CDC báo cáo vào năm 2014, các ống thí nghiệm chứa virus Ebola sống tại phòng BSL-4 ở
Atlanta bị xáo trộn và đưa nhầm sang phòng ít an toàn hơn. May mắn là không ai mắc bệnh. Đây
cũng là trung tâm đạt BSL-4 lớn nhất của CDC, với diện tích hơn 8800m2 và kinh phí xây dựng
gần 480 triệu USD.
Cần đánh giá nguy cơ vi sinh vật dựa theo các yếu tố sau:
a) Khả năng gây bệnh của tác nhân và liều nhiễm trùng: tác nhân gây bệnh nguy hiểm nhất cho
người, động vật hoặc cả hai mà hiện chưa có phương pháp điều trị hiệu quả
b) Hậu quả tiềm tàng của phơi nhiễm: Có thể gây chết người, động vật.
c) Những mẫu vật và vi khuẩn cấy thải bỏ bị rò rỉ.
d) Chính các nhà khoa học sẽ vô tình mang những vi sinh vật nguy hiểm đó ra khỏi phòng thí
nghiệm
e) Nguồn phơi nhiễm có thể xảy ra do các sai phạm về qui định an toàn phòng xét nghiệm
1.2. Nguy cơ Vật lý

9
a) Hệ thống không khí bị hỏng hóc và chưa được kiểm tra kịp thời dẫn đến áp lực âm không
được duy trì
b) Dụng cũ hỗ trợ hút: Ngón tay bị nhiễm bẩn đặt lên đầu hút của Pipet làm cho mầm bệnh đi
vào trong miệng. Các Pipet có thể bị gãy hoặc bị bể ở đầu của quả bóp và gây nguy hiểm.
c) Quần áo bảo hộ có thể bị hỏng, rách làm các vi sinh vật có cơ hội xâm nhập. Găng tay nhựa
Latex, loại có phủ bột đã gây phản ứng dị ứng như viêm da và mẫn cảm nhanh đối với các
nhân viên y tế
d) Vỡ vật chưa và đổ chất nhiễm khuẩn.
e) Nguy cơ hoả hoạn: Mạch điện quá tải, ống khí hỏng, dây điện quá tải,...
f) Các nguy hiểm về điện
g) Phóng xạ ion
1.3. Nguy cơ Hóa học
a) Nhiều loại hoá chất bị hoá hơi và phân huỷ ở nhiệt độ cao gây nhiễm độc.
b) Các loại chất diệt trùng gây hại cho con người.
c) Hoá chất kị nhau và có thể gây nổ.
d) Tác nhân gây ung thư hoặc quái thai, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp, máu, phổi, gan
mật,..
❖ Nguy cơ bị nhiễm bệnh than đối với 75 nhà khoa học ở Mỹ
Ngày 19/6/2014. BBC News - Có đến 75 người làm việc tại Trung tâm phòng ngừa và kiểm
soát dịch bệnh Hoa Kỳ (US Centers for Disease Control_CDC) có thể đã bị phơi nhiễm với trực
khuẩn bệnh than sống (live anthrax bacteria) và đang được điều trị. CDC cho biết các nhà nghiên
cứu tại phòng thí nghiệm an toàn sinh học cao thất bại theo các thao tác chính xác và đã không
làm bất hoạt đươc trực khuẩn than, phơi nhiễm xảy ra ở Atlanta vào cuối tuần và không ai trong
số họ khởi phát bất kỳ triệu chứng nào.

10
Hình 3. Trực khuẩn gây bệnh than

FBI nói với BBC rằng họ đang giúp CDC điều tra sự việc, "Điều này phải không được để xảy
ra", Tiến sĩ Paul Meechan, Giám đốc về an toàn và sức khỏe môi trường (environmental health
and safety) trả lời hãng tin Reuters: "Chúng tôi đang quan tâm điều đó và sẽ không để cho người
của chúng tôi có nguy cơ". Theo Tiến sĩ Meechan thì còn quá sớm để xác định xem việc lây nhiễm
này là vô tình hay có chủ ý, các triệu chứng sau khi bị phơi nhiễm của bệnh than bao gồm loét da,
buồn nôn, nôn mửa, sốt và có thể gây tử vong nếu không được xử lý kịp thời.
2. Cơ sở động vật an toàn sinh học cấp 4

a) Công việc trong cơ sở động vật này thường sẽ liên kết với công việc trong phòng thí nghiệm
biệt lập tối đa - an toàn sinh học cấp 4. Phải áp dụng hài hòa các quy tắc và quy định cấp
quốc gia và địa phương khi thực hiện cả hai công việc này. Nếu công việc được tiến hành
trong một phòng thí nghiệm yêu cầu mặc quần áo bảo hộ thì các quy trình và tiêu chuẩn thực
hành bổ sung phải được áp dụng trước những gì được mô tả dưới đây:
b) Đạt tất cả các yêu cầu của cơ sở động vật - an toàn sinh học cấp 1, 2 và 3.
c) Kiểm soát nghiêm ngặt người vào. Chỉ những nhân viên được giám đốc cơ quan cho phép
mới được vào.
d) Cơ sở phải được thiết kế thuận lợi cho việc lau chùi và sắp xếp.
e) Cửa phải được mở vào trong và tự đóng.
f) Khu vực nhà nuôi động vật nhiễm các vi sinh vật thuộc nhóm nguy cơ 4 phải duy trì các tiêu
chuẩn ngăn chặn được mô tả và áp dụng cho phòng thí nghiệm biệt lập tuyệt đối- an toàn
sinh học cấp 4.
g) Phải vào cơ sở qua một phòng chuẩn bị khóa khí, phía sạch của phòng chuẩn bị phải cách
biệt với phía hạn chế bằng tiện nghi tắm rửa và thay đồ đạc.
h) Khi vào làm việc, nhân viên phải cởi bỏ thường phục và thay bằng quần áo bảo hộ đặc biệt.
Khi làm việc xong phải cởi bỏ quần áo bảo hộ để thanh hấp tiệt trùng và tắm rửa trước khi ra.
i) Cơ sở phải được thông gió bằng hệ thống lọc thải HEPA được thiết kế để đảm bảo áp lực âm
(luồng khí hướng vào trong).
j) Hệ thống thông gió phải được thiết kế chống luồng khí đảo ngược và áp lực
k) Phải có nồi hơi hai cửa có nắp sạch đặt ở một phòng bên ngoài phòng biệt lập để trao đổi vật
liệu.
l) Phải có 1 khỏa khí riêng có mặt sạch đặt trong một phòng bên ngoài phòng biệt lập để trao
đổi các vật liệu không hấp được.
m) Tất cả các thao tác với động vật bị nhiễm vi sinh vật thuộc nhóm nguy cơ phải được thực
hiện trong điều kiện biệt lập tối đa - An toàn sinh học cấp 4.

11
n) Tất cả các động vật phải được nhốt riêng rẽ. 14. Tất cả chất thải và vật liệu lót ổ phải được
hấp tiệt trùng trước khi loại bỏ.
o) Phải có giám sát y tế cho nhân viên.
3. Xử lý sự cố không mong muốn
3.1. Sự cố bị vật sắc nhọn đâm vào tay/chân trong khi làm việc với tác nhân gây bệnh.
Nếu bị kim đâm hay vật sắc nhọn đâm vào tay/chân trong khi đang tiến hành xét nghiệm với
TNGB tại PXN, CBXN phải tiến hành các bước sau:
a) Báo cho đồng nghiệp làm việc gần đó (nếu có).
b) Bộc lộ vết thương.
c) Nặn máu.
d) Xả nước tối thiểu trong vòng 15 phút (trong khi vẫn nặn máu).
e) Sử dụng băng gạc để che vết thương.
f) Rời khỏi PXN như thường lệ.
g) Ghi chép và báo cáo sự việc với người chịu trách nhiệm quản lý PXN.
Trường hợp bị mảnh vỡ bắn vào mắt: băng ngay với gạc sạch để tránh con mắt di động
nhiều sẽ làm mảnh vỡ dễ vào sâu trong mắt, đưa đi bệnh viện ngay.
3.2. Sự cố đổ mẫu bệnh phẩm bên trong tủ ATSH
Trong các PXN nên chuẩn bị trước hộp dụng cụ xử lý đổ mẫu bệnh phẩm (spill kit), bao gồm:
dung dịch khử nhiễm, khăn/giấy thấm, panh, kẹp, chổi, hốt rác. Các dụng cụ này phải làm bằng
các vật liệu không bị ăn mòn bởi các hóa chất trong PXN.
Trường hợp dung dịch chứa bệnh phẩm hay vật liệu nhiễm trùng bị phát tán trong tủ ATSH, CBXN
sẽ sử dụng hộp dụng cụ xử lý mẫu bị đổ để tiến hành các bước sau:
a) Báo với đồng nghiệp đang làm việc gần đó (nếu có).
b) Thay găng tay và đi lấy bộ xử lý sự cố đổ mẫu.
c) Dùng khăn/giấy thấm phủ lên mẫu bị đổ, đổ chất khử nhiễm, để khoảng 30 phút cho chất
khử nhiễm phát huy tác dụng diệt khuẩn tối đa.
d) Thay găng mới.
e) Lấy vật sắc nhọn (nếu có) bằng kẹp bỏ vào hộp đựng vật sắc nhọn.
f) Xử lý khăn/giấy thấm và vật sắc nhọn theo hướng dẫn xử lý rác thải lây nhiễm.
g) Lau bề mặt làm việc của tủ ATSH, thay găng tay.
h) Ghi chép, báo cáo sự việc với người phụ trách quản lý PXN.
i) Có thể bắt đầu làm việc trở lại sau 10 phút hoặc theo hướng dẫn của người phụ trách PXN.
3.3. Sự cố đổ mẫu bệnh phẩm bên ngoài tủ ATSH

12
Khi sự việc đánh đổ mẫu bệnh phẩm xảy ra bên ngoài tủ ATSH (trên sàn nhà, mặt bàn xét
nghiệm), CBXN sử dụng hộp dụng cụ xử lý đổ mẫu bệnh phẩm (spill kit) được chuẩn bị sẵn trong
PXN và tiến hành tuần tự các bước sau:
a) Ngay lập tức cảnh báo cho đồng nghiệp cùng làm việc trong PXN.
b) Thay găng tay và bao giày. Đi lấy bộ xử lý sự cố đổ mẫu bệnh phẩm.
c) Đặt dấu hiệu cảnh báo chú ý cho những người xung quanh.
d) Dùng kẹp gắp dụng cụ đựng mẫu cho vào túi rác thải lây nhiễm.
e) Trải giấy thấm lên dung dịch bị đổ từ ngoài vào trong.
f) Đổ dung dịch diệt khuẩn lên trên.
g) Đợi trong khoảng thời gian thích hợp (30 phút để dung dịch diệt khuẩn tiếp xúc hoàn toàn
với mẫu bệnh phẩm).
h) Thay găng tay.
i) Gắp giấy thấm cho vào túi đựng chất thải lây nhiễm.
j) Lau sạch khu vực bị đổ vỡ.
k) Thay găng tay.
l) Ghi chép, báo cáo sự việc với cán bộ phụ trách PXN.
3.4. Sự cố hóa chất bị đổ trong phòng thí nghiệm
3.4.1. Khi làm việc với axit và bazơ mạnh:
Trường hợp axit đặc bị đổ ra ngoài:
a) Bộ dụng cụ xử lý khi hóa chất bị đổ.
b) Mang găng tay cao su dày, ủng cao su, mặt nạ phòng hơi độc, kính bảo vệ mắt, khẩu trang.
c) Tạo đường thóat khí ra ngoài nếu có thể.
d) Đặt dấu hiệu cảnh báo chú ý cho những người xung quanh.
e) Bột Na2CO3 hoặc NaHCO3 để trung hòa axit và các hóa chất ăn mòn.
f) Cát (để rắc lên kiềm bị đổ).
g) Dùng kẹp để nhặt thủy tinh vỡ.
h) Lau sạch khu vực bị đổ.
i) Ghi chép, báo cáo sự việc với cán bộ phụ trách PXN.
Trường hợp bị đổ ra tay chân: dội ngay với rất nhiều nước lạnh, rồi bôi lên chỗ bỏng dung dịch
natri bicacbonat 1% trong trường hợp bị bỏng axit, và dung dịch axit acetic 1% nếu bị bỏng bazơ.
Trường hợp bị bắn vào mắt: dội mạnh với rất nhiều nước lạnh hoặc dung dịch NaCl 1% (người
bị tai nạn để nằm thẳng trên bàn), đậy bằng bông sạch và đưa ngay đến bệnh viện.
Trường hợp bị uống vào miệng hoặc dạ dày:
a) Nếu là axit: súc miệng và uống nước thật lạnh có magiê oxit.
b) Nếu là bazơ: súc miệng và uống nước thật lạnh có 1% axit acetic.

13
c) Trong cả hai trường hợp đều không được cho uống chất làm nôn.
d) Thông báo cho người phụ trách PXN hoặc người phụ trách về ATSH của cơ quan.
3.4.2. Khi làm việc với chất độc:
Trường hợp bị ngộ độc: làm nôn thật mạnh, thật nhanh, hoặc cho uống nhiều sữa, lòng trắng
trứng (trường hợp kim loại nặng).
Thông báo cho người phụ trách PXN hoặc người phụ trách về ATSH của cơ quan.
3.5. Khi làm việc với thiết bị dụng cụ có điện
Trường hợp bị xẩy ra tai nạn: nếu người bị nạn chạm vào dây điện, tắt ngay điện hoặc rút cầu
chì và chỉ chạm vào người bị nạn bằng những vật không dẫn điện. Tiến hành hô hấp nhân tạo ngay
với người bị ngất.
Thông báo cho người phụ trách PXN hoặc người phụ trách về ATSH của cơ quan.
3.6. Khi xảy ra cháy nổ
a) Nếu chất đổ ra là chất dễ cháy thì dùng bình chữa cháy thích hợp để dập lửa.
b) Khóa bình gas trong phòng và khu vực lân cận.
c) Mở cửa sổ (nếu có thể) và tắt các thiết bị có thể phát ra tia lửa điện.
d) Bật chuông báo động.
e) Gọi 114.
f) Thông báo cho người phụ trách PXN hoặc người phụ trách về ATSH của cơ quan.
4. Phòng ngừa các tác nhân sinh học, vật lý, hóa học
4.1. Các tác nhân sinh học
Các tác nhân sinh học trong phòng thí nghiệm có thể gây hại cho con người như vi sinh vật ( viruss,
vi khuẩn, kí sinh trùng, động vật thí nghiệm ) và các sản phẩm của chúng: DNA, RNA,máu, dịch,…
4.1.1. Kĩ thuật phòng xét nghiệm
a) An toàn xử lí mẫu trong phòng thí nghiệm
• Vật chứa mẫu: chất liệu bền (thuỷ tinh, nhựa tổng hợp), đậy nắp đúng cách, nhãn dán
chính xác và rõ ràng
• Vận chuyển mẫu trong phòng thí nghiệm: cần dùng vật chứa thứ hai, tiệt trùng thường
xuyên
• Nhận mẫu: cần có khu vực riêng biệt
• Mở gói mẫu: người mở cần có kiến thức, vật chứa mẫu quan trọng nên mở trong tủ ATSH
b) Sử dụng pipet và dụng cụ hỗ trợ hút mẫu: bộ 11 quy tắc
c) Tránh rơi vãi vật liệu nhiễm trùng: bộ 6 quy tắc
d) Sử dụng tủ an toàn sinh học: bộ 12 quy tắc
e) Tránh nuốt phải và để các vật nhiễm trùng dính vào da mắt: bộ 5 quy tắc
14
f) Tránh các vật nhiễm trùng đâm phải: bộ 5 quy tắc
g) Tách huyết thanh: bộ 6 quy tắc
h) Sử dụng mây li tâm: bộ 16 quy tắc
i) Sử dụng máy trộn, máy lắc, máy nghiền và máy siêu âm: bộ 6 quy tắc
j) Sử dụng máy nghiền mô: bộ 2 quy tắc
k) Bảo dưỡng và sử dụng tủ lạnh, tủ đông: bộ 4 quy tắc
l) Mở ống thuốc chứa vật nhiễm trùng đông khô: bộ 6 quy tắc
m) Bảo quản ống chứa vật liệu nhiễm trùng: với vsv cần bảo quản lạnh, tuyệt đối không được
nhúng ống bảo quản (chứa vsv) vào nitơ lỏng mà phải để bên trên nitơ lỏng
n) Phòng ngừa chuẩn khỏi mẫu máu, dịch tiết, mô và dịch cơ thể khác
• Thu thập, dán nhãn và vận chuyển mẫu:
• Mở mẫu và các ống đựng mẫu
• Thuỷ tinh và “vật sắc nhọn”
• Tiêu bản và bệnh phầm để soi kính hiển vi
• Thiết bị tự động ( máy siêu âm, máy trộn xoáy )
• Mô
• Khử trùng
o) Phòng ngừa các vật chứa prion: bộ 16 quy tắc
4.1.2. Khử trùng và tiệt trùng
a) Những nguyên tắc cơ bản sau được áp dụng đối với tất cả các loại vi sinh vật gây bệnh đã biết.
Yêu cầu khử nhiễm cụ thể sẽ phụ thuộc và loại thực nghiệm và những tính chất tự nhiên của
các tác nhân nhiễm trùng. Tác nhân dùng để khử, tiệt trùng thường là hoá chất, nhiệt độ, áp
suất, tia uv,…
b) Làm sạch vật liệu phòng thí nghiệm: quét, hút bụi ,lau, rửa,…
c) Sử dụng hoá chất diệt trùng: sử dụng đúng, đủ, và cẩn thận.
d) Khử khuẩn môi trường cục bộ:
e) Khử nhiễm tủ an toàn sinh học
f) Rửa tay/ khử nhiễm tay: nên mang găng tay khi thao tác
g) Khử trùng và tiệt trùng bằng nhiệt
h) Hấp khử trùng
i) Thiêu huỷ: để xử lí xác động vật, chất thải trong giải phẫu
j) Thải bỏ: phải được sự cho phép của địa phương, quốc gia, quốc tế theo những quy định nghiêm
ngặt.
4.1.3. Vận chuyển vật liệu nhiễm trùng
a) Phải dựa trên quy định về vận chuyển quốc tế
b) Quy trình lau chùi đổ vỡ: bộ 8 quy tắc
c) Hệ thống đóng gói 3 lớp cơ bản
15
4.2. Các tác nhân Vật lý, Hóa học
4.2.1. Các tác nhân hoá học (Các hoá chất nguy hiểm)
Điều quan trọng là nhân viên xét nghiệm phải có kiến thức càn thiết về độc tính của từng loại hoá
chất, con đường phơi nhiễm và những mối nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng và bảo quản.

Bảo quản hoá chất: chỉ nên để hoá chất thường dùng hàng ngày trong phòng thí nghiệm, số còn lại
cần được lưu trữ chuyên biệt trong phòng riêng.

Các quy định chung đối với hoá chất kị nhau: các hoá chất kị nhau khi tiếp xúc sẽ gây cháy hoặc
nổ vd các halogens không được tiếp xúc với ammoni, hidrocacbon, acetylene; các kim loại nhóm
Ia không để gần nước;…

Hoá chất bị đổ: cần chuẩn bị sẵn các dụng cụ, hoá chất để xử lí hoá chất bị đổ

Khí nén và khí hoá lỏng: bình khí nhỏ dùng một lần – không được đốt; bình khí nén cần phải được
cố định, đậy nắp, đặt lên xe khi di chuyển,…
4.2.2. Các tác nhân vật lí
Nguy cơ hoả hoạn
a) Chuẩn bị sẵn các thiết bị chữa cháy và báo cháy
b) Những chỉ dẫn, lối thoát hiểm cần đặt ở vị trí dễ thấy
c) Cần sự hợp tác chặt chẽ với nhân viên y tế và nhân viên chữa cháy
d) Nhân viên xét nghiệm cần trang bị kiến thức, kĩ năng phòng cháy chữa cháy
Nguy hiểm về điện
a) Kiểm tra hệ thống dây dẫn, bảng điện, mạch điện thường xuyên
b) Tất cả các thiết bị điện nên nối đất
c) Tuân thủ tiêu chuẩn an toàn điện quốc gia
Tiếng ồn
a) Làm hàng rào bao quanh thiết bị gây ồn
b) Sử dụng thiết bị bảo vệ thính giác
Phóng xạ, ion

a) Hạn chế tối đa thời gian bị phơi nhiễm


b) Giữ khoảng cách tối đa với nguồn phóng xạ
c) Che chắn nguồn phóng xạ
d) Thay thế việc sử dụng kĩ thuật radionuclides bằng non-radiometric

16
4.3. Các nhóm nguy cơ khác
Máy móc, dụng cụ, trang thiết bị trong phòng xét nghiệm
a) Thường xuyên được kiểm tra, bảo trì
b) Thay mới với những thiết bị quá cũ, hỏng hóc
c) Bảo quản đúng cách với từng thiết bị.
Nhân viên xét nghiệm
a) Tinh thần trách nhiệm, kỉ luật cao
b) Trang bị đầy đủ kiến thức, kĩ năng xử lí tình huống
c) Ý thức chấp hành các quy định của phòng xét nghiệm, địa phương, nhà nước, quốc tế.

17
III – MỘT SỐ PHÒNG THÍ NGHIỆM ATSH CẤP 4 TRÊN THẾ GIỚI

Hiện tại trên thế giới chỉ có khoảng hơn 50 phòng thí nghiệm loại này, trong đó sở hữu nhiều
nhất là Hoa Kỳ với khoảng 15 phòng BSL-4. Kế đó là Anh với khoảng 10 phòng. Trung Quốc có
2 phòng thí nghiệm An toàn sinh học cấp độ 4 đặt tại Cáp Nhĩ Tân và Vũ Hán, cùng với một phòng
BSL-4 đã được lên kế hoạch xây dựng tại Bắc Kinh.

Thoạt nhìn, những phòng thí nghiệm này trông cũng chẳng có gì đặc biệt. Giống với bất kỳ
phòng thí nghiệm sinh học nào khác, nó có những tủ lạnh chứa mẫu đông, có máy ly tâm và tủ hút.
Các dụng cụ thí nghiệm cũng hoàn toàn bình thường, ống nghiệm, pipet, những đĩa thạch… Thứ
gì bạn có thể tìm thấy trong một phòng thí nghiệm sinh học ở trường phổ thông trong này sẽ đều
có. Điểm khác biệt là ở chỗ, căn phòng đã bị đóng kín hoàn toàn. Từ khi được xây dựng, nó đã
không hề có cửa sổ. Toàn bộ ánh sáng đều là nhân tạo. Để bước vào một phòng thí nghiệm BSL-
4, bạn sẽ phải đi qua một cánh cửa như cửa tàu ngầm. Đó là lối thoát duy nhất, và cũng là tấm lá
chắn đang khóa chặt những mầm bệnh nguy hiểm bên trong nó.

Một quy tắc an toàn hàng đầu là các phòng thí nghiệm BSL-4 phải được xây dựng ở các khu
vực tách biệt với khu dân cư và có lưu lượng giao thông cực kỳ hạn chế. Nó được xây dựng với ít
nhất hai lớp bảo vệ. Thông thường BSL-4 sẽ được đặt trong một tòa nhà biệt lập, có thể chia sẻ
không gian chung với các phòng thí nghiệm BSL-3 bên cạnh. Nhưng nó phải hoàn toàn tách biệt
với các không gian chung đó

18
BSL-4 có nguồn cung cấp không khí và nước riêng, một máy phát điện dự phòng để giữ cho
nó an toàn ngay cả khi gặp sự cố mất điện. Trái với những gì mọi người nghĩ khi nhìn vào đó, bộ
quần áo bảo hộ không phải là công cụ có hiệu quả nhất trong việc đảm bảo an toàn cho các nhà
khoa học bên trong BSL-4, mà đó là các tủ hút và hệ thống lọc không khí hiệu quả cao HEPA
(High-efficiency particulate air). Các tủ hút là những chiếc tủ có áp lực âm. Nghĩa là nó có một
máy hút khí trên đỉnh để tạo ra luồng không khí liên tục đi vào từ cửa của nó – nơi các nhà khoa
học ngồi làm việc và thao tác – và đi ra từ cửa thông gió tới máy lọc không khí HEPA. Tất cả các
thí nghiệm với mầm bệnh trong phòng BSL-4 đều phải thực hiện bên trong chiếc tủ này. Nhờ vậy,
mầm bệnh sẽ không giờ có thể lội ngược dòng để đi từ trong tủ ra bên ngoài để lây nhiễm.
Áp lực âm cũng đóng vai trò thiết yếu với cả căn phòng BSL-4. Các cỗ máy hút luôn khiến cho
không khí chỉ có thể đi vào phòng mà không thể đi ra. Vì vậy, ngay cả khi cửa của phòng BSL-4
mở toang, không khí (nếu chứa mầm bệnh) trong nó cũng không thể đi ra ngoài, mà sẽ bị hút hết
đến một máy lọc HEPA chờ sẵn. Các hệ thống lọc HEPA được thiết kế với màng lọc làm từ sợi
thủy tinh với các khe hở chỉ cách nhau 0,3 micromet. Nhưng điểm đặc biệt của HEPA so với các
hệ thống lọc khác, đó là nó có khả năng bắt được cả các hạt nhỏ hơn kích thước khe hở nhờ lợi
dụng cơ chế khyếch tán và hút tĩnh điện. Nhờ vào cơ chế này, BSL-4 có thể đảm bảo độ sạch gần
như tuyệt đối (>99,9999%). Công suất của HEPA được trang bị cho phép nó chỉ mất 3 phút để lọc
và thay mới toàn bộ không khí trong một phòng BSL-4.
Trong khi đó, tất cả các lối ra của không khí thải từ BSL-4 cũng bị chặn bằng bộ lọc HEPA. Các
vi sinh vật thông thường không thể tồn tại lâu bên ngoài cơ thể con người, chúng đơn giản là sẽ
chết trên màng lọc khi cố gắng đột kích ra ngoài. Nếu chúng chưa tự chết, các màng lọc cũng sẽ
được khử trùng và thay đổi thường xuyên để đảm bảo hiệu quả lọc của HEPA. Đối với nước thải,
BSL-4 có một hệ thống xử lý riêng bằng hóa chất, đảm bảo khử nhiễm và giết chết tất cả các tác
nhân gây bệnh trong đó. Việc kiểm soát các đồ vật và thiết bị được mang ra và mang vào phòng
thí nghiệm cũng hết sức gắt gao. Tất cả ống nghiệm, dụng cụ thí nghiệm hay bất kỳ đồ vật nào
trước khi đi ra khỏi BSL-4 đều phải được khử nhiễm bằng nồi hấp. Thậm chí ngay sau khi được
mang ra khỏi tủ hút, chúng đã phải được hấp khử trùng. Khi các thiết bị lớn bên trong BSL-4 như
tủ lạnh hoặc máy ly tâm bị hỏng hoặc cần phải thay thế, phòng thí nghiệm sẽ thực hiện một quy
trình khử nhiễm toàn bộ trước khi cho phép một kỹ thuật viên vào xử lý chúng. Để đảm bảo an
toàn, quy trình này được thực hiện vô cùng cẩn thận và có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần.
Không có một mầm bệnh nào có thể lợi dụng kẽ hở đó để thoát ra bên ngoài, nhờ vào việc bám
lên các bề mặt thiết bị hỏng khi chúng được đem đi. Tất nhiên trong quá trình sửa chữa, các mẫu
virus và vi khuẩn nguy hiểm đã được chuyển đến một nơi lưu trữ an toàn khác.

19
20
Plum Island, một hòn đảo nhỏ nằm gần bờ biển phía bắc của Long Island, bang New York
(Mỹ), là nơi đặt căn cứ của Trung tâm nghiên cứu bệnh động vật Plum Island (gọi tắt là PIADC)
và được Cơ quan An ninh nội địa Mỹ (DHS) bảo vệ cực kỳ nghiêm ngặt. PIADC được xếp loại
Viện thí nghiệm cấp độ 4, tức là được chính quyền Mỹ đưa vào hạng mục được bảo vệ an ninh cao
nhất.

Viện Virus học Vũ Hán, nơi có phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp cao nhất châu Á trở
thành tâm điểm tranh cãi với một số nghi vấn về mối liên hệ có thể xảy ra với sự bùng phát của
Covid-19. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học trên thế giới đã lên án mạnh mẽ các thuyết âm mưu về
việc Covid-19 không có nguồn gốc tự nhiên. Thông tin này được đăng tải bởi tạp chí y khoa danh
tiếng The Lancet.

21
III - PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ PHÒNG THÍ NGHIỆM ATSH CẤP 4
Các phương pháp thiết kế phòng thí nghiệm:
1. Kiểm soát cơ bản. Phải có hệ thống kiểm soát cơ bản hiệu quả, gồm một hoặc nhiều thứ
sau:
- Phòng thí nghiệm với tủ an toàn sinh học cấp 3/ phòng thí nghiệm ca-bin 3. Phải đi qua ít
nhất hai cửa trước khi vào các phòng đặt các tủ an toàn sinh học cấp 3. Trong cấu trúc phòng thí
nghiệm này, tủ an toàn sinh học cấp 3 tạo ra sự ngăn chặn cơ bản. Nhất thiết phải có phòng tắm
cho nhân viên với các phòng thay đồ phía trong và bên ngoài. Vật liệu và dụng cụ không mang
vào ca-bin qua khu vực thay đồ phải được kiểm soát qua phòng phun sương hoặc nồi hấp 2 cửa.
Khi cửa bên ngoài đã được đóng an toàn, nhân viên trong phòng thí nghiệm có thể mở cửa phía
trong để lấy vật liệu. Các cánh của phòng phun sương hoặc nồi hấp được khóa liên động để cửa
bên ngoài không thể mở được trừ khi nồi hấp tiến hành xong một quá trình vô khuẩn hoặc quá
trình phun sương khử nhiễm kết thúc.

22
- Phòng thí nghiệm yêu cầu mặc đồ bảo hộ. Phải mặc đồ bảo hộ có thiết bị hô hấp độc lập là
khác biệt chính về yêu cầu thiết kế giữa một phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp 4 với tủ an
toàn sinh học cấp 3. Các buồng trong phòng thí nghiệm yêu cầu mặc đồ bảo hộ được bố trí để
cho nhân viên đi qua khu vực thay đồ và khử khuẩn trước khi vào khu vực để thao tác các vật
liệu nhiễm trùng. Phải có phòng tắm để khử khuẩn đồ bảo hộ cho nhân viên khi rời khỏi phòng
thí nghiệm. Cũng nên có phòng tắm cho từng nhân viên với các phòng thay đồ bên trong và bên
ngoài. Nhân viên khi vào khu vực này phải mặc bộ quần áo liền thân cung cấp khí, áp lực dương,
có bộ lọc HEPA. Không khí trong áo phải được cung cấp bởi một hệ thống có nguồn khí độc lập
có khả năng cung cấp thêm 100% lượng khí trong trường hợp khẩn cấp. Lối vào phòng thí
nghiệm phải mặc đồ bảo hộ đi qua một phòng khóa khí có cửa kín khí. Cần có một hệ thống cảnh
báo phù hợp cho nhân viên làm việc trong phòng thí nghiệm để sử dụng trong trường hợp máy
móc có sự cố hay xảy ra trục trặc về khí.
2. Kiểm soát lối ra vào. Phòng thí nghiệm kiểm soát tối đa – an toàn sinh học cấp 4 phải
được bố trí ở tòa nhà riêng biệt hoặc ở một khu vực được mô tả rõ ràng trong một tòa nhà an
toàn. Nhân viên và trang thiết bị ra vào phải qua một phòng khóa khí hoặc hệ thống riêng biệt.
Khi vào nhân viên phải thay toàn bộ quần áo và trước khi ra phải tắm rửa sạch sẽ rồi mặc quần
áo bình thường.
3. Kiểm soát hệ thống thông khí. Áp lực âm phải được duy trì trong phòng. Cả khí vào và ra
phải được lọc bằng hệ thống HEPA. Có sự khác biệt đáng kể về hệ thống thông khí trong phòng
thí nghiệm ca – bin 3 và phòng thí nghiệm yêu cầu mặc đồ bảo hộ.
- Phòng thí nghiệm ca-bin 3. Khí cấp cho tủ an toàn sinh học cấp 3 có thể lấy từ ngay trong
phòng thông qua bộ lọc HEPA lắp trên tủ hoặc trực tiếp thông qua hệ thống xử cung cấp khí. Tủ
phải luôn hoạt động ở áp lực âm so với môi trường xung quanh phòng thí nghiệm. Cần lắp đặt
một hệ thống thông khí tuần hoàn riêng.
- Phòng thí nghiệm yêu cầu mặc đồ bảo hộ. Phải có các hệ thống buồng cấp và thải khí
chuyên biệt. Các bộ phận cấp và thải của hệ thống thông khí được cân bằng để tạo cho hướng
dòng khí đi từ nơi nguy hiểm thấp đến nơi nguy hiểm cao. Phải có quạt thải khí dư để đảm bảo
thiết bị luôn ở dưới áp lực âm. Phải theo dõi áp suất khác nhau trong khu vực phòng thí nghiệm
và giữa phòng thí nghiệm với các khu vực xung quanh. Phải kiểm soát dòng khí trong hệ thống
cấp và thải khí của hệ thống thông khí và phải có một hệ thống kiểm soát thích hợp để ngăn
chặn tăng áp suất trong phòng thí nghiệm. Phải có hệ thống thông khí qua bộ lọc HEPA cho khu
vực phải mặc đồ bảo hộ, buồng tắm khử nhiễm và phòng khóa khí khử nhiễm. KHí thải từ
phognf thí nghiệm phải được đi qua hai bộ lọc HEPA. Hoặc sau khi đi qua hai bộ lọc HEPA, khí
thải có thể tái tuần hoàn nhưng chỉ trong phòng thí nghiệm. Trong bất cứ trường hợp nào, khí
thải của phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp 4 cũng không được tái tuần hoàn đến các khu vực
khác. Phải hết sức cẩn trọng nếu sử dụng không khí trong phòng thí nghiệm. Phải xem xét loại

23
nghiên cứu, trang bị, hóa chất, và các vật liệu khác sử dụng trong phòng thí nghiệm cũng như
mẫu vật trong các nghiên cứu.
Tất cà bộ lọc HEPA cần phải được kiểm tra và chứng nhận hàng năm. Vải bọc của bộ lọc HEPA
được thiết kế cho phép khử nhiễm tại chỗ trước khi tháo ra. Hoặc có thể tháo bộ lọc trong hộp
kín khí sau đó khử nhiễm và thiêu hủy.
4. Khử nhiễm chất thải lỏng. Tất cả chất thải lỏng từ khu vực phải mặc đồ bảo hộ, phòng
khử nhiễm, phòng tắm khử nhiễm, hoặc tủ an toàn sinh học cấp 3 phải được khử trùng. Phương
pháp ưu tiên là xử lý bằng nhiệt. Một số chất thải lỏng đòi hỏi phải trung hòa pH trước khi thải ra
ngoài. Nước thải từ phòng tắm của nhân viên và nhà vệ sinh có thể thải trực tiếp ra hệ thống
cống mà không cần xử lý.
5. Vô khuẩn chất thải và vật liệu. Phải có nồi hấp 2 cửa ở khu vực phòng thí nghiệm. Phải có
các phương pháp khử nhiễm khác cho thiết và các vật dụng không thể tiệt trùng bằng hơi.
6. Mẫu vật, vật liệu và động vật phải vào qua cổng khóa khí.
7. Phải có đường dây điện chuyên dụng và nguồn điện riêng trong trường hợp khẩn cấp.
8. Hệ thống cống rãnh ngăn chặn phải được lắp đặt.
- Do tính phức tạp cao của chế tạo, lắp đặt và xây dựng các thiết bị an toàn sinh học cấp 4,
cả trong ca-bin hay trong khu vực phải mặc đồ bảo hộ, việc trình bày các thiết bị như vậy dưới
dạng sơ đồ không thể thực hiện được.
- Do tính phức tạp cao của công việc trong phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp 4 một
cẩm nang làm việc chi tiết riêng biệt cần xây dựng và thử nghiệm qua đào tạo. Ngoài ra, phải đặt
ra một chương trình khẩn cấp

24
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Bên trong phòng thí nghiệm an toàn sinh học BSL-4: Nơi virus không thể nào thoát ra

ngoài.” Bàn thí nghiệm Lý Sơn Sa Kỳ, 13 Aug. 2020, lysonsakylab.vn/ben-trong-phong-

thi-nghiem-an-toan-sinh-hoc-bsl-4-noi-virus-khong-the-nao-thoat-ra-ngoai.

2. “Điều kiện của phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp IV.” Chất lượng xét nghiệm, 17

Aug. 2020, chatluongxetnghiem.com/dieu-kien-cua-phong-xet-nghiem-an-toan-sinh-hoc-

cap-iv/#22_Dieu_kien_ve_trang_thiet_bi.

3. “Nghị định 103/2016/NĐ-CP – Quy định về đảm bảo an toàn sinh học tại phòng xét

nghiệm.” Chất lượng xét nghiệm, 20 Feb. 2020,

chatluongxetnghiem.com/download/nghi-dinh-103-2016-nd-cp-quy-dinh-ve-dam-bao-an-

toan-sinh-hoc-tai-phong-xet-nghiem.

4. “Plum Island: Trung tâm nghiên cứu bệnh động vật hay vũ khí sinh học của Mỹ?” Báo

Công an Nhân dân điện tử, 3 Apr. 2012, cand.com.vn/Ho-so-mat/Plum-Island-Trung-

tam-nghien-cuu-benh-dong-vat-hay-vu-khi-sinh-hoc-cua-My-i303796.

5. Tổ chức Y tế Thế giới. Cẩm nang an toàn sinh học phòng thí nghiệm. 3rd ed., Viện Vệ

sinh Dịch tễ Tây Nguyên, 2004.

25

You might also like