Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

DÀN BÀI VĂN PHÂN TÍCH NHÂN VẬT CỦA MỘT TÁC PHẨM

TRUYỆN.

I. Mở bài:
- Dẫn dắt: đánh giá vị trí nhà văn trong nề văn học, phong cách nghệ
thuật nổi bật, đề tài nhà văn hướng đến trong sáng tác của mình...
Ví dụ: Nam Cao là cây bút hiện thực xuất sắc của văn học Việt Nam thời kì
1930 – 1945. Ông chuyên viết về đề tài người nông dân và tri thức nghèo.
- Giới thiệu tác phẩm:
Ví dụ: Trong đó Giăng sáng ( tên tác phẩm khác) là một truyện ngắn tiêu biểu
cho đề tài viết về người tri thức nghèo của ông.
- Đưa ra vấn đề nghị luận ( đề bài yêu cầu phân tích gì? thì viết ra)
Ví dụ: Điền ( hoặc nhân vật khác) là nhân vật chính của truyện đã để lại ấn
tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc.
=> Mở bài: ghép nối 3 ý.
( Lưu ý: Mở bài cần theo sơ đồ: dẫn dắt, giới thiệu nhà văn -> tác phẩm ->
nhân vật.)
II. Thân bài:
* Luận điểm 1: Khái quát chung:
+ Hoàn cảnh, xuất xứ của truyện ( tác phẩm mới thì viết xuất xứ ở phần
chú thích góc phải cuối ngữ liệu mà đề bài cho)
Ví dụ:(Trích Dì Hảo –Tuyển tập truyện ngắn Đôi mắt, Nam Cao, NXB Văn
học); (Trích Lão Hạc, Nam Cao – Tác phẩm, tập 1, NXB Văn học,
Hà Nội, 1975);(Trích Giăng Sáng, Nam Cao, Tuyển tập Nam Cao, NXB Văn học 1997)
+ Tóm tắt ngắn gọn cốt truyện, nội dung truyện ( Truyện kể về nhân vật
nào? Nội dung truyện là gì?
Ví dụ1:Nhân vật Điền trong Giăng Sáng là một văn sĩ nghèo say mê vẻ đẹp huyền
diệu của ánh trăng và anh mang trong mình cái mộng văn chương rất đỗi lớn lao
nhưng trước mắt anh lại bị dồn dập bởi những bi kịch của đói nghèo, túng thiếu.Cuối
tác phẩm là hình ảnh Điền tiếp tục viết những tác phẩm văn chương nhưng không
phải dưới ánh trăng lung linh, huyền ảo mà là trong tiếng gắt gỏng của vợ và tiếng
khóc của con.
Đó chính là quyết định của một người nghệ sĩ chân chính khi chọn từ bỏ thứ ánh trăng
giả dối để chắp bút viết những trang văn từ chính những cảnh đời lầm than và
phản ánh sự khốn khổ của một kiếp người.

Ví dụ 2:Truyện kể về Lão Hạc là một nông dân nghèo. Vì thương con trai,
muốn giữ lại mảnh vườn, số tiền dành giụm cho con trai có tiền cưới vợ. Lại
hối hận vì trót lừa một con chó nên cuối cùng lão đã tìm đến cái chết thê thảm:
ăn bả chó tự tử....
* Lưu ý: Chuyển từ luận điểm 1 sang luận điểm 2 các em phải có từ nối: Trước
tiên chúng ta có thể nhận thấy hoàn cảnh của nhân vật......
* Luận điểm 2: Phân tích, đánh giá về nhân vật:
- Về hoàn cảnh: bố mẹ, anh chị em như thế nào?; giàu hay nghèo? Hoàn cảnh
có gì đặc biệt.( tìm trong văn bản, viết ra) => Nhận xét: Qua những chi tiết trên
có thể thấy Lão Hạc ( Điền, dì Hảo...) có hoàn cảnh sống thật là...( khổ cực,
nghéo đói hay đáng thương......)
- Về tính cách, ngoại hình( tìm trong văn bản, nếu có thì nêu ra, không có
thì bỏ qua): đưa ra phân tích, nhận xét...
- Về công việc, tình yêu với công việc đó như thế nào? ( tìm trong văn bản)
Ví dụ: Điền là nghệ sĩ nghèo, ôm mộng văn chương, tình yêu đặc biệt với trăng
( lấy dẫn chứng: đối với Điền trăng là một cái đẹp và quý lắm .......nguyện cam
chịu tất cả những thiếu thốn,Ðiền sẵn lòng từ chối một chỗ làm kiếm mỗi tháng
hàng trăm bạc, nếu có thể kiếm được năm đồng bạc về nghề văn.... )
=> Đánh giá, nhận xét nhân vật là người như thế nào?...Qua đó nhà văn muốn
nhắn gửi điều gì thông qua nhân vật?...
* Luận điểm 3: Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật:
- Đầu câu chuyện, nhân vật có quan niệm hay có tính cách như thế nào? Có sự
trăn trở, dằn vặt gì trong suy nghĩ, hành động? ( tìm trong văn bản)
Ví dụ 1: Lão Hạc luôn day dứt, dằn vặt vì làm cha mà không lo nổi đám cưới
hỏi cho con, vì lớn bằng từng ấy tuổi mà chót lừa một con chó....
Ví dụ 2: Lúc đầu Điền còn mơ mộng, ích kỉ chỉ nghĩ cuộc sống của riêng mình
( dẫn chứng trong ngữ liệu: Điền thường nghĩ về một thế giới đẹp đẽ, hào
nhoáng trong tưởng tượng…chốn hiện thực để tìm thế giới với vẻ đẹp hoàn
mỹ..)
Sau đó Điền nhận ra nghệ thuật: “ không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể
chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than, vang dội lên mạnh mẽ trong lòng
Ðiền”.
=> Có sự thay đổi lớn về nhận thức: “Ðiền ngồi viết. Giữa tiếng con khóc, tiếng vợ gắt gỏng,
tiếng léo xéo đòi nợ ngoài đầu xóm. Và cả tiếng chửi bới của một người láng giềng ban đêm
mất gà.”. Lúc này Điền nhận ra rằng: nghệ thuật chân chính là phản ánh cuộc sống thực tại
cho dù đó là đau khổ, là lầm than.
( Những phần trong “ “ là dẫn chứng lấy ở ngữ liệu)

* Lưu ý: Chuyển từ luận điểm 2 sang luận điểm 3 các em phải có từ nối
* Luận điểm 4: Đánh giá, mở rộng về nội dung và nghệ thuật:
+ Ngôi kể: thứ mấy? Tác dụng?
+ Điểm nhìn: điểm nhìn bên ngoài từ tác giả, điểm nhìn bên trong : suy nghĩ,
nhìn nhận của nhân vật...
+ Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật…
* Luận điểm 4: Khái quát chủ đề, nghệ thuật và giá trị, ý nghĩa truyện.
- Qua truyện, đánh giá thái độ, tấm lòng của tác giả: yêu thương, đồng cảm, xót
thương hay trân trọng nhân vật của mình?
- Hoàn cảnh của nhân vật cũng là hoàn cảnh chung của tầng lớp trí thức thời
bấy giờ....
III. Kết bài:
- Khẳng định giá trị về nội dung, nghệ thuật.
- Sự trường tồn tác phẩm, nhân vật với thời gian.

You might also like