QLDA

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

Câ u Hỏ i

Câu 1/ So sánh Quản lý sản xuất và Quản lý dự án......................................................................1


Câu 2/ Phân tích mối quan hệ giữa 3 mục tiêu cơ bản của quản lý dự án: Chi phí, Thời gian,
Mức độ hoàn thiện dự án/ hoàn thành dự án.................................................................................2
Câu 3: Đường găng:..........................................................................................................................4
Câu 4: Ví dụ đánh đổi mục tiêu.......................................................................................................4
Câu 5: Ưu nhược điểm của PERT:..............................................................................................10
Câu 6: Ý nghĩa ứng dụng của chỉ tiêu thời gian dự trữ tự do...................................................10
Câu 7 : Phân tích ưu nhược điểm của từng phương pháp phân tách công việc dự án. Vì sao
khi thực hiện dự án lại cần kết hợp nhiều phương pháp khi thực hiện phân tách công việc? 10
Câu 8: Thế nào là 1 dự án trọng điểm quốc gia. Lấy 2 ví dụ về dự án trọng điểm quốc gia.
Bình luận gì về sự thay đổi tiêu chí của dự án trọng điểm quốc gia thời gian qua...................11
Câu 9: Biến giả................................................................................................................................12
Câu10: KN, cấu trúc , tác dụng , hạn chế của gantt....................................................................12
Câu 11: PERT và CPM..................................................................................................................13
Câu 12: PERT/ GANTT.................................................................................................................14

Bài làm

Câu 1/ So sánh Quản lý sản xuất và Quản lý dự án.


- Giống nhau : đều dựa trên những nguyên tắc quan trọng và phương pháp của khoa học
quản lý. Mục đích tối đa hóa và hiệu quả nguồn lực.
- Khác nhau:

Quản lý sản xuất Quản lý dự án


Nhiệm vụ không có tính lặp lại liên tục mà có tính
Nhiệm vụ có tính lặp lại, liên tục chất mới mẻ.
1 Ví dụ: Quản lý dây chuyền sản xuất sợi tại nhà máy Ví dụ: Quản lý dự án “Xây dựng Hầm đường bộ
dệt Hòa Thọ Hải Vân”.

Tỷ lệ sử dụng nguồn lực thấp


Tỷ lệ sử dụng nguồn lực cao
-Trong ví dụ trên, nguồn lực chủ yếu là Công Nhân
2 -Trong ví dụ trên, nguồn lực chủ yếu là các kỹ sư,
và dây chuyền máy móc đã được đầu tư và tái sử
chuyên gia cao cấp, máy móc thiết bị thi công.
dụng lâu nay.
Sản xuất hàng loạt Sản xuất đơn chiếc
3 -Trong ví dụ trên, đầu ra là hàng loạt cuộn sợi để -Trong ví dụ trên, sản phẩm là “Hầm đường bộ
phục vụ cho công đoạn dệt vải. Hải Vân”. Hiện đã đưa vào khai thác từ năm 2005

1
Thời gian tồn tại của các công ty là lâu dài Thời gian tồn tại của dự án có giới hạn
4 -Công ty dệt may Hòa Thọ đã tồn tại mang tính lâu -Trong ví dụ trên, thời gian của dự án từ năm
dài, được thành lập từ năm 1962 2000-2005
Các số liệu thống kê được sử dụng hạn chế trong
Các số liệu thống kê sẵn có và hữu ích đối với việc quản lý dự án.
ra quyết định -Trong dự án xây dựng hầm Hải Vân, chỉ có số
- Trong ví dụ trên, số liệu cần để sản xuất theo liệu thống kê về lưu lượng xe trên tuyến quốc lộ
tháng, kỳ, năm đã có sẳn để giúp nhà quản trị đưa 1A trong thời gian trước đó được sử dụng hiệu quả
5 ra các quyết định phù hợp quy luật Cung-Cầu của nhất. Nhờ số liệu này mà người ta xác định được
thị trường. Ví dụ : số liệu về lượng tiêu thụ quần áo quy mô của công trình cần phải xây dựng để đáp
trong mỗi dịp Tết đã được ghi nhận nhiều năm ứng được nhu cầu hiện tại cũng như dự trù cho
trước đó, nó sẽ được làm cơ sở để xác định lượng tương lai.
cần sản xuất. - Các số liệu thống kê khác để phục vụ cho mục
đích giảm thiểu rủi ro của dự án rất hạn chế.
Không quá tốn kém khi chuộc lại lỗi lầm Chi phí là vô cùng lớn, thậm chí có thể gây đổ bể
Ví dụ: Trong quá trình sản xuất, việc định lượng sai cả dự án nếu phán đoán, nhận định sai các rủi ro :
về một loại sản phẩm nào đó (vd :áo sơ mi màu nếu khảo sát không đủ thông tin về kết cấu địa
xanh, kẻ sọc) có thể dẫn đến dư thừa, bán không hết chất của khu vực đèo Hải Vân, dẫn đến áp dụng
6
trong quý I. Chi phí cho số hàng tồn kho này cũng sai phương án khoan hầm, có thể gây sụp hầm, dẫn
không quá lớn, và sang quý II, nhà máy có thể tổ đến tổn thất nhân mạng và tiền bạc rất lớn
chức sản xuất với số lượng ít hơn và cải tiến mẫu
mã khác.
Nhân sự mới cho mỗi dự án
Tổ chức theo tổ nhóm là hình thức phổ biến
- Mỗi dự án đều thành lập một Ban/Đội quản lý dự
- Trong nhà máy được tổ chức thành nhiều phòng,
án mới sẽ giải tán sau khi dự án kết thúc. Ban
7 ban, xưởng sản xuất. Trong các xưởng sản xuất
QLDA Hầm đường bộ Hải Vân được thành lập để
được chia thành các tổ, nhóm làm việc liên tục theo
điều hành dự án. Sau khi dự án hoàn thành,
ca.
BQLDA đã được giải thể.
Trách nhiệm rõ ràng và được điều chỉnh qua thời Phân chia trách nhiệm thay đổi tuỳ thuộc vào tính
8 gian chất của từng dự án
Ví dụ: Ví dụ:
Môi trường làm việc thường xuyên thay đổi
Ví dụ: Trong dự án hầm Hải Vân, môi trường làm
việc của công nhân không cố định mà biến đổi tùy
Môi trường làm việc tương đối ổn định
vào tiến độ khoan núi. Môi trường làm việc cũng
Ví dụ: Nhà máy dệt Hòa Thọ tọa lạc tại Quận Cẩm
thay đổi tùy thuộc vào từng giai đoạn của dự án :
Lệ từ khi thành lập đến nay. Công nhân trong các
9 gia đoạn chuẩn bị mạt bằng thi công thì chủ yếu
phân xưởng thường xuyên làm việc hàng ngày tại
làm việc ngoài trời, địa hình hiểm trở; giai đoạn
các xưởng may, dệt. Vị trí của các dây chuyền gần
khoan núi, phun đúc bê tông hầm thì làm việc
như không thay đổi trong một thời gia dài.
trong lòng núi; giai đoạn hoàn thiện các tuyến
đường nối QL1A vào hầm thì chủ yếu làm việc
ngoài trời và gần các tuyến quốc lộ.

2
Câu 2/ Phân tích mối quan hệ giữa 3 mục tiêu cơ bản của quản lý
dự án: Chi phí, Thời gian, Mức độ hoàn thiện dự án/ hoàn thành
dự án.
Mục tiêu cơ bản của quản lý dự án nói chung là hoàn thành các công việc dự án theo đúng
yêu cầu kỹ thuật và chất lượng, trong phạm vi ngân sách được duyệt và theo tiến độ thời gian cho
phép.
Về mặt toán học, ba mục tiêu này liên quan chặt chẽ với nhau và có thể biểu diễn theo công thưc
sau:
C = f(P, T, S)
Trong đó:
C: chi phí (Cost)
P: mức độ hoàn thành công việc (kết quả - Performance)
T: yếu tố thời gian (Time)
S: phạm vi dự án (Scope)
Phương trình trên cho thấy, chi phí là một hàm của các yếu tố: mức độ hoàn thành công việc, thời
gian thực hiện và phạm vi dự án.
Phân tích:
Nói chung, chi phí của dự án tăng lên khi chất lượng hoàn thiện công việc tốt hơn, thời gian
kéo dài thêm và phạm vi dự án được mở rộng.
Nếu thời gian thực hiện dự án bị kéo dài, gặp trường hợp giá nguyên vật liệu tăng cao sẽ
phát sinh tăng chi phí một số khoản mục nguyên vật liệu.
Mặt khác, thời gian kéo dài dẫn đến tình trạng làm việc kém hiệu quả do công nhân mệt
mỏi, do chờ đợi và thời gian máy chết tăng theo… làm phát sinh tăng một số khoản mục chi phí.
Thời gian thực hiện dự án kéo dài, chi phí lãi vay ngân hàng, chi phí gián tiếp cho bộ phận
(chi phí hoạt động của văn phòng dự án) tăng theo thời gian và nhiều trường hợp, phát sinh tăng
khoản tiền phạt do không hoàn thành đúng tiến độ ghi trong hợp đồng.
Quan hệ: Ba yếu tố thời gian, chi phí và mức độ hoàn thiện công việc có quan hệ chặt chẽ
với nhau. Tầm quan trọng của từng mục tiêu có thể khác nhau giữa các dự án, giữa các thời kỳ đối
với cùng một dự án, nhưng nói chung, đạt được kết quả tốt đối với mục tiêu này thường phải “hy
sinh” một hoặc hai mục tiêu kia.
Tính chất của mối quan hệ: Trong quá trình quản lý dự án thường diễn ra hoạt động đánh
đổi mục tiêu. Đánh đổi mục tiêu dự án là việc hy sinh một mục tiêu nào đó để thực hiện tốt hơn
mục tiêu kia trong điều kiện thời gian và không gian cho phép, nhằm thực hiện tốt nhất tất cả các
mục tiêu dài hạn của quá trình quản lý dự án.
Nếu công việc dự án diễn ra theo đúng kế hoạch thì không phải đánh đổi mục tiêu. Tuy
nhiên, kế hoạch thực thi công việc dự án thường có những thay đổi do nhiều nguyên nhân khách
quan và chủ quan khác nhau nên đánh đổi là một kỹ năng quan trọng của nhà quản lý dự án.
Việc đánh đổi mục tiêu diễn ra trong suốt quá trình quản lý, từ khi bắt đầu đến khi kết thúc
dự án. Ở mỗi giai đoạn của quá trình quản lý dự án, có thể một mục tiêu nào đó trở thành yếu tố
quan trọng nhất cần phải tuân thủ, trong khi các mục tiêu khác có thể thay đổi, do đó, việc đánh
đổi mục tiêu đều có ảnh hưởng đến kết quả thực hiện các mục tiêu khác.
3
Đánh đổi mục tiêu phải luôn dựa trên các điều kiện hay các ràng buộc nhất định. Bảng 1
trình bày các tình huống đánh đổi. Tình huống A và B là những tình huống đánh đổi thường gặp
trong quản lý dự án. Theo tình huống A, tại một thời điểm chỉ có một trong ba mục tiêu cố định,
trong tình huống B, có hai mục tiêu cố định còn các mục tiêu khác thay đổi. Tình huống C là
trường hợp tuyệt đối. Cả ba mục tiêu đều cố định nên không thể đánh đổi hoặc cả ba mục tiêu cùng
thay đổi nên càng không cần phải đánh đổi.


Loại tình huống Thời gian Chi phí Hoàn thiện
hiệu

A1 Cố định Thay đổi Thay đổi

A A2 Thay đổi Cố định Cố định

A3 Thay đổi Thay đổi Cố định

B1 Cố định Cố định Thay đổi

B B2 Cố định Thay đổi Cố định

B3 Thay đổi Cố định Cố định

C1 Cố định Cố định Cố định


C
C2 Thay đổi Thay đổi Thay đổi

Bảng 1: Các tình huống đánh đổi


Trong quá trình quản lý dự án, các nhà quản lý mong muốn đạt được một cách tốt nhất tất
cả các mục tiêu đặt ra. Tuy nhiên, thực tế không đơn giản. Dù phải đánh đổi hay không đánh đổi
mục tiêu, các nhà quản lý hy vọng đạt được sự kết hợp tốt nhất giữa các mục tiêu của quản lý dự
án như thể hiện trong hình 1.3.

4
Câu 3: Đường găng:
- Kn: Đường găng là đường dài nhất về thời gian hoàn thành công việc tính sự kiện đầu đến
sự kiện cuối của sơ đồ mạng.
- Ý nghĩa:
 Cho biết thời gian ngắn nhất để hoàn thành tất cả các công việc trong dự án.
 Cho biết các công việc găng hay cv quan trọng. Vì công việc nào trên đường găng
bị chậm lại thì toàn bộ dự án sẽ bị ảnh hưởng.
 Để dự án hoàn thành đúng thời hạn thì kế hoạch hoàn thành tiến độ của dự án chậm
nhất phải bằng tiến độ đường găng và các công việc găng phải được quản lý chặt
chẽ

Câu 4: Ví dụ đánh đổi mục tiêu.


Tình huống A1: thời gian cố định, chi phí và hoàn thiện thay đổi
- Tên dự án: Dự án resort Hòn Dấu

-Địa điểm: khu 3, phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng

- Quy mô: 108.39 ha


- Thời gian khởi công năm 2005
- Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Du lịch quốc tế Hòn Dáu
- Dự kiến:
 Tổng mức đầu tư 1700 tỷ VNĐ
 Thời gian hoàn thành năm 2013
Thời gian cố định: đưa vào sử dụng cuối năm 2013
Khu du lịch gồm phần lấn biển mở rộng đảo Hòn Dấu với diện tích sử dụng là khoảng 54 ha (khu
A) và phần lấn biển mở rộng bán đảo Đồ Sơn với diện tích sử dụng trên 60 ha (khu B).
Các hạng mục chính: Các khu biệt thự, khu ẩm thực biển, khu khách sạn cao cấp, khu vui chơi giải
trí
Mục tiêu chi phí thay đổi:
Công ty CP đầu tư xây dựng (TECCO) và công ty CP Du lịch Quốc tế Hòn Dấu đã khởi công xây
dựng khách sạn 3 sao. Theo thiết kế, khách sạn 3 sao này sẽ được xây dựng 5 tầng với 90 phòng
ngủ, một số phòng phụ trợ, phòng họp phục vụ hội nghị, dịch vụ ăn uống.
Với tổng mức đầu tư thêm là gần 300 tỉ đồng, công trình hoàn thành và đi vào hoạt động cuối
tháng 10/2011.
Mục tiêu hoàn thiện thay đổi:

5
Để theo kịp tiến độ đã đề ra dự án đã thay đổi một số hạng mục như là tạm dừng xây dựng một số
khách sạn 5 sao, công trình nhà hàng ẩm thực biển với thiết kế mái vòm, thủy cung và cụm rạp
chiếu phim,…
Tình huống A2: chi phí cố định, thời gian và hoàn thiện thay đổi
- Tên dự án: Dự án phỏng dựng, tôn tạo tháp Tường Long - chùa Tháp
- Địa điểm: phường Vạn Sơn, quận Đồ Sơn, Hải Phòng
- Thiết kế chùa Tháp sẽ được xây dựng với tổng diện tích 1.300 m2, chiều cao 32,5m, gồm 13
tầng. Dự án đầu tư xây dựng công trình phỏng dựng, tôn tạo Tháp Tường Long - Chùa Tháp với
diện tích trên 3 ha.
- Dự kiến mức đầu tư 179,7 tỷ đồng.
- Đơn vị thực hiện dự án Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng quận Đồ Sơn.
- Dự án thực hiện từ 2009 - 2015, trong đó chùa Tháp dự kiến hoàn thành trong năm 2010; giai
đoạn 2009- 2011 xây dựng tháp Tường Long, nhà che hố khảo cổ.
- Khởi công xây dựng 11.6.2008
- Khánh thành công trình 19.11.2017
Mục tiêu thời gian thay đổi:
Để đảm bảo quá trình xây dựng, thời gian huy động vốn dự án điều chỉnh có tiến độ chậm lại đến
từ năm 2015 đến năm 2017 mới khánh thành hoàn tất tổng thể dự án.
Mục tiêu hoàn thiện thay đổi:
Với mức đầu tư dự kiến để đảm bảo cho việc không vượt quá ngân sách dự án đã để lại một số
công trình phụ như nhà tiếp khách, cổng vào, lối lên chùa tạm thời chưa xây dựng hoàn thiện, để
thực hiện vào dự án sau.
Tình huống A3: Thời gian thay đổi, chi phí cố định, hoàn thiện cố định

Tên dự án: Dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 1:


Theo dự kiến:
 Cầu Vĩnh Tuy là một cây cầu bắc qua sông Hồng, phía đầu cầu bên trung tâm Hà Nội nằm
ở địa phận phường Vĩnh Tuy, thành phố Hà Nội, nối quận Hai Bà Trưng và quận Long
Biên.
 Nhà thầu :Tổng công ty Công trình giao thông 1 (Cienco 1); Tcty Công trình giao thông 4
(Cienco 4); Tcty XD Thăng Long
 Khởi công xây dựng ngày 3 tháng 2 năm 2005, dự kiến khánh thành tháng 5 năm 2007
 Theo thiết kế tổng vốn khoảng 3.600 tỷ đồng VN.(sử dụng ngân sách nhà nước)

6
Mục tiêu thời gian bị thay đổi: do khó khăn về công tác giải phóng mặt bằng nên tiến độ khánh
thành cầu đã bị chậm lại, sau đó có thông báo dự kiến hợp long cầu vào dịp tết âm lịch 2008. Tuy
nhiên đến tháng 1/2008 ban quản lý lại tiếp tục thông báo đẩy lùi tiến độ do một số nguyên nhân
và không thông báo ngày hoàn thành.
Ngày 25 tháng 9 năm 2009, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chính thức cắt băng khánh thành
thông xe cây cầu rộng nhất Việt Nam này
Mục tiêu chi phí bị thay đổi: Sau quá trình thi công kéo dài, trượt giá tính lại khoảng 5.500 tỷ
đồng Việt Nam.
Mục tiêu hoàn thành không thay đổi: Đây là dự án cầu vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép dự ứng
lực, có khả năng chịu động đất cấp 8 theo khu vực. Công trình có tổng chiều dài hơn 5,8km, trong
đó chiều dài cầu chính là hơn 3,6km, khổ thông thuyền rộng 80m, cao 10m với vốn đầu tư hơn
5000 tỉ đồng. Đây là mạng lưới giao thông quan trọng của thành phố góp phần phân chia lưu lượng
xe, giảm ách tắc giao thông nội đô qua cầu Chương Dương cũng như góp phần thúc đẩy phát triển
kinh tế hai khu vực Bắc - Nam sông Hồng.

Tình huống B1: Thời gian cố định, chi phí cố định, hoàn thiện thay đổi

Tên dự án: Dự án Bảo tàng Hà Nội


Đôi nét về công trình:
 Để kỷ niệm đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, một dự án xây dựng mới bảo tàng Hà
Nội đã được thực hiện với số tiền đầu tư rất lớn, Bảo tàng Hà Nội mới nằm trong khu vực
xây dựng Trung tâm Hội nghị Quốc gia Việt Nam tại phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm.
 có kết cấu hình kim tự tháp ngược, trong đó tầng 4 có diện tích lớn nhất, các tầng dưới nhỏ
dần. Thiết kế của Liên doanh tư vấn GMP - ILAG (Đức); được xây dựng trên tổng diện
tích khoảng 54.000 m², cao 30,7 mét. Công trình gồm 4 tầng nổi và 2 tầng hầm; diện tích
xây dựng xấp xỉ 12.000 m², diện tích sàn hơn 30.000 m² (kể cả tầng hầm và tầng mái)
 Ước tính có 50.000 hiện vật được trưng bày tại đây
Mục tiêu thời gian không thay đổi: Sáng 19/5/2008, dự án xây dựng Bảo tàng Hà Nội đã được
khởi công tại Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội. Công trình được khánh thành vào ngày 6/10/2010 (trước
đại lễ 1000 năm Thăng Long theo dự kiến)
Mục tiêu chi phí không thay đổi: Tổng kinh phí xây dựng cho công trình là 2.300 tỷ đồng.
Mục tiêu hoàn thành thay đổi : Năm 2010, Bảo tàng khánh thành để chào đón 1000 năm Thăng
Long - Hà Nội. Thực chất, chỉ là khánh thành phần khuôn viên (phần vỏ) của bảo tàng còn phần
7
trưng bày hiện vật (phần hồn) vẫn đang trong giai đoạn triển khai, bổ sung. Toàn bộ trưng bày của
Bảo tàng Hà Nội là trưng bày tạm thời chứ chưa phải là trưng bày thường xuyên. Sau 9 năm đưa
vào sử dụng, công trình nghìn tỷ này đang rơi vào cảnh đìu hiu, vắng vẻ, không có khách tham
quan . Do không thường xuyên hoạt động, cộng thêm khí hậu, thời tiết, độ ẩm, mối mọt… đã khiến
công trình xuống cấp, tình trạng một phần trưng bày của Bảo tàng bị xuống cấp, mối mọt gặm
nhấm.
Tình huống B2: Thời gian cố định, chi phí thay đổi, hoàn thiện cố định
- Tên dự án: Đường cao tốc Hà Nội- Hài Phòng
- Chủ đầu tư: Tổng công ty Phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI)
- Vị trí dự án: tổng chiều dài 105km, trong đó phần qua Hà Nội dài 6 km, phần qua Hưng Yên dài
26 km, phần qua Hải Dương dài 40 km, phần qua Hải Phòng dài 33 km.
Thời gian cố định:
 Thời gian khời công 2/2/2009
 Thờ gian hoàn thành dự kiến: cuối năm 2015
 Thời gian hoàn thành thự tế: 5/12/2015 toàn bộ tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đã
được thông xe toàn tuyến.
Chi phí thay đổi:
 Tổng vốn đầu tư dự kiến: 24.566 tỷ đồng
 Tổng vốn đầu tư thực tế: 45.522,1 tỷ đồng (tăng gần 21.000 tỷ đồng). Do nhà nước chậm
tiến độ giai ngân chi phí hộ trợ đề bù giải phòng mặt bằng, nên chủ đầu tư đã phải đi vay để
GPMP và thi công, cụ thể đã chuyển cho Hà Nội 892 tỉ đồng, Hưng Yên 788 tỉ đồng, Hải
Dương 992 tỉ đồng, Hải Phòng 1.397 tỉ đồng.
Hoàn thiện cố định:
 Toàn tuyến có chiều rộng mặt cắt ngang bình quân 100 m, mặt đường rộng từ 32,5 đến 35
m với sáu làn xe chạy theo tốc độ thiết kế lên tới 120 km/giờ
 Hai làn dừng xe khẩn cấp, dải phân cách cứng ở giữa, dải cây xanh hai bên cùng với một số
đường gom ở những chỗ cần thiết.
 Các loại xe ô-tô có tốc độ thiết kế dưới 60 km/giờ và xe máy không được đi vào đường
này, toàn tuyến có sáu điểm giao cắt với các quốc lộ thì đều là liên thông khác mức, ngoài
ra còn có 9 cầu vượt lớn,21 cầu vượt loại trung, 22 cầu vượt và cống chui đường dân sinh.
Tình huống B3: Thời gian thay đổi, chi phí cố định, hoàn thiện cố định
- Tên dự án: Dự án đường vành đai 3 trên cao đoạn Mai Dịch-Cầu Thăng Long
- Chủ đầu tư: Ban quản lý dự án Thăng Long

8
- Ví trí dự án: từ cầu Mai Dịch đến cầu Thăng Long dài hơn 5 km, chạy dọc theo đường Phạm Văn
Đồng
- Tổng mức đầu tư: 5.343 tỷ đồng bằng nguồn vốn ODA Nhật Bản
Thời gian hay đổi:
 Thời gian khởi công: tháng 5/2018
 Dự kiến hoàn thành: tháng 8/2020
 Thời gian hoàn thành thực tế: dời lại đến tháng 12/2020 do:
 Chủ đầu tư Thăng Long vẫn nhận bàn giao mặt bằng từ phía Tp.Hà Nội chậm hơn so với kế
hoạch 4 tháng; cụ thể TP Hà Nội cam kết 30/9/2018 sẽ bàn giao toàn bộ mặt bằng của dự
án; trên thực tế Ban Quản lý dự án Thăng Long nhận được từng phân đoạn, đoạn đầu tiên
ngày 18/4/2018 (đợt 1), đoạn cuối cùng ngày 31/1/2019 (đợt 8), do đó ảnh hưởng đến việc
triển khai thi công đồng bộ của Nhà thầu.
 Công tác cấp phép vận chuyển dầm gói thầu số 2 bị chậm, công tác chỉ đạo điều hành của
nhà thầu tại một số thời điểm chưa thực sự quyết liệt.
Hoàn thiện cố định:
 Dự án có chiều dài 5,367 km, trong đó phần cầu cạn dài 4,728 km, được thiết kế theo tiêu
chuẩn đường cao tốc quy mô 4 làn xe, vận tốc thiết kế 100 km/h;
 Bề rộng cầu cạn là 24 m, kết cấu nhịp sử dụng dầm Super-T; riêng tại vị trí 2 nút giao
Hoàng Quốc Việt và Tây Thăng Long bố trí kết cấu cầu thép.
Tình huống C1: Thời gian cố định, chi phí cố định, hoàn thiện cố định
-Tên dự án: Dự án cầu Long Thành xã Thạch Thất.
-Theo dự kiến:
 Cầu Long Thành là cây cầu bắc qua con sông nhỏ phục vụ nhu cầu đi lại của người dân
trong xã.
 Phụ trách thực hiện: uỷ ban nhân dân xã Thạch Thất.
 Khởi công xây dựng ngày 1/3/2020 dự kiến hoàn thành 6/2020
 Tổng vốn là 5,5 tỷ đồng
Mục tiêu thời gian không thay đổi: Do đây là con đường giao thông của xã với các xã khác, phục
vụ các hoạt động thường ngày của người dân nên cần hoàn thành đúng dự kiến đảm bảo hoạt động
đi lại.
Mục tiêu chi phí không thay đổi: với tổng vốn thực hiện là 5,5 tỷ với 2 tỷ thu và ủng hộ của
người dân; 3,5 tỷ từ ngân sách thành phố.

9
Mục tiêu hoàn thành không thay đổi: đây là cây cầu bằng bê tông đảm bảo khả năng chịu lực
lớn, chiều dài cầu Long Thành là 20m, rộng 5m với hai bên cầu là thành lan can đảm bảo an toàn.

Tình huống C2: Thời gian, chi phí và hoàn thiện đều thay đổi.
-Tên dự án: Dự án Xây dựng nhà chứa quan họ số 2
- Địa điểm: Thôn Lũng Giang, Thị Trấn Lim, Tiên Du, Bắc Ninh
- Chủ đầu tư dự án: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh
-Thời gian khởi công: 2017
- Diện tích: 585 m2
Thời gian thay đổi:
 Tổng mức đầu tư: gần 8,7 tỉ đồng
 Thời gian hoàn thành: 2018
 Thời gian đưa vào sử dụng: 2019
Nhà chứa Quan họ được xây trên khu đất diện tích 585 m2 với lối kiến trúc truyền thống,
gồm các hạng mục: Nhà chính 05 gian, diện tích xây dựng khoảng 125 m2; sân, cổng,
tường rào, khuôn viên cây xanh. Trong đó, nhà chính được xây một tầng, 5 gian kiến trúc
truyền thống, mái lợp ngói ngũ hài.
Các hạng mục phụ trợ như cổng chính theo kiến trúc truyền thống bằng gỗ lim Nam Phi,
mái lợp ngói mũi hài, nền lát gạch đỏ, tường xây bằng gạch phục chế bắt mạch, hệ thống
tường rào bao quanh, sân lát gạch lát đỏ.
Hoàn thiện thay đổi:
Sau khi họp bàn, Sở văn hóa Thể thao và du lịch tỉnh Bắc Ninh và Công ty TNHH tu bổ, tôn tạo
và xây dựng Duy Linh đã thống nhất bổ sung thêm 1 hạng mục đó là cho xây dựng thêm nhà
ngang.Nhà ngang là nhà một tầng ba gian mái lợp ngói mũi hài, chân tảng, bậc thềm bằng đá xanh
đục chạm; nền lát gạch đỏ, tường xây gạch bắt mạch.Việc xây dựng nhà ngang sẽ được tiến hành
cùng với xây dựng nhà chính để đảm bảo tiến độ công trình, sao cho có thể hoàn thiện theo cấu
trúc 5 gian nhà chính, 3 gian nhà ngang.
Chi phí thay đổi:
Như vậy, mức chi phí đã được đẩy lên thêm hơn 400 triệu so với dự kiến, toàn bộ vốn đầu tư được
lấy từ ngân sách Tỉnh, nguồn vốn xây dựng cơ bản 2016-2020..

Như vậy, dự án xây dựng nhà chứa số 2 của Tỉnh Bắc Ninh không phải là trường hợp cần đánh
đổi. Vì cả 3 mục tiêu đều thay đổi nên không cần phải lo sợ mục tiêu này làm ảnh hưởng đến mục
tiêu khác.
10
Câu 5: Ưu nhược điểm của PERT:
- Ưu điểm: Cung cấp nhiều thông tin chi tiết; Thấy rõ công việc nào là chủ yếu, có tính
chất quyết định đối với tổng tiến độ của dự án để tập trung chỉ đạo; Thấy rõ mối quan
hệ phụ thuộc giữa các công việc và trình tự thực hiện chúng.
- Nhược điểm: Đòi hỏi nhiều kỹ thuật để lập và sử dụng; Không biết được rõ ngày nào
công việc i đang diễn ra (không xây dựng được lịch biểu cho từng công việc); Khi khối
lượng công việc của dự án lớn, lập sơ đồ này khá phức tạp.

Câu 6: Ý nghĩa ứng dụng của chỉ tiêu thời gian dự trữ tự do.
- Thời gian dự trữ tự do: là thời gian mà một công việc nào đó kéo dài thêm mà không
làm chậm ngày bắt đầu của một công việc tiếp sau.
- Ý nghĩa:
 Giữ một vị trí quan trọng. Giúp cán bộ quản lý dụ án có thể bố trí lại trình tự
thực hiện các công việc theo mục tiêu giảm bớt chi phí mà vẫn đảm bảo thực
hiện dự án đúng thời hạn, khắc phục và điều chỉnh những bất hợp lý xảy ra.

Câu 7 : Phân tích ưu nhược điểm của từng phương pháp phân
tách công việc dự án. Vì sao khi thực hiện dự án lại cần kết hợp
nhiều phương pháp khi thực hiện phân tách công việc?
1.Phân tích ưu nhược điểm của từng phương pháp phân tách công việc dự án

Phương pháp phân tích hệ Phương pháp chu kỳ Phương pháp chức năng
thống
Ưu điểm -Phương pháp thiết kế theo -Phân tách theo từng giai - Phân tách theo mô hình tổ
dòng giúp có cái nhìn tổng đoạn hình thành và phát chức giúp chuyên môn hóa
quan nhiệm vụ . Biết mức độ triển giúp định hình rõ ràng cao
quan trọng của các nhiệm công việc và mục đích trong
vụ. từng thời gian và thời gian - Thời gian rút ngắn
hoàn thành trong bao lâu.
- Xác định dễ dàng các công - Công việc phân bổ rõ ràng
việc cần thực hện toàn dự - dễ dàng điều chỉnh linh theo từng bộ phận
án hoạt để thích nghi với thực tế
- Dễ quy trách nhiệm và
- Không bị sót công việc -Dễ ràng đánh giá hiện trạng nhiệm vụ cho từng cá nhân
của từng giai đoạn . bộ phận -> tránh tình trạng
-Là căn cứ xây dựng kế đùn đẩy trách nhiệm, công
hoạch chi tiết. việc

- Dễ phân bổ nguồn lực cho


từng công việc
Nhược điểm -Chưa phân bổ được công - Khó phân bổ nguồn lực -Chưa xác định được nhiệm
việc làm khi nào và thuộc bộ vụ trọng tâm
- Thiếu sự chuyên môn hóa
11
phận nào - Thời gian hoàn thành
nhiệm vụ và thứ tự trước sau
-- Khó điều chỉnh để thích giữa các công việc
nghi
- Dễ bỏ sót công việc

2.Vì sao khi thực hiện dự án lại cần kết hợp nhiều phương pháp khi thực hiện phân
tách cộng việc ?

Để các Phương pháp có thể khắc phục nhược điểm của nhau và phát huy ưu điểm của mình.
Giúp thực hiện được linh hoạt , phát huy tối đa tác dụng của phân tách công việc :

- Xác định các công việc cần thực hiện , thứ tự quan hệ trước sau giữa các công việc , là
cơ sở để lập sơ đồ mạng công việc .

- Là căn cứ để xây dựng các kế hoạch chi tiết, điều chỉnh kế hoạch về thời gian , nguồn
lực cho các công việc .

- Là căn cứ để giao việc, xác định nhiệm vụ cụ thể của từng cá nhân , bộ phận tham gia
thực hiện dự án.

- Tránh được sai sót như bỏ quên một số công việc .

Câu 8: Thế nào là 1 dự án trọng điểm quốc gia. Lấy 2 ví dụ về dự


án trọng điểm quốc gia. Bình luận gì về sự thay đổi tiêu chí của
dự án trọng điểm quốc gia thời gian qua
- Dự án trọng điểm quốc gia là dự án đầu tư độc lập hoặc cụm công trình liên kết chặt chẽ với
nhau thuộc một trong các tiêu chí dưới đây:
1. Sử dụng vốn đầu tư công từ 10.000 tỷ đồng trở lên;
2. Ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường,
bao gồm:
(a) Nhà máy điện hạt nhân;
(b) Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên,
khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50 héc ta trở lên; rừng
phòng hộ đầu nguồn từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn
biển, bảo vệ môi trường từ 500 héc ta trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 héc ta trở lên;
3. Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với quy
mô từ 500 héc ta trở lên;
4. Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác;
5. Dự án đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
- Ví dụ:
1. Công tác giải phóng mặt bằng cho dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành
2. Dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông
- Vấn đề còn nhiều tranh luận là việc nâng mức vốn của dự án trọng điểm quốc gia từ 10.000 tỷ
đồng lên 20.000 tỷ đồng. Đồng thời điều chỉnh tương ứng đối với các dự án nhóm A, B, C trong

12
dự thảo luật. Điều này là quá cao, dẫn tới khó kiểm soát. Thực tế một số dự án có dấu hiệu chia
nhỏ đi để tránh phải trình ra Quốc hội, vì khi trình ra thường thủ tục phức tạp, thậm chí có xu
hướng khó thông qua.

Câu 9: Biến giả


-Biến giả (hay công việc giả) là một công việc không có thực, không đòi hỏi chi phí để thực hiện
nhưng nó có tác dụng chỉ rõ mqh trc sau giữa các công việc và sự kiện trong sơ đồ pert
-Ví dụ: Biến X cho biết công việc D chỉ bắt đầu được thực hiện khi hai công việc A và B đã hoàn
thành:

Khi thiết lập sơ đồ mạng, gặp tình huống sử dụng biến giả , nếu không được chú ý đúng mức sẽ
dẫn đến tình trạng vẽ sai và hâu quả là những nội dung qlda dựa trên cơ sở sơ đồ mạng như quản lý
nhân lực, chi phí… cũng sẽ bị sai lệch.

Câu10: KN, cấu trúc , tác dụng , hạn chế của gantt
- KN: Biểu đồ GANTT là phương pháp trình bày tiến trình thực tế cx như kế hoạch thực
hiện các công việc của dự án theo trình tự thời gian.
- Mục đích: Xác định một tiến độ hợp lý nhất để thực hiện các công việc khác nhau của
dự án. Tiến độ này phụ thuộc vào độ dài công việc những điều kiện ràng buộc và kỳ
hạn phải tuân thủ.
- Cấu trúc của biểu đồ:
+ Cột dọc trình bày công vệc. Thời gian thực hiện từng công việc được trình bày trên
trục hoành.
+ Mỗi đoạn thẳng biểu hiện một công vệc. Độ dài đoạn thẳng là độ dài công việc. Vị trí
của đoạn thẳng thể hiện quan hệ thứ tự trước sau giữa các cv.
- Tác dụng:
+ Dễ đọc, dễ nhận biết hiện trạng thực tế cũng như kế hoạch của từng công việc cũng
như tình hình chung của dự án.
+ Dễ xây dựng nên sử dụng khá phổ biến
+ Thông qua biểu đồ có thể thấy được tình hình thực hiện các công việc nhanh hay
chậm và tính lien tục của chúng. Trên cơ sở đó, có biện pháp đẩy nhanh tiến trình, tái
sắp xếp lại công việc để đảm bảo tính liên tục và tái phân phối lại nguồn lực cho từng
cv nhằm đảm bảo tính hợp lý trong sử dụng nguồn lưc.
+ Biểu đồ thường có một số ký hiệu riêng nhấn mạnh những mốc thời gian quan trọng,
Những vấn đề liên quan đặc biệt đến các cong việc.
+ Là cơ sở để phân phối nguồn lực và lựa chọn phương pháp phân phối nguồn lực hợp
lý nhất. Khi bố trí nguồn lực cho sự án, có thể bó trí theo hai sơ đồ gantt: sơ đồ thời
gian bắt đầu sớm nhất và sơ đồ thời gian triển khai muộn nhất.

- Hạn ché:
+ Đối với những dự án phức tạp gồm hàng tram công viêc cần phải thực hiện thì biểu
đồ gantt không thể chỉ ra đủ và đúng sự tương tác và mối quan hệ giữa các cv. Trong

13
nhiều trường hợp nếu phải điều chỉnh lại biểu đồ thì việc thực hiện rất khó khan và
phức tạp.
+ Khó nhận biết công việc nào tiếp theo công việc nào khi biểu đồ phản ánh quá nhiều
công việc liên tiếp nhau.

Câu 11: PERT và CPM


-Quản lý dự án có thể được hiểu là một cách lập kế hoạch có hệ thống, lập kế hoạch, thực hiện,
giám sát, kiểm soát các khía cạnh khác nhau của dự án, để đạt được mục tiêu đưa ra tại thời điểm
lập dự án. PERT và CPM là hai kỹ thuật quản lý dự án dựa trên mạng, thể hiện dòng chảy và chuỗi
các hoạt động và sự kiện. Kỹ thuật quản lý và đánh giá chương trình (dự án) phù hợp với các dự án
mà thời gian cần thiết để hoàn thành các hoạt động khác nhau không được biết đến.
Mặt khác, Phương pháp đường dẫn quan trọng hoặc CPM phù hợp với các dự án đang diễn ra
trong tự nhiên.
Hai phương pháp lập lịch sử dụng một cách tiếp cận chung để thiết kế mạng và xác định đường
dẫn quan trọng của nó. Chúng được sử dụng để hoàn thành thành công một dự án và do đó được sử
dụng kết hợp với nhau. Tuy nhiên, sự thật là CPM khác với PERT theo cách mà cái sau tập trung
đúng giờ trong khi cái trước nhấn mạnh vào sự đánh đổi chi phí thời gian. Theo cách tương tự, có
nhiều sự khác biệt giữa PERT và CPM, mà chúng ta sẽ thảo luận trong bài viết này.
Biểu đồ so sánh
Cơ sở để so
Chứng nhận CPM
sánh

CPM là một kỹ thuật thống kê về


PERT là một kỹ thuật quản lý dự án, được
quản lý dự án nhằm quản lý các hoạt
Ý nghĩa sử dụng để quản lý các hoạt động không
động được xác định rõ ràng của dự
chắc chắn của dự án.
án.

Một kỹ thuật lập kế hoạch và kiểm soát thời Một phương pháp để kiểm soát chi
Nó là gì?
gian. phí và thời gian.

Sự định hướng Hướng sự kiện Định hướng hoạt động

Phát triển như dự án Nghiên cứu & Phát


Sự phát triển Phát triển như dự án xây dựng
triển

Mô hình Mô hình xác suất Mô hình quyết đoán

Tập trung vào Thời gian Đánh đổi chi phí thời gian

Ước tính Ước tính ba lần Ước tính một lần

Thích hợp cho Ước tính thời gian chính xác cao Ước tính thời gian hợp lý

Quản lý của Hoạt động không thể đoán trước Hoạt động dự đoán

Tính chất công


Bản chất không lặp lại Bản chất lặp đi lặp lại
việc

14
Các hoạt động
quan trọng và
Không phân biệt Phân biệt
không quan
trọng

Các dự án phi nghiên cứu như xây


Phù hợp với Dự án nghiên cứu và phát triển
dựng dân dụng, đóng tàu, v.v.

Khái niệm sụp


Không áp dụng Áp dụng
đổ

Câu 12: PERT/ GANTT


- Giống nhau:
Đều dược sử dụng để giúp các nhà quản lý trong việc hiển thị các nhiệm vụ, công việc được yêu
cầu để hoàn thành dự án
Biểu đồ được sử dụng để lên kế hoạch, điều phối, giám sát các nhiệm vụ cần thiết của dự án
- Khác nhau
Sơ đồ pert:
 Nhiệm vụ độc lập được kết nỗi bằng mũi tên, cho thấy mỗi quan hệ giữa 2 nhiệm vụ mà
đang kết nối. 1 nhiệm vụ có thể bắt đầu khi các nhiệm vụ trc được thực hiện.
 Tập trung vào thể hiện mối quan hệ giữa các cv
 Là sơ đồ luồng và có các mạng lưới song song của từng nhiệm vụ
 Quản lý những dự án lớn, có khối lượng cv lớn và mối quan hệ giữa các cv phức tạp
Biểu đồ gantt:
 Liên quan đến chuỗi các công việc cần thiết để hoàn thành dự án. Mỗi thanh ngang tượng
trựng cho cv. Và độ dài thanh thể hiện độ dài thực hiện cv
 Tập trung thể hiện thời gian cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ
 Là biểu đồ thanh
 Có hiệu quả đối với những dự án đơn giản, không cần bất kì thay đổi nào giữa dòng

15

You might also like