Dot Bien Nhiem Sac The - HS

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

CƠ CHẾ DT VÀ BIẾN DỊ Ở CẤP TẾ BÀO 2020- 2021

NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIẾM SẮC THỂ

Câu 1. Một tế bào sinh dục sơ khai được nguyên phân 4 lần. Tất cả các tế bào con tạo ra đều trở thành
các tế bào sinh tinh. Tổng số tinh trùng đã được tạo ra là:
A. 128 B. 72 C. 64 D. 48
Câu 2. Chuột có 2n = 40. Vào kì giữa của lần nguyên phân thứ ba từ một hợp tử của chuột, trong các tế
bào có:
A. 160 nhiễm sắc thể đơn B. 320 nhiễm sắc thể đơn
C. 160 nhiễm sắc thể kép D. 320 nhiễm sắc thể kép
Câu 3. Số nhiễm sắc thể môi trường đã cung cấp cho 1 hợp tử nguyên phân 7 lần là 5080. Bộ nhiễm sắc
thể lưỡng bội và tổng số tế bào con được tạo ra là:
A. 2n = 38 và 128 tế bào B. 2n = 40 và 128 tế bào
C. 2n = 44 và 64 tế bào D. 2n = 78 và 32 tế bào
Câu 4. Có 128 tế bào con được tạo ra từ quá trình nguyên phân có số lần bằng nhau của 2 hợp tử. Số lần
nguyên phân của mỗi hợp tử là:
A. 3 lần B. 4 lần C. 5 lần D. 6 lần
Câu 5. Một hợp tử nguyên phân 6 lần. Vào kì giữa của lần nguyên phân cuối cùng, người ta xác định
trong các tế bào có chứa tổng số 896 crômatit.
1. Bộ NST lưỡng bội của loài:
A. 2n= 16 B. 2n= 14 C. 2n= 28 D. 2n=8
2. Số nhiễm sắc thể cùng trạng thái của nó trong các tế bào lúc này là:
A. 896 nhiễm sắc thể đơn B. 896 nhiễm sắc thể kép
C. 448 nhiễm sắc thể đơn D. 448 nhiễm sắc thể kép
Câu 6. Trong quá trình nguyên phân của một hợp tử ở người, vào một giai đoạn của quá trình người ta
thấy trong tế bào có tổng số 92 nhiễm sắc thể. Hợp tử đang nguyên phân ở kì nào sau đây?
A. Kì đầu hoặc kì sau B. Kì giữa hoặc kì cuối
C. Kì sau hoặc kì cuối (lúc tế bào chất chưa phân chia) D. Kì cuối (sau khi tế bào chất phân chia)
Câu 7. Thỏ có 2n = 44. Trong quá trình giảm phân của một tế bào sinh dục chín người ta thấy vào một
giai đoạn của quá trình, có 2 tế bào mang tổng số 44 nhiễm sắc thể kép. Chắc chắn tế bào không ở kì nào
trong các kì sau đây?
A. Kì sau II B. Kì giữa II C. Kì đầu II D. Cuối kì cuối I
Câu 8. Sau 3 lần nguyên phân của một tế bào sinh dục sơ khai đực, các tế bào con tạo ra có chứa tổng số
64 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Các tế bào con tạo ra giảm phân. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể
thường của mỗi tế bào nói trên chứa một cặp gen dị hợp, cặp nhiễm sắc thể giới tính chứa 1 gen trên X và
Y không mang gen.
1. Kiểu gen của mỗi tế bào sinh giao tử đực có thể là trường hợp nào sau đây?
A. AaBbDdXEY hoặc AaBbDdXeY B. AaBbDdXEY hoặc AaBbDdXEXe
C. AaBbDdX Y hoặc AaBbDdX X
e e e
D. AaBbDdXeY hoặc AaBbDdXEXE
2. Tổng số giao tử đực được tạo ra từ quá trình trên là:
A. 64 giao tử B. 56 giao tử C. 48 giao tử D. 32 giao tử
3. Số nhiễm sắc thể giới tính có trong các tế bào con tạo ra là:
A. 48 NST B. 32 NST C. 24 NST D. 16 NST
4. Số hợp tử được tạo thành nếu các giao tử đực được tạo ra tham gia thụ tinh với hiệu suất bằng 6,25% là
bao nhiêu?
A. 1 hợp tử B. 2 hợp tử C. 3 hợp tử D. 4 hợp tử
Câu 9. Ở một loài động vật lưỡng bội, cho biết mỗi cặp nhiễm sắc thể tương đồng gồm hai chiếc có cấu
trúc khác nhau. Trong quá trình giảm phân không xảy ra đột biến mà chỉ xảy ra trao đổi chéo đơn ở một
điểm xác định trên cặp nhiễm sắc thể số 1 ở giới cái. Ở giới đực không xảy ra trao đổi chéo. Quá trình thụ
tinh đã tạo ra trong quần thể này tối đa 512 kiểu tổ hợp giao tử. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài này

A. 2n = 12. B. 2n = 10. C. 2n = 78. D. 2n = 8.
Câu 10. Một tế bào có kiểu gen AB/ab Dd khi giảm phân bình thường thực tế cho mấy loại tinh trùng:

GV VÕ THỊ MỸ HẠNH- CVA TÀI LIỆU ÔN THI ĐH


CƠ CHẾ DT VÀ BIẾN DỊ Ở CẤP TẾ BÀO 2020- 2021

A. 8 B. 16 C. 2 D. 1
Câu 11. Một tế bào có kiểu gen AB/ab Dd khi giảm phân bình thường thực tế cho mấy loại trứng:
A. 4 B. 16 C. 2 D. 1
Câu 12. Có 3 tế bào sinh tinh của một cá thể có kiểu gen AaBbDdEeX Y tiến hành giảm phân bình thường hình
G

thành nên các tinh trùng. Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường không xảy ra hoán vị gen và đột biến nhiễm
sắc thể. Tính theo lý thuyết số loại tinh trùng tối đa có thể tạo ra là bao nhiêu?
A. 16 B. 6 C. 8 D. 4
Ab
Câu 13. Xét cá thể có kiểu gen: Dd. Khi giảm phân hình thành giao tử có 48% số tế bào xảy ra hoán
aB
vị gen B-b. Theo lý thuyết, tỷ lệ các loại giao tử mang ba alen trội do cơ thể trên tạo ra là:
A. 3% . B. 6%. C. 12%. D. 24%.
Câu 14. Có 4 tế bào sinh trứng của một cá thể có kiểu gen AaBbDd tiến hành giảm phân bình thường
hình thành tế bào trứng. Tính theo lý thuyết, có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại tế bào trứng khác nhau về
nguồn gốc NST?
A. 6. B. 8. C. 4. D. 1.
AB
Câu 15. 200 tế bào sinh tinh của một cơ thể động vật có kiểu gen thực hiện giảm phân bình thường,
ab
trong đó có 100 tế bào giảm phân có hoán vị. Tần số hoán vị gen trong trường hợp này là
A. 25%. B. 50%. C. 12,5%. D. 75%.
Câu 16. Ở Ruồi giám, 2n = 8. Quan sát một nhóm tế bào bình thường đang thực hiện phân bào, người ta
quan sát thấy có 256 NST đơn đang phân li về hai cực của tế bào. Dự đoán nào sau đây là đúng về thời
điểm phân bào và số lượng tế bào của nhóm?
A. Đang ở kỳ sau của nguyên phân với số lượng tế bào là 32 hoặc kỳ sau của giảm phân 2 với số lượng tế
bào là 32.
B. Đang ở kỳ sau của nguyên phân với số lượng tế bào là 16 hoặc kỳ sau của giảm phân 2 với số lượng tế
bào là 32.
C. Đang ở kỳ sau của nguyên phân với số lượng tế bào là 32 hoặc kỳ sau của giảm phân 2 với số lượng tế
bào là 16.
D. Đang ở kỳ sau của nguyên phân với số lượng tế bào là 16.
DE
Câu 17. Một cơ thể có kiểu gen AaBb giảm phân bình thường có thể tạo ra tối đa
de
A. 8 loại giao tử. B. 16 loại giao tử. C. 4 loại giao tử. D. 32 loại giao tử.
Ab
Câu 18. Một tế bào sinh tinh có kiểu gen Dd giảm phân bình thường, có bao nhiêu dự đoán sau đây
aB
không đúng?
(1) Nếu không xảy ra hoán vị gen thì sẽ tạo ra 4 loại giao tử bằng nhau.
(2) Nếu có hoán vị gen xảy ra sẽ tạo ra tối đa 8 loại giao tử.
(3) Nếu có hoán vị gen giữa A và a sẽ tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ khác nhau.
(4) Nếu có hoán vị gen giữa B và b sẽ tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 19. Một tế bào lưỡng bội của ruồi giấm (2n= 8) tiến hành giảm phân bình thường. Có bao nhiêu kết
luận sau đây đúng?
(1) Ở kì giữa 1, có 8 nhiễm sắc thể kép xếp thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
(2) Ở kì đầu có 16 nhiễm sắc thể đơn phân li về 2 cực của tế bào.
(3) Kết thúc quá trình phân bào luôn tạo ra hai tế bào giống hệt nhau về mặt di truyền.
(4) Sau khi kết thúc phân bào, các tế bào con được hoàn thiện và có thể tham gia vào quá trình thụ tinh.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 20. Một tế bào lưỡng bội của gà (2n = 78) tiến hành nguyên phân bình thường. Có bao nhiêu kết
luận sau đây đúng?
(1) Ở kì giữa có 78 nhiễm sắc thể kép phân li về 2 cực của tế bào.
(2) Ở kì đầu có 78 nhiễm sắc thể ở trạng thái kép.
(3) Kết thúc quá trình nguyên phân sẽ tạo ra 2 tế bào có bộ nhiễm sắc thể khác nhau.
GV VÕ THỊ MỸ HẠNH- CVA TÀI LIỆU ÔN THI ĐH
CƠ CHẾ DT VÀ BIẾN DỊ Ở CẤP TẾ BÀO 2020- 2021

(4) Ở kì sau, trong tế bào có 156 NST đơn


A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 21. Một cá thể đực có kiểu gen AaBbDdHhXEY tiến hành giảm phân bình thường hình thành nên các tinh
trùng biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường không xảy ra hoán vị gen và đột biến nhiễm sắc thể. Tính theo
lý thuyết, số tê bào sinh tinh cần ít nhất là bao nhiêu để có thể tạo ra được số loại tinh trùng tối đa?
A. 1 B. 8 C. 4 D. 16
Câu 22. Một tế bào lưỡng bội của ruồi giấm (2n= 8) có 4.108 cặp nuclêôtit tiến hành nguyên phân bình
thường. Có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?
(1) Ở kì giữa có 16 nhiễm sắc thể kép xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
(2) Ở kì đầu có khoảng 4.108 cặp nuclêôtit trong các ADN nhân.
(3) Có 16 nhiễm sắc thể đơn phân li về 2 cực ở kì sau.
(4) Sau khi kết thúc nguyên phân, mỗi tế bào con có 2.108 cặp nuclêôtit.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 23. Có 4 dòng ruồi giấm Drosophila I, II, III, IV được thu thập từ những vùng địa lý khác nhau. So
sánh các mẫu nhuộm băng NST ở nhiễm sắc thể số 3 và nhận được kết quả như sau (mỗi số ứng với 1
băng nhất định)
a. 1 2 6 5 4 3 7 8 9 10. b. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10.
c. 1 2 6 5 8 7 9 4 3 10. d. 1 2 6 5 8 7 3 4 9 10.
Giả sử c là dòng gốc, các dòng khác đã được tạo ra bằng cách đột biến đảo đoạn NST theo trật tự :
A. c => d => b => a. B. c => a => d => b.
C. c => d => a => b. D. c => a => c => b.
Câu 24. Ở chuột, gen chi phối hoạt động của cơ quan tiền đình trong tai nằm trên NST thường. Alen W
quy định chuột đi bình thường, alen w quy định chuột đi kiểu nhảy van. Cho chuột cái bình thường lai với
chuột đực nhảy van, sau 10 lứa đẻ đã thu được 40 con chuột đều bình thường, chỉ có 1 con nhảy van. Giả
sử cấu trúc gen không thay đổi thì nguyên nhân làm cho chuột đi kiếu nhảy van là:
A. mất đoạn NST mang gen w B. mất đoạn NST mang gen W
C. lặp đoạn NST mang gen W D. lặp đoạn NST mang gen w.
Câu 25. Cho biết khối lượng của từng loại loại nuclêôtit của một cặp NST (đơn vị tính: 108 đvC) ghi
trong bảng 1 ở bên:
A T G C
1,5 1,5 1,3 1,3
Bảng 1
Các NST (I; II; III; IV) trong bảng là kết quả của đột biến từ NST đã cho.
Cặp khối lượng của từng loại loại nuclêôtit (x 108)
NST A T G C
I 1,6 1,6 1,5 1,5
II 1,45 1,45 1,26 1,26
III 1,5 1,5 1,3 1,3
Hãy xác định tổ hợp các đột biến nào phù hợp nhất với số liệu trong bảng dưới đây?
A. I- lặp đoạn; II- Mất đoạn; III- Đảo đoạn B. I- Mất đoạn; II- lặp đoạn; III- Đảo đoạn
C. I- Lặp đoạn; II - Đảo đoạn III- Mất đoạn D. I- Đảo đoạn; II- Lặp đoạn; II – Mất đoạn.
Câu 26. Một loài giao phối có bộ NST 2n = 8. Một thể đột biến có một NST của cặp nhiễm sắc thể thứ
nhất bị mất một đoạn, một nhiễm sắc thể của cặp thứ ba bị đảo một đoạn và một nhiễm sắc thể của cặp
thứ tư bị lặp một đoạn. Quá trình giảm phân xảy ra bình thường. Tính theo lý thuyết, tỉ lệ giao tử mang 2
NST bị đột biến cấu trúc là
A. 1/8. B. 3/8. C. 6/8. D. 5/8.
Câu 27: Sơ đồ sau minh họa cho các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào?
(1): ABCD●EFGH → ABGFE●DCH
(2): ABCD●EFGH → AD●EFGBCH

GV VÕ THỊ MỸ HẠNH- CVA TÀI LIỆU ÔN THI ĐH


CƠ CHẾ DT VÀ BIẾN DỊ Ở CẤP TẾ BÀO 2020- 2021

A. (1): đảo đoạn chứa tâm động; (2): chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.
B. (1): chuyển đoạn chứa tâm động; (2): đảo đoạn chứa tâm động.
C. (1): chuyển đoạn không chứa tâm động, (2): chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.
D. (1): đảo đoạn chứa tâm động; (2): đảo đoạn không chứa tâm động.
Câu 28: Một NST có trình tự các gen là ABCDEFG*HI bị đột biến thành NST có trình tự các gen là
CDEFG*HI. Đây là dạng đột biến nào?
A. Mất đoạn. B. Chuyển đoạn. C. Đảo đoạn. D. Lặp đoạn.
Câu 29: Sơ đồ sau đây mô tả cơ chế phát sinh dạng đột biến nào sau đây ?

A. Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.


B. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.
C. Chuyển đoạn tương hỗ giữa các nhiễm sắc thể.
D. Chuyển đoạn không tương hỗ giữa các nhiễm sắc thể.
Câu 30: Ở một loài động vật, người ta phát hiện nhiễm sắc thể số II có các gen phân bố theo trình tự khác
nhau do kết quả của đột biến đảo đoạn là
(1) ABCDEFG (2) ABCFEDG (3) ABFCEDG (4) ABFCDEG
Giả sử nhiễm sắc thể số (1) là nhiễm sắc thể gốc. Trình tự phát sinh đảo đoạn là
A. (1) → (3) → (4) → (1). B. (3) → (1) → (4) → (1).
C. (2) → (1) → (3) → (4). D. (1) → (2) → (3) → (4).

GV VÕ THỊ MỸ HẠNH- CVA TÀI LIỆU ÔN THI ĐH

You might also like