Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 31

Nhận xét đánh giá của giáo viên chấm 1

....................................................................
....................................................................
....................................................................
....................................................................
....................................................................
Nhận xét đánh giá của giáo viên chấm 2
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
...................................................................
LỜI CAM ĐOAN
Nhóm tôi xin cam đoan bài này là do nhóm tôi thực hiện cùng sự hỗ trợ, tham
khảo từ các tư liệu, giáo trình liên quan đến đề tài nghiên cứu và không có sự
sao chép y nguyên các tài liệu đó.
Người cam kết

Lê Minh Gia Huy


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, nhóm em xin trân trọng cảm ơn giáo viên bộ môn Nguyễn Thị
Hồng Hạnh người đã trực tiếp chỉ bảo, tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho
nhóm em trong quá trình học tập, hướng dẫn nhóm em trong quá trình hoàn
thành bài dự án kinh doanh spa thú cưng The Pet Story này bằng tất cả lòng
nhiệt tình và sự quan tâm sâu sắc.
Trong quá trình thực hiện bài dự án kinh doanh spa thú cưng The Pet Story
này, do hiểu biết còn nhiều hạn chế nên bài làm khó tránh khỏi những thiếu sót.
Nhóm em rất mong nhận được những lời góp ý của quý thầy cô để dự án này
ngày càng hoàn thiện hơn.
Nhóm em xin chân thành cảm ơn!
PHẦN MỤC LỤC

PHẦN MỘT. MỞ ĐẦU.............................................................................6


PHẦN HAI. NỘI DUNG............................................................................7
2.1 Hồ sơ pháp lý..................................................................................7
2.2 Thị trường kinh doanh..................................................................10
2.2.1 Phân tích môi trường kinh doanh........................................10
2.2.2 Phân tích khách hàng...........................................................14
2.2.3 Phân tích đối thủ..................................................................17
2.2.4 Mô tả công ty sản phẩm dịch vụ...........................................19
2.2.5 Xác định giá cả.....................................................................26
2.3 Kế hoạch marketing......................................................................27
2.4 Kế hoạch tài chính........................................................................29
2.5 Kế hoạch tác nghiệp, sản xuất......................................................36
2.6 Kế hoạch phát triển doanh nghiệp................................................37
2.7 Nhóm đồng sáng lập doanh nghiệp và điều hành.........................40
2.8 Các rủi ro chủ yếu và biện pháp phòng vệ....................................43
2.9 Đăng ký kinh doanh......................................................................45
KẾT LUẬN..............................................................................................47
PHẦN MỘT MỞ ĐẦU
Lời nói đầu
Trong nhịp sống gấp của cuộc sống hiện đại như ngày nay, con người luôn phải
gặp những áp lực do công việc và cuộc sống mang lại dần làm cho họ quên đi
những sở thích làm cho họ mất dần đi những thời gian để chăm sóc cho những
chú thú cưng của mình. Khi chúng ta ở bên cạnh thú cưng, não của chúng ta nhả
ra nhiều oxytocin hơn giúp làm hạ huyết áp, giảm stress và sự lo âu. Nhưng
những chú chó, mèo không đơn giản chỉ là những động vật, nó còn như một
thành viên trong gia đình, được chăm sóc hết sức chu đáo và cưng chiều. Thú
cưng còn thể hiện đẳng cấp, tính cách, phong cách sống của người chủ sở hữu.
Vì vậy những người chủ rất quan tâm đến việc chăm sóc cho những chú thủ
cưng của mình. Họ không ngần ngại chỉ trả những số tiền không nhỏ để tim
người hay thuê dịch vụ chăm sóc kỹ lưỡng cho thú cưng". Tuy nhiên, Do quá
bận rộn với công việc, hoặc do không có đủ kĩ năng chăm sóc, họ thường tìm
đến những trung tâm chăm sóc thú cưng. Sự sung túc trong cuộc sống hiện nay
đã mang đến nhiều cơ hội kinh doanh đầy tiềm năng. Mô hình dịch vụ này đang
dần phát triển tại Việt Nam, và ngày càng phát triển. Nắm bắt cơ hội này, nhóm
chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu thị trường và mở dịch vụ chăm sóc cho thú
cưng với hy vọng có thể chia sẽ tình yêu thương bằng sự chăm sóc chu đáo của
chúng em đến với những thú cưng của bạn.

PHẦN HAI NỘI DUNG


2.1 Hồ sơ pháp lý
Quy trình thành lập cơ sở kinh doanh “ The Pet Story ”
- Bước 1: Chuẩn bị các thông tin để lập hồ sơ thành lập công ty
+ Tên của chi nhánh: “The Pet Story”
+ Địa chỉ của doanh nghiệp: Ninh Kiều, Cần Thơ
+ Vốn điều lệ: 200.000.000 đồng
+ Ngành nghề kinh doanh: Chăm sóc spa thú cưng
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ:
+ Điều lệ công ty (nên soạn theo mẫu điều lệ có sẵn)
+ Giấy đề nghị đăng ký chi nhánh
+ Bản sao công chứng CMND/hộ chiếu/căn cước công dân
- Bước 3: Nộp hồ sơ thành lập chi nhánh “The Pet Story” Cần Thơ
Nộp hồ sơ tại phòng đăng kí kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư để tiến
hành xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Bước 4: Nhận kết quả Sau ba ngày làm việc, đến phòng đăng kí kinh doanh
của Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố để tiến hành nhận kết quả.
- Thủ tục bắt buộc phải thực hiện sau khi được cấp giấy chứng nhận Đăng ký.
- Công bố thông tin trên cổng Thông tin đăng ký DN quốc gia
- Khắc con dấu
- Treo bảng hiệu
- Mua token (Chữ ký số) khai thuế qua mạng điện tử
- Thủ tục thuế: Kê khai thuế và nộp thuế môn bài cho năm nay tại chi cục
quản lý công ty
- Mở tài khoản ngân hàng của công ty và nộp thông báo tài khoản ngân hàng
lên sở kế hoạch và đầu tư.
Đánh giá tính phù hợp với các qui định pháp luật
Bạn hãy sử dụng ma trận đánh giá các qui định pháp luật liên quan đến ý
tưởng kinh doanh. Có nhiều ý tưởng rất hay nhưng có thể những ý tưởng đó rơi
vào khu vực những quy định không cho phép hoặc hạn chế của các cơ quan
chức năng. Do vậy, điều quan trọng ở đây là cần xem xét ý tưởng có nằm trong
quy định cầm hay hạn chế này hay không?
Cách làm như sau:
- Tìm kiếm các thông tin liên quan đến các quy định hiện hành hoặc dự đoán
các quy định sẽ ban hành ở nơi bạn kinh doanh. Đây là bước cực kỳ khó khăn vì
các quy định là rất phức tạp và đôi khi không rõ ràng. Do vậy, tốt nhất nên có tư
vấn chuyên môn.
- Xác định các quy định từ không hoặc rất ít ngăn cản hoạt động kinh doanh.
Các quy định không hoặc ít ngăn cản là các quy định mà bạn có thể đối mặt với
chúng khi tiến hành kinh doanh. Chẳng hạn như quy định phải có bằng lái xe
khi lái xe mà bản thân chưa có, củng có thể dễ dàng học và thi lấy bằng. Ngược
lại, quy định ngăn cản là quy định tạo ra một rào cản mà bản thân khó hoặc
không thể vượt qua. Chẳng hạn, để kinh doanh ở một ngành kinh doanh xác
định đòi hỏi phải có bằng cấp, nếu không có cởi như người khởi sự phải từ bỏ ý
định kinh doanh này. Ví dụ như muốn mở một cửa hàng thuốc cần có bằng
dược sỹ, muốn mở phòng khám hay bệnh viên cần có bằng bác sỹ,...
- Về ma trận và định vị ý tưởng kinh doanh. Từ nghiên cứu các qui định sẽ và
xác định vị trí trên ma trận
Nếu ý tưởng nằm trong ô các quy định cấm thì tốt hơn hết là nên tiềm kiếm ý
tưởng kinh doanh khác.

Cấm

Được phép þ

- Đánh giá cụ thể lựa chọn ý tưởng kinh doanh


Đánh giá cụ thể và lựa chọn ý tưởng kinh doanh Bang dưới đây giúp bạn đánh
giá cụ thể hơn và lựa chọn ý tưởng kinh doanh thích hợp. Các bước cần tiến
hành như sau:
Bước 1, liệt kê các ý tưởng kinh doanh theo mức độ bạn quan tâm. Điển vào
dòng trên cùng bên trái ý tưởng mà bạn quan tâm nhất, tiếp theo là các ý tưởng
bạn ít quan tâm hơn.
Bước 2, đánh giá ý tưởng kinh doanh
Về nguyên tắc, bạn có thể đánh giá bằng phương pháp cho điểm. Để đánh giá
các ý tưởng đã đưa ra, bạn có thể cho điểm từ 0 đến 6 theo từng tiêu chí được
nêu trong bảng: điểm đánh giá là 0 nếu ở mức không có gì, cho điểm 2 nếu ở
dưới mức trung bình, cho điểm 4 nếu ở mức trung bình và cho điểm 6 nếu ở
mức trên trung bình. Các tiêu thức cụ thể như sau:
- Hiểu biết về ngành kinh doanh. Bạn biết những gì về ngành này? Bạn có cần
phải bỏ thêm thời gian và tiền bạc để học hỏi về ngành này không? Bạn có phải
thu nhận thêm 1 đối tác vì bạn không đủ hiểu biết về ngành này không? Thang
điểm đánh giá: cho điểm 0 nếu bạn không hiểu gì về ngành kinh doanh này; cho
điểm 2 nếu bạn có hiểu biết lơ mơ; cho điểm 4 nếu bạn hiểu một cách hạn chế
và cho điểm 6 nếu bạn hiểu ở mức có thể tự tiến hành công việc.
- Kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh. Trong một số trường hợp, bạn có
thể hiểu biết rất sâu về lĩnh vực này nhưng lại không có nhiều kinh nghiệm. Bạn
đã bao giờ đứng ra làm chủ doanh nghiệp hoặc làm việc trong lĩnh vực này
chưa? Kinh nghiệm làm việc thực tế quan trọng đến mức nào trong ngành này?
Thang điểm đánh giá cụ thể: cho điểm 0 nếu bạn không có chút kinh nghiệm gì;
cho điểm 2 nếu bạn chỉ biết chút ít kinh nghiệm hoặc kinh nghiệm gián tiếp; cho
điểm 4 nếu bạn có kinh nghiệm nhưng chưa đủ; cho điểm 6 nếu bạn thông thạo
lĩnh vực này.
- Kỹ năng của bạn Hiện tại hãy bỏ qua những kỹ năng thông thường đối với
mỗi ý tưởng kinh doanh và tập trung vào những kỹ năng đặc thù trong ngành
kinh doanh đó. Những kỹ năng mà bạn cần đạt trình độ nào? Nếu bạn chưa có
những kỹ năng đó, để có được chủng, bạn phải cố gắng ở mức độ nào?
Thang điểm cụ thể: Cho điểm 0 nếu không có kỹ năng này; cho điểm 2 nếu
chỉ có ít kĩ năng; cho điểm 4 nếu có một số kỹ năng, cho điểm 6 nếu bạn có đủ
kỹ năng cần thiết
- Khả năng thâm nhập thị trường. Hay tính đến ca những chi phi để tham gia
kinh doanh và những rào cản canh tranh bạn có thể gặp phải. Ví dụ, nếu bạn
muốn kinh doanh dịch vụ tại nhà thì chi phí thành lập có thể không đáng kể,
nhưng nếu đã có một vài doanh nghiệp khác đang kinh doanh ngành dịch vụ này
thi việc tiếp cận thị trường có thể gặp khó khăn. Thang điểm cụ thể: cho điểm 0
nếu lĩnh vực kinh doanh bị cạnh tranh mạnh; cho điểm 2 nếu bạn đã có sự thâm
nhập hạn chế; cho điểm 4 nếu có cả đối thủ cạnh tranh lớn và nhỏ; cho điểm 6
nếu hầu như không có những hạn chế nào đối với sự thâm nhập.
- Tình độc đáo của ý tưởng. Tính độc đáo không nhất thiết phải mang ý nghĩa
không có ai cung cấp sản phẩm hay dịch vụ cùng loại; mà có ý nghĩa rằng
không có ai cung cấp sản phẩm và dịch vụ theo cách mà bạn định cung cấp,
hoặc nó hàm ý rằng không có ai sẽ cung cấp sản phẩm và dịch vụ trong khu vực
kinh doanh của bạn. Bạn đang tìm cách phân biệt sản phẩm và dịch vụ của bạn
đối với những đối thủ kinh doanh mặt hàng và dịch vụ đó. Thang điểm đánh giá
cụ thể: cho điểm 0 nếu sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn do rất nhiều người cung
cấp; cho điểm 2 nếu có một số người khác cùng cung cấp sản phẩm và dịch vụ
giống bạn; cho điểm 4 nếu chỉ có một hặc hai người cung cấp sản phẩm hoặc
dịch vụ cùng loại; cho điểm 6 nếu không ai cung cấp sản phẩm và dịch vụ mà
bạn có ý định cung cấp. Bước 3, lựa chọn ý tưởng kinh doanh
Bạn hãy tính tổng số điểm và lựa chọn các ý tưởng kinh doanh có thể đưa vào
triển khai trong thực tế. Sau khi đã xác định được tổng số điểm cho từng ý
tưởng, bước này sẽ khoanh vùng, loại bỏ các ý tưởng kinh doanh không phù
hợp. Với thang điểm nêu trên, tiêu chuẩn loại bỏ các ý tưởng không phù hợp
đơn giản như sau:
- Loại bỏ các ý tưởng có tổng số điểm nhỏ hơn 20
- Loại bỏ các ý tưởng mà không đạt được điểm 4 ở từng tiêu chí
- Loại bỏ các ý tưởng không đạt được ít nhất là điểm 6 ở tiêu chí độc đáo.
Sau quá trình loại bỏ này bạn sẽ chỉ còn danh mục các ý tưởng có thể triển
khai trong thực tế. Bạn có thể cân nhắc thêm một (vải) trong các ý tưởng đó
hoặc chọn ý tưởng từ mức điểm cao nhất trở đi. Nếu sau quá trình này không có
ý tưởng Đảo được chọn thì bạn phải nghiên cứu và đánh giá lại từ đầu.
Mô tả ý tưởng kinh doanh khi đã đánh và chấp nhận một ý tưởng kinh doanh,
cần mô tả ý tưởng kinh doanh đó. Một ý tưởng kinh doanh tốt phải là ý tưởng
mô tả ở dạng rất đơn giản. Ý tưởng kinh doanh chỉ nên chúa dụng từ 10 đến 15
từ, không quá dài. Ý tưởng kinh doanh mà không thể mô tả bằng một câu đơn
giản thường là một ý tưởng chưa hoàn thiện hoặc ý tưởng kinh doanh tồi.
2.2 Thị trường kinh doanh
2.2.1 Phân tích môi trường kinh doanh
Kế hoạch kinh doanh được hiểu là một văn bản trình bày ý tưởng kinh doanh
và cách thức hiện thực hóa ý tưởng đó của người khởi sự doanh nghiệp. Thông
qua bản kế hoạch kinh doanh, ban trình bày chi tiết mô hình kinh doanh có khả
năng khai thác tốt nhất cơ hội kinh doanh trên thị trường cũng như triển vọng
phát triển doanh nghiệp thể hiện qua các số liệu phản ánh kết quả và hiệu kinh
doanh dự tính cho những năm đầu tiên doanh nghiệp đi vào hoạt động.
Hiểu như thế, kế hoạch kinh doanh thường được phát triển khi bạn chuẩn bị
khởi sự một công việc kinh doanh. Tuy nhiên, kế hoạch kinh doanh có thể được
sử dụng theo nghĩa rất thông thường là một công cụ kế hoạch hóa; nó thể hiện
những mục tiêu mong muốn và cách thức đạt được mục tiêu của một doanh
nghiệp đang hoạt động. Một công ty đang kinh doanh trên thị trường có kế
hoạch phát triển sản phẩm mới, gia nhập một ngành kinh doanh mới hoặc muốn
tái cấu trúc hoạt động kinh doanh đều phải có kế hoạch.
Mặc dù nội dung chương này chủ yếu tập trung nghiên cứu kế hoạch kinh
doanh với ý nghĩa là kế hoạch khởi sự, song nhiều nội dung của chương có thể
là tài liệu tham khảo rất tốt khi cần lập kế hoạch kinh doanh trong những trường
hợp khác.
Mục đích của phần này là trình bày các cơ hội Kinh doanh và cách thức bạn sẽ
nắm bắt được cơ hội đó. Trước khi phát triển cốt truyện và chủ đề câu chuyện,
bạn cần đưa ra bối cảnh cho câu chuyện của mình. Một mô hình khung hữu
dụng cho việc làm sáng tỏ cơ hội kinh doanh là mô hình nhận thức về cơ hội
kinh doanh của Timmon. Sử dụng mô hình 3M – cầu thị trường (maket
demand), quy mô thị trường (market size), và phân tích biên lợi nhuận (margin
analysis) – sẽ giúp lượng hóa ý tưởng kinh doanh và đánh giá cơ hội KD hấp
dẫn đến mức nào.
Trước tiên, xem xét cầu thị trường: nếu thị trường tăng trưởng 20% hoặc cao
hơn thì cơ hội kinh doanh là hấp dẫn. Thứ hai, xem xét quy mô và cấu trúc thị
trường; một thị trưởng với quy mô hiện đại 50 triệu đô la và triển vọng tăng lên
đến 1 tỷ đô la hấp dẫn. Điều đó thường xảy ra ở những thị trường đang phát
triển với tốc độ tăng trưởng nhanh và có triển vọng làm thay đổi cách sống và
cách làm việc của chúng ta. Thí dụ, các thị trường máy tính cá nhân, ổ đĩa và
phần cứng máy tính của những năm 1980 đã phát triển rất “nóng” Rất nhiều
doanh nghiệp mới thành lập và đi đầu trong những công nghệ mới phát triển,
trong số đó có công ty Apple, Microsoft và Intel. Vào thập niên 90 (thế kỷ XX),
Internet nổi lên như một xu hướng mới thu hút sự chú ý của tất cả mọi người,
Bước sang thế kỷ XXI, công nghệ sinh học trở nên hấp dẫn hơn. Một cấu trúc
thị trường khác có triển vọng là các thị trường phân tán, nơi các doanh nghiệp
nhỏ, phân tán cạnh tranh với nhau trên cơ sở từng khu vực. Nhiều tên tuổi lớn
trong ngành bán lẻ đã cách mạng hóa những thị trường manh mún, phân tán.
Thí dụ, những tập đoàn bán lẻ như Wal- Mart, Staples và home Dpot đã hợp
nhất các thị trường manh mún thông qua cung cấp các sản phẩm có chất lượng
với giá cả thấp hơn, kéo theo sự sụp đổ của các cửa hàng tạp hóa nhỏ. Các tập
đoàn đó đã thay thế các cửa hàng dụng cụ gia đình, thiết bị văn phòng bán giảm
giá nằm rải rác ở các địa phương. Chữ “M” cuối cùng là phân tích lợi nhuận
biên: các doanh nghiệp trong ngành đang xét có hưởng mức lãi góp (doanh thu
từ chi phí biến đổi) cao 40% hoặc hơn không? Lãi gộp cao hơn cho phép thu
được doanh lợi cao hơn. Điều này sẽ dẫn đến triển vọng phát triển doanh nghiệp
lớn hơn.
Theo thống kê của chi cục thú y thành phố năm 2023 toàn thành phố, Việt
Nam, có tới 85% người được hỏi yêu thích thú cưng, đồng thời cũng có tới 67%
có sở hữu thú cưng (thế giới bình quân 58%), trong đó 74% người Việt sở hữu
chó, và 51% sở hữu mèo.
Đặc biệt có tới 53% người tham gia khảo sát sở hữu ít nhất 2 thú nuôi trong
nhà. Sự quan tâm đến các vấn đề về thú cưng gia tăng mạnh mẽ 3 năm trở lại
đây, và đạt 1.9 triệu lượt tìm kiếm trên các trang mạng vào năm 2021. Mức
chi tiêu của các hộ gia đình cho em bé bốn chân cũng rất phong phú. Theo
thống kê của petfair-sea.com vào tháng 9 năm 2022, hiện bình quân hàng
tháng người nuôi thú cưng nước ta sẽ dành trên dưới 1 triệu đồng để chi phí
cho các hoạt động liên quan thú nuôi trong nhà, các nội dung chi chủ yếu
gồm thú y (58-59%), cắt tỉa grooming (31-35%), spa (11-22%), thức ăn (12-
19%), ngoài ra còn có các dịch vụ lưu trú khách sạn, đào tạo huấn luyện (tỷ
lệ này khác nhau theo giới tính của người nuôi).
Hiện nay, trên khắp cả nước chủ yếu tại thành phố lớn đã ra đời hàng loạt
chuỗi cửa hàng và dịch vụ liên quan. Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng
của cộng đồng yêu thú cưng. Theo một thống kê gần đây của Nielsen và
Mars hiện tại có gần 3,000 cửa hàng bán lẻ sản phẩm chăm sóc thú cưng chỉ
tính riêng 6 tỉnh, thành phố lớn là thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà
Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng và Khánh Hoà. Các kênh phân phối các sản
phẩm thức ăn cho chó mèo tại nước ta chủ yếu là tại các siêu thị (47%),
chuỗi các cửa hàng tiện ích hoặc cửa hàng nhỏ lẻ (54%) và kênh mua bán
online (38%).
Không chỉ tiêu dùng trong nước, các sản phẩm dành cho thú cưng sản xuất
tại Việt Nam cũng đang mở rộng kênh xuất khẩu ra thị trường thế giới. Theo
International Trade Centre, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Campuchia là những
nhà nhập khẩu sản phẩm thức ăn thú cưng lớn nhất từ Việt nam. ITC Mordor
Intelligence ước tính tổng giá trị xuất khẩu ngành hàng dog/cat food của Việt
Nam đạt $120 triệu vào năm 2020, tăng trưởng hơn 100% so với 2019 ($57
triệu).
Có thể nói tiềm năng của ngành chăm sóc thú cưng là rất lớn và đang phát
triển mạnh mẽ trong tương lai gần. Tuy nhiên, ngành chăm sóc thú cưng ở
Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức, chưa được quan tâm đúng mức, chủ yếu
hình thành và phát triển tự phát khá phổ biến ở các thành phố lớn. Một số
thách thức đã đặt ra như nhận thức của người nuôi về quyền lợi và trách
nhiệm chăm sóc thú cưng cũng chưa đầy đủ và đúng mức về các kiến thức
chăm sóc thú cưng khi có tới 43% người được hỏi cho biết họ tự cung cấp
thức ăn cho thú cảnh tại nhà (sử dụng các thức ăn có sẵn của người) mà
không mua thức ăn chuyên biệt. Tiêu chuẩn an toàn vệ sinh và tăng cường
phóng chống bạo hành đối với thú cưng. Ngoài ra, các trung tâm đào tạo spa
cắt tỉa (grooming) ở nước ta hiện nay còn thiếu thốn về chất lượng dịch vụ
và số lượng chưa đáp ứng nhu cầu thực tế. Dịch vụ đào tạo huấn luyện thú
chỉ dừng lại ở chó nghiệp vụ hoặc chó mèo phục vụ giải trí như rạp xiếc.

Bảng 1. Các kỹ năng để khởi nghiệp

Các kỹ năng Điểm


Rất Thấp Trung Cao Rất
thấp Bình cao
1. Điểm trung bình kỹ năng bán hàng
 Lập kế hoạch bán hàng 6
 Đàm phán 8
 Nắm vững kĩ thuật sản phẩm 8
 Bán hàng trực tiếp 9
 Tổ chức dịch vụ bán hàng 6
 Theo dõi đối thủ cạnh tranh 7
2. Điểm trung bình kỹ năng marketing
 Chiến lược/ kế hoạch marketing 4
 Quản trị kênh phân phối 3
 Quảng cáo/xúc tiến bán hàng/quan hệ 8
công chúng 4
 Định giá 4
 Bao gói

3. Điểm trung bình kỹ năng tài chính


 Lập kế hoạch tiền mặt 4
 Quản trị các dòng tiền 4
 Lập các bản cân đối tài chính 6
 Quan hệ với thị trường tài chính 6

4. Điểm trung bình kỹ năng kế toán


 Ghi hóa đơn, thanh toán, nhận tiền 6
 Ghi chép ban đầu 6
 Báo cáo tình hình kinh doanh hàng tháng 7
 Chuẩn bị báo cáo thuế quý/ năm 4

5. Điểm trung bình kỹ năng quan QT


 Lập chương trình 3
 Điều hành các công việc hành chính 6

6. Điểm trung bình kỹ năng quản trị nhân sự


 Tuyển dụng/sa thải nhân viên 8
 Khuyến khích và chịu trách nhiệm vật 6
chất 6
 Xây dựng môi trường văn hóa

7. Điểm trung bình kỹ năng cá nhân


 Kỹ năng thuyết trình 8
 Kỹ năng viết 6
 Kỹ năng sử dụng máy tính 10
 Kỹ năng xử lý văn bản 6
 Kỹ năng tổ chức 6

8. Điểm trung bình các khả năng khác


 Làm việc thông qua thời gian dài 4
 Quản trị các rủi ro và sự căng thẳng 4
 Đối mặt với thất bại 9
 Làm việc cùng người khác 8
 Chịu áp lực trong công việc 8
Tổng số điểm trung bình đạt được 47,75
40-50 điểm có thể Khởi sự kinh doanh nhưng cần khắc phục 1 số kỹ năng như
sau: cần am hiểu mặt hàng, xác định rõ khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm
năng họ nhạy cảm về vấn đề gì khi quyết định sử dụng sản phẩm.

2.2.2 Phân tích khách hàng

Phần này cần mô tả cụ thể và đầy đủ khách hàng tiềm năng cho sản phẩm và
dịch vụ mà bạn định cung cấp cho thị trường. Nên xác định đặc điểm cụ khách
hàng, chỉ rõ khách hàng nhạy cảm với giá cả hay chất lượng hơn, họ mua hàng
trong những trường hợp nào và quan tâm đến những điều gì. Phần này càng cố
gắng mô tả kĩ, càng tốt.
Bạn hãy cố gắng mô tả khách hàng tiềm năng mà bản thân dự kiến đáp ứng
nhu cầu của họ theo các tiêu thức phân đoạn thị trường thích hợp. Ví dụ như
một công ty chuyên cung cấp hoa quả phải xác định khách hàng của mình là ai?
Bản thân định đáp ứng cầu về hoa quả cho các cơ quan, doanh nghiệp khác
không? Đó có thể là những cơ quan, doanh nghiệp nào?
Cần nêu tóm tắt tính toán vủa bạn, trình bày súc tích về những điểm tạo nên
sự khác biệt giữa sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn với các công ty khác trên thị
trường. Cần đưa vào những đánh giá cam kết của khách hàng. Đồng thời, cần
giải thích rõ vì sao bạn tiên đoán số lượng khách hàng của bạn sẽ gia tăng và
làm cách nào để đạt được điều này. Khi mô tả bạn nên:
- Tránh mô tả bằng thuật ngữ chung, sử dụng tờ khai hồ sơ khách hàng đền, kê
những đặc điểm của cá nhân và công ty sẽ mua sản phẩm và dịch vụ của bạn.
- Xác định đầy đủ chi tiết khu vực địa lý mà bạn có ý định bán hàng ở đó.
- Không sử dụng các thuật ngữ chuyên ngành, tiếng lòng địa phương vì rất thể
làm cho người khác khó hiểu.
- Trong trường hợp đơn giản, có thể mô tả một cách ngắn gọn những khiến
hàng mà bạn không muốn nhắm tới.
Sau khi đã xác định khoản trông thị trưởng mà bạn dự định đầu tư vào, nhu
cầu của đối tượng khách hàng mục tiêu sẽ được xem xét chi tiết. Bạn cần xác
định rõ khách hàng là ai bằng cách sử dụng các thông tin nhân khẩu học; càng
xác định rõ khách hàng cụ thể bao nhiêu thì bạn cần có khả năng cung ứng sản
phẩm mà khách hàng thực sự mong muốn bấy nhiêu. Cho dù bạn có cho rằng tất
cả những ai đang đói là khách hàng của một nhà hàng nào đó, nhưng định nghĩa
về khách hàng mở hồ như vậy sẽ gây khó khăn đối với việc bán hàng cho những
khách hàng chính. Thói quen ăn uống của mỗi người có thể thay đổi khá nhiều
theo thời gian và tuổi tác. Chẳng hạn, người trẻ có xu hướng ăn thịt và thực
phẩm có nguồn gốc động vật nhiều hơn trong khi những người ở tuổi trung niên
lại chú ý hơn đến các món rau và hoa quả. Củng có người thích một số món ăn
nhất định và có thói quen lui tới các nhà hàng nấu món ăn mà minh thích. Bạn
cần biết khách hàng chính của mình là ai để có thể làm ra sản phẩm mà khách
hàng chính mong muốn. Tương tự, không nên cho rằng mọi người đều thích
một thể loại sách nào đó và cách đọc sách củng giống nhau. Bạn cũng dùng nên
mở hiệu sách chỉ bởi vì bạn là người thích đọc sách và do đó bạn nghĩ sẽ có
nhiều người chung sở thích với mình. Hãy tìm ra những bằng chứng thực tế cho
thấy nhu cầu thực sự của đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn.

Cũng có ý kiến cho rằng doanh nhân có ấn tượng nhất đối với các nhà đầu tư là
người không chỉ mô tả các đặc điểm nhân khẩu học của khách hàng tiềm năng
mà có thể xác định rõ họ bằng địa chỉ, số điện thoại và địa chỉ email. Khi bạn
biết khách hàng là ai, bạn có thể đánh giá được điều gì thuyết phục họ mua hàng
làm cách nào bạn bán hàng cho họ (phương thức bán hàng trực tiếp, bán qua hệ
thống bán lẻ, qua internet qua thư trực tiếp,...) bạn phải chi phí bao nhiêu để thu
hút và “giữ chân” khách hàng đó...một bản liệt kê các khách hàng theo các tiêu
chí cơ bản ở trên được trình bày trong bản kế hoạch có thể sẽ rất ấn tượng đối
với người đọc. Nó sẽ truyền đạt khối lượng lớn thông tin một cách nhanh chóng.

BIỂU ĐỒ SỐ HỘ NUÔI THÚ CƯNG TRÊN ĐỊA


BÀN TP CẦN THƠ 2021 - 2023
5
4.5
4
3.5
3
2.5
2
1.5
1
0.5
0
2021 2022 2023

Ninh Kiều Cái Răng Bình Thủy

Địa bàn TP Cần Thơ có rất nhiều nhà máy của các xí nghiệp quốc doanh, xí
nghiệp tư nhân, xí nghiệp 100% vốn nước ngoài. Ngành thương mại dịch vụ đạt
28.864 tỷ đồng giúp cho kính tể của thành phố phát triển và thu nhập trung bình
của người dân ngày càng tăng. Khách hàng mà công ty hướng tới là những
người có thu nhập từ trung bình khá đến cao và có niềm yêu mến các loại thú
cưng.

Ngoài ra với một bộ phận người cao tuổi họ có niềm vui là tự mình chăm sóc
những loại thú cưng của mình như vậy cần tiếp cận những đối tượng này để họ
biết tới loại hình dịch vụ mà công ty đang kinh doanh. Với công ty mới thì cần
đòi hỏi sự phục vụ chu đáo tận tình để thu hút lượng khách này đến với công ty
Với loại hình dịch vụ này thì lượng doanh thu hàng ngày không ổn định, thường
tăng vào 2 ngày nghỉ cuối tuần thứ 7 và chủ nhật. Tuy nhiên vào những dịp lễ
tết hoặc cuối năm công ty sẽ gia tăng doanh số do khách hàng có nhu cầu cho
thú cưng làm đẹp và công ty nhận thêm dịch vụ trông coi thủ cưng.

2.2.3 Phân tích đối thủ


Phân tích cạnh tranh được tiến hành ngay khi sau phân tích khách hàng. Bạn
đã xác định cụ thể phân đoạn thị trường, mục tiêu của mình, mô tả khách hàng
của minh và sản phẩm/dịch vụ mà khách hàng muốn. Yếu tố cơ bản khởi đầu
phân tích cạnh tranh là sản phẩm hay dịch vụ cụ thể mà khách hàng mong muốn
cụ thể mặt hàng trà sữa địa bàn ninh kiều cần thơ.. Các đặt tính của sản phẩm
hình thành cơ sở cạnh tranh với các đối thủ trực tiếp và gián tiếp của bạn. Ma
trận hình ảnh canh tranh không chỉ cho thấy một cách trực quan những điểm
đáng lưu tâm mà còn truyền đạt thông tin về lợi thế cạnh tranh và cơ sở của
chiến lược kinh doanh của cửa hàng của bạn (bảng 8). Ma trận hình ảnh cạnh
tranh nên mở đầu phần này và được theo sau bởi phần phân tích và ý nghĩa rút
ra rừ phân tích. Trong bảng 8, bạn đánh giá mọi đối thủ cạnh tranh (hoặc mỗi
loại đối thủ) theo nhiều nhân tố cơ bản quyết định sự thành công với thang điểm
5 (ví dụ điểm 1 là mạnh nhất và điểm 5 là yếu nhất) bạn củng đánh giá cửa hàng
của mình spa thú cưng The Pet Story trong ma trận. Chúng ta có thể thấy rằng
spa thú cưng The Pet Story kỳ vọng sẽ hoạt động tốt trên hầu hết các tiêu chí,
ngoại trừ giá cả. lý do là các khách hàng sẽ sẵn sàng trả giá cao hơn 1 chút cho
những lợi ích gia tăng mà The Pet Story dem lại Đến lúc này trong bản kế hoạch
bạn đã xây dựng nền tảng cơ sở cho việc giới thiểu mô hình Kinh Doanh của
mình thông qua các phân tích khách quan, không thiên vị về ngành, khách hàng
và đối thủ cạnh tranh . Bằng việc bao gồm cả spa The Pet Story trong ma trận,
bạn đã báo hiệu phần tiếp theo của bản kế hoạch sẽ là phần mô tả về cửa hàng
của bạn.
Bảng 2. Ma trận hình ảnh cạnh tranh của Spa thú cưng The Pet Story

SUPET ZinZin
The PA Pet Spa - Pethome Boss Spa-
Ruby Pet
Tiêu thức Pet CầnThơ Grooming Spa & Grooming
Story & Hotel Hotel

Sản phẩm
1 3 2 4 3 2

Khung cảnh
2 5 4 5 5 4

Quà tặng KM
2 4 3 3 4 2
Phương thức
bán hàng 1 3 3 2 4 1

Giá cả
3 2 3 3 2 3

Decor
2 4 5 5 5 3
Nhân viên
bán hàng 1 2 2 3 3 1

Thuận tiện
2 2 1 3 4 1

Đối thủ cạnh tranh PA PET Cần Thơ, Ruby Pet tiêu thức : 1 > 5. 1đ quan
trọng đầu tư mạnh. 5đ ít quan trọng đầu tư đối phó.
Đối thủ PA PET Cần Thơ:

 Dịch vụ: dịch vụ chăm sóc chó mèo, dịch vụ trông giữ chó mèo, dịch
vụ tắm cho chó mèo, dịch vụ spa cho chó mèo, dịch vụ chăm sóc thú
cưng, dịch vụ gửi thú cưng, dịch vụ spa cho thú cưng...
 Quà tặng khuyến mãi của PA PET những chương trình theo lễ / các
ngày giữa tháng..
 Giá cả cạnh tranh từ 300 – 500 ngàn đồng tùy theo cân nặng thú cưng
 Trang trí quán hình thức logo nổi bật, màu vàng, decor nội thất sạch,
sáng.
 Nhân viên chăm sóc thú cưng nhanh nhẹn, hoạt bát, chu đáo.
2.2.4 Mô tả công ty sản phẩm dịch vụ
Để khởi sự một công việc kinh doanh, phải bắt đầu từ những ý tưởng kinh
doanh. Ý tưởng kinh doanh là suy nghĩ, tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng về sáng
tạo sản phẩm/ dịch vụ cụ thể mà bản thân có thể cấp cho thị trường. Một doanh
nghiệp mới nếu chỉ sản suất những sản phẩm, dịch vụ hiện tại và bán chúng ở
những thị trường hiện tại thì đó chưa phải là một ý tưởng kinh doanh tốt. Nếu
doanh nghiệp biết ra những cái mới, cái khác biệt về sản phẩm của mình thì sẽ
tạo ra những cơ hội thành công cho mình khi gia nhập thị trường.
Cho dù các ý tưởng kinh doanh luôn xuất hiện quanh bạn thì việc tìm kiếm
các ý tưởng kinh doanh tốt là việc không dễ dàng. Một vài ý tưởng kinh doanh
xuất phát từ những phân tích rất cụ thể về khuynh hướng thị trường hoặc nhu
cầu tiêu dùng, một vài ý tưởng khác lại xuất phất từ sự may mắn; có những ý
tưởng lại xuất hiện một cách ngẫu nhiên ngoài sự tưởng tượng của bạn. Dù
nguồn gốc xuất hiện nào thì bạn cũng nên tránh các ý tưởng kinh doanh liên
quan đến tội ác, đến các hoạt động kinh doanh trong các ngành lao động tay
nghề thấp kém, các ngành kinh doanh bị tác động bởi môi trường quá khắc
nghiệt....
Ý tưởng kinh doanh phải được tạo ra được lợi thế cạnh tranh bởi không những
nó lắp đầy được nhu cầu mới mà còn mang lại giá trị hoặc dịch vụ tốt hơn cho
khách hàng. Lợi thế cạnh tranh được tạo ra từ việc hình thành san phẩm/dịch vụ
mới, hoặc sử dụng công nghệ mới tạo ra sản phẩm/dịch vụ; hoặc từ một thị
trường. mới; từ một tổ chức mới;
Thứ nhất, sản phẩm/dịch vụ mới có thể được hình thành từ những phát minh
mới bắt đầu từ sự cải tiến.
Ý tưởng kinh doanh xuất phát từ những phát minh mới thường không dễ dàng
khi bắt đầu một công việc kinh doanh. Vì việc phát minh ra những sản
phẩm/dịch vụ mới thường gắn liền với sự yêu thích khi sáng tạo nên nhiều khi
họ ít đến nhu cầu thị trường. Điều này gây ra những khó khăn khi khởi sự kinh
doanh. Khi bắt đầu kinh doanh từ những phát minh mới, bạn cần phải có bằng
sáng tâm cũng như việc thử nghiệm nó. Nhưng để đạt được điều đó thì cần rất
nhiều công sức, tiền học cũng như thời gian.
Còn ý tưởng kinh doanh xuất phát từ sự cải tiến hay đổi mới sản phẩm/dịch vụ
có phần dễ dàng hơn cho khởi dầu kinh doanh. Cải tiến hay đổi mới sản phẩm là
việc cải thiện những sản phẩm hiện tại, có thể là thay đổi trọng lượng, hình
dáng, màu sắc trong việc sử dụng chất liệu mới hoặc thêm các chức năng mới...
Đôi khi việc cải tiến củng cần phải có bằng sáng chế hay một sự thử nghiệm;
tuy nhiên, nó không phức tạp như đối với một phát minh mới vì nó đã có nền
tảng trên sản phẩm hiện tại đã tiêu dùng. Ví dụ đơn giản trong trường hợp này là
ý tưởng kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh của nhiều doanh nghiệp xuất
hiện trong thời gian gần đây.
Thứ hai, có thể phát minh ra công nghệ mới hay vật liệu mới để tạo ra sản
phẩm hiện tại.
Thứ ba, việc tìm ra một thị trưởng mới hoặc một khu vực thị trường mà ở đó
nhu cầu vượt cung. Đây củng là một cơ hội tốt khi khởi sự.
Thứ tư, có thể tạo ra một tổ chức mới trong quá trình sản xuất cũng như phân
phối.
Chẳng hạn Ford Việt Nam không chế tạo được xe ô tô nhưng họ tạo ra được
một dây chuyền lắp ráp như một tổ chức mới. Về nguyên lí, điều này tạo ra cho
công ty có lợi thế đưa ra giá rẻ, chất lượng, dịch vụ tốt hơn.
Như vậy, một ý tưởng kinh doanh là một ý tưởng phải tạo ra được lợi thế cạnh
tranh. Để khởi sự kinh doanh, cần phải có ý tưởng kinh doanh tốt.
Có nhiều cách khái niệm cơ hội kinh doanh và không có một khái niệm nào
giống khái niệm nào. Có thể quan niệm cơ hội kinh doanh là hoạt động kinh
doanh bất kỳ sản phẩm/dịch vụ nào chưa đáp ứng nhu cầu thị trường. Người
khởi sự có thể bắt đầu công việc kinh doanh, cung cấp cho người mua các sản
phẩm/dịch vụ để kiếm lời. Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ sản phẩm/dịch vụ mở ra
kinh doanh phải đem lại khả năng khá chắc chắn cho việc kiếm lời của bạn.
Điều này liên quan đến kỹ năng tính toán cơ hội của người khởi sự. Nguyên tác
là càng có nhiều thông tin và xử lí thông tin chính xác, dự báo càng tốt và tính
toán càng cụ thể thì cơ hội càng chắc chắn và ngược lại.
Trong nền kinh tế thị trường hội nhập, việc tự tìm kiếm các công việc kinh
doanh hiện tại hay nhượng quyền kinh doanh đều có thể tạo ra các cơ hội kinh
doanh. Tự tìm kiếm một công việc kinh doanh và thực hiện nó là cách làm phổ
thông. Theo cách này, nếu thành công bạn sẽ được hưởng toàn bộ lợi nhuận.
Tuy nhiên, theo cách này bạn sẽ rất dễ gặp rủi ro vì ít am hiểu và chưa có cả kỹ
năng cụ thể lẫn kinh nghiệm. Trong nền kinh tế thị trường hội nhập, cách
nhượng quyền kinh doanh sẽ đem lại khả năng chắc ăn hơn song kinh doanh
theo kiểu này, bạn phải chia sẽ lợi nhuận.
Khái niệm nhượng quyển kinh doanh có nghĩa là một doanh nghiệp (người
bản quyền kinh doanh, licensor-seller) bán cho một doanh nghiệp khác (người
mua quyền kinh doanh, purchaser-liscensee) quyền kinh doanh sản phẩm/dịch
vụ của mình. Ví dụ như Mc Donal ở các nước hay Kentucky ở thành phố Hồ
Chí Minh là các doanh nghiệp sẽ đảm bảo và giúp đỡ người mua trong việc tìm
kiếm vị trí phù hợp hay cung cấp các sản phẩm/dịch vụ cũng như có thể có hỗ
trợ kỹ thuật khác cho người mua quyền kinh doanh của họ.
Có rất nhiều cơ hội kinh doanh khác nhau, nhưng để lựa chọn cơ hội dẫn đến
ý tưởng kinh doanh tốt, cần chú ý những vấn đề:
- Phải tâm huyết với việc thực hiện công việc kinh doanh
- Đánh giá một cách trung thực và chính xác về khả năng của cá nhân
- Phải hiểu và biết rõ về sản phẩm hoặc dịch vụ liên quan
- Phải đánh giá thị trường của loại sản phẩm và dịch vụ mà bạn quan tâm
- Phải xác định được số lượng người mua trong một khoảng thời gian đáng kể
- Kiểm tra lại những yêu cầu về kinh nghiệm và đào tạo khi bắt đầu hoạt động
kinh doanh
- Những yêu cầu về tỷ số lợi nhuận, đòi hỏi về thời gian, dịch vụ cũng như
mức tài chính trung bình
- Kiểm tra công việc kinh doanh hiện tại và việc tiếp cận với cơ hội mới
- Nghiên cứu lịch sử của công ty
- Đánh giá các chính sách và cơ hội của công ty với các hiệp hội hay các
nhóm doanh nghiệp khác kinh doanh các sản phẩm liên quan,..
Bằng mô tả các thông tin cần thiết có thể giúp bạn bước đầu lý giải việc bạn đi
đến ý tưởng kinh doanh thông qua việc xác định các nhu cầu thị trường. bạn
đừng sợ sẽ trở nên kỳ quặc; có khi những ý tưởng tuyệt vời nhất lúc đầu lại
nghe có vẻ điên rồ. Nếu những ý tưởng của bạn có một số chỗ hổng thì hãy gác
chúng sang một bên và tiếp tục tìm kiếm.
Khi suy nghĩ về các khả năng kinh doanh. Hãy luôn nhớ rằng không phải bạn
sẽ gắn cả đời mình với công việc đó. Bạn có thể điều hành một doanh nghiệp
trong một vài năm cho đến khi bạn có một ý tưởng kinh doanh mới nào đó khi
bạn tìm kiếm được một vị trí kinh doanh với qui mô, nhiệm vụ lớn hơn.
Ý tưởng kinh doanh

TP Cần Thơ với dân số 1.252.348 người, mật độ dân số 866 người/km2 (2023)
diện tích là 1.440 km2 . Với mật độ dân số khá đông cùng với nền kinh tế đang
phát triển nhanh, có nhiều điều kiện thuận lợi về kinh tế, xã hội. Nên đây là lý
do để nhóm quyết đinh chọn và thành lập “The Pet Story”.
Dịch vụ The Pet Story mang đến cho khách hàng những dịch dụ tốt nhất cho
thú cưng của họ. Khách hàng mục tiêu của chúng tôi là những người có thu
nhập từ trung bình khá đến cao ( > 10 triệu đồng ). Những người yêu thích thú
cưng nhưng không có thời gian chăm sóc hay bận đi công tác, du lịch.

Thị trường mục tiêu của công ty là khách hàng chủ yếu tập trung tại các đô
thị thuộc Quận Ninh Kiều, Cái răng và các vùng lân cận.
Thị trường dịch vụ thú cưng ở Việt Nam hiện nay đang trong giai đoạn phát
triển, như đã phân tích ở trên. Nền knh tế ngày càng phát triển, thu nhập tăng
lên nhu cầu giải trí của người dân cũng không ngừng tăng và trong đó có nhu
cầu nuôi dưỡng và chăm sóc thú cưng.

Mô tả cửa hàng kinh doanh


- Tên cửa hàng: The Pet Story
- Slogan: Nơi tôn vinh vẻ đẹp của thú cưng
- Địa điểm kinh doanh: Số 49 Đường 3/2, phường Xuân Khánh, quận Ninh
Kiều, TP Cần Thơ.
- Vốn đầu tư ban đầu: 500.000.000 triệu, đươc đầu tư cho
 Mặt bằng:
 Sữa chữa, trang trí không gian tiệm
 Trang bị bàn ghế, tủ kệ
 Các thiết bị, công cụ, dụng cụ, máy móc
- Vốn dự phòng cho ít nhất 3 tháng đầu kinh doanh, khoảng 40 triệu.
- Logo quán

- Chi tiết bên trong tiệm


 Trang trí quán ấn tượng
 Bảng hiệu
 Bàn cân cho thú cưng
 Bàn ghế tủ kệ, nệm, gối,...
 Máy tính tiền
+ Các thiết bị, máy móc phục vụ kinh doanh
Mô tả sản phẩm, dịch vụ của quán
- Các dịch dụ có tại spa The Pet Story như:
 Cắt tỉa lông
 Tắm
 Cắt và mài móng
 Gỡ rối
 Vệ sinh tay, nhổ lông tay
 Vắt tuyến hôi
 Cạo lông bụng
 Làm đẹp cho thú cưng
2.2.5 Xác định giá cả
Cửa hàng chúng tôi sẽ cung cấp nhiều loại sản phẩm, dịch vụ đa dạng về
chủng loại với các mức giá khác nhau dành cho mọi đối tượng khách hàng từ
người có thu nhập thấp đến người có thu nhập cao, từ công nhân, học sinh, sinh
viên đến các doanh nhân, công nhân viên,... phù hợp với mọi lứa tuổi.

Bảng 3. Bảng giá menu dự kiến

Dịch vụ Giá tiền

Cắt tỉa lông 250.000 đ/kg


Tắm 120.000 đ/ kg
Cắt và mài móng 80.000 đ/kg
Gỡ rối 50.000 đ/kg
Vệ sinh tai, nhổ lông tay 80.000 đ/kg
Vắt tuyến hôi 60.000 đ/kg
Cạo lông bụng 100.000 đ/kg
Làm đẹp cho thú cưng 100.000 – 200.000 đ

2.3 Kế hoạch marketing


Chiến lược marketing:
1. Marketing trực tiếp: cho người phát tờ rơi các trường học, trung tâm
thương mại nằm trong khu vực liên tục trong vòng 2 tháng đầu để khách
hàng biết tới trung tâm
2. Gửi Email tới khách hàng
3. Mở rộng trương trình khuyến mãi, giảm giá tặng quà trong 2 tháng đầu
tiên khai trương
4. Marketing online: Lập fanpage quảng cáo trên các trang mạng xã hội
như: Facebook, Instagram,..
5. Tặng thẻ Khách hàng thân thiết (KHTT): nếu khách hàng thường xuyên
gửi thú cưng đến spa để chăm sóc hàng tháng.
6. Chiến lược quảng cáo của cửa hàng là tập trung xây dựng hình ảnh
thương hiệu, tạo sự quen thuộc cho khách hàng. Cửa hàng sẽ đẩy mạnh
quảng cáo trên các phương tiện in ẩn như báo chỉ, tạp chí như trên báo
Hoa học trò, sinh viên, mực tím nhằm quảng bá thương hiệu, đem thương
hiệu đến nhiều đối tượng khách hàng.
2.4 Kế hoạch tài chính
Nếu các phần trước của bản kế hoạch là sự mô tả bằng lời về cơ hội kinh
doanh và cách thức khai thác cơ hội đó thì kế hoạch tài chính là sự mô tả
bằng các con số Sự tăng trưởng doanh thu thể hiện mặt thuận lợi của cơ hội
kinh doanh. Các chị phi cho thấy bạn cần làm gì để khai thác cơ hội kinh
doanh đó. Báo cáo dòng tiền đóng vai trò như một hệ thống cảnh báo sớm về
các vấn đề có thể phát sinh và bảng cân đối kế toán cho phép theo dõi và
điều chỉnh những tiến triển của doanh nghiệp mới. người ta nói rằng soạn
thảo các báo cáo tài chính xác thực là một trong những khó khăn lớn nhất mà
nhiều doanh nhân phải vượt qua. Bạn có thể tham khảo về kết cấu chi tiết và
cách xây dựng các báo cáo tài chính trong tài liệu chuyên ngành khác, ở
chương này chúng tôi chỉ giới thiệu sơ lược về các báo cáo tài chính như một
phần của kế hoạch tài chính trong bản kế hoạch kinh doanh.
Trước tiên, dựa trên tầm nhìn và ước tính về lượng vốn cần thiết để đạt
được tầm nhìn đỏ, người khởi sự có thể phát triển một bản liệt kê nguồn vốn
và sử dụng vốn (bảng 5), Phần nguồn vốn trình bày chi tiết lượng vốn cần là
bao nhiêu và các nguồn vốn được huy động như vốn tự có, vốn góp cổ phần
và vốn vay nợ bên ngoài. Bên phần sử dụng vốn sẽ chỉ ra những đồng vốn
huy động được sẽ được sử dụng như thế nào. Thông thường, bạn nên huy
động đủ vốn cho sự tồn tại của doanh nghiệp khoản từ 12 đến 18 tháng. Nếu
huy động nhiều hơn số vốn cần thiết thì bạn phải dành nhiều hơn vốn cổ
phần cho nhà đầu tư. Nếu huy động ít hơn số vốn cần thiết thì có thể doanh
nghiệp sẽ không đủ tiền đề đạt được những mốc phát triển quan trọng tương
lai và làm gia tăng gia trị doanh nghiệp.
Bảng 4. Chi phí đầu tư ban đầu

Chỉ tiêu Giá tiền (DVT/đồng)


Chi phí cọc thuê mặt bằng 13.000.000/ tháng
Chi phí đăng ký kinh doanh 500.000
Giấy phép đăng ký kinh doanh/thuế 1.000.000/tháng
Thiết kế trang trí bàn ghế 8.000.000
Trang bị quầy thu ngân 14.000.000
Mua máy móc thiết bị 10.392.200
Chi phí khai trương 32.000.000
Đồng phục nhân viên 1.200.000
TỔNG 80.092.200

Bảng 5. Bảng liệt kê nguồn vốn và sử dụng vốn

Nguồn vốn (S) Sử dụng vốn (S)

Sáng lập viên 400.000.000 Dự trữ tồn kho 15.000.000

10.000.000
Máy tính phần mềm,
Bạn bè/gia đình 100.000.000
thiết bị, văn phòng

Sữa chữa cửa hàng 10.000.000

Trang trí thiết bị nội 5.000.000


thất
Chi phí khai trương 5.000.000

Vốn hoạt động/dự 9.000.000


phòng
54.000.000
Tổng nguồn vốn 500.000.000 Tổng vốn sử dụng
Bảng 6.Các chi phí cho máy móc thiết bị

Máy móc thiết bị Số lượng Đơn giá


Cân sức khỏe 2 336.000
Bàn khám bệnh 5 5.000.000
Ống nghe 2 2.160.000
Máy siêu âm 1 15.000.000
Cặp nhiệt độ 2 220.000
Máy lạnh 2 16.000.000
Máy in + máy tính 2 14.000.000
Bàn ghế cho khách chờ 3 3.600.000
Bồn tắm 2 2.478.000
Vòi sen 2 1.600.000
Cắt móng 2 300.000
Bộ tỉa lông chó mèo 2 1.680.000
Cân sức khỏe 2 336.000
Tổng cộng 29

Bảng 7. Dự tính ngân sách quảng cáo

Công cụ khếch chương Ngân sách


Quảng cáo trên giấy 6.000.000
Gửi thư trực tiếp 500.000
Chạy quảng cáo trên nền tảng 1.000.000
mạng xã hội
Các quan hệ công chúng 200.000
Tổng cộng 7.700.000

Dự tính ngân sách quảng cáo trực tiếp có thể hiệu quả hơn là sử dụng
những quảng cáo chớp nh trên các phương tiện thông tin đại chúng. Bạn hãy
thử tận dụng những kỹ thuât cơ bản như nỗ lực quan hệ công chúng trên các
phương tiện thông tin đại chúng Sự phản hồi thật là quá sức mong đợi.

2.5 Kế hoạch tác nghiệp


Nội dung cơ bản trong phần này là chỉ ra hoạt động sản xuất sẽ đóng góp giá
trị cho khách hàng như thế nào? Phần này mô tả chi tiết chu trình sản xuất từ đó
cho phép bạn đánh giá ảnh hưởng của hoạt động sản xuất đến vốn hoạt động. Ví
dụ, Doanh nghiệp thanh toán tiền mua nguyên vật liệu đầu vào khi nào? Thời
gian sản xuất ra sản phẩm là bao lâu? Khi nào thì khách hàng mua sản phẩm và
quan trọng hơn là khi nào thì họ thanh toán tiền mua? Trong thời gian từ lúc bắt
đầu quá trình đó sẽ đến khi khách hàng thanh toán tiền mua hang, luồng tiền
mặt của doanh nghiệp sẽ cạn dần và điều này có một ý nghĩa nào đó đối với
việc huy động vốn. Trái với suy nghĩ trực giác thông thường, nhiều doanh
nghiệp mới thành lập và đang tăng trưởng nhanh bị cạn kiệt tiền mặt trong khi
lượng bán tăng lên và có lãi lời từ hoạt động kinh doanh. Sở dĩ có điều đó là vì
họ không có kế hoạch tài trợ hợp lý cho lượng vốn bị ứ động trong khâu mua
sắm, sản xuất, bán hàng và trong các khoản phải thu của khách hàng.
Mô tả tổng quan kế hoạch sản xuất. Doanh nghiệp của bạn so sánh với đối thủ
cạnh tranh như thế nào ở các phương diện chi phi, chất lượng sản phẩm, thời
gian cung ứng và sự linh hoạt trong hoạt động? Bạn nên nhấn mạnh những khía
cạnh tạo ra lợi thế so sánh của mình so với các đối thủ cạnh tranh. Trong phần
này, bạn cũng có thể luận giải về địa điểm các cơ sở sản xuất cho biết mức độ
chúng cải thiện lợi thế cạnh tranh của bạn. Bạn hãy thảo luận các điều kiện sẵn
có như lao động, các quy định của địa phương, công tác chuyển, kết cấu hạ tầng
gần các nhà cung ứng đầu vào.... Nội dung phần này nên mô tả các trang thiết bị
phục vụ sản xuất, bạn sẽ mua hay thuê.
Cung cấp thông tin chi tiết về các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp. Thi
dụ có bao nhiêu đơn vị sản phẩm sẽ được sản xuất mỗi ngày và những loại đầu
vào nào được cần đến? Sơ đồ tổng quan về chu trình hành động mô tả tác động
của hoạt động sản xuất đến dòng tiền (Hình 7) khi người khởi sự hoàn tất nội
dung này trong bản kế hoạch, họ có thể bắt đầu thiết lập các chỉ tiêu đánh giá
hoạt động giúp theo dõi và điều chỉnh quá trình sản xuất trong tương lai. Nếu
đây là một bản kế hoạch tác nghiệp, nội dung này có thể bao gồm cả các bản mô
tả công việc cụ thể; nhưng đối với một bản kế hoạch điển hình, chi tiết đến mức
đó sẽ vượt hơn so với yêu cầu của một nhà đầu tư trong giai đọan đánh giá ban
đầu về bản kể hoạch kinh doanh.
Sản phẩm và dịch vụ kinh doanh:
- Spa chăm sóc thú cưng: Kinh doanh phục vụ và chăm sóc những chú thú
cưng cho các khách hàng không có nhiều thời gian giành cho cún yêu của
mình.

2.6 Kế hoạch phát triển doanh nghiệp

Bảng 8. Lịch trình phát triển của spa The Pet Story

Khai
Hoạt động 12 11 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1
trương
10-12 tháng trước khi
khai trương
1. Hoàn thành KH kinh
doanh
2. Hỏi ý kiến các chủ
cửa hàng chuyên kinh
doanh/ cửa hàng spa thú
cưng ở địa phương
3. Khắc phục điểm yếu
về kỹ năng với hội đồng
cố vấn
4. Xác định chính xác
khả năng về địa điểm
7-9 Tháng trước khi
khai trương
5. Đăng ký tên DN
6. Huy động vốn từ các
nguồn thích hợp
7. Cập nhật KH kinh
doanh từ phản hồi của
những người cho
vay/đầu tư tiềm năng

8. Liên hệ ban đầu với


những người bán sản
phẩm

9. Liên hệ với nhà cung


cấp đầu vào các chuyên
gia thiết kế cửa hàng

4-6 Tháng trước khi


khai trương
10. Quyết định phương
án thiết kế cửa hàng
11. Quyết định nhà cung
cấp sản phẩm
12. Xác nhận lại nguồn
vốn
3 Tháng trước khi khai
trương
13. Quyết định kế hoạch
thiết kế cửa hàng
14. Mở tài khoản ngân
hàng

15. Đặt hàng trang thiết


bị nội thất

16. Quyết định kế hoạch


marketing và thông báo
về sự kiện khai trương
cửa hàng

17. Đặt hàng với tất cả


mọi người

Một tháng trước ngày


khai trương

18. Thông báo tuyển


dụng nhân viên trên báo
tạp chí và tạp chí địa
phương

19. Mã hóa dữ liệu phân


loại hàng hóa trong hệ
thống quản lý tồn kho
20. Tuyển dụng và đào
tạo nhân viên
21. Nhận hàng, trang
thiết bị nội thất và hòa
tất thiết kế cửa hàng

Tháng khai trương


Khai trương chính
thức cửa hàng

2.7 Nhóm đồng sáng lập doanh nghiệp và điều hành

- Trong giai đoạn đầu mới hình thành do còn gặp nhiều khó khăn và để
phù hợp với mô hình doanh nghiệp quy mô nhỏ nên nguồn nhân lực trong
giai đoạn này sẽ bao gồm các bác sĩ thú y có trình độ và kinh nghiệm tập
trung vào thăm khám và chăm sóc thú cưng. Đào tạo nâng cao tay nghề
cho bác sĩ bằng các cử đi đào tạo các kỹ năng chuyên sâu về spa cho thú
cưng.
- Khi doanh nghiệp đã đi vào phát triển có lợi nhuận, tạo dựng được uy
tín trên thị trường và theo chiến lược phát triển công ty sẽ mở rộng thêm
hoạt động kinh doanh mới như: cho thuê, mua bán thú cưng.

1. Tổ chức và quản lý

 Sơ đồ tổ chức

- Trong giai đoạn đầu hoạt động công ty sử dụng sơ đồ tổ chức trực tuyến
phù hợp với doanh nghiệp nhỏ mới thành lập. Để tận dụng ưu điểm của nó
là: Người quản lý luôn nắm bắt dược tình hình hoạt động của công ty, phân
công trách nhiệm công việc rõ ràng
- Từng giai đoạn phát triển công ty sẽ căn cứ vào tình hình hoạt động thực tế
và sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Công ty sẽ diều chỉnh lại sơ đồ
cơ cấu phù hợp với tình hình thực tế.
-
 Mô tả công việc cho từng vị trí
Chức vụ Trình độ chuyên môn Mô tả công việc

- Tốt nghiệp cao đẳng, đại - Lên kế hoạch kinh doanh cụ thể
học chuyên ngành - Lãnh đạo nhân viên thực hiện kế
QTKD. hoạch kinh doanh
Giám đốc - có trình độ chuyên môn - Giải quyết các giấy tờ cần thiết
về thú y. để kinh doanh
- Tốt nghiệp cao đẳng, - Chịu trách nhiệm thăm khám và
đại học chuyên ngành chữa bệnh cho thú cưng
Bác sĩ thú y - Lên kế hoạch điều trị bệnh cho thú
Bác sĩ thú y - Có khả năng sử dụng các cưng
loại máy móc thăm khám cho - Hướng dẫn phân công việc cho y tá
thú y như: Máy X – ray, máy
siêu âm… - Báo cáo kết quả trực tiếp cho giám
đốc.
- -
- Tốt nghiệp trung cấp. cao - Sắp xếp dụng cụ thú y
đẳng, đại học chuyên - Phụ giúp các bác sĩ về các công
ngành thú y việc chuyên môn
- Có kinh nghiệm về chăm - Chăm sóc sức khỏe cho thú cưng
Y tá sóc sức khỏe thú y theo yêu cầu của bác sĩ
- Có kinh nghiệm về làm - Làm đẹp cho thú cưng dựa vào
đẹp thú cưng các dịch vụ mà công ty cung cấp
và theo yêu cầu của khách hàng.
- Báo cáo kết quả trực tiếp cho bác
sĩ thú y
- Tốt nghiệp trung cấp trở - Lập báo cáo kết quả kinh doanh
Nhân viên lên chuyên ngành TCKT - Thống kê các bản thu chi
kế toán - Có kinh nghiệp trong - Kê khai thuế
việc lập báo cáo thuế, kế
hoạch kinh doanh
- -
- Tốt nghiệp trung cấp trở - Nhận các lịch chăm sóc qua điện
lên chuyên ngành QTKD, thoại và web site từ khách hàng
du lịch - Thu tiền từ phục vụ bàn và nhân
Nhân viên - Ngoại hình dễ nhìn viên giao hàng
lễ tân - Kỹ năng giao tiếp tốt - Ghi nhận các khoảng thu chi
- Sử dụng thành thạo tin
học văn phòng
- Tốt nghiệp 9/12 - Vệ sinh toàn bộ công ty
Nhân viên - Siêng năng, chăm chỉ - Vệ sinh các dụng cụ thiết bị máy
tạp vụ móc chăm sóc thú cưng

2.8 Các rủi ro và biện pháp khắc phục


Các rủi ro khi kinh doanh spa thú cưng :
• Rủi ro tiếp thị: Việc tiếp thị và quảng bá cửa hàng thú cưng đòi hỏi đầu tư
thời gian và tài chính. Nếu không có kế hoạch
• Rủi ro nguồn cung: Tìm nguồn cung cấp sản phẩm thú cưng chất lượng,
giá cả cạnh tranh và đảm bảo nguồn hàng ổn định là một thách thức.
• Rủi ro tài chính: Mở cửa hàng thú cưng đòi hỏi một khoản đầu tư ban
đầu, bao gồm chi phí nhập hàng, chi phí thuê mặt bằng kinh doanh và chi
phí thiết kế cửa hàng
• Rủi ro thị trường: Mặc dù xu hướng nuôi thú cưng đang gia tăng tại Việt
Nam, nhưng không có đảm bảo rằng nhu cầu này sẽ tiếp tục tăng trong
tương lai.
Biện pháp khắc phục:
• Tiếp thị và quảng bá: Đầu tư vào hoạt động tiếp thị và quảng bá để thu
hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng hiện tại như mạng xã hội,
website, quảng cáo trực tuyến và offline để tăng thương hiệu và tạo dựng
lòng tin.
• Đảm bảo rằng bạn cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao đảm bảo
an toàn và chất lượng của các sản phẩm, cung cấp dịch vụ chăm sóc
khách hàng tốt và đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách chuyên
nghiệp
• Quản lý tài chính: Theo dõi và quản lý tài chính một cách cẩn thận. Xác
định chi phí, thu nhập và lợi nhuận, đảm bảo rằng kinh doanh của bạn có
thể tạo ra lợi ích kinh tế.
• Nghiên cứu thị trường: Trước khi bắt đầu kinh doanh, hãy nghiên cứu thị
trường địa phương để hiểu về nhu cầu và xu hướng của khách hàng. Tìm
hiểu về loại thú cưng phổ biến, các sản phẩm và dịch vụ liên quan, đối
thủ cạnh tranh và mức giá thị trường..
2.9 Đăng ký kinh doanh
- Căn cứ Phụ lục IV của Luật Đầu tư 2020 với 227 ngành, nghề, thì kinh doanh
thú cưng không thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay cấp kinh doanh
nên bạn không cần phải có giấy phép kinh doanh có điều kiện.
- Về thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bạn cần tìm hiểu, xem
xét xem bạn muốn kinh doanh dưới hình thức nào. Một số hình thức kinh doanh
như sau:
o Kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể
o Doanh nghiêp: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách
nhiệm hữu hạn,…
 Các bước đăng ký giấy chứng nhận kinh doanh spa thú cưng:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.
Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:
a) Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
b) Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia
đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng
ký hộ kinh doanh;
c) Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh
trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
d) Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm
chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ
kinh doanh.
- Bước 2: Trong thời hạn 3 ngày, bạn sẽ nhận được:
Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh nếu hồ sơ hợp lệ
Thông báo bằng văn bản của cơ quan đăng kí cấp huyện nếu hồ sơ không hợp
lệ, trong thông báo ghi rõ chi tiết nội dung cần sửa đổi.

- Bước 3: Nhận kết quả và nộp lệ phí.

KẾT LUẬN:
Thông qua việc lập kế hoạch cụ thể và chi tiết về thời gian tiến độ thực hiện,
dự toán doanh thu, chi phí, lợi nhuận và khả năng đáp ứng tài chính của dự án
có thể thấy dự án Spa thú cưng The Pet Story này thỏa mãn được mục tiêu của
nhóm đề ra. có thể thấy dự án thực sự khả thi. Với sự chọn lọc sản phẩm cạnh
tranh có sự khác biệt trên thị trường tại Thành phố Cần Thơ, đã đem lại lợi thế
cạnh tranh sản phẩm bán ra trên chính thị trường này, đồng thời cũng đưa ra
hướng kinh doanh mới, tận dụng những điều kiển cần và đáp ứng tốt những yêu
cầu mới của xã hội.
Dịch vụ chăm sóc thú cưng không còn xa lạ đối với người dân Việt Nam,
nhưng để có một dịch vụ tốt, uy tín, làm hài lòng khách hàng mà giá cả hợp lí
thì rất ít. Chúng tôi luôn mong muốn ngày càng hoàn hiện mình hơn để mang lại
những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
BẢNG CHẤM CÔNG VIỆC NHÓM

STT Họ và tên Tự Nhóm Ghi


chấm chấm chú
điểm
1 Lê Minh Gia Huy 100%
2 Lê Thanh Thoại 100%
3 Lê Thanh Khang 100%
4 Nguyễn Văn Hoài Phương 100%

You might also like