BÀI TẬP GIỮA KỲ LUẬT HÀNH CHÍNH 1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

BÀI TẬP GIỮA KỲ MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH

Giảng viên: ThS. Mai Thị Lâm

Sinh viên thực hiện:

STT HỌ VÀ TÊN MSSV


1 Trần Phan Bảo Ngọc 2353801013801
2 Nguyễn Thị Thảo Nguyên 2353801018017
3 Nguyễn Ngọc Hoài Phương 2353801018021
4 Phạm Lê Hải Trâm 2353801018026

TP. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 11 năm 2023


Câu 55. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ có thể phạt tiền tối đa đến 100.000.000
đồng.
Nhận định đúng.
Cơ sở pháp lý: Điểm b Khoản 2 Điều 38 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
Theo đó, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền phạt tiền nhưng không quá
100.000.000 đồng. Như vậy, con số có thể lên đến 100.000.000 đồng và chỉ được dừng lại ở
mức phạt này là tối đa.

Câu 56. Chính phủ có thẩm quyền quy định về vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm
hành chính trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Nhận định sai.
Cơ sở pháp lý: Điểm a Khoản 1 Điều 4 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
Theo đó, căn cứ quy định của Luật này, Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành
chính trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước, trong phạm vi của Luật hành chính chứ không
phải trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Như vậy, Chính phủ chỉ có thẩm quyền ở các lĩnh
vực quy định ở điều trên, ngoài những điều được quy định ở điều 4 thì Chính phủ không có
thẩm quyền ở các lĩnh vực khác.

Câu 57. Trong những trường hợp nhất định, thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm
hành chính có thể vô hiệu hóa thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.
Nhận định đúng.
Cơ sở pháp lý: Điểm c Khoản 1 Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
Theo đó, nếu quá thời hạn thì dù còn thời hiệu vẫn không được ra quyết định xử phạt.
Bởi vì nếu quá thời hạn thì không ra quyết định xử phạt trong nhiều trường hợp hậu quả pháp
lý áp dụng không khác so với quá thời hiệu vi phạm hành chính trong trường hợp hết thời
hiệu xử phạt. Như vậy, trong trường hợp này thì “thời hạn” đã vô hiệu hóa “thời hiệu”.

Câu 58. Khi thực hiện những hành vi vi phạm hành chính theo quy định có mức cao
nhất của khung tiền phạt từ 15 triệu đồng trở lên đối với cá nhân, 30 triệu đồng trở lên
đối với tổ chức thì chủ thể đương nhiên có quyền giải trình.
Nhận định đúng.
Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 61 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
Theo đó, Đối với hành vi vi phạm hành chính mà quy định mức tối đa của khung tiền
phạt đối với hành vi đó từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng trở
lên đối với tổ chức thì cá nhân, tổ chức vi phạm có quyền giải trình trực tiếp hoặc bằng văn
bản với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Như vậy, chỉ cần khung tiền phạt
với hành vi đó từ 15 triệu với cá nhân và từ 30 triệu với tổ chức thì các tổ chức này đương
nhiên có quyền giải trình.

Câu 59. Không áp dụng tình tiết tăng nặng “tái phạm” cho những cá nhân, tổ chức vi
phạm hành chính mà trước đó đã từng có hành vi vi phạm tương tự nhưng chưa bị xử
phạt.
Nhận định đúng.
Cơ sở pháp lý: Khoản 5 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
Theo đó, vi phạm hành chính mà trước đó đã từng có hành vi vi phạm tương tự nhưng
chưa bị xử phạt thì áp dụng tình tiết tăng nặng “vi phạm nhiều lần”, không thể áp dụng tình
tiết tăng nặng “tái phạm”. Còn nếu đã bị xử lý vi phạm hành chính nhưng chưa hết thời hạn
thì áp dụng tình tiết tăng nặng “tái phạm”.

Câu 60. Hình thức xử phạt cảnh cáo được áp dụng đối với mọi hành vi vi phạm hành
chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ.
Nhận định sai.
Cơ sở pháp lý: Điều 22 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
Theo đó, hình phạt cảnh cáo được áp dụng khi có đủ 3 yếu tố:
- Hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức không nghiêm trọng
- Có tình tiết giảm nhẹ
- Pháp luật quy định được áp dụng hình phạt cảnh cáo
- Hoặc Đối với hành vi vi phạm hành chính do lỗi cố ý bởi người chưa đủ tuổi
tuổi vị thành niên (từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi)
Như vậy, hình thức xử lý cảnh cáo chỉ áp dụng với vi phạm hành chính có đủ 3 yếu tố
trên hoặc đáp ứng về điều kiện chủ thể.

Câu 61. Tất cả các chủ thể có thẩm quyền xử phạt hành chính đều có thể áp dụng hình
thức phạt tiền.
Nhận định đúng.
Cơ sở pháp lý: Điều 38 - 51 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012
Theo quy định về thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, các chủ thể được quy định
tại các Điều 38 đến Điều 51 của Luật đều có thể áp dụng hình thức phạt tiền (tuy nhiên, mỗi
chức danh sẽ có những quy định cụ thể về mức phạt riêng). Ngoài ra, đây cũng là hình thức
phổ biến, áp dụng cho hầu hết các vi phạm hành chính. Như vậy, tất cả các chủ thể có thẩm
quyền xử phạt hành chính đều được áp dụng hình thức xử lý phạt tiền.

Câu 62. Hành vi trái pháp luật hành chính là vi phạm hành chính.
Nhận định sai.
Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
Theo đó, một hành vi được xem là vi phạm hành chính phải có đủ các dấu hiệu:
- Là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện
- Vi phạm quy định về quản lý Nhà nước (trái pháp luật hành chính) nhưng
không phải là tội phạm
- Bị pháp luật quy định là vi phạm hành chính và phải bị xử lý
Như vậy, hành vi trái pháp luật hành chính chỉ đáp ứng được 1 trong 3 các dấu hiệu
trên, nên không thể khẳng định đó là hành vi vi phạm hành chính.

Câu 63. Tang vật phương tiện sử dụng vào vi phạm hành chính luôn bị tịch thu để xung
vào công quỹ Nhà nước.
Nhận định Sai
Cơ sở pháp lý: Điều 26 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
Theo đó, hình thức tịch thu tang vật, vi phạm phương tiện chỉ được áp dụng trong
trường hợp tang vật, phương tiện đó liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính nghiêm
trọng, do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức. Như vậy, nếu tang vật, phương tiện được sử dụng vào
vi phạm hành chính nghiêm trọng hay do lỗi vô ý của cá nhân, tổ chức thì không thể áp dụng
hình thức xử lý tịch thu này.
Câu 64. Khi hết thời hiệu xử phạt hành chính, người có thẩm quyền không được áp
dụng bất kỳ biện pháp cưỡng chế hành chính nào.
Nhận định sai.
Cơ sở pháp lý: Khoản 2a Điều 88 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
Theo đó, nếu quyết định xử phạt có áp dụng hình thức tịch thu tang vật, phương tiện
vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả thì dù đã hết thời hiệu xử phạt hành
chính, người có thẩm quyền vẫn phải cưỡng chế tịch thu hay áp dụng biện pháp khắc phục
cưỡng chế.

You might also like