On Tap Sinh Hoc 9 Chki

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Trường liên cấp Marie Curie

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI MÔN SINH HỌC CUỐI KÌ I


NĂM HỌC 2023- 2024
LỚP 9
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Cơ chế phát sinh thể dị bội là do sự phân li không bình thường của một số cặp NST trong giảm
phân, tạo nên:
A. Giao tử có 3 NST hoặc không có NST nào của cặp tương đồng
B. Giao tử có 2 NST hoặc không có NST nào của cặp tương đồng
C. Hai giao tử đều có 1 NST của cặp tương đồng
D. Hai giao tử đều không có NST nào của cặp tương đồng
Câu 2. Kiểu gen nào sau đây là kiểu gen của cá thể đồng hợp:
A. AABB. B. Aabb C. AaBb. D.Aabb.
Câu 3. Thông thường các tính trạng tốt biểu hiện trên cơ thể sinh vật là những tính trạng
A. trội. B. lặn. C. đồng hợp. D. dị hợp.
Câu 4. Cấu trúc bậc 2 của prôtêin là
A. một chuỗi axit amin xoắn cuộn lại. B. một chuỗi axit amin xoắn lò xo.
C. một chuỗi axit amin xoắn nhưng không cuộn lại. D. hai chuỗi axit amin.
Câu 5. Trong tế bào của một loài, vào kỳ giữa của nguyên phân, người ta xác định có tất cả 16 cromatit.
Loài đó có tên là:
A. Người B. Ruồi giấm C. Đậu hà lan D. Lúa nước
Câu 6. Kiểu gen nào dưới đây được xem là thuần chủng?
A. AaBB. B. AaBb. C. AABb. D. AAbb.
Câu 7. Một đoạn NST bị đứt ra rồi quay ngược 180o và lại gắn trở lại NST làm thay đổi trật tự phân
bố các gen trên NST. Đây là cơ chế phát sinh dạng đột biến nào?
A. Mất đoạn. B. Lặp đoạn. C. Đảo đoạn. D. Thay thế một cặp
nuclêôtit.
Câu 8. Một loài có bộ NST 2n = 16. Khi quan sát tiêu bản của loài này, người ta đếm được có 72 NST.
Đây là dạng đột biến gì?
A. Tam bội. B. Lục bội. C. Cửu bội. D. Thập nhị bội.
Câu 9 Kiểu gen dị hợp hai cặp gen là:
A. aaBb. B. Aabb C. AABb. D. AaBb.
Câu 10. Xác định sơ đồ đúng về mối quan hệ giữa gen và tính trạng?
A. Gen → mARN → tính trạng. B. ADN → ARN → prôtêin → tính trạng.
C. Gen → mARN → prôtêin → tính trạng. D. Gen → ARN → prôtêin → tính trạng.
Câu 11. Trong quá trình giảm phân, có thể quan sát rõ nhất hình thái NST ở kì
A. cuối. B. sau. C. giữa. D. đầu.
Câu 12. Cấu trúc bậc 3 của prôtêin là
A. một chuỗi axit amin xoắn nhưng không cuộn lại. B. hai chuỗi axit amin.
C. một chuỗi axit amin xoắn lò xo. D. một chuỗi axit amin xoắn cuộn lại.
Câu 13: Quan sát trường hợp minh họa sau đây: ABCDEFGH → ABCDEFG. Hãy xác định đột biến
này thuộc dạng nào?
A. Mất đoạn nhiễm sắc thể. B. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.
C. Lặp đoạn nhiễm sắc thể. D. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
Câu 14. Cặp NST tương đồng có hai
A. NST giống hệt nhau về hình thái và kích thước. B. NST có cùng 1 nguồn gốc từ bố hoặc mẹ.
C. crômatit giống hệt nhau, đính nhau ở tâm động. D. crômatit có nguồn gốc khác nhau.
Câu 15. Mỗi loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng bởi
A. số lượng, hình dạng, cấu trúc NST. B. số lượng, hình thái NST.
C. số lượng, cấu trúc NST. D. số lượng không đổi.
Câu 16. Quan sát hình và xác định tế bào đang ở kì nào của nguyên phân?
A. Cuối B. Sau. C. Giữa. D. Đầu.
Câu 17. Ở người, sự thụ tinh giữa tinh trùng mang NST giới tính nào với trứng tạo hợp tử phát triển
thành con gái?
A. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + Y với trứng 22A + X để tạo hợp tử 44A + XY.
B. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + X với trứng 22A + X để tạo hợp tử 44A + XX.
C. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + Y với trứng 22A + Y để tạo hợp tử 44A + YY.
D. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + X với trứng 22A + Y để tạo hợp tử 44A + XY.
Câu 18. Trong quá trình nguyên phân, có thể quan sát rõ nhất hình thái NST ở kì
A. đầu. B. giữa. C. sau. D. cuối.
Câu 19. Hiện tượng một cặp NST trong bộ NST bị thay đổi về số lượng gọi là:
A. Dị bội thể B. Đa bội thể C. Tam bội D. Tử bội
Câu 20. Gen cấu trúc bị đột biến thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X thì số liên kết hiđrô trong
gen sẽ
A. giảm 1. B. giảm 2. C. tăng 1. D. tăng 2.
Câu 21. Ở kỳ giữa của quá trình nguyên phân, các NST kép xếp thành mấy hàng trên mặt phẳng xích
đạo?
A. 1 hàng B. 2 hàng C. 3 hàng D. 4 hàng
Câu 22. Xác định, giai đoạn hoạt động của các tế bào mầm trong quá trình phát sinh giao tử ở động
vật?
A. Nguyên phân. B. Giảm phân 1. C. Giảm phân 2. D. Thụ tinh.
Câu 23. Kiểu gen nào dưới đây được xem là thuần chủng?
A. AaBB. B. AABb. C. AAbb. D. Aabb.
Câu 24: Một gen có 3000 nuclêôtit, trong đó A = 2G bị đột biến thay thế một cặp G - X bằng một căp
A – T. Số nuclêôtit loại G của gen sau đột biến là
A. 1000. B. 501. C. 499. D. 498.
Câu 25. Các nguyên tố hoá học tham gia cấu tạo prôtêin là
A. C, H, O, N, P. B. C, H, O, N. C. K, H, P, O, S, N. D. C, O, N, P.
Câu 26. Một loài có bộ NST 2n = 24. Khi quan sát tiêu bản của loài này, người ta đếm được có 72
NST. Đây là dạng đột biến gì?
A. Tam bội. B. Lục bội. C. Cửu bội. D. Thập nhị bội.
Câu 27. Gen A có 900 nuclêôtit loại A, 600 nuclêôtit loại G bị đột biến thành gen a, gen a có 901
nuclêôtit loại A và 599 nuclêôtit loại G. Vậy dạng đột biến trên là
A. Thêm một cặp A-T. B. Mất một cặp G-X.
C. Thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X. D. Thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T.
Câu 28. Ở người, sự thụ tinh giữa tinh trùng mang NST giới tính nào với trứng tạo hợp tử phát triển
thành con trai?
A. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + Y với trứng 22A + X để tạo hợp tử 44A + XY.
B. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + X với trứng 22A + X để tạo hợp tử 44A + XX.
C. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + Y với trứng 22A + Y để tạo hợp tử 44A + YY.
D. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + X với trứng 22A + Y để tạo hợp tử 44A + XY.
Câu 29. Giống có ý nghĩa về mặt kinh tế thường có kiểu hình?
A. Trội. B. Lặn. C. Đồng tính. D. phân tính.
Câu 30. Một loài thực vật có số lượng NST 2n = 14. Số thể ba nhiễm có thể phát sinh ở loài này?
A. 7. B. 14. C. 21. D. 28.

Câu 31. Ở phép lai hai cặp tính trạng về màu hạt và vỏ hạt của Menđen, kết quả ở F2 có tỉ lệ cao nhất
thuộc về kiểu hình
A. hạt vàng, vỏ nhăn. B. hạt vàng, vỏ trơn. C. hạt xanh, vỏ trơn. D. hạt xanh, vỏ nhăn.
Câu 32. Đơn phân cấu tạo nên phân tử prôtêin là
A. nuclêic. B. axit amin. C. axit nuclêic. D. axit photphoric.
Câu 33. Ở phép lai hai cặp tính trạng về màu hạt và vỏ hạt của Menđen, kết quả ở F2 có tỉ lệ thấp nhất
thuộc về kiểu hình
A. hạt vàng, vỏ trơn. B. hạt vàng, vỏ nhăn. C. hạt xanh, vỏ nhăn. D. hạt xanh, vỏ trơn.
Câu 34. Qua quá trình nguyên phân, bộ NST ở tế bào con được tạo ra từ tế bào mẹ (2n) có đặc điểm
gì?
A. Có bộ NST lưỡng bội, các NST tồn tại ở trạng thái kép
B. Có bộ NST lưỡng bội, các NST tồn tại ở trạng thái đơn
C. Có bộ NST đơn bội, các NST tồn tại ở trạng thái đơn
D. Có bộ NST đơn bội, các NST tồn tại ở trạng thái kép
Câu 35. Gen cấu trúc bị đột biến thay thế một cặp G - X bằng một cặp A - T thì số liên kết hiđrô trong
gen sẽ
A. giảm 1. B. giảm 2. C. tăng 1. D. tăng 2.
Câu 36. Số lượng NST trong bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài phản ánh
A. tính đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài. B. mối quan hệ họ hàng giữa các loài.
C. mức độ tiến hoá của loài. D. số lượng gen của mỗi loài.
Câu 37. Quan sát hình và xác định tế bào đang ở kì nào của giảm phân1?
A. Cuối B. Sau. C. Giữa. D. Đầu.
Câu 38. Một loài thực vật có số lượng NST 2n = 14. Số thể một nhiễm có thể phát sinh ở loài này?
A. 7. B. 14. C. 21. D. 28.
II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm)
Câu 1. Nêu cấu tạo hóa học của phân tử ADN?
- ADN là một axit nuclêic, được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N và P.
- Phân tử ADN thuộc loại đại phân tử, có kích thước lớn, có thể dài tới hàng trăm µm, khối lượng lớn
đạt đến hàng triệu, hàng chục triệu đvC.
- ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm nhiều đơn phân.
- Đơn phân của ADN là nuclêôtit gồm 4 loại: ađênin (A), timin (T), xitôzin (X) và guanin (G).
Câu 2. Cấu tạo hóa học của phân tử ARN
- ARN là một axit ribônuclêic. Được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N và P.
- Phân tử ARN thuộc loại đại phân tử nhưng có kích thước và khối lượng nhỏ hơn nhiều so với ADN.
- ARN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm nhiều đơn phân.
- Đơn phân của ARN là ribônuclêôtit gồm 4 loại: ađênin (A), uraxin (U), xitôzin (X) và guanin
(G).
Câu 3. Phân biệt đột biến và thường biến
Thường biến Đột biến
- Là những biến đổi kiểu hình và không biến - Là những biến đổi ADN, NST từ đó
dẫn đến biến đổi kiểu hình.
đổi trong vật chất di truyền (ADN và NST). - Do tác động của môi trường ngoài
- Do tác động trực tiếp của môi trường sống. hay rối loạn trao đổi chất ở tế bào và cơ
- Diễn ra đồng loạt, có định hướng, tương ứng thể.
với các điều kiện ngoại cảnh. - Biến đổi riêng rẽ, từng cá thể, gián
- Không di truyền được. đoạn, vô hướng.
- Có lợi. - Di truyền cho thế hệ sau.
- Không là nguồn nguyên liệu cho quá trình - Đa số có hại, có khi có lợi.
chọn lọc tự nhiên và chọn giống. - Là nguồn nguyên liệu cho quá trình
chọn lọc tự nhiên và chọn giống.

Câu 4: So sánh thể dị bội và thể đa bội:


* Giống nhau:
- Đều là những thể do đột biến số lượng NST tạo ra.
- Phát sinh từ các tác nhân của môi trường ngoài và trong.
- Biểu hiện kiểu hình không bình thường, có thể gây hại cho sinh vật.
- Cơ chế tạo ra đều do sự phân li không bình thường của NST trong quá trình phân bào.
- Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng đều sai khác với 2n.
- Ở thực vật, thể đa bội và thể dị bội đều được ứng dụng trong trồng trọt.
* Khác nhau:
Thể dị bội: Thể đa bội:

- Thay đổi liên quan đến 1 hay 1 số cặp nào đó: - Thay đổi liên quan đến toàn bộ bộ NST của
2n + 1 , 2n - 1 , 2n - 2 , 2n + 2 , ... loài, tế bào có số NST là bội số n: 2n, 3n, 4n,
5n, ...
- Có thể gặp ở mọi sinh vật (con người, động vật - Thường không thấy ở sinh vật bậc cao, chủ yếu
và thực vật). được ứng dụng và phổ biến ở thực vật.
- Gây biến đổi kiểu hình ở một số bộ phận, gây ra - Thực vật đa bội có cơ quan sinh dưỡng to, sinh
các bệnh hiểm nghèo. trưởng mạnh, chống chịu tốt.

Bài tập: Ở cà chua, quả đỏ là tính trạng trội hoàn toàn so với quả vàng.
a. P: quả đỏ x quả vàng. Hãy xác định kết quả về kiểu gen, kiểu hình của con lai F1.
b. Nếu F1 thu được toàn của đỏ. Cho F1 tự thụ F2 sẽ có kết quả như thế nào? Biện luận và viết SĐL
từ P đến F2?
c. Do đột biến làm cho F2 xuất hiện kiểu gen AAa. Hãy viết sơ đồ lai từ F1  F2 để xác định cơ
chế hình thành kiểu gen đó.
d. Do đột biến làm cho F2 xuất hiện kiểu gen Aaa. Hãy viết sơ đồ lai từ F1  F2 để xác định cơ chế
hình thành kiểu gen đó.

You might also like