Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 42

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

KHOA ĐIÊN - CƠ
ĐỒ ÁN HỌC PHẦN MÔN HỌC TÌM HỎNG SỬA CHỮA
THIẾT BỊ, HỆ THỐNG ĐIỆN

Đề tài: Nghiên cứu xây dựng mô hình hệ thống máy phát điện. Quy
trình bảo dưỡng, sửa chữa, tính toán thay thế các thiết bị khi có hỏng hóc
trên hệ thống tự động điều chỉnh điện áp của máy phát điện trong quá trình
khai thác, vận hành. Với Công suất 5,5Kw.

Giảng viên hướng dẫn : Th.s Đoàn Đức Trọng


Sinh viên thực hiện : Phạm Ngọc Quang
Lớp : DHĐ-TĐCN.K21
Khóa : K21
MSSV : 203152217022

Hải Phòng, Tháng 11 năm 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
KHOA ĐIÊN - CƠ
ĐỒ ÁN HỌC PHẦN MÔN HỌC TÌM HỎNG SỬA CHỮA THIẾT
BỊ, HỆ THỐNG ĐIỆN

Đề tài: Nghiên cứu xây dựng mô hình hệ thống máy phát điện. Quy trình
bảo dưỡng, sửa chữa, tính toán thay thế các thiết bị khi có hỏng hóc trên hệ
thống tự động điều chỉnh điện áp của máy phát điện trong quá trình khai
thác, vận hành. Với Công suất 5,5Kw.

Hải Phòng, Tháng 11 năm 2023


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÁY PHÁT ĐIỆN..........................................1

1.1.Khái niệm máy phát điện.......................................................................1


1.2. Nguyên lý làm việc của máy phát điện.................................................2
1.3.Cấu tạo máy phát điện............................................................................6
1.3.1. Động cơ...........................................................................................6
1.3.2. Đầu phát........................................................................................11
1.3.3 Hệ thống nhiên liệu........................................................................14
1.3.4 Ổn áp..............................................................................................14
1.3.5 Hệ thống làm mát...........................................................................14
1.3.6 Hệ thống bôi trơn...........................................................................14
1.3.7 Bộ sạc ắc quy..................................................................................14
1.3.8 Bảng điều khiển..............................................................................14
1.3.3 Hệ thống xả....................................................................................14
1.4.Máy phát điện 1 chi.................................................................................6
1.5. Máy phát điện xoay chiều......................................................................6
CHƯƠNG 2:TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÔ HÌNH MÁY PHÁT ĐIỆN..........20

2.1Mô Hình..................................................................................................20
2.3 Tính toán lựa chọn thiết bị...................................................................22
CHƯƠNG 3: CÁC PHƯƠNG PHÁP TÌM HỎNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
SỰ CỐ ....................................................................................................................23

3.1. Khái niệm tìm hỏng sửa chữa.............................................................23


3.2 Các phương pháp tìm hỏng sửa chữa máy móc thiết bị....................23
3.2.1 Mục đích của bảo dưỡng, bảo trì thiết bị......................................23
3.3. Các phương pháp phát hiện lỗi của máy điện...................................28
KẾT LUẬN………………………………………………………………………30
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................40
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay với nhu cầu sử dụng năng lượng điện ngày càng gia tăng, nguồn
năng lượng truyền thống (thủy điện, nhiệt điện...) ngày càng trở nên cạn kiệt. Bên
cạnh đó, giá thành điện trong nước ngày một tăng, việc sử dụng năng lượng điện
của các hộ gia đình cũng ít nhiều ảnh hưởng đến kinh tế gia đình. Hiện nay trên thị
trường đã xuất hiện các máy phát điện mini nhưng giá thành khá cao. Việc nghiêm
cứu chế tạo một hế thống cấp điện đơn giản, dễ lắp, giá thành rẻ cũng là phương án
cần được quan tâm và phát triển.
Để góp phần làm sáng tỏ hiệu qủa của những ứng dụng trong thực tế của
những môn học chúng em sau một thời gian học tập được các thầy cô giáo trong
khoa giảng dạy về các kiến thức chuyên ngành, đồng thời nhận được sự giúp đỡ
tận tình của thầy Th.s Đoàn Đức Trọng chúng em đã chọn “Nghiên cứu xây
dựng mô hình hệ thống máy phát điện. Quy trình bảo dưỡng, sửa chữa, tính
toán thay thế các thiết bị khi có hỏng hóc trên hệ thống tự động điều chỉnh
điện áp của máy phát điện trong quá trình khai thác, vận hành. Với Công suất
5,5Kw”.để làm đề tài đồ án học phần.

Vì thời gian có hạn, trình độ hiểu biết của bản thân còn nhiều hạn chế. Cho
nên trong đồ án không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng
góp ý kiến của tất cả các thầy cô giáo cũng như các bạn bè để đồ án của em được
hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hải Phòng, ngày … tháng 11 năm 2023


Sinh viên thực hiện

Phạm Ngọc Quang

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Số Hình Tên Hình Trang


Hình 1.1 Máy phát điện gia đìn 1

Hình 1.2 Nguyên lý cảm ứng từ 2

Hình 1.3 Động cơ máy phát điện 3

Hình 1.4 Bộ làm mát ở máy phát 6

Hình 1.5 Sơ đồ hệ thống kích từ độc lập 8

Hình 1.6 Sơ đồ hệ thống kích từ song song 8

Hình 1.7 Sơ đồ hệ thống kích từ nối tiếp 9

Hình 1.8 Sơ đồ hệ thống kích từ hỗn hợp 9

Hình 1.9 Cấu tạo stato máy điện một chiều 10

Hình 1.10 Mặt cắt Stato 10

Hình 1.11 Cấu tạo rotor máy điện 1 chiều 11

Hình 1.12 Lõi thép phần ứng 12

Hình 1.13 Nguyên lý làm việc của máy phát điện 1 chiều 13

Hình 2.1 Bản vẽ cơ khí 16

Hình 2.2 Bản vẽ chi tiết máy phát điện a 17

Hình 2.3 Bản vẽ chi tiết máy phát điện b 18


Hình 2.4 Bản vẽ chi tiết máy phát điện c 19

Hình 2.5 Bản vẽ điện của máy phát điện 20

Hình 3.1 Hình ảnh minh họa 25

Hình 3.2 Hình ảnh minh họa 27


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÁY PHÁT ĐIỆN

1.1. Khái niệm máy phát điện.


Máy phát điện thực chất là một thiết bị giúp biến đổi cơ năng thành điện
năng dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ. Sản phẩm này đóng vai trò then chốt
trong các thiết bị cung cấp điện với 3 chức năng chủ yếu là phát điện, chỉnh lưu,
hiệu chỉnh điện áp.

Hình 1.1: Máy phát điện gia đình


1.2. Nguyên lý làm việc của máy phát điện.
Máy phát điện sử dụng năng lượng cơ năng mà nó được cung cấp để tạo ra
sự di chuyển của điện tích trong cuộn dây qua một mạch điện ở phía ngoài. Dòng
điện tích tạo nên là nhờ vào dòng điện bên ngoài do máy phát cung cấp.

1
Máy phát điện hiện đại ngày nay hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng
điện từ. Nguyên lý này được phát biểu như sau: khi số đường sức từ của nam châm
đi xuyên qua tiết diện của cuộn dây tăng giảm một cách luân phiên (do nam châm
quay tròn hoặc do cuộn dây quay tròn). Khi đó, trong cuộn dây cũng xuất hiện
dòng điện cảm ứng luân phiên đổi chiều.

Hình 1.2 :Nguyên lý cảm ứng từ

Nguyên lý này do nhà bác học Faraday vào những năm 30 của thê kỷ 19.
Ông phát hiện ra rằng dòng điện tích có thể bị cảm ứng khi nó di chuyển qua một
cuộn cảm, cũng như dòng mang điện tích biến thiên trong từ trường. Sự chuyển
động này tạo nên sự chênh lệch về hiệu điện thế giữa 2 đầu dây dẫn hoặc hai đầu
cuộn cảm. Và ngược lại, nó sẽ tạo ra các điện tích, từ đó tạo ra dòng điện.

2
1.3. Cấu tạo máy phát điện.
Một thiết bị máy phát điện hoàn chỉnh sẽ bao gồm những bộ phận: động cơ,
đầu phát, hệ thống nhiên liệu, ổn áp, hệ thống làm mát và hệ thống xả, hệ thống bôi
trơn, hệ thống sạc, bảng điều khiển và hộp nắp chính.
1.3.1.Động cơ
Là bộ phận quan trọng nhất của máy phát điện, là nguồn năng lượng cơ học
đầu vào của máy phát điện. Kích thước của động cơ cũng tỷ lệ thuận với sản lượng
điện tối đa mà một thiết bị máy phát điện có thể cung cấp. Có một số yêu tố cần
phải ghi nhớ khi đánh giá động cơ của máy phát điện. Do đó, nhà sản xuất động cơ
cần tư vấn để có được thông số kỹ thuật hoạt động và lịch trình bảo trì chính xác và
chỉ tiết nhất cho người tiêu dùng.

Hình 1.3: Động cơ máy phát điện

3
Trên thị trường hiện nay, máy phát điện sử dụng nhiều loại nhiên liệu đầu
vào khác nhau cho động cơ hoạt động như: diesel, xăng, propan và khí thiên nhiên.
Động cơ nhỏ hoạt động bằng xăng, động cơ lớn hơn sẽ chạy bằng dầu
diesel,propan lỏng hoặc khí hoặc khí tự nhiên. Ngoài ra, một số dòng máy phát
điện cũng có thể hoạt động dựa trên một nguồn dữ liệu kép, nhiên liệu diesel và khí
đốt.

1.3.2.Đầu phát.

Là tên gọi chung của một tập hợp các bộ phận tĩnh và các phần có thể di
chuyển được. Những phần này làm việc với nhau để tạo nên chuyển động tương
đổi giữa từ trường và điện, từ đó tạo ra dòng điện. Bộ phận tĩnh là STATO (còn gọi
là phần cảm) bao gồm các dây điện quấn lại thành cuộn trên một lõi sắt. Bộ phận
chuyển động là ROTO (còn gọi là phần ứng) để tạo ra một từ trường quay, được
chia làm 3 loại: nam châm vĩnh cửu, bệ kích thích và sự di chuyển của ROTO
quanh STATO tạo nên sự khác biệt điện áp giữa các cuộn dây của STATO, tạo nên
dòng cảm ứng bên trong máy phát điện.

1.3.3.Hệ thống nhiên liệu.

Thông thường, bình nhiên liệu cho máy phát điện hiện nay đều đủ để máy
có thể hoạt động liên tục từ 6 -8h ở trên mức trung bình. Đối với máy phát điện dân
dụng thì bồn chứa nhiên liệu là một phần đề trượt của máy hoặc được lắp trên
khung máy. Còn các loại máy phát điện công nghiệp, có thể cần xây dựng và cài
đặt thêm một bình chứa nhiên liệu bên ngoài. Các tính năng của hệ thống nhiên
liệu:

Phần ống nối từ bồn chứa nhiên liệu đến động cơ là dòng cung cấp hướng
dẫn nhiên liệu vào và ra của động cơ.

4
Ống thông gió bình nhiên liệu giúp ngăn sự gia tăng áp lực hoặc chân
không trong quá trình bơm và hệ thông thoát nước của bể chứa.

Bơm nhiên liệu giúp chuyển nhiên liệu từ bể chứa chính vào bể chứa trong
máy, thường hoạt động bằng điện.

Kết nối tràn từ bồn chứa nhiên liệu tới các đường ống cổng: dự phòng khi
bị tràn trong quá trình bơm khiến cho nhiên liệu không đổ lên máy phát điện.

Kim phun có nhiệm vụ phun nhiên liệu dưới dạng sương vào buồng đốt của
động cơ.

Bình lọc nhiên liệu, tách nước và vật lạ trong nhiên liệu lỏng giúp bảo vệ
các bộ phận khác của máy phát điện khỏi sự ăn mòn và chất bẩn có thể gây tắc
nghẽn.

1.3.4.Ổn áp

Đây là bộ phận quản lý điện áp đầu ra của máy phát điện, được chia ra làm
nhiều thành phần.

Đầu tiên là ổn áp có chức năng biến đổi điện áp xoay chiều thành một
chiều, điều chỉnh một phần nhỏ điện áp đầu ra thành điện áp xoay chiều và chuyển
đổi thành điện áp một chiều.

Tiếp theo là cuộn dây kích thích có nhiệm vụ biến đổi dòng điện một chiều
thành dòng điện xoay chiều. Các cuộn dây kích thích tạo ra dòng điện xoay chiều
nhỏ và được kết nồi với các đơn vị được gọi chung là chỉnh lưu quay.

Bộ chỉnh lưu quay giúp chuyển đổi dòng điện một chiều thành dòng điện
xoay chiều. Việc chỉnh lưu được phát sinh bởi các cuộn dây kích thích rồi chuyển
đổi nó thành dòng điện một chiều. Dòng điện một chiều này giúp cho ROTO tạo ra
điện từ trường bên ngoài trường quay của ROTO.

5
Cuối cùng là ROTO có chức năng chuyển đổi dòng điện một chiều thành
dòng điện xoay chiêu. Thực chất thì ROTO sinh ra dòng điện xoay chiều lớn hơn
xung quanh cuộn dây STATO và các dòng máy phát điện hiện nay sản xuất một
điện thế xoay chiều AC lớn hơn ở phần đầu ra

1.3.5.Hệ thống làm mát

Đây là bộ phận quan trọng không thể thiếu của cấu tạo máy phát điện. Sử
dụng các chất làm mát như nước sạch hoặc Hydrogen,...

Hydrogen thì thường được dùng để làm mát cho các cuộn dây STATO
trong máy phát điện công nghiệp bởi tính năng hấp thụ nhiệt của nó rất tốt. Nhờ
đó, giúp loại bỏ hoàn toàn nhiệt từ máy phát điện, chuyển qua bộ trao đổi nhiệt vào
một mạch làm mát thứ cấp mà trong đó có chứa nước. Do vậy, loại máy phát điện
công nghiệp thường có kích thước lớn.

Hình 1.4: Bộ làm mát ở máy phát.

1.3.6.Hệ thống bôi trơn

Hệ thống này giúp cho máy phát điện hoạt động êm ái hơn, đảm bảo khả
năng hoạt động liên tục và bền bỉ. Nguyên liệu để bôi trơn thường được thực hiện
bằng dầu được lưu trữ trong một chiếc máy bơm.
6
1.3.7.Bộ sạc ắc quy

Thông thường, máy phát điện khởi động bằng pin và bộ sạc pin là bộ phận
giữ cho pin luôn đầy với một điện áp thả nổi chính xác. Khi điện áp thả nổi thấp thì
pin sẽ nạp thiếu, còn điện áp cao thì sẽ rút ngắn tuổi thọ của pin.

Bộ sạc ắc quy của máy phát điện thường được làm từ thép không gỉ, hạn
chế ăn mòn, tự động và không cần phải điều chỉnh hoặc cài đặt nào khác.

1.3.8.Bảng điều khiển

Bảng điều khiển của máy phát điện thực chất là bề mặt điều khiển bao gồm
các hóc cắm điện và điều khiển. Tùy thuộc vào từng nhà sản xuất mà mẫu mã khác
nhau, cách điều khiển cũng khác nhau, tuy nhiên nó cũng phải bao gồm những bộ
phận chính dưới đây.

Hệ thống khởi động và tắt điện: bao gồm kiểm soát khởi động, bật máy
phát tự động trong lúc mắt điện, có thể theo dõi các máy phát điện khi hoạt động
và tự động tắt máy khi không cần thiết.

Bên cạnh đó là thiết bị đo hệ thống đồng hồ hiển thị áp suất dầu, nhiệt độ
nước làm mát, điện áp pin, tốc độ quay của động cơ và thời gian hoạt động. Cuối
cùng là đồng hồ đo máy phát điện có đơn vị để đo sản lượng điện hiện tại, điện áp
và tần số hoạt động.

1.3.9.Hệ thống xả

Mùi của khí thải được thải ra từ máy phát điện cũng giống với mùi của bất
kỳ động cơ diesel hay động cơ xăng nào khác. Do vậy, nó chứa hàm lượng chất
độc hóa học khá cao. Chính vì thế, người dùng cần phải kiểm soát hệ thống xả thải
một cách chặt chẽ. Đồng thời, lắp đặt hệ thống khí thải chính xác để giải quyết
lượng khí thải do máy phát điện xả ra.

1.4. Máy phát điện 1 chiều.


7
Phân loại máy phát điện 1 chiều theo hệ thống kích từ dựa vào phương
pháp cung cấp dòng điện kích từ, người ta chia máy điện một chiều ra các loại
sau:
1. Máy điện một chiều kích từ độc lập,có dòng điện kích từ của máy lấy từ nguồn
điện khác không liền hệ với phần ứng của máy.

Hình 1.5: Sơ đồ hệ thống kích từ độc lập.


2. Máy điện một chiều kích từ song song có dây quấn kích từ nối song song với
mạch phần ứng.

Hình 1.6: Sơ đồ hệ thống kích từ song song.


8
3. Máy điện một chiều kích tử nối tiếp có dây quấn kích từ mắc nối tiếp với mạch
phần ứng.

Hình 1.7: Sơ đồ hệ thống kích từ nối tiếp.


4. Máy điện một chiều kích từ hỗn hợp gồm hai dây quần kích từ: dây quấn kích từ
song song và dây quần kích từ nối tiếp, trong đó dây quấn kích từ song song
thường là chủ yếu.

Hình 1.8: Sơ đồ hệ thống kích từ hỗn hợp.

Cấu tạo máy phát điện 1 chiều.

Máy có cấu tạo gồm 2 phần đó là: Phần cảm và Phần ứng. a.Phần tĩnh (Stator)
(phần cảm)

9
Hình 1.9: Cấu tạo stato máy điện một chiều.
Cực từ chính: gồm lõi sắt cực từ và dây quấn kích từ lồng ngoài lõi sắt cực từ.

Hình 1.10: Mặt cắt Stato.


10
- Nhiệm vụ: tạo từ trường chính.

- Vật liệu: Lõi thép: thép tấm 0,5 ÷ 1 mm.

- Dây quấn: Cu, Al bọc cách điện.

Cực từ phụ: được đặt giữa các cực từ chính.

- Nhiệm vụ: cải thiện đổi chiều.

- Vật liệu: thép khối .

Gông từ (vỏ máy):

- Để làm mạch từ nối liền các cực từ, đồng thời làm vỏ máy.

- Vật liệu: thép.

Các bộ phận khác:

Chổi than và cơ cấu chổi than.

Nắp máy.
b. Phần quay (rôto)

Hình 1.11: Cấu tạo rotor máy điện 1 chiều.

11
Lõi thép phần ứng.

Hình 1.12: Lõi thép phần ứng.


- Dùng để dẫn từ.

- Vật liệu: thép lá kỹ thuật điện 0,35 ÷ 0,5 mm.

- Rãnh để đặt dây quấn.

Dây quấn phần ứng:

- Là phần sinh ra sức điện động và có dòng điện chạy qua.

- Thường làm bằng dây đồng có bọc cách điện.

Cổ góp:

- Dùng để biến đổi dòng điện xoay chiều thành một chiều.

- Thường được làm bởi nhiều phiến đồng mỏng được cách điện với nhau bằng
những tấm mica dày 0,4 đến 1,2 mm.

12
Các bộ phận khác:

- Cánh quạt: dùng để quạt gió làm nguội máy.

- Trục máy: trên đó có đặt lõi thép phần ứng, cổ góp, cánh quạt và ổ bi. Trục máy
thường được làm bằng thép cacbon tốt.

Nguyên lý làm việc máy phát điện 1 chiều.

Hình 1.13: Nguyên lý làm việc của máy phát điện 1 chiều.
Máy gồm một khung dây hai đầu nối với hai phiến góp. Khung dây và
phiến góp được quay quanh trục của nó với một vận tốc không đổi trong từ trường
của hai cực nam châm. Các chổi than đặt cố định và luôn tì sát vào phiến góp. Khi
cho khung quay theo định luật cảm ứng điện từ, trong thanh dẫn sẽ cảm ứng nên
sức điện động.

e=B.l.v

- Với B là từ cảm nơi thanh dẫn quét qua.

- l là chiều dài thanh dẫn nằm trong từ trường.

- v là tốc độ dài của thanh dẫn.


13
Chiều của sức điện động được xác định theo quy tắc bàn tay phải.

Ưu điểm, nhược điểm của máy phát điện 1 chiều.


Vậy thì ưu điểm của máy phát điện một chiều là gì? Có thể nói máy phát
một chiều có thế dùng làm động cơ điện hay máy phát điện trong những điều kiện
làm việc khác nhau.

Ưu điểm lớn nhất của động cơ điện một chiều là điều chỉnh tốc độ và khả
năng quá tải. Nếu như bản thân động cơ không đồng bộ không thế đáp ửng được
hoặc nếu đáp ứng được thì phải chi phí các thiết bị biến đổi đi kèm rất đắt tiền thì
động cơ điện một chiều không những có thể điều chỉnh rộng vả chính xác mà cấu
trúc mạch lực, mạch điều khiến đơn giản hơn đồng thời lại đạt chất lượng cao.

Tuy nhiên mặt trái của máy phát điện một chiều là động cơ điện một chiều
có hệ thống cổ góp chỗi than nên vận hành kém tin cậy và không an toàn trong các
môi trường bụi bặm, dễ cháy nỗ.

Việc vận hành máy sao cho khắc phục tốt nhất những khuyết điểm và nâng
cao hiệu suất hoạt động luôn là vấn đề được chúng ta quan tâm.Vì vậy việc hiểu
thấu đáo ưu nhược điểm của máy cũng là một cách để vận hành máy tốt.

1.5. Máy phát điện xoay chiều.


Máy phát điện không đồng bộ.
Máy phát điện không đồng bộ là loại máy điện xoay chiều, làm việc theo
nguyên lý cảm ứng điện từ, có tốc độ quay của roto khác với tốc độ quay của từ
trường {n # ntt). Từ ngày được phát minh, máy điện không đồng bộ luôn và chỉ
được sử dụng trong chế độ động cơ.

Ở chế độ máy phát thì máy điện không đồng bộ lại thể hiện quá nhiều nhược
điểm:

14
Hệ số công suất thấp gây tổn thất nhiều công suất phản kháng của lưới
điện.

Không sử dụng được lúc non tải hoặc không tải.

Khó điều chỉnh tốc độ.

Đặc tính mở máy không tốt, dòng mở máy lớn (gấp 6-7 lần dòng định
mức). Momen mở máy nhỏ.

Đặc biệt là nó đòi hỏi phải có những thiết bị phụ mới tạo nên được chức
năng máy phát.

So với máy điện đồng bộ trong chức năng này thì máy điện dị bộ hoàn toàn
không được bất cứ một ưu điểm nào để ứng dụng trong thực tế.

Máy phát điện đồng bộ.


Máy điện đồng bộ được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp. Phạm vi sử
dụng chính là biến đổi cơ năng thành điện năng, nghĩa là làm máy phát điện.Điện
năng ba pha chủ yếu dùng trong nền kính tế quốc dân và trong đời sống sinh hoạt
được sản xuất từ các máy phát điện quay bằng tuabin hơi hoặc khí hoặc nước.
Ngoài ra máy phát điện còn được kéo các động cơ khác như động cơ Điêzel, động
cơ xy lanh hơi nước, động cơ chạy bằng nhiên liệu Hydro..được chế tạo với công
suất vừa và nhỏ nhằm dùng cho các tải địa phương, dùng làm máy phát dự phòng.
Ngoài ra các động cơ đồng bộ công suất nhố( đặc biệt là các động cơ đồng bộ kích
từ bằng nam châm vĩnh cửu ) cũng được dùng rất rộng rãi trong các trang bị tự
động và điều khiển.

15
CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÔ HÌNH MÁY PHÁT
ĐIỆN
2.1. Đề xuất mô hình máy phát điện động cơ xăng HGN0960A hẵng
Homelite.

16
Hình 2.1 Bản vẽ cơ khí.

Hình 2.2 Bản vẽ chi tiết máy phát điện a.

17
18
Hình 2.3 Bản vẽ chi tiết máy phát điện b.

19
Hình 2.4 Bản vẽ chi tiết máy phát điện c.
20
Hình 2.5 Bản vẽ điện của máy phát điện.

21
2.2 Nguyên lý hoạt động của mô hình.
Đầu tiên kéo cần gạt để mở khe gió cho máy phát sau đó bật công tắc sang
chế độ on sau dùng tay kéo dây sau đó buj sẽ đánh lửa để cho động xilanh hoạt
động khi khi xilanh hoạt động làm cho động cơ xăng hoạt động do đầu trục của
máy phát và đầu trục của động cơ nối đồng trục làm cho máy phát quay theo động
cơ khi trong cuộn kích từ của máy phát có nam châm nhỏ tạo ra từ trường nhỏ để
cho máy phát thành lập điện áp sau đó điện áp đó đưa đến cuộn kích làm tăng dòng
điện và tăng điện áp sau 1 vài chu kì thì thành lập song điện áp . Khi muốn dừng
máy phát kéo cần gạt khe gió vào vào chuyển công tắc sang chế độ off
GHI CHÚ:Nếu vị trí đặt máy phát điện không bằng phẳng, thiết bị có thể
không khởi động được hoặc có thể tắt trong khi vận hành.
LƯU Ý: Nếu động cơ ấm hoặc nhiệt độ trên 10˚C
Đặt công tắc động cơ ở vị trí BẬT (on).
Kéo tay nắm khởi động giật cho đến khi động cơ nổ (tối đa 6 lần).
LƯU Ý: Không để tay cầm bật trở lại sau khi khởi động; nhẹ nhàng trả nó
về vị trí ban đầu.
2.3 Tính toán lựa chọn thiết bị.
- Công suất của máy phát là 5,5kw
3
5 , 5 x 10
- Dòng điên định mức của máy phát là Idm = = 10a
√ x 380 x 0.85
3

- Dòng điện khởi động là Ikd = Idm(1.5-1.7) = 15a


- Lựa chọn thiết bị bảo vệ cho máy phát MCCB = 20a
- Đồng hồ báo vôn loại 380v
- Lựa chọn CT đo dòng là loại 32/5a
- Đèn báo pha loại 380v
- Tốc độ của động cơ xăng 1500 vòng
- Tần số máy phát là 50hz

22
2.5 Kết luận.
Mô hình chạy rất ổn định điện áp phát ra đủ có thể thích ứng nhanh khi có
thêm tải và khi giảm tải quá trình ổn định điện áp diễn ra nhanh cấu tạo của máy
phát đơn giản dễ dàng cho sửa chữa cung như vận hành máy phát nhỏ gon dễ dàng
mang đi .
Nhược điểm do sử dụng động cơ xăng lên khi máy nổ có tiếng kêu khá ồn
mô hình có công suất nhỏ lên chỉ cho phép tải cho phạm vi nhỏ

23
CHƯƠNG 3: CÁC PHƯƠNG PHÁT TÌM HỎNG VÀ KHẮC
PHỤC SỰ CỐ
3.1. Khái niệm tìm hỏng sửa chữa.
Tìm hỏng sửa chữa là những hoạt động chăm sóc về mặt kỹ thuật, điều
chỉnh, sửa chữa hay thay thế một số linh kiện, chi tiết bên trong các loại máy móc,
thiết bị. Nhằm duy trì hoặc khôi phục lại trạng thái hoạt động bình thường của máy
móc sau một khoảng thời gian sử dụng.

- Chuẩn đoán kỹ thuật là quá trình xác định trạng thái hỏng hóc của đôú tượng, kết
quả chuẩn đoán phải dự đoán được trạng thái của đối tượng qua các thông số đặc
điểm, tính chất. Các giá trị chỉ số dự đoán sẽ xác định trạng thái đối tượng, khi đối
tượng hoàn thành chức năng đã được xác định thì được là khả năng làm việc còn
khi các chỉ số không nằm trong giá trị cho phép thì thiết bị đã có hỏng hóc và sự cố
hỏng hóc có thể phá vỡ mối quan hệ bình thường giữa các phần tử.

- Quá trình tìm hỏng phụ thuộc vào các điều kiện thực hiện và các đối tượng kỹ
thuật riêng biệt. Nhưng chung quy cần giải quyết vấn đề sau đây:

+ Phải xác định các thông số kỹ thuật của đối tượng xem xét các trạng thái của nó
còn có thể những nhiệm vụ đặt ra hay không.

+ Xác định những đặc tính, đặc trưng của đối tượng.

+ Chỉ ra những thời điểm khi các chỉ số dự báo đã đạt đến tới hạn, quá hạn làm
việc.

- Một trong nhiệm vụ trên là xác định xác định khả năng làm việc của đối tượng,
trong quá trình dự báo phải đồng thời tiến hành tìm hỏng để xác định khả năng làm
việc trở lại của đối tượng bắt đầu từ khi có hỏng hóc.

3.2 Các phương pháp tìm hỏng sửa chữa máy móc thiết bị:
Một số phương pháp bảo trì thiết bị phổ biến nhất hiện nay đó là:
24
- Tìm hỏng sửa chữa máy móc thiết bị định kỳ:

Tìm hỏng sửa chữa máy móc thiết bị định kỳ là phương pháp bảo dưỡng
máy móc cơ bản, tiêu chuẩn nhất hiện nay, thường được áp dụng tại các nhà máy
hay xí nghiệp.

Để kiểm tra máy móc, người thợ sẽ so sánh các thông số kỹ thuật ban đầu
của nhà sản xuất với tình trạng sử dụng thực tế. Đồng thời, thực hiện thay thế định
kỳ đối với một số linh kiện theo lịch cố định bắt buộc từ trước.

Bảo dưỡng máy móc thiết bị định kỳ là phương pháp tiêu chuẩn, phổ biến
nhất hiện nay.

Sửa chữa, bảo dưỡng sau khi máy móc hư hỏng.

Sửa chữa, bảo trì thiết bị sau khi máy móc hư hỏng thường áp dụng cho
những cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ.

Với phương pháp này, bạn có thể sử dụng máy móc đến khi hỏng mới bắt
đầu sửa. Công việc định kỳ chỉ cần thực hiện một số thao tác như thay dầu, thay
mỡ, tân trang máy,….

Về lâu dài đây được đánh giá là một phương pháp bảo trì thiết bị cực tốn
kém.

25
Hình 3.1 Hình ảnh minh họa.

Bảo trì, bảo dưỡng theo tình trạng máy.

Bảo trì, bảo dưỡng theo tình trạng máy thường được thực hiện bởi những
công ty chuyên nghiệp, có hệ thống theo dõi và xử lý tình trạng chống rung động.

Thường xuyên kiểm tra, bảo trì thiết bị và tình trạng máy định kỳ.

Chỉ khi có thể chẩn đoán được chính xác các vấn đề của máy như cần sửa
chữa, thay thế linh kiện, hay xử lý dung sai thì mới lên kế hoạch dừng việc hoạt
động của máy.

Bảo trì, bảo dưỡng theo tình trạng máy là phương pháp bảo dưỡng máy vô
cùng hiệu quả mà bạn nên cân nhắc.

26
Áp dụng phần mềm Computerized maintenance management systems –
CMMS. Trong 3 phương pháp kể trên thì đây là phương pháp tối ưu và hiệu quả
nhất. Thường được áp dụng cho các doanh nghiệp có máy móc bắt buộc phải có
tính an toàn. Hay những loại máy móc cần phải hoạt động liên tục 24/24 như hóa
chất, xi măng hay điện,…

3.2.1 Mục đính của bảo dưỡng, bảo trì thiết bị.
 Kiểm tra khả năng chạy rà soát cũng như độ nóng máy tối ưu của máy móc.

 Xác định khả năng bảo trì tối ưu của từng loại máy móc trong công xưởng.

 Thu thập dữ liệu về thời gian vận hành (từ khi bắt đầu sử dụng đến khi hư hỏng)
của các loại máy móc.

 Thu thập dữ liệu về thời gian thay thế của một số linh kiện quan trọng.

 Thu thập dữ liệu về thời gian bảo hành cũng như chi phí cho việc bảo hành.

 Tìm hiểu các loại phụ tùng phụ tối ưu.

 Thực hiện việc phân tích các dạng tác động khiến máy móc tới hạn, hay hư hỏng,
để bộ phận kỹ thuật tập trung nghiên cứu thiết kế và đưa các giải pháp.

Việc tìm hỏng sửa chữa máy móc thiết bị mang đến rất nhiều mục đích cho doanh
nghiệp hiện nay

 Phân tích các kiểu hư hỏng của máy móc để đưa ra phương án hạn chế hư hỏng ở
mức thấp nhất.

 Nghiên cứu các hậu quả không mong muốn khi hư hỏng máy móc diễn ra.

 Nghiên cứu sự phân bố thời gian hư hỏng của từng loại máy móc như thế nào.

27
 Nghiên cứu sự phân bố thời gian từ khi bắt đầu sử dụng đến khi hư hỏng để tính
được tỷ lệ hư hỏng trung bình của máy móc.

 Nghiên cứu để tìm ra phương án giảm số linh kiện hay bộ phận trong máy móc
lại.

 Xác định những phương án sửa chữa khác nếu phương án đang dùng thất bại cho
từng loại hư hỏng.

Lợi ích của bảo dưỡng, bảo trì máy móc

 Để làm tăng tình trạng sẵn sàng hoạt động của các loại máy móc thiết bị.

 Hạn chế tối đa thời gian máy dừng hoạt động.

 Cắt giảm chi phí tối đa trong việc sản xuất cho doanh nghiệp.

 Nâng cao năng xuất cho các loại máy móc thiết bị.

 Cắt giảm chi phí sửa chữa máy móc thiết bị.

 Tăng độ an toàn khi sử

Hình 3.2 Hình ảnh minh họa.

28
Một số lợi ích chính của việc quy trình tìm hỏng sửa chữa máy móc thiết bị
trong các xí nghiệp hay công xưởng.

Quy trình bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị, máy móc.

Xây dựng mục tiêu tìm hỏng sửa chữa thiết bị.

Mục tiêu chính của bảo trì luôn là giúp máy móc có thể duy trì trạng thái
hoạt động tốt nhất. Công việc bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị phải thực hiện
được các nhiệm vụ chính bao gồm:

 Nâng cao độ tin cậy cho máy móc thiết bị

 Tối đa hóa chi phí ở mức thấp nhất.

 Thực hiện trách nhiệm với xã hội.

 Đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường. Để đạt được mục tiêu này, điều tốt nhất
mà các doanh nghiệp nên làm đó là trước khi tìm hỏng sửa chữa thiết bị, nên chọn
phương án bảo trì phù hợp với từng loại máy móc, cũng như điều kiện sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Lên phương án bảo trì, bảo dưỡng thiết bị 11 Thiết
bị sẽ được phân thành những loại chính như sau:

 Những thiết bị sống còn: sử dụng phương pháp bảo trì theo tình trạng (theo dõi
chất lượng sản phẩm, độ rung, hao mòn,…), kết hợp với phương pháp bảo dưỡng
định kỳ.

 Những thiết bị quan trọng: nên áp dụng phương pháp bảo trì theo tình trạng. Cần
lên kế hoạch sửa chữa những thiết bị hay linh kiện ngay lập tức sau khi có dấu hiệu
hư hỏng. Đối với những thiết bị không thể theo dõi tình trạng được thì phải ngay
lập tức kiểm tra ngay khi có cơ hội. Ví dụ như khi máy ngừng hoặc máy tạm thời
không dùng đến.

29
 Những loại thiết bị phụ trợ: áp dụng phương pháp sửa chữa khi hư hỏng hoặc sửa
chữa phục hồi vì nhìn chung những thiết bị này không quan trọng lắm cho công
việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Lên phương án bảo dưỡng cho từng loại thiết bị một cách chi tiết thì bạn
mới có thể thực hiện tốt công việc bảo dưỡng

 Sửa chữa toàn nhà máy: đây được xem là thời gian kiểm tra và phục hồi các hư
hỏng đang tồn động một cách toàn diện. Theo quy định pháp luật thì việc tiến hành
sửa chữa toàn nhà máy chỉ được thực hiện khi nhà máy ngừng hoạt động trong
nhiều ngày liền. Ngoài ra, đối với những thiết bị dễ cháy nổ, có nhiều rủi ro thì cần
phải ngưng sử dụng ngay lập tức, và có ngay phương án sửa chữa kịp thời.

Cơ cấu tham gia tìm hỏng sửa chữa thiết bị.

Cơ cấu nhân sự để tham gia quy trình sửa chữa máy móc thiết bị sẽ bao
gồm:

 Bộ phận kế hoạch: nhiều kỹ sư có kinh nghiệm sẽ cùng nhau lập nên một kế
hoạch vật tư, kế hoạch bảo trì định kỳ, kế hoạch kiểm tra thiết bị và kế hoạch sửa
chữa cho toàn thể nhà máy chi tiết.

 Bộ phận thực thi: sẽ bao gồm các kỹ sư và các công nhân tham gia vào công
đoạn sửa chữa trực tiếp (điện, tự động hóa,

3.3. Quy trình vận hành khi khai thác và sửa chữa hệ thống.
a) Kiểm tra trước khi khai thác vận hành.
- Kiểm tra tổng quát: Xem xung quanh máy có gì bất thường không, có vật lạ nào
nằm trên hoặc gần máy không. Xem động cơ có rò rỉ không. Xem dây điện có đứt
hoặc chạm chặp…
- Kiểm tra mực nước làm mát: Mở nắp két nước ra, nhúng ngón trỏ xuống nếu chạm
mực nước thì đủ nước nếu không phải châm thêm và kiểm tra rò rỉ.

30
- Kiểm tra mực nhớt động cơ: Tại vị trí cây thăm nhớt, rút ra và lau sạch bằng giẻ
sạch, sau đó nhúng vào không vặn, rút ra kiểm tra mực nhớt phải ở mức cao (Chữ
H), nếu không phải châm thêm nhớt và kiểm tra rò rỉ.
- Kiểm tra dây đai: Kiểm tra độ căn bằng cách đè tay vào dây đai quạt và dây đai
dynamo, nếu bị chùn lại thì phải điều chỉnh ngay và kiểm tra bạc đạn và độ rơ bạc
đạn.
- Kiểm tra mực dầu: Chắc chắn rằng nhiên liệu đủ vận hành trong thời gian ít nhất
là 8 giờ.
- Kiểm tra phần khởi động: Kiểm tra mực dung dịch trong bình ắc qui có ở mức cao
không, nếu không phải châm thêm, trong trường hợp cần thiết thì test tình trạng
bình ắc qui bằng thiết bị chuyên dụng. Kiểm tra dây nối được xiết chặt chưa, nếu
không phải xiết chặt lại.
- Kiểm tra đường gió vào, gió ra để đảm bảo giải nhiệt.
- Kiểm tra hệ thống phụ tải: Phải ngắt phụ tải trước khi máy chạy để tránh hư hại
thiết bị khi mà tần số và điện áp chưa ổn định.

b) Vận hành máy phát.


- Chạy máy :
+ Bật chìa khoá hoặc nút nhấn qua vị trí Run/Start.
+ Cho phép máy chạy không tải 5-30 giây để bôi trơn và ổn định tần số, điện áp
+ Trước khi đóng tải kiểm tra điện áp, tần số, áp lực nhớt (lúc mới khởi động áp
lực nhớt khoảng 4-6 bar là bình thường, sau khi chạy tải thì khoản 2- 4bar)
- Đóng tải :
+ Ghi nhận thông số vào cuốn sổ theo dõi mỗi moat giờ chạy máy
+ Trong trường hợp máy chạy tự động thì nên kiểm tra và quan sát tổng quát khi
máy đang chạy
- Tắt máy :
+ Cắt phụ tải ra khỏi máy.

31
+ Cho máy chạy không tải trong vòng 3-5 phút để giải nhiệt (cooldown) tránh hư
hại cho những chi tiết cơ khí khi giản nỡ đột ngột.
+ Chuyển chìa khoá hoặc nút nhấn qua vị trí Off/Stop.

c) Lưu ý khi vận hành máy phát.


- Nên để máy dừng khoảng 30 phút sau khi đã hoạt động liên tục trong nhiều giờ.
- Bộ lọc của máy phát điện phải sạch.
- Nhiên liệu đổ vào máy phát điện cần sạch, không có nước hoặc cặn. Nhiên liệu
trong thùng chứa không được để còn lại quá ít.
- Giữ dầu nhớt bôi trơn sạch, xả nhớt theo định kỳ đúng yêu cầu của máy, chọn nhớt
đúng loại. Nhớt không để quá thấp hoặc quá cao. Nhớt có nhiệm vụ làm mát máy
do vậy tuyệt đối không cho máy phát điện hoạt động khi không có nhớt.
- Nếu nước làm mát bị sôi tuyệt đối không vận hành máy phát điện.
- Không được đổ nước lạnh vào động cơ lúc máy nóng.
- Loại lọc gió ướt thì tuyệt đối không để khô dầu.
- Tuyệt đối không vận hành máy phát điện khi các ống nạp bị hở.
- Chỉ khởi động máy khi đã kiểm tra các điều kiện để khởi động (nước, nhớt, nhiên
liệu).
- Không vận hành máy phát điện khi nhớt không đủ áp suất trên đồng hồ hoặc đèn
báo có tín hiệu báo động

32
KẾT LUẬN
Do khả năng và trình độ còn hạn chế, thời gian thực tập còn hạn hẹp, kinh
nghiệm thực tế của bản thân còn có hạn nên báo cáo của chúng em không thể tránh
khỏi những sai sót nhất định. Vì vậy em mong được sự góp ý kịp thời của thầy
giáo, để báo cáo của nhóm chúng em được hoàn thiện và đầy đủ hơn.

Một lần nữa nhóm chúng em xin cảm ơn Ths. Đoàn Đức Trọng và bộ môn
điện, khoa điện-cơ đã giúp nhóm chúng em hoàn thành bài báo cáo thực tập này.

Em chân thành cảm ơn!

Hải Phòng, ngày … tháng 11 năm 2023


Sinh viên thực hiện

Phạm Ngọc Quang

33
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Đức Sĩ

Vận Hành Và Sửa Chữa Thiết Bị Điện

Nhà Xuất Bản Giáo Dục

[2]. Nguyễn Trung Nhân

Vận hành và điều khiển hệ thống điện

Đại học Công Nghiệp TPH

34

You might also like