Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 18

BÁO CÁO ĐỒ ÁN MÔN HỌC

NHẬP MÔN KỸ THUẬT ĐTVT


HK1 - NĂM HỌC: 2023-2024

TÊN ĐỒ ÁN:
XÂY DỰNG Ý TƯỞNG
CHO HỆ THỐNG BÁO CHÁY VÀ RÒ RỈ GAS
LỚP: 23DTV1 – Nhóm số: 9

STT MSSV Họ và tên


1 23200073 Nguyễn Phước Đạt
2 23200074 Nguyễn Thành Đạt
3 23200075 Phan Thành Đạt
4 23200076 Hoàng Mạnh Dũng
5 23200077 Nguyễn Duy Duy
6 23200078 Trần Huỳnh Quang Duy
7 23200079 Thân Hoàng Gia
8 23200080 Nguyễn Hạ Giang

1
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Cảm biến MQ2 ………………………….…………………………………………..3
Hình 1.2.1 Cấu tạo MQ2 ………………………….….……………………………..………...4
Hình 1.2.2 Cấu tạo MQ2 ...…………………………..………………………………..............4
Hình 1.2.3 Cấu tạo MQ2 …………………………..………………....…………..………...…5
Hình 1.2.4 Cấu tạo MQ2 …………………………..………………..………………………...5
Hình 1.3.1 Sự hoạt động của các phân tử ..……….……………….…………………………..6
Hình 1.3.2 Nguyên lí hoạt động MQ2 .………………………………….….............................7
Hình 1.4.1 Module cảm biến khí gas .……………………………………………..…………..7
Hình 1.4.2 Sự hoạt động của MQ2 ...………………………………………….……...............8
Hình 1.4.3 Biến trở và IC LM393 …...…………………………………………..……………8
Hình 1.4.4 Vị trí LED …………………...……….……………………………………………9
Hình 1.4.5 Sơ đồ chân MQ2 …..……………………………………………………………..10
Hình 2.2.1 Mô hình đề xuất ………………………………………………………………….11
Hình 2.2.2a Sản phẩm ..………………………………………………………………….…...12
Hình 2.2.2b Các linh kiện thiết kế ..……………………………………………………….....12
MỞ ĐẦU ...………………………………………………………....…………...……………2
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CẢM BIẾN MQ2.
1.1 Cảm biến MQ2 là gì ? ...……………………………………………….…………………..3
1.2 Cấu tạo cảm biến MQ2 ..…………………………………..…………..…………………..3
1.3 Nguyên lí làm việc của cảm biến MQ2 ..………………………….....................................5
1.4 Tổng quan về module cảm biến khí gas ...………...............................................................7
1.5 Tinh chỉnh cảm biến khí gas MQ2 ..………….…………………….…….……………...10
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ CÀI ĐẶT
2.1 Chuẩn bị ..…………………………………………………………….……..……………11
2.2 Thiết kế và thực hiện ..………………………………………..…….……………………11
2.2.1 Mô hình đề xuất .………………………………………………….…………................11
2.2.2 Mô hình triển khai ……………………………………………………..…....................11
2.2.3 Thực hiện lập trình code cho thiết bị chống trộm …….……………….…....................13
KẾT LUẬN VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO

2
MỞ ĐẦU
Trước tiên thay mặt nhóm em xin cảm ơn thầy và các bạn đã dành thời gian cho đồ án
của nhóm. Trong thời buổi hiện nay, tình hình hỏa hoạn ngày càng gia tăng, đặt biệt là
tại các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng,…thực tế việc
bảo vệ cho ngôi nhà hay chung cư của bạn khỏi cháy nổ là một phương pháp cần thiết
cho mỗi người dân.

Vì vậy, đồ án này giúp mọi người phát hiện kịp thời khi trong nhà có nguy cơ hoặc rủi
ro cháy nổ bởi nhiều nguyên nhân khác nhau (rò rỉ gas,vô tình gây cháy gián tiếp,...),
giúp cho mọi người có thể bảo vệ tính mạng của mình cũng như là tài sản khi những
trường hợp hỏa hoạn không may xảy ra.

3
Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ CẢM BIẾN MQ2

1.1. Cảm biến MQ2 là gì?


Cảm biến khí Gas MQ2 là một trong những cảm biến được sử dụng rộng rãi nhất
trong dòng cảm biến MQ. Nó là một cảm biến MOS (Metal Oxide Semiconductor).
Cảm biến oxit kim loại hay còn được gọi là điện trở hóa trị vì cảm biến dựa trên sự
thay đổi điện trở của cảm biến khi tiếp xúc với khí.

Hình 1.1 Cảm biến MQ2


Cảm biến khí gas Arduino hoạt động trên 5V DC và tiêu thụ khoảng 800mW. Nó có
thể phát hiện nồng độ LPG, khói, rượu, Propane, Hydrogen, Methane và Carbon
Monoxide từ 200 đến 10000 ppm.
Lưu ý: Cảm biến MQ2 phát hiện nhiều loại khí, nhưng không thể xác định chúng là
loại khí nào. Hầu hết các cảm biến khí trên thị trường hiện nay đều hoạt động theo
cách này. Do đó, nó phù hợp để đo hoặc phát hiện nồng độ khí.

1.2. Cấu tạo của cảm biến MQ2:

Cảm biến khí Gas MQ2 được bao phủ bởi hai lớp lưới thép không gỉ mịn được gọi là
“anti-explosion network”. Nó đảm bảo các bộ phận làm nóng bên trong cảm biến
không gây nổ vì đang cảm nhận các khí dễ gây cháy.

Hình 1.2.1 Cấu tạo MQ2

4
Ngoài ra, nó còn bảo vệ cảm biến và lọc các hạt bụi lơ lửng trong không khí và chỉ
cho phép các phần tử khí đi qua. Một vòng kẹp (Clamp Ring) được mạ đồng cố định
phần lưới vào còn lại của cảm biến.

Hình 1.2.2 Cấu tạo MQ2

Bên trong của cảm biến sẽ có sáu chân và có cấu trúc hình ngôi sao. Hai chân (H) có
nhiệm vụ làm nóng bộ phận cảm biến và được liên kết với nhau bằng một sợi dây
Niken-Crom.

Bốn dây còn lại (A và B) có nhiệm vụ truyền tín hiệu, được kết nối bằng dây bạch
kim. Các dây này được nối với phần thân của cảm biến và truyền những tín hiệu khi
dòng điện trong cảm biến có sự thay đổi.

Hình 1.2.3 Cấu tạo MQ2

Hình ống ở giữa của cảm biến được làm bằng gốm dựa trên Oxit nhôm (Al2O3) và phủ
thêm một lớp Thiếc Dioxide (SnO2). Tin Dioxide là vật liệu quan trọng vì nó nhạy
cảm với khí dễ cháy. Mặt khác, bề mặt gốm còn cải thiện hiệu quả làm nóng và đảm
bảo cảm biến được làm nóng liên tục đến nhiệt độ làm việc.

5
Hình 1.2.4 Cấu tạo MQ2

1.3. Nguyên lí làm việc của cảm biến MQ2:

Cảm biến khí Gas MQ2 hoạt động dựa trên nguyên lý phản ứng hóa học khi tiếp xúc
các khí trong môi trường. Nguyên tắc hoạt động của nó là khi các khí trong môi
trường như khí CO, khí LPG, khí methane, khí Hydro, khói… tiếp xúc với phần tử
bên trong cảm biến, làm cho các electron được giải phóng vào Thiếc Dioxide cho
phép dòng điện chạy qua cảm biến một cách tự do.

Hình 1.3.1 Sự hoạt động của các phân tử

6
Khi được làm nóng, phần tử cảm biến sẽ tạo ra phản ứng hóa học với các khí tiếp xúc
và làm thay đổi điện trở của phần tử cảm biến. Cảm biến MQ2 đo lường các biến đổi
điện trở này và chuyển đổi chúng thành tín hiệu điện analog hoặc Digital.

Sơ đồ nguyên lí hoạt động:

Hình 1.3.2 Nguyên lí hoạt động của MQ2

1.4. Tổng quan về module cảm biến khí gas:

Module cảm biến khí Gas MQ2 khá đơn giản có hai đầu ra AO và DO, có nhiệm vụ
dùng để phát hiện khí ở trong môi trường.

Hình 1.4.1 Module cảm biến khí gas

Sự thay đổi điện áp của chân đầu ra của cảm biến (tại chân AO) thay đổi tỷ lệ thuận
với nồng độ khói/khí. Nồng độ khí càng cao, điện áp đầu ra càng cao; nồng độ khí
càng thấp, điện áp đầu ra càng thấp.

7
Hình 1.4.2 Sự hoạt động của MQ2

Để xác định tín hiệu số, ở đây module sử dụng một IC so sánh với độ chính xác cao
LM393 và được ký hiệu chân Digital (DO).

Hình 1.4.3 Biến trở và IC LM393

Module sử dụng một chiết áp để điều chỉnh độ nhạy của cảm biến khi thiết lập đầu ra
Digital (DO). Các bạn có thể sử dụng để đặt ngưỡng khi nồng độ khí vượt quá giá trị
ngưỡng, module sẽ xuất ra trạng thái LOW nếu không thì ở mức HIGH.

8
Hình 1.4.4 Vị trí đèn LED

Ngoài ra, module còn có hai đèn LED. Một đèn LED báo nguồn và một đèn LED để
báo trạng thái sáng khi nồng độ khí vượt quá giá trị ngưỡng.

Thông số kĩ thuật

9
Sơ đồ chân cảm biến khí gas MQ2

Hình 1.4.5 Sơ đồ chân MQ2


∙ AO: là chân analog output, được sử dụng để đọc giá trị tín hiệu analog từ cảm biến.
Giá trị đọc được từ chân này thay đổi tùy thuộc vào nồng độ khí trong môi trường.
∙ DO: là chân digital output, được sử dụng để đọc giá trị tín hiệu số (0 hoặc 1) từ cảm
biến. Khi giá trị tín hiệu vượt quá một ngưỡng được thiết lập trước, chân DOUT sẽ
cho ra tín hiệu logic LOW (0), ngược lại sẽ là tín hiệu logic HIGH (1).
∙ VCC: là chân nguồn, được nối với nguồn điện DC cung cấp cho cảm biến MQ2
Arduino. Thông thường, nguồn điện sử dụng là 5V.
∙ GND: là chân nối đất (GND)

1.5. Tinh chỉnh cảm biến khí gas MQ2:

Vì cảm biến MQ2 là một cảm biến hoạt động bằng cách làm nóng các phần tử bên
trong, độ nhạy của cảm biến có thể bị sai lệch nếu không được sử dụng trong một
khoảng thời gian dài.

Khi sử dụng lần đầu sau một thời gian không sử dụng (một tháng trở lên), cảm biến
phải được làm nóng trong 24-48h để đảm bảo độ chính xác.

Nếu cảm biến được sử dụng thường xuyên, nên làm nóng từ 5-10 phút. Cho cảm biến
đọc ở mức cao và giảm dần cho đến khi ổn định.

10
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ VÀ CÀI ĐẶT
2.1. Chuẩn bị :
Board Arduino UNO R3
MQ2– cảm biến khí gas
Một đèn LED
Một cái Loa
2.2. Thiết kế và thực hiện :
2.2.1 Mô hình đề xuất:

Hình 2.2.1 Mô hình đề xuất

11
2.2.2 Mô hình triển khai:

Hình 2.2.2a: Sản phẩm

Hình 2.2.2b: Các linh kiện thiết kế

2.2.3 Thực hiện lập trình code cho thiết bị rò rỉ gas:


#define nguong 300
/*nguong do khi gas*/
12
#define MQ2pin 1 /* chan MQ2: A1*/
float giatri; /*bien gia tri de luu */
int led = 4; /*chan led*/
int coi = 5;/*chan coi*/
void setup() {
Serial.begin(9600);
pinMode(led, OUTPUT);/*cau hinh*/
pinMode(coi,OUTPUT);/*cau hinh*/
delay(20000);
/* bat cam bien cho 20s*/
}
void loop() {
giatri = analogRead(MQ2pin);
Serial.print("Sensor Value: ");
Serial.println(giatri); /*doc gia tri cam bien*/
if (giatri >= nguong)
/*kiem tra gia tri neu nhu lon hon nguong( 300) thi co khi gas*/
{
/*bat coi va den 0.1s, tat coi va den 0.1s*/
digitalWrite(led, HIGH);
digitalWrite(coi,HIGH);
delay(100);
digitalWrite(led, LOW);
digitalWrite(coi,LOW);
delay(100);
}
else
{
digitalWrite(led, LOW);

13
digitalWrite(coi,LOW);
}
delay(1000);
/*cho 1s cho lan doc gia tri tiep theo*/
}

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Cảm biến MQ2 và cách sử dụng:

https://arduinokit.vn/huong-dan-su-dung-cam-bien-khi-gas-mq2-gas-sensor-voi-arduino/

Thông tin về Adruino: https://mesidas.com/arduino-la-gi/

14
BÁO CÁO KĨ NĂNG
1. Kĩ năng làm việc nhóm và quản lí dự án:
Nhiệm vụ Giao cho Ưu tiên Tình trạng
Lên ý tưởng Cả nhóm • Hoàn thành
Họp triển khai Cả nhóm • Hoàn thành
Duyệt mục tiêu Nguyễn Thành Đạt • Hoàn thành
Tài chính Nguyễn Thành Đạt • Hoàn thành
Yêu cầu phần mềm Nguyễn Thành Đạt Hoàn thành
Yêu cầu phần cứng Nguyễn Duy Duy Hoàn thành
Nhân sự Nguyễn Thành Đạt Hoàn thành
Yêu cầu kĩ thuật Trần Huỳnh Quang Duy Hoàn thành
Tìm kiếm thông tin Cả nhóm • Hoàn thành
Viết báo cáo Nguyễn Phước Đạt Hoàn thành
Chạy thử 1 Phan Thành Đạt Hoàn thành
Chạy thử 2 Thân Hoàng Gia Hoàn thành
Chạy thử cuối Hoàng Mạnh Dũng Hoàn thành
Tung sản phẩm Nguyễn Hạ Giang Hoàn thành

*Bảng đánh giá từng thành viên:


Tên Mức độ tham Đóng góp Hoàn thành công việc
gia
Nguyễn Phước Đạt Tốt 9.5 Đã hoàn thành
Nguyễn Thành Đạt Tốt 9.5 Đã hoàn thành
Phan Thành Đạt Tốt 9.5 Đã hoàn thành
Hoàng Mạnh Dũng Tốt 9.5 Đã hoàn thành
Nguyễn Duy Duy Tốt 9.5 Đã hoàn thành
Trần Huỳnh Quang Duy Tốt 9.5 Đã hoàn thành
Trần Hoàng Gia Tốt 9.5 Đã hoàn thành
Nguyễn Hạ Giang Tốt 9.5 Đã hoàn thành
Nguyễn Phước Đạt Tốt 9.5 Đã hoàn thành
Nguyễn Thành Đạt Tốt 9.5 Đã hoàn thành
Phan Thành Đạt Tốt 9.5 Đã hoàn thành

15
*Kế Hoạch thực hiện:
Số Tình
Nhiệm vụ Giao cho Bắt đầu Kết thúc
ngày trạng
Hoàn
Lên ý tưởng Cả nhóm 2/11/2023 2/11/2023 1
thành
Hoàn
Họp triển khai Cả nhóm 3/11/2023 4/11/2023 2
thành
Nguyễn Thành Hoàn
Duyệt mục tiêu 4/11/2023 4/11/2023 1
Đạt thành
Nguyễn Thành Hoàn
Tài chính 5/11/2023 7/11/2023 3
Đạt thành
Yêu cầu phần Nguyễn Thành 12/11/202 Hoàn
9/11/2023 4
mềm Đạt 3 thành
Yêu cầu phần 12/11/202 Hoàn
Nguyễn Duy Duy 9/11/2023 4
cứng 3 thành
Nguyễn Thành Hoàn
Nhân sự 2 8/11/2023 9/11/2023 2
Đạt thành
Trần Huỳnh 12/11/202 Hoàn
Yêu cầu kĩ thuật 9/11/2023 4
Quang Duy 3 thành
Tìm kiếm Hoàn
Cả nhóm 2/11/2023 4/11/2023 3
thông tin thành
Nguyễn Phước 18/11/202 20/11/202 Hoàn
Viết báo cáo 3
Đạt 3 3 thành
13/11/202 13/11/202 Hoàn
Chạy thử 1 Phan Thành Đạt 1
3 3 thành
14/11/202 14/11/202 Hoàn
Chạy thử 2 Thân Hoàng Gia 1
3 3 thành
Hoàng Mạnh 15/11/202 15/11/202 Hoàn
Chạy thử cuối 1
Dũng 3 3 thành
19/11/202 19/11/202 Hoàn
Tung sản phẩm Nguyễn Hạ Giang 1
3 3 thành

16
*Tỉ lệ phần trăm hoàn thành dự án
Hoàn thành 80%
Quá hạn 0%
Chưa thực hiện 10%
Bắt đầu 10%

17
Hoàn thành Quá hạn Đang thực hiện Chưa bắt đầu

2.Tự đánh giá các kĩ năng kiến thức:


Nhóm tự đánh giá tổng hợp các kỹ năng, kiến thức đạt được qua đồ án môn học
STT Các kĩ năng Đánh giá
Kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp, hành xử chuyên nghiệp, khả
1 A
năng lãnh đạo và làm việc độc lập
2 Kỹ năng tư duy phản biện B
3 Kỹ năng thuyêt trình B
4 Giao tiếp kỹ thuật(viết báo cáo kỹ thuật) B
5 Kỹ năng tư duy sáng tạo A
6 Kỹ năng quản lý dự án/thời gian thực hiện dự án B
Hình thành nội dung, xác định vấn đề và kỹ năng giải
7 A
quyết vấn đề
8 Kiến thức, thực nghiệm qua đồ án môn học A

(*)Ghi chú: Đánh giá theo mức A/B/C/D


(A: Rất tốt, B: Tốt, C: Trung bình, D: Chưa tốt

18

You might also like