Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

VĂN HÓA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG

1. Sự ra đời của lịch pháp và thiên văn học


Đề cương/10,11
Bổ sung: Nông lịch: được tính bằng năm, tháng, tuần, ngày. Năm có các mùa: mùa mưa là mùa nước
lên, mùa khô là mùa nước xuống, mùa gieo trồng đất bãi. Không những vậy còn đo thời gian bằng ánh
sáng mặt trời, tính được 1 ngày có 24h.

Mặt đồng hồ mặt trời


cổ nhất (khoảng năm
1.500 TCN) của
người Ai Cập tại
Thung lũng các vị
vua .

Merkhet (đồng hồ sao) của người Ai Cập cổ đại


2. Chữ viết (nhớ rút đại ý trong đề cương)
Phát minh chữ viết đầu tiên cùng lúc với sự ra đời của thời kỳ đồ đồng ở cuối thời đồ đá mới, thiên niên
kỷ 4 TCN. Người ta tin rằng hệ thống chữ viết đầu tiên của loài người ra đời cuối thiên niên kỷ 3
TCN tại vùng Sumer (Lưỡng Hà) ở dạng chữ hình nêm cổ xưa ở Triều đại Ur thứ ba. Cùng thời gian
đó, những dạng tiền chữ viết Elamite phát triển thành chữ viết Elamite có hàng lối (dạng chữ viết này
cho đến nay vẫn chưa giải mã được).
→Lá thư tìm thấy ở Telloh của thầy tế Lu'enna gửi nhà vua (có lẽ tên là)
Urukagina của thành Lagash, Lưỡng Hà, thông báo con ngài đã chết trận,
khoảng năm 2.400 TCN

*Sự phát triển của chữ viết tượng hình Ai Cập song song với
những ký tự vùng Lưỡng Hà và không nhất thiết là độc lập với
nhau. Hệ thống tiền ký tự của người Ai Cập tiến hóa thành
những ký tự tượng hình cổ xưa vào khoảng 3.200 năm TCN
và phổ biến rộng rãi ở giữa thiên niên kỷ 3 TCN. (viết trên
giấy cói hay còn được gọi là giấy Papyrus)
 Nổi tiếng là đá Rosetta: là một tấm bia Ai Cập cổ đại làm bằng đá granodiorite có khắc một sắc lệnh
ban hành ở Memphis năm 196 TCN nhân danh nhà vua Ptolemaios V. Sắc lệnh này được viết bằng
ba loại chữ: trên cùng là chữ tượng hình Ai Cập Cổ đại, ở giữa là ký tự Demotic và dưới cùng
là tiếng Hy Lạp cổ đại.
*Ký tự của nền văn minh sông Ấn phát triển trong suốt thiên niên kỷ 3 cả ở dạng tiền chữ viết hoặc
dạng chữ viết cổ xưa tuy vậy quá trình phát triển này tiến nhanh hơn khi nền văn minh đi qua giai đoạn
đỉnh điểm vào khoảng 1.900 năm TCN.
*Chữ viết của người Trung Quốc có lẽ là không cùng nguồn gốc với các nền văn minh Trung Đông.
Từ hệ thống biểu tượng tiền chữ viết ở cuối thời kỳ đồ đá mới khoảng 6.000 năm TCN, chữ viết Trung
Quốc ra đời khoảng 1.500 năm TCN vào thời nhà Thương.
3. Kiến trúc (nhớ chèn them hình ảnh vào cho sinh động nhe)
 Kim tự tháp ở Ai Cập: có 138 kim tự tháp ở Ai Cập (2008). Tất cả đều được xây ở tả ngạn sông
Nile, dòng sông dài nhất thế giới > 6 nghìn km. Quần thể kim tự tháp Giza ở cao nguyên Giza là nơi
chứa hàng ngàn công trình khảo cổ học hiếm có của loài người. Kim tự tháp lâu đời nhấ ở đây là
Djoser. Có ba kim tự tháp vĩ đại là Khafre, Menkaure và Đại kim tự tháp Giza (hay kim tự tháp
Khufu, đây là kỳ quan thế giới cổ đại duy nhất còn tồn tại – có thể liệt kê ra 7 kỳ quan thế giới cổ
đại). Không những thế, Đại Nhân Sư (đôi khi gọi là Nhân Sư) - bức tượng nguyên khối lớn nhất và
lâu đời nhất thế giới - cũng nằm ở đây.
Hình dạng của kim tự tháp Ai Cập được cho là tượng
trưng cho mô đất nguyên thủy mà người Ai Cập tin là
từ đó Trái Đất được tạo ra, cũng như những tia nắng
mặt trời chiếu xuống. Tên của các kim tự tháp cũng
có liên hệ tới ánh sáng mặt trời. Người Ai Cập tin
rằng vùng tối trên bầu trời về đêm, nơi tất cả các ngôi
sao có vẻ như đều xoay quanh, chính là cánh cổng lên
thiên đường. Một trong những lối đi hẹp bắt nguồn từ
buồng mai táng hướng thẳng tới trung tâm vùng tối
này. Điều này cho thấy kim tự tháp có thể đã được thiết kế để đưa linh hồn vị pharaon đã mất lên nơi ở
của các vị thần.Tất cả các kim tự tháp Ai Cập đều được xây trên tả ngạn sông Nile, nơi mặt trời lặn và
được xem là có liên quan tới thế giới của người chết trong thần thoại Ai Cập.
 Khu đền tháp ở Ấn Độ: có rất nhiều chùa tháp Phật giáo, nhưng đáng kể đầu tiên là dãy chùa hang
Ajanta ở miền trung Ấn Độ. Đây là dãy chùa được đục vào vách núi, có tới 29 gian chùa, các gian
chùa thường hình vuông và nhiều gian mỗi cạnh tới 20m. Trên vách hang có những bức
tượng Phật và nhiều bích hoạ rất đẹp.
 Lưỡng Hà: Các công trình sớm nhất được tìm thấy tại các địa điểm như Mureybet và Abu Hureyra
ở Syria vào khoảng 8000 năm trước Công nguyên là các nhà ở bán ngầm hình tròn. Một phần tường
hình tròn được tìm thấy ở Zagros khoảng 8000 năm trước Công nguyên được xem như di tích kiến
trúc đầu tiên của vùng phía bắc Lưỡng Hà. Công trình kiến trúc đầu tiên được ghi nhận ở vùng Hạ
Iraq được tìm thấy ở vùng Maghzaliyah, gần Yarim Tepe vào khoảng 7000 năm trước Công nguyên
với các thành đá cư trú và các kết hình vuông được làm từ các khối bùn (tauf), trên nền đá.
Kiến trúc nổi bật là Ziggurat: là loại hình kiến trúc kiểu tầng bậc, bệ cao nọ đặt trên bệ cao kia, càng
lên cao thì thu dần lại, có đường dốc trượt hoặc bậc thang thẳng góc hoặc men theo khối xây để đi lên
đỉnh, trên đỉnh có một đền thờ nhỏ. Bậc thang có khi đi lên từ bên phải và bên trái khối xây, cũng có
kiểu bậc thang xoáy trôn ốc. Mỗi thành phố đều có một hoặc một số Ziggurat. Ziggurat còn lại ở thành
phố Ur là chứng tích nổi tiếng nhất của loại hình kiến trúc
này, có niên đại khoảng năm 2125 TCN.
 Thành Babylon: Thành phố Babylon được bao quanh
bởi một bức tường màu vàng dài 13 km và có 300 tháp
canh. Đỉnh cao và chiếm về mức độ vĩ đại là một trong
bảy kỳ quan cổ của người Babylon: Vườn treo Babylon
– một kỳ quan thế giới cổ đại (Kỳ quan thế giới này
được NebuchADnezzar xây dựng vào khoảng năm 605-
562 TCN).
4. Toán học
(Trong đề cương có hết rồi) Các văn bản toán học cổ nhất
từ Lưỡng Hà cổ đại (Mesopotamia) khoảng 1900 TCN (Plimpton 322), Ai Cập cổ đại khoảng 1800
TCN (Rhind Mathematical Papyrus), Vương quốc Giữa Ai Cập khoảng 1300-1200 TCN (Berlin 6619)
và Ấn Độ cổ đại khoảng 800 TCN (Shulba Sutras). Tất cả các văn tự này có nhắc đến Định lý
Pythagore; đây có lẽ là phát triển toán học rộng nhất và cổ nhất sau số học cổ đại và hình học.
- Nền toán học sớm nhất từng biết trong Ấn Độ cổ đại nằm vào khoảng 3000 TCN - 2600 TCN ở nền
văn minh thung lũng Indus (nền văn minh Harappan) của Bắc Ấn Độ và Pakistan, đã phát triển một hệ
thống các đơn vị đo Thung lũng Indus cổ đại sử dụng hệ cơ số 10, một số hình học, hệ đếm cơ số 8,
phát hiện ra cả thước đo cơ số 10 với độ chia nhỏ và chính xác, một dụng cụ vỏ sò hoạt động như một
chiếc com pa để đo góc trên mặt phẳng hoặc theo các bội của 40-360 độ,…

You might also like