Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Phương pháp điều chỉnh của luật dân sự có những đặc điểm

sau:
- Các chủ thể tham gia các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân do
luật dân sự điều chỉnh độc lập về tổ chức và tài sản, bình đẳng với nhau về
địa vị pháp lý.
+ Độc lập về tổ chức và tài sản là tiền đề tạo ra sự bình đẳng trong các quan hệ mà
các chủ thể tham gia. Bởi các quan hệ tài sản mà luật dân sự điều chỉnh mang tính chất
hàng hoá – tiền tệ và đền bù tương đương là đặc trưng khi trao đổi. Nếu không độc lập
về tài sản và bình đẳng về địa vị pháp lý thì sẽ không tạo ra sự đền bù tương đương.
+ Ví dụ: Nếu vợ chồng tặng cho nhau tài sản trong thời kì hôn nhân mà nguồn gốc
tài sản tặng cho có được từ tài sản chung thì quan hệ tặng cho đó chủ yếu mang màu
sắc tình cảm, chứ không làm dịch chuyển quyền sở hữu sang cho người được tặng cho
vì khi xác lập quan hệ tặng cho này không có sự độc lập về tài sản giữa vợ và chồng.
- Tự định đoạt của các chủ thể trong việc tham gia các quan hệ tài sản.
+ Khi tham gia vào các quan hệ tài sản, mỗi chủ thể đều đặt ra những mục đích với
những động cơ nhất định.
+ Ví dụ: khi cho người khắc vay tiền, các chủ thể có thể tự đặt ra các biện pháp bảo
đảm, hình thức và phạm vi trách nhiệm, cách thức áp dụng trách nhiệm khi bên này
hay bên kia không thực hiện hay thực hiện không đúng thoả thuận.
- Các tranh chấp dân sự được giải quyết theo nguyên tắc thỏa thuận và
hòa giải giữa các chủ thể.
Được quy định tại điều 7 BLDS năm 2015 - nguyên tắc hoà giải
Điều 7. Chính sách của Nhà nước đối với quan hệ dân sự
1. Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự phải đảm bảo giữ gìn
bản sắc dân tộc, tôn trọng và phát huy phong tục, tập quán, truyền thống tốt
đẹp, tình đoàn kết, tương thân, tương ái, mỗi người vì cộng đồng, cộng đồng vì
mỗi người và các giá trị đạo đức cao đẹp của các dân tộc cùng sinh sống trên
đất nước Việt Nam.
2. Trong quan hệ dân sự, việc hoà giải giữa các bên phù hợp với quy định của
pháp luật đức khuyến khích.
+Việc thực hiện hay từ chối một quyền tài sản của các chủ thể thuộc phạm vi tự
định đoạt của họ (tuy nhiên, chỉ trong trường hợp quyền của họ không đồng thời là
nghĩa vụ mà pháp luật quy định). Cho nên, việc giải quyết các tranh chấp dân sự do
các bên tự thoả thuận. Nếu không thể thoả thuận hoặc hoà giải được, toà án chỉ giải
quyết trong phạm vi yêu cầu của nguyên đơn.

- Các quan hệ mà luật dân sự điều chỉnh chủ yếu là các quan hệ tài sản
mang tính chất hàng hóa – tiền tệ, việc vi phạm nghĩa vụ của một bên trong
quan hệ đó dẫn đến thiệt hại về tài sản đối với bên kia.
+Bởi vậy, trách nhiệm dân sự trước tiên là trách nhiệm tài sản. Trách nhiệm của
bên vi phạm đối với bên bị vi phạm và hậu quả của việc áp dụng trách nhiệm là phục
hồi tình trạng tài sản của bên bị thiệt hại. Trong quan hệ dân sự, các chủ thể có quyền
tự định đoạt. Cho nên, họ có thể quy định trách nhiệm và phương thức áp dụng trách
nhiệm cùng hậu quả của nó (những thoả thuận này phải phù hợp với pháp luật). Bởi
vậy, trách nhiệm dân sự không chỉ do pháp luật quy định mà còn do các bên thoả thuận
về điều kiện phát sinh và hậu quả của nó.

You might also like