Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 25

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ


…….***…….

BÀI THUYẾT TRÌNH


QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHỦ ĐỀ: HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO
Việt Nam - LIÊN MINH KINH TẾ Á ÂU EAEU FTA

Nhóm thuyết trình : 08


Lớp tín chỉ : KTE306(HK1-2324)2.1
Giáo viên hướng dẫn : TS. Vũ Thành Toàn

Hà Nội, tháng 12 năm 2023


DANH SÁCH THÀNH VIÊN

STT Họ và tên Mã sinh viên

1 Phạm Thị Bích Ngọc 2214110275

2 Trần Phương Thảo 2214110365

3 Lê Thị Linh Chi 2214110053

4 Nguyễn Thị Thanh Huệ 2214110140

5 Hà Ngọc Thúy 2214720052

6 Trần Thùy Dương 2114710016

7 Hoàng Vân Trang 2114110326

2
MỤC LỤC
PHẦN 1: Ý TƯỞNG THUYẾT TRÌNH...............................................................1

II. NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH.........................................................................6

1. Giới thiệu về hiệp định...................................................................................6

2. Quan hệ thương mại đầu tư giữa Việt Nam và liên minh kinh tế Á Âu....7

2.1. Quan hệ thương mại đầu tư giữa Việt Nam và liên minh kinh tế Á
Âu7

2.2. Giữa Việt Nam và các nước thành viên...................................................7

3. Nội dung hiệp định........................................................................................10

3.1. Cơ sở hình thành của hiệp định.............................................................10

3.2. Nội dung..................................................................................................11

4. Đánh giá, hạn chế khi tham gia vào hiệp định...........................................17

4.1. Cơ hội......................................................................................................17

4.2. Thách thức..............................................................................................18

5. Giải pháp........................................................................................................18

5.1. Từ phía doanh nghiệp.............................................................................18

5.2. Từ phía Nhà nước...................................................................................19

6. Thành tựu......................................................................................................20

6.1. Kết quả từ góc độ vĩ mô của nền kinh tế................................................20

6.2. Hiệu quả trong hoạt động doanh nghiệp...............................................21

TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................22

3
I. Ý TƯỞNG THUYẾT TRÌNH

BẢN TIN KINH TẾ QUỐC TẾ 24H

Người Nội dung Ghi chú


dẫn

Ngọc 24h biến động của kinh tế thế giới, nơi Giới thiệu
Thúy những mối quan hệ thương mại đầy cảm hứng, (nhạc nền:
quan hệ kinh tế giữa các nước cùng với những Breaking News
hiệp định thương mại, chào mừng đến với BẢN package for
TIN KINH TẾ QUỐC TẾ 24H. Kính chào broadcast cắt 13s)
quý vị khán giả, quý vị đang theo dõi chương
trình BẢN TIN KINH TẾ QUỐC TẾ 24H, và
tôi là Ngọc Thúy, người sẽ cùng đồng hành với
quý vị trong bản tin ngày hôm nay.
Và đồng hành cùng với tôi trong
bản tin lần này xin được chào đón có hai vị
khách mời: đó là Chuyên viên ngoại giao Phạm
Thị Bích Ngọc và Giảng viên đào tạo và nghiên
cứu về thương mại quốc tế TS.Trần Phương
Thảo.
Trong bản tin hôm nay, chúng ta sẽ lắng
nghe hai vị khách mời thảo luận về Hiệp định
thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh
tế Á Âu EAEU FTA.

4
Ngọc Xin chào Chuyên viên ngoại giao Phạm
Thúy Thị Bích Ngọc, cảm ơn chị vì đã nhận lời tham
gia bản tin của chúng tôi ngày hôm nay, như
chúng tôi được biết hiệp định này là một hiệp
định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và
Liên minh kinh tế Á Âu (EAEU) với có mục
tiêu thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa Việt
Nam và EAEU, tạo thuận lợi cho hàng hóa, dịch
vụ và đầu tư của hai bên được lưu thông tự do,
góp phần tăng cường hợp tác kinh tế - thương
mại giữa hai bên, vậy thì Chuyên viên ngoại
giao Bích Ngọc là người đã có nhiều năm kinh
nghiệm trong nghiên cứu về các mối quan hệ
kinh tế thương mại ở Việt Nam với các nước,
thì bạn có thể chia sẻ thêm với các vị khán giả ở
đây về Hiệp định thương mại tự do Việt Nam -
Liên minh kinh tế Á Âu được không ạ?

Bích Xin chào quý vị khán giả đang theo dõi Bích Ngọc
Ngọc chương trình BẢN TIN KINH TẾ QUỐC TẾ sẽ thuyết trình link
24H, rất hân hạnh được tham dự dưới cương vị để phía dưới
là diễn giả trong chủ đề ngày hôm nay.
GIỚI THIỆU HĐ EAEUFTA

Ngọc Vậy trong quá trình đàm phán giữa Việt


Thúy Nam và Liên minh kinh tế Á Âu (EAEU), thì
không biết là Quan hệ thương mại đầu tư giữa
Việt Nam và liên minh kinh tế Á Âu trong thời

5
gian đó như thế nào ạ?

Bích QHTM-ĐT giữa Việt Nam và EAEU Bích Ngọc


Ngọc sẽ thuyết trình link
để phía dưới

Ngọc Trong bản tin của chúng ta ngày hôm nay


Thúy cũng có sự tham gia của TS.Trần Phương
Thảo.- là Giảng viên đào tạo và nghiên cứu
về thương mại quốc tế sẽ chia sẻ với chúng ta
về nội dung hiệp định cùng với những nội dung
và thách thức trong những năm vừa qua.
Xin chào TS, chúng tôi được biết chị đã
tham gia vào rất nhiều những nghiên cứu và
đóng góp trong quan hệ kinh tế quốc tế, thì
trong hiệp định lần này, chị có thể chia sẻ với
các khán giả ở đây về nội dung của hiệp định
được không ạ?

Phương Xin chào quý vị và khán giả đang theo Phương


Thảo dõi chương trình, hôm nay tôi rất vui khi được Thảo sẽ thuyết
mời làm diễn giả trong bản tin, và để chia sẻ về trình link để phía
nội dung thì Hiệp định thương mại tự do giữa dưới
Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu (bao
gồm: Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia và
Kyrgyzstan) đã được hai Bên khởi động từ
tháng 3 năm 2013. Qua 2 năm đàm phán với 8
phiên chính thức và nhiều phiên họp giữa kỳ,

6
ngày 29 tháng 5 năm 2015 Thủ tướng Chính
phủ các nước đã chính thức ký Hiệp định này tại
Burabay, Kazakhstan. Hiệp định Việt Nam-
EAEU FTA chính thức có hiệu lực từ ngày
05/10/2016….NỘI DUNG HIỆP ĐỊNH

Ngọc Qua nội dung hiệp định mà TS.Trần


Thúy Phương Thảo chia sẻ vừa rồi, thì xin hỏi
Chuyên viên ngoại giao Phạm Thị Bích Ngọc
đó là qua nội dung đàm phán và ký kết hiệp
định thương mại lần này, Việt Nam và Liên
minh kinh tế Á-Âu đã thu được những thành tựu
nào ạ?

Bích THÀNH TỰU Bích Ngọc


Ngọc sẽ thuyết trình link
để phía dưới

Ngọc Vâng, vậy thì theo những chia sẻ của


Thúy TS.Trần Phương Thảo, thì các FTA thế hệ
mới sẽ gần như ngay lập tức mở cửa thị trường
cho các doanh nghiệp nước ngoài tiến vào thị
trường Việt Nam và ngược lại. Đặc biệt là Hiệp
định thương mại tự do Việt Nam - Liên Minh
kinh tế Á Âu. Đây là cơ hội và cũng là thách
thức với các doanh nghiệp Việt trong tiến trình
hội nhập sâu rộng với các nền kinh tế lớn trên
thế giới. Vậy thì tiến sĩ đánh giá về cơ hội cũng
như thách thức của hiệp định thương mại tự do

7
lần này như thế nào ạ?

Phương Cơ hội và thách thức của Việt Nam Phương


Thảo khi tham gia vào Việt Nam -EAEU FTA Thảo sẽ thuyết
trình link để phía
dưới

Ngọc Đứng dưới góc độ của tiến sĩ, thì tiến sĩ


Thúy có thể đưa ra những giải pháp để giải quyết
những thách thức được không ạ?

Phương GIẢI PHÁP Phương


Thảo Thảo sẽ thuyết
trình link để phía
dưới

Ngọc Cảm ơn chia sẻ của hai vị khách mời. Nhạc nền


Thúy Kính thưa quý vị khán giả, qua những chia sẻ kết thúc: Breaking
của hai vị diễn giả chúng ta đã hiểu thêm được News package for
về mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước, broadcast
các tổ chức trên thế giới và cụ thể ở đây đó là
với Liên Minh kinh tế Á Âu từ đó chúng ta
được lắng nghe những cơ hội thách thức cùng
với những giải pháp mà khách mời đưa ra cho
hiệp định này. Một lần nữa cảm ơn hai vị khách
mời đã tham gia bản tin cùng chúng tôi. Xin
chào và hẹn gặp lại!

8
II. NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH
1. Giới thiệu về hiệp định
“Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh kinh tế Á Âu (Việt Nam-
EAEU FTA) được ký kết vào ngày 29 tháng 5 năm 2015 và có hiệu lực từ ngày 5 tháng
10 năm 2016, nhằm thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế
Á Âu (EAEU). Mục tiêu chính là tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa, dịch vụ và đầu tư
của cả hai bên lưu thông tự do, góp phần tăng cường hợp tác kinh tế - thương mại.
Liên minh kinh tế Á Âu (EAEU) bao gồm Nga, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan
và Armenia, được thành lập vào ngày 29 tháng 5 năm 2014. Với dân số 183 triệu người
và GDP khoảng 2.100 tỷ USD, liên minh này có vị trí chiến lược, kết nối các thị trường
lớn như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và châu Âu.
Ý tưởng thành lập liên minh này đã từ lâu, từ những năm 1990, nhưng quá trình
hình thành và đàm phán chỉ bắt đầu vào năm 2010. Hiệp định thành lập EAEU được ký
kết vào ngày 29 tháng 5 năm 2014 và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2015.
Mặc dù hợp tác kinh tế - thương mại giữa hai bên đã tồn tại từ những năm 1990,
mối quan hệ này chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Hiệp định
FTA được ký kết vào ngày 29 tháng 5 năm 2015, mang lại sự tăng trưởng đáng kể trong
kim ngạch thương mại.
Việt Nam và EAEU đã bắt đầu đàm phán từ tháng 10 năm 2012 và kết thúc vào
tháng 5 năm 2015. Hai bên đã đạt được thỏa thuận về nhiều nội dung chính như mở cửa
thị trường hàng hóa, dịch vụ, hợp tác đầu tư và nhiều lĩnh vực khác.
Hiệp định Việt Nam-EAEU FTA đã mở ra một trang mới trong hợp tác kinh tế -
thương mại giữa Việt Nam và EAEU, góp phần thúc đẩy sự phát triển và tăng cường
quan hệ giữa các quốc gia trong khu vực.
Đó là cái nhìn tổng quan về Hiệp định này, và chúng ta sẽ tiếp tục cập nhật thông
tin chi tiết trong các phần tiếp theo của bản tin.”

9
2. Quan hệ thương mại đầu tư giữa Việt Nam và liên minh kinh tế Á Âu
2.1. Quan hệ thương mại đầu tư giữa Việt Nam và liên minh kinh tế Á Âu
Trong giai đoạn từ năm 2017 - 2021, thương mại giữa Việt Nam và Liên minh
Kinh tế Á - Âu đã tăng mạnh từ 5,9 tỷ USD vào năm 2017 lên 7,8 tỷ USD vào năm 2021.
Trong thương mại với Liên minh Kinh tế Á - Âu, Liên bang Nga vẫn là đối tác lớn
nhất, chiếm 66% trong tổng xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh Kinh tế Á - Âu và
97% trong nhập khẩu của Việt Nam từ Liên minh Kinh tế Á - Âu.
Do tác động của nhiều yếu tố bất lợi cũng như những khó khăn chung của nền
kinh tế thế giới, thương mại giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu giảm mạnh
trong năm 2022.Tuy nhiên, thương mại hai chiều đã có dấu hiệu hồi phục vào năm 2023.
Cụ thể, 9 tháng đầu năm 2023, thương mại giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu
đạt khoảng 3,2 tỷ USD, tăng 1% so với cùng kỳ năm 2022.

2.2. Giữa Việt Nam và các nước thành viên


2.2.1. Quan hệ thương mại đầu tư giữa Việt Nam và Nga
Nga là một đối tác quan trọng của Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng, quốc
phòng và nhiều lĩnh vực khác. Hiệp định FTA giữa Việt Nam và EAEU đã mở rộng cơ
hội thương mại giữa Việt Nam và Nga.
 Vê xuất khẩu:
7 tháng đầu năm 2023, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Liên bang
Nga đạt 1,88 tỷ USD giảm 15,8% (6 tháng đầu năm 2023 giảm 20,9%) so với cùng kỳ
năm 2022 và giảm 37,8% so với năm 2021.
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Liên bang Nga hồi phục khá
nhanh. Nếu như xuất khẩu của Việt Nam sang Liên bang Nga trong quý I/2023 giảm 32%
thì 7 tháng năm 2023 đạt mức giảm 3,2% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 931,1 triệu USD.

10
7 tháng đầu năm 2023, một số mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam có tăng
trưởng đáng kể so với 7 tháng đầu năm 2021 - thời điểm trước khi xảy ra xung đột quân
sự Nga – Ukraine. Cụ thể, xuất khẩu cà phê tăng 58,1%; xuất khẩu gạo tăng 263,1%; xuất
khẩu cao su tăng 31,5%; xuất khẩu sản phẩm từ cao su tăng 107,8%.
So với 7 tháng đầu năm 2022, nhiều mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh
như sản phẩm từ cao su tăng 383,9%; sản phẩm gốm, sứ tăng 225,4%; bánh kẹo và các
sản phẩm ngũ cốc tăng 59,2%. Một số mặt hàng có dấu hiệu phục hồi xuất khẩu như hạt
điều tăng 19,6%; túi xách, ví,vali, mũ, ô, dù tăng 49,1%; hàng dệt may tăng 79,7%.
 Về nhập khẩu:
Các doanh nghiệp Việt Nam có thể nhập khẩu từ Nga các mặt hàng nguyên, nhiên
liệu… phục vụ sản xuất, tiêu dùng trong nước.
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Liên bang Nga quý I/2023 giảm
49,2% đến 7 tháng năm 2023 đạt mức giảm 25,2% đạt 950,8 triệu USD. Thâm hụt
thương mại tính đến hết tháng 7/2023 là 19,7 triệu USD.
 Về đầu tư
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến cuối năm 2022, Liên bang Nga
đã có 164 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng mức đầu tư là 965,8 triệu USD, đứng thứ
27 trong tổng số 140 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Ở chiều
ngược lại, Việt Nam đầu tư sang Liên bang Nga 5 dự án với tổng mức đầu tư là 528 triệu
USD trong lĩnh vực công nghiệp và chế biến, chế tạo.

2.2.2. Quan hệ thương mại đầu tư giữa Việt Nam và các nước Belarus, Kazakhstan,
Armenia, Kyrgyzstan

 Với Belarus

Kim ngạch thương mại giữa hai nước chưa có những bứt phá, chưa tương xứng
với tiềm năng hiện có và mối quan hệ truyền thống hữu nghị giữa Việt Nam và Belarus.

11
Đánh giá Việt Nam là đối tác quan trọng nhất của Belarus tại khu vực Đông Nam
Á. Theo số liệu hệ thống cơ sở dữ liệu tình hình thương mại (Trademap), kim ngạch
thương mại song phương Việt Nam – Belarus năm 2020 đạt 161,3 triệu USD trong đó
xuất khẩu của Việt Nam sang Belarus chỉ đạt 82,9 triệu USD, nhập khẩu của Việt Nam từ
Belarus đạt 78,4 triệu USD .
Trong năm 2021, trị giá xuất khẩu hàng hóa sang Belarus đạt 106 triệu đô la Mỹ
(trong đó chủ yếu các mặt hàng: thủy sản, điện thoại và linh kiện và hàng điện tử), nhập
khẩu từ Belarus đạt 38,7 triệu đô la Mỹ (chủ yếu là phân bón các loại, máy móc, thiết bị).

 Với Kazakhstan

Kazakhstan và Việt Nam vẫn luôn hợp tác có tính xây dựng ở cấp độ đa phương,
hai nước luôn giữ có mối quan hệ song phương hữu nghị, truyền thống tốt đẹp trong 30
năm qua kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1992 đến nay.
Kazakhstan có tiềm năng lớn để tăng xuất khẩu sang Việt Nam các loại hàng hóa
thuộc các ngành như thực phẩm, xây dựng, hóa chất, luyện kim, hóa dầu… Phía
Kazakhstan đề xuất xuất khẩu giữa hai nước không chỉ nguyên liệu thô mà chuyển sang
chế biến sâu, xuất khẩu thành phẩm.
Việt Nam là một nước xuất siêu sang Kazakhstan. Ngoài thực phẩm, Việt Nam
còn cung cấp cho Kazakhstan thủy sản với hơn 80% thủy sản Việt xuất sang Kazakhstan
là cá tra và hoa quả, các loại hạt, chế phẩm ngũ cốc (chiếm khoảng hơn 20- 25% giá trị
nhập khẩu), giày dép, phụ kiện (15%), thiết bị nồi hơi và phương tiện cơ khí, phụ tùng
(15%)
Về nhập khẩu: sắt thép các loại, kim loại màu chiếm hơn 90% tổng giá trị xuất
khẩu của Kazakhstan sang Việt Nam. Những sản phẩm khác xuất sang Việt Nam là muối,
lưu huỳnh, đất và đá, thạch cao..
Trong 9 tháng đầu năm 2023, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam -
Armenia đạt 42,8 triệu USD giảm 10,1% so với cùng kỳ năm 2022.

12
Mặc dù kim ngạch thương mại còn khiêm tốn so với tiềm năng của 2 nước nhưng
hoàn toàn có thể tin tưởng tương lai phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới

 Với Armenia

Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Armenia chưa ổn định và không
tương xứng với tiềm năng sẵn có và mối quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước.
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Armenia gồm: điện thoại và
linh kiện,sản phẩm sắt thép, cà phê, hạt điều, gạo, hạt tiêu, thủy sản, dệt may. Các mặt
hàng nhập khẩu chính của Việt Nam: máy móc, thiết bị và phụ tùng, bông, gỗ và sản
phẩm gỗ, chất dẻo nguyên liệu.
Hiện nay kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Armenia còn chiếm tỷ lệ rất
nhỏ trong tổng kim ngạch nhập khẩu của thị trường này. Các doanh nghiệp Việt Nam có
thể tăng xuất khấu sang Armenia các mặt hàng nông sản, thủy sản, dệt may, điện thoai di
dong, v.v.
Trong 9 tháng đầu năm 2023, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam -
Armenia đạt 42,8 triệu USD giảm 10,1% so với cùng kỳ năm 2022.

 Với Kyrgyzstan
Kim ngạch thương mại song phương Việt Nam – Kyrgyzstan năm 2021 đạt 32,6
triệu USD trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Kyrgyzstan chỉ đạt 28,6 triệu USD,
nhập khẩu của Việt Nam từ Kyrgyzstan đạt 4 triệu USD .
Trong năm 2022, trị giá xuất khẩu hàng hóa sang Kyrgyzstan đạt 35,8 triệu đô la
Mỹ (trong đó chủ yếu các mặt hàng: máy móc, thiết bị điện và các bộ phận; máy ghi âm,
tái tạo âm thanh, truyền hình,..), nhập khẩu từ Kyrgyzstan đạt 1,3 triệu đô la Mỹ (chủ yếu
là nhiên liệu khoáng, dầu khoáng và các sản phẩm chưng cất, khoáng sản,..)

3. Nội dung hiệp định

13
3.1. Cơ sở hình thành của hiệp định
Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu
(bao gồm: Nga, Belarus, Kazakhstan, Armenia và Kyrgyzstan) đã được hai Bên khởi
động từ tháng 3 năm 2013. Qua 2 năm đàm phán với 8 phiên chính thức và nhiều phiên
họp giữa kỳ, ngày 29 tháng 5 năm 2015 Thủ tướng Chính phủ các nước đã chính thức ký
Hiệp định này tại Burabay, Kazakhstan. Hiệp định Việt Nam-EAEU FTA chính thức có
hiệu lực từ ngày 05/10/2016.
Đối với Việt Nam, đây là FTA đầu tiên chúng ta ký với một số nước trong
không gian hậu Xô-viết. Còn đối với EAEU, Việt Nam là nước đầu tiên ngoài khối mà
Liên minh này đàm phán, ký kết FTA.
Qua đàm phán, hai bên hiểu rõ những mong muốn và sự quan tâm của mỗi bên
trong từng lĩnh vực, hiểu được những yêu cầu cần thiết mà mỗi bên đặt ra cho nhau. Sự
quan tâm của hai bên về những thế mạnh của nhau là cơ sở để hỗ trợ, bổ sung cho nhau.
Các thành viên của EAEU, đặc biệt là Liên bang Nga có thế mạnh về khoa học –
công nghệ và cơ khí chế tạo. Nếu các dự án đầu tư trong lĩnh vực này của Liên minh hoạt
động tại Việt Nam, chúng ta có thể tranh thủ được cơ hội để tiếp thu công nghệ và tiếp
cận với dự án đầu tư có trình độ tiên tiến trên khu vực và thế giới.
Ngược lại, Việt Nam có thế mạnh đầu tư trong một số lĩnh vực về chế biến, sản
xuất hàng dệt may, giày dép và chế biến thủy sản. Liên minh kinh tế Á – Âu không chỉ
nhập khẩu các sản phẩm này từ Việt Nam mà còn mong muốn chúng ta đặt các nhà máy
sản xuất chế biến tại các nước EAEU. Các sản phẩm được sản xuất tại các nhà máy này
sẽ có khả năng vươn ra thị trường các nước xung quanh.

3.2. Nội dung


Sơ lược nội dung
Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á-Âu
gồm 15 chương và các phụ lục.

14
• Các Chương chính là:
Nhóm về hàng hóa: Các Chương Thương mại hàng hóa, Quy tắc xuất xứ, Phòng
vệ thương mại, Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật
(SPS), Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), Thuận lợi hóa và hải quan…
Nhóm khác: Các Chương Thương mại dịch vụ, Đầu tư, Sở hữu trí tuệ, Thương
mại điện tử, Cạnh tranh, Pháp lý và thể chế
Riêng Chương Thương mại Dịch vụ, Đầu tư và di chuyển thể nhân được đàm phán
song phương giữa Việt Nam và Liên Bang Nga và các cam kết đạt được chỉ áp dụng song
phương giữa hai nước (không áp dụng cho các đối tác khác trong EAEU).
• Các Phụ lục về mở cửa thị trường Hàng hóa, Dịch vụ, Đầu tư, Quy tắc xuất
xứ...
- Phụ lục 1a - Biểu cam kết thuế quan - Chú giải chung
- Phụ lục 1b - Biểu cam kết của Liên minh Kinh tế Á-Âu
- Phụ lục 1c - Ghi chú về hạn ngạch thuế quan đối với mặt hàng gạo nhập
khẩu vào liên minh kinh tế Á-Âu
- Phụ lục 1d - Biểu cam kết của Việt Nam
- Phụ lục 1e - Ghi chú về hạn ngạch thuế quan đối với mặt hàng trứng gia
cầm vào Việt Nam
- Phụ lục 1f - Ghi chú về hạn ngạch thuế quan đối với mặt hàng lá thuốc lá
chưa chế biến và phế liệu thuốc lá vào Việt Nam
- Phụ lục 2a - Ngưỡng áp dụng của Biện pháp phòng vệ theo ngưỡng - Chú
giải chung
- Phụ lục 2b - Ngưỡng áp dụng của biện pháp phòng vệ theo ngưỡng - Cam
kết cụ thể
- Phụ lục 3a - Quy tắc cụ thể mặt hàng - Chú giải chung
- Phụ lục 3b - Quy tắc cụ thể mặt hàng - Cam kết cụ thể
- Phụ lục 4 - Danh sách các quốc đảo

15
- Phụ lục 5 - Mẫu C/O và Hướng dẫn

ii. Cam kết quan trọng


Cam kết về thuế quan: Hiệp định Việt Nam-EAEU FTA cam kết xóa bỏ thuế
quan đối với nhiều dòng thuế trong danh mục hàng hóa của hai bên. Đối với các dòng
thuế còn lại, mức thuế sẽ được giảm dần theo lộ trình. EAEU sẽ dành cho Việt Nam
nhiều ưu đãi thuế quan, đặc biệt đối với một số nhóm hàng xuất khẩu có thế mạnh của
chúng ta, như nông sản, thủy sản, dệt may, da giày và đồ gỗ;
Cam kết về xuất xứ:
Quy tắc xuất xứ
Để được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định này, hàng hóa phải đáp ứng được
các quy tắc xuất xứ của Hiệp định.
Cụ thể, hàng hóa sẽ được coi là có xuất xứ tại một Bên (Việt Nam hoặc EAEU)
nếu:
 Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một Bên, hoặc,
 Được sản xuất toàn bộ tại một hay hai bên, từ những nguyên vật liệu có xuất xứ từ
một hay hai Bên, hoặc
 Được sản xuất tại một Bên, sử dụng nguyên vật liệu không có xuất xứ nội khối
nhưng đáp ứng được các yêu cầu về quy tắc xuất xứ cụ thể từng mặt hàng được
quy định trong Phụ lục 3b – Biểu Quy tắc xuất xứ cụ thể từng mặt hàng của Hiệp
định.
Nói chung, Quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng trong FTA Việt Nam – EAEU khá
đơn giản, thông thường hàng hóa chỉ cần có hàm lượng giá trị gia tăng – VAC
≥ 40% (một số có yêu cầu VAC ≥ 50-60%) hoặc có sự chuyển đổi mã HS ở cấp
độ 2, 4, 6 số là được hưởng ưu đãi thuế quan.

16
* Chú ý, VAC được tính theo công thức: (Trị giá FOB – Trị giá nguyên vật liệu
không có xuất xứ)/Trị giá FOB x 100%
Ngoài ra, Hiệp định có quy định về Tỷ lệ không đáng kể (De Minimis) cho
phép hàng hóa không đáp ứng được yêu cầu về chuyển đổi mã HS vẫn được
hưởng ưu đãi thuế quan nếu có hàm lượng nguyên liệu không có xuất xứ không
vượt quá 10% giá FOB của hàng hóa.
Vận chuyển trực tiếp
Hàng hóa có xuất xứ được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định này nếu được
vận chuyển trực tiếp từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu đều là thành viên của
Hiệp định, trừ một số trường hợp được vận chuyển qua lãnh thổ của một hay nhiều nước
thứ 3 nhưng phải thỏa mãn các điều kiện:
 Quá cảnh qua lãnh thổ của một nước thứ 3 là cần thiết vì lý do địa lý hoặc
các yêu cầu về vận tải có liên quan.
 Hàng hóa không tham gia vào giao dịch thương mại hoặc tiêu thụ tại đó;
 Hàng hóa không trải qua các công khoản nào khác ngoài việc dỡ hàng, bốc lại
hàng, lưu kho hoặc các công khoản cần thiết khác để bảo quản điều kiện của hàng
hóa.
Mua bán trực tiếp
Hiệp định cho phép hàng hóa được xuất hóa đơn bởi một bên thứ 3 (pháp nhân có
đăng ký tại một nước thứ 3 không phải thành viên của Hiệp địn), nếu đáp ứng đầy đủ các
yêu cầu về quy tắc xuất xứ thì vẫn được hưởng ưu đãi thuế quan, trừ trường hợp nước thứ
3 đó thuộc Danh sách 30 quốc đảo được nêu rõ ở trong Hiệp định.
Chứng nhận xuất xứ
Về thủ tục cấp chứng nhận xuất xứ ưu đãi (C/O), trong khi một số FTA thế hệ mới
như CPTPP, FTA Việt Nam – EU hướng tới việc áp dụng cơ chế doanh nghiệp tự chứng
nhận xuất xứ, thì FTA Việt Nam – EAEU vẫn áp dụng quy trình cấp chứng nhận xuất xứ

17
thông qua một cơ quan có thẩm quyền do nhà nước quy định như trong các FTA ký trước
đây mà Việt Nam đang thực hiện.
Mẫu C/O được đính kèm theo văn bản Hiệp định.
Theo Hiệp định này, Việt Nam và EAEU đã cam kết sẽ nỗ lực để áp dụng Hệ
thống xác minh và chứng nhận xuất xứ điện tử (EOCVS) trong vòng tối đa 2 năm
kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu mạng ghi lại thông tin của
tất cả Giấy chứng nhận xuất xứ được cấp bởi cơ quan được ủy quyền, và cơ quan hải
quan nước nhập khẩu có thể truy cập và kiểm tra tính hiệu lực và nội dung của bất kỳ
Giấy chứng nhận xuất xứ đã được cấp nào.
Tạm ngừng ưu đãi
Khi có tình trạng gian lận xuất xứ có tính hệ thống, hoặc Bên xuất khẩu từ chối
không chính đáng và có hệ thống việc xác minh (bằng văn bản hoặc thực tế) của
Bên nhập khẩu về tình trạng gian lận, thì Bên nhập khẩu có thể tạm ngừng ưu đãi
thuế quan đối với hàng hóa và nhà xuất khẩu có liên quan.
Nếu tình trạng gian lận có hệ thống trên không chấm dứt, nước nhập khẩu có thể
tạm ngừng ưu đãi đối với hàng hóa giống hệt được phân loại theo dòng thuế tương
tự ở cấp 8-10 số (giống nhau về mọi mặt bao gồm tính chất vật lý, chất lượng và danh
tiếng)
Tạm ngừng ưu đãi có thể được áp dụng đến khi Bên xuất khẩu cung cấp các chứng
từ thuyết phục, nhưng thời hạn không quá thời gian 4 tháng và có thể được gia hạn tối đa
3 tháng.

Ngoài ra còn có các cam kết về Dịch vụ và Đầu tư (chỉ áp dụng giữa Việt Nam và
Nga mà không áp dụng với các nước khác trong khối EAEU và Các nội dung cam kết
khác của Hiệp định về Sở hữu trí tuệ, Cạnh tranh, Phát triển bền vững... chủ yếu mang
tính hợp tác và không vượt quá những cam kết của Việt Nam trong WTO và tại các FTA
đã ký hoặc đang đàm phán.

18
4. Đánh giá, hạn chế khi tham gia vào hiệp định
4.1. Cơ hội
Hiệp định Việt Nam – EAEU FTA giúp mở rộng thị trường xuất khẩu của Việt
Nam, giúp các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận các nước thành viên EAEU. Đặc biệt, với
việc giảm thuế quan và các rào cản thương mại, các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sẽ
có được giá cạnh tranh và có nhiều cơ hội tiếp cận thị trường mới.
Các nước trong khối Liên minh Kinh tế Á-Âu có ngành công nghiệp thép sản
xuất từ lâu, chất lượng và công nghệ cao, giá thành cạnh tranh, do đó Việt Nam có thể
nhập khẩu nhiều mặt hàng với thuế suất 0%. Đồng thời, doanh nghiệp Việt cũng có thể
thông qua đó, hợp tác, học hỏi kinh nghiệm thực tiễn từ các nước này để áp dụng vào sản
xuất của mình.Việt Nam cũng đã có nhiều doanh nghiệp mạnh, đầu tư rất lớn để nâng cao
chất lượng, giảm giá thành, hay đảm bảo thời gian, dịch vụ cung ứng sản phẩm, vươn lên
trong xuất khẩu như Hòa Phát, Hoa Sen, Việt Namsteel, Tôn Phương Nam, Nam Kim...
Hiệp định Việt Nam – EAEU FTA giúp giảm chi phí cho các doanh nghiệp khi
xuất nhập khẩu nguyên liệu, vật tư và thiết bị sản xuất từ các nước thành viên EAEU.
Điều này đồng nghĩa với việc tăng cường sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam
trên thị trường quốc tế.
Hiệp định Việt Nam – EAEU FTA đặt mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt
động đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam và EAEU, giúp giảm rào cản trong việc đầu
tư, bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp có ý định mở rộng hoạt động kinh doanh sang các thị trường mới.
Hiệp định Việt Nam – EAEU FTA cũng khuyến khích việc hợp tác trong lĩnh vực
khoa học – công nghệ giữa Việt Nam và các nước thành viên EAEU, giúp tăng cường
năng lực sản xuất và cải tiến công nghệ cho các doanh nghiệp. Điều này không chỉ giúp
tăng cường sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường quốc tế, mà còn đóng
góp vào sự phát triển của cả hai khu vực.

19
Cơ cấu sản phẩm giữa Việt Nam và các nước EAEU là tương đối bổ sung cho
nhau chứ không cạnh tranh trực tiếp. Do đó những tác động bất lợi truyền thống của việc
mở cửa thị trường Việt Nam sẽ giảm đi rất nhiều.

4.2. Thách thức


Với hiệp định Việt Nam-EAEU FTA và việc giảm các dòng thuế; trong đó, có mặt
hàng sắt thép sẽ tạo ra cơ hội rất rõ ràng cho doanh nghiệp thép. Nhưng doanh nghiệp có
nắm bắt, tiếp cận được thị trường này, tận dụng được hay không lại là điều không dễ.Một
thực tế là hiện nay, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa có được thông tin đầy đủ về cách thức
tận dụng ưu đãi thuế quan trong Hiệp định này. Doanh nghiệp Việt Nam chưa nắm bắt
được nhu cầu cụ thể của các thị trường đối tác EAEU, đặc biệt là các thị trường ngoài
Liên bang Nga như Kyrgyzstan, Belarus và Armenia nên chủ yếu vẫn lựa chọn xuất khẩu
vào thị trường Liên bang Nga.
Doanh nghiệp Việt cũng sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh của các nước Á-Âu, đặc
biệt là thép xây dựng.Các doanh nghiệp phần lớn hiện vẫn là những doanh nghiệp thép có
quy mô nhỏ, nên năng lực sản xuất, tài chính, công nghệ còn kém, làm hạn chế năng lực
cạnh tranh của sản phẩm thép trong nước.
Do cam kết tại hiệp định, Việt Nam sẽ phải mở cửa thị trường trong nước cho
khoảng 90% các sản phẩm đến từ các nước EAEU, vì vậy có rất nhiều sản phẩm trong số
đó Việt Nam không sản xuất được, phải nhập khẩu.
Do sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa, pháp lý và thị trường giữa hai bên, việc tiếp
cận thị trường mới cũng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn rất nhiều.

5. Giải pháp
5.1. Từ phía doanh nghiệp

Để tận dụng và tiếp cận được các cơ hội thâm nhập thị trưởng Á-Âu, cộng đồng
doanh nghiệp trong nước cần phải cập nhật đầy đủ, chính xác các thông tin từ Hiệp định

20
cũng như quy định từ phía đối tác. Doanh nhân Việt cần hiểu sâu về mặt kỹ thuật của
Hiệp định như nguyên tắc xuất xử, hàng rào kỹ thuật, hải quan, kiểm tra chất lượng.... và
có nâng cao khả năng giải quyết các tình huống thực tế. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp
có những chuẩn bị phù hợp để xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ sang thị trường EAEU.

Tổ chức thường xuyên các diễn đàn kinh doanh chuyên ngành bởi hiệu quả
kinh tế đạt được thông qua các diễn đàn này là rất lớn. Chẳng hạn, Triển lãm công nghiệp
quốc tế lần thứ ba Expo - Russia Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 11-2019,
trong đó đại diện chính quyền và giới kinh doanh từ 19 đơn vị của Nga và 22 tỉnh, thành
phố của Việt Nam đã tham gia. Kết quả đạt được là khoảng 50 hợp đồng đã được ký kết
với giá trị hơn 100 triệu USD về nhập khẩu các thiết bị y tế, mỹ phẩm và thực phẩm,
trang sức... của các doanh nghiệp Việt Nam

Các doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược nguồn hàng chủ lực đối với khu
vực thị trường EAEU và có chính sách thu hút đầu tư để phát triển nguồn hàng một cách
dài hạn và có chất lượng cao để xuất, nhập khẩu trong thời gian tới

5.2. Từ phía Nhà nước

Cần phối hợp hành động chặt chẽ với các nước EAEU để thực hiện các quy định
của Hiệp định trong bối cảnh phải tuân thủ các điều ước thương mại quốc tế khác và giải
quyết các vướng mắc do các điều kiện thị trường thế giới luôn thay đổi. Chỉ bằng nỗ lực
chung mới có thể đạt được kết quả quan trọng, trong đó có hợp tác kinh tế.

Cần phải có hành lang pháp lý rõ ràng và minh bạch, tạo môi trường pháp lý cho
thương mại và đầu tư giữa các nước thành viên trở nên hiệu quả và đơn giản.

Ngân hàng thương mại Việt Nam cũng cần mở rộng thỏa thuận với đồng nghiệp
Nga về tín dụng, góp phần giải tỏa khúc mắc trong thanh toán.

21
Bên cạnh đó, cần tháo gỡ những rào cản phi thuế quan hiện hành, điện tử hóa các
thủ tục hành chính, chứng nhận xuất xứ công nhận lẫn nhau trong lĩnh vực nông nghiệp,
xây dựng chế độ kiểm định thực phẩm, cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với
các sản phẩm của EAEU vào Việt Nam.

6. Thành tựu
6.1. Kết quả từ góc độ vĩ mô của nền kinh tế

 Kim ngạch

Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu
(EAEU) đã đạt sự tăng trưởng mạnh mẽ, với mức tăng 18.6% so với năm 2017 và 8.7%
22
so với năm 2018. Trong khi đó, doanh thu nhập khẩu cũng có sự gia tăng đáng kể, với
mức tăng 22.7% so với năm 2017, nhưng đồng thời giảm 14.9% so với năm 2018.

Theo Bộ Công Thương (2020), thương mại hai chiều Việt Nam và Eurasian đạt
10.4 tỷ USD năm 2019, tăng 2 tỷ USD so với 2018, chiếm 2% tổng kim ngạch thương
mại của Việt Nam. Với Liên minh Kinh tế Á-Âu, kim ngạch đạt 4.85 tỷ USD, chiếm
46.6%.

Sau khi Hiệp định Thương mại Tự do có hiệu lực từ 2016, xuất nhập khẩu giữa
Việt Nam và EAEU đạt tăng trưởng tích cực. Tỷ lệ tăng trưởng trung bình trong giai
đoạn này cao hơn so với trước đó, với xuất khẩu từ Việt Nam tăng 0.018%, và nhập khẩu
từ EAEU tăng 0.021% so với thời kỳ trước Hiệp định.

 Thuế

Tăng cường xuất khẩu thông qua việc giảm 1% thuế đã góp 0,009% vào tăng
trưởng xuất khẩu của Việt Nam đến các nước hiệp định và EAEU, nâng cao sức cạnh
tranh doanh nghiệp. Đồng thời, giảm thuế đã thúc đẩy mối quan hệ thương mại hiệu quả,
tăng 0,013% trong lượng nhập khẩu từ EAEU và Nga, tạo điều kiện thuận lợi cho cả hai
bên. Việc giảm thuế theo lộ trình hiệp định còn đóng góp vào sự tích cực của môi trường
thương mại, bao gồm tăng cường hợp tác kinh tế, mở rộng cơ hội đầu tư và tạo điều kiện
thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia thị trường.

6.2. Hiệu quả trong hoạt động doanh nghiệp

Theo thống kê từ Cục Xuất nhập khẩu, 938 doanh nghiệp Việt Nam đang tích cực
tham gia xuất khẩu đến Khu Liên minh Kinh tế Eurasian (EAEU). Trong số này, có 200
doanh nghiệp nổi bật chiếm 90% tổng kim ngạch xuất khẩu, tập trung chủ yếu vào các
ngành như thủy sản, cà phê, cao su, chè, gạo, hạt điều, dệt may, giày dép, gỗ, bánh kẹo.

23
Sự thành công này không chỉ làm tăng tầm quan trọng của Việt Nam mà còn thể hiện sự
đa dạng và tích cực trong quan hệ kinh tế quốc tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Google, Available at:Trade Map - Bilateral trade between Belarus and Viet Nam
2. Google, Available at:Trade Map - Bilateral trade between Kazakhstan and Viet
Nam
3. Google, Available at:Trade Map - Bilateral trade between Armenia and Viet Nam
4. Google, Available at:Bản đồ thương mại - Thương mại song phương giữa
Kyrgyzstan và Việt Nam năm 2022 (trademap.org)
5. Bui. T and Ha. C(2021), Impact of the Vietnam – EAEU FTA on the trade
between Vietnam and Eurasian Economic Union, Impact of the Vietnam – EAEU
FTA on the trade between Vietnam and Eurasian Economic Union (annals-
csis.org)
6. Tóm lược Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu
(EAEU):https://trungtamwto.Việt Nam/file/19157/tom-luoc-fta-Việt Nam--eaeu--
update-13.12.19.pdf
7. http://www.lefaso.org.Việt Nam/chi-tiet-tin-tuc/4360/Việt Nam-eaeu-fta-voi-cac-
dong-thue-dang-ve-0%25:-loi-the-va-thach-thuc-
8. 2.https://sputniknews.Việt Nam/amp/20181009/viet-nam-thuong-mai-tu-do-lien-
minh-kinh-te-a-au-6350254.html

24
9. https://www.tapchicongsan.org.Việt Nam/web/guest/quoc-phong-an-ninh-oi-
ngoai1/-/2018/824060/hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-viet-nam---lien-minh-kinh-te-
a---au-giai-doan-2016---2020--thanh-tuu-va-nhung-van-de-dat-ra.aspx
10. https://irt.mof.gov.Việt Nam/webcenter/portal/ttpltc/pages_r/l/chi-tiet-tin-ttpltc?
dDocName=MOFUCM208818
11. https://annals-csis.org/Volume_28/drp/pdf/53.pdf?fbclid=IwAR1by5nPqzx-
ayH_aScp5qvqrTnWv__qOz_uUe6HU9tAkBSSpXl34T2lnDE

25

You might also like