Câu 17

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Câu 17. Giá trị của học thuyết Mác Lênin về hình thái kinh tế - xã hội?

Rút
ra ý nghĩa pp luận. Liên hệ thực tế.
* Khái niệm:
Hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử
dùng để chỉ xã hội ở từng nấc thang lịch sử nhất định với một kiểu quan
hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của
lực lượng sản xuất và một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên
quan hệ sản xuất đặc trưng ấy.
* Cấu trúc hình thái KT - XH:
Phạm trù hình thái kinh tế - xã hội chỉ ra kết cấu xã hội trong mỗi giai đoạn lịch
sử nhất định bao gồm ba yếu tố cơ bản, phổ biến: lực lượng sản xuất, quan hệ
sản xuất (cơ sở hạ tầng); kiến trúc thượng tầng. Lực lượng sản xuất là nền
tảng vật chất của xã hội, tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các thời đại kinh tế
khác nhau, yếu tố xét đến cùng quyết định sự vận động, phát triển của hình thái
kinh tế - xã hội. Quan hệ sản xuất là quan hệ khách quan, cơ bản, chi phối và
quyết định mọi quan hệ xã hội, đồng thời là tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân
biệt bản chất các chế độ xã hội khác nhau. Kiến trúc thượng tầng là sự thể
hiện các mối quan hệ giữa người với người trong lĩnh vực tinh thần, tiêu biểu
cho bộ mặt tinh thần của đời sống xã hội.
* Giá trị khoa học của học thuyết hình thái KT-XH:
+ Lý luận hình thái kinh tế - xã hội ra đời đem lại một cuộc cách mạng trong
toàn bộ quan niệm về lịch sử xã hội. Đây là biểu hiện tập trung của quan niệm
duy vật biện chứng về lịch sử xã hội, bác bỏ quan niệm trừu tượng, duy vật tầm
thường, duy tâm, phi lịch sử về xã hội trước đó, trở thành hòn đá tảng của khoa
học xã hội, cơ sở phương pháp luận khoa học và cách mạng cho sự phân tích
lịch sử xã hội.
+ Giải quyết một cách khoa học về vấn đề phân loại các chế độ xã hội và phân
kỳ lịch sử, thay thế các quan niệm duy tâm, siêu hình trước đó đã thống trị trong
khoa học xã hội.
+ Chỉ ra động lực phát triển của lịch sử xã hội không phải do một lực lượng tinh
thần hoặc lực lượng siêu nhiên thần bí nào cả, mà do hoạt động thực tiễn của
con người, trước hết là thực tiễn sản xuất vật chất dưới sự tác động của các quy
luật khách quan.
+ Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội là cơ sở khoa học cho việc xác định con
đường phát triển của Việt Nam đó là quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ
tư bản chủ nghĩa. Đây chính là sự lựa chọn duy nhất đúng đắn, có khả năng và
điều kiện để thực hiện. Con đường phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ
qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam là phù hợp với tính quy luật của việc
“bỏ qua” một hay vài hình thái kinh tế - xã hội trong sự phát triển lịch sử.
=> Nghiên cứu lý luận hình thái kinh tế - xã hội có ý nghĩa rất quan trọng đối
với nâng cao nhận thức về bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác -
Lênin, quán triệt sâu sắc đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng
chủ nghĩa xã hội, củng cố niềm tin, lý tưởng cách mạng, kiên định con đường
chủ nghĩa xã hội. Đây cũng là cơ sở khoa học và cách mạng trong cuộc đấu
tranh tư tưởng chống lại các quan điểm phiến diện, sai lầm, phản động hòng phủ
nhận mục tiêu, lý tưởng, phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam.
* Ý nghĩa pp luận:
- Lý luận hình thái kinh tế - xã hội ra đời đem lại một cuộc cách mạng trong
toàn bộ quan niệm về lịch sử xã hội.
- Lý luận hình thái kinh tế - xã hội chỉ ra động lực phát triển của lịch sử xã hội
là do hoạt động thực tiễn của con người, trước hết là thực tiễn sản xuất vật chất
dưới sự tác động của các quy luật khách quan.
- Lý luận thái kinh tế - xã hội cơ sở khoa học cho việc xác định con đường phát
triển của Việt Nam quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.
* Liên hệ thực tế:
+ Học thuyết hình thái KT-XH là 1 phương pháp hữu hiệu để phân tích các hiện
tượng trong cuộc sống xã hội để từ đó vạch ra phương hướng và giải pháp đúng
đắn cho hoạt động thực tiễn. Trong đó, lí luận hình thái KT - XH đã chỉ ra việc
lựa chọn con đường tiến lên xhcn bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là điều tất yếu
đối với nước ta. Nhờ vận dụng điều đó mà con đường XHCN ta đi đã cho phép
chúng ta có thể phát triển nhanh lực lượng sản xuất theo hướng hiện đại, giải
quyết các vấn đề xh theo hướng tiến bộ. Bỏ qua chế độ tư bản CN tiến lên
XHCN là bỏ qua quan hệ sx và kiến trúc thượng tầng của tư bản CN nhưng tiếp
thu những thành tựu đạt được dưới chế độ tư bản CN, nhất là khoa học kĩ thuật
để phát triển nhanh lực lượng sx và nền kt hiện tại.
+ Việt Nam quá độ lên chủ nghĩa xã hội không trải qua giai đoạn phát triển chủ
nghĩa tư bản, thực chất đó là không trải qua việc xác lập quan hệ sản xuất tư bản
chủ nghĩa, còn những thành quả, giá trị con người tạo ra trong giai đoạn phát
triển chủ nghĩa tư bản như: toàn cầu hóa, khoa học kỹ thuật, khoa học công
nghệ, kinh tế thị trường sẽ là đòn bẩy cho phép chúng ta có thể đi tắt, đón đầu,
để hoạch định chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy lực lượng sản xuất phát
triển. Kề từ khi Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu đi vào thoái
trào, nhiều quốc gia trên thế giới đã tiến hành cải tổ, cải cách, đổi mới nhằm xóa
bỏ sự trì trệ của nền kinh tế, xác lập lại mối tương quan giữa lực lượng sản xuất
và quan hệ sản xuất trong xã hội.
Câu 18. Quan điểm của CN Mác Lênin về quá trình lịch sử tự nhiên của sự
phát triển các hình thái KT - XH? Rút ra ý nghĩa pp luận. Liên hệ thực tế?

a. Quá trình lịch sử - tự nhiên của sự phát triển các hình thái KT – XH

- Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển
nối tiếp nhau từ thấp đến cao. Tương ứng với mỗi giai đoạn là một hình thái
kinh tế - xã hội. Sự vận động thay thế nhau của các hình thái kinh tế - xã hội
trong lịch sử đều do tác động của các quy luật khách quan, đó là quá trình lịch
sử tự nhiên của xã hội.

- Các mặt hợp thành của hình thái kinh tế - xã hội không tách rời nhau mà có
mối liên hệ biện chứng với nhau hình thành nên những quy luật vận động, phát
triển khách quan và phổ biến của xã hội. Đó là quy luật của sự phù hợp giữa
quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; quy
luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng và các quy luật xã hội khác.

- Chính sự tác động của các quy luật khách quan đó mà các hình thái kinh tế -
xã hội vận động và phát triển từ thấp đến cao như một quá trình lịch sử tự nhiên,
không phụ thuộc vào ý muốn của con người. Trong các quy luật khách quan chi
phối sự vận động và phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội thì sự phù hợp
giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
có vai trò quyết định nhất. Nó vừa đảm bảo tính kế thừa trong sự phát triển, vừa
biểu hiện tính gián đoạn trong sự phát triển của lịch sử xã hội loài người.

- Sự tác động của các quy luật khách quan làm cho các hình thái kinh tế - xã hội
phát triển thay thế nhau từ thấp đến cao – đó là con đường phát triển chung của
nhân loại. Song, con đường phát triển của mỗi dân tộc không bị chi phối bởi các
quy luật chung, mà còn bị tác động bởi các điều kiện về tự nhiên, về chính trị,
về truyền thống văn hoá, điều kiện quốc v.v... Chính vì vậy, lịch sử phát triển
của nhân loại hết sức phong phú và đa dạng. Mỗi dân tộc đều có những nét độc
đáo riêng trong sự phát triển của mình. Có những dân tộc lần lượt trải qua các
hình thái kinh tế - xã hội từ thấp đến cao. Nhưng có những dân tộc bỏ qua một
hay một số hình thái kinh tế - xã hội nào đó. Tuy nhiên, sự bỏ qua đó cũng diễn
ra theo một quá trình lịch sử tự nhiên chứ không phải theo ý muốn chủ quan.

- K.Marx đã từng lưu ý: Một số dân tộc, một số quốc gia bỏ qua một vài giai
đoạn để đến với một giai đoạn xã hội cao hơn không phải là không có điều kiện
mà nó phải tuân thủ theo các điều kiện: Phương thức sản xuất định bỏ qua đã
lạc hậu, lỗi thời; phương thức mà xã hội ấy muốn thiết lập thì nó đã hình thành
hoặc ít ra nó cũng đang hình thành và tỏ rõ được tính ưu việt của nó; phải có sự
giúp đỡ của quốc tế; ngoài ra bản thân dân tộc đó phải có được lực lượng cách
mạng - một chính đảng có đầy đủ năng lực để lãnh đạo thắng lợi cuộc cách
mạng ấy.

Như vậy, quá trình phát triển lịch sử tự nhiên của sự phát triển xã hội
chẳng những diễn ra bằng con đường phát triển tuần tự, mà còn bao hàm cả sự
bỏ qua một vài hình thái kinh tế - xã hội trong những điều kiện nhất định.

* Ý nghĩa pp luận:
- Lý luận hình thái kinh tế - xã hội ra đời đem lại một cuộc cách mạng trong
toàn bộ quan niệm về lịch sử xã hội.
- Lý luận hình thái kinh tế - xã hội chỉ ra động lực phát triển của lịch sử xã hội
là do hoạt động thực tiễn của con người, trước hết là thực tiễn sản xuất vật chất
dưới sự tác động của các quy luật khách quan.
- Lý luận thái kinh tế - xã hội cơ sở khoa học cho việc xác định con đường phát
triển của Việt Nam quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.
* Liên hệ thực tế:
+ Mỗi dân tộc, quốc gia có sự trải qua hình thái kinh tế - xh từ thấp đến cao, tuy
nhiên có những dân tộc bỏ qua 1 hình thái kinh tế - xh không phù hợp với sự
phát triển của đất nước. Điều đó làm nên sự đa dạng trong lịch sử hình thái kt -
xh. Trong đó có nước VN ta, lí luận hình thái KT - XH đã chỉ ra việc lựa chọn
con đường tiến lên xhcn bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là điều tất yếu đối với
nước ta. Nhờ vận dụng điều đó mà con đường XHCN ta đi đã cho phép chúng ta
có thể phát triển nhanh lực lượng sản xuất theo hướng hiện đại, giải quyết các
vấn đề xh theo hướng tiến bộ. Bỏ qua chế độ tư bản CN tiến lên XHCN là bỏ
qua quan hệ sx và kiến trúc thượng tầng của tư bản CN nhưng tiếp thu những
thành tựu đạt được dưới chế độ tư bản CN, nhất là khoa học kĩ thuật để phát
triển nhanh lực lượng sx và nền kt hiện tại.
+ Việt Nam quá độ lên chủ nghĩa xã hội không trải qua giai đoạn phát triển chủ
nghĩa tư bản, thực chất đó là không trải qua việc xác lập quan hệ sản xuất tư bản
chủ nghĩa, còn những thành quả, giá trị con người tạo ra trong giai đoạn phát
triển chủ nghĩa tư bản như: toàn cầu hóa, khoa học kỹ thuật, khoa học công
nghệ, kinh tế thị trường sẽ là đòn bẩy cho phép chúng ta có thể đi tắt, đón đầu,
để hoạch định chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy lực lượng sản xuất phát
triển. Kề từ khi Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu đi vào thoái
trào, nhiều quốc gia trên thế giới đã tiến hành cải tổ, cải cách, đổi mới nhằm xóa
bỏ sự trì trệ của nền kinh tế, xác lập lại mối tương quan giữa lực lượng sản xuất
và quan hệ sản xuất trong xã hội.

You might also like