Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 73

Chương 5

DUNG DỊCH VÀ CÂN BẰNG


DUNG DỊCH - HƠI

5.1. Cách biểu diễn thành phần của dung dịch

- Nồng độ phần trăm khối lượng (%):

- Nồng độ mol/lit:

- Nồng độ đương lượng gam (đlg/l):

- Nồng độ molan (Cm):

- Nồng độ phần mol:

- CN = z.CM (z: số điện tích trao đổi trong phản


ứng)

5.2. Sự hòa tan của khí trong chất lỏng

5.2.1. Ảnh hưởng của áp suất đến độ tan của các


khí trong chất lỏng
1
Định luật Henry: ở nhiệt độ không đổi, độ hòa tan
của một khí trong một chất lỏng tỷ lệ thuận với áp suất
riêng phần của khí trên pha lỏng
xi = kH.Pi
Trong đó:
kH là hằng số Henry
Pi là áp suất hơi của pha khí trên pha lỏng

5.2.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến độ hòa tan của


khí trong chất lỏng, phương trình Sreder

Xét cân bằng:


i (khí) = i (dung dịch có nồng độ xi) + Hhòa tan
Hằng số cân bằng:

Do đó ta có:

Lấy tích phân phương trình, ta được:

Với: T0 là nhiệt độ ngưng tụ (nhiệt độ sôi)

5.3. Sự hòa tan của chất lỏng trong chất lỏng và cân
bằng dung dịch - hơi

5.3.1. Hệ dung dịch lý tưởng tan lẫn vô hạn

5.3.1.1. Áp suất hơi - định luật Raoul

Áp suất hơi bảo hòa của mỗi cấu tử bất kỳ tỷ lệ


thuận với phần phân tử của nó trong dung dịch.

2
Khi dung dịch chỉ có cấu tử i (dung dịch i nguyên
chất): xi = 1 và kR = Pi0

Đối với dung dịch thực, định luật Raoult chỉ có thể
áp dụng cho dung môi của dung dịch vô cùng loãng:

5.3.1.2. Giản đồ “Áp suất - thành phần” (P - x)

Áp dụng định luật Raoult cho dung dịch lý tưởng của hai
cấu tử (A - B):
(1)
(2)
Áp suất tổng của hệ là:
P = PA + PB

(3)
Nếu ta biểu diễn các phương trình (1), (2) và (3) lên đồ
thị “áp suất - thành phần” (P - x) ta được hình 5.1.

Hình 5.1. Giản đồ áp suất hơi (P - x) của dung dịch 2


cấu tử lý tưởng

5.3.1.3. Thành phần pha hơi – định luật Konovalop I

3
Xét hệ dung dịch lý tưởng của hai cấu tử A và B
nằm cân bằng với pha hơi của chúng.
Theo định luật Raoult ta được:

(định luật Konovalop I)

Trong đó và được gọi là hệ số tách hay hệ số

chưng cất

5.3.1.4. Giản đồ “thành phần hơi – thành phần lỏng”

Từ định luật Konovalop I, ta biến đổi để rút ra biểu thức:

(4)

Biểu diễn phương trình (4) lên đồ thị (x - x) ta được các


đường trên hình 5.2.

Hình 5.2. Giản đồ (x-x) của hệ hai cấu tử A-B

5.3.2. Hệ dung dịch thực tan lẫn vô hạn

5.3.2.1. Áp suất hơi

Dung dịch sai lệch dương có áp suất hơi trên dung


dịch lớn hơn áp suất hơi tính theo định luật Raoult.
4
Dung dịch sai lệch âm có áp suất hơi trên dung
dịch nhỏ hơn áp suất hơi tính theo định luật Raoult.

5.3.2.2. Thành phần pha hơi, định luật Konovalop II

Đối với những hệ có thành phần ứng với điểm cực


trị trên đường áp suất hơi tổng cộng (P - x) thì pha lỏng
và pha hơi cân bằng có cùng thành phần.

5.3.3. Hệ hai chất lỏng hoàn toàn không tan lẫn

5.3.3.1. Tính chất

Thành phần của pha hơi cũng chỉ phụ thuộc vào
nhiệt độ mà không phụ thuộc vào thành phần của
hỗn hợp lỏng.

Nhiệt độ sôi của hỗn hợp cũng không phụ thuộc


vào thành phần, nó nhỏ hơn nhiệt độ sôi của mỗi
cấu tử và chỉ phụ thuộc vào áp suất bên ngoài.
Trong quá trình sôi, nhiệt độ sôi của hỗn hợp sẽ
giữ nguyên cho đến khi một trong hai cấu tử
chuyển hết thành hơi, thì nhiệt độ sôi của hệ sẽ
tăng vọt đến nhiệt độ sôi của cấu tử còn lại.

5.3.3.2. Chưng cất lôi cuốn theo hơi nước

Trong đó: và lần lượt là áp suất hơi của


nước và của chất A.

5
5.3.3.3. Định luật phân bố

Ở nhiệt độ và áp suất không đổi, tỷ số nồng độ của


một chất tan trong hai dung môi không tan lẫn là một
hằng số không phụ thuộc vào lượng tương đối của chất
tan và dung môi.

CY/A, CY/B: là nồng độ của chất tan Y trong dung môi


A và trong dung môi B.
K: hệ số phân bố

5.4. Bài tập mẫu

Ví dụ 1: Tính áp suất hơi của dung dịch đường


(C12H22O11) 5% ở 1000C và nồng độ % của dung dịch
glycerin trong nước để có áp suất hơi bằng áp suất hơi
của dung dịch đường 5%.

Giải
Áp suất hơi của dung dịch đường:

(mmHg)

Dung dịch glycerin:

Mà:

6
Suy ra:
Nồng độ phần trăm của dung dịch glycerin

(%)

Ví dụ 2. Ở 123,30C bromobenzen (1) và clorobenzen (2)


có áp suất hơi bão hòa tương ứng bằng 400 và 762
mmHg. Hai cấu tử này tạo với nhau một dung dịch xem
như lý tưởng. Xác định:

a. Thành phần dung dịch ở 123,30C dưới áp suất khí


quyển 760mmHg.
b. Tỷ số mol của clorobenzen và bromobenzen trong
pha hơi trên dung dịch có thành phần 10% mol
clorobenzen.

Giải

Hai cấu tử này tạo với nhau một dung dịch lý tưởng
nên:

a. Thành phần hỗn hợp ở 123,30C dưới áp suất khí


quyển 760mmHg

Vậy thành phần của Bromobenzen là: 0,00552


thành phần của Clorobenzen là: 0,9948
b. Tỷ số mol của clorobenzen và bromobenzen

7
Ví dụ 3. Benzen và toluen tạo với nhau một dung dịch
xem như lý tưởng. Ở 300C áp suất hơi của benzen bằng
120,2 mmHg, của toluen bằng 36,7 mmHg. Xác định:
a. Áp suất hơi riêng phần của từng cấu tử.
b. Áp suất hơi của dung dịch.
Nếu dung dịch được hình thành từ sự trộn 100g benzen
và 100g toluen.

Giải

a. Áp suất hơi riêng phần của từng cấu tử


Phần mol của benzen:

Phần mol của toluen:

Áp suất hơi của Benzen:


(mmHg)
Áp suất hơi của Toluen:
(mmHg)
b. Xác định áp suất hơi của dung dịch
(mmHg)

8
Ví dụ 4. Etanol và metanol tạo thành dung dịch xem như
lý tưởng. Ở 20oC áp suất hơi bão hòa của etanol và
metanol lần lượt là 44,5 và 88,7 mmHg.

a. Tính thành phần mol các chất trong dung dịch


chứa 100g etanol và 100g metanol.
b. Xác định các áp suất riêng phần và áp suất tổng
của dung dịch.
c. Tính phần mol của metanol trong pha hơi nằm cân
bằng với dung dịch trên.

Giải

a. Phần mol mỗi chất


Số mol etanol:

Số mol metanol:

Phần của etanol:

Phần của metanol:


b.

P = 18,245 + 52,333 = 70,578 (mmHg)


c. Phần mol của metanol trong pha hơi:

Ví dụ 5. Hỗn hợp SnCl4 (1) và CCl4 (2) tuân theo qui luật
của dung dịch lý tưởng. Ở 90 oC áp suất hơi bão hòa
của SnCl4 và CCl4 lần lượt là 362 mmHg và 1112
9
mmHg. Dưới áp suất chuẩn 760mmHg, SnCl4 sôi ở
1140C và CCl4 sôi ở 77oC:

a. Xây dựng giản đồ “thành phần - áp suất” của các


cấu tử và xác định trên giản đồ áp suất P 1, P2 và P
của hỗn hợp có phần mol của CCl4 là 0,7.
b. Xác định thành phần hỗn hợp SnCl 4 - CCl4 sôi ở
900C dưới áp suất 760mmHg.
c. Xác định thành phần hơi tại 900C.

Giải

a. Xây dựng giản đồ “thành phần - áp suất”

Hình 5.3. Giản đồ áp suất - thành phần “P - x”


Áp suất của SnCl4:
(mmHg)
Áp suất của CCl4:
(mmHg)
Áp suất của hỗn hợp:
P = 108,6 + 779,1 = 887,7 (mmHg)
b. Xác định thành phần hỗn hợp SnCl4 - CCl4
Ta có:
10
Vậy thành phần của SnCl4 là 0,47
Thành phần của CCl4 là 0,53
c. Xác định thành phần hơi

Ví dụ 6. Một dung dịch lý tưởng của A và B chứa 25%


mol A. Ở 250C, hơi cân bằng của nó chứa 50% mol A.
Nhiệt hóa hơi của A và B lần lượt là 5 và 7 Kcal/mol.
Tính tỷ số áp suất hơi bão hòa của A và B khi nguyên
chất ở 250C và 1000C.

Giải

a. Ở 250C:
Ta có: và
Theo đề bài ta có: PA = PB

b. Ở 1000C:
Áp dụng công thức:

Đối với chất A:

Ta có: (1)

Tương tự đối với chất B:

(2)

11
Lấy phương trình (1) – (2), ta được:

Ví dụ 7. Ở 800C áp suất hơi bão hòa của A nguyên chất


và B nguyên chất lần lượt là 100 và 600 mmHg.

a. Hãy vẽ đồ thị “Áp suất - thành phần” (P - x) của


dung dịch lý tưởng A - B.
b. Tìm thành phần của A và B sao cho tại đó áp suất
của A và B bằng nhau.

Giải

a. Giản đồ “P - x” (hình 5.4)


(1)
(2)
(3)

12
Hình 5.4. Giản đồ áp suất - thành phần “P - x”

b. Thành phần cấu tử A và B.


Ta có: PA = P B

Chương 6

CÂN BẰNG GIỮA DUNG DỊCH


LỎNG VÀ PHA RẮN

6.1. Tính chất của dung dịch loãng các chất tan
không bay hơi

6.1.1. Độ giảm áp suất hơi của dung dịch

13
Độ giảm tương đối áp suất hơi của dung dịch bằng
tổng phần phân tử của các chất tan không bay hơi trong
dung dịch.

Trong đó:
P0: áp suất hơi của dung môi nguyên chất
P: áp suất hơi của dung dịch
x: phân mol của chất tan

6.1.2. Độ tăng điểm sôi và độ hạ điểm kết tinh

Đường OC mô tả áp suất hơi trên dung môi rắn


nguyên chất.
Đường OA mô tả áp suất hơi trên dung môi lỏng
nguyên chất.
Đường OB mô tả ảnh hưởng của áp suất bên
ngoài đến nhiệt độ nóng chảy của dung môi
nguyên chất.
Độ tăng điểm sôi và độ hạ điểm kết tinh của các
dung dịch chất tan không bay hơi tỷ lệ thuận với nồng
độ của dung dịch.
T = K. Cm
Với:
Cm: Nồng độ molan của dung dịch.
K: Hằng số nghiệm sôi Ks hay hằng số nghiệm
đông Kđ

14
Hình 6.1. Giải thích độ tăng điểm sôi và độ hạ điểm
kết tinh

Trong đó:
R: hằng số khí
T0: nhiệt độ chuyển pha
M: phân tử lượng
: nhiệt chuyển pha

6.1.3. Áp suất thẩm thấu

Áp suất thẩm thấu của dung dịch có nồng độ xác


định là áp suất phụ phải tác động lên một màng bán
thấm nằm phân cách giữa dung dịch và dung môi
nguyên chất để dung dịch này có thể nằm cân bằng
thủy tĩnh với dung môi (qua màng bán thấm).
 = CRT
Trong đó:
15
: áp suất thẩm thấu
C: Nồng độ dung dịch (mol/l)
R: hằng số khí
T: nhiệt độ tuyệt đối

6.2. Sự kết tinh của dung dịch hai cấu tử. Hệ không
tạo dung dịch rắn, không tạo hợp chất hóa học

6.2.1. Giản đồ “nhiệt độ - thành phần” (T - x)

Các điểm a, b tương ứng với nhiệt độ kết tinh của


các cấu tử A và B nguyên chất.
Đường aeb được gọi là đường lỏng.
Đường arAr’Bb được gọi là đường rắn.
Vùng nằm trên đường lỏng hệ chỉ có một pha lỏng
LA-B
Vùng nằm phía dưới đường rắn, hệ bao gồm hai
Pha rắn: rắn A và rắn B (RA, RB).
Vùng nằm giữa đường lỏng và đường rắn hệ tồn
tại cân bằng của hai pha: RA – L hoặc L - RB.

16
Hình 6.2. Giản đồ (T-x) của hệ hai cấu tử, cân bằng lỏng
rắn.

6.2.2. Khảo sát quá trình đa nhiệt

Tại nhiệt độ T2: Hệ Q2 = lỏng l2 + rắn r2

Hình 6.3. Quá trình đa nhiệt của hệ Q

Hệ H = pha lỏng e + hệ rắn chung RC

Hệ rắn chung RC = pha rắnA + pha rắn B

6.2.3. Hỗn hợp eutecti

Ở áp suất không đổi, hỗn hợp eutecti sẽ kết tinh ở


nhiệt độ không đổi theo đúng thành phần của nó. Hỗn

17
hợp eutecti có tính chất giống như một hợp chất hóa
học, song nó không phải là một hợp chất hóa học mà nó
chỉ là một hỗn hợp gồm những tinh thể rất nhỏ, rất mịn
của hai pha rắn A và rắn B nguyên chất kết tinh xen kẽ
vào nhau.

6.2.4. Phép phân tích nhiệt

Hình 6.4. Minh họa phép phân tích nhiệt


Lập 6 hệ có cùng khối lượng với thành phần của
cấu tử B thay đổi từ 0% đến 100%. Làm nóng chảy từng
hệ rồi hạ dần nhiệt độ, quan sát sự thay đổi nhiệt độ
theo thời gian và vẽ các đường nguội lạnh (T - t).

6.3. Hệ hai cấu tử không tạo dung dịch rắn, khi kết
tinh tạo thành hợp chất hóa học bền

18
Hình 6.5. Giản đồ (T-x) hệ 2 cấu tử tạo hợp chất hoa
học bền

D là hợp chất hóa học của A và B.


Đường ae1 là đường kết tinh của chất rắn A.
Đường e1de2 là đường kết tinh của chất rắn D.
Đường e2b là đường kết tinh của chất rắn B.
Hai điểm e1 và e2 tương ứng là các điểm eutecti
của hệ A - D và hệ D - B.

6.4. Bài tập mẫu

Ví dụ 1. Băng điểm của dung dịch nước chứa một chất


tan không bay hơi là -1,50C. Xác định:

a. Nhiệt độ sôi của dung dịch.


b. Áp suất hơi của dung dịch ở 250C.
Cho biết hằng số nghiệm lạnh của nước là 1,86 và hằng
số nghiệm sôi của nước là 0,513. Áp suất hơi của nước
nguyên chất ở 250C là 23,76 mmHg.

Giải
a. Độ hạ điểm đông đặc của dung dịch: Tđ = 1,50C
19
Ta có:

(mol/1000g)

Độ tăng điểm sôi:


(0C)
Nhiệt độ sôi của dung dịch:
Tdd = 100 + 0,414 = 100,414 (0C)
b. Áp suất hơi của dung dịch

(mmHg)

Ví dụ 2. Ở 200C áp suất hơi nước là 17,54 mmHg và áp


suất hơi của dung dịch chứa chất tan không bay hơi là
17,22 mmHg. Xác định áp suất thẩm thấu của dung dịch
ở 400C nếu tỷ trọng của dung dịch tại nhiệt độ này là
1,01 g/cm3 và khối lượng mol phân tử của chất tan là
60.

Giải

Ta có:

Mà (1)

Giả sử (g) (2)

Từ (1) và (2), ta được: mct = 5,75 (g)

20
Thể tích của dung dịch: (ml)

Nồng độ của dung dịch:

(mol/l)

Áp suất thẩm thấu:


 = CRT = 0,968x0,082x(273 + 40) = 24,84 (atm)

Ví dụ 3. Giản đồ kết tinh (T-x) của hệ hai cấu tử A - B


được cho trong hình sau.

a. Tính số pha và bậc tự do của hệ tại các vùng I, II,


III và tại điểm eutecti.
b. Làm lạnh 90g hệ Q, khi điểm hệ nằm tại H, cả A và
B đã kết tinh một phần và điểm rắn chung (gồm cả
rắn A và rắn B) nằm tại RC. Tính lượng rắn A và
rắn B đã kết tinh và lượng lỏng eutecti còn lại.

Giải

a. Số pha và bậc tự do của hệ


Vùng I: f = 1, c = k – f + 1 = 2
Vùng II: f = 2, c = k – f + 1 = 1

21
Tại điểm eutecti: f = 3, c = k – f + 1 = 0.
b. Khối lượng của pha rắn và pha lỏng

Ta có : ml + mr = 90 g
ml = 40 g; mr = 50 g
Khối lượng của rắn A và rắn B

Ta có RA + RB = 50 g
RA = 40 g
RB = 10 g

Ví dụ 5. Giản đồ kết tinh (T - x) của hệ hai cấu tử A - B


được cho trong hình sau. Làm lạnh 110 gam hệ Q.

a. Xác định số pha và bậc tự do của hệ tại các vùng I,


II và nhiệt độ kết tinh của cấu tử A, B nguyên chất.
b. Xác định nhiệt độ bắt đầu kết tinh của hệ Q. Khi
điểm hệ nằm tại H cả A và B đã kết tinh một phần
và điểm rắn chung (gồm rắn A và rắn B) nằm tại
RC. Tính lượng rắn A và rắn B đã kết tinh và lượng
lỏng eutecti còn lại.
c. Tính lượng lỏng eutecti tối đa thu được từ hệ trên.

22
Giải

a. Số pha và bậc tự do của các vùng


Vùng I: f = 1, c = 2
Vùng II: f = 2, c = 1
Nhiệt độ kết tinh A: 4500C
Nhiệt độ kết tinh B: 7000C
b. Nhiệt độ bắt đầu kết tinh: 6000C
Ta có hệ pt:

mRc + mle = 110


Giải hệ ta được: mRc = 80 (g), mle = 30 (g)
Khối lượng rắn A và rắn B.
Ta có hệ pt:

mRa + mRb = 80
Giải hệ ta được: mRb = 68 (g); mRa = 12 (g).
23
c. Khối lượng eutecti tối đa khi RC trùng với RB

ml(e) + mRc = 110


Giải hệ ta được: ml(e) = 62,86 (g)

Chương 7

24
ĐIỆN HÓA HỌC

7.1. Khái niệm về dung dịch điện ly

7.1.1. Dung dịch các chất điện ly

Một chất tan khi hòa tan vào dung môi, tạo thành
dung dịch mà dung dịch đó có khả năng dẫn điện gọi là
dung dịch điện ly.

7.1.2. Sự điện ly

Độ tăng điểm sôi và độ giảm điểm đông đặc của


dung dịch điện ly cao hơn so với dung dịch lý tưởng hay
dung dịch không điện ly.
T = i.K.Cm
Trong đó:
i: là hệ số Van’t Hoff
K: hằng số
Cm: nồng độ molan
Áp suất thẩm thấu của dung dịch điện ly cũng cao
hơn áp suất thẩm thấu của dung dịch lý tưởng hay dung
dịch không điện ly.
điện ly = i.C.R.T
Trong đó:
: áp suất thẩm thấu

25
C: nồng độ mol/l
R hằng số khí
T: nhiệt độ tuyệt đối
Hệ số bổ chính i là tỷ số giữa tổng số tiểu phân
thực sự có trong dung dịch và số tiểu phân ban đầu:

Trong đó:
: độ phân ly
=m+n
Với m, n là hệ số của phương trình:
AmBn = mAn+ + nBm-

7.1.3. Hoạt độ, hệ số hoạt độ của các chất điện ly


M+A- = +Mz+ + -Az-
Hoạt độ trung bình của ion:

Trong đó:  = + + -
Ta có: a+ = +.m+ và a- = -.m-



Trong đó:
: molan trung bình của các ion
: hệ số hoạt độ trung bình của các ion
+, -: hệ số họat độ của các ion
Lực ion: hoặc

Trong đó:
i: là ký hiệu của tất cả các ion trong dung dịch mi
Ci: nồng độ thực của các ion
26
7.2. Sự chuyển vận điện tích trong dung dịch điện ly

7.2.1. Độ dẫn điện riêng


Độ dẫn điện riêng () là độ dẫn điện của một dung
dịch có thể tích V = 1 cm3, được đặt giữa hai điện cực
phẳng song song có diện tích như nhau và cách nhau 1
cm.

Trong đó  là điện trở suất:

7.2.2. Độ dẫn điện đương lượng ()

Là độ dẫn điện của một thể tích tính theo cm 3 chứa


đúng một đương lượng gam chất điện ly nằm giữa hai
điện cực phẳng song song cách nhau 1 cm.

Trong đó:
: độ dẫn điện riêng
CN: nồng độ đương lượng
Người ta khảo sát mối tương quan giữa  theo C

 = ∞ - A

7.2.3. Mối quan hệ giữa độ dẫn điện và độ điện ly

Ta có:

Mà:
Trong đó:
27
: độ dẫn điện đương lượng của dung dịch.
: độ dẫn điện đương lượng giới hạn của
dung dịch.
độ dẫn điện đương lượng giới hạn
của cation và anion hay còn gọi là linh độ ion.

7.3. Pin và điện cực

7.3.1. Thế điện cực

Trên ranh giới phân chia 2 pha gồm một tấm kim
lọai dùng làm điện cực (vật dẫn lọai 1) và dung dịch
điện phân (vật dẫn lọai 2) xuất hiện một hiệu điện thế
gọi là thế điện cực có độ lớn được xác định bằng
phương trình Nernst.

Trong đó:
R: hằng số khí
T: nhiệt độ tuyệt đối
F: hằng số Faraday
n: số electron trao đổi

7.3.2. Nhiệt động học của pin và điện cực

7.3.2.1. Công của pin

Xét phản ứng: aA + bB = cC + dD


Ta có: G = -

A’max
Công tạo được là: A = n.F.E
 G = -n.F.E
28
7.3.2.2. Ảnh hưởng của nồng độ đến sức điện động
và điện cực - phương trình Nernst.

Sức điện động phụ thuộc vào nồng độ các chất có


trong pin và nhiệt độ của pin.
Phương trình Nernst:

Trong đó:
: suất điện động tiêu chuẩn
: thế điện cực tiêu chuẩn của điện cực dương
(+) và âm (-)

7.3.2.3. Phương pháp khảo sát một phản ứng


Ta có: G = - n.F.E
Nếu E > 0 G < 0: phản ứng xảy ra theo chiều
thuận.
Nếu E < 0 G > 0: phản ứng xảy ra theo chiều
ngược lại.
Nếu E = 0 G = 0: phản ứng cân bằng.

7.3.2.4. Hệ thức Luther

Hệ thức này dùng để xác định thế điện cực cho một
cặp oxi hóa - khử của nguyên tố có nhiều mức oxi hóa
khác nhau. Ví dụ, kim loại M có hai cation M h+ và Mn+ (h
> n). Hệ này ứng với ba quá trình điện cực:
Mh+ + he = M (1) G1 = -hFh
Mn+ + ne = M (2) G2 = -nFn
Mh+ + (h - n)e = Mn+ (3) G3 = -(h - n)Fh/ n
Vì (3) = (1) - (2), nên:
29
G3 = G1 - G2
Hay: (h - n)h/ n = hh - nn

7.3.3. Các loại điện cực

Điện cực loại 1: là một hệ gồm kim loại hoặc á kim


được nhúng vào dung dịch chứa ion của kim lọai hoặc á
kim đó. Ký hiệu Mn+/ M hoặc An-/ A:

Mn+ + ne = M
Phương trình Nernst:

Điện cực loại 2: là một hệ gồm kim loại được phủ


một hợp chất khó tan (muối, oxit hay hydroxit) của kim
loại đó và nhúng vào dung dịch chứa anion của hợp
chất khó tan đó. Ký hiệu An-/ MA/ M.

MA + ne = M + An-
Phương trình Nernst :

7.4. Bài tập mẫu

Ví dụ 1. Tính nhiệt độ kết tinh của dung dịch chứa


7,308g NaCl trong 250g nước cho biết ở 291K áp suất
thẩm thấu của dung dịch là 2,1079.106 N/m2, khối lượng
riêng của dung dịch là 1g/cm3, nhiệt nóng chảy của
nước đá nguyên chất là 333,48.103 J/kg.

Giải
Ta có:Tđ = i.kđ.Cm (1)
30
Với:

Trong đó: (mol/kg)

Ta lại có:
Nồng độ của dung dịch:
(mol/l)

Thế vào công thức (1), ta có:


Tđ = i.kđ.Cm = 0,5 1,74 1,86 = 1,62
Nhiệt độ kết tinh của dung dịch điện ly đó là:
Tđ = 0 - 1,62 = -1,620C

Ví dụ 2. Độ hạ điểm kết tinh của dung dịch CH 3COOH


0,1M là 0,1885 độ, hằng số nghiệm lạnh của nước là
1,86. Tính độ phân ly của dung dịch CH 3COOH 0,1M và
0,05M.

Giải

Ở nồng độ loãng thì nồng độ mol/l gần bằng với


nồng độ molan nên ta có:
Trường hợp dung dịch có nồng độ 0,1M:
Tđ = i.kđ.Cm

Mà ta lại có:

Độ phân ly của dung dịch CH 3COOH 0,1M là


1,34%.
Trường hợp dung dịch có nồng độ 0,05M:
Ta có phương trình phân ly:
31
CH3COOH = CH3COO- + H+
Hằng số phân ly:

Đối với dung dịch điện ly yếu, ta có:

Khi dung dịch có nồng độ 0,05M thì độ phân ly của


dung dịch là 1,9%.

Ví dụ 3. Dung dịch chứa 4,355 mol đường mía trong 5


lít dung dịch ở 291K có cùng áp suất thẩm thấu với
dung dịch chứa 2 mol NaCl trong 4 lít dung dịch. Xác
định độ phân ly của dung dịch NaCl và hệ số Vant Hoff.

Giải

Dung dịch đường là dung dịch không điện ly:


(atm)

Đối với dung dịch NaCl ta có:

Độ điện ly:

Vậy độ điện ly của dung dịch NaCl là 74,2%.

Ví dụ 4. Tính áp suất thẩm thấu của dung dịch NaCl


0,15M ở 370C biết độ phân ly của dung dịch là 95%.

Giải

Ta có:

32
Mà:

Áp suất thẩm thấu của dung dịch là:

Ví dụ 5. Tính nồng độ của dung dịch đường sacaroza


để có giá trị áp suất thẩm thấu là 8,1134 atm ở 370C.

Giải

Nồng độ dung dịch đường sacaroza là:


mol/l

Ví dụ 6. Thiết lập biểu thức tính sức điện động của pin
có nồng độ sau:
Ag/ AgCl/ HCl (C1)// HCl (C2)/ AgCl/ Ag
Cho biết C1 > C2.

Giải

Cực âm: Ag + Cl-(C1) = AgCl + e


Cực dương: AgCl + e = Ag + Cl-(C2)
Sức điện động của pin được tính như sau:

Ví dụ 7. Điện trở của dung dịch KCl 0,02N ở 25 0C trong


một bình đo độ dẫn điện đo được là 457. Biết độ dẫn
điện riêng của dung dịch là 0,0028 -1.cm-1. Dùng bình
này đo độ dẫn điện của dung dịch CaCl 2 chứa 0,555g
33
CaCl2 trong 1 lít dung dịch có giá trị là 1050. Tính hằng
số bình điện cực và độ dẫn điện đương lượng của
dung dịch CaCl2.

Giải

Với dung dịch KCl ta có:


k = R. 457 = 1,2796 (cm-1)
Với dung dịch CaCl2 ta có:
( .cm-1)

Nồng độ của dung dịch CaCl2 là:

(N)

Độ dẫn điện đương lượng của dung dịch CaCl 2


được tính theo công thức:
(cm2. .đlg-1)

Ví dụ 8. Độ dẫn điện đương lượng giới hạn của axit


propionic (C2H5COOH) ở 250C là 385,6 -1.đlg-1.cm2.
Hằng số phân ly của acid này là 2,34.10-5.Tính độ dẫn
điện đương lượng của dung dịch acid propionic 0,05M
ở cùng nhiệt độ.

Giải

Dung dịch acid propionic là một chất điện ly yếu


nên:

34
Mà:

Vậy độ dẫn điện đương lượng của dung dịch là: =


8,34.cm2.-1.đlg-1

Ví dụ 9. Độ dẫn điện đương lượng của NH4Cl trong


dung dịch vô cùng loãng là 149,7 -1.đlg-1.cm2. Linh độ
ion của OH-1 là 198 của Cl- là 76,3 -1.dlg-1.cm2. Tính độ
dẫn điện giới hạn của dung dịch NH4OH.

Giải

Ta có:

(cm2.-1.đlg-1)
Độ dẫn điện đương lượng giới hạn của NH4OH là:

Ví dụ 10. Điện trở của dung dịch KNO 3 0,01N là 423 .


Hằng số bình điện cực là 0,5 cm -1. Xác định độ dẫn điện
riêng, độ dẫn điện đương lượng và độ phân ly của dung
dịch, biết linh độ ion của NO3- và K+ lần lượt là 71,4 và
73,4 -1.đlg-1.cm2.

Giải

Độ dẫn điện riêng của dung dịch KNO3:

Độ dẫn điện đương lượng:

35
Ta có:

Độ điện ly là:

Như vậy độ điện ly của dung dịch là 81,63%

Ví dụ 11. Xác định nồng độ của dung dịch HCl nếu dùng
dung dịch NaOH 8N để chuẩn độ 100ml dung dịch HCl
bằng phương pháp chuẩn độ dẫn điện thế thì kết quả
thu được là:

VNaOH (ml) 0,32 0,60 1,56 2,00 2,34

 (-1.cm.10-2) 3,2 2,56 1,64 2,38 2,96

Giải

Ta xác định điểm tương đương của phép chuẩn độ


điện thế bằng sự thay đổi đột ngột của độ dẫn điện
riêng. Từ bảng số liệu thì điểm tương đương chính là
điểm có thể tích NaOH bằng 1,56ml.
Ta tính được nồng độ của dung dịch HCl:

Ví dụ 12. Tính thế điện cực: Zn/ ZnCl 2 (0,005N) ở 250C


cho biết độ dẫn điện đương lượng của dung dịch là 89
-1.đlg-1.cm2, độ dẫn điện đương lượng giới hạn của

36
dung dịch là 113,7 -1.dlg-1cm2 và điện thế tiêu chuẩn
của điện cực Zn là -0,76V.

Giải

Độ phân ly của dung dịch ZnCl2 là:

Nồng độ của Zn2+:


[Zn2+] = 0,783 0,005 = 0,004 N = 0,002 M
Thế điện cực:

Ví dụ 13. Cho pin Cd / Cd 2+ // CuSO4 / Cu có sức điện


động là 0,745V. Hãy xác định độ phân ly của dung dịch
CuSO4 0,1N cho biết điện thế tiêu chuẩn của điện cực
Cu là 0,34V, của điện cực Cd là -0,4V và nồng độ ion
Cd2+ trong dung dịch là 0,05N.
Giải

Phản ứng xảy ra trong pin:


Cd + Cu2+ = Cd2+ + Cu
Sức điện động của pin như sau:

Trong đó: (V)


Thế vào công thức trên ta được:

37
= 0,074 (N)

Độ phân ly:

Ví dụ 14. Cho pin


(Pt) Hg/ Hg2Cl2/ KCl 0,01N// H+ / Quinhydron.
Có sức điện động ở 25 0C là 0,0096V. Tính pH của dung
dịch biết điện thế điện cực Calomen là 0,3338V và thế
điện cực tiêu chuẩn của điện cực Quinhydron là 0,699V.

Giải

Áp dụng công thức tính pH của dung dịch:

Ví dụ 15. Cho pin, Cu/ CuCl2 (0,7M)// AgNO3 (1M)/ Ag.


Cho biết độ phân ly của dung dịch CuCl2 là 80% và
dung dịch AgNO3 là 85%, điện thế tiêu chuẩn của điện
cực Cu là 0,34V và điện cực Ag là 0,8V. Tính sức điện
động của pin và tính lượng AgNO 3 cần thêm vào để sức
điện động của pin tăng thêm 0,02V, cho thể tính bình là
1lít.

Giải

CuCl2 = Cu2+ + 2Cl-


Nồng độ ion Cu2+: (M)

AgNO3 = Ag+ + NO3-


Nồng độ ion Ag+: (M)
38
Suất điện động của pin:
E0 = 0+ - 0- = 0,8 - 0,34 = 0,46 (V)

(V)

Thêm vào suất điện động của pin 0,02V


 E = 0,483 (V)

0,483 = 0,46 -

 [Ag+] = 1,836 (M)


 [AgNO3] =

 = CM.V = 2,16 x 1 = 2,16 (mol)


Vậy số mol AgNO3 thêm vào là: 2,16 – 1 = 1,16 (mol)
 = 1,16 x 170 = 197,2 (g)

Ví dụ 16. Viết cấu trúc pin trong đó cực âm là điện cực


Hiđro, cực dương là điện cực Calomen. Cho biết điện
cực Calomen nhúng vào dung dịch KCl 0,1M và pH của
dung dịch là 1,0. Tính sức điện động của pin.

Giải

Pt, H2 /H+ //KCl 0,1M /Hg2Cl2/Hg, Pt


Áp dụng công thức:

Mà: 0Cal = 0,268 (V)


Ta có:

39
E = 0,059 +
Mà: (V)

 E = 0,059 + 0,847 = 0,906 (V)

Ví dụ 17. Cho điện thế tiêu chuẩn của điện cực Cu là


0,34V, của điện cực Ag là 0,799V. Chứng minh phản
ứng sau không xảy ra:
2Ag + Cu2+ = 2Ag+ + Cu.

Giải

Cực âm: 2Ag – 2e = 2Ag+


Cực dương: Cu2+ + 2e = 2Cu
Vậy pin được hình thành từ phản ứng trên là:
Ag/ Ag+// Cu2+/ Cu
Sức điện động tiêu chuẩn của pin tính được:
E0 = 0,34 – 0,799 = - 0,459 (V)
 E0 < 0 nên phản ứng không tự xảy ra.

Ví dụ 18. Viết các phương trình phản ứng ở điện cực và


phản ứng tổng quát xảy ra trong các pin sau:
a. Zn / ZnSO4 // CuSO4 / Cu
b. Cu / CuCl2 / AgCl / Ag
c. (Pt) H2 / H2SO4 / Hg2SO4 / Hg (Pt)
d. Cd/ CdSO4 / Hg2SO4 / Hg (Pt)

Giải

a. Zn / ZnSO4 // CuSO4 / Cu
Cực âm: Zn - 2e = Zn2+
Cực dương: Cu2+ + 2e = Cu

40
 Zn + CuSO4 = ZnSO4 + Cu
b. Cu / CuCl2 / AgCl / Ag
Cực âm: Cu - 2e = Cu2+
Cực dương: 2AgCl + 2e = 2Ag + 2Cl-
 Cu + 2AgCl = 2Ag + CuCl2
c. (Pt) H2 / H2SO4 / Hg2SO4 / Hg (Pt)
Cực âm: H2 - 2e = 2H+
Cực dương: Hg2SO4 + 2e = 2Hg + SO42-
 H2 + Hg2SO4 = 2Hg + H2SO4
d. Cd / CdSO4 / Hg2SO4 / Hg (Pt)
Cực âm: Cd - 2e = Cd2+
Cực dương: Hg2SO4 + 2e = 2Hg + SO42-
 Cd + Hg2SO4 = 2Hg + CdSO4

Ví dụ 19. Lập pin trong đó xảy ra các phản ứng sau.


a. Cd + CuSO4 = CdSO4 + Cu
b. 2AgBr + H2 = 2Ag + 2HBr
c. H2 + Cl2 = 2HCl
d. Zn + 2Fe3+ = Zn2+ + 2Fe2+

Giải

a. Cd + CuSO4 = CdSO4 + Cu
Cực âm: Cd - 2e = Cd2+
Cực dương: Cu2+ + 2e = 2Cu
 Cd/ CdSO4// CuSO4/ Cu
b. 2AgBr + H2 = 2Ag + 2HBr
Cực âm: H2 - 2e = 2H+
Cực dương: 2AgBr + 2e = 2Ag + 2Br-
 Pt, H2 / HBr / AgBr / Ag
41
c. H2 + Cl2 = 2HCl
Cực âm: H2 - 2e = 2H+
Cực dương: Cl2 + 2e = 2Cl-
 Pt, H2/ HCl/ Cl2, Pt
d. Zn + 2Fe3+ = Zn2+ + 2Fe2+
Cực âm: Zn - 2e = Zn2+
Cực dương: 2Fe3+ + 2e = 2Fe2+
 Zn/ Zn2+// Fe3+, Fe2+/ Pt

Ví dụ 20. Cho phản ứng của pin là: Hg 2+ + 2Fe2+ = 2Hg


+ 2Fe3+ có hằng số cân bằng ở 250C là 0,018 và ở 350C
là 0,054. Tính G0 và H0 của phản ứng ở 250C.

Giải
Coi H không thay đổi trong khoảng từ 25 - 35 0C ta
có:

H0 = 83834,58 (J)


G0 = -RTlnKp = -8,314 298 ln(0,018)
= 9953,36 (J)

Ví dụ 21. Cho pin: Zn / ZnCl2 (0,5M) / AgCl / Ag.


a. Viết phản ứng điện cực và phản ứng trong pin.
b. Tính sức điện động tiêu chuẩn, biến thiên thế đẳng
áp tiêu chuẩn của pin.
c. Tính sức điện động và biến thiên thế đẳng áp của
pin.
42
Cho biết điện thế tiêu chuẩn của điện cực Zn là -
0,76V, của điện cực Ag/AgCl/Cl- là 0,2224V.

Giải

a. Phản ứng điện cực và phản ứng trong pin


Cực âm: Zn - 2e = Zn2+
Cực dương: 2AgCl + 2e = 2Ag + 2Cl-
Trong pin: Zn + 2AgCl = 2Ag + ZnCl2
b. Suất điện động chuẩn trong pin
(V)
Thế đẳng áp chuẩn:
G0 = -nFE0 = -2 96500 0,9824 = -189603,2 (J)
c. Suất điện động của pin:

(V)

Thế đẳng áp của pin:


G = -nFE = -2 96500 0,9913 = -191321 (J)

Ví dụ 22. Hãy xác định nồng độ ion H + trong dung dịch.


Khi chuẩn độ 10ml hỗn hợp HCl bằng dung dịch NaOH
0,1N thì các giá trị đo được, đọc được trên cầu
Wheatstone là:

VNaOH(ml) 0 5 8 9 10 11 12 13

 (cm2.-1
540 490 468 466 464 462 475 490
.đlg-1)

Giải

43
Ta xác định điểm tương đương của phép chuẩn độ
điện thế bằng sự thay đổi đột ngột của độ dẫn điện
riêng.
Từ bảng số liệu thì điểm tương đương chính là
điểm có thể tích NaOH bằng 11ml. Ta tính được nồng
độ của dung dịch HCl:

Ví dụ 23. Trong dung dịch NH4Cl, số vận chuyển của


anion Cl- là 0,491. Tìm linh độ cation biết độ dẫn
điện đương lượng giới hạn của dung dịch là
149cm2.-1.dlg-1
Giải

Ta có biểu thức liên hệ giữa số tải của cation với


độ dẫn điện đương lượng giới hạn như sau:

Mà ta lại có:
Ta được:

Ví dụ 24: Hằng số phân ly của NH4OH ở 313K là 2.10-5.


Xác định nồng độ của ion OH- trong các dung dịch sau:
a. Nồng độ của NH4OH là 0,1N?
b. Trong 1 lít dung dịch chứa 0,1 mol NH4OH và 0,1
mol NH4Cl. Coi NH4Cl phân ly hoàn toàn.

Giải

44
Ta có phương trình phân ly:
NH4OH NH4+ + OH-
a. Trong dung dịch NH4OH 0,1N

Ta tính được:

b. Trong 1 lít dung dịch chứa 0,1 mol NH4OH và 0,1


mol NH4Cl.

Trong đó: = + 0,1 = 2.10-5M

Ví dụ 25. Cho lượng Ag dư vào dung dịch Mo(CN) 63- 0,1


M, ở 250C có phản ứng xảy ra như sau:

Ag + Mo(CN)63- = Ag+ + Mo(CN)64-

a. Thành lập pin mà trong đó ở điện cực xảy ra phản


ứng trên.
b. Tính hằng số cân bằng của phản ứng đó
c. Tính nồng độ của Ag+ lúc cân bằng
d. Tính sức điện động của pin ở 25 0C khi nồng độ của
Mo(CN)63- và của Mo(CN)64- bằng nhau, nồng độ
Ag+ bằng nồng độ lúc cân bằng (câu c).
Biết ; .

Giải

a. Cực âm: Ag - 1e = Ag+

45
Cực dương: Mo(CN)63- + 1e = Mo(CN)64-
Pin: Ag / Ag+ // Mo(CN)63-, Mo(CN)64- / Pt
b. Hằng số cân bằng
Sức điện động tiêu chuẩn:

Kcb = 14,695
c. Nồng độ của Ag+

Ag + Mo(CN)63- = Ag+ + Mo(CN)64-


0,1 0
x x x
(0,1 - x) x x

Hằng số cân bằng:

Vậy nồng độ của Ag+ = 0,09932 (M)


d. Sức điện động của pin

Chương 8

ĐỘNG HÓA HỌC

46
8.1. Động học

8.1.1. Xác định thực nghiệm vận tốc phản ứng

Vận tốc phản ứng: Đó là sự biến thiên nồng độ của


các chất trong một đơn vị thời gian và một đơn vị thể
tích.
aA + bB = cC + dD
Vận tốc của phản ứng:

8.1.2. Bậc phản ứng

Bậc phản ứng của một chất: chính là số mũ nồng


độ của chất đó trong phương trình động học.
Bậc tổng của phản ứng: là tổng các bậc nồng độ
của các chất trong phương trình động học.

8.1.2.1. Phản ứng bậc 1

A sản phẩm
Phương trình động học:

Thời gian bán hủy: t1/2

8.1.2.2. Phản ứng bậc 2


2A Sản phẩm
Phương trình động học:

Thời gian bán hủy:

A + B Sản phẩm
Phương trình động học:

47
hoặc

8.1.2.3. Phản ứng bậc 3

3A Sản phẩm
Phương trình động học:

8.1.3. Xác định bậc phản ứng

8.1.3.1. Phương pháp thế

Giả định bậc của phản ứng (bậc 0, 1, 2, 3 …)


Nếu phản ứng xãy ra theo một bậc đã giả định, thì
ta thay thế các giá trị thu được từ quá trình khảo sát
theo vận tốc theo thực nghiệm
- t1 x1 vào phương trình động học thu được k1
- t2 x2 vào phương trình động học thu được k2
- t3 x3 vào phương trình động học thu được k3

- tn xn vào phương trình động học thu được kn


Nếu k 1, k 2, …k n tương đương nhau thì bậc phản ứng
là bậc đã giả định.

8.1.3.2. Phương pháp dựa trên đặc điểm của chu kỳ


bán hủy

Người ta quan sát đặc điểm của T 1/2 và nồng độ và


xem sự tương quan của nó là gì.

48
8.1.3.3. Phương pháp xác định theo vận tốc đầu

n1A + n2B + n3C +...+ nn Z → Sản phẩm


Vận tốc phản ứng:
Tìm n1: Cho [B], [C], [D]…., [Z] dư

Tìm n2: Cho [A], [C], [D]…., [Z] dư

Tương tự ta có n3, n4,…, nn

N = n1 + n2 +……..+ nn

8.1.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng

Van’t Hoff khi nghiên cứu sự ảnh hưởng nhiệt độ


đến vận tốc phản ứng thì Ông cho rằng cứ tăng nhiệt độ
lên 100C thì vận tốc phản ứng tăng từ 2 đến 4 lần.

Trong đó:  là hệ số nhiệt độ.

8.1.5. Năng lượng hoạt hóa

Trong đó:
k1, k2: hằng số tốc độ phản ứng ở nhiệt độ T1, T2.
Ea: năng lượng hoạt hóa
T1, T2: nhiệt độ (0K)
R: hằng số khí lý tưởng

8.2. Bài tập mẫu

49
Ví dụ 1. Lượng chất phóng xạ Poloni sau 14 ngày giảm
đi 6,85% so với ban đầu. Xác định hằng số tốc độ
phóng xạ và chu kỳ bán hủy của Poloni. Cho biết phản
ứng là bậc 1.

Giải

Vì phản ứng là bậc 1 ta có phương trình động học


cho phản ứng bậc 1:

Hằng số tốc độ của phản ứng trên là:

(ngày-1)

Chu kỳ bán hủy là:


(ngày)

Ví dụ 2. Trong 10 phút, phản ứng giữa hai chất xảy ra


hết 25% lượng ban đầu. Tính chu kỳ bán hủy của phản
ứng nếu nồng độ ban đầu hai chất trong phản ứng bậc
hai là như nhau.

Giải

Nồng độ ban đầu hai chất bằng nhau, ta có:

Hằng số tốc độ của phản ứng là:

50
Chu kỳ bán huỷ của phản ứng là:
(phút)

Ví dụ 3. Chu kỳ bán hủy của N 2O5 là 5,7 giờ. Tính hằng


số tốc độ phản ứng và thời gian cần thiết để phản ứng
hết 75% và 87% lượng chất ban đầu nếu phản ứng là
bậc 1.

Giải

Vì phản ứng là bậc 1 ta có:


(giờ-1)

Thời gian để phản ứng hết 75% lượng chất ban


đầu là:

(giờ)

Thời gian để phản ứng hết 87% lượng chất ban


đầu là:

(giờ)

Ví dụ 4. Trong 10 phút hai phản ứng bậc một và hai đều


phản ứng hết 40%. Tính thời gian để hai phản ứng đều
hết 60% khi cho nồng độ ban đầu của phản ứng bậc 2
là như nhau.

Giải

Đối với phản ứng bậc 1:

51
(phút-1)

Thời gian (ph) để phản ứng hết 60% lượng chất là:

Đối với phản ứng bậc 2:

Hằng số tốc độ của phản ứng là:

Thời gian (ph) để phản ứng hết 60% lượng chất là:

Ví dụ 5. Ở 3780C, chu kỳ bán hủy của phản ứng bậc


nhất là 363 phút. Tính thời gian để phản ứng hết 75%
lượng ban đầu ở 4500C, biết năng lượng hoạt hóa của
phản ứng là 52.000 cal.mol-1.

Giải

Vì phản ứng là bậc 1 nên ta có hằng số tốc độ tại


nhiệt độ 3780C là:
(phút-1)

Hằng số tốc độ của phản ứng ở 450 0C được tính


theo phương trình:

52
k2 = 0,1046 (phút-1)
Thời gian (phút) phản ứng hết 75% lượng chất ở 450 0C
là:

Ví dụ 6. Cho phản ứng:


CH3COCH3 = C 2 H4 + CO + H2
Áp suất tổng biến đổi như sau:

Thời gian
0 6,5 13 19,9
(phút)

41589, 74914,
Ptổng (N/m2) 54386,6 65050,4
6 6

Xác định bậc phản ứng và tính giá trị hằng số tốc độ
phản ứng.

Giải

CH3COCH3 = C 2 H4 + CO + H2
P0 0 0 0
(P0 – x) x x x

Gọi áp suất ban đầu của Aceton là P0.


Áp suất tại các thời điểm t của Aceton là P = PO - x
Áp suất tổng cộng của hệ là PT = PO + 2x

53
Tại t = 6,5 phút:

Tại t = 13 phút:

Tại t = 19,9 phút:

Giả sử phản ứng là bậc 1 áp dụng phương trình động


học cho phản ứng bậc 1 ta có:

với

Tại t = 6,5 phút ta có

Tại t = 13 phút ta có:

Tại t = 19,9 phút ta có:

Ta nhận thấy tại các thời điểm khác nhau có các giá trị
của k là sấp xỉ nhau nên ta kết luận phản ứng là bậc 1
và có hằng số tốc độ là:

Ví dụ 7. Hằng số tốc độ phản ứng xà phòng hóa


etylacetat bằng xút ở 283K là 2,38 l.đlg -1.ph-1. Tính thời
54
gian cần thiết để xà phòng hóa 50% luợng etylacetat ở
nhiệt độ trên, nếu trộn 1lít dung dịch etyl acetat 1/20N
với:

a. 1 lít dung dịch xút 1/20N


b. 1 lít dung dịch xút 1/10N.

Giải

a. Khi trộn 1lít dung dịch etylacetat 1/20N với 1 lít


dung dịch NaOH 1/20N ta có:

Thời gian phản ứng hết 50% lượng chất cũng


chính là chu kỳ bán hủy của phản ứng đó.

b. Khi trộn 1lít dung dịch etylacetat 1/20N với 1 lít


dung dịch NaOH 1/10N ta có:

Thời gian (phút) phản ứng hết 50% lượng chất là:

Ví dụ 8. Nếu phản ứng bậc 1 có năng lượng hoạt hóa là


25.000 cal/mol và trong phương trình Arhenius có hằng
số k0 là 5.1013 giây-1, ở nhiệt độ nào chu kỳ bán hủy của
phản ứng là 1 phút và 30 ngày.

Giải

55
Khi chu kỳ bán hủy là 1 phút ta có hằng số tốc độ
là:
(giây-1)

Nhiệt độ cần thiết là:

Khi chu kỳ bán hủy là 30 ngày (2592000 giây) thì


hằng số tốc độ của phản ứng là:
(phút-1)

Nhiệt độ cần thiết là:

Ví dụ 9. Năng lượng hoạt hóa của phản ứng là bao


nhiêu để tốc độ phản ứng tăng lên 3 lần khi tăng nhiệt
độ lên 10 độ tại 300K và tại 1000K?

Giải

Tại 300K tốc độ tăng 3 lần thì hằng số tốc độ của


phản ứng cũng tăng 3 lần ta có:

Ea = 20,3 (kcal/mol)
Tại 1000K:
56
Ea = 220 (kcal/ mol)

Ví dụ 10. Cho phản ứng: A + B = AB, thu được vận


tốc theo nồng độ đầu các chất là:

1,0 0,1 1,0

1,0 1,0 0,1

Wo 0,025 0,0025 0,00025

Hãy viết phương trình động học của phản ứng.

Giải

Phương trình động học của phản ứng có dạng:

Dựa vào giá trị tốc độ đầu ta xác định giá trị của
và .
W01 =
W02 =
W03 =
Ta tính được = 1, = 2 và k = 0,025
Vậy phương trình động học của phản ứng trên là:
W=

Ví dụ 11. Động học phản ứng bậc một hình thành axit
được nghiên cứu bằng cách lấy mẫu từ hỗn hợp phản
ứng theo từng chu kỳ và định phân bằng dung dịch
kiềm. Thể tích dung dịch kiềm dùng để định phân ở các

57
thời điểm khác nhau sau khi phản ứng bắt đầu thu được
như sau:

Thời gian (phút) 0 27 60 

Thể tích kiềm (ml) 0 18,1 26 29,7

Chứng minh phản ứng là bậc một và tính hằng số tốc


độ phản ứng.

Giải
Tại thời điểm t =  thì thể tích kiềm tiêu tốn chính
là lượng ban đầu của A hay .
Tại t = 27 phút thì
Tại t = 60 phút thì
Giả sử phản ứng là bậc 1. Áp dụng phương trình
động học cho phản ứng bậc 1 ta có:
Tại t = 27 phút
(phút-1)

Tại t = 60 phút
(phút-1)

Vì các giá trị của k là bằng nhau nên ta kết luận


phản ứng là bậc 1 và hằng số tốc độ là: k = 0,03475
phút-1

Ví dụ 12. Dung dịch este etylacetat có nồng độ ban đầu


0,01N xà phòng hóa với dung dịch NaOH có nồng độ
0,002N trong thời gian 23 phút đạt được độ chuyển hóa
là 10%. Nếu nồng độ ban đầu giảm đi 10 lần thì thời
58
gian phản ứng sẽ là bao nhiêu nếu muốn đạt được độ
chuyển hóa là 10% như trước.

Giải

CH3COOC2H5 + NaOH = CH3COONa + C2H5OH


0,01 0,002
0,001 0,001
0,009 0,001
Đây là phản ứng bậc 2 ta có:

Hằng số tốc độ phản ứng (lit/ mol.phut) là:

Khi nồng độ đầu giảm đi 10 lần thì:

Khi nồng độ ban đầu giảm đi 10 lần để đạt được


mức độ chuyển hoá 10% thì cần 1 khoảng thời gian là
230 phút.

Ví dụ 13. Xác định bằng thực nghiệm hằng số tốc độ


phản ứng phân hủy N2O5 có kết quả:

Nhiệt độ (0C) 0 25 35 45 55 65

k.10-15.s-1 0,0787 3,46 13,5 47,44 250 577,8

Xác định năng lượng hoạt hóa của phản ứng.

Giải

59
Khi T1 = 273K và T2 = 298K thì hằng số tốc độ k1 =
0,0787.10-15s và k2 = 3,46.10-15s:

Ea = 24,463 (kJ/mol)

Khi T1 = 308K và T2 = 318K thì hằng số tốc độ :


k1= 13,5.1015s và k2= 19,8.1015s:

Ea = 24,460 (kJ/mol)
Khi T1 = 328K và T2 = 338K thì hằng số tốc độ :
k1 = 250.1015s và k2 = 487.1015s:

Ea = 24,461 (kJ/mol)
Vậy năng lượng hoạt hóa của phản ứng là:
Ea = 24,461 (kJ/mol)

Ví dụ 14: Người ta đo tốc độ đầu hình thành C đối với


phản ứng:
A + B = C và thu được kết quả sau:

Số TN (M) (M) Wo.103 (M.phút-1)

1 0,1 0,1 2,0

2 0,2 0,2 8,0

3 0,1 0,2 8,0

60
a. Bậc phản ứng đối với A và B.
b. Hằng số tốc độ phản ứng.
c. Tính Wo khi = =0,5M.

Giải

a. Phương trình động học của phản ứng có dạng:

Dựa vào giá trị tốc độ đầu ta xác định giá trị của
và .
W01 =
W02 =
W03 =
Từ 3 phương trình trên ta tính được = 0 và =2
b. Hằng số tốc độ của phản ứng là: k = 0,2 M-1.phút-1
c. Khi = =0,5M.
Ta có:

Ví dụ 15. Phản ứng trong pha khí giữa NH 3 và NO2


trong giai đoạn đầu là phản ứng bậc 2.

a. Tính năng lượng hoạt hóa của phản ứng.


b. Tính thừa số k0 của phương trình Arrhenius.

Biết ở nhiệt độ 600K và 716K, hằng số tốc độ phản ứng


có giá trị tương ứng bằng 0,385 M-1.s-1 và 16 M-1.s-1.

Giải

a. Sử dụng phương trình:

61
b. Tính hằng số k0:

Ví dụ 16. Nghiên cứu phản ứng 2I(k) + H 2(k) = 2HI(k).


Cho thấy hằng số tốc độ phản ứng ở 418K là 1,12.10 -5
M-2.s-1 và ở 737K là 18,54.10-5 M-2.s-1. Xác định năng
lượng hoạt hóa và hằng số tốc độ phản ứng ở 633,2K.

Giải

Áp dụng phương trình:

Với T1 = 418K, T2 = 737K và k1 = 1,12.10-5, k2 =


18,54.10-5 ta có:

Cũng áp dụng phương trình:

Với T1= 418K, T2= 633,2K và k1 = 1,12.10-5,


ta có:

Ví dụ 17. Trong một phản ứng bậc nhất tiến hành ở


270C, nồng độ chất đầu giảm đi một nữa sau 5000s. Ở
370C nồng độ giảm đi một nữa sau 1000s. Xác định
năng lượng hoạt hóa của phản ứng.
62
Giải
Tại 270C ta có:

Tại 370C ta có:

Áp dụng phương trình:

(kJ/ mol)

Chương 9

HẤP PHỤ VÀ HÓA KEO

9.1. Hấp phụ và độ hấp phụ

63
Sự hấp phụ ở đây được đánh giá bằng lượng khí
bay hơi (tính bằng mol) bị hấp phụ trong một đơn vị khối
lượng, x (mol/g). Ngoài ra, người ta còn sử dụng đại
lượng thể tích ở điều kiện tiêu chuẩn:
(cm3/g)

Trong đó: x hay V có thể xác định bằng thực


nghiệm.
Độ hấp phụ x là một hàm có hai thông số x = f(P,T).
Giản đồ hấp phụ được biểu diễn theo các đường đẳng
nhiệt (T = const) và đẳng áp (P = const). Thông thường
đường đẳng nhiệt được sử dụng nhiều nhất.

9.2. Phương trình hấp phụ đẳng nhiệt Freunlich

Đường hấp phụ đẳng nhiệt gần với dạng parapol,


do đó Freunlich đề nghị phương trình thực nghiệm:
x = b.p 1/n
Trong đó:
x: Độ hấp phụ.
p: Áp suất khí cân bằng trên chất hấp phụ.
b và n: là các hằng số.
Hoặc:

9.3. Phương trình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir

Gọi p là áp suất khí, θ là phần bề mặt tại thời điểm


nào đó bị phân tử khí chiếm, phần bề mặt còn trống sẽ
là 1 - θ.
Ta sẽ có:

64
Nếu đặt:

Với: x là độ hấp phụ ở một thời điểm nào đó.


xm là độ hấp phụ cực đại.

9.4. Phương trình hấp phụ BET (Brunauer- Emmett -


Teller)

Với:
P0: áp suất hơi bão hòa
V: thể tích khí hấp phụ ở áp suất P
Vm: thể tích khí bị hấp phụ ở lớp thứ nhất (lớp đơn
phân tử)
C: thừa số năng lượng.
Đồ thị theo P/P0 là một đường thẳng, từ

đó có thể xác định Vm và C. Biết Vm, ta có thể tính được


bề mặt chất hấp phụ.

Trong đó:
N : số Avogadro (= 6,023.1023)
Wm : bề mặt chiếm bởi chất bị hấp phụ ở lớp đơn
phân tử.

65
V0: thể tích của 1 mol khí ở điều kiện chuẩn
(22.400 cm3/mol).

9.5. Sự hấp phụ trên ranh giới bề mặt pha lỏng - rắn

Lượng chất bị hấp phụ x (mmol/g) bị hấp phân tử


trên bề mặt chất rắn trong dung dịch được tính bằng
công thức:

Trong đó:
C0 và C1 là nồng độ ban đầu và cân bằng của chất
bị hấp phụ (mol/l).
V là thể tích trong đó xảy ra sự hấp phụ (l).
m là lượng chất hấp phụ (g).

9.6. Bài tập mẫu

Ví dụ 1. Tính lượng rượu etylic bị hấp phụ ở 15 0C trên


bề mặt dung dịch có nồng độ 0,12M cho biết ở 15 0C sức
căng

bề mặt của nước là 73,49.10-3 N/m và của dung dịch


trên là 63,3.10-3 N/m.

Giải

Áp dụng công thức:

Thế các số liệu vào công thức ta có:

66
Ví dụ 2. Xác định ngưỡng keo tụ của dung dịch điện ly
K2Cr2O7 nồng độ 0,01M đối với keo nhôm. Biết rằng để
keo tụ 1 lít keo đó phải thêm vào một lượng chất điện ly
là 0,0631 lít.

Giải

Ta có công thức tính ngưỡng keo tụ như sau:


 = 1000
Trong đó:
C: Nồng độ của dung dịch điện ly (mol/l)
V: thể tích của dung dịch chất điện ly (ml)
: thể tích của dung dịch keo (ml)
Thế các giá trị có được vào công thức trên ta có:

Ví dụ 3. Điều chế keo hydronol sắt (III) bằng cách cho từ


từ dung dịch FeCl3 vào nước đang sôi. Hãy viết cấu tạo
và ký hiệu keo đó.

Giải

Phương trình phản ứng điều chế hạt keo:


FeCl3 + 3H2O = Fe(OH)3 + 3HCl
Cấu tạo Mixen keo:
{mFe(OH)3.nFe3+.(3n-x)Cl-}x+.xCl-.
Vì đây là quá trình thủy phân không hoàn toàn nên
trong dung dịch còn dư FeCl3. Keo này là keo dương.

67
Ví dụ 4. Viết công thức và sơ đồ cấu tạo của mixen keo
được tạo thành khi cho Na2SO4 tác dụng với BaCl2 trong
hai trường hợp.

a. Cho một lượng dư Na2SO4.


b. Cho một lượng dư BaCl2.
c. Các chất điện ly dưới đây gây keo tụ như thế nào
đối với các dung dịch keo nói trên: Al(OH) 3;
Na3PO4.

Giải

Phương trình phản ứng:


Na2SO4 + BaCl2 = 2NaCl + BaSO4
a. Nếu dư Na2SO4 thì mixen keo có dạng:
{mBaSO4.nSO42-.(2n-x)Na+}.xNa+
Đây là keo âm
b. Nếu dư BaCl2 thì mixen keo có dạng:
{mBaSO4.nBa2+.(2n-x)Cl-}.xCl-
Đây là keo dương
c. Các chất gây sự keo tụ:
Với hạt keo {mBaSO4.nSO42-.(2n-x)Na+}.xNa+ thì
chất gây keo tụ tốt nhất là Al(OH)3 vì đây là keo âm nên
ion trái dấu với nó sẽ quyết định khả năng keo tụ. Ion
Al3+ có bậc cao hơn so với ion Na+.
Với hạt keo {mBaSO4.nBa2+.(2n-x)Cl-}.xCl- thì chất
gây keo tụ tốt nhất là Na3PO4 vì đây là keo dương nên
ion trái dấu với nó sẽ quyết định khả năng keo tụ. Ion
PO43- có bậc cao hơn so với ion OH-.

68
Ví dụ 5. Keo As2S3 thu được từ phản ứng sau với
lượng dư H2S:

2H3AsO3 + 3H2S = As2S3 + 6H2O

a. Khi đặt hệ vào điện trường, các hạt keo di chuyển


về điện cực nào. Giải thích.
b. Viết công thức của mixen keo và cho biết dấu của
hạt keo.

Giải

a. Công thức của Mixen keo có dạng:


{mAs2S3.nS2-.(2n-x)H+}.xH+
b. Khi đặt hệ vào điện trường thì các hạt keo sẽ di
chuyển về điện cực dương. Vì các hạt keo mang
điện tích âm nó sẽ chuyển động dưới tác dụng của
điện trường.

Ví dụ 6. Keo AgI được điều chế từ phản ứng trao đổi:


KI + AgNO3 = AgI + KNO3, với lượng dư KI.
Tiếp theo người ta dùng dung dịch K 2SO4 và dung dịch
(CH3COO)2Ca để keo tụ dung dịch keo thu được. Hỏi
dung dịch nào trong hai dung dịch trên gây keo tụ mạnh
hơn. Vì sao? (Các dung dịch trên có cùng nồng độ
mol/l).

Giải
Trong hai dung dịch trên thì dung dịch
(CH3COO)2Ca sẽ gây keo tụ với tốc độ mạnh hơn. Vì
keo được hình thành là keo âm, nó có công thức như
sau:
69
{mAgI.nI-.(n-x)K+}.xK+
Mà khả năng gây keo tụ tỷ lệ thuận với bậc của
điện tích ion trái dấu. Dung dịch (CH 3COO)2Ca có ion
Ca2+ có bậc lớn hơn ion K+ của dung dịch K2SO4.

Ví dụ 7. Viết công thức của mixen keo Al(OH) 3 với chất


ổn định là AlCl3 và keo Fe(OH)3 với chất ổn định là
FeCl3. Dung dịch Na2SO4 là chất keo tụ tốt đối với keo
nào? Vì sao?.

Giải

Mixen keo: {mFe(OH)3.nFe3+.(3n-x)Cl-}.xCl-.


Và {mAl(OH)3.nAl3+.(3n-x)Cl-}.xCl-.
Dung dịch Na2SO4 là chất keo tụ tốt với keo
Fe(OH)3 vì Fe3+ và Al3+ có cùng điện tích nên khả năng
keo tụ tỷ lệ thuận với bán kính Ion. Bán kính của ion
Fe3+ lớn hơn Al3+ nên nó bị keo tụ mạnh hơn.

Ví dụ 8. Ngưỡng keo tụ của Al 2(SO4)3 đối với keo As2S3


là g = 96.10-6 kmol/m3. Hỏi cần bao nhiêu ml dung dịch
Al2(SO4)3 nồng độ 0,01 kmol/m3 để keo tụ 0,1 m3 dung
dịch keo As2S3 nói trên.

Giải

Ta có công thức tính ngưỡng keo tụ như sau.


 = 1000
Trong đó:
C: Nồng độ của dung dịch điện ly (mol/l)
V: thể tích của dung dịch chất điện ly (ml)
: thể tích của dung dịch keo (ml)
70
Thế các giá trị có được vào công thức trên ta có:

Ví dụ 9. Keo Fe(OH)3 điều chế bằng cách thủy phân


không hoàn toàn sắt (III) clorur, bị keo tụ bằng các dung
dịch sau: Na2S, NaCl, BaCl2. Chất điện ly nào có tác
dụng keo tụ mạnh hơn ?Vì sao?

Giải

Khi điều chế keo Fe(OH)3 điều chế bằng cách thủy
phân không hoàn toàn sắt (III) clorur thì sẽ tạo ra keo có
điện tích dương. Với công thức như sau:
{mFe(OH)3.nFe3+.(3n-x)Cl-}.xCl-.
Trong 3 dung dịch trên thì bậc của ion trái dấu cao
nhất là S2- nên dung dịch sẽ gây keo tụ mạnh nhất là
dung dịch Na2S.

Ví dụ 10. Thời gian bán keo tụ của keo AgI có nồng độ


hạt bằng 3,2.1011 hạt.l-1 là 11,5 giây. Xác định hằng số
tốc độ keo tụ.

Giải

Áp dụng phương trình:

9.7. Bài tập tự giải.

1. Keo AgI được điều chế từ phản ứng trao đổi:

71
KI + AgNO3 = AgI + KNO3, với lượng dư KI.
Tiếp theo người ta dùng dung dịch CaSO 4 và dung
dịch CH3COONa để keo tụ dung dịch keo thu được. Hỏi
dung dịch nào trong hai dung dịch trên gây keo tụ mạnh
hơn.Vì sao? (Các dung dịch trên có cùng nồng độ
mol/l).
2. Viết công thức và sơ đồ cấu tạo của mixen keo
được tạo thành khi cho K2SO4 tác dụng với
Ba(NO3)2 trong hai trường hợp:
a. Cho một lượng dư K2SO4.
b. Cho một lượng dư Ba(NO3)2.
3. Viết phương trình phản ứng và cấu tạo của mixen
keo được tạo thành khi cho KAuO 2 tác dụng với
K2CO3 trong HCHO.
4. Thời gian bán keo tụ của keo BaSO 4 có nồng độ
hạt bằng 3,5.1011 hạt.l-1 là 10,5 giây. Xác định hằng
số tốc độ keo tụ.

72
73

You might also like