Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

BÀI TẬP THẢO LUẬN CHƯƠNG 4

1. Các yếu tố nội tại trong công việc ảnh hưởng đến sự căng thẳng trong
lao động
- Điều kiện làm việc:
+ Môi trường làm việc: Các kích thích từ môi trường như tiếng ồn, ánh
sáng, mùi có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng và trạng thái tinh
thần của người lao động.
+ Điều kiện làm việc khó chịu: Sức khỏe tinh thần kém có thể xuất phát từ
điều kiện làm việc không thoải mái, yêu cầu tốc độ thao tác cao và các
bất tiện khác.
+ Sự đơn điệu và tính chất liên tục: Sức khỏe thể chất của người lao động
có thể bị ảnh hưởng bởi sự đơn điệu trong công việc. Khi công việc yêu
cầu thực hiện nhiều hoạt động liên tục và thường xuyên, người lao động
có thể cảm thấy bị mắc kẹt và gò bó, gây ra cảm giác sợ hãi và căng
thẳng.
- Làm việc theo ca có thể dẫn đến những tác động tiêu cực như kiệt sức, suy
nhược cơ thể và mất năng lượng hơn so với làm việc theo ca ngày, hiệu quả
tinh thần và động lực làm việc cũng như ảnh hưởng tới cuộc sống gia đình của
người lao động.
- Số giờ làm việc và khối lượng công việc: thời gian làm việc dài, liên tục ảnh
hưởng đến sức khỏe người lao động, nghiên cứu chỉ ra rằng thời gian làm việc
dài hơn có tỷ lệ tử vong do tim mạch vành cao hơn.
- Rủi ro và nguy hiểm: tính chất công việc có rủi ro và nguy hiểm có thể dẫn tới
mức độ căng thẳng cao. Việc nhận thức nguy hiểm luôn đặt con người trong
trạng thái phản ứng, gây ra đe dọa tới sức khoẻ về mặt lâu dài.
- Áp lực công nghệ mới: sự ra đời của công nghệ đồng nghĩa với công việc đòi
hỏi cao cao hơn dẫn đến sự căng thẳng hơn so với mức bình thường
- Môi trường công nghệ số: Internet có thể hỗ trợ nhưng cũng có thể lấn át, cản
trở người lao động. Cảm giác bị lấn át sẽ xảy ra đối với người lao động nếu
công nghệ dẫn đến tình trạng thiếu quyền tự chủ, thiếu năng lực và hạn chế
giao tiếp với đồng nghiệp cũng như xã hội, từ đó dẫn đến căng thẳng, sa sút
tinh thần và các hành vi phản tác dụng trong công việc.
- Yêu cầu kiểm soát trạng thái cảm xúc trong công việc: Loại lao động này
thường phải biểu hiện hoặc kìm nén cảm xúc để thể hiện bản thân theo một
cách nhất định, nhằm tác động và tạo ra một trạng thái trong tâm trí của người
khác, thông thường là khách hàng/bệnh nhân. Điều này khiến người lao động
xuất hiện những bất hòa cảm xúc, là một cảm giác tiêu cực phát sinh khi những
gì họ buộc phải thể hiện xung đột với cảm xúc nội tâm của ho Xung đột này trở
nên rõ ràng khi một người đang phải đối phó với những cảm xúc tiêu cực

2. Nguyên tắc và biện pháp chú ý trong lao động


Nguyên tắc chú ý trong lao động:
- Khối lượng và số lượng chú ý: được xác định bằng số đối tượng tối đa mà con
người có thể tri giác được trong một đơn vị thời gian nhất định. Khối lượng chú
ý càng lớn thì khả năng làm việc càng cao và ngược lại.
- Cường độ chú ý: là mức độ tập trung chú ý vào một đối tượng nhất định. Mục
tiêu chú ý với phạm vi càng nhỏ hẹp thì cường độ chú ý càng lớn, càng có điều
kiện để tập trung và chú ý tốt hơn và ngược lại
- Tính bền vững của chú ý: là khả năng duy trì sự chú ý lâu dài vào một hay một
số đối tượng của hoạt động, được xác định bằng thời gian tập trung sự chú ý và
đối tượng đã chọn. Khả năng này tuỳ thuộc vào tính chất và yêu cầu của công
việc, tinh thần trách nhiệm, sự hứng thú lao động, tình trạng sức khoẻ và năng
lực làm việc của người lao động.
- Tính phân phối của chú ý: khả năng cùng một lúc chú ý đến nhiều đối tượng
hoặc nhiều hoạt động khác nhau một cách có chủ đích, đảm bảo thực hiện cùng
một lúc những động tác khác nhau trên những đối tượng khác nhau. Muốn thực
hiện tốt thì cần bố trí các đối tượng một cách hợp lý và sắp đặt các hoạt động
theo trình tự logic của tư duy và sinh học.
- Chuyển dịch chú ý: thể hiện tốc độ chuyển dịch sự chú ý từ đối tượng này đến
đối tượng khác theo yêu cầu của nhiệm vụ, phụ thuộc vào tính linh hoạt, kinh
nghiệm người lao động

Biện pháp chú ý trong lao động:


Theo quan điểm của Taylor, nhân viên sẽ hoạt động hiệu quả nhất nếu họ thực hiện lặp
đi lặp lại các chức năng chuyên môn giống nhau thay vì phân tán sự chú ý và năng
lượng qua một số nhiệm vụ phức tạp hơn. Quan điểm được tóm tắt như sau:
- Công việc cần được nghiên cứu một cách khoa học để định mức lao động,
được phân chia rõ ràng, đơn giản và hiệu quả giúp công nhân có thể thực hiện
phần công việc một cách hiệu quả nhất.
- Nhân viên được chọn cho Công việc phải phù hợp với các kinh nghiệm mà
công việc yêu cầu.
- Nhân viên nên được cấp quản lý đào tạo về cách thực hiện nhiệm vụ được chỉ
định một cách chính xác. Bên cạnh đó, các nhà quản lý có thể quan sát công
nhân để đảm bảo họ thực hiện đúng nhiệm vụ và không có sự xao lãng mà
người lao động làm ngoài công việc.
- Để tạo động lực cho nhân viên, tổ chức nên phát triển các hệ thống khuyến
khích.

Ngoài ra có thể xem xét các biện pháp sau đây:


- Xây dựng bầu không khí tâm lý lành mạnh để tạo sự hứng thú làm việc cho
người lao động.
- Khuyến khích khả năng sáng tạo trong lao động để giảm đơn điệu
- Thiết kế không gian và tư thế làm việc thích hợp quy trình tư duy và hoạt
động hiệu quả để tạo sự tập trung chú ý.
- Khuyến khích người lao động rèn luyện ý chí thường xuyên, nâng cao nhận
thức về ý nghĩa của chú ý trong LĐ
- Phát triển mạnh “chú ý sau chủ định” để giảm bớt căng thẳng thông qua nắm
rõ các quy trình và các thao tác, kỹ thuật khi thực hiện một hoạt động lao động,
lúc này việc lao động không có sự ép buộc mà trở thành sự say mê từ đó có thể
duy trì sự chú ý mà không cần quá nỗ lực chú ý.

3. Trạng thái cảm xúc của người lao động trong quá trình làm việc và ảnh
hưởng của nó đến công việc và các mối quan hệ trong tổ chức
- Trạng thái cảm xúc: Cảm xúc có thể được xem như một tình trạng tâm lý mãnh
liệt, nhất thời, chóng qua do 1 hình ảnh, 1 kích thích gây ra kèm theo những
biến đổi về tâm sinh lý.
- Phân loại trạng thái cảm xúc
+ Dựa trên tính chất: thể hiện theo nhà tâm lý học Paul Eckman (1972) có
6 cảm xúc cơ bản phổ biến: sợ hãi, ghê tởm, giận dữ, bất ngờ, hạnh phúc
và buồn bã.
+ Dựa trên đặc điểm về cường độ và thời gian tồn tại, có thể chia cảm xúc
thành tâm trạng và sự xúc động.
- Ảnh hưởng của nó tới công việc các mối quan hệ trong tổ chức
+ Trạng thái cảm xúc của người lao động trong quá trình làm việc có thể
biến đổi đáng kể dựa trên nhiều yếu tố như môi trường làm việc, mức độ
căng thẳng, mức độ hài lòng với công việc, và mức độ hỗ trợ từ đồng
nghiệp và quản lý.
+ Với các trạng thái cảm xúc tích cực người lao động sẽ cảm thấy hạnh
phúc và hứng thú với công việc của mình, từ đó giúp động viên họ hoàn
thành nhiệm vụ tập trung vào công việc hơn theo đó giúp tăng năng suất
lao động và hiệu quả cho hoạt động của doanh nghiệp.
+ Với các trạng thái tâm lý tiêu cực người lao động dễ cảm thấy uể oải,
mất tinh thần không tập trung vào công việc, gây ra giảm năng suất lao
động.

4. Các trạng thái chú ý để tăng năng suất lao động và giảm các sai sót trong quá
trình lao động
- Trạng thái chú ý là sự định hướng tích cực của ý thức con người vào một hoặc
một số đối tượng, hiện tượng nhất định, nó biểu hiện là xu hướng và sự tập
trung hoạt động tâm lý cần thiết vào một đối tượng nào đó nhằm định hướng và
tiến hành hoạt động có hiệu quả.

- Phân loại trạng thái chú ý:


● Căn cứ vào mức độ tích cực, chủ động của con người:
■ Trạng thái chú ý có chủ định: sự tập trung chú ý một cách có ý
thức, có mục đích trước và có sự nỗ lực bản thân của con người
vào một đối tượng nào đó.
■ Trạng thái chú ý sau chủ định: chú ý xuất hiện tiếp theo chú ý có
chủ định, nó phụ thuộc vào sự hứng thú của con người đối với
đối tượng lao động nên không cần có sự nỗ lực ý chí.
■ Trạng thái chú ý không chủ định: chú ý xuất hiện không có định
trước, xuất hiện bất ngờ ngẫu nhiên, do các yếu tố khác biệt về
màu sắc, âm thanh, hình thù tạo ra.
■ Trạng thái chú ý cảm xúc: chú ý do các yếu tố cảm xúc bên trong
gây nên. Một chấn thương tinh thần có thể dẫn đến những cảm
xúc mạnh trong tư duy, và vì vậy làm xuất hiện chú ý cảm xúc.
● Căn cứ vào đối tượng mà chú ý hướng tới:
■ Trạng thái chú ý bên ngoài: hướng vào các sự vật, hiện tượng của
thế giới khách quan thông qua sử dụng giác quan, khi các kích
thích từ bên ngoài thế giới khách quan tác động lên giác quan của
con người.
■ Trạng thái chú ý bên trong: gắn liền với ý thức cá nhân đối với
thế giới nội tâm và với ý thức bản ngã của cá nhân đó, giúp con
người nhận thức rõ trạng thái nội tâm của bản thân, chấp nhận nó
và kiểm soát để không ảnh hưởng đến quá trong lao động.

Các trạng thái chú ý để tăng năng suất lao động và giảm các sai sót trong quá
trình lao động là: trạng thái chú ý có chủ định, trạng thái chú ý sau chủ định,
trạng thái chú ý bên ngoài và trạng thái chú ý bên trong. Nghiên cứu một cách
đầy đủ chú ý giúp công tác phân công và hiệp tác có cơ sở để tạo ra sự chú ý
cao trong lao động để tăng nhanh năng suất lao động, đồng thời có biện pháp
ngăn chặn sự xuất hiện của chú ý không chủ định và chú ý cảm xúc, góp phần
làm giảm các sai sót và tai nạn lao động.

You might also like