Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG Ý ĐỊNH MUA SẮM SẢN PHẨM XANH CỦA

SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG


FACTORSINFLUENCING THE INTENTION TO BUY GREEN PRODUCTS
OF STUDENTS OF HONG BANG INTERNATIONAL UNIVERSITY
Trần Tuệ Văn[1], Nguyễn Vũ Phương Nhi [2], Phan Thị Ngọc Hân[3], Đào Hữu Trung[4],
Huỳnh Nguyễn Ngọc Trân[5], Trương Thành Tâm[6]
Email tác giả liên hệ: [1]trantuevan123@gmail.com
[2]
fuongnhey2808@gmail.com
[3]
phanthingochan0723@gmail.com
[4]
daohuutrung99@gmail.com
[5]
ngoctranhuynhnguyen317@gmail.com
[6]
tttamise@gmail.com
[1],[2],[3],[4],[5],[6]
Bộ môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng khoa Công nghệ - Kỹ thuật,
Đại học Quốc Tế Hồng Bàng
[1],[2],[3],[4],[5],[6]
Department of Logistics and Supply Chain Management Faculty of
Technology – Engineering, Hong Bang International University
TÓM TẮT
Mục tiêu của dự án nghiên cứu này là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm
xanh của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể là Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng. Để
đạt được mục tiêu này, 60 sinh viên ở các khoá đã được khảo sát thông qua Google Forms, sau đó
thu thập dữ liệu và xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định mua sản phẩm của sinh
viên. Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng cách sử dụng thống kê mô tả, kiểm định hệ số tin
cậy Cronbach's Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA). Ngoài ra, nghiên cứu còn sử dụng
phương pháp hồi quy và phân tích ANOVA qua phần mềm SPSS 20.0 để kiểm định giả thuyết. Kết
quả nghiên cứu cho thấy có 5 yếu tố: Tác dụng, Môi trường, Sức khỏe, Giá cả và Xã hội, trong đó
yếu tố Giá cả ảnh hưởng nhiều nhất, Tác dụng ít ảnh hưởng nhất đến ý định mua sản phẩm xanh
của sinh viên. Kết quả này sẽ giúp tìm ra giải pháp tìm ra xu hướng mua sắm xanh thống nhất mà
sinh viên mong muốn, có được sự hướng dẫn nhanh chóng và phù hợp hơn nhằm thu hẹp khoảng
cách giữa sinh viên và sản phẩm.
Từ khóa: Sản phẩm xanh, sinh viên, yếu tố ảnh hưởng.
ABSTRACT
The objective of this research project is to analyze factors that influence student’s intention to
purchase green products in Ho Chi Minh City, specifically at Hong Bang International University.
To achieve this goal, 60 students in all courses were surveyed via Google Forms, then collected
data and determined the influence of factors on students' intention to purchase products.
Quantitative research was conducted using descriptive statistics, Cronbach's Alpha reliability
coefficient testing and exploratory factor analysis (EFA). In addition, the study also used
regression and ANOVA analysis via SPSS 20.0 software to test the hypotheses. Research results
show that there are 5 factors: Effects, Environment, Health, Price and Society, in which the Price
factor has the most influence and the Effect has the least influence on the intention to buy green
products of students. This result will help find a solution to find the unified green shopping trend
that students want, and get faster and more suitable guidance to narrow the gap between students
and products.
Keywords: Green products, students, factors affecting.
1. GIỚI THIỆU
Trong những năm gần đây, với nền kinh tế ngày càng phát triển, nhiều vấn đề môi trường khác
nhau như hiện tượng nóng lên toàn cầu, hiệu ứng nhà kính và bầu khí quyển đang nhanh chóng trở
nên nghiêm trọng và những vấn đề này thường xuyên được đưa lên các phương tiện truyền thông xã
hội. Những mối quan tâm trong cuộc sống ngày nay của chúng ta. Trái đất đang trải qua mức độ suy
thoái và ô nhiễm môi trường ở mức độ cao, và mọi người trên khắp thế giới đã bắt đầu thực hành
các hành vi xanh, đặc biệt là hành vi mua sắm. Ở Việt Nam cũng như ở các nước khác, có sự thiếu
liên kết giữa ý định và hành động thực tế. Sinh viên cũng là một trong những nhóm khách hàng có
tác động không nhỏ tới tiêu dùng xanh. Hiện nay đã có các bài nghiên cứu về vấn đề này, đơn cử là
tác giả [1] dùng phương pháp nghiên cứu định lượng hay bài nghiên cứu phân tích những yếu tố
ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng xanh của giới trẻ tại Việt Nam với mô hình nghiên cứu được xây
dụng dựa trên lý thuyết hành động hợp lý (TRA) của tác giả [2]. Hơn thế nữa, còn có nghiên
cứu kiểm định mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh đã được phát triển dự trên
lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) của Ajzzen (1991) và tổng quan nhiều nghiên cứu khác trên
thế giới trong lĩnh vực tiêu dùng xanh - một nghiên cứu của [3]. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn chưa
có bài nghiên cứu liên quan đến hành vi mua sắm xanh của sinh viên tại trường Đại học Quốc tế
Hồng Bàng. Vì vậy, nghiên cứu này nhằm mục đính đưa ra các giải pháp liên quan đến tiêu dùng
xanh trong sinh viên Đại học Quốc tế Hồng Bàng nhằm thúc đẩy mạnh mẽ ý định và hành vi của
người tiêu dùng trong lĩnh vực tiêu dùng xanh.
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Khái niệm sản phẩm xanh
Những sản phẩm “xanh” bao gồm tất cả các ngành hàng như đồ gia dụng, thực phẩm, mỹ phẩm,…
Chúng đều được sản xuất từ các nguyên liệu thiên nhiên, sản phẩm hữu cơ hoặc thành phần đơn
giản, ít gây hại tới sức khỏe và môi trường sống [4]. Ngoài ra, các sản phẩm “xanh” này còn bao
gồm các yếu tố như quy trình sản xuất thân thiện với môi trường, không chứa hóa chất độc hại.
Hoặc những sản phẩm đó giúp cho mỗi người trở thành người tiêu dùng xanh tiết kiệm năng lượng
và tài nguyên khác [4].
2.2. Khái niệm tiêu dùng xanh
Tiêu dùng xanh là mua và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, không gây hại cho sức
khỏe của con người và không đe dọa đến hệ sinh thái tự nhiên. Nó xuất phát từ mong muốn bảo vệ
các nguồn tài nguyên cho thế hệ tương lai và nâng cao chất lượng sống cho con người.
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm xanh của sinh viên
2.3.1. Yếu tố 1: Tác dụng của sản phẩm:
Nhận thức về sức khỏe trong việc mua sản phẩm xanh giúp người tiêu dùng đảm bảo rằng các sản
phẩm mà họ sử dụng không chỉ là tốt cho sức khỏe cá nhân, mà còn đóng góp vào sự bền vững của
môi trường và toàn cầu.
2.3.2. Yếu tố 2: Nhận thức về môi trường:
Nhận thức về môi trường trong tiêu dùng sản phẩm xanh là một ý thức và hành động của người tiêu
dùng nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường thông qua việc lựa chọn và sử dụng các sản
phẩm có tác động môi trường thấp hoặc tốt hơn. Việc có nhận thức về môi trường trong tiêu dùng
sản phẩm xanh nhằm đảm bảo các sản phẩm mà chúng ta sử dụng được sản xuất và vận hành theo
các tiêu chuẩn và phương pháp bảo vệ môi trường, góp phần giảm thiểu sự tiêu thụ tài nguyên tự
nhiên, ô nhiễm môi trường, và tác động toàn diện của chúng đến hệ sinh thái.
2.3.3. Yếu tố 3: Nhận thức về sức khỏe:
Nhận thức về sức khỏe trong tiêu dùng xanh giúp người tiêu dùng hiểu rõ tác động của lựa chọn và
sử dụng các sản phẩm xanh đối với sức khỏe cá nhân và môi trường. Điều này khuyến khích họ tạo
ra lựa chọn thông minh và thân thiện với sức khỏe và môi trường trong quá trình tiêu dùng hàng
ngày.
2.3.4. Yếu tố 4: Giá của sản phẩm xanh:
Giá cả của sản phẩm xanh có phù hợp với chất lượng và tác dụng của nó đối với môi trường và
không quá cao hơn so với giá của sản phẩm thông thường.
2.3.5. Yếu tố 5: Mức ảnh hưởng của xã hội:
Nhận thức về sức khỏe trong tiêu dùng xanh giúp người tiêu dùng hiểu rõ tác động của lựa chọn và
sử dụng các sản phẩm xanh đối với sức khỏe cá nhân và môi trường. Điều này khuyến khích họ tạo
ra lựa chọn thông minh và thân thiện với sức khỏe và môi trường trong quá trình tiêu dùng hàng
ngày.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
3.3.1. Phương pháp nghiên cứu
a) Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu thực hiện thu thập dữ liệu bằng phương pháp khảo sát thông qua bảng câu hỏi thang đo Likert 5
mức độ. Với hình thức gián tiếp qua Google Forms, bài khảo sát hoàn thành bởi câu trả lời của tổng 60 sinh
viên các khoá tại Trường Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 11 năm
2023.
b) Phương pháp định lượng
Kết quả bài khảo sát được ghi nhận và tổng hợp vào trang tính excel. Để dễ dàng trong việc phân
tích số liệu, sử dụng phần mềm tin học ứng dụng SPSS 20.0 với mô hình Hồi quy Binary Logistics.
3.3.2. Mô hình nghiên cứu
Qua phân tích cơ sở lý thuyết, mô hình nghiên cứu được đề nghị như Hình 1 gồm 5 yếu tố ảnh
hưởng đến ý định mua sắm sản phẩm xanh của sinh viên Đại học quốc tế Hồng Bàng.
Tác dụng của sản phẩm

Nhận thức về môi trường

Nhận thức về sức khỏe Ý định mua sản phẩm xanh

Giá cả của sản phẩm

Mức ảnh hưởng của xã hội

Hình 1. Mô hình nghiên cứu


Ảnh Hưởng Các Yếu Tố Đến Ý Định Mua Sản Phẩm Xanh Của Sinh Viên Đại Học Quốc Tế Hồng
Bàng. Dưới đây là phân tích về cách các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm xanh của sinh
viên. Tác dụng của sản phẩm: Hiệu quả của sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong ảnh hưởng đến
ý định mua hàng của sinh viên. Nhận thức về môi trường: Sinh viên có nhận thức rõ và quan tâm
đến môi trường sẽ có xu hướng chọn mua sản phẩm xanh. Nhận thức về sức khỏe: Sự nhận thức về
lợi ích cho sức khỏe liên quan đến sản phẩm xanh cũng ảnh hưởng đến ý định mua hàng. Giá cả của
sản phẩm: Giá cả của sản phẩm xanh là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến ý định mua hàng của
sinh viên. Mức ảnh hưởng của xã hội: Mức độ ảnh hưởng xã hội cũng có vai trò trong ý định mua
hàng của sinh viên.Trong các yếu tố trên, yếu tố Môi trường ảnh hưởng nhiều nhất và Tác dụng ảnh
hưởng ít nhất đến ý định mua sắm sản phẩm xanh của sinh viên tại Đại học Quốc tế Hồng Bàng.Các
yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sản phẩm xanh của sinh viên đại học Quốc tế Hồng Bàng đã được
phân tích. Tác dụng của sản phẩm được xem là yếu tố ít ảnh hưởng nhất đến quyết định mua hàng
của sinh viên, trong khi đó nhận thức về môi trường lại là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất. Sự quan
tâm đến môi trường, nhận thức về lợi ích cho sức khỏe, giá cả của sản phẩm và mức độ ảnh hưởng
xã hội đều có vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định mua sản phẩm xanh của sinh viên.
Việc hiểu rõ các yếu tố này có thể giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa các chiến lược kinh doanh để
thu hút khách hàng, đặc biệt là đối tượng sinh viên, đang là nhóm khách hàng tiềm năng của các sản
phẩm xanh.
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Mô tả tổng thể mẫu nghiên cứu
Hình 2. Mô tả mẫu khảo sát
Giới tính: Theo khảo sát 60 người với số lượng 28 nam chiếm 46,7% và 32 nữ chiếm 53,3% điều
này cho thấy khảo sát tập trung vào đối tượng nữ trong việc lựa chọn sản phẩm xanh như hình bên
dưới:

Hình 3. Mô tả đối tượng nghiên cứu theo giới tính


Đối tượng sinh viên: Theo mẫu khảo sát, số lượng sinh viên năm 1 là 7 chiếm 11,7%, sinh viên
năm 2 là 22 chiếm 36,7%, sinh viên năm 3 là 11 chiếm 18,3%, sinh viên năm 4 là 15 chiếm 25,0%
%. Khác là 5 chiếm 8,3%. Điều này cho thấy khảo sát tập trung vào đối tượng là sinh viên năm 2
như hình bên dưới:

Hình 4. Mô tả mẫu nghiên cứu theo đối tượng sinh viên


4.2. Đánh giá thang đo

Hình 5. Kết quả phân tích Cronbach's Alpha của biến Tác dụng
Theo kết quả cho thấy, hệ số Cronbach’s Alpha là 0.852 > 0.6 và Tac dung 1, Tac dung 2, Tac dung
3 và Tac dung 4 có hệ số tương quan ( Corrected Item ) là 0.762; 0.678; 0.718; 0,616 > 0.3 suy ra
bốn biến này được sử dụng cho mô hình.

Hình 6. Kết quả phân tích Cronbach's Alpha của biến Moi truong
Theo kết quả cho thấy, hệ số Cronbach’s Alpha là 0.787 > 0.6 và Moi truong 1, Moi truong 2, Moi
truong 3 và Moi truong 4 có hệ số tương quan ( Corrected Item ) là 0.488; 0.669; 0.742; 0,496 > 0.3
suy ra bốn biến này được sử dụng cho mô hình.

Hình 7. Kết quả phân tích Cronbach's Alpha của biến Suc khoe
Theo kết quả cho thấy, hệ số Cronbach’s Alpha là 0.798 > 0.6 và Suc khoe 1, Suc khoe 2, Suc khoe
3, Suc khoe 4 có hệ số tương quan ( Corrected Item ) là 0.673; 0.603; 0.612; 0,558 > 0.3 suy ra bốn
biến này được sử dụng cho mô hình.

Hình 8. Kết quả phân tích Cronbach's Alpha của biến Gia ca
Theo kết quả cho thấy, hệ số Cronbach’s Alpha là 0.777 > 0.6 và Gia ca 1, Gia ca 2, Gia ca 3, Gia
ca 4 có hệ số tương quan ( Corrected Item ) là 0.628; 0.732; 0.567; 0,414 > 0.3 suy ra ba biến này
được sử dụng cho mô hình.

Hình 9. Kết quả phân tích Cronbach's Alpha của biến Xa hoi
Theo kết quả cho thấy, hệ số Cronbach’s Alpha là 0.786 > 0.6 và Xa hoi 1, Xa hoi 2, Xa hoi 3, Xa
hoi 4 có hệ số tương quan ( Corrected Item ) là 0.542; 0.628; 0.657; 0,552 > 0.3 suy ra bốn biến này
được sử dụng cho mô hình.
4.4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA

Hình 10. Ma trận xoay nhân tố biến độc lập


Đối với hệ số tải nhân tố các biến quan sát, các hệ số này phải đạt từ 0.5 trở lên thì mới có ý nghĩa
và được giữ lại mô hình. Nếu biến quan sát của nhân tố nào không đạt được giá trị này thì sẽ bị loại
bỏ. Qua bảng tổng của tất cả các biến quan sát, hệ số tải nhân tố cao nhất là 0.905 của thang đo Moi
truong 2 , thấp nhất là Gia ca 4 ở mức 0.562 . Mức thấp nhất này vẫn thoả mãn yêu cầu > 0.5. Như
vậy, tất cả các thang đo của biến độc lập đều phù hợp và có ý nghĩa với mô hình nghiên cứu sẽ giữ
lại để thực hiện phân tích ma trận hệ số tương quan và hồi quy tuyến tính.

Hình 11. Ma trận xoay nhân tố biến phụ thuộc


Hình 12. Hệ số KMO của biến độc thuộc
Kết quả kiểm định cho thấy hệ số KMO=0.526>0.5 và kiểm định Barlett có ý nghĩa thống kê ở mức
0.000<0.005. Như vậy các biến độc lập là phù hợp với mô hình và có sự tương quan giữa chúng.

Hình 13. Hệ số KMO của biến phụ thuộc


Kết quả kiểm tra độ tin cậy cho thấy hệ số KMO là 0.691 > 0.5 và sig = 0.000 < 0.005. Như vậy các
biến độc lập là phù hợp với mô hình và sự tương quan giữa chúng.
4.4.4. Phân tích hệ số tương quan person

Hình 14. Phân tích hệ số tương quan person


Dựa vào hình 14 chúng ta thấy Sig đều < 0.05 cho lên mô hình đạt.
So sánh sự tương quan:
 Tương quan mạnh nhất 0.715** chặt chẽ nhất.
 Tương quan yếu nhất 0.051 không chặt chẽ nhất
4.4.5. Kiểm định định sự phù hợp của mô hình

Hình 15. Bảng Model summary


Kết quả phân tích sự phù hợp cho thấy hệ số R square 0.694 lớn hơn 0 và sig=0.000 < 0.05 nên mô
hình là phù hợp để đại diện cho kết quả nghiên cứu.

Hình 16. Bảng đánh giá phương sai ANOVA


Kết quả phân tích độ tin cậy ANOVA cho thấy hệ số F bằng 24.487 lớn hơn 0 và Sig bằng 0.000 <
0.05 cho thấy mô hình là phù hợp với mục đích đề tài.
4.4.6. Kết quả phân tích hồi quy

Hình 17. Kết quả nghiên cứu hồi quy


Kết quả phân tích mô hình hồi quy về ảnh hưởng của các yếu tố đối với ý định mua sản phẩm xanh
của sinh viên đại học quốc tế Hồng Bàng. Theo kết quả cho thấy có 2 biến: Moitruongx2, Giacax4
là ảnh hưởng còn những yếu tố còn lại lớn hơn 0.1 nên không ảnh hưởng.
phuthuocy= Tacdungx1 + Moitruongx2 + Suckhoex3 + Giacax4 + Xahoix5
Trong đó:
phuthuocy: Biến phụ thuộc ảnh hưởng tới ý định mua sắm sản phẩm xanh.
Tacdungx1: Biến độc lập của yếu tố Tác dụng.
Moitruongx2: Biến độc lập của yếu tố Môi trường.
Suckhoex3 :Biến độc lập của yếu tố Sức khỏe.
Giacax4: Biến độc lập của yếu tố Giá cả.
Xahoix5: Biến độc lập của yếu tố Xã hội.
5. KẾT LUẬN
Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu là xác định và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng ý định
mua sản phẩm xanh của sinh viên tại trường Đại Học quốc tế Hồng Bàng, qua đó giải quyết các tồn
đọng mà sinh viên thường gặp phải trong việc đưa ra quyết định. Kết quả phân tích dữ liệu đã
chứng minh rằng các yếu tố như Giá cả (29.1%) và Môi trường (16.7%) có mối quan hệ tích cực
với ý định dẫn đến hành vi tiêu dùng xanh trong khi các yếu tố còn lại là Xã hội (28.3%), Sức khoẻ
(6.7%) và cuối cùng là Tác dụng(-0.1%) không gây ảnh hưởng đến ý định của người tiêu dùng. Từ
đó rút ra kết luận rằng Giá cả là yếu tố quan trọng nhất quyết định ý định mua sắm sản phẩm xanh
của sinh viên. Mặc dù giá cả của các sản phẩm hữu cơ có thể cao hơn so với các sản phẩm thông
thường, tuy nhiên sự đắt giá này xứng đáng hơn rất nhiều với chất lượng tốt và lợi ích về sức khoẻ
và kinh tế. Sử dụng các sản phẩm xanh cũng đồng nghĩa với việc đóng góp vào việc bảo vệ môi
trường. Tổng hợp và tổng kết kinh nghiệm từ đề tài này sẽ giúp các bạn đưa ra sự lựa chọn tốt nhất.
Bên cạnh đó, các phương pháp thống kê khoa học khác nhau cũng đóng góp vào việc tạo ra giá trị
mới về tri thức và công nghệ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] N. T. B. H. L. M. Q. T. Đ. T. T. H. L. S. A. T. Hoài, ""Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh
của thế hệ Z Việt Nam," Tạp chí khoa học Công nghệ Việt Nam, vol. 1, pp. 19-23, 2021.
[2] Đ. T. H. L. T. N. H. N. T. N. M. B. N. M. M. T. T. Đoàn Thị Thu Trang, "Các yếu tố ảnh hưởng đến ý
định tiêu dùng xanh của giới trẻ Việt Nam," tapchitaichinh.vn, no. 1, 2023.
[3] N. T. N. Á. N. T. H. TS. Vũ Anh Dũng, "Kiểm định mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng
xanh," cantholib.org.vn, vol. 7, pp. 30 - 52, 2012.
[4] T. P. T. L. Thúy, "Tiêu dùng xanh tại Việt Nam hiện nay: Thực trạng và phải pháp,"
tapchicongthuong.vn, vol. 1, no. 1, 06 07 2023.

You might also like