1. Tiểu Luận Văn Hóa Người Hoa

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 121

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA DU LỊCH



TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM

TÊN ĐỀ TÀI

VĂN HÓA NGƯỜI HOA

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Thạch Ngọc

Sinh viên thực hiện:

Lớp: 2

Năm học: 2023 – 2024

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng 12 năm 2023

1
2
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.............................................................................................................................

1. Lý do và mục đích chọn đề tài................................................................................

2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài...............................................................


2.1. Ý nghĩa khoa học...............................................................................................
2.2. Ý nghĩa thực tiễn...............................................................................................

3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề......................................................................................

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu vấn đề............................................................


4.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................
4.2. Phạm vi nghiên cứu về thời gian……………………………………..............
4.3. Phạm vi nghiên cứu về không gian................................................................

5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu........................................................


5.1. Câu hỏi nghiên cứu.........................................................................................
5.2. Giả thiết nghiên cứu.......................................................................................

6. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................

7. Bố cục của đề tài....................................................................................................

CHƯƠNG 1..........................................................................................................................

TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ NGƯỜI HOA Ở THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH................................................................................................................

1.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu.....................................................................


1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên..............................................................
1.1.2. Dân số và dân tộc.........................................................................................
1.1.3. Cơ sở hạ tầng và tiềm năng du lịch............................................................

1.2. Tổng quan về người Hoa...................................................................................


1.2.1. Tộc danh.......................................................................................................
1.2.2. Lịch sử tộc người.........................................................................................
1.2.3. Đặc điểm và phân bố cư trú của các nhóm địa phương...........................

3
1.2.4. Đặc điểm văn hóa sinh hoạt truyền thống.................................................

CHƯƠNG 2..........................................................................................................................

HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA NGƯỜI HOA..............................................................


2.1. Hoạt động kinh tế của người Hoa đối với việc hình thành và phát triển các
đô thị ở trung bộ và nam bộ Việt Nam thế kỷ XVII- XIX

........................................................................................................................................
2.1.1. Phố cảng Thanh Hà ở Thuận Hóa……………………………………...23
2.1.2. Đô thị Hội An..................................................................................................

2.1.3 Nông Nại Đại Phố (hay Cù Lao Phố).............................................................

2.1.4 Khu vực chợ Lớn..............................................................................................


2.2. Hoạt động kinh tế của người Hoa trước năm 1975............................................
2.3. Hoạt động kinh tế của người Hoa sau năm 1975...............................................
2.4. Một số lĩnh vực kinh tế của người Hoa...............................................................

2.4.1 Tiểu thủ công nghiệp.......................................................................................


2.4.2. Thương mại dịch vụ........................................................................................
2.4.3. Sản xuất nông nghiệp......................................................................................

CHƯƠNG 3: ĐỜI SỐNG XÃ HỘI NGƯỜI HOA.......................................................

3.1. Gia đình và dòng tộc.............................................................................................


3.1.1. Gia đình............................................................................................................
3.1.2. Dòng tộc...........................................................................................................

3.2. Làng........................................................................................................................

3.3. Nhóm đồng hương, bang và hội...........................................................................

3.4. Một số tổ chức xã hội khác...................................................................................


3.5. Giáo dục..................................................................................................................
3.5.1. Trước năm 1975..............................................................................................
3.5.2. Sau năm 1975...................................................................................................
3.5.3. Hội bảo trợ dạy môn Hoa văn Thành Phố Hồ Chí Minh............................
3.6. Y Tế.........................................................................................................................

4
CHƯƠNG 4: VĂN HÓA VẬT THỂ NGƯỜI HOA.....................................................

4.1. Nhà ở người Hoa....................................................................................................


4.2. Trang phục người Hoa..........................................................................................

4.3. Lương thực người Hoa..........................................................................................


4.4.Nhạc cụ người Hoa.................................................................................................

CHƯƠNG 5: VĂN HÓA PHI VẬT THỂ NGƯỜI HOA.............................................

5.1. Tín ngưỡng.............................................................................................................


5.1.1. Tín ngưỡng dân gian........................................................................................
5.1.2. Thờ cúng trong gia đình, dòng họ ................................................................

5.1.3. Tín ngưỡng trong cộng đồng..........................................................................

5.2. Tôn giáo……………………………………………………………………….68


5.3. Lễ hội......................................................................................................................
5.4. Nghi lễ vòng đời.....................................................................................................
5.5. Âm nhạc và sân khấu............................................................................................
5.6. Thư pháp và hội họa.............................................................................................
5.7. Báo chí và nhiếp ảnh.............................................................................................
5.8. Nghệ thuật múa lân, sư, rồng và nghệ thuật xiếc..............................................
5.9. Văn học...................................................................................................................

KẾT LUẬN.......................................................................................................................

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................1

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH…………………………………………………………….105

5
MỞ ĐẦU

1. Lý do và mục đích chọn đề tài

Nếu bản sắc văn hoá Việt Nam như một bức tranh thì chính những dân tộc
tại Việt Nam là một bông hoa đã tô điểm cho bức tranh ấy thêm phần đặc sắc và
rực rỡ. Tìm hiểu về mỗi một dân tộc, đặc biệt là dân tộc thiểu số ở Việt Nam
đều cho ta biết thêm về những nét đặc sắc trong văn hoá của họ, sự khác biệt về
lối sống, sự tỉ mỉ trong sinh hoạt, đặc biệt hơn là sự tinh tế trong lối suy nghĩ
của họ.

Thế nhưng, điều đặc biệt là có một dân tộc thiểu số ở nước ta có nguồn gốc
từ Trung Hoa đã định cư ở nước ta khoảng nửa sau thế kỷ XVII đến nay vì thế
đời sống của dân tộc ấy là sự kết hợp của văn hoá Việt Nam – Trung Quốc, dần
dần đã góp thêm những sắc màu mới phong phú, đa dạng vào văn hoá Việt
Nam. Đó chính là cộng đồng người Hoa.

Trong quá trình định cư sinh sống người Hoa đã thể hiện nét riêng của mình
trên nhiều lĩnh vực, từ đường nét kiến trúc độc đáo của các ngôi miếu, hội quán,
chùa chiền của từng nhóm ngôn ngữ như nhóm Hoa Quảng Đông, Triều Châu,
Phúc Kiến,… Văn hóa của người Hoa cũng thể hiện qua nghệ thuật diễn xướng
qua các loại hình múa lân, sư rồng,…; qua các nhạc cụ được sử dụng trong tân
nhạc, trong ca cổ, hát Tiều, bát Quảng… Còn có thể tìm thấy nét sinh hoạt văn
hóa được thể hiện qua nghi lễ, tập tục đời người, trang phục truyền thống, lễ
hội,…

Và trong nhiều yếu tố kết đọng làm nên nền văn hóa người Hoa rực rỡ, góp
thêm hương sắc cho vườn hoa của dân tộc Việt Nam chính là những đặc trưng
trong giáo dục cộng đồng người Hoa, trong đời sống tinh thần, trong sinh hoạt
tín ngưỡng - tôn giáo phong phú, đa dạng với những công trình kiến trúc tôn
giáo cổ kính, uy nghiêm như chùa, miếu, đền, đình (còn gọi là hội quán) làm nơi

6
sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa, tâm linh của cộng đồng dân tộc người Hoa; là
cảm quan nghệ thuật với nhân sinh quan và vũ trụ quan luôn lấy thuyết âm
dương ngũ hành làm trọng,... Những biểu cảm trong từng đường nét họ tiết
trang trí trên giấy, trên lụa, trên gỗ, trên đồng,... của người Hoa đã để lại niềm
thán phục cho người xem. Nhiều hoạt động văn hóa - nghệ thuật mà trong nó
luôn thể hiện tính chất cố kết cộng đồng chặt chẽ, luôn phô bày một quan niệm
tối thượng trong cuộc sống, đó là việc sống hòa vào thiên nhiên, biết lấy thiên
nhiên để dung hòa đời sống của chính mình...

Nét riêng biệt độc đáo ấy, qua quá trình sống cộng cư với cộng đồng người
Việt cũng cho thấy nhiều yếu tố giao lưu văn hóa, thể hiện xu thế hội nhập và
quá trình Việt hóa đã và đang diễn ra tại mảnh đất Việt Nam. Vậy có một nền
văn hóa người Hoa riêng biệt, đặc thù không? Hay đã có ảnh hưởng và giao lưu
với văn hóa của người Việt? Đó chính là lý do và mục đích chúng tôi chọn đề
tài này.

2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

2.1. Ý nghĩa khoa học

Đề tài nghiên cứu chi tiết về văn hóa và truyền thống lâu đời của dân tộc
Hoa.

Làm nguồn tài liệu tham khảo cho những công trình nghiên cứu về văn hóa
người Hoa.

2.2. Ý nghĩa thực tiễn

Đề tài của chúng tôi giúp mọi người tìm hiểu về văn hóa đa dạng của dân
tộc hoa cũng như có thêm người quý trọng, bảo tồn và ngày càng phát huy nét
truyền thống đẹp đẽ của dân tộc Hoa.

7
Giúp cho văn hóa về dân tộc Hoa ngày càng được phổ biến rộng rãi để dân
cư địa phương cũng như toàn thế giới hiểu rõ đây là một dân tộc thuộc 54 dân
tộc anh em của nước Việt Nam.

3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Từ trước đến nay có khá nhiều chương trình nghiên cứu về các dân tộc thiểu
số Việt Nam trong đó có dân tộc Hoa (Hán).

Tài liệu sớm nhất để cập đến phong tục tập quán của người Hoa ở Đàng
trong được xuất bản vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỉ XX là tác phẩn “Gia Định
Thành thông chỉ" của Trịnh Hoài Đức "Phủ biên tạp lục" của Lê Quý Đôn đã
cung cấp những tư liệu quý về sinh hoạt vật chất, văn hóa tinh thần của cư dân
đương thời Đảng trong trong đó người Hoa ở Nam Bộ.

Dưới thời Pháp thuộc có các công trình đáng chú ý như “Tiểu dẫn về vùng
Nam Kỳ" của Luciew De Grammont, “Lịch sử du hành trong vùng biển Trung
Hoa" của John White đã miêu tả khá tỉ mỉ và có nhiều nhận xét, tinh tế, so sánh
giữa phong tục của người Việt với Người Hoa. Tác giả người Pháp Antoine
trong công trình nghiên cứu “Thức uống và món ăn Đông Dương" đã ca ngợi
các món ăn của người Đàng Trong lúc đầu. Những nghi lễ gia đình và cách ăn
uống của người Việt và người Hoa được miêu tả rất phong phú, hấp dẫn, lạ lùng

Những tác giả viết về cư dân Nam Kỳ cùng với nhiều tư liệu ảnh về đời
sống gia đình của người Việt và người Hoa có J.C Baurae với tác phẩm “Nam
Kỳ và cư dẫn" hay “cuộc du hành ở Nam Kỳ những năm 1872 – 1874" của
Albert Morice. Nghiên cứu về lịch sử hình thành và các hoạt động buôn bán của
người Hoa ở Chạy Lớn có J. BouChot với vài nghi chép lịch sử về Chợ Lớn".

Trước năm 1975, có khá nhiều tác phẩm nghiên cứu về người Hoa ở Việt
Nam nói chung và Nam Bộ nổi riêng. Tác giả Đào Trinh Nhất "thế lực same và
vấn để di dân vào Nam Kỳ" đã đề cập đến vấn đề di dân của người Hoa ở Nam
Bộ. Tsui Maw Kuay với luận án tiến sĩ "người Hoa ở Miền Nam Việt Nam" là

8
công trình đầu tiên vết về hoạt động kinh tế, đời sống tôn giáo, tín ngưỡng trong
gia đình của người Hoa.

Cuốn “các nhóm thiểu số ở Việt Nam cộng hòa" của Joan L. Shrik đã để cập
một cách khái quát về các sắc tộc thiểu số ở miền Nam trong đó có người Hoa.
Sơn Nam với một loạt tác phẩm như Đồng Bằng Sông Cửu Long hay văn minh
miệt vườn". "Cả tỉnh miền Nam", "Miền Nam đầu thế kỷ XX”. Thiên địa hội và
cuộc Minh Tân, “Tìm hiểu đất Hậu Giang" đã đưa ra nhiều nhận xét về văn hóa
vật chất cũng như tinh thần của cư dân Việt Hoa, Khmer ...

Giai đoạn sau năm 1975 đến nay có một số công trinh viết về người Hoa ở
Nam Bộ có liên quan đến những phong tục tập quán nghỉ lễ gia đình của người
Hoa “văn hóa và cư dân đồng bằng Sông Cửu Long" của Nguyễn Công Binh,
Lê Quân Diệu, Mục Dường, Phan Huy Lê với “Vì việc đánh giá họ Mạc" đã đề
cập đến quá trình hình thành của cộng đồng người Hoa ở Đồng Bằng Sông Cửu
Long, Mạc đường với một loạt công trình “Xã hội người Hoa ở thành phố Hồ
Chí Minh sau năm 1975 – tiềm năng và phát triển”, “Vấn đề dân cư và dân tộc ở
Đồng Bằng Sông Cửu Long" trong cuốn “văn hóa và phát triển” đã viết về
những vấn đề có liên quan đến các lĩnh vực hoạt động kinh tế văn hóa, xã hội,
phong tục tập quán của người Hoa.

Châu Thi Hải với “Các nhóm cộng đồng người Hoa ở Việt Nam" đã giới
thiệu cho người đọc một cách có hệ thống quá trình di dân và hội nhập của
người Hoa vào cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Trần Khánh “Những khuynh
hướng cơ bản về kinh tế – chính trị – xã hội" của cộng đồng người Hoa ở miền
Bắc từ nữa sau thế kỷ XIX đến 1945 và 1975 ở miền Nam và “Vai trò người
Hoa trong nền kinh tế các nước Đông Nam Á” đã đề cập và hoạt động kinh tế
của người Hoa ở các nước Đông Nam Á và Việt Nam. Việt về văn hóa vật chất
của người Hoa có “Văn hóa vật chất của các dân tộc Đồng Bằng Sông Cửu
Long" của Phan Thị Yến Tuyết, nghiên cứu về lĩnh vực tín ngưỡng tôn giáo có
“Tin ngưỡng và tôn giáo người Hoa Quảng Đông ở Thành Phố Hồ Chí Minh"

9
do Phan An (chủ biên). Nghiên cứu tổng quát về người Hoa có Phan An, Phan
Xuân Biên “Về vấn đề vị trí của người Hoa trong cộng đồng các dân tộc Việt
Nam". Đặng Nghiên Vạn, Chu Thái Sơn, Lưu Hùng với “Các dân tộc thiểu số ở
Việt Nam”, Phạm Quang Hoan với “Gia đình, bản chất, cấu trúc, loại hình",
Ngô Văn Lệ "Vài nét về lịch sử di cư”, Phan Hữu Dật về hình thái "Con có con
cậu”. “Văn hóa và lễ hội của các dân tộc Đông Nam Á". Bài viết “Quan hệ hôn
nhân và gia đình người Hoa ở Bạch Long Vũ”, “Các nhóm Hoa và vấn đề thống
nhất tên gọi" của Nguyễn Trước Bình là những tư liệu quý để so sinh giữa các
thiết chế hôn nhân, gia đình, văn hóa, phong tục tập quán của người Hoa.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Về đối tượng, đó là nghiên cứu về đời sống văn hóa — phong tục tập quán
của người Hoa ở Việt Nam. Qua đó ta xem qua quá trình tiếp biển, giao lưu văn
hóa của người Hoa có sự biến chuyển như thế nào.

4.2. Phạm vi nghiên cứu về thời gian

Phạm vi thời gian chủ yếu nghiên cứu từ 1975 đến nay. Từ 1975 trở về
trước cho đến những năm cuối thế kỷ XVII tôi chỉ giới thiệu tóm tắt để bảo đảm
tính liên tục và hệ thống của đề tài.

4.3. Phạm vi nghiên cứu về không gian

Không gian trên địa bàn cả nước ở Thành phố Hồ Chí Minh trên các quận
có đông người Hoa cư trú như quận 11, quận 10, quận 6, quận 8, quận 5,... các
tỉnh Nam bộ, miền núi…

5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu

5.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Nêu những nét tổng quan về người Hoa ở Việt Nam?

10
- Những nét tổng quan về sự hình thành và phát triển của cộng đồng người
Hoa ở Thành phố?

- Quy chế quản lý của người Hoa như thế nào?

- Tổng quan về sinh hoạt kinh tế của người Hoa ra sao?

- Hoạt động thương nghiệp của người Hoa trước đây so với bây giờ có sự
thay đổi như thế nào?

- Đặc điểm về gia đình và dòng họ của người Hoa?

- Bang người Hoa là gì?

- Quy chế quản lý theo bang tác động thế nào tới người Hoa?

- Dưới thời Pháp thuộc, các bang người Hoa phát triển ra sao?

- Hội quán là gì?

- Các hoạt động của hội diễn ra như thế nào?

- Tổng quan hoạt động kinh tế của người Hoa ở Việt Nam?

- Người Hoa đóng vai trò như thế nào đối với phát triển kinh tế ở các thành
phố?

- Văn hóa vật thể của người Hoa có những đặc điểm gì?

- Có những nét đặc sắc gì về văn hóa phi vật thể của người Hoa?

5.2. Giả thiết nghiên cứu

Khi thực hiện đề tài này, chúng tôi đặt ra ba giả thuyết:

Thứ nhất, thực trạng đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường và quan
hệ dân tộc trong cộng đồng dân tộc Hoa ở Việt Nam.

Thứ hai, người Hoa hiện nay đã có những chuyển biến so với trước đây.

11
Thứ ba, đánh giá kết quả, hiệu quả, tác động của chính sách phát triển kinh
tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc Hoa.

6. Phương pháp nghiên cứu

Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu như sau:

- Phương pháp phân tích dữ liệu có sẵn: dựa vào các công trình nghiên cứu
trước, các lý luận có trong các sách về văn hóa, các công trình nghiên cứu về
văn hóa tộc người Hoa. Chúng tôi thực hiện đề tài này với sự tiếp thu có chọn
lọc của các công trình nghiên cứu trước về văn hóa tộc người Hoa.
7. Bố cục của đề tài
Bố cục của đề tài, ngoài phần dẫn luận, tài liệu tham khảo và phụ lục thì
trong đề tài này, chúng tôi trình bày 5 chương như sau:
Chương 1. Lịch sử hình thành cộng đồng người Hoa
Ở chương đầu, chúng tôi trình bày về lịch sử hình thành cộng đồng người
Hoa qua các nội dung như vùng đất, người Hoa đến Việt Nam, dân số và đặc
điểm cư trú.
Chương 2. Hoạt động kinh tế
Trong chương này, chúng tôi tìm hiểu và nghiên cứu về hoạt động kinh tế
của người Hoa qua các nội dung sau: hoạt động kinh tế của người Hoa trước
năm 1975, sau năm 1975 và một số lĩnh vực hoạt động kinh tế của người Hoa.
Chương 3. Đời sống xã hội
Trong chương 3 chúng tôi tìm hiểu, nghiên cứu đời sống xã hội của người
Hoa qua các nội dung như gia đình và dòng tộc, trình bày về làng Minh Hương
và Thanh Hà, bang hội và một số tổ chức xã hội khác. Ngoài ra chúng tôi còn
trình bày về giáo dục và y tế của họ.
Chương 4. Văn hóa vật thể
Ở chương này, chúng tôi tìm hiểu và nghiên cứu văn hóa vật thể của người
Hoa thông qua các nội dung như nhà ở, trang phục, ẩm thực và nhạc cụ.
Chương 5. Văn hóa phi vật thể

12
Tiếp nối chương 4, ở chương 5 chúng tôi tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu về
văn hóa phi vật thể thông qua văn học, tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội, nghi lễ vòng
đời. Ngoài ra, chúng tôi cũng trình bày về âm nhạc và sân khấu, thư pháp và hội
họa, báo chí và nhiếp ảnh, nghệ thuật múa Lân, Sư, Rồng và nghê thuật xiếc.
Cuối cùng là phần tổng luận.
Đây là phần tổng kết lại những nội dung, văn hoá đặc sắc, phong phú của
người Hoa, góp phần làm cho nền văn hóa Việt Nam thêm đa dạng và rực rỡ sắc
màu.

13
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ NGƯỜI HOA Ở


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

1.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

Người Hoa có mặt rải rác ở nhiều tỉnh thành của Việt Nam ( theo tổng điều
tra dân số và nhà ở năm 2009). Nhưng tập trung chủ yếu ở các tỉnh Nam Bộ,
trong đó nhiều nhất là ở Thành phố Hồ Chí Minh tiếp đến là các tỉnh Đồng Nai,
Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu, Bình Dương, Bắc Giang. Vì hơn 50% người
Hoa sinh sống ở thành phố Hồ Chí Minh nên chúng tôi xin được triển khai
những nét tổng quan về địa bàn nghiên cứu đó là ở thành phố Hồ Chí Minh.

1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên:

Diện tích toàn Thành phố là 2.056,5 km2, lãnh thổ thành phố Hồ Chí Minh
có tọa độ địa lý 10°22’33"- 11°22’17" vĩ độ bắc và 106°01’25" - 107°01’10"
kinh độ đông với điểm cực bắc ở xã Phú Mỹ (huyện Cần Giờ), điểm cực tây ở
xã Thái Mỹ (Củ Chi) và điểm cực đông ở xã Tân An (huyện Cần Giờ). Chiều
dài của thành phố theo hướng tây bắc - đông nam là 150 km, còn chiều tây -
đông là 75 km. Bắc giáp tỉnh Bình Dương, phía Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh,
phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, phía Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa-
Vũng Tàu, phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang, phía Nam
giáp với biển Đông
Về địa hình, thành phố Hồ Chí Minh phần lớn bằng phẳng, có ít đồi núi ở
phía Bắc và Đông Bắc, với độ cao giảm dần theo hướng Đông Nam. Nhìn
chung, địa hình thành phố Hồ Chí Minh không phức tạp, song cũng khá đa
dạng, có điều kiện để phát triển nhiều mặt.
Về khí hậu, thành phố Hồ Chí Minh mang tính chất cận xích đạo nên nhiệt
độ cao và khá ổn định trong năm. Thành phố Hồ Chí Minh có hai mùa rõ rệt:

14
mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 năm này đến tháng 4
năm sau, nhiệt độ trung bình 27,55°C, không có mùa đông.
Số giờ nắng trung bình tháng đạt từ 160 đến 270 giờ. độ ẩm không khí trung
bình 79,5%.
Về tài nguyên đất, tiềm năng đất đai trên phạm vi địa bàn thành phố có
nhiều hạn chế về diện tích và phẩm chất. Ngoại trừ phần nội thành, phần ngoại
thành có thể chia thành các nhóm đất chính sau đây: nhóm đất phèn trung bình
và phèn nhiều; nhóm đất phù sa không hoặc ít bị nhiễm phèn; nhóm đất xám
phát triển trên phù sa cổ; nhóm đất mặn

Ngoài ra còn có các nhóm đất khác như đất đỏ vàng chiếm 1,5% phân bố
trên vùng đồi gò ở Củ Chi và Thủ Đức dùng cho xây dựng cơ bản, nhóm đất
cồn cát, đất cát biển chiếm 3,2% và các loại đất khác, sông suối chiếm 23,7%.

Về tài nguyên rừng, thành phố Hồ Chí Minh bao gồm 3 hệ sinh thái rừng:

- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm mưa mùa Ðông Nam Bộ vốn có ở Củ Chi
và Thủ Ðức.
- Hệ sinh thái rừng úng phèn khá nghèo nàn. Do khai thác và canh tác của
con người, nay hầu như không còn nữa, chỉ sót lại số ít rặng cây ở dạng chồi
bụi.
- Hệ sinh thái rừng ngập mặn tập trung ở huyện Cần Giờ vốn là rừng
nguyên sinh, xuất hiện đã lâu năm theo lịch sử của quá trình hình thành bãi bồi
cửa sông ven biển
Về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn thành phố chủ yếu là vật liệu xây
dựng như sét gạch ngói, cát, sạn, sỏi; nguyên liệu cho gốm sứ và chất trợ dụng;
các nguyên liệu khác như than bùn…

Chỉ có một số khoáng sản có thể đáp ứng một phần cho nhu cầu của thành
phố: nguyên liệu làm vật liệu xây dựng, sành sứ thuỷ tinh, nguyên nhiên liệu…
Các khoáng sản khác như kim loại đen, kim loại màu (trừ nhôm), than đá.. đều
không có triển vọng hoặc chưa được phát hiện.

15
Về tài nguyên nước, do nằm ở vùng hạ lưu hệ thống sông Ðồng Nai - Sài
Gòn, thành phố Hồ Chí Minh có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất đa dạng.

Sông Ðồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên, hợp lưu bởi nhiều sông
khác, có lưu vực lớn, khoảng 45.000 km². Sông Sài Gòn bắt nguồn từ vùng Hớn
Quản, chảy qua Thủ Dầu Một đến thành phố Hồ Chí Minh, với chiều dài 200
km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km.

Một con sông nữa của thành phố Hồ Chí Minh là sông Nhà Bè, hình thành ở
nơi hợp lưu hai sông Đồng Nai và Sài Gòn, chảy ra biển Đông bởi hai ngả chính
Soài Rạp và Gành Rái. Trong đó, ngả Gành Rái chính là đường thủy chính cho
tàu ra vào bến cảng Sài Gòn.

Ngoài các con sông chính, thành phố Hồ Chí Minh còn có một hệ thống
kênh rạch chằng chịt: Láng The, Bàu Nông, rạch Tra, Bến Cát,…

Hệ thống sông, kênh rạch giúp thành phố Hồ Chí Minh trong việc tưới tiêu,
nhưng do chịu ảnh hưởng dao động triều bán nhật của biển Ðông, thủy triều
thâm nhập sâu đã gây nên những tác động xấu tới sản xuất nông nghiệp và hạn
chế việc tiêu thoát nước ở khu vực nội thành.

1.1.2. Dân số và dân tộc

Vào năm 2007, thành phố Hồ Chí Minh có dân số 6.650.942 người và là
thành phố đông dân nhất Việt Nam. Theo số liệu thống kê năm 2004, 85,24%
dân cư sống trong khu vực thành thị và thành phố Hồ Chí Minh cũng có gần
một phần năm là dân nhập cư từ các tỉnh khác.

Cơ cấu dân tộc, người Kinh chiếm 92,91% dân số thành phố, tiếp theo tới
người Hoa với 6,69%, còn lại là các dân tộc Chăm, Khmer,…

Sự phân bố dân cư ở thành phố Hồ Chí Minh không đồng đều, về mức độ
gia tăng dân số, trong khi tỷ lệ tăng tự nhiên 1,07% thì tỷ lệ tăng cơ học lên tới
1,9%.

16
Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố trong cuộc họp báo công bố
tình hình lao động việc làm quý 1 năm 2022, ngày 12-4, người lao động tại
TP.HCM có thu nhập bình quân đạt 8,9 triệu đồng/tháng – luôn là một trong
những tỉnh có thu nhập bình quân cao nhất cả nước

Hiện trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh có 52 dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống
với 468.147 nhân khẩu, chiếm 5,2% dân số. Trong đó, có 3 dân tộc chiếm số
đông là dân tộc Hoa với 382.825 người (chiếm 81,77% tổng số DTTS), dân tộc
Khmer 50.442 người (10,77%) và dân tộc Chăm 10.499 người (2,24%)… Các
DTTS sống đan xen rải rác ở khắp các quận, huyện của Thành phố.

Có thể nói hầu như các dân tộc thiểu số trên mọi miền Tổ quốc, từ vùng
rừng núi cực Bắc đến vùng châu thổ cực Nam, đều có mặt tại thành phố mang
tên Bác Hồ.

1.1.3. Cơ sở hạ tầng và tiềm năng du lịch

Là trung tâm của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam, thành phố Hồ Chí
Minh đang là một cực phát triển của nền kinh tế cả nước. Với vị trí địa lý đặc
biệt thuận lợi, nằm giữa vùng Nam bộ giàu có và có nhiều tiềm năng- một mạng
kinh tế năng động, có bờ biển dài 15km thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm
của vùng với các đầu mối giao thông quốc tế quan trọng, đó là sân bay Tân Sơn
Nhất, Cảng Sài Gòn, ga Sài Gòn, nút giao thông đường bộ tỏa đi khắp nơi đặc
biệt là tuyến đường Xuyên Á từ Phnom Penh đến Thành phố Hồ Chí Minh và
Vũng Tàu đang được xây dựng.

Hơn nữa thành phố Hồ Chí Minh còn là một trong bốn tỉnh thuộc địa bàn
kinh tế trọng điểm phía Nam, là đầu mối giao thông lớn nối liền các tỉnh trong
vùng và là cửa ngõ của cả nước với quốc tế qua hệ thống giao thông đường
thủy, đường bộ, đường hàng không

17
Thành phố Hồ Chí Minh có vị trí thuận lợi trong việc giao lưu với các địa
phương trong vùng, cả nước và quốc tế với khoảng cách 1,600 km (90 phút
bay), từ thành phố rất dễ dàng nối tuyến với thủ đô của các quốc gia ASEAN.

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm văn hóa, kinh tế, khoa học kỹ thuật,
và du lịch của Việt Nam.

Tại thành phố Hồ Chí Minh có rất nhiều hình thức du lịch như: du lịch đô
thị, tìm hiểu văn hóa lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng và sinh thái. Những cái tên đặc
trưng cho thành phố này như: Bưu điện thành phố Hồ Chí Minh, Nhà thờ Đức
Bà, Dinh Thống Nhất, Bến Nhà Rồng, Chợ Bến Thành; hệ thống các Chùa kiến
trúc Việt- Hoa như Chùa Giác Lâm, Chùa Vĩnh Nghiêm, Chùa Bà Thiên Hậu;...

Điều kiện về hạ tầng, giao thông, các trung tâm thương mại, các điểm đến
ẩm thực lý thú cũng là một sức hút tuyệt vời của Sài Gòn.

1.2. Tổng quan về người Hoa


1.2.1. Tộc danh

Trong cộng đồng 54 các tộc người ở Việt Nam, người Hoa thuộc dòng ngôn
ngữ Hán ( ngữ hệ Hán- Tạng)

Các nhóm địa phương: Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Triều Châu,
Phúc Kiến, Xang Phang, Xìa Phống, Thoòng Nhằn, Minh Hương, Hẹ....

Ở Việt Nam, người Hoa còn được gọi bằng nhiều tên khác nhau: người Tàu
hay Ba Tàu, Minh Hương, chú Khách, người Khách, người Hẹ...

Theo lịch sử, thì vào thời quân Minh thua trận nhà Thanh, một số người
theo nhà Minh đã chạy khỏi Trung Quốc và được Chúa Nguyễn chấp nhận cho
tị nạn ở Nam Bộ và quan quân Minh cùng gia quyến di chuyển qua Việt Nam
bằng tàu, nên dân gian gọi họ là người Tàu. Ngoài ra, tàu cũng là phương tiện
người Trung Quốc hay sử dụng khi đến làm ăn, buôn bán và định cư ở Việt

18
Nam nên nó đã được dùng làm tên gọi. Tàu là một từ mang sắc thái có phần tiêu
cực nhưng vẫn được người Hoa chấp nhận.

Tên gọi Minh Hương được dùng để gọi người Hoa ở Nam Bộ. Chữ hương
ban đầu nghĩa là thơm đến năm 1827 được đổi sang kí tự khác có nghĩa là làng.
Như vậy Minh Hương có thể hiểu là “ làng của người Minh” và cũng có thể
hiểu là “ làng sáng sủa”

Một số người dùng từ chú Khách hay người Khách, người Hẹ để chỉ người
Hoa nhưng thật ra không chính xác vì đây chỉ là một tộc người tại Trung Quốc.
Ngoài ra, một số tên gọi khác không chính thức và đôi khi có tính tiêu cực như:
Chệt, Khựa, Xẩm...

Nếu xếp theo phân loại của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thì cộng đồng
người Hoa ở Việt Nam thuộc tộc người Hán nhưng có lẽ do nhà Hán đô hộ
nước Việt lâu đời nên để tránh ác cảm của người Việt bản xứ, mặc dù rất tự hào
nền văn hóa Hán rực rỡ nhưng người Việt gốc Hoa không tự xưng là người Hán

1.2.2. Lịch sử tộc người

Người Hoa vốn là những cư dân Trung Hoa, ở vùng duyên hải phía Nam
Trung Quốc như các tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến, đảo Hải Nam... vượt biển
tìm đến Việt Nam, tìm kiếm một vùng đất sống.

Người Hoa đến Việt Nam vào nhiều thời điểm khác nhau. Tuy nhiên, có thể
xét đến một số đợt di dân lớn vào Việt Nam và Đàng Trong từ thế kỷ XVII đến
nay như cuộc di dân của Mạc Cửu (Mac King Kiou) và gia đình đến vùng đất
Mang Khảm (nay là Hà Tiên) vào năm 1671.

Đến thế kỷ XIX, người Pháp tạo điều kiện cho người Hoa vào định cư ở Sài
Gòn, Chợ Lớn. Năm 1949, Đảng Cộng sản Trung Quốc giải phóng Trung Hoa,
một số Quốc dân Đảng chạy sang Đài Loan, và một số sang Việt Nam.
19
Như vậy, từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XX, người Trung Hoa đã sang
Việt Nam thành 4 đợt lớn, bằng đường thủy và đường bộ. Hai khu vực cư trú
lớn nhất: Làng Thanh Hà ở Biên Hòa và làng Minh Hương ở Chợ Lớn.

1.2.3. Đặc điểm và phân bố cư trú của các nhóm địa phương

Dân số: 749.466 người (theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số 1/4/2019).

So với một số các dân tộc khác ở Việt Nam, người Hoa cư trú phần lớn tập
trung ở Thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị, thị trấn, nơi có đường giao thông
thủy bộ thuận tiện.

Đặc điểm cư trú:

Ở Thành phố Hồ Chí Minh, người Hoa tập trung cư trú ở các quận 5, 6 vốn
là khu vực Chợ Lớn cú, và các quận 8, 10, 11... Ngoài ra các quận huyện của
Thành phố Hồ Chí Minh đều có người Hoa sinh sống..Ở Thành phố Hồ Chí
Minh, khu vực cư trú tập trung của bà con lao động người Hoa, là những hẻm
phố chật hẹp, với những ngôi nhà thấp nhỏ. Một số dãy phố có đông người Hoa
như Triệu Quang Phục, Tản Đà, Trần Hưng Đạo B (trước đây là Đồng Khánh).
đã tạo nên một diện mạo văn hóa Hoa đặc sắc. Nhiều khách nước ngoài gọi khu
vực quận 5, quận 6 là “Khu phố Tàu” hoặc “China Town”.

Ở vùng nông thôn Nam Bộ, những nơi có đông người Hoa sinh sống như
Vĩnh Châu (Sóc Trăng), Bạc Liêu, Rạch Giá (Kiên Giang)…, thường người Hoa
cư trú xen lẫn với người Kinh, Khmer trong các xóm ấp hoặc các phum sóc.

1.2.4. Đặc điểm văn hóa sinh hoạt truyền thống

Người Hoa có ngoại hình khá giống người Kinh, về ẩm thực của người Hoa
vốn nổi tiếng và đến vẫn đầy nay sức hấp dẫn đông đảo thực khách. Việc ăn
uống đối với người Hoa là một nghệ thuật và một ngành nghề kinh doanh

20
nghiêm túc. Xưa người Hoa đã nổi tiếng với các món đặc sản như vịt quay, gà
tiềm thuốc bắc, các loại lẩu.

Người Hoa cũng điều phối và kinh doanh hệ thống các nhà hàng, quán nhậu
bình dân, quán ăn bình dân dành cho những người thu nhập thấp với các món
đơn giản như hủ tiếu, mì, cháo với trứng, vịt bách thảo, bánh bao. Bên cạnh đó,
họ cũng có những khu phố nhà hàng ẩm thực cao cấp phục vụ giới trung lưu,
thượng lưu. Người Hoa có kỹ thuật nấu ăn giỏi, thích các món ăn xào mỡ với
gia vị cay, mặn. Thức uống của người Hoa ngoài tác dụng giải khát còn là loại
thuốc mát, bồi dưỡng "lục phủ, ngũ tạng".

Về trang phục, người Hoa do quá trình cộng cư lâu dài bên cạnh người Việt
nên y phục thường nhật không khác gì so với người Việt. Chỉ trong các dịp lễ
tết, lớp người Hoa lớn tuổi mới mặc những trang phục truyền thống, như áo
ngắn (xá xấu) – áo có hai vạt như áo cánh, tay lửng, nút áo bằng vải, cài khuy ở
giữa. Đàn ông mặc quần tiêu, dài quá đầu gối một chút, ống rộng, thắt lưng
bằng dải rút. Phụ nữ Hoa mặc áo ngắn, nút áo bên sườn phải kéo từ cổ xuống,
cổ áo hơi cao, tay áo quá khuỷu tay. Quần phụ nữ Hoa ống hẹp cao trên mắt cá.

Trong dịp lễ hội, phụ nữ Hoa thường mặc một loại váy dài, được họ gọi là
chuyển chí (tức xườn xám theo tiếng Việt). Áo này đi kèm với các loại vòng cổ,
vòng tay, bông tai băng vàng, bạn hay kim loại quý, đá quý.

Hiện nay, hầu hết thanh niên người Hoa trong cuộc sống thường nhật đều
mặc quần áo, đeo trang sức theo lối hiện đại. Âu phục được sử dụng phổ biến,
theo thời trang. Đáng chú ý là nhiều phụ nữ Hoa thích mặc áo dài của người
Việt trong dịp lễ tết hay lễ hội.

Về nơi ở, nhà ở truyền thống của người Hoa có sự phân biệt khá rõ giữa hai
khu vực đô thị và nông thôn.

21
Ở miền Bắc Việt Nam, nhà của người Hoa có ba loại nhà ba gian hai chái,
chữ môn và chữ khẩu. Tường xây bằng đá, gạch mộc hay trình. Nhà ít hoặc
không có cột, không có kèo, lợp ngói máng hay lá quế, lá tre, phên nứa. Ở các
khu đô thị như Thành phố Hồ Chí Minh, nhà của người Hoa thường lợp ngói
âm dương, cổng nhà đóng then ngang. Đối với các ngôi nhà khang trang, nhà có
trán tường chạm hình hoa lá.

Với nhà người Hoa ở Nam Bộ, đặc biệt là các khu đô thị, đặc điểm chung là
không gian khá chật hẹp, thiếu ánh sáng và không khí, nằm trong các ngõ sâu
ngoằn nghèo liên tiếp, bị che khuất bởi những cao ốc biệt thự. Ngôi nhà người
Hoa ngoài chức năng cư trú, còn được sử dụng như là cơ sở sản xuất, nơi giao
dịch, kho để Ngày nay, ngôi nhà của người Hoa đang có sự biến đổi chứa
nguyên vật liệu.

Ngày nay ngôi nhà của người Hoa đang có sự biến đổi nhanh chóng. Tùy
điều kiện kinh tế và địa hình cư trú mà nhà của đồng bào Hoa có thế lựa chọn
nhà đất hay chung cư.

Từ thập niên 90 của thế kỷ XX, nhiều khu chung cư ở các quận đồng người
Hoa sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh đã được hình thành, như các chung
cư Lý Thường Kiệt Nguyễn Kim (Quận 11), Xóm Cải, Hùng Vương (Quận 5).
Số hộ người Hoa chọn phương thức cư trú trong chung cư khá đông vì một căn
hộ đáp ứng được hầu hết những nguyện vọng nêu trên của họ. Tuy chuyển cư
vào những căn hộ chung cư cao tầng nhưng người Hoa vẫn giữ cách bài trí nhà
cửa, đặc biệt là khu vực tín ngưỡng tôn giáo - nơi có bàn thờ rất đặc trưng của
tộc người Hoa.

CHƯƠNG 2

HOẠT ĐỘNG KINH TẾ


2.

22
2.1. Hoạt động kinh tế của người hoa đối với việc hình thành và phát
triển các đô thị ở trung bộ và nam bộ Việt Nam thế kỷ XVII- XIX

2.1.1. Phố cảng Thanh Hà ở Thuận Hóa


Trong khoảng thời gian từ 1636 đến 1687, phủ Chúa Nguyễn dời về Kim
Long, Chúa bèn cho phép tiên hiền trong làng kiến thiết khu chợ, tức phố Thanh
Hà. Người Hoa đến Thanh Hà đã góp phần không nhỏ vào sự phồn thịnh của
thương cảng này. Thanh Hà nhanh chóng trở thành một thương cảng lớn nhất
thời Kim Long - Phú Xuân.
Thanh Hà là địa chỉ thương mại hấp dẫn của thương khách nhiều nước,
trước hết là thương nhân Trung Quốc, Nhật Bản của châu Á, của các nước
phương Tây như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp…Phố xá ban
đầu chỉ là một dãy nhà tranh, sau thành hai dãy song song nhau dọc theo bờ
sông.
Đến khoảng thời gian trước hoặc sau năm 1770, Hoa thương đã được chúa
Nguyễn cho phép xây dựng phố bằng gạch và lợp ngói để phòng hỏa hoạn. Một
người Pháp là Pierre Poivre khi đến Thuận Hóa đã từng trú ngụ trong một gian
phố gạch ấy. Ông cho rằng cách bày trí nhà cửa giống hệt Trung Hoa, giữa hai
dãy phố có con đường rải đá, cư dân buôn bán sầm uất.
Phố bao gồm những cửa hàng, cửa hiệu, các đại lý xuất nhập khẩu và những
nhà cho thuê dành cho thương khách ở xa, chủ yếu là thương nhân Trung Quốc
mới đến. Thanh Hà khi đó đã trở thành một đầu mối giao thương quan trọng của
vùng Thuận Hóa “Khách buôn Quảng Đông có người họ Trần, quen mua bán.
Hắn nói rằng từ phủ Quảng Châu, do đường biển đến trấn Thuận Hóa, được gió
thuận thì chỉ ba ngày ba đêm, vào cửa Eo, đến phố Thanh Hà ở Phú Xuân…” ,
“Đấy là hàng đến. Còn hàng đi. Cũng tập kết ở Thanh Hà, đặc biệt là những thổ
sản xứ Huế: hồ tiêu và cam…
Trong thời kỳ thịnh đạt, phố Thanh Hà phần lớn nằm trong tay Hoa thương
nên gọi là “Đại Minh khách phố”. Cảnh buôn bán nhộn nhịp ở phố cảng Thanh

23
Hà vào giữa thế kỉ XVIII đã được Jean Koffler ghi nhận: “Hàng năm có khoảng
80 chiếc thuyền Hoa thương từ các tỉnh đến đó, chắc chắn chứng tỏ rằng ở đây
có nền kinh doanh phồn thịnh”.
2.1.2. Đô thị Hội An
Lê Quý Đôn trong sách “Phủ biên tạp lục” hoàn thành năm 1776, đã viết về
trung tâm thương nghiệp Hội An như sau: “Ở nơi đây (tức phố Hội An), vì các
vị khách buôn Trung Quốc đều tới mua hàng đưa về Tàu, nên buổi trước hàng
hóa rất nhiều, dầu có một trăm chiếc thuyền lớn chuyên chở hàng hóa trong một
lúc không thể chở hết được”, “Các hàng hóa đều bán rất chạy, không có món
hàng nào bị ế và ứ đọng cả. Bao nhiêu những hàng hóa mà y (nhà buôn Trung
Hoa) đưa sang đây như sa, đoạn, gấm vóc ngũ sắc, vải tấm, trăm thứ thuốc bắc,
giấy vàng, giấy bạc, dây vàng, dây bạc, các sắc dầu thơm, các hạng chỉ liệu
(giấy), các sắc dây tơ, các màu thuốc nhuộm, các sắc quần, áo, giầy, giép,
nhung, lược, kính hay gương pha lê, giấy, bút, mực, kim, khuy, cúc áo, bàn ghế,
sa sao, đồ ăn uống thì có trầu lá, cam, lê, chanh, táo, bánh thị, bánh mì, miến,
mì, nước mắm, dầu trám, đậu tương, đậu hủ, vôi, men, rượu, gừng, mộc nhĩ,
hương tín (nấm hương),v.v…kẻ có người không, cùng nhau đổi chác, không ai
là không thỏa được sở thích”.
Như vậy, qua những ghi chép của Lê Quý Đôn, có thể thấy việc buôn bán
của các thương nhân người Hoa ở Hội An rất phát đạt và thuận lợi.
Trong công việc kiểm soát ngoại thương, thu thuế thương thuyền, cứu giúp
những thuyền ngoại quốc bị bão trôi giạt đến, các Chúa Nguyễn đã đặt ở Hội
An một cơ quan gọi là Tàu vụ ty, trong đó có nhiều chức quan.
Người Trung Quốc và người Minh Hương vốn có nhiều tri thức và kinh
nghiệm về ngoại thương hơn người Việt, nên thường được Chúa giao phó giữ
các chức quan ấy. Ngoài dân các xã Minh Hương có nhiệm vụ xem xét cân
lượng, định giá hàng các tàu buôn và làm thông ngôn cho các tàu Trung Quốc
và ngoại quốc. Công việc ấy cũng là sưu dịch rồi nên dân Minh Hương được
miễn các thứ sưu dịch, sưu sai, quét chợ và tuần đò.

24
Ước tính số tiền thu thuế do Tàu vụ ty thu được là không dưới 1 vạn quan,
nhiều là hơn 3 vạn quan. Số thuế thu được ấy mỗi năm đem nạp vào kho 6 phần,
còn 4 phần thì chia cho quan, lại, quân, dân đã phụ trách các công việc19 .
Bên cạnh đó, để xúc tiến các công việc kinh doanh của mình một cách thuận
lợi, các nhà buôn Trung Hoa tại Hội An đã lập nên các Hội đoàn như “Hội xúc
tiến thương mại đường biển” (thành lập năm 1715). Chức năng chính của Hội là
ủng hộ về vật chất và tinh thần, khuyến khích mở rộng các hoạt động buôn bán
tư nhân của các nhà buôn Trung Hoa trên đất Việt Nam.
Như vậy, chính những hoạt động buôn bán của người Hoa đã góp phần làm
cho Hội An trở thành một trung tâm thương nghiệp phồn thịnh và là trung tâm
ngoại thương của cả Đàng Trong khi ấy.
2.1.3. Nông Nại Đại Phố (hay Cù Lao Phố)
Khi đến Đàng Trong, nhóm di dân do Trần Thượng Xuyên lãnh đạo đã sớm
phát hiện ra ưu thế của Cù Lao Phố và tập trung Hoa thương đến đây sinh sống
và buôn bán. Cù Lao Phố vốn là một bãi sa bồi hoang sơ nằm giữa sông Hương
Phước (một đoạn của sông Đồng Nai), trải dài trên 7 dặm, chiều ngang bằng 2/3
chiều dài. Tuy nằm cách xa biển, nhưng lại là nơi sông sâu, nước chảy, có thể
ngược lên phía Bắc khai thác nguồn hàng lâm thổ sản, xuống tận phía Nam, ra
cửa Cần Giờ, và có thể sang tận Cao Miên. Bởi vậy, phần lớn Hoa thương đã
chuyển từ vùng đất định cư ban đầu là Bàn Lăng (Biên Hòa) về Cù Lao Phố.
Sau đó, họ phát hoang, dựng nhà, lập bến, mở đường, xây dựng phố chợ.
Chỉ trong vài thập niên, đến đầu thế kỉ XVIII, những di dân người Hoa đã
biến Cù Lao Phố thành một thương cảng xuất nhập khẩu lớn thu hút thuyền
buôn Nhật Bản, Trung Hoa và các nước phương Tây.
Nông Nại Đại Phố nằm giữa cù lao trên sông Đồng Nai, đã được Trịnh Hoài
Đức miêu tả trong “Gia Định thành thông chí” như sau: “Ở đầu phía Tây bãi là
Đại Phố.
Khi mới khai thác, tướng quân Trần Thượng Xuyên chiêu tập lái buôn
người Trung Quốc lập ra phố xá, nhà ngói, tường vôi, lầu cao chót vót, quán

25
mấy tầng rực rỡ bên sông dưới ánh mặt trời, liên tục năm dặm mở ra ba đường
phố. Phố lớn lát đường đá trắng, phố ngang lát đường đá ong, phố nhỏ lát đường
đá xanh, bằng phẳng như đá mài. Khách buôn tụ tập đông, thuyền biển, thuyền
sông, tránh gió bỏ neo, lớn nhỏ sát nhau, là một nơi đô hội…”. Tuy nhiên, sự
thịnh vượng của Cù Lao Phố chỉ kéo dài đến nửa đầu thế kỉ XVIII thì bắt đầu đi
xuống, vì nhiều nguyên nhân song chủ yếu do sự tàn phá của chiến tranh giữa
Tây Sơn và Nguyễn Ánh.
2.1.4. Khu vực Chợ Lớn
Chợ Lớn cũng là khu vực sớm được những người dân Trung Hoa chọn làm
nơi lập nghiệp. Thị trấn Chợ Lớn cách Sài Gòn 5 km về phía Tây Nam do người
Hoa lập ra năm 1778, Chợ Lớn thường được gọi là chợ người Hoa, người
đương thời còn gọi là Chợ Sài Gòn.
Lê Văn Duyệt sau khi được bổ nhiệm làm Tổng trấn Gia Định đặt tên cho
chợ người Hoa này là Chợ Lớn. Năm 1782, thị tứ này bị quân Tây Sơn tàn phá
nặng nề. Sau khi vua Gia Long lên ngôi (1802 - 1820), Chợ Lớn bắt đầu phát
triển một cách nhanh chóng.
Ngoài việc buôn bán lúa gạo và các nông sản khác, Hoa thương ở đây đã
làm chủ việc phân phối các mặt hàng nhu yếu phẩm tiêu dùng hàng ngày do các
nhà buôn từ Trung Quốc, các nước trong khu vực Đông Nam Á và từ châu Âu
chuyển tới. Trước thời điểm thực dân Pháp thiết lập chế độ thuộc địa tại Nam
Kỳ, ở thị trấn này đã có tới 500 ngôi nhà, có 2 kênh đào, 5 cái cầu (trong đó có
1 cầu làm bằng sắt), có nhiều kho hàng và các xưởng đóng thuyền.
Hoạt động buôn bán của họ ở đấy tấp nập suốt ngày đêm. Nơi đây “phố xá
liên tiếp sát mái nhau, người Tàu và người ta ở chung lẫn lộn dài độ 3 dặm.
Hàng hóa trong các phố bày bán có: gấm, đoạn, đồ sứ, giấy má, châu báu…
Những hóa vật ở Nam Bắc theo đường sông đường biển chở đến không thiếu
món nào. Đầu phía Bắc đường phố lớn có miếu Quan Thánh và 3 hội quán:
Phúc Châu, Quảng Đông và Triều Châu chia đứng hai bên tả hữu, phía tây

26
đường lớn có miếu Thiên Hậu, gần phía tây có hội quán Ôn Lăng…ấy là một thị
phố lớn và đô hội náo nhiệt”.
Đặc biệt, từ cuối thế kỉ XVIII, nhiều người Hoa bỏ đất Biên Hòa về Chợ
Lớn sinh sống, làm cho dân cư khu vực này đông đúc hơn và phố thị ngày càng
sầm uất. Chợ Lớn trở thành đầu mối cung cấp hàng hóa cho cả khu vực mà hầu
hết những nhà buôn lớn là người Hoa.
Trịnh Hoài Đức đã miêu tả trong “Gia Định thành thông chí” về Phố Chợ
Lớn như sau: “Cách phía nam trấn 12 dặm, nằm hai bên quan lộ là thành phố
lớn, ba đường xuyên thẳng giáp bến sông, một con đường chạy ngang ở giữa và
một con đường dọc theo bờ sông. Phố xá liên tiếp liền mái nhau, người Tàu và
người ta ở chung lẫn lộn, dài độ 3 dặm. Hàng hóa trong các phố bày bán có:
gấm đoạn, đồ sứ, giấy mực, châu báu, sách vở, thuốc thang, trà bột…
Những món hàng ở Nam Bắc theo đường sông đường biển chở đến không
thiếu món nào…Phía đông đường lớn, giữa có phố chợ Bình An đủ sản vật quý
báu ở núi ở biển và thổ sản các nơi, ban đêm còn thắp đèn mua bán”. Không chỉ
là trung tâm buôn bán sầm uất trong nước, Chợ Lớn cũng mở rộng hoạt động
buôn bán với nhiều nước trong khu vực. Các thương nhân người Hoa ở Chợ
Lớn thường xuyên giao lưu buôn bán với thương nhân Campuchia, lại thêm
chính sách đón nhận tàu buôn nước ngoài thời Lê Văn Duyệt làm Tổng trấn Gia
Định làm cho các hoạt động buôn bán và sản xuất ở Chợ Lớn càng thêm phát
triển. Vì vậy, đến nay người Hoa ở Chợ Lớn vẫn tổ chức cúng bái rất linh đình
vào dịp lễ giỗ của Lê Văn Duyệt và coi ông là vị thần tài của Sài Gòn.
2.2. Hoạt động kinh tế của người Hoa trước 1975
Trong bước đầu định cư ở Nam Bộ, những lưu dân từ duyên hải Nam Trung
Hoa, mà về sau thành người Hoa ở Nam Bộ, đã có nhiều loại hình hoạt động
kinh tế với đặc điểm tập trung ở các đô thị, thị trấn, trung tâm thương mại. Ở
đó, người Hoa có thế mạnh trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp và thương mại
dịch vụ.

27
Biên Hòa (Đồng Nai) và Thủ Dầu Một, Lái Thiêu (Bình Dương) là hai trung
tâm gốm sứ xuất hiện khá sớm ở Nam Bộ. Một số ngành sản xuất tiểu thủ công
nghiệp khác tại đây cũng có thợ chuyên môn người Hoa tham gia hoạt động.
Gốm sứ Biên Hòa và Thủ Dầu Một, Lái Thiêu không chỉ cung cấp cho
nhiều địa phương ở miền Nam Việt Nam mà còn tham gia xuất khẩu sang một
số nước Đông Nam Á.
Chợ Lớn, Cù Lao Phố, Mỹ Tho, Hà Tiên từ lâu đã nổi tiếng là những cảng
thị tấp nập tàu thuyền của thương nhân người Hoa, những thuyền buôn trong và
ngoài nước. Hàng hóa xuất khẩu có lúa gạo, đường mía, cau khô, hương liệu...
Hàng hóa nhập khẩu có các loại sản phẩm như thuốc Bắc, giấy viết, các mặt
hàng kim khí, thủy tinh từ Nhật Bản, Hồng Kông và phương Tây.
Trong buổi đầu định cư tại Nam Bộ, nhất là tại Sài Gòn – Chợ Lớn, có tình
trạng phân chia các ngành nghề theo các nhóm ngôn ngữ người Hoa. Như:
người Hoa gốc Quảng Đông tập trung buôn bán lẻ hàng bách hóa, mở nhà hàng
khách sạn, sửa chữa máy móc..., người Hoa gốc Triều Châu chuyên về sản xuất
kinh doanh chế biến trà, các loại thực phẩm chế biến..., người Hoa gốc Phúc
Kiến chuyên hoạt động thu mua phế liệu, làm hàng mã..., người Hoa gốc Hạ lại
chuyên kinh doanh các loại thuốc Đông dược..., người Hoa gốc Hải Nam,
chuyên về mở các quán ăn và dịch vụ ăn uống cả các món ăn Hoa và món ăn
phương Tây...
Dưới thời Pháp thuộc, ở miền Nam đã nổi lên tầng lớp tư sản gốc Hoa giàu
có, không hiếm các nhà tư sản giàu có vốn xuất thân là thợ thủ công, tiểu
thương... nghèo khó như Quách Đàm, người xây chợ Bình Tây đồ sộ vốn là một
người buôn bán phế liệu. Các tư sản người gốc Hoa đã đứng ra thành lập các
nhà máy, cơ sở sản xuất, công ty thương mại, đã chi phối một số lĩnh vực kinh
tế của miền Nam thời bấy giờ.
Thời kỳ 1954 – 1975, thời chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã có một số
thương nhân người gốc Hoa quan hệ với nước ngoài, nhập khẩu máy móc thiết
bị theo công nghệ hiện đại, thành lập một số nhà máy, xí nghiệp thuê mướn

28
công nhân lao động người Việt, Hoa. Ngoài công nghiệp xay xát, chế biến
lương thực thực phẩm đã có từ trước, thì bấy giờ đã xuất hiện các xí nghiệp dệt,
sản xuất đồ nhựa, chế biến thực phẩm khá hiện đại như VINATEXCO,
VINATEPHINCO VIMYTEX, VISSAN... Một số tư sản Hoa đã trở thành
“Vua” như Lý Long Thân – vua sắt thép, Trần Thành – vua bột ngọt, Mã Hỷ –
vua lúa gạo...
Lao động công nhân người Việt, Hoa bị bóc lột thậm tệ nên đã xảy ra nhiều
cuộc đấu tranh của công nhân bằng những cuộc đình công, bãi thị... chống lại
giới chủ tư sản gốc Hoa liên kết với chính quyền tay sai của đế quốc Mỹ.
2.3. Hoạt động kinh tế của người Hoa sau 1975

Trong 40 năm qua, công nhân lao động tiểu thương, tiểu chủ người Hoa đã
không ngừng sản xuất kinh doanh góp phần tích cực xây dựng đất nước Việt
Nam xã hội chủ nghĩa.

Những 5 đầu sau giải phóng miền nam và thống nhất đất nước, nhân dân đã
trải qua nhiều khó khăn trong đời sống và hoạt động kinh tế. Bà con lao động
người Hoa đã chung vai sát cánh để cùng các dân tộc anh em trong cả nước nỗ
lực khắc phục khó khăn, sản xuất kinh doanh trong các tổ chức của người Hoa
như tổ sản xuất tổ hợp, hợp tác xã… bà con người Hoa đã tỏ ra năng động trong
việc giải quyết những khó khăn về nguyên liệu, máy móc, năng lượng,… trong
tình cảnh hết sức thiếu thốn lúc bấy giờ.

Những tìm tòi, trải nghiệm vượt khó của công nhân lao động, tiểu thương,
tiểu chủ người Hoa đã góp phần tích cực vào sự năng động của thành phố trên
lĩnh vực kinh tế để thành phố Hồ Chí Minh đi đầu cả nước tiến tới xóa bỏ bao
cấp, chuyển sang nền kinh tế thị trường.

Từ sau năm 1986, với những đường lối đổi mới tư duy của Đảng Cộng sản
Việt Nam thì những hoạt động kinh tế của người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh
và Nam Bộ đã có những chuyển biến tích cực. Với kinh nghiệm làm ăn từ lâu,

29
người Hoa đã góp phần thúc đẩy tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ từng
bước phục hồi, phát triển nhanh hơn.

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh của người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh
dưới dạng hợp tác xã, tổ hợp các cơ sở sản xuất cá thể không ngừng tăng trưởng
về số lượng cũng như quy mô hoạt động.

Lực lượng lao động người Hoa quận 11

Đơn vị: người

Loại hình Số lao động


Năm 1985 Năm 1990
Hợp tác xã 2.090 1.028
Tổ sản xuất 10.182
Cá thể 6.977 11.409
Công ty và xí nghiệp tư 429
doanh

Hợp doanh 1.615

2.4. Một số lĩnh vực kinh tế của người Hoa

2.4.1. Tiểu thủ công nghiệp

Sản xuất tiểu thủ công nghiệp là lĩnh vực hoạt động kinh tế nổi trội của
người Hoa với các ngành nghề thủ công bao gồm: làm gốm sứ, giày dép, làm
đồ trang sức vàng bạc, làm nhang, làm hàng mã,… về sản xuất tiểu thủ công
nghiệp có các ngành nghề như chế tạo và sửa chữa máy nông nghiệp, làm khuôn
mẫu, dệt may, chế biến thực phẩm xay xát lúa gạo, sản phẩm nhựa,…

Gốm sứ

30
Nghề làm gốm sứ của Hoa có từ khá sớm, trong những người Hoa đến Nam
Bộ có một số thợ thủ công chuyên nghề gốm sứ: Biên Hòa (Đồng Nai), Thủ
Dầu Một (Bình Dương) và khu vực Chợ Lớn (Thành Phố Hồ Chí Minh) từng là
những trung tâm sản xuất gốm sứ có đông đảo người Hoa tham gia. Hiện nay ở
Thủ Dầu Một vẫn còn một số đồ gốm của người Hoa hoạt động cách nay gần
thế kỷ. Khu vực chợ lớn ở thành phố Hồ Chí Minh còn một số địa danh như: Lò
Gốm, Lò Siêu, Lò Gạch,… ghi dấu hoạt động sản xuất gốm sứ của người Hoa
trước đây. Ở quận 8 thành phố Hồ Chí Minh các nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều
đồ gốm của người Hoa, sản xuất những sản phẩm gọi là gốm Cây Mai rất được
ưa chuộng và nổi tiếng.

Trong suốt một thời gian dài, sản phẩm gốm sứ của người Hoa không chỉ
đáp ứng nhu cầu của người dân trong nước mà còn xuất khẩu sang một số nước
Đông Nam Á. Sản phẩm gốm sứ của các cơ sở của người Hoa rất phong phú và
đa dạng, các loại sản phẩm gốm sứ dân dụng như gạch ngói, lu khạp, chén bát,
nồi niêu,..; các loại gốm sứ mỹ thuật, các loại đồ thờ cúng như bình hoa, chén,
dĩa kiểu, lư lương,… được trang trí nhiều màu sắc, hình vẽ,…

Hiện nay ngày ngành xuất gốm sứ của người Hoa đã có nhiều thay đổi, thiết
kế thuật chế tác gốm sứ được hiện đại hóa với những lò nung gốm, dây chuyền
sản xuất được cơ khí hóa, hiện đại hóa. sản phẩm gốm sứ của các cơ sở sản xuất
người Hoa không chỉ đa dạng về mẫu mã, mà chất lượng sản phẩm cũng được
nâng cao đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế nhiều sản phẩm gốm sứ của các cơ sở
sản xuất do người Hoa làm chủ như công ty gốm sứ Minh Long ở Bình Dương
vừa để tiêu dùng trong nước vừa xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, Bắc Mỹ,
Nhật Bản,…

Chế biến lương thực thực phẩm

Lĩnh vực chế biến lương thực thực phẩm là một thế mạnh trong hoạt động
kinh tế của người Hoa. Ngay từ thời thực dân pháp cai trị ở Nam kỳ, đã có

31
nhiều cơ sở xay xát lúa gạo của các chủ tư sản người Hoa xây dựng dọc bờ kênh
Tàu Hủ và vùng Chợ Lớn. Những ghe thuyền của người Hoa thu mua thóc lúa
từ nhiều địa phương ở Nam Bộ. Nhiều nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long
tập kết về các cơ sở xay xát chế biến lương thực của người Hoa ở Sài Gòn . Các
loại gạo sau khi xay xát, ngoài việc tiêu thụ trong nước còn xuất khẩu sang một
số quốc gia ở khu vực Đông Nam Á và cả Trung Quốc. Dưới thời chính quyền
Việt Nam Cộng hòa, Sài Gòn là một trong những trung tâm xay xát và chế biến
lúa gạo của miền nam với sự tham gia đông đảo của giai cấp tư sản Hoa cùng
công nhân lao động người Hoa. Mã Hỷ, là một tư sản người Hoa được xem như
“Vua lúa gạo” ở miền Nam đương thời.

Từ sau năm 1975, một số cơ sở xay xát lúa gạo và chế biến lương thực của
tư sản Hoa ở Sài Gòn trước đây được quốc hữu hóa. Ngành chế biến lương thực
thực phẩm do nhà nước quản lý và có sự tham gia đông đảo của công nhân lao
động người Hoa với nhiều người có kinh nghiệm và thâm niên trong lĩnh vực
này. Các cơ sở xay xát chế biến lương thực ở khu vực chợ lớn vẫn tiếp tục hoạt
động, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Bên cạnh việc chế biến lương thực, hoạt động chế biến thực phẩm của
người Hoa rất phong phú và đa dạng các loại sản phẩm. Với truyền thống ẩm
thực đặc sắc các cơ sở chế biến thực phẩm của người Hoa đã đưa ra thị trường
trong và ngoài nước nhiều sản phẩm như há cảo, sủi cảo, bánh bao các loại, mì
miến đóng gói, mì ăn liền, các loại bánh ngọt như bánh trung thu rất nổi tiếng ở
thành phố Hồ Chí Minh. Một số công ty chế biến thực phẩm của người Hoa
được nhiều người biết đến như Cầu Tre, Kinh Đô, Đồng Khánh, Hỷ Lâm Môn,
Đức Phát, Á Châu ACB,… Ở Sóc Trăng có một số cơ sở chế biến thực phẩm
của người Hoa chuyên sản xuất các loại lạp xưởng, bánh pía, vịt lạp,… Ở Phú
Quốc có một số cơ sở của người Hoa chuyên chế biến các sản phẩm thủy hải
sản như cá khô, tôm khô, nước mắm…

32
Xí nghiệp chế biến thực phẩm Cầu Tre ngoài các loại thực phẩm còn chia
sản xuất chế biến các loại trà đặc biệt, trong đó có trà Ô Long. Hằng năm vào
dịp Trung thu, Tết Nguyên đán, nhiều loại bánh ngọt của các cơ sở chế biến
người Hoa đã được xuất khẩu sang Mỹ, Châu Âu,… phục vụ nhu cầu của cộng
đồng người Việt Nam và người Châu Á.

Da giày, may mặc, dệt nhuộm

Ở thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương lân cận, có khá đông lực
lượng công nhân lao động người Hoa tham gia hoạt động trên lĩnh vực sản xuất
gia công các sản phẩm da giày, may mặc, dệt nhuộm… Lĩnh vực sản xuất này
gồm nhiều hình thức, từ cơ sở cá thể, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn
và một số nhà máy ở các khu công nghiệp.

Từ năm 1975, ngành thuộc da và chế biến ra ở miền Nam nói chung và Sài
Gòn nói riêng phần lớn do các tư sở và các cơ sở sản xuất của người Hoa đảm
nhiệm. Trên lĩnh vực hoạt động kinh tế này, bộ phận người Hoa gốc Haka được
đánh giá là có tay nghề và kinh nghiệm khá cao. Họ đảm nhiệm khâu thu mua
các loại da, súc vật còn tươi, cho đến khâu thuộc da và chế tạo các sản phẩm da
như giày, dép, thắt lưng, bóp ví…

Hoạt động gia công may mặc ở thành phố Hồ Chí Minh một số tỉnh Nam
Bộ thu hút một lượng công nhân lao động người Việt, người Hoa khá đông.
Phần lớn là các cơ sở cá thể của người Hoa nhận gia công một số công đoạn
may các sản phẩm như: áo quần, túi xách,… cho đến các công ty dệt may xuất
khẩu. Một số chủ các cơ sở dệt may của người Hoa tổ chức sản xuất với quy mô
lớn, những cơ sở này có đông công nhân lao động người Hoa làm công và khép
kính trong quy trình sản xuất từ gia công cách may đến khâu hoàn chỉnh sản
phẩm. Ở các quận 6, quận 11, quận Tân Bình thành phố Hồ Chí Minh nó có
nhiều cơ sở gia công may mặc của người Hoa.

33
Sản xuất giày dép từ sau năm 1975 ở thành phố Hồ Chí Minh khởi đầu phát
triển từ các tổ hợp, hợp tác xã, các cơ sở sản xuất của người Hoa. Hợp tác xã
Bình Tiên đã hình thành công ty Biti’s, một xí nghiệp sản xuất giày dép hàng
đầu ở thành phố Hồ Chí Minh, công ty quy tụ hơn 10.000 công nhân, trong số
đó có đông công nhân Hoa làm việc tại nhiều cơ sở. Sản phẩm giày dép của
Biti’s đạt tiêu chuẩn Châu Âu và xuất khẩu sang nhiều nước ở Châu Á, Tây Âu,
Bắc Mỹ, bao gồm 40 quốc gia và các vùng lãnh thổ.

Ngoài công ty Biti’s, còn một số cơ sở sản xuất giày dép của người Hoa
được nhiều người tiêu dùng chọn lựa như công ty sản xuất hàng tiêu dùng Bình
Tân Bita’s, Hừng Sáng,…

Sau năm 1975, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong điều kiện cơ chế bao
cấp, một số cơ sở dệt thủ công của người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh đã
được thành lập với quy mô nhỏ và kỹ thuật mang tính thủ công, nhưng các cơ
sở này đã đáp ứng một phần sản phẩm vải, nhuộm cho thành phố. Tuy nhiên,
hiện nay các cơ sở này hầu hết chuyển ra ngoại thành để tránh ô nhiễm một bộ
phận công nhân người Hoa chuyển sang làm việc ở các xí nghiệp nhà máy dệt,
sợi, nhuộm hiện đại trong các khu công nghiệp, khu chế xuất.

Sản phẩm nhựa

Trong những thập kỷ qua, nhu cầu về các sản phẩm nhựa (plactis) ngày
càng cao về số lượng và chất lượng, các sản phẩm nhựa tiêu dùng và xây dựng
tăng lên nhanh chóng. Nắm bắt được nhu cầu và thị trường hàng hóa sản phẩm
nhựa, một số công ty sản phẩm nhựa của người Hoa được thành lập. Các công
ty nhựa Bình Minh, Rạng Đông, Duy Tân... của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí
Minh chuyên cung ứng cho thị trường thành phố cũng như cả nước về mặt hàng
sản phẩm nhựa. Sản phẩm nhựa của các công ty của người Hoa rất đa dạng,
ngoài các loại để dùng thường ngày như bàn ghế, đồ gia dụng.... còn có các loại
ống nước, dây điện, vải nhựa... Hàng nhựa ở Thành phố Hồ Chí Minh có sự

34
tham gia của các cơ sở của người Hoa, có thời kỳ đã đẩy lùi thị phần hàng nhựa
của Thái Lan trên thị trường Việt Nam. Hiện nay, các cơ sở sản xuất sản phẩm
nhựa của người Hoa đã được trang bị nhiều máy móc hiện đại, kỹ thuật sản xuất
tiên tiến, khoa học, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu
sang một số nước láng giềng như Campuchia, Lào, Myanmar...
Tiểu công nghiệp
Đây là những cơ sở sản xuất cơ khí nhỏ của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí
Minh và một số thành phố khác ở Nam Bộ. Những cơ sở này chuyên sản xuất
và sửa chữa các loại máy móc loại nhỏ thường dùng trong sản xuất nông nghiệp
và đời sống hàng ngày như máy bơm nước, máy cắt lúa, phụ tùng thiết bị, các
loại máy điện và điện tử sinh hoạt... Các sản phẩm và dịch vụ của tiểu công
nghiệp người Hoa đáp ứng cho các hộ nông dân ở các tỉnh Nam Bộ trong việc
canh tác nông nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Những cơ sở sản xuất tiểu công
nghiệp của người Hoa thường gồm khoảng mười công nhân, mặt bằng nhà
xưởng nhỏ, nhưng đảm nhiệm nhiều khâu sản xuất và sửa chữa máy móc rất
linh hoạt và đa dạng.
Đặc biệt, trong lĩnh vực tiểu công nghiệp của người Hoa ở Thành phố Hồ
Chí Minh có ngành sản xuất khuôn mẫu. Các khuôn mẫu chủ yếu dùng cho việc
sản xuất các sản phẩm nhựa, đòi hỏi độ chính xác cao và kinh nghiệm chuyên
môn tay nghề cao. Những thợ thủ công của người Hoa rất có kinh nghiệm trong
việc chế tạo khuôn mẫu ép nhựa và sản phẩm này rất được ưa chuộng trên thị
trường. Ngoài ra, còn có một số cơ sở sản xuất của người Hoa chuyên về sản
xuất các loại nắp chai bằng kim loại và nhựa, sản phẩm này có chất lượng cao,
đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
2.4.2. Thương mại dịch vụ
Hoạt động thương mại dịch vụ là một thế mạnh trong hoạt động kinh tế
người Hoa ở Nam Bộ. Do đặc điểm phần lớn cư dân người Hoa sinh sống ở đô
thị và các trung tâm kinh tế, nên hoạt động thương mại dịch vụ của người Hoa
có nhiều ưu thế. Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế lớn, đây cũng

35
là nơi các hoạt động thương mại dịch vụ của người Hoa rất phát triển, đặc biệt ở
quận 5, quận 6, quận 11 là nơi tập trung đông đảo các cửa hàng, tụ điểm buôn
bán của người Hoa.
Ở quận 5, quận 6, quận 11 có nhiều thương xá, chợ chuyên doanh mà trong
đó tiểu thương người Hoa chiếm một tỷ lệ đáng kể. Có thể kể ra một số tụ điểm
buôn bán có đồng người Hoa tham gia như chợ Bình Tây. Đây là ngôi chợ có từ
hơn một thể kỷ về trước và gắn với quá trình định cư của người Hoa ở vùng Sài
Gòn, Chợ Lớn. Chợ do một người Hoa là Quách Đàm xây dựng và hiến tặng
cho cộng đồng cư dân Chợ Lớn. Hiện nay chợ Bình Tây là một chợ đầu mối với
nhiều loại hàng hóa cung cấp bán sỉ cho nhiều địa phương ở Nam Bộ. Một số
chợ chuyên doanh có đông tiểu thương người Hoa như chợ vải Soái Kình Lâm
ở quận 5, chợ Tân Thành bán phụ tùng xe máy, nông ngư cụ, chợ Kim Biên bán
các loại hóa chất...
Trong những năm gần đây, khu vực đông người Hoa sinh sống ở Thành phố
Hồ Chí Minh đã có thêm nhiều trung tâm thương mại với quy mô lớn hiện đại,
sự tham gia của nhiều thương nhân người Hoa mang phong cách buôn bán riêng
của hoạt động thương mại người Hoa, đó là các trung tâm thương mại dịch vụ
An Đông Plaza, Thuận Kiều, Hùng Vương...
Nói đến các dịch vụ của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh không thể
không đề cập đến các hoạt động khách sạn và nhà hàng do người Hoa làm chủ
với phong cách phục vụ có nét riêng. Ở quận 5 có hơn 40 nhà hàng và khách
sạn do các chủ người Hoa quản lý. Nhiều nhà hàng, khách sạn đã có từ hàng
chục năm trước và được nhiều người biết đến như khách sạn nhà hàng Ái Huê
Đồng Khánh, Bát Đạt,... Ở các quận 5, 6, 10, 11 nơi có đông người Hoa còn có
hệ thống các cửa hàng bình dân phục vụ người lao động, các món ăn quen thuộc
của người Hoa như hủ tiếu, bánh bao, mì, cơm gà... Những điểm phục vụ ăn
đêm trên các phố người Hoa cũng là nét đặc biệt. Thường chủ quán tận dụng hè
phố làm nơi ăn uống và phục vụ khách gần như suốt đêm. Trước đây ở quận 5
có phố của người Hoa bán cháo trắng với trứng vịt bách thảo, củ cải muối... rất

36
nổi tiếng và thu hút đông đảo thực khách. Cũng ở quận 5, quận 11 có những khu
phố chuyên doanh các mặt hàng như đông dược tại đường Triệu Quang Phục,
Hải Thượng Lãn Ông; còn phố Lương Nhữ Học bán các loại trang phục sân
khấu; phố Hàn Hải Nguyên với các loại hàng mã; phố Hà Tôn Quyền với các
loại mì sủi cảo, hoành thánh…
2.4.3. Sản xuất nông nghiệp
Một bộ phận đồng đảo người Hoa sinh sống ở vùng nông thôn, ven đô thị ở
các tỉnh Nam Bộ, sản xuất nông nghiệp là hoạt động kinh tế chủ yếu. Trong các
ghi chép của sách “Đại Nam Thực lục” hoặc “Gia Định Thành Thông Chỉ” đã
nói đến việc có nhiều người Hoa tham gia công cuộc khai mở đất đai ở Nam Bộ
từ đầu thế kỷ XVIII đến XIX, như “Dọc sông Nha Mân nhiều dân người Hoa
(Hoa dân) đến vỡ Hoang đất tạo lập thêm nhiều ruộng vườn”. “Nơi cửa sông
Mỹ Thanh đổ ra biển (còn gọi là Vàm Mỹ Thanh), người Hoa, người Khmer tụ
tập đông đảo trồng nhiều rau quả, các loại đậu, trái cây”... (mục Sơn Xuyên Chí
của sách Gia Định Thành Thông Chí). Hoạt động sản xuất nông nghiệp là một
thế mạnh của người Hoa ở vùng nông thôn Nam Bộ, vốn đã có từ khi họ đến
định cư.
Cũng từ khá sớm, dưới thời Pháp thuộc đã xuất hiện một số điền chủ người
Hoa. Những điền chủ này có nhiều ruộng đất và thuê các tá điền người Việt,
người Hoa canh tác lúa. Phần lớn lượng lúa gạo này là nông sản hàng hóa được
xuất khẩu đến nhiều vùng trong nước và các quốc gia ở Đông Nam Á, cũng như
Trung Quốc, Nhật Bản. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, nông dân người
Hoa ở vùng giải phóng đã đóng góp cho chính quyền cách mạng hàng chục tấn
lúa, gạo nuôi quân kháng chiến.
Hiện nay, phần đông bà con người Hoa ở các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh,
Kiên Giang... lấy nghề nông làm sinh kế, kỹ thuật canh tác lúa của bà con người
Hoa đã có nhiều thay đổi so với trước đây. Cũng như các dân tộc anh em cộng
cư trên vùng đất Nam Bộ, nông dân người Hoa đã tiếp cận các kỹ thuật sản xuất
nông nghiệp hiện đại với việc cơ giới hóa đồng ruộng, sử dụng phân bón hóa

37
học, các giống lúa cho năng suất và chất lượng cao. Có thể nói, nông dân người
Hoa đã có những đóng góp tích cực vào việc tăng sản lượng lúa của khu vực
Đồng bằng sông Cửu Long trong những thời kỳ qua, góp phần biến nơi đây
thành vựa lúa và lương thực lớn của cả nước.
Không chỉ canh tác lúa, mà nông dân người Hoa còn trồng nhiều loại Hoa
màu, cây ăn trái, những loại đặc sản ở các vùng nông thôn Nam Bộ. Ở Vĩnh
Châu tỉnh Sóc Trăng, nơi có đông người Hoa Triều Châu, chuyên trồng các loại
hành đỏ và củ cải trắng. Hiện nay, Vĩnh Châu là một địa phương chuyên canh
hành đỏ nhiều nhất ở Nam Bộ, và có một số người cho rằng kỹ thuật trồng hành
đỏ có nguồn gốc từ người Hoa. Hành đỏ được xem như một đặc sản của Sóc
Trăng, không chỉ tiêu dùng trong nước mà còn được xuất khẩu sang nhiều nước
ở châu Á. Trong thời gian vài chục năm qua, người Hoa ở vùng ven biển Bạc
Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh trống khá nhiều cây thuốc cá, đây là một loại cây
dùng rễ giả nhỏ cho xuống các ao, đìa nuôi tôm để trừ bỏ các loại cá phá hoại
tôm con, tôm giống.
Một số loại cây ăn trái như nhãn, khóm (dứa), dưa hấu, thanh long... cũng
được nhiều nông dân người Hoa gieo trồng thành các vườn chuyên canh.
Ở Vĩnh Châu (Sóc Trăng) hiện còn một số vườn nhãn cổ thụ của các gia
đình nông dân người Hoa có từ cách nay gần một thế kỷ. Nhãn nước Vĩnh Châu
khá nổi tiếng và bán rộng rãi trên thị trường phía Nam.
Dưa hấu thường được trồng vào dịp gần Tết, nông dân người Hoa có kỹ
thuật canh tác dưa hấu đặc biệt để thu hoạch vào đúng dịp Tết với những quả
dưa hấu nặng 5 – 7 kg.
Ở vùng Kiên Giang, nông dân người Hoa lại chuyên canh khóm với những
vườn khóm hàng chục công đất. Khóm ở Kiên Giang, trái to và ngọt, để được
nhiều ngày không hư hỏng là một loại nông sản đặc biệt vùng đất phèn ở Kiên
Giang. Những năm gần đây một số nông dân người Hoa ở Long An, Tiền Giang
Đồng Tháp trồng nhiều thanh long ruột trắng, ruột đỏ... là một mặt hàng xuất
khẩu có giá trị.

38
Nhìn chung, hoạt động kinh tế của người Hoa từ sau năm 1975 khá năng
động trong nhiều lĩnh vực. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, người Hoa giữ
chữ “tín” như một đạo đức kinh doanh. Từ sản xuất kinh doanh cá thể nhỏ lẻ,
người Hoa đã từng bước mở rộng phát triển, thu hút vốn đầu tư ngày càng
nhiều, đưa khoa học kỹ thuật hiện đại vào nhà máy xí nghiệp cũng như tạo được
mối quan hệ rộng mở với nước ngoài...
Kinh tế của người Hoa đã đem lại hiệu quả hết sức to lớn, góp phần quan
trọng trong sự tăng trưởng kinh tế trong cả nước và đặc biệt là Nam Bộ.
Thông qua hoạt động kinh tế, người Hoa đã gắn bó chặt chẽ với các dân tộc
anh em, góp phần đáng kể vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước.
CHƯƠNG 3:

ĐỜI SỐNG XÃ HỘI


3.

3.1. Gia đình và dòng tộc

3.1.1. Gia đình

Cho đến nay, người Hoa vẫn quan niệm rằng gia đình, thân tộc, cộng đồng
là chỗ dựa và nền tảng cho họ khởi nghiệp. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, dấu ấn
của quan hệ gia đình, họ hàng phản ánh khá rõ trong hoạt động kinh doanh. Mô
hình quản lý kinh doanh ưa thích của người Hoa vẫn hướng đến việc phát triển
một mạng lưới để phân bố các phần cho các thành viên trong gia đình. Nếu như
trước đây, trụ cột chính trong gia đình là người đứng đầu gia đình và nắm quyền
kinh doanh thì hiện nay trọng trách việc kinh doanh có thể do người có năng lực
quản lý, có tầm nhìn chiến lược.

Gia đình của người Hoa là đơn vị cơ bản cấu thành cộng đồng xã hội người
Hoa. Đó là hình thái gia đình phụ quyền đặc trưng với chủ gia đình là người đàn
ông lớn tuổi nhất. Chủ gia đình là người nắm quyền quyết định mọi công việc

39
trong gia đình, cũng là người trực tiếp đại diện trong giao tiếp với dòng họ và
cộng đồng.

Gia đình người Hoa có hai mẫu hình phổ biến: đại gia đình và tiểu gia đình.
Đại gia đình của người Hoa gồm ba hay bốn thế hệ cùng chung sống còn được
gọi là “tam đại, hoặc tứ đại đồng đường” trước đó cũng có những gia đình gồm
năm thế hệ cùng chung sống. Mặc dù nhiều thế hệ và đông người cùng sinh
sống trong một ngôi nhà nhưng mọi người yêu thương gắn bó và giúp đỡ lẫn
nhau trong cuộc sống cũng như công việc. Hiện nay do điều kiện kinh tế và sự
phát triển xã hội, nên những gia đình bốn, năm thế hệ có sự tách ra thành những
gia đình nhỏ hay còn gọi là tiểu gia đình, gồm cha mẹ, con cái, hoặc có thêm
ông bà cùng chung sống. Sự hình thành những gia đình nhỏ giúp cho những
thanh niên nam nữ của người Hoa độc lập và chủ động hơn trong cuộc sống và
công việc.

Xu hướng của thanh niên người Hoa ở thành phố, muốn sau khi kết hôn
được sống riêng, không quá phụ thuộc vào cha mẹ. Tuy nhiên mối liên hệ gia
đình dòng tộc vẫn được người Hoa coi trọng và gìn giữ như một phong tục
truyền thống tốt đẹp. Cũng chính vì những thay đổi trong cấu trúc gia đình của
người Hoa, nên ngày nay tư tưởng trọng nam khinh nữ trong các gia đình cũng
đã phai nhạt đi khá nhiều. Người phụ nữ Hoa đã có vai trò, vị trí tích cực và
bình đẳng trong đời sống gia đình và các hoạt động xã hội. Trong nhiều gia
đình, con gái người Hoa cũng được thừa kế tài sản của cha mẹ để lại. Nếu người
Hoa không có con trai, họ nhận một người con của anh em họ hàng làm con
nuôi và giao quyền thừa kế gia sản và trách nhiệm thờ tự cho người con này.
Trong văn hóa truyền thống, cha mẹ về già thường ở cùng con trai trưởng
nhưng thực tế hiện nay cũng có một số gia đình người Hoa bố mẹ lựa chọn ở
cùng con út.

Gia đình người Hoa vẫn tiếp tục có ảnh hưởng sâu sắc tới nhân cách, lối
sống của mỗi thành viên. Trước đây, mặc dù người đàn ông luôn khẳng định

40
được vị trí của mình trong gia đình và xã hội, song mối quan hệ vợ chồng luôn
có sự yêu thương, giúp đỡ và tôn trọng lẫn nhau. Trong xã hội truyền thống,
người ta ít thấy những cặp vợ chồng người Hoa ly hôn. Tuy nhiên, hiện tượng
bất hòa, mâu thuẫn hay ly hôn trong quan hệ vợ chồng hiện nay cũng khá phổ
biến. Đặc biệt trong bối cảnh hôn nhân hỗn hợp dân tộc ngày càng gia tăng,
thành phần gia đình đa tộc người, trong đó có dân tộc Hoa cũng trở nên khá phổ
biến.

3.1.2. Dòng tộc

Theo quan niệm của người Hoa, dòng họ bao gồm những người cùng chung
dòng máu (tính theo dòng cha). Dòng họ của người Hoa có tính cộng đồng cao,
được thể hiện trong cách thức cố kết thành các hội tông tộc. Quan hệ dòng họ
và sự gắn bó mật thiết về trách nhiệm và quyền lợi giữa các thành viên trong
dòng họ được thể hiện ở mọi khía cạnh, cả vật chất lẫn tinh thần.

Mỗi dòng họ có người đứng đầu gọi là “Trưởng tộc”, là người có vị trí cao
nhất trong dòng họ, lo việc giỗ họ hàng năm và là chủ từ đường của dòng họ
mình. Từ đường là nơi thờ vị tổ khai sáng dòng họ, cùng với các vị tổ tiên đã
quá cố. Mỗi vị quá cố đều có bài vị trên bàn thờ ở từ đường. Nguyên tắc cơ bản
trong dòng họ người Hoa là nguyên tắc tông pháp, theo đó con trai trưởng của
ngành trưởng là trưởng họ. Tuy nhiên, hiện nay ở một số địa phương thuộc Nam
Bộ, nhiều điểm mới đã nảy sinh. Có một số trường hợp tộc trưởng thuộc ngành
thứ.

3.2. Làng

Nơi cư trú của người Hoa có hai loại: làng và phố. Người làm nông nghiệp
sinh sống ở làng, còn người làm nghề kinh doanh và sản xuất công nghiệp thì cư
trú ở phố. Làng người Hoa làm nghề nông nghiệp thường dựng ở chân núi, đồi,
trên cánh đồng, trên các giồng đất. Nơi dựng làng thường gần đất sản xuất, gần
nguồn nước, tiện đường giao thông. Trong làng ít khi chỉ có một dân tộc Hoa cư

41
trú, mà thường từ hai đến ba dân tộc cùng nghề nghiệp làm ăn, cùng cư trú lâu
đời.

Tuy nhiên trong một làng, các gia đình cùng dòng họ thường dựng nhà gần
nhau. Trong làng có miếu thờ thổ công và có những tập quán giúp nhau trong
sản xuất và đời sống. Người Hoa làm thương nghiệp sống ở đô thị thường sống
theo các dãy phố. Ở thành phố Hồ Chí Minh có những dãy phố ở quận 5 rất
nhiều nhà người Hoa sống gần nhau.

3.3. Nhóm đồng hương, bang và hội

Những tổ chức xã hội trong cộng đồng người Hoa là nét văn hóa đặc thù của
nhóm cư dân này, thể hiện tính cố kết, gắn bó rất mạnh mẽ, mật thiết. Tổ chức
xã hội của người Hoa sơ khai vừa theo tổ chức của chính quyền, vừa là một nhu
cầu để tự quản lý giúp đỡ nhau cùng mưu sinh. Do đó, tổ chức bang, hội đồng
hương là nơi gặp gỡ bàn việc làm ăn của các nhà doanh nghiệp, kỹ nghệ người
Hoa. Sự phân chia các ngành nghề theo thế mạnh và nhóm xã hội trên tinh thần
nhóm đồng hương, bang hay hội tạo cơ hội cho người Hoa nắm thị trường, tạo
độc quyền trong một số lĩnh vực kinh tế, phát huy sức mạnh tổng thể, tạo ra sức
cạnh tranh lớn giúp họ thành công trong việc làm ăn buôn bán.

Bang là một tổ chức xã hội mang tính tự quản của người Hoa. Về sau, dưới
thời thuộc Pháp được xem như một tổ chức hành chính được chính quyền công
nhận. Đứng đầu Bang là ông Bang trưởng do các thành viên trong Bang bầu
chọn. Đó là một người đứng tuổi có hiểu biết và có uy tín, hơn nữa là người có
khả năng tài chính để có thể ứng tiền ra nộp thuế cho một số thành viên khó
khăn rồi sau đó sẽ thu lại.

Ông Bang trưởng có những người phụ tá giúp lo việc tài chính, tổ chức, các
công việc của cộng đồng ... những người này tập hợp lại thành Ban Quản trị
điều hành mọi sinh hoạt của Bang. Nhiệm kỳ của Bang trưởng thường từ bốn
đến năm năm, và ông ta có thể tiếp tục đứng đầu Bang nếu các thành viên vẫn

42
duy trì sự tín nhiệm. Bang trưởng và những người trong Ban Quản trị không
hưởng lương, mà tự nguyện làm việc cho cộng đồng.

Bang có những tài sản công cộng như đất đai, nhà ở do cộng đồng quyên
góp, hiến tặng. Trong thời thuộc Pháp, Bang trưởng phải được chính quyền
thành phố hoặc tỉnh công nhận và chấp thuận. Bang trưởng sẽ thay mặt các
thành viên trong Bang giao dịch với chính quyền sở về các việc liên quan giữa
cộng đồng Hoa và chính quyền. Còn trong nội bộ, Bang trưởng có quyền xét xử,
phán quyết những tranh chấp, vi phạm quy định của Bang.

Bang của người Hoa vẫn giữ tinh thần là tổ chức nâng đỡ, tạo cơ hội cho
mọi người trong cộng đồng có thể gây dựng sự nghiệp. Như vậy, khác với trước
đây hiện nay bang tiếp tục khẳng định vai trò trong xây dựng hội quán, trường
học tiếng Hoa, lập nghĩa địa cho cộng đồng, tiến hành các hoạt động văn hóa,
văn nghệ qua đó góp phần giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống của cộng
đồng. Bên cạnh đó, những thành viên trong cùng Bang có trách nhiệm giúp đỡ,
đoàn kết với nhau trong sinh hoạt và công việc, đặc biệt là gìn giữ nếp sống, văn
hóa truyền thống của người Hoa.

Khác với bang, hội của người Hoa là một tổ chức mang tính quần chúng
và phổ biến trước đây cũng như hiện nay. Người Hoa có khá nhiều các loại hội
dựa trên những tiêu chí khác nhau nhưng quy mô nhất vẫn là hội thân tộc và hội
nghề nghiệp. Hội thân tộc hay còn gọi là Tông thân hội tập hợp những người có
cùng họ với nhau, những thành viên của hội không nhất thiết là anh em họ hàng
có quan hệ về huyết thống. Trách nhiệm của những hội viên là phải đùm bọc
giúp đỡ nhau dựa trên nguyên tắc gia nhập hội tự nguyện. Mỗi hội sẽ có một từ
đường làm nơi thờ tự ông tổ dòng họ. Người đứng đầu hội này gọi là hội
trưởng, thường là người có tuổi và có vai vế trong họ, có trách nhiệm chủ trì các
nghi lễ, phân xử các tranh chấp và xích mích giữa các thành viên và bảo vệ các
hội viên.

43
Hàng năm, sẽ có một cuộc gặp gỡ toàn thể thành viên của hội, có thể tại từ
đường hoặc một địa điểm đã quy định. Một lễ nghi dâng hương tưởng niệm vị
Tổ của họ do người Hội trưởng chủ trì. Sau đó là những cuộc trò chuyện, thăm
hỏi sức khỏe, công việc của các hội viên. Kết thúc cuộc gặp là một bữa tiệc
được tổ chức tại một nhà hàng của người Hoa, thường là của một người trong
họ.

Các hội thân tộc của người Hoa hiện nay vẫn hiện diện và duy trì hoạt
động thường xuyên dựa trên nguồn kinh phí đóng góp thường niên của các hội
viên hoặc tài trợ từ các hộ giàu có trong cộng đồng. Phúc lợi của hội thường
hướng đến giúp đỡ việc học tập của con em trong dòng họ hay tương trợ những
người trong hội gặp hoàn cảnh khó khăn.

Hội nghề nghiệp tập hợp những người Hoa có cùng hoạt động nghề
nghiệp với nhau. Hội viên có trách nhiệm giúp đỡ nhau trên lĩnh vực hoạt động
nghề nghiệp, bảo vệ những bí quyết nghề, cạnh tranh với các đối thủ. Hội
trưởng do các hội viên bầu chọn và là người có sự tinh thông, uy tín nghề được
mọi người làm nghề đó kính trọng. Thông qua hội nghề nghiệp, các nhà sản
xuất kinh doanh của người Hoa có điều kiện để phát triển nghề, tìm kiếm thị
trường, thành lập các mạng lưới kinh doanh... Quỹ sinh hoạt của hội, do các
thành viên tự nguyện đóng góp nhằm giúp đỡ các thành viên trong hoạt động
kinh doanh sản xuất.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, các hội nghề nghiệp của người Hoa vẫn
được duy trì trong khuôn khổ nhất định, một số ít các hội mang tính chất đoàn
thể như tại Quận 5 và Quận 6, các hội nghề nghiệp sinh hoạt thường kỳ như: hội
đầu bếp, hội công thương gia, hội nha công,... Các hội mang nặng tính chất tín
ngưỡng, chủ yếu tổ chức ngày cúng giỗ tổ sư nghề và dịp lễ Tết, không có các
hoạt động, sinh hoạt thường kỳ và thường trong dịp cúng tổ, các thành viên trao
đổi về công việc, về hoạt động nghề nghiệp, giới thiệu những thành viên mới
nhất là những người trẻ mới bước vào nghề, kết thúc lễ giỗ tổ là một bữa tiệc

44
vui vẻ ở nhà hàng hoặc nơi kinh doanh, sản xuất. Ở một số địa phương, các tổ
chức bang, hôị được gọi là Hội đoàn (Cần Thơ) – có chức năng chủ yếu là ban
trị sự quản lý chùa, miếu, nghĩa trang, hội phụ huynh học sinh, quản lý đội bóng
rổ, đội lân sư.

3.4. Một số tổ chức xã hội khác

Hội thân tộc ( còn gọi là Tông thân hội)


Hội này tập hợp người trên cơ sở cùng họ với nhau. Nhiều hội của họ Trần,
họ Tăng, họ Dao, họ Lưu... là những hội thân tộc lớn ở Sài Gòn - Chợ Lớn
trước đây. Thực tế, không phải những người Hoa cùng họ đều là bà con huyết
thống với nhau, nhưng khi sang định cư ở miền Nam Việt Nam, cuộc gặp gỡ
những người cùng họ có vai trò đặc biệt. Họ cảm thấy tất cả những người cùng
họ, dù ở những địa phương khác nhau của Trung Hoa đều có sự thiêng liêng về
dòng máu, có mối liên hệ khăng khít. Do đó họ có trách nhiệm phải giúp đỡ
đùm bọc nhau.
Tổ chức hội thân tộc mang tính chất tự nguyện. Mỗi hội sẽ có một từ. làm
nơi thờ tự ông tổ của dòng họ. Hằng năm sẽ có ngày họp mặt để làm lễ giỗ tổ.
Sau đó là một bữa ăn chung ở một nhà hàng đã đặt trước. Đây cũng là dịp họ tụ
tập đông đảo tại từ đường để các thành viên làm quen, giới thiệu cho thế hệ trẻ
biết về tổ tiên, bà con. Qua đó làm cho quan hệ huyết thống được thắt chặt, cũng
như nhắc nhở trách nhiệm yêu, giúp đỡ nhau giữa những người cùng dòng máu,
cùng họ tộc.
Hội nghề nghiệp
Hội nghề nghiệp là một dạng tập hợp những người Hoa có cùng một hoạt
động nghề nghiệp với nhau như Hội kim hoàn, Hội thuộc da, Hội làm đồ mộc....
Những thành viên trong hội có nghĩa vụ giúp đỡ nhau trên phương diện hoạt
động nghề nghiệp, bảo vệ những bí quyết nghề nghiệp, cũng như việc cạnh
tranh trên thương trường. Vị Hội trưởng của các hội nghề nghiệp do các thành

45
viên trong hội bầu chọn. Những thành viên của hội có đóng góp kinh phí để làm
quỹ chung cho hội.

Hội đoàn văn hóa thể thao


Các hội đoàn này tập hợp những người Hoa có nhiệt tình với văn hóa thể
thao, và những người đang hoạt động văn hóa thể thao. Đó là các hội Tinh Võ,
Lệ Chi hoạt động thể thao; Hội ca múa nhạc tiếng Hoa; Hội lân-sư-rồng.
Hội tương tế:

Đây là một tổ chức khá phổ biến của bà con người Hoa nhằm giúp đỡ nhau,
cưu mang đùm bọc những người nghèo khó. Đáng chú ý là sự giúp đỡ này
không chỉ dành riêng cho nội bộ người Hoa, mà cả người Việt và các dân tộc
anh em. Kinh phí hoạt động của Hội là do sự đóng góp tự nguyện kẻ nhiều
người ít tùy khả năng, ngoài tiền bạc còn có các vật dụng sinh hoạt khác như
quần áo, lương thực, thực phẩm, v.v... Hội tương tế thường trợ giúp cho các gia
đình nghèo khó, bị tai nạn như giúp cho người nghèo khi qua đời có áo quan và
chi phí tang lễ, giúp các bệnh nhân nghèo tiền thuốc, tiền ăn, giúp người bị tai
nạn tiền bạc mang tính từ thiện

Hội những người Hoa cùng địa phương ở Nam Bộ


Hội quy tụ những người Hoa cùng sinh sống trên một địa bàn nhất định như
Hội người Hoa thành phố Cà Mau, Hội người Hoa thành phố Biên Hòa, Hội
tương tế người Hoa thị xã Sóc Trăng. Đây là những địa phương có đông người
Hoa cùng sinh sống, làm ăn, Hội nhằm liên kết những người Hoa cùng địa
phương, để có thể giúp đỡ nhau trong đời sống và các hoạt động kinh doanh sản
xuất. Hội những người Hoa cùng địa phương thường gắn kết mật thiết với các
Hội Tương Tế, các Ban Quản trị đền miếu người Hoa

Phần lớn các tổ chức xã hội này mang tính tự quản dựa trên một số tiêu chí
nhất định như cùng ngồn ngữ, cùng ngành nghề, dòng họ v.v... Nhìn chung

46
những tổ chức xã hội người Hoa đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội
nhập của người Hoa vào cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tạo sự ổn định và
phát triển, vừa giữ gìn văn hóa truyền thống, vừa có sự giao lưu, tiếp biến với
văn hóa các dân tộc anh em cộng cư ở Nam Bộ

3.5. Giáo dục

3.5.1. Trước năm 1975

Thuở ban đầu, đến định cư trên đất Nam Bộ, cộng đồng người Hoa đã tự
mình lo liệu việc giáo dục thế hệ trẻ theo truyền thống, đó là việc học chữ Hán
với những người thầy trong cộng đồng, với các sách kinh điển như Tứ Thư, Ngũ
Kinh. Đến trước năm 1945, khắp vùng Nam Bộ, mà tập trung chủ yếu ở Sài
Gòn - Chợ Lớn.

Các trường học của người Hoa Nam Bộ trong thời kì trước năm 1954 được
chia làm 3 loại: những trường do các bang quản lí, trường tư thục của các nhà
doanh nghiệp, và một số trường do các tổ chức tôn giáo thành lập. Chương trình
học của các trường dựa theo các sách giáo khoa được nhập từ Hong Kong, Đài
Loan và sau này từ Singapore. Sau năm 1954, chính quyền Sài Gòn đã ra những
sách lệnh và quy định đóng cửa tất cả các trường Trung học Hoa ở miền Nam
Việt Nam và thay đổi quy chế giáo dục của các trường Hoa ở Nam Bộ thống
nhất với hệ thống giáo dục toàn miền Nam. Ngôn ngữ giảng dạy trong các
trường Hoa là tiếng Việt và tiếng Hoa được xem là ngoại ngữ.

3.5.2. Sau năm 1975

Ở Thành phố Hồ Chí Minh và Nam Bộ, các trường học của người Hoa do
nhà nước quản lí, trực tiếp là Sở Giáo dục và Đào tạo. Chương trình học trong
các trường Hoa trước đây cũng thống nhất theo chương trình học các cấp và
sách giáo khoa trong cả nước. Riêng đối với những trường học có đông con em
người Hoa, chương trình học còn có thêm môn Hoa văn, môn học tiếng mẹ đẻ.

47
Các giáo viên Hoa văn được tuyển chọn trong đội ngũ tri thức người Hoa,
có am hiểu về văn hóa, ngôn ngữ Hoa và khả năng sư phạm. Một số giáo viên
Hoa văn đã được gửi đi nước ngoài để tu nghiệp nâng cao trình độ chuyên môn
nhằm đáp ứng yêu cầu của việc dạy Hoa văn như một ngôn ngữ mẹ đẻ.

3.5.3. Hội bảo trợ dạy môn Hoa văn Thành Phố Hồ Chí Minh ( gọi tắt
là Hội bảo trợ Hoa văn Thành Phố)

Ngày 3 tháng 11 năm 1989, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã
chính thức cấp phép thành lập “ Hội Bảo trợ dạy môn Hoa văn Thành Phố Hồ
Chí Minh” nhằm đáp ứng nhu cầu học tập Hoa văn của đông đảo bà con người
Hoa, nhất là lớp trẻ. Hội là một tổ chức mang tính quần chúng do các phụ huynh
học sinh, các nhà hảo tâm, nhiệt tình với sự nghiệp giáo dục Hoa văn cùng tập
hợp và hoạt động tự nguyện. Tôn chỉ hoạt động của Hội là tìm cách và tạo điều
kiện thuận lợi cho con em người Hoa theo học môn Hoa văn trong và ngoài nhà
trường, các lớp chính khóa cũng như các lớp bổ túc ngoại khóa.

3.6. Y tế

Người Hoa đã thành lập được bệnh viện đầu tiên của mình năm 1907 với
tên gọi “ Dưỡng đường miễn Phí”
Bệnh viện Trung Chính là bệnh viện chung của các cộng đồng người Hoa ở
Sài Gòn - Chợ Lớn được xây dựng trước năm 1954, nhằm đáp ứng cho nhu cầu
chữa bệnh của người Hoa ở khu vực Nam Bộ
Trong hoạt động y tế của bà con người Hoa ở Nam Bộ là sự phổ biến của
việc phòng chữa bệnh theo phương pháp Đông y. Các tiêm thuốc Bắc của người
Hoa với những thầy thuốc Đông y chẩn mạch, bốc thuốc khá phổ biến ở các địa
phương đông người Hoa ở Nam Bộ. Những thầy thuốc người Hoa này chữa trị
nhiều chứng bệnh bằng các loại dược liệu không chỉ nhập từ Trung Hoa, Đài
Loan, Hồng Kông mà còn chế biến từ các loại dược liệu trong nước kiểu thuốc
Nam.

48
Ở Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương đông người Hoa. Bà con
người Hoa được tuyên truyền và giúp đỡ trong việc phòng chữa bệnh. Các bệnh
viện ở địa phương và Trung ương đã có nhiều hoạt động chăm sóc sức khỏe cho
bà mẹ và trẻ em người Hoa, người Việt và các dân tộc anh em.
Hoạt động y tế phục vụ người Hoa ở Nam Bộ đã có nhiều thay đổi trong
quá trình định cư ở Nam Bộ. Từ buổi ban đầu, với kinh nghiệm chữa trị Đông y
với các thầy thuốc Bắc xem mạch bốc thuốc, người Hoa tự lo liệu cho nhu cầu y
tế của cộng đồng. Dân dần, với ý thức tư giác, người Hoa đã đóng góp cùng
nhau xây dựng các bệnh viện cho các cộng đồng Hoa để chăm sóc sức khỏe,
chữa bệnh. Từ sau năm 1975, vấn đề y tế của bà con người Hoa đã được Đảng
và Nhà nước quan tâm đáp ứng. Các chủ trương chính sách về y tế của Nhà
nước đã giúp người Hoa được khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe tại các cơ sở
khám bệnh công cộng từ địa phương đến Trung ương

CHƯƠNG 4:

VĂN HÓA VẬT THỂ CỦA NGƯỜI HOA

4.

4.1. Nhà ở của người Hoa

Trải qua nhiều thế kỷ, người Hoa đã thích ứng dần với những nét văn hóa
của người Việt. Tuy nhiên trong kiến trúc nhà ở, họ vẫn giữ được phong cách
rất riêng, nhìn vào rất dễ phân biệt với kiến trúc nhà ở của người Việt.

Có thể nhận thấy những nét đặc trưng của người Hoa thông qua cách sắp
xếp và trang trí nhà cửa. Họ lấy màu đỏ làm chủ đạo, ngoài ra còn dán, vẽ chữ
Hán trong và ngoài nhà. Các bàn thờ thần thánh, tổ tiên được đặt ở những nơi
trang trọng và linh thiêng. Họ trang trí nhà cửa bằng các băng giấy, liễn màu đỏ
có đề câu đối được viết chữ Hán bằng nhũ vàng hoặc mực nho đen, ghi các lời
chúc mừng, cầu nguyện, treo lồng đèn nhiều màu…

49
Nhà ở của người Hoa chủ yếu là nhà trệt. Có ba loại nhà: nhà ba gian hai
chái, nhà chữ Môn và nhà chữ Khẩu. Nhà thường xây bằng đá, gạch mộc hay
trình đất, lợp ngói máng hay là quế, lá tre, phên lứa…Nhà ở của người Hoa ở
thành phố thường có chiều sâu khá dài so với bề rộng của mặt tiền. Hướng nhà
luôn phụ thuộc vào đường phố. Một ngôi nhà thường sử dụng luôn mặt tiền làm
cửa hàng buôn bán.

Loại nhà hiện đại của người Hoa hiện nay, chủ yếu ở các đô thị, được xây
dựng bằng các loại vật liệu hiện đại (xi măng, sắt thép, bê tông, gạch men...).
Những ngôi nhà này đều có mái bằng bê tông, trên có thêm mái tôn. Có phong
cách kiến trúc, bố trí mặt bằng sinh hoạt rất hiện đại.

Nhà của người Hoa ở thành phố có nét riêng, theo kiểu nhà liền kế, nhà này
làm sát vách với nhà kia tạo nên dãy phố rất đặc trưng. Không gian căn nhà khá
chật hẹp, thiếu ánh sáng và không khí, nằm trong các hẻm sâu ngoằn ngoèo liên
tiếp nhau. Ngoài là nơi cư trú, nhà của người Hoa còn mang nhiều chức năng
khác như là nơi sản xuất, nơi giao dịch, nơi để nguyên liệu, thành phẩm…

Ở nông thôn nhà của người Hoa gồm ba loại: nhà truyền thống, nhà kiểu
người Việt và nhà hiện đại.

Loại hình nhà truyền thống là loại nhà trệt hai mái, tường xây, hoặc trình
bằng đất, khong có hiên, mái lợp ngói máng, lá cọ hoặc cỏ tranh.

Loại nhà làm theo kiểu người Việt khá phổ biến trong cộng đồng người Hoa
ở nông thôn. Các ngôi nhà kiểu này đều do các hiệp thợ người Việt xây cất. Vì
thế, kết cấu kiến trúc, và các kĩ thuật khác đề tương tự như của người Việt.

4.2. Trang phục của người Hoa

Hiện nay, trang phục thường ngày của lớp trẻ người Hoa đã hoàn toàn
không có sự khác biệt so với người Việt. Họ cũng mặc những trang phục gọn
gàng như áo sơ mi, quần âu, áo bà ba, áo dài…. Trẻ em đến lớp cũng mặc

50
những bộ đồng phục như trẻ em người Việt. Sự khác biệt chỉ thể hiện rõ nét
nhất trong những dịp cưới hỏi, lễ, Tết khi người Hoa mặc những trang phục
mang tính truyền thống của dân tộc mình.

4.2.1. Trang phục truyền thống của người Hoa

*Trang phục phụ nữ người Hoa

Trang phục truyền thống của phụ nữ người Hoa là chiếc áo thân dài quá
mông không có túi, cài khuy tết bằng vải bên nách phải, áo có thể dài tay hay
ngắn tay, song hò vạt phải vòng qua bên phải cài nút thắt, cổ áo cao, xẻ vạt hai
bên hông. Quần của phụ nữ người Hoa ống hẹp, cao trên mắt cá chân; quần
thường có nối cạp quần và có dây rút. Màu sắc trang phục (các thiếu nữ thích
màu hồng hoặc đỏ) cùng với các màu đậm. Đi cùng có một chiếc khăn nhỏ
trắng cài ở hò áo dùng để lau tay, lau mặt.

Trong ngày lễ Tết, phụ nữ người Hoa thường mặc một loại áo váy mà người
Việt quen gọi là “xường xám” (còn người Hoa gọi là “chuyền chỉ”). Xường xám
là loại áo dài nữ, may theo kiểu xẻ tà, chiết eo, hò áo có một khuy vải hình hoa
cúc và ở nách bên phải có 6 khuy bằng vải, không có ống tay hoặc ống tay
ngắn, cổ áo đứng, cao khoảng 4cm. Có hai loại xường xám là áo dài quá mông,
tà xẻ cao đến ngang hông và loại dài trùm đến gót chân, xẻ tà một bên trái tới
quá đầu gối. Áo may bằng vải tơ tằm, sa tanh... màu xanh ngọc bích hoặc đỏ,
hồng vàng. Riêng loại áo ngắn còn có một lớp lụa hay vải phin màu trắng lót
bên trong.

Phụ nữ lao động người Hoa thường đeo một chiếc địu bằng vải để địu con,
chiếc địu vải có tua quàng về phía trước. Đứa bé nằm trên lưng mẹ còn người
mẹ làm việc và đi lại rất dễ dàng và thuận tiện.

Trang sức của phụ nữ Hoa tùy theo lứa tuổi có sự khác nhau ít nhiều.
Những phụ nữ lớn tuổi thích đeo bông tai bằng vàng cẩn đá quý, các vòng vàng,
bạc, ngọc trai ở cổ và cổ tay. Thiếu nữ Hoa, chú ý nhiều đến việc chăm sóc mái

51
tóc, cổ đeo dây, chuyền vàng, bạc, một số đeo vòng tay. Chỉ vào các dịp lễ hội,
lễ tết phụ nữ Hoa mới chú ý đến việc trang điểm phấn son cho khuôn mặt thêm
phần duyên dáng.

*Trang phục nam giới người Hoa

Trong trang phục, cách ăn mặc của nam giới thường dùng quần áo như nam
giới các dân tộc Nùng, Giáy, Mông, Dao…Nam giới người Hoa thuộc tầng lớp
trung lưu thường mặc áo màu đen hay xanh đậm, cài khuy vải một bên, vai liền
cổ đứng, xẻ tà hoặc kiểu áo tứ thân, xẻ giữa, cổ đứng, vai liền, có túi…; quần
dài màu đen; đi giày gỗ hoặc hài gấm; đội nón quả bí màu đen. Trong khoảng
những năm 20, 30 của thế kỷ XX, ở vùng đất Nam bộ, thanh niên người Hoa
thuộc gia đình giàu có khi ra đường đội nón nỉ, tay cầm ống vố.

Nam giới người Hoa thuộc tầng lớp bình dân thường mặc loại áo ngắn gọi
là “xá xẩu” là áo có hai vạt như áo cánh, tay lửng, nút áo bằng vải, cài ở giữa;
tuy nhiên, trong khi làm việc họ ít khi cài khuy. Quần gọi là “quần tiều”, dài quá
đầu gối một chút, ống rộng, thắt lưng bằng dải rút bỏ lòng thòng. Ngoài ra, họ
luôn có một chiếc khăn rằn, đôi khi là khăn bông vắt ngang vai hoặc quấn
quanh bụng dùng để lau mồ hôi khi nắng nóng hoặc làm việc. Họ đội nón đan
bằng tre, rộng vành, đỉnh nón nhọn, đi guốc hoặc chân đất. Vào dịp lễ, Tết
những người đàn ông Hoa đứng tuổi thường mặc một chiếc áo dài màu đen
hoặc xám, tay cầm quạt, đội mũ chóp vải trùm đầu, chân mang giày vải, có
người còn ngậm tẩu thuốc. Nam giới người Hoa thích bịt răng vàng và xem như
một lối trang sức.

4.2.2. Trang phục lễ cưới cổ truyền của người Hoa

*Trang phục cô dâu người Hoa

Cô dâu mặc bộ áo cưới (xám khoành) màu đỏ bằng gấm thêu, dài chấm gối,
chiếc áo ngắn bằng gấm ngũ sắc, cổ đứng, xẻ giữa, nút thắt to, tay áo dài và
rộng để lộ chiếc áo trắng bên trong. Toàn bộ áo và xiêm được thêu nổi hình

52
phụng “phùng xám” (áo phụng). Cô dâu còn đội thêm chiếc mũ cưới (mũ
phụng), gồm hình chim phượng với các bông nhung đỏ đung đưa theo bước
chân, phía trước mũ có chiếc rèm thưa bằng hạt châu để che mặt. Chân đi hài
bọc gấm hoặc nhung thêu hoa.

* Trang phục chú rể người Hoa

Trang phục của chú rể là bộ xiêm và áo bằng gấm xanh, dệt chữ thọ hay
chữ phúc. Áo của chú rể thêu rồng gọi là “lùng xám” (áo rồng). Áo kiểu thường
dài, cổ áo cao, tay dài và rộng, cài cúc ở sườn phải hoặc ở giữa. Bên trong mặc
áo trắng, trên đầu đội mũ quả bí hoặc mũ dưa hấu màu xanh sậm, chân đi hài
bọc gấm. Giữa ngực chú rể có đính một bông hoa vải to màu đỏ, các dải dây
buộc chéo vào người. Cũng có khi chú rể không cài hoa mà khoác bên ngoài áo
dài một chiếc áo ngắn không tay, xẻ giữa gọi là “mạ hoa”.

4.2.3. Tang phục

Trang phục trong tang ma của người Hoa chủ yếu la màu đen. Tùy theo
quan hệ với người quá cố mà trang phục có những dấu hiệu để phân biệt thế thứ,
họ hàng. Tang phục của các nhóm người Hoa cũng có nhiều điểm khác nhau.

* Tang phục của người Hoa Phúc Kiến.

Đối với con trai: áo dài đến chân không có nút, bên ngoài là một áo nhỏ
ngắn (có cài nút vải), con trai cầm gậy bằng dong, tục xưa mặc áo vải bố bên
ngoài nhưng hiện nay chỉ vá một miếng vải bố tượng trưng.

Đối với con gái: cũng mặc áo dài, đội khăn ba góc nhưng có khâu một
miếng vải bố trên khăn.

Con rể mặc đồ tang màu trắng nhưng có một chấm đỏ để phân biệt họ
không phải là con ruột. Ngoài ra còn một miếng vải trắng chéo qua thân, ở giữa
chấm màu đỏ.

53
Cháu nội thường đội khăn xanh có chấm xanh. Cháu nội đích tôn thì mặc áo
dài màu vàng, khăn tang cũng màu vàng có chấm xanh.

Cháu ngoại thì khăn tang có chấm đỏ…

* Tang phục của người Hoa Triều Châu

Theo phong tục con trai thường mặc áo bằng vải xô, bên ngoài là áo vải bố
nhỏ, đội nón hình tam giác, đeo một chiếc túi 3 màu (xanh, đỏ, trắng) trong túi
đựng những hạt đậu.

4.3. Lương thực

Nguồn lương thực chủ yếu của người Hoa là gạo. Gạo được người Hoa nấu
cơm, nấu cháo, làm bún và nhiều loại bánh khác nhau. Ngoài lúa gạo, một số bà
con người Hoa còn sử dụng bột mì để chế biến lương thực làm mì sợi, bánh mì,
bánh bao và một số loại bánh.

4.3.1. Cách chế biến

Ẩm thực của người Hoa rất phong phú và đặc sắc trong việc sử dụng
nguyên liệu, gia vị, kỹ thuật chế biến món ăn. Một số cách chế biến thức ăn
quen thuộc của ngươi Hoa là:

Chiên, xào: là cách chế biến thức ăn dung dầu, mỡ để làm chín thịt, cá, rau
củ quả và cả cơm như cơm chiên Dương Châu. Việc sử dụng đầu mỡ để chiên
xào là một nét đặc thù trong nghệ thuật ẩm thực của người Hoa. Tuy nhiên, với
người Hoa Nam Bộ do khí hậu ẩm nóng và khẩu vị của người Nam Bộ nói
chung, nên mức độ sử dụng dầu mỡ có sự tiết giảm vừa phải.

Hấp, tiềm: là một cách chế biến dùng sức nóng của nước hoặc hơi nước gián
tiếp làm chín thức ăn (khác với luộc). Nhiều loại thức ăn hoặc một số loại bánh
được hấp chín như bánh bao, há cảo, sủi cảo…Tiềm là các thức ăn được đặt
trong thố sứ sau đó cho vào nồi đun cach thủy. Đặc biệt có món vịt tiềm hoặc gà
ác tiềm thuốc Bắc.

54
Quay: là một cách nướng chín thức ăn nhưng trong quá trình chế biến được
ướp gia vị và rưới mỡ liên tục cho đến khi chín.

4.3.2. Ẩm thực trong đời sống thường ngày

Món ăn của người Hoa chủ yếu là món mì, hủ tiếu, vằn thắn.

Buổi sáng, những gia đình lao động người Hoa hay ăn cháo với củ cải
muối, hoặc một cái ‘’mằn thầu’’ với xíu mại, một ly ‘’pạc xỉu’’ cà phê sửa
loãng, một điếu thuốc lá. Hủ tiếu cũng là một món ăn ưa thích của người Hoa
như phở của người Việt, được bày bán khắp nơi trong các cửa hiệu cũng như
trên các xe đẩy lưu động. Bánh bao cũng là món ăn được người Hoa chế biến và
phổ biến khắp miền Nam. Có loại bánh bao không nhân, gọi là ‘’ mằn thầu’’ và
bánh bao với nhiều loại nhân khác nhau.

Ngoài ra còn có những món ăn nổi tiếng khác như: mì, mì xào giòn, há cảo,
cơm chiên Dương Châu…Nước chấm phổ biến là xì dầu. Ngày nay người Hoa
cũng ăn cơm với nhiều món ăn như người Việt, chỉ trừ những ngày lễ, tết, giỗ
chạp người Hoa làm những món ăn truyền thống để thưởng thức và đãi khách.

4.3.3. Ẩm thực của người Hoa vào những ngày lễ truyền thống

Vào các dịp lễ, tết hay giỗ chạp, người Hoa có những món ăn dùng để cúng
tế hoặc đãi khách rất đặc trưng truyền thống và đậm đà hương vị ẩm thực của
người Trung Hoa, có tác dụng bổ dưỡng cho sức khỏe và rất ngon miệng khi
thưởng thức.

*Một số món mặn được dùng vào dịp lễ tết

Sủi cảo: là món ăn cổ điển và cũng là món ăn Tết truyền thống không thể
thiếu của người Hoa trong bữa ăn đêm giao thừa và ngày mồng 1 đầu năm.
Theo quan niệm của người dân, sủi cảo thường được gói theo dạng thỏi (ý
chỉ: lì xì) nên có ý nghĩa đem đến tiền bạc và tài lộc, vì vậy càng ăn nhiều sủi
cảo bạn sẽ càng kiếm nhiều tiền trong năm tới.

55
Sủi cảo thường có nhân thịt và rau cắt nhỏ cùng một lớp vỏ mỏng và đàn
hồi. Món sủi cảo thường được nhiều người yêu thích là thịt xay, tôm, cá, thịt gà
băm, thịt bò và rau. Khi ăn có thể luộc, hấp, rán và nướng tùy theo nhu cầu của
người dùng.
Lạp vịt: là một món ăn truyền thống của người Hoa. Món này có thể
dùng đem biếu cho người thân vào ngày Tết. Nó được làm từ phần thịt nguyên
của con vịt đã được rút xương ra. Sau đó tẩm ướp nhiều gia vị và được đem
phơi khô. Khi phơi xong mang hấp chung với cơm sẽ tạo ra một mùi thơm và
hương vị đặc trưng.

Ở miền Nam, nó được xem gần giống như lạp xưởng nhưng nó được làm từ
đùi vịt. Ngoài ra, trong tiếng Lào thì từ “Lạp” còn mang nghĩa là may mắn. Vì
vậy, đây cũng là một món ăn ngày Tết của người Hoa không thể thiếu với họ.

Mì Trường Thọ: Giống như tên gọi, mì trường thọ tượng trưng cho lời chúc
sức khỏe và sống thọ vào đầu năm mới. điểm đặc biệt của mì này đó là sợi mì
chưa được cắt ra nên nó còn rất dài. Và chính chiều dài của mì mang ý nghĩa
tượng trưng cho tuổi thọ ngày càng dài, càng tăng. Mỳ được xào hoặc luộc rồi
chan thêm nước dùng, ăn kèm với nhân tôm hoặc thịt và rau củ.

Xá xíu hay có nhiều nơi gọi là thịt nướng. Xá xíu có màu đỏ được làm bằng
thịt nạc và có vị hơi ngọt. Đây là món thịt có thể dùng kèm với nhiều món ăn
chính như cơm, bánh mì, xôi, hủ tiếu, mì…
Đối với người Hoa thì đây là món ăn có ý nghĩa quan trọng. Đây là biểu
tượng của sự giàu có, sung túc và phước lành. Do đó đây là món ăn nhà nhà
người người đều muốn ăn trong dịp tết.

*Một số món ngọt được dùng vào dịp tết.

Bánh tổ (tiềm ké): còn gọi là bánh niên cao, là loại bánh truyền thống,
không thể thiếu trong các dịp lễ tết. Bánh này tượng trưng cho “niên niên cao

56
thăng” hoặc “bách sự cự cao”, trong tiếng Trung, nó đồng âm với từ “một năm
mới cao”, nghĩa là một năm mới ngày càng tốt đẹp và phát triển hơn.

Người Hoa Phúc Kiến ở Thành phố Hồ Chí Minh thường tự làm hoặc mua
bánh tổ có dán chữ “phước” hoặc chữ “đại cát” bằng giấy đỏ, chữ nhũ vàng hay
mực tàu. Bánh này thường có hai loại, một làm bằng bột mì, một làm bằng bột
gạo và kèm thêm các nguyên liệu như đường, hạt dẻ, quả chà là, lá sen. Cũng
giống như bánh chưng, bánh tét của Việt Nam, bánh niên cao ngoài ăn trực tiếp,
người ta còn sáng tạo ra nhiều cách ăn mới đa dạng như cắt nhỏ bánh rồi xào
cùng với các nguyên liệu khác hoặc tẩm bột rồi rán giòn.

Chè trôi nước (chè ỉ): là món ăn đặc trưng trong dịp tết, trong quan niệm
của người Hoa gốc Quảng Đông, chè trôi nước được gọi là ‘’thoón diễn’’ (nổi
lên, làm ăn phát đạt) . Từ này phát âm tương tự như từ “đoàn viên’’. Ngoài ra,
5

do hình dáng tròn tròn của nhiều viên chè trong chén nên món này cũng còn
mang ý nghĩa gia đình sum vầy. Đó là lí do vì sao món chè trôi nước được yêu
thích vào ngày Tết. Nó ngụ ý là người ăn vào sẽ vui vẻ, hạnh phúc, mát mẻ,
viên mãn như vị ngọt ngào của đường.
Ngoài ra, còn có chè mè đen (chí mà phù), chè đậu xanh (lục tào xá), chè
đậu đỏ táo khô (lùng tào xá), chè hạt sen (lín chí cẩn), chè khoai môn (phù
thẩu), chè khoai lang (phán xì thoỏn). Nhưng đặc biệt nhất vẫn là chè ỉ, nó biểu
trưng cho sự kết hợp, đoàn tụ của gia đình. Đây có thể coi là món tráng miệng
ngọt ngào, ấm áp vào những ngày đầu năm mới.

Bánh mứt và trái cây: Cũng như người Việt, người Hoa cũng dùng khay
bánh mứt Tết để cúng giao thừa và tiếp đãi khách thăm nhà vào dịp năm mới.
Đối với người Hoa Phúc Kiến, cúng giao thừa phải có 12 đĩa bánh mứt, tượng
trưng cho 12 tháng trong năm, năm nào nhuần thì bày 13 đĩa.
Khay mứt Tết thường có hình tròn, với 6 hoặc 8 ngăn nhỏ. Theo quan niệm
của người Hoa, hình tròn tượng trưng cho sự trọn vẹn, viên mãn, còn số 6 và số

57
8 là hai con số may mắn, con số của phát tài, phát lộc. Mỗi ngăn nhỏ của khay
mứt sẽ đựng một loại bánh, kẹo, mứt khác nhau với những ý nghĩa tượng trưng
khác nhau như hạt dưa đỏ mang lại niềm vui và may mắn; mứt gừng là lời cầu
chúc cho gia đình đầm ấm, hạnh phúc; bánh, kẹo mang đến thật nhiều sự ngọt
ngào cho năm mới; mứt dừa tượng trưng cho sự sum vầy, đoàn viên; lạc (đậu
phộng) là biểu tượng của sự trường thọ…
Ngày Tết, người Hoa thường sẽ chọn các loại trái cây như táo, cam, quýt,
bưởi, quất, mỗi loại trái cây có một ý nghĩa đặc biệt đối với người Hoa, như trái
táo tượng trưng cho sự hòa bình; trái cam cho sự thịnh vượng…
4.3.4. Đồ uống của người Hoa
Bên cạnh những món ăn truyền thống được dùng trong dịp lễ tết, trà và rượu
là hai loại thức uống không thể thiếu khi nhắc đến ẩm thực người Hoa.

Uống trà là thói quen phổ biến của người Hoa. Họ uống trà mọi lúc, thường
là vào buổi sáng trước khi đi làm và buổi tối trong các cuộc gặp gỡ bạn bè, thân
hữu.

Rượu cũng là thức uống của người Hoa, được dùng trong các dịp lễ tết, hội
hè và tiếp khách. Loại rượu người Hoa thường uống là các loại rượu có ngâm
các loại thuốc bổ, thuốc trị bệnh, các con vật như tắc kè, rắn, rết...

Một số nười Hoa ở thành phố đã quen việc uống cà phê vào buổi sáng hoặc
khi gặp gỡ nhau. Có cà phê den, cà phê sữa… và loại sữa có thêm chút như cà
phê được người Hoa gọi là “pạc xỉu” cũng là một loại thức uống ưa thích của
người Hoa.

4.4. Nhạc cụ của người Hoa

Nhạc cụ của người Hoa thường có tiêu, sáo, các loại đàn (tỳ bà, nhị,
nguyệt…), chập chõa…

*Đàn Nguyệt: là loại nhạc khí dây gảy của người Hoa còn gọi là đàn Kìm,
đàn Vọng nguyệt cầm hoặc Quân tử cầm. Vì mặt đàn hình tròn như mặt trăng

58
rằm nên gọi là đàn Nguyệt, dùng để độc tấu, hòa tấu với nhiều kĩ thuật chơi độc
đáo như luân chỉ (vê), đàn khêu (gảy)…Màu âm đàn Nguyệt tươi sáng, rộn
ràng, tình cảm, đa dạng trong diễn tả các trạng thái cảm xúc âm nhạc.

*Đàn Tỳ Bà: là đàn khí dây gảy được sử dụng phổ biến không chỉ ở Việt
Nam mà đồng thời một số nước Châu Á khác cũng có. Đàn Tỳ Bà thường để
độc tấu các tác phẩm nhạc cổ truyền, có mặt trong các dàn nhạc: Nhã nhạc cung
đình Huế, Lễ nhạc Phật giáo, Lễ nhạc Cao Đài, Cải Lương…Màu âm đàn Tỳ Bà
trong sáng, vui tươi, thể hiện tính chất tươi sáng và trữ tình. Màu âm hơi giống
đàn Nguyệt nhưng có phần đanh và khô hơn.

*Tiêu: là một loại sáo trúc thổi dọc xuất xứ từ Trung Quốc. Thường có dạng

ống trụ tròn như sáo trúc thổi ngang nhưng khi sử dụng lại để theo phương dọc
và thổi dọc theo thân ống. Tiêu thường to và dài hơn sáo, do đó âm thanh của nó
trầm và mộc mạc hơn. Tiêu được sử dụng trong dàn nhạc côn khúc, dàn nhạc
sân khấu kinh kịch, tuồng…hay đơn thuần dùng để giải trí hằng ngày.

59
CHƯƠNG 5:

VĂN HOÁ PHI VẬT THỂ


5.

5.1. Tín ngưỡng

Cũng như nhiều cộng đồng dân tộc ở Việt Nam, người Hoa tin rằng ngoài
thế giới hiện hữu, còn có một thế giới khác, đó là thế giới của thần linh, ma quỷ.
Những thế lực này có sức mạnh và chi phối thế giới của người sống. Thần linh
sẽ bảo hộ giúp đỡ người tốt, hiền lành, ma quỷ thường quấy phá, gây hại cho
người. Vì vậy mọi người cần phải kính trọng thần linh và tránh xúc phạm ma
quỷ. Giữa con người với thế giới thần linh, ma quỷ có thể giao tiếp thông qua
việc cúng bái, xem bói toán, đoán số, đoán mộng... vì thế trong cuộc sống,
người Hoa thờ nhiều vị thần trong gia đình và cộng đồng.

Cùng với việc thờ cúng, người Hoa còn nhiều kiêng kỵ, tin ở số mệnh, may
rủi, giờ tốt, giờ xấu,...Họ tin rằng con người ngoài thể xác còn có hồn và vía.
Đàn ông có ba hồn bảy vía, đàn bà có ba hồn chín vía. Nếu vía lìa khỏi thân thể
đi lang thang, người sẽ ốm đau, vía không về nhập vào thể xác nữa người sẽ

60
chết. Người chết sẽ biến thành ma tổ tiên,...họ rất chú trọng việc bảo vệ vía nhất
là đối với trẻ em.

5.1.1. Tín ngưỡng dân gian

Cộng đồng cư dân Hoa đề cao sự thờ cúng trong gia đình và dòng họ (với
các hình thức như thờ trời, thờ thần cửa, thờ ông địa và thần tài, thờ cúng tổ
tiên, thờ thần bếp, thờ cúng dòng họ) và thờ cúng trong cộng đồng (thờ Ba
Thiên Hậu, Quan Công, Ông Bổn, Ngọc Hoàng, Phá Bà Quan Âm, Khổng Tử,
Lão Tử, thờ Thành hoàng cùng các vị tổ sư nghề nghiệp). Cơ sở của niềm tin và
thực hành những tín ngưỡng dân gian nói trên xuất phát từ việc người Hoa cho
rằng các thực hành này giúp họ tranh thủ được sự giúp đỡ của nhiều thần linh,
chủ yếu để xin phù trợ, giúp cho việc làm ăn cho sức khỏe và cuộc sống.

Các cơ sở tín ngưỡng của người Hoa có một ban quản trị do bà con bầu
chọn định kỳ 3 hoặc 5 năm một lần. Những thành viên trong ban sẽ chọn ra
người đứng đầu đảm trách việc quản lý, điều hành các hoạt động của đền miếu.
Cho đến nay, những thành viên của ban này đều là những người tự nguyện tham
gia, không có thù lao cho công việc này. Kinh phí hoạt động của họ huy động từ
các khoản đóng góp từ cộng đồng hay do những hộ gia đình có điều kiện kinh tế
tài trợ. Nguồn thu công ích từ các sinh hoạt tín ngưỡng ở các cơ sở thờ tự của
người Hoa được điều chỉnh trở lại hỗ trợ cho các công tác xã hội, giáo dục, văn
hóa, y tế của cộng đồng người Hoa.

Trong thực hành tín ngưỡng dân gian, các cư dân Hoa, đặc biệt ở đô thị, gắn
với các hoạt động thương mại, dịch vụ là những người có mức độ tín ngưỡng
mạnh mẽ và họ thường đốt nhiều vàng mã. Hiện nay, một số cơ sở thờ cúng của
người Hoa cũng tiến hành khuyên giải họ nên hạn chế việc đốt nhiều vàng mã
như vậy.

5.1.2. Thờ cúng trong gia đình, dòng họ

Thờ cúng tổ tiên

61
Tổ tiên là cách nói để chỉ những người có công gây dựng và bảo tồn dòng
họ, gia đình như ông, bà, cha, mẹ,...những người đã khuất. Những người này dù
đã khuất, nhưng linh hồn vẫn ở bên cạnh con cháu để giúp đỡ, phù hộ, hoặc đôi
khi còn dạy dỗ, răn đe. Người Hoa rất đề cao việc thờ cúng tổ tiên. Hầu hết
trong n các gia đình người Hoa dù giàu hay nghèo đều có bàn thờ tổ tiên. Bàn
thờ tổ tiên được đặt nơi trang trọng nhất trong nhà, thường là ở gian nhà chính.
Bàn thờ được đặt sát vách, quay và hướng ra cửa chính, trên vách có viết chữ ‘
Tổ đường’ hoặc chữ ‘ Thần’. Trên bàn có bài vị từ ba đời trở lại, đời thứ tư về
trước sẽ được đưa vào thờ cúng ở từ đường dòng họ. Giữa bà thờ là một bát
nhang để cắm khi cúng vái ngày giỗ, lễ, tết. Một bình cắm hoa hai giá để đèn
cầy một dĩa trái cây ly đựng nước cúng,...

Trong năm người Hoa có nhiều ngày giỗ. Ngày giỗ là ngày tưởng niệm
người đã khuất vào đúng ngày người đó mất theo Âm lịch hằng năm. Việc tổ
chức và điều hành lễ giỗ do người con trai trưởng hoặc cháu đích tôn đảm nhận.
Những người trong nhà tham gia dọn nhà cửa, lau dọn bàn thờ, chưng hoa, trái
cây, hương đèn...phụ nữ lo làm cơm cúng mâm cơm đặt lên bàn thờ khi đến giờ
chọn trước người con trai trưởng hoặc cháu đích tôn sẽ đến trước bàn thờ làm
lễ, thắp nhang và khấn vái xin ông, bà, cha, mẹ,... về ăn giỗ và phù hộ cho con
cháu làm ăn phát đạt, mạnh khỏe sau đó lần lượt con cháu vào thắp nhang vái
lại. Sau một tuần hương gia chủ đến trước bàn thờ xin kết thúc nghi lễ mâm
cơm được mang xuống và các mâm cơm khác được dọn lên mời khách khứa và
mọi người tham dự. Mọi người vừa ăn uống vừa nói chuyện vui vẻ nhắc đến sự
nghiệp công ơn của người quá cố những tấm gương cho thế hệ sau về nếp sống,
văn hóa của người Hoa. Ngoài lễ giỗ hàng năm trong gia đình còn có một số
nghi lễ liên quan đến việc thờ cúng tổ tiên như lễ tết, cưới xin, tang ma...những
sự kiện quan trọng trong gia đình gia chủ đều đến thắp hương ở bàn thờ để yết
cáo tổ tiên. Liên quan đến đề cao tổ tiên họ còn rất coi trọng đất cát nơi đặt mồ

62
mả chăm sóc mồ yên mã đẹp. Chỉ sau khi mãn tang mới đưa bài vị người quá cố
lên bàn thờ tổ tiên.

Thờ cúng Trời

Trời được người Hoa tôn xưng là Ngọc Hoàng Thượng Đế một vị thần đứng
đầu trong các thần và chi phối quyết định các việc ở trần gian, về số mệnh mỗi
con người. Bàn thờ Trời được đặt ở phía trước cửa các ngôi nhà trong thành
phố, hoặc trong sân trước ngôi nhà người Hoa ở nông thôn. Bàn thờ Trời được
người Hoa, người Việt gọi là bàn thờ ông Thiên hoặc là bàn thờ Thiên, bài trí
khá đơn giản. Đó là một cái tran nhỏ bên trong có 4 chữ Hán “ Thiên Quan Tứ
Phúc”, hoặc một mảnh ván nhỏ đóng bên trên một trụ gỗ (có nơi làm bằng xi
măng, xây gạch). Trên bàn thờ có bát nhang, bình hoa, ly nhỏ đựng nước cúng.

Thường ngày có hai hoặc một lượt gia chủ thắp nhang khấn vái ông trời vào
sáng sớm hoặc chiều tối. Vào ngày mùng một, 15 Âm lịch gia chủ cúng Trời ở
bàn thờ Thiên có thêm hoa tươi hoặc ít hoa quả và thay nước lạnh trên bàn thờ.
Những ngày lễ tết phải thắp nhang và thay nước thường xuyên ở bàn thờ Thiên.

Thờ ông Địa và Thần Tài

Người Hoa ở thành phố rất coi trọng việc thờ cúng ông Địa và Thần Tài, bởi
phần lớn họ sinh sống bằng việc buôn bán và sản xuất tiểu thủ công. Ở nông
thôn, người Hoa cũng chú trọng việc thờ cúng ông Địa. Trong quan niệm của
người Hoa ông Địa là vị thần cai quản vùng đất có ngôi nhà tọa lạc ông là vị
phúc thần ngăn trừ ma quỷ xâm nhập vào nhà. Thần tài là vị thần giúp người
Hoa mua bán, làm ăn gặp nhiều may mắn thu được nhiều lợi nhuận. Thường
ông Địa và Thần Tài được đặt chung trong một trang thờ nhỏ để ngay trên đất
dưới bàn thờ Thiên phía trước có bình hương nhỏ để cắm nhang.

Vào buổi sáng sớm trước khi ra khỏi nhà đi làm ăn gia chủ thắp một vài cây
nhang khấn vái với ông Thần Tài và ông Địa. Có người còn pha một ly cà phê

63
với một điếu thuốc. Ngày mùng một, rằm (âm lịch) một số nhà người Hoa cúng
hoa tươi, trái cây, rượu trắng.

Thờ ông Táo

Người Hoa tin rằng ông Táo là vị phúc thần trông coi các công việc trong
nhà, công việc bếp núc. Người Hoa hình dung Táo quân là một ông già đầu tíc
trắng như tuyết, có tư thế đường bệ, mặc triều phục, ngồi trên ghế bành. Trước
mặt ông có một chiếc bàn và trên bàn có hai cái lư để đựng những tờ giấy ghi
việc tốt và việc xấu của từng thành viên trong gia đình. Trợ lý cho Táo quân có
vợ ông và người giúp việc. Bàn thờ ông Táo là một tran nhỏ đặt trong nhà bếp,
có bài vị ghi chữ Hán “Táo Quân chi vị”, ba chén nước, một bát cắm nhang.

Hằng tháng vào ngày 1 và 15 (âm lịch) gia chủ thắp hương và thay nước
cúng ông Táo. Vào ngày 23 tháng chạp Âm lịch hằng năm, gia chủ sắp lễ cúng
ông Táo về trời. Người Hoa cho rằng vào thời điểm này các ông Táo phải về
trời tâu với Ngọc Hoàng công việc và kết quả trong năm của gia chủ để Ngọc
Hoàng phán xét. Do vậy hằng năm vào ngày này các gia đình người Hoa thường
làm cỗ dâng cúng Táo quân. Vật cúng có đèn nhang, hoa quả, rượu, có nhà thêm
một vài món ăn quen thuộc, bánh ngọt, và phải có một chiếc võng giấy hay một
con ngựa giấy để đưa ông Táo về trời. Ông táo sẽ quay lại trần gian vào lúc giao
thừa đón năm mơid. Vào lúc này ngời ta sẽ bóc bài vị cũ thay vào bài vị ông
Táo mới.

Trước đây người Hoa, trong gia đình còn thờ vị thần giữ cửa gọi là “Môn
Thần” đó là hai vị võ sĩ khỏe mặt dữ tợn có nhiệm vụ canh giữ cửa không cho
ma quỷ vào quấy phá. Hai vị thần giữ cửa mặc áo giáp tay cầm kiếm. Hình vẽ
của hai vị võ sĩ này không được tô màu và dán ở hai bên cửa chính.

Ngoài ra các vị thần kể trên người hoa còn thờ một số vị thần khác như thần
cửa hậu, thần giường, thần chổi, thần hạnh phúc,...người hoa quan niệm thần

64
hạnh phúc là một pho tượng phật bằng gốm hay bằng gỗ, bụng phệ, mặt hớn hở,
sảng khoái hết cỡ.

5.1.3. Tín ngưỡng trong cộng đồng

Thờ cúng Bà Thiên Hậu

Nơi thờ Bà Thiên Hậu được gọi bằng cái tên quen thuộc là “Chùa Bà.
Những ngôi chùa Bà ở Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương quy tụ đông đảo
bà con người Hoa, người Việt đến lễ bái, chiêm ngưỡng trong các dịp cúng tế, lễ
hội.

Bà Thiên Hậu, còn gọi là “Thiên Hậu Thánh Mẫu có sự tích như sau: Bà là
người con gái út của gia đình họ Lâm thuộc tỉnh Phúc Kiến, một thương nhân
buôn bán trên biển. Bà sinh ngày 23 tháng 3 âm lịch năm 960 dưới thời nhà
Tống ở Trung Quốc. Tương truyền, khi Bà ra đời, bầu trời có nhiều ánh hào
quang rực rỡ, và mùi hương lạ thơm tràn ngập đất trời. Từ thuở nhỏ bà đã có
nhiều tài năng, có thể dự báo trước về tương lai vận mệnh của những người
được gặp Bà. Một lần người cha và anh trai bị nạn đắm thuyền trên biển đã
được bà cứu trong khi bà đang ngồi dệt cửi tại nhà. Lúc đó Bà đã thoát hồn ra
biển Đông cứu được người cha. Đến khi cứu người anh trai, Bà bị mọi người
đánh thức nên đành bỏ lỡ việc cứu anh. Từ đó Bà nổi tiếng trong việc cứu giúp
người bị hoạn nạn trên biển. Nhiều đoàn sứ thần Trung Hoa vượt biển đến các
quốc gia xa xôi, đã được Bà hiển linh cứu giúp khi đắm thuyền. Các triều đại
Trung Hoa từ nhà Tống về sau đã ban nhiều vinh hiệu gọi Bà là “Thiên Hậu
Thánh Mẫu” Nhiều người Hoa rời bỏ Trung Hoa tìm đến các nước ở Đông Nam
Á, trong đó có Việt Nam, tin rằng nhờ sự cứu giúp của Bà, nên đã đến nơi bình
yên sau chặng dài vượt biển đầy hiểm nguy.

Ngày 23 tháng 3 âm lịch hàng năm, là ngày vía Bà, người Hoa tập trung
đông đảo đến “chùa Bà” để làm lễ và mở hội. Nhiều địa phương có chùa Bà đã
tổ chức lễ hội giỗ Bà, như dâng hương, thay áo cho Bà, rước kiệu Bà đi khắp

65
các khu phố, tổ chức ca kịch... Ngoài ra trong các dịp lễ lớn hàng năm như Tết
Nguyên Đán, Nguyên Tiêu, ngày mùng một, ngày rầm nhiều người Hoa đến
miếu Bà dâng hương cúng Bà, xin lộc Bà...

Quan Công

Quan Công, còn gọi là Quan Thánh Đế Quân, là một nhân vật trong lịch sử
cổ đại phong kiến Trung Quốc. Ông có tên là Quan Vũ, Quan Vân Trường, sinh
năm 162, mất năm 219 trong thời Tam Quốc. Ông là người giỏi về quân sự, lập
nên nhiều chiến công hiền hách trong lịch sử chiến tranh của Trung Quốc. Ông
có hai người anh em kết nghĩa là Lưu Bị và Trương Phi, cùng nhau chiến đấu vì
sự nghiệp khôi phục nhà Hán. Ông được người Hoa kính trọng và sùng bái bởi
đức tính trung nghĩa, được xem là người có chữ tín. Về sau các đời vua Trung
Quốc phong tặng nhiều danh hiệu như Đại đế, Vạn cổ nhất nhân... Tượng thờ
của Ông, là một người đàn ông mặt đỏ, với 5 chòm râu, mặc triều phục màu
xanh. Bên cạnh tượng thờ của Ông có hai nhân vật là con nuôi của Ông; Châu
Thương và Quan Bình. Tượng Châu Thương cảm thanh bảo kiếm "Thanh
Long”, còn Quan Bình cầm ấn "Hán Thọ Đình Hậu" đựng trong một hộp nhỏ.
Nơi thờ Quan Công luôn có một tượng ngựa “Xích Thổ”, là con ngựa đã tận
tụy, trung thành phục vụ Ông suốt đời.

Ngày vía Quan Công vào 24 tháng 6 Âm lịch. Ngoài ra ngày rằm tháng
giêng hàng năm người Hoa cũng tổ chức lễ cúng Ông rất lớn. Lễ vật cúng vào
dịp vía và lễ cúng Quan Công là các món chay, hương hoa, trái cây. Bên cạnh
đó là các mâm thức ăn mặn được cúng cho các đồ đệ và tùy tùng của Quan
Công. Ban đêm, trước sân miếu có tổ chức các màn ca kịch hát Tiểu, hát Quảng,
nhắc lại sự tích và những chiến công của Quan Công. Nhiều người đến miếu
bày hương hoa cùng ngựa xích thổ để nhận được sự may mắn.

Thờ Ông Bổn

66
Theo những người quản lý miếu thờ tên ông là Châu Đạt Quan, một sứ thần
Trung Hoa vào thế kỷ XIII, đã dẫn đầu đi thăm một số nước Đông xam Á. Châu
Đạt Quan và một số tùy tùng đã đến Campuchia bằng đường sông xuyên qua
vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Cuộc hành trình đã được ông
ghi chép lại trong sách “Chân Lạp phong thổ ký”. Một vài giả thuyết khác thì
cho rằng ông Bổn vốn là Bổn Đầu Công, cách gọi của Trịnh Hòa, một nhà hàng
hải dưới triều Minh, chuyên hướng dẫn các thuyền buôn Trung Hoa đến các
nước Đông Nam Á, và cũng chính ông là đưa người Trung Hoa đến định cư tại
các nước này. Ông Bổn với danh xưng “Phúc Đức chính thần”. Ông Bổn
thường được phối tự với các vị thần thánh ở các miếu điện, trong tượng một vị
thần hiền hòa, khoan hậu. Những người sùng bái tin rằng Ông Bổn đem lại
nhiều may mắn và thuận lợi atrong cuộc sống.

Phật Bà Quan Âm

Với người Hoa, Phật Bà Quan Âm là một vị Bồ Tát cứu khổ cứu nạn, Bà đã
từng phù hộ người Hoa gặp yên lành trong chuyến vượt biển đến Việt Nam.
Phật Bà Quan Âm được thờ ở hầu hết các cơ sở tín ngưỡng của người Hoa.
Tượng Bà có dáng vẻ một người đàn bà phúc hậu. Những phụ nữ hiếm muộn,
tin rằng có thể cầu xin Bà giúp đỡ cho đường con cái.

Khổng Tử, Lão Tử

Là những vị danh nhân văn hoá của trung Hoa cổ đại, cũng được người Hoa
xem như những vị thần, đặc biệt là chăm chút việc học hành, thì cử. Hai vị này
cũng được thờ trong một số cơ sở tỉn ngưỡng cộng đồng của người Hoa, như ở
Ôn Lăng, Hà Chương Hội quán.Khổng Tử là người chủ xướng đạo nho, vừa là
một tôn giáo, một học thuyết triết học. Nhiều trí thức người Hoa rất sùng bái
ông, và thờ cúng ông như một tổ sư của văn học.

5.2. Tôn giáo

5.2.1. Nho giáo

67
Nho giáo là một tôn giáo phổ biển ở Trung Hoa, chi phối nhiều mặt trong
đời sống của người Hoa. Nho giáo vừa là một tôn giáo, vừa là một triết thuyết,
nhiều triều đại phong kiến Trung Hoa đã lấy Nho giáo làm cơ sở cho thể chế
chính trị đương thời. Nho giáo trong đời sống của người Hoa có một ảnh hưởng
nhất định. Đó là những quy chuẩn ứng xử giữa cá nhân và cộng đồng, như đề
cao vai trò của người đàn ông, mối quan hệ giữa các thế hệ, các giai tầng.
Khổng tử được người Hoa phối tự trong một số cơ sở tín ngưỡng cộng đồng của
người Hoa.

5.2.2. Đạo giáo

Đạo giáo là một tôn giáo từ Trung Quốc theo chân di dân người Hoa thâm
nhập vào vùng nước ta. Đạo giáo có một số ảnh hưởng trong sinh hoạt của
người Hoa, gắn với một số phong tục, xem bói, trừ tà ma, kiêng kỵ... Ảnh
hưởng Đạo giáo, họ cho rằng vũ trụ có ba tầng: Thượng giới là nơi cư ngụ của
Hoàng Thiên, các vị thiên thần, tiên nữ; Trần gian là nơi ở của con người và
muôn vật; Âm phủ do Diêm Vương cai quản, là nơi cư ngụ của ma, quỷ....
Người bạc ác, khi chết sẽ bị đây xuống địa ngục.

Người đứng đầu Đạo giáo là Lão Tử (tức Thái Thượng Lão Quân) đã được
phối tự trong các điện thờ một số miếu, điện của người Hoa như Hà Chương
Hội quán, Ôn Lăng Hội quán... Ở Thành phố Hồ Chí Minh có một cơ sở tôn
giáo dành riêng cho Đạo giáo là Khánh Vân Nam Viện được xây dựng từ thập
niên 30 thế kỷ trước, do đạo chủ Trần Khải Minh chủ trì.

Việc thu nhận tín đồ Đạo giáo người Hoa tương đối đơn giản. Việc sinh
hoạt đạo giáo của người Hoa gần với tín ngưỡng dân gian, mang tính ma thuật,
phương thuật trên thực tế bà con người Hoa không hiểu biết nhiều về lý thuyết
kinh giáo của Đạo giáo, về lý thuyết, kinh sách của Đạo giáo, về thần tiên, ma
quỷ, trời đất, con người,... Người Hoa chỉ xem Lão Tử như một vị thần, và các
phương thuật, ma thuật của Đạo giáo có thể giúp họ trừ phòng ma quỷ, các tai

68
nạn bất trắc vô hình. Rất nhiều nhà người Hoa có gắn gương bát quái, các lá bùa
yểm trừ tà ma... cùng các nghi thức cúng kiếng trừ tà ma, giải tai ách theo kiểu
đạo giáo đặc biệt trong lễ tang, lễ động thổ...

5.2.3. Phật giáo

Phật giáo là một tôn giáo phổ biến trong người Hoa và gắn với tín ngưỡng,
Phật được thờ trong gia đình và cộng đồng. Ngay những gia đình không phải là
tín đồ quy y Phật giáo vẫn có một bàn thờ Phật bên cạnh bàn thờ tổ tiên. Trong
các cơ sở thứ tự cộng đồng như Thiên Hậu miếu, Quan Thánh Đế Quán miếu,...
đều có một bàn thờ Phật riêng biệt. Nhiều ngôi chùa, vốn là chùa Phật giáo của
người Hoa. Chùa Giác Lâm, Nam Phổ, Đà, chùa Quan Âm tự Trúc Lâm,...Phật
giáo của người Hoa gồm nhiều Tông phái như Lâm Tế (Thiền Tông), Tịnh Độ
Tông, Hoa Nghiêm Tông,...

Hằng năm, Phật giáo người Hoa có nhiều lễ họi gần giống như quy định
chung của Phật giáo như lễ Phật Đản, lễ Vu Lan, các ngày vía, an cư kiết
hạ...trong những ngày này các tin đồ, sư ni... tập trung tại chùa làm lễ cúng
Phật. Thời gian các sư sãi an cư kiết hạ tại chùa Phật giáo của người Hoa do các
nhà chùa tự tổ chức và quản lý các hoạt động của sư sãi. Các tín đồ người Hoa
tổ chức cúng dường các vật phẩm cho nhà chùa dùng trong mùa an cư kiết hạ
hạn chế sự ra khỏi chùa của sư sãi. Hiện nay nhiều chùa Phật giáo của người
Hoa đã mở rộng các hoạt động từ thiện giúp đỡ người nghèo khó, hoạn nạn, cô
quả, nuôi dưỡng các trẻ em mô côi,...

5.2.4. Thiên Chúa giáo

Thiên Chúa giáo được du nhập khá sớm vào cộng đồng người Hoa. Sinh
hoạt tôn giáo của tín đồ Thiên Chúa giáo người Hoa cũng giống như tín đồ
Thiên Chúa giáo khác. Bà con giáo dân người Hoa những ngày trong tuần đến
nhà thờ nghe giảng kinh và làm lễ tụng niệm, cầu nguyện. Các buổi giảng kinh
dùng tiếng Hoa tuy nhiên những năm qua ngoài số lượng đông tín đồ người Hoa

69
còn có tín đồ người Việt cùng tham dự đi lễ nhà thờ và nhiều tín đồ người Hoa
thông thạo tiếng Việt nên có nhiều buổi giảng kinh bằng tiếng Việt. Trong năm
những ngày lễ lớn của Thiên Chúa giáo như Lễ Phục sinh, lễ Giáng sinh thu hút
đông đảo giáo dân và bà con người Hoa tham dự tăng tình đoàn kết giữa những
người có đạo và không có đạo, giữa bà con người Việt và Hoa. Ngoài các lễ hội
chính người Hoa còn đến nhà thờ để các vị giáo sĩ thực hiện nghi lễ khác như lễ
cưới, lễ tang, rữa tội,..hầu hết bà con giáo dân người Hoa đều có bàn thờ Chúa.
Bà con Thiên Chúa giáo người Hoa phấn đấu thực hiện “sống phúc âm trong
lòng dân tộc”, “ kính chúa yêu nước, tốt đạo đẹp đời”...

5.2.5. Tin Lành

Đạo Tin Lành được người Hoa tiếp thu vào đầu thế kỉ XX. Sinh hoạt của tín
đồ người Hoa theo đạo Tin lành tuân thủ nghiêm ngặt quy định của Hội Thánh
với các nghi lễ như lễ Báp Têm, việc học giáo lý kinh thánh,...tín đồ Tin lành
tập trung đông đảo ở nhà thờ vào ngày chủ nhật hoặc tối thứ năm hằng tuần để
làm lễ và nghe mục sư giảng kinh thánh. Mục sư giảng kinh bằng tiếng Hoa
Quảng Đông là chủ yếu một số bài thánh ca cũng được hát bằng tiếng Quảng.
Các hội thánh Tin lành của người Hoa nhìn chung có nhiều hoạt động thiện
nguyện hướng tới cộng đồng như chăm lo sức khỏe, phát hành kinh sách miễn
phí, mở các lớp khóa dạy nghề,...

5.3. Lễ hội

Hằng năm người Hoa có nhiều lễ hội, một số lễ hội mang tính tôn giáo, tín
ngưỡng, một số lễ hội khác được tổ chức theo phong tục, tập quán, mang tính
dân gian.

5.3.1. Tết Nguyên Đán (người Hoa gọi là Xuân tiết)

Cũng như người Việt và một số dân tộc anh em khác, Tết Nguyên Đán là tết
mở đầu một năm mới (theo Âm lịch). Đây là một tết lớn trong năm. Ngay từ
những ngày cuối năm trước, không khí chuẩn bị đón mừng năm mới trở nên

70
nhộn nhịp sôi động. Khắp phố phường cho đến thôn xóm, bà con người Hoa lo
sắm Tết. Ngày 23 tháng chạp, gia đình người Hoa cúng Ông Táo, tiễn đưa Ông
Táo về trời tâu cho Ngọc Hoàng những chuyện tốt đẹp trong gia đình. Sau ngày
Ông Táo về trời, mọi công việc làm ăn, buôn bán của người Hoa tạm thời gác
lại để lo ngày Tết như dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa, thay thế các câu đối liền
dán ở cửa ra vào như “Ngũ phúc lâm môn”, “Xuất nhập bình an”... Nhiều nhà
còn dán thêm trên cửa chữ “Phúc” đảo ngược với ý nghĩa “Phúc đáo”.

Các món ẩm thực ngày Tết cũng được mua sắm đầy đủ, vì từ ngày mùng
một Tết đến ngày các cửa hàng khai trương buôn bán phải từ 5 đến 7 ngày.
Ngày 30 tháng Chạp mọi gia đình có lễ cúng rước tổ tiên về ăn Tết. Lễ cúng
ngày 30 có sự tham dự đầy đủ của các thành viên trong gia đình. Mọi người cố
gắng thu xếp công việc để về lại mái nhà của gia đình cùng nhau đón Tết vui vẻ.
Ngày Tết, mọi công việc làm ăn buôn bán tạm gác lại, cửa hàng đóng cửa, cơ sở
sản xuất cho công nhân nghỉ việc để lo ăn Tết Không khí Tết từ sau ngày 23
tháng chạp trở nên sôi động. Các loại hoa, cây kiểng... bày bán khắp phố, cùng
các loại hàng, quà Tết, đường phố đông người mua bán, dạo chợ...

Trong dịp Tết, bà con người Hoa tổ chức thăm viếng, gặp gỡ bà con họ
hàng, ăn uống vui vẻ cầu chúc cho nhau một năm mới an khang thịnh vượng.
Trong dịp Tết các cơ quan đoàn thể, chính quyền tổ chức các đoàn đại biểu đi
chúc Tết, thăm hỏi bà con người Hoa, tặng quà Tết cho các gia đình người Hoa
có công với cách mạng, các gia đình người Hoa nghèo, khó khăn.

Vào ngày Tết người Hoa có tục mừng thọ những người trên 60, 70 tuổi. Con
cháu sẽ tụ tập tại nhà, chúc thọ ông bà, cha mẹ, có nơi con cháu tặng cha mẹ áo
quần mới hoặc lì xì cho ông bà để lấy sự may mắn. Trẻ em người Hoa trong dịp
Tết được cha mẹ cho đi thăm họ hàng, đi vui chơi nơi công cộng, và nhất là
được người lớn lì xì. Lì xì cho trẻ em trong ngày Tết là một tập tục tốt đẹp của
người Hoa. Thường người lớn bỏ một ít tiền trong bao lì xì màu đỏ, để khi giao

71
thừa hoặc đầu năm mới gửi tặng trẻ em, chúc các em mạnh khỏe, vui vẻ, học tập
tốt và ngoan ngoãn...

Trong ngày Tết, người Hoa có nhiều phong tục, tập quán như gặp nhau ngày
đầu năm mới, dù quen hay lạ, mọi người luôn chúc mừng năm mới, chúc sức
khỏe, hạnh phúc, thành đạt trong công việc. Trong ngày Tết có nhiều kiêng kỵ
như không cãi lộn nhau, gây chuyện xích mích, mọi chuyện cũ bỏ qua hoặc gác
lại.

Những gia đình có tang không đi thăm viếng bà con để tránh xui xẻo cho
người khác. Ngày mùng một không quét nhà để tránh tiền tài đi ra khỏi nhà.
Người Hoa cũng có tục xông đất đầu năm, họ chọn mời người nhiều tuổi có uy
tín hoặc hợp tuổi với gia đình để đến thăm nhà vào sáng mùng một Tết để đem
sự may mắn cả năm cho gia chủ. Một số bà con người Hoa ngày đầu năm đến
chùa, hoặc các miếu điện thờ để dâng hương cúng Phật và các vị thần thánh như
Bà Thiên Hậu, Quan Công...các đội Lân Sư Rồng biểu diễn phục vụ bà con trên
các đường phố tạo thêm không khí náo nhiệt vui tươi.

5.3.2. Tiết Nguyên Tiêu

Tiết Nguyên Tiêu đúng vào ngày rằm tháng Giêng Âm lịch. Sau những
ngày vui chơi trong suốt dịp Tết Nguyễn Đán, người Hoa lại tiếp tục với tiết
Nguyên Tiêu. Trong dịp Nguyên Tiêu, bà con người Hoa tập trung đông đảo tại
cơ sở tín ngưỡng và tôn giáo như miếu Quan Thánh, miếu Thiên Hậu, miếu Ông
Bổn... để làm lễ đón mừng chính thức năm mới. Người ta đem các lễ vật như
heo quay, gà vịt quay, bánh trái, hương hoa, đèn nến,... đến miếu điện để cúng
các vị thần thánh, cầu mong sự may mắn cho năm mới trong cộng đồng và gia
đình. Trong dịp này, trước đây ở một số miếu, điện có tục xin xăm, xin quẻ để
đoán định vận mệnh, sự may mắn. Tại các đền miếu có bán các loại nhang
vòng, nhang đại cho khách thập phương. Khách có thể mua nhang vòng, nhờ
người ghi tên tuổi lên khoanh nhang và treo ở chùa, miếu trong nhiều ngày để

72
lấy sự may mắn. Khách cũng có thể mua nhang đại, thắp nhang từ bàn thờ thần
trong miếu, sau đó thỉnh về cắm ở nhà coi như xin lộc thánh cho năm mới

Nhân dịp tiết Nguyên Tiêu cũng là đón năm mới mọi người gặp nhau ở
miều, điện, cung.. hỏi thăm nhau, chúc sức khỏe và sự may mắn thành đạt trong
năm tới. Sau đó là những cuộc vui, ăn tiệc uống rượu. chia vui với nhau. Đặc
biệt, trong dịp Nguyên Tiêu, các miếu, cung thờ Bà Thiên Hậu và Quan Công,
ban đêm có tổ chức diễn tuông trên sâu khấu hát Quảng, hát Tiều, Hải Nam...

Có khi biểu diễn hàng hai ba đêm liền, mọi người chen nhau xem hát. Ai có
khả năng thì đóng góp quyên tiền cho cuộc diễn. Số tiền này một phần thù lao
cho đoàn hát, phần khác sung vào quỹ phúc lợi. Ban Tổ chức sẽ ghi tên và số
tiền của người quyền tặng dán lên sân khấu và thông báo cho mọi người biết.

5.3.3. Tiết Thanh Minh

Thanh Minh của người Hoa tổ chức vào một ngày trong tháng 2 hoặc tháng
3 Âm lịch (không cố định ngày), còn gọi là lễ tảo mộ. Trong tiết Thanh Minh,
bà con người Hoa tổ chức đi đến các nghĩa trang để viếng mộ người thân, họ
hàng. Tùy theo mỗi gia đình, dòng họ trong tiết Thanh Minh sẽ cùng nhau chọn
một ngày đến các nghĩa trang của gia đình, dòng họ, tổ chức lễ cúng, tưởng
niệm tổ tiên, những người đã khuất.

Mọi người thường đi cả gia đình, mang theo các món ăn, bánh, hoa quả,
nhang đèn... đến nghĩa trang. Mọi người cùng nhau dọn dẹp sạch cỏ rác trên
ngôi mộ ông bà tổ tiên, nếu mộ nào hư hỏng, sụp lở sẽ được sửa chữa, san lấp.
Người ta sẽ tô lại chữ son cho cả bia đá, lau rửa sạch sẽ bàn thờ, lọ hoa trên mộ.
Ở đồng bằng sông Cửu Long, người Hoa dùng các mảnh giấy ngũ sắc dẫn rải
rác trên mộ, gọi là lợp lại mái nhà cho ông bà, và dọn sạch sẽ cỏ rác chung
quanh ngôi mộ.Sau khi chỉnh trang lại mồ mả của tổ tiên, gia chủ sẽ bày hương
hoa, trà quả, các món ăn trước mộ, thấp hương cúng vái ông bà tổ tiên, mong
được tổ tiên phù hộ cho sức khỏe và công việc. Chờ hết tuần nhang mọi người

73
hạ mâm và cùng nhau ăn uống vui vẻ, cám ơn tổ tiên đã ban lộc cho gia đình,
con cháu.

5.3.4. Tiết Đoan Ngọ

Tiết Đoan Ngọ của người Hoa tổ chức vào ngày 5 tháng Năm Âm lịch.
Người Hoa còn gọi là tiết giết sâu bọ. Tiết Đoan Ngọ cũng liên quan đến truyền
thuyết về một nhân vật lịch sử của Trung Hoa là Khuất Nguyên tự vẫn ở sông
Mịch La. Trong ngày tiết Đoan Ngọ, mọi người không nấu bếp, ăn thức ăn
nguội để tưởng nhớ đến cái chết của Khuất Nguyên.

Người Hoa làm một loại bánh bằng nếp pha với nước tro, gói trong lá chuối
có màu vàng nhạt, nhân đậu xanh và đường gọi là bánh tro để ăn vào ngày tết.
Cũng vào dịp này bà con người Hoa thường đi vào rừng, hoặc vườn tược hái lá
thuốc như bạch đàn, lá tre, hương nhu, tràm... đem về phơi khô nấu nước uống.
Ở thành phố, người Hoa ra chợ mua một bó lá cây các loại cây thuốc, có tinh
dầu thơm, đem về treo trước cửa nhà để trừ tà ma. Mọi người tin rằng những lá
thuốc hái trong ngày Đoan Ngọ không chỉ trừ tà ma, bệnh tật, mà cả sâu bọ có
hai. Ngày tiết Đoan Ngọ là thời điểm vào mùa hè nóng bức.

5.3.5. Tiết Vu Lan (Trung Nguyên)

Tiết Vu Lan tổ chức vào rằm tháng Bảy Âm lịch. Tiết Vu Lan này ảnh
hưởng của Phật giáo. Tiết tổ chức tại nhà và tại các chùa thờ Phật. Người Hoa
cho rằng tiết Vu Lan để cầu siêu, giải thoát cho các cô hồn, những kẻ chết bất
đắc kỳ tử, và để siêu độ cho ông bà tổ tiên. Vào ngày này các gia đình bày một
lễ cúng cô hồn trước sân, hoặc vỉa hè trước nhà. Lễ vật gồm có gạo, muối trắng,
các loại mứt bánh rẻ tiền (thường gọi là thẻo lèo).

Gia chủ khấn vái cầu xin các cô hồn đừng quậy phá, mong siêu độ cho các
cô hồn. Sau khi khấn vái, gia chủ vãi gạo, muối và đem các vật cúng để trên vỉa
hè trước cổng cho trẻ em lang thang, người ăn xin tranh nhau lấy. Một số gia

74
đình người Hoa theo đạo Phật lên chùa nghe sư sãi tụng kinh, giảng kinh để cầu
cho các cô hồn, những người thân chết bất đắc được siêu sinh tịnh độ.

5.3.6. Tết Trung Thu

Tết Trung thu tổ chức vào rằm tháng Tám Âm lịch. Theo người Hoa, trăng
Trung thu tháng Tám là tròn nhất và sáng nhất trong năm. Tết Trung thu gần với
một số truyền thuyết về việc chinh phục con Lân, một con thú linh, từ hoang dã
trở nên vật thiêng Tết này cũng dành cho trẻ em.

Trong đêm Trung thu mọi người tổ chức các cuộc vui, có các đội múa lân
trên đường phố. Trẻ em được rước đèn Trung thu và các nhà bày mâm cỗ gồm
các loại bánh ngọt, trái cây để các em vui chơi và thưởng ngoạn. Trong dịp tết
Trung thu, người Hoa làm một loại bánh ngọt đặc biệt gọi là bánh Trung thu để
làm quà biểu và cho trẻ em vui chơi.

5.3.7. Trùng Cửu

Tết tổ chức vào ngày mùng 9 tháng 9 Âm lịch. Ở Trung Quốc, tết này tổ
chức khá lớn, đón chào mùa thu mát mẽ. Sang đến Việt Nam, di dân người Hoa
dần dần quen với khí hậu mới nóng bức, nên cũng ít người còn giữ được tục ăn
tết Trùng Cửu.

Ngày nay, cùng với những lễ hội truyền thống, bà con người Hoa còn tổ
chức và tham gia các lễ hội như Tết Dương lịch, Ngày Giải phóng miền Nam
30/4, ngày Quốc khánh 2/9... Vào những ngày này bà con người Hoa, nhà nhà
treo cờ khẩu hiệu chào đón ngày lễ và tham gia các sinh hoạt lễ hội công cộng ở
các tụ điểm văn hóa, công viên, nhà hát…

Những bà con người Hoa là tín đồ các tôn giáo như Phật giáo, Công giáo,
Tin lành... có những ngày lễ hội theo các tôn giáo. Những người Hoa là tin đồ
Phật giáo có các lễ như Phật Đản, tổ chức vào ngày 15 tháng 4 Âm lịch. Vu Lan
(Xá tội vong nhân) vào rằm tháng Bảy, lễ nhập hạ vào tháng 8... Những người

75
Hoa là tín đồ Thiên Chúa giáo có các lễ hội như Noel, mừng Chúa Giáng sinh
25/12 Dương lịch, và một số ngày lễ khác theo kinh thánh... Những lễ hội mang
tình tôn giáo thường được tổ chức ở các cơ sở thờ tự của mỗi tôn giáo như nhà
chùa, tu viện, thánh đường... Bà con người Hoa cùng tập trung ở các cơ sở tôn
giáo để làm lễ và tham dự các cuộc vui...

5.4. Nghi lễ vòng đời

5.4.1. Sinh đẻ

Sinh đẻ là một sự kiện quan trọng trong gia đình người Hoa. Vì đối với
người vợ sinh con, nhất là sinh con trai họ đã tiến một bước dài từ vị trí người
ngoài, hoà nhập vào gia đình chồng một các chắc chắn và an toàn vì họ đã tạo
được phương tiện nối đi cho nhà chồng. Còn đối với người đàn ông có con, nhất
là con trai, anh ta đã hoàn thành nghĩa vụ đối với dòng dõi, tổ tiên.Sinh đẻ
không những làm thay đổi thể trạng tâm lý, sinh lý cho các cặp vợ chồng, mà
còn đem lại vị trí làm cha làm mẹ cho họ.

Đứa trẻ sinh trẻ sinh ra là niềm vui, là niềm hạnh phúc của cả gia đình và
dòng họ. Sự xuất hiện của đứa trẻ còn làm cho quy mô gia đình thay đổi cả về
số lượng các thành viên lẫn uy thế của gia đình với cộng đồng…. Chính vì vậy
việc sinh đẻ của người Hoa có nghi thức, phong tục, tập quán riêng cho từng
thời kỳ từ khi có thai đến khi sinh đẻ

Trong thời gian mang thai, phụ nữ người Hoa được sự quan tâm chăm
sóc của các thành viên trong gia đình và dòng tộc. Phụ nữ có thai phải kiêng kỵ
nhiều điều, trong khi làm việc, trong sinh hoạt cũng như trong việc ăn uống. Khi
mang thai người phụ nữ cần kiêng ăn một số hoa quả như dưa hấu, chuối già vì
những thứ trên nóng… có ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của bào thai,
kiêng ăn thịt trâu, thịt chó, một số đồ ăn quá bổ dưỡng, tránh xúc động mạnh,
không nhìn những tranh ảnh rùng rợn, những thứ làm cho người mẹ ghê tởm,

76
rùng mình, phụ nữ Hoa có thai còn được miễn các công việc nặng nhọc, đồng
áng, không đến những nơi ma chay, cưới xin.. để tránh những điều xui.

Họ được cho ăn một số thực phẩm bổ dưỡng, uống thuốc dưỡng


thai,...Người Hoa cho rằng sự giáo dục trẻ em phải ngay từ trong giai đoạn phôi
thai. Vì vậy, cử chỉ của người mẹ ảnh hưởng đến tính cách của đứa trẻ. Ngày
nay, cùng với sự hiểu biết ngày càng sâu rộng của phụ nữ về khoa học, kỹ thuật,
phụ nữ người Hoa khi có thai thường đến khám ở các bệnh viện phụ sản, cơ
quan y tế để được hướng dẫn những điều cần thiết. Đối với người chồng, sự
kiêng kỵ không có gì đặc biệt lắm.

Người chồng cần tránh sinh hoạt tình dục với vợ để không làm ảnh hưởng
đến sự phát triển bình thường của bào thai. Một số chị em còn phải đi lễ đền
miếu, cầu xin mười hai bà mụ Thai sinh phù hộ, cầu cho sinh đẻ an toàn, đứa bé
được. mạnh khỏe. Trước đây, phụ nữ người Hoa sinh ở nhà, trong phòng buồng
ngủ riêng khi sinh có sự hỗ trợ của các bà mụ chuyên đỡ đẻ có nhiều kinh
nghiệm, mẹ hoặc các chị em gái. Ngay sau khi sinh con sản phụ sẽ được uống
một chén rượu gừng. Khi trong nhà có người đẻ họ cắm một cành lá xanh trước
cửa ra vào để ngăn tà và vía dữ. Hiện nay phụ nữ người Hoa đã đến sinh tại các
nhà bảo sanh hoặc bệnh viện có bác sĩ chăm sóc theo y học hiện đại nên tỷ lệ tử
vong vì khó sinh thấp.

Người phụ nữ sau khi sinh cơ thể thường bị suy yếu. Với kinh nghiệm
truyền thống, người Hoa thường cho sản phụ dùng những thực phẩm mang tính
ôn hoặc nhiệt để tái lập lại trạng thái thăng bằng trong cơ thể và tăng cường sinh
khí, sức khoẻ. Người Hoa thường cho sản phụ ăn món gà mái hầm, trứng gà
ngâm rượu nếp, cháo ăn với đường và mè, chân giò lợn nấu với tiêu, nghệ và
gừng...trong thời gian ở cữ người phụ nữ cần được đặt biệt quan tâm và kiêng
ăn thịt mỡ, thịt trâu, thịt bò, thịt thú rừng, cà chua, bắp cải, su hào,...

77
Theo tục lệ người Hoa, hài nhi vừa chào đời được đặt tên ngay. Ông nội
đặt tên cho cháu đích tôn, các cháu tiếp theo có thể do ông nội, ông ngoại, cha
mẹ, hoặc ông cậu,... đặt tên.

Một tháng sau khi sinh, hài nhi được làm lễ thêm sức đây là lễ gia đình
làm để cúng tạ ơn thần thánh trời Phật phù hộ cho mẹ tròn con vuông và cầu
cho đứa trẻ khỏe mạnh bình an.

Sau một năm, trẻ được làm lễ thôi nôi tùy theo tập tục của từng nhóm
người Hoa và tùy đứa trẻ là trai hay gái mà lễ vật mừng tuổi khác nhau.

Khi đứa trẻ đến tuổi đi học, một số gia đình người Hoa làm lễ đội mũ cho
bé trai gọi là “quan”, cho đứa trẻ gái có “lễ ra vườn” để đánh dấu sự trưởng
thành của đứa trẻ. Đến lúc này, đứa trẻ được đi học, hoặc tham dự các sinh hoạt
của người lớn. Người Hoa không có tục làm lễ thành đinh cho con trẻ.

5.4.2. Cưới xin

Theo truyền thống, hôn lễ của người Hoa phải qua 6 lễ gồm: Nạp thái,
vấn danh, nạp cát, nạp trưng, thỉnh kỳ và nghinh thân. Nhìn chung hôn lễ truyền
thống của người Hoa khá phức tạp với nhiều nghi thức rườm rà. Trong hôn lễ
phía nhà trai chủ động lo tiến hành các nghi thức cũng như kinh phí.

Một trong những việc quan trọng là phải chọn được người làm mai mối,
tức người đóng vai trò môi giới trong hôn nhân, đại diện nhà trai gặp gỡ, trao
đổi với nhà gái về việc tổ chức hôn lễ. Thường người làm mai là những phụ nữ
đứng tuổi, có trải nghiệm cuộc sống, đặc biệt là vợ chống phải còn đủ cả, có
nhiều con trai, con gái, biết cách ăn nói giao tiếp.

Bà mai sẽ tìm cách thăm dò bên phía nhà gái và thể hiện ý nguyện của
nhà trai để nhà gái nhận biết và bằng lòng cho cô gái được làm dâu. Việc tiếp
xúc với nhà gái, bà mai đứng ra đại diện và thương thuyết, bàn về tổ chức đám
hỏi. Nghi lễ tiếp xúc đầu tiên này gọi là nạp thái. Tùy theo gia đình, nhà trai gửi

78
sang nhà gái một số quà tặng có thể là vàng bạc, vải vóc, hoa quả, cùng với
rượu và bánh.

Bước tiếp theo, sau khi nhà gái chấp nhận lời cầu hôn của phía nhà trai
là lễ vấn danh. Lễ này với mục đích nhà trai xin được biết tên, tuổi của cô gái,
nếu có được số tử vi của cô gái càng tốt. Nhà trai sẽ nhờ những người bói toán
xem số tử vi để biết cô gái và chàng trai có hợp tuổi hợp mạng cũng như tương
lai của hai người sau kết hôn.

Nếu được các thầy bói, thầy số thông báo kết quả tốt đẹp của sự kết hợp
giữa đôi trai gái nhà trai sẽ sang nhà gái, thực hiện lễ nạp cát với một số lễ vật
để bước đầu khẳng định cuộc hôn nhân. Tiếp theo là lễ nạp trưng lễ này nhằm
tiếp tục thể hiện quyết tâm của nhà trai và mong muốn cùng với nhà gái sớm
hoàn tất cuộc hôn nhân của đôi trai gái.

Trong lễ nạp trưng (còn gọi là nạp tệ), hai phía nhà trai và nhà gái bàn
bạc thỏa thuận các khoản vật phẩm và tiền bạc mà nhà trai sẽ trao cho phía nhà
gái trong các nghi lễ tiếp theo.

Lễ thỉnh kỳ là nghi lễ phía nhà trai đến nhà gái để bàn bạc cụ thể về lễ
cưới, tức việc đưa đón cô dâu và tiệc tùng chiêu đãi khách khứa cùng các lễ tiết
mà hai bên cô dâu, chú rể phải thực hành.

Lễ nghinh thân tức lễ đón dâu và tổ chức đám cưới. Lễ cưới của người
Hoa tổ chức ở phía nhà trai và nhà trai phải làm lễ rước dâu có chú rể và cha
mẹ, họ hàng. Chú rể đem kiệu sang nhà gái đón cô dâu về nhà trai.Việc đón
dâu, nhà trai phải coi ngày giờ nhờ các thầy bói, thầy sẽ xem tuổi, mạng cô dâu,
chú rễ để chọn được giờ tốt.

Nhà trai với các lễ vật, họ hàng, bà mối và người chủ hôn, đi đến nhà gái
xin cho được rước cô dâu. Cùng đi với cô dâu về nhà chú rể có cả đoàn người
gọi là phụ dâu, phụ rể là bạn bè của cô dâu chú rể đi cùng khi đến nhà cô dâu,
chú rể phải xin phép cha mẹ cô dâu để đón dâu và lì xì cho các em của cô dâu...

79
Tùy theo mỗi nhóm người Hoa mà trang phục cô dâu chú rể có khác
nhau. Thường các cô dâu Quảng Đông mặc áo đỏ, đội mũ thêu hình chim
phượng, cô dâu người Phúc Kiến phải trùm đầu bằng khăn đỏ, thêu kim tuyến,
cài hoa vải... Về đến nhà trai, cô dâu phải thực hiện một số nghi thức như bước
qua chảo than hồng để trừ sự xúi quẩy, cô dâu không giẫm chân lên ngạch cửa,
cô dâu đến thắp hương và vái lạy trước bàn thờ tổ tiên gia đình nhà chú rể, xin
được làm thành viên mới của gia đình, vái lạy bố mẹ chú rể... và hai người vái
lạy (giao bái) nhau kết làm vợ chồng.

Nhà trai đón tiếp cô dâu và nhà gái với nhiều nghi thức trọng thể, thân ái.
Sau đó là tiệc chiêu đãi họ hàng khách khứa, bạn hữu của cô dâu, chú rể và gia
đình, dòng họ hai bên. Sau ngày cưới, chú rể và cô dâu sẽ quay lại bên nhà gái
với một số lễ vật (gọi là lễ lại mặt) để tỏ lòng cảm tạ công ơn cha mẹ cô dâu.
Sau cuộc gặp gỡ với cha mẹ đẻ cô dâu sẽ về sinh sống bên gia đình nhà chồng.

Ngày này lễ cưới của người Hoa đã có nhiều thay đổi phù hợp với sự
phát triển xã hội hiện đại. Hôn lễ của người Hoa hiện nay thường chỉ còn hai lễ
lag lễ hỏi (lễ đính hôn) và lễ cưới.

Lễ hỏi : Sau khi xem ngày tốt, phù hợp với tuổi của đôi trai gái. Nhà trai
sẽ chọn người mai mối, thường là người phụ nữ có đông con trai và con gái biết
cách ăn nói, mang lễ vật đến nhà gái. Tùy theo mỗi nhóm người Hoa mà các lễ
vật có sự khác nhau ít nhiều. Người Hoa gốc Triều Châu phải có một con heo
quay và nhiều loại bánh. Người Hoa gốc Quảng Đông phải có một cặp vịt tượng
trưng cho đối chim uyên ương, có củ sen, ngó sen, một số tiền. Người gốc
Quảng Đông đưa tiền lễ thường là số 9. Theo âm tiếng Quảng Đông số 9 đọc là
“cửu” ý cầu chúc cho đôi trai gái sống với nhau mãi mãi lâu bền, vĩnh cửu.

Còn người gốc Triều Châu chọn số 4. Tiếng Triều Châu đọc số 4 là
"Thể”, ý cầu mong cô dâu, chú rể sống bên nhau. suốt đời, thế thế... Những lễ
vật này được đặt vào khay gỗ phủ khăn đỏ, do các nam nữ bạn chú rể bưng vào

80
nhà gái cùng đoàn người đi làm lễ hỏi. Theo phong tục người Hoa, trong lễ hỏi
đi đến nhà gái, cha mẹ chú rể không tham dự. Chỉ có chú, bác, cô, cậu... và họ
hàng chú rể cùng bà mai đi đến nhà gái trao lễ vật và bàn chuyện xin nhà gái
cho phép tổ chức lễ cưới sắp tới.

Vị chủ hôn của nhà trai và bà mai sẽ được nhà gái đón tiếp nhiệt tình,
mời vào nhà uống trà cùng với cha mẹ họ hàng nhà gái. Vị chủ hôn và bà mai
trình bày với cha mẹ, họ hàng nhà gái lý do cuộc gặp và mong nhà gái chấp
thuận yêu cầu của nhà trai cho phép hai trẻ được kết hôn.

Câu chuyện mang tính xã giao kéo dài sau vài tuần trà nước, và nhà gái
bày tỏ sự đồng ý. Lúc đó, vị chủ hôn giới thiệu các món quà nhà trai đem qua,
nhà gái cử người kiểm tra và tiếp nhận các món lễ vật trước mặt hai họ. Vị chủ
hôn, bà mai và đại diện hai họ vừa uống trà vừa trao đổi, bàn bạc các công việc
chuẩn bị cho lễ cưới tiếp theo như ngày tháng, cách đón dâu, các nghi thức đám
cưới...

Lễ cưới: Có thể xem lễ cưới là thủ tục chính thức công nhận của hai họ và
cộng đồng người Hoa sau đó đôi trai gái được thành gia thất và sống chung với
nhau. Ngày nay hôn nhân người Hoa, về mặt pháp luật và các thủ tục hành
chính phải được tiến hành trước khi làm lễ cưới đặc biệt là việc ra cơ quan hành
chính hai người nam nữ làm thủ tục đăng ký kết hôn (còn gọi là hôn thú), sau đó
còn in thiếp mời, gởi thiếp mời,…

Nghi thức tiến hành lễ cưới giữa các nhóm người Hoa có sự khác nhau
nhất định. Tuy nhiên, nhìn chung thì đám cưới của người Hoa có một số bước
nghi thức như sau:

Trước ngày cưới, hai nhà của hai họ trai gái người Hoa được trang hoàng
rực rỡ, đặc biệt ở vùng nông thôn phải kết cổng chào với vải đỏ, vàng, hoa, lá...
Có nơi bên phía nhà trai phải dựng rạp để làm nơi đãi tiệc khách khứa hai họ.
Bà con, bạn bè phía cô dâu, chú rể tập hợp tại nhà của mỗi họ, gặp gỡ chúc

81
mừng cô dâu, chú rể và lo công việc chuẩn bị. Mọi người thường thức suốt đêm
để vui chơi, ăn uống, ca hát nhân ngày vui đôi lứa. Cô dâu người Hoa phải dậy
sớm tắm rửa nước thơm, trang điểm tỉ mỉ, chuẩn bị trang phục cưới để kịp giờ
nhà trai sang rước dâu.

Rước dâu: Lễ rước dâu do nhà trai chủ động tổ chức với sự tham dự của
vị chủ hôn, đại diện họ nhà trai (cũng có thể bố mẹ chú rễ trực tiếp đón dâu), bà
mối và một số bà con bạn bè chú rể.

Đoàn rước dâu phải đến nhà gái đúng giờ tốt đã định. Ngày nay ở thành
phố hay kẹt xe, nên đôi khi đoàn rước đâu phải đến trước gần nhà cô dâu, đợi
giờ tốt kịp vào nhà gái. Phổ biến việc rước dâu dùng xe ô tô thay cho chiếc kiệu
sơn son như trước đây của một số gia đình người Hoa khá giả.

Nhà gái tiếp đón đoàn rước dâu từ nhà trai sang. Lễ vật rước dâu được
đựng trong những hộp quả màu đỏ để trên mâm (hoặc khay gỗ sơn thếp) phủ
khăn đỏ, có bánh, trái cây, heo (hoặc vịt) quay, và nhẫn cưới, vòng cưới, tiền
mặt... Mỗi hộp quả do một phù rể bưng và sẽ trao lại cho những phù dâu khi đến
cổng nhà gái để đem vào sắp lên bàn nhà cô dâu. Vị chủ hôn, bà mai, họ hàng
chú rể phân định chỗ ngồi, đối diện lại là bản phía nhà gái. Bên phía nhà gái có
bố mẹ cô dâu, họ hàng nhà gái...

Sau khi giới thiệu họ hàng hai bên và kiểm nhận lễ vật, nhà gái cho phép
chú rể được diện kiến cô dâu từ trong phòng ra, và hai người đến thắp hương
khấn vái trước bàn thờ tổ tiên của nhà gái. Thêm một tuần trà nước nữa và bên
nhà gái họ hàng chúc mừng tiễn chân cô dâu với những món quà, tiền mừng...
Cô dâu sẽ vái chào cha mẹ lên xe hoa theo về nhà trai. Thường những người nhà
gái đưa dâu, không có cha mẹ tham dư, chỉ một vài người đại diện họ nhà gái và
một số bạn gái của cô dâu sẽ đóng vai phù dâu trong tiệc cưới sắp tới.

Đoàn rước dâu trở về nhà trai. Đến cổng, chú rể phải dìu cô dâu vào nhà
và thực hiện một vài nghi thức xua trừ tà ma như cô dâu phải bước qua chậu

82
than hồng, hoặc rửa chân bằng nước thơm và tránh giẫm chân lên ngạch cửa...
Chú rể đưa cô dâu đến với chào cha mẹ, ông bà và họ hàng chú rể, nhận quà
chúc mừng của mọi người trong gia đình, họ hàng. Ở nông thôn, tiệc được dọn
ngay trong nhà rạp trước sân gia chủ, có đàn ca, rượu bia vui vẻ. Ở thành phố,
thường nhà trai sẽ mời mọi người tham dự ra nhà hàng dự tiệc đã được đặt sẵn.
Cô dâu và chú rể sẽ đi từng bàn tiệc cám ơn mọi người và nhận quà chúc mừng
đám cưới.

Theo tục lệ, sau ba ngày chú rể đưa cô dâu trở lại nhà gái thăm cha mẹ và
gia đình bên vợ. Hai người mang về biểu bố mẹ vợ và anh chị em trong gia đình
một ít món quà bày tỏ lòng biết ơn cha mẹ và gia đình nhà gái. Sau đó, hai
người trở về và sống ở nhà trai. Nhìn chung hôn lễ của người Hoa ngày nay đã
giản lược khá nhiều những nghi thức truyền thống.

5.4.3. Tang ma

Tang lễ là nghi lễ vòng đời quan trọng của người Hoa. Tang lễ của người
Hoa diễn ra với nhiều nghi thức và thể hiện nét văn hóa truyền thống của cộng
đồng người Hoa.

Dân tộc Hoa theo quan niệm vạn vật hữu linh coi người chết là chết phần
xác còn phần hồn tách ra khỏi xác và vẫn sống việc làm tang lễ của người Hoa
thể hiện sự đau xót khi tiễn biệt người thân trở về thế giới vĩnh hằng bày tỏ lòng
biết ơn hiếu kính với cha mẹ, ông bà, họ hàng người quá cố, vĩnh biệt người
sống và tiễn hồn người chết về với tổ tiên.

Khi trong nhà có người thân sắp tắt thở con cháu, họ hàng xa gần quây quần
lại để nghe lời dặn dò hoặc trào lại di chúc của người sắp mất. Gia chủ cùng mọi
người lo chuẩn bị lễ tang. Người nhà lấy vải để che bàn thờ tổ tiên, những tấm
gương, kiếng trong nhà được che phủ hoặc lấy vôi, băng giấy đánh dấu chéo.

Người Hoa tin rằng, sự phản chiếu trong gương, kiếng là điều kiêng kỵ.
Tiếp theo đó, gia chủ báo tin cho họ hàng, thân bằng cố hữu biết tin buồn.

83
Những người chết trên 60 tuổi được thông báo là “hưởng thọ”, còn người dưới
đó là "hưởng dương” Gia chủ cũng mang một ít lễ vật, thường là quả quít
(người Hoa đồng âm “cát” là quả quít với “cát” là sự yên lành) đến các hội,
đoàn liên quan đến người chết hoặc gia đình để báo tin và xin sự giúp đỡ trong
tang lễ. Người Hoa xem việc lo toan, giúp đỡ cho tang lễ là nhiệm vụ chung của
cộng đồng, nhất là đối với những gia đình có khó khăn, cô quả.

Người chết sẽ được lau rửa thân thể bằng nước thơm hoặc rượu trắng và đặt
ngay ngắn trên giường đấu hướng về cửa ra vào chính. Đàn ông được đặt giữa
nhà, đàn bà được đặt vào một phòng kín đáo hơn hoặc phía bên phải căn phòng.

Quan tài được đưa đến nhà, gia chủ và các thầy cúng làm lễ “cúng hòm” xin
thân hòm tiếp nhận thi thể của người quá cố. Trước đây người Hoa cũng như
Việt có tục “phạt mộc”, thầy cúng cầm dao chém nhẹ vào phiến gỗ làm quan tài
để xua đuổi tà ma. Đôi khi người ta còn dán bùa yếm trừ tà ma vào ván áo quan,
dễ người chết được yên lành.

Người Hoa thường mặc cho người chết nhiều lớp áo quần, đàn ông có số lẻ
(dương) đàn bà có số chẵn (âm). Người ta cắt các nút (cúc) trên y phục, và dây
thắt lưng, để người chết được siêu thoát dễ dàng và nhanh chóng. Trong quan
tài, ngoài trang phục, áo quần giấy mão... còn chèn thêm gối bông, trà khô, và
nhất thiết phải có vàng mã. Gối bông để kê đựng thi hài, trà khô sẽ hút ẩm và
khử mùi, còn tiền vàng mã là để chuẩn bị cho cuộc hành trình của người chết ở
thế giới bên kia.

Một trong những việc quan trọng lo tang lễ của người Hoa là làm gậy chiêu
hồn. Đó là một chiếc gậy bằng tre phía đầu có nhiều vòng cuộn lại dán giấy
trang kim viền quanh, dùng làm nơi trú ngụ cho linh hồn đang lúc còn ở nhà.
Cùng với gậy chiêu hồn còn làm lá phướn ghi rõ tên tuổi ngày sinh, ngày mất,
hoặc chức vị của người quá cố. Một tập tục khác trong tang lễ ngày nay được
giản lược hoặc bỏ qua, đó là tục mua nước". Trước đây, khi trong nhà có người

84
qua đời một trong số nhiều người con trai thân chủ phải mang một siêu đất nhỏ
với nhang đèn, trái cây ra con sông gần nhà xin thần sông cho nước đem vẽ để
tắm rửa người chết.

Ngày nay, một vài nơi người con trai, hoặc cháu đích tôn mang bình đến
một giếng nước hoặc vòi nước gần nhà để làm lễ “mua nước”. Một số gia đình
người Hoa trước khi tẩm liệm, bỏ vào miệng người chết một viên ngọc, tiền
đồng, hoặc một ít hạt gạo, gọi là “phạn hàm”. Bên dưới chân người chết, người
ta đặt một ngọn đèn gọi là “Phật đăng”, để linh hồn người chết luôn sáng suốt
dưới ánh sáng của Phật.

Trong khi tẩm liệm người chết, con cháu họ hàng quỳ hai bên và phía
trước đầu người chết chắp tay cúi đầu kính cẩn trang nghiêm. Trong đám tang
của người Hoa gia chủ thường mời các nhà sư hoặc đạo sĩ tham dự và thực hiện
các nghi thức tẩm liệm, đưa tang người quá cố. Sau khi tẩm liệm và đậy nắp
quan tài gia chủ thiết lập bàn thờ gọi là “thiết linh sàng”, là nơi thực hiện việc
cúng vái, cầu siêu cho người chết.

Trên bàn thờ có bài vị, bát hương, đèn nến, bình hoa. Lúc này con cháu, họ
hàng theo thứ tự, thứ bậc và quy định tang chế, mọi người mặc tang phục. Tang
phục thường là áo quần vải xô (vải mùng), con trai đầu đội mũ bện bằng rơm
hoặc vải trắng và có dấu hiệu là những miếng giấy vàng, đỏ, trắng dính vào áo
mũ, để phân biệt mối quan hệ với người chết. Ở nông thôn, linh cữu được quàn
tại nhà, còn ở thành phố do nhà cửa chật hẹp nên một số gia sinh đưa linh cữu
đến các “Tang nghi quán” là nơi tổ chức đám tang của các cộng đồng người
Hoa.

Thời gian quàn linh cữu ở nhà hay nhà tang lễ lâu hay mau tùy theo gia chủ
nhờ các thầy xem nhằm chọn ngày tốt để an táng. Trước đây nhiều gia đình
người Hoa quàn linh cữu khá lâu nhưng hiện nay thường chỉ từ hai đến ba ngày.
Trong thời gian quàn linh cữu, gia chủ tiến hành lễ cầu siêu và vào các bữa ăn

85
hàng ngày có cúng cơm cho người chết. Đám tang người Hoa luôn có các ban
nhạc túc trực, khi có khách đến viếng các nhạc công sẽ cử nhạc thường là cổ
nhạc theo tập tục. Ngoài ra, cũng có một số gia chủ mời các nhà sư đến tụng
niệm, cầu siêu.

Ngày giờ động quan di quan được gia chủ coi trước và ghi trên cáo phó treo
trong đam tang. Lễ động quan bắt đầu với việc đọc điếu văn nhắc đến công đức
của người quá cố và các nghi thức xua đuổi tà ma, mở đường di quan. Con trai
trưởng, hoặc cháu đích tôn và các người con khác cùng họ hàng thân quyến sắp
thành hàng đi theo sau quan tài.

Con trai trưởng bưng bát những những người khác mang theo di ảnh và các
trướng liễn điếu phúng. Bố trí đoàn đưa tang của người Hoa là một xe chở minh
tinh đi đầu trên xe tang có hai cây đèn cầy lớn gọi là đại đăng và các trướng,
liễn, câu đối do mọi người phúng điếu với các dòng chữ Hán: “Thiên thu vĩnh
biệt”, “Viễn du tiên cảnh”... Tiếp sau, là một xe nhỏ chở 4 nhà sư ngồi tụng kinh
và niệm Phật. Trên xe còn có hai hình nhân là Tiên đồng và Ngọc nữ để bảo vệ
linh hồn người chết, ngăn cản ma quỷ quấy phá. Trên xe tang dẫn đầu có hình
Đức Phật hoặc Bồ Tát.

Sau xe tang chở các vị sư là một xe chở riêng di ảnh người chết với bát
hương, bình hoa, đèn cây gọi là “Tương đình xa”. Xe chở linh cữu được trang
trí đôi rồng ở hai bên, gọi là Linh xa. Trên xe chở linh cữu là những con cháu
gần nhất trong gia đình ngồi hai bên, linh cữu phủ vải đỏ hoặc vàng. Sau xe chở
linh cữu là những xe lớn hơn chở thân nhân; gia quyến và các thân hữu đi theo
đưa tang. Ban đầu xe chở linh cữu chạy chầm chậm mọi người đi bộ theo sau,
cùng các ban nhạc tấu đưa tiễn người quá cố.

Đến địa điểm nhất định đoàn người đưa tang dừng lại lên xe và đi thẳng ra
nghĩa trang. Trên đường đi tang gia rải vàng mã theo xe đến nghĩa trang. Xe

86
chơt quan tài dừng ở cổng nghĩa trang và quan tài được di chuyển đến trước
huyệt mộ. Ở đây mọi người làm lễ an táng.

Nghi thức lễ an táng của người Hoa diễn ra ngay huyệt mộ với sự hướng
dẫn của các thầy cúng hoặc đạo sĩ, sư sãi tham dự. Đầu tiên là cúng xin phép
thổ thần, thổ địa (người Việt có lễ cúng Địa Tạng) chấp thuận việc an tảng
người nhà trên vùng đất này. Đồ cúng thổ thần gồm có nhang đèn, trái cây, vịt
quay và rượu. Con cháu người quá cố sắp hàng quỳ hai bên huyệt mộ vái lạy
theo sự điều hành của thầy cúng hay một nhà sư. Một số người rải lớp cát mỏng
và sau đó là một số loại ngũ cốc ở đáy huyệt mộ. Một số loại ngũ cốc như đậu
xanh, đậu trắng, đậu đỏ, đậu đen và đậu nành được dàn trải thành chữ Hán:
“Phúc địa cát huyệt” (huyệt mộ tốt có được điều phúc lành), cũng có khi người
ta rót rượu trắng rưới xuống huyệt mộ.

Linh cữu được để trên huyệt mộ đỡ bằng các cây gỗ để ngang. Minh tinh
được trải lên dọc quan tài và sẽ chôn theo người chết. Vàng mã, tiền giấy được
rắc xuống huyệt mộ, trong lúc mọi người vẫn quỳ lạy khẩn vái theo sự chỉ dẫn
của thầy cúng. Sau một tuần hương và các lời cầu cúng quan tài được hạ huyệt
trong tiếng khóc của con cháu, người thân. Đất cát, hoa được rải lấp xuống
huyệt mọi người vừa đi vòng quanh huyệt vừa thả nắm đất nhỏ hoặc cành hoa
chia xa người đã khuất. Khi đất lấp cao dần mọi người thắp hương và vái lạy
trước khi ra về.

So với các nghi thức trong tang lễ truyền thống của người Hoa, hiện nay
tang lễ của người Hoa có nhiều giản lược, phù hợp với nếp sống hiện đại. Đám
tang không còn quá tình rang, tốn kém thời gian và công sức, mà vẫn giữ được
sự nghiêm trang và sự đau buồn thương tiếc người quá cố. Tục đốt pháo đã bị
bỏ, việc rải tiến vàng mã có phần hạn chế hơn, một số gia đình người Hoa đã
thực hiện việc hỏa táng. Một số nhóm người Hoa theo tôn giáo thì lễ tang được
thực hiện theo các nghi thức tôn giáo nhưng có sự kết hợp một số nghi lễ truyền
thống.

87
Sau khi chôn cất người chết tang quyến trở về nhà và thiết lập bàn thờ người
quá cố. Bàn thờ được đặt thấp hơn bàn thờ tổ tiên, có bài vị di ảnh người chết,
nhang đèn, hoa, trái cây.

Trong suốt 7 ngày sau ngày mất con cháu cúng cơm cho người mất vào các
bữa thường nhật trưa và chiều tối. Người nhà sẽ xới một chén cơm, đôi đũa và
một ít món ăn đặt lên bàn thờ.Gia chủ thắp hương khấn vái mời người quá cố
dùng bữa. Thường người Hoa tổ chức các lễ cúng 7 ngày, 49 ngày, 100 ngày
cho người chết. Sau 100 ngày có thể đưa bài vị người quá cố lên bàn thờ tổ tiên.

Việc để tang trước đây kéo dài trong suốt ba năm, trong thời gian đó người
chịu tang phải kiêng cữ nhiều việc như không lấy vợ, không tham dữ các cuộc
vui, lễ tết, cưới xin... trước dây trong thời gian để tang người con trai thường
không được cắt tóc, cạo râu, không được đi xa, kể cả việc học hành và thi cử,
nhận chức quan mới...việc để tang ngày nay đã được giản lược bớt thường con
cháu để tang 49 ngày hoặc một năm sau đó sẽ tổ chức lễ giỗ “đại tường” để xả
tang. Người nhà sẽ ra mộ cúng lễ và đốt tang phục về nhà chuyển bài vị ngườu
chết lên bàn thờ cúng tổ tiên, chấm dứt việc để tang.

5.5. Âm nhạc và sân khấu

5.5.1. Âm nhạc

Người Hoa có kho tàng văn nghệ dân gian phong phú, nhất là dân ca. Hát
sơn ca (sán cố), là loại hình văn nghệ cổ xưa họ rất ưa thích. Loại hình dân ca
này thường được biểu diễn vào các dịp tết lễ, đầu xuân. Sơn ca giống như một
tổ khúc, bao gồm có nhiều bài hát ghẹo, hát ví của những đôi trai gái mới hé nở
tình yêu, bằng những lời ca đối đáp ca ngợi cuộc sống tình yêu, đôi lứa. Sơn ca
được hát nhiều nhất vào hội mùa xuân, có cả hát sơn ca mười hai tháng về các
loài hoa: Hoa đào, lý, hồng, chè, quế, mẫu đơn. Giọng hát của các chàng trai cô
gái khi trầm khi bổng cao vút, hát tận thâu đêm đến sáng mà nghe rung động
trái tim ấm áp lòng người.

88
Phần nhiều những nhạc cụ của người Hoa là những nhạc cụ truyền thống
Trung Hoa như các loại đàn Tranh (Thập Lục), đàn Sến (Tầu Cầm), đàn Tỳ Bà,
đàn Lam (Hồ Cầm), Nguyệt Cầm..., các loại sáo, tiêu, các loại trống, phèng la
(chập chã) .... Tùy theo làn điệu, bài bản mà các nghệ sĩ Hoa có sự chọn lựa các
nhạc cụ thích hợp để biểu diễn, hoặc nhiều nhạc cụ cùng phối hợp với nhau.

Âm nhạc là một nhu cầu quan trọng trong đời sống của người, ngoài việc
giải trí sau thời gian lao động, âm nhạc còn được sử dụng trên sân khấu, trong
các cuộc vui, trong múa lân, sư, rồng… và cả trong quan, hôn, tang lễ. Đặc biệt
trong tang ma của người Hoa, âm nhạc như một sự chia sẻ mất mát nguôi ngoai
nỗi đau của người còn sống, tiễn biệt người ra đi...

Nhạc xã là một tổ chức sinh hoạt âm nhạc của bà con lao động người Hoa ở
Thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương có đông người Hoa ở Nam Bộ.
Nhạc xã là hình thức sáng tạo và hưởng thụ âm nhạc của người Hoa dựa trên cơ
sở tự nguyện, gắn kết với nhau. Những nhạc xã của người Hoa, có thể tổ chức
sinh hoạt định kỳ trong tuần hoặc trong tháng, cũng có khi có điều kiện thì lại
tập hợp ca hát với nhau vào lúc rảnh rỗi.

5.5.2. Sân khấu

Người Hoa đã mang theo nghệ thuật sân khấu Trung Quốc đến Việt Nam.
Trong cộng đồng người Hoa tồn tại hai dòng tiêu biểu là Việt kịch và Triều
kịch. Việt kịch sử dụng ngôn ngữ Quảng Đông (hát Quảng), còn Triều kịch sử
dụng tiếng Tiều (hát Tiều). Do mang tính nghệ thuật đặc thù, sử dụng phương
ngữ, bộ môn ca kịch của người Hoa chỉ gói gọn trong cộng đồng người Hoa.

Những vở ca kịch thường được trình diễn vào các dịp trọng đại của năm
như lễ hội, năm mới, rằm Nguyên Tiêu, rằm tháng Tám… Các vở diễn ban đầu
được trích từ các tích truyện xưa của Trung Quốc như: Tiết Đinh San, Mộc Quế
Anh, Tiết Nhơn Quý, Quách Tử Nghi, Phụng Nghi Đình… Khi các đoàn hát gắn
bó lâu năm với quần chúng bản địa, tính tiếp biến, dung nạp của nghệ thuật cải

89
lương cũng được các nghệ sĩ đoàn hát ca kịch người Hoa tiếp nhận, từ đó loại
hình này có thêm các vở diễn: Lý Thường Kiệt, Tô Ánh Nguyệt, Đời Cô Lựu,
Tấm Cám…

5.6. Thư pháp và hội họa

5.6.1. Thư pháp

Thư pháp là nghệ thuật viết chữ trong văn hóa Trung Hoa, nơi xuất hiện chữ
Hán, một dạng chữ viết tượng hình. Người Hoa, trong việc bảo tồn văn hóa
truyền thống đã duy trì nghệ thuật thư pháp. Vào những dịp lễ tết, có được một
chữ, một câu đối viết kiểu thư pháp để trang trí nhà cửa là điều mong muốn của
nhiều gia đình người Hoa. Thư pháp ở Trung Hoa có nhiều dạng thức như
“Hành”, “Thảo”, “Triện”... và nhiều nhà thư pháp nổi tiếng từ thời xa xưa như
Vương Hy Chi. Thư pháp có thể viết trên nhiều chất liệu khác nhau ngoài loại
giấy Tuyên (giấy được làm ở An Huy, Trung Quốc), còn có thể viết trên gốm
sứ, đá, hoặc trên bức tường vách...

Chi hội Thư pháp của người Hoa đã có nhiều hoạt động nhằm bảo tồn và
phát huy giá trị văn hóa truyền thống của nghệ thuật thư pháp. Chi hội đã tổ
chức nhiều cuộc triển lãm nghệ thuật, mở các lớp dạy và biểu diễn nghệ thuật
viết thư pháp cho các hội viên và những người yêu thích thư pháp. Vào dịp Tết
Nguyên Đán, Nguyên Tiêu hoạt động của Chi hội Thư pháp người Hoa trở nên
sôi động, nhiều bà con người Hoa đến các miếu xin chữ hoặc tham gia triển lãm
nghệ thuật thư pháp.

5.6.2. Hội họa

Phần lớn các họa sĩ người Hoa chuyên vẽ tranh thủy mặc. Với những động
tác nhẹ nhàng, bút lực mạnh mẽ và những đường nét điêu luyện và sắc sảo từ
đầu ngọn bút lông mềm mại đã tạo nên nhiều tác phẩm tuyệt tác vừa tinh vi, vừa
khoáng đạt. Tranh thủy mặc của cộng đồng người Hoa thật sự có sức hấp dẫn
lớn đối với công chúng thưởng thức mỹ thuật.

90
Khởi nguồn từ phương pháp cổ điển của hội họa Trung Quốc, các họa sĩ
người Hoa đã hấp thụ, cảm nhận và tạo nên bước đột phá mới, hòa nhập vào sự
phát triển của đất nước và hình thành nên đường lối “tranh thủy mặc Việt
Nam”. Những họa sĩ người Hoa đã tổ chức các chuyến đi thực địa đến nhiều địa
phương miền Nam, Bắc, Trung của đất nước, thâm nhập cuộc sống của người
dân các dân tộc. Nhiều tác phẩm hội họa phong cách thủy mặc đã thể hiện
phong cảnh đẹp đất nước Việt Nam như Hạ Long, Tây Bắc, Việt Bắc, đồng
bằng sông Cửu Long… và sinh hoạt của đồng bào các dân tộc như Tày, Thái,
Mường, các dân tộc ở Tây Nguyên.

Nội dung hội họa của các họa sĩ, nghệ sĩ người Hoa thể hiện tình yêu quê
hương đất nước, đoàn kết các dân tộc cùng sống trên đất nước Việt Nam xã hội
chủ nghĩa.

5.7. Báo chí và nhiếp ảnh

5.7.1. Báo chí

Tờ “Đại Việt Tần Báo” theo một số tư liệu là tờ báo chữ Hoa đầu tiên xuất
bản ở Hà Nội vào năm 1905 do một người Việt quốc tịch Pháp chủ trương. Ở
Nam Kỳ vào khoảng đầu thế kỷ XX, xuất hiện một số tờ báo chữ Hoa như
"Nam Kỳ nhật báo”, “Hoa kiều báo”. Tờ “Viễn Đông nhật báo” in bằng chữ
Hoa có số lượng phát hành rộng rãi. Từ sau 1975, khi miền Nam giải phóng
chính quyền cách mạng đã chú ý đến việc phát hành tờ bảo “Sài Gòn Giải
Phóng” bằng chữ Hoa, nhằm tuyên truyền, phổ biến rộng rãi chủ trương chính
sách của Đảng và Nhà nước đến đồng bào Hoa trong cả nước.

Ngoài tờ nhật báo “Sài Gòn Giải Phóng” phát hành bản chữ Hoa, còn có tạp
chí “Văn học nghệ thuật Việt - Hoa” in bằng chữ Hoa. Tạp chí “Văn học nghệ
thuật Việt - Hoa" là đặc san của Hội Văn học nghệ thuật các Dân tộc thiểu số
Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí ra mắt vào cuối năm 1977 và nhanh chóng
được bà con người Hoa nhiệt tình đón nhận.

91
5.7.2. Nhiếp ảnh

Các nghệ sĩ nhiếp ảnh người Hoa đã tổ chức các chuyến đi về nhiều vùng
đất nước, thâm nhập cuộc sống của bà con đồng bào các dân tộc để sáng tác
những tác phẩm nghệ thuật giá trị. Chi hội Nhiếp ảnh người Hoa đã tổ chức
nhiều cuộc triển lãm ảnh tại Trung tâm Văn hóa quận 5 và một số địa phương,
thu hút đông đảo người xem và chọn mua tác phẩm.

Chi hội Nhiếp ảnh người Hoa đã hai lần đứng ra đăng cai tổ chức Hội nghị
Liên đoàn nhiếp ảnh nghệ thuật Châu Á tại Việt Nam vào năm 1995 và 2000.
Nhiều nghệ sĩ và tác phẩm ảnh nghệ thuật của Chi hội Nhiếp ảnh người Hoa đã
nhận được danh hiệu và phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước và của
một số tổ chức nhiếp ảnh châu Á và thế giới.

5.8. Nghệ thuật múa lân, sư, rồng và nghệ thuật xiếc

5.8.1. Nghệ thuật múa lân, sư, rồng

Nghệ thuật múa lân, sư, rồng là sự kết hợp giữa võ thuật, vũ đạo, âm nhạc
và sự tham gia đông đảo của nhiều nghệ nhân trong các buổi trình diễn. Vào dịp
Tết Nguyên Đán, Nguyên Tiêu, các ngày vía Thiên Hậu, Quan Công... các khu
phố, tụ điểm đông người Hoa lại rộn ràng tiếng trống múa lân, sư, rồng, và các
đoàn múa đi biểu diễn dạo trên đường phố, trong sân các miếu, hội quán của
người Hoa.

Một số cơ sở kinh doanh sản xuất của người Hoa cũng thường mời các đoàn
lân, sư đến biểu diễn vào ngày khai trương để có được sự may mắn. Mỗi đội
múa Lân Sư Rồng đến có những bí quyết, nghệ thuật biểu diễn riêng, độc đáo
của mình, cùng hình tượng lân, sư, rồng khác nhau về cấu trúc, màu sắc.... Múa
lân, sư, rồng, đặc biệt là múa lân không chỉ có các đội múa chuyên nghiệp, mà
các thanh niên, thiếu niên người Hoa, vào ngày Lễ Tết, hội hè cũng họp thành
nhóm múa để vui chơi và phục vụ bà con lao động.

92
a. Múa lân

Múa lân là sinh hoạt nghệ thuật múa, biểu diễn rất phổ biến của người Hoa,
đặc biệt là người Hoa thuộc gốc Quảng Đông. Múa lân phải có ông Địa cùng
múa với lân. Theo sự điều khiển của ông Địa với chiếc quạt cầm tay, lân sẽ tiến,
lui, cuộn lăn tròn, đứng trên hai chân sau, cùng với những biểu hiện vui mừng,
giận dữ,... Một số đội múa lân còn biểu diễn tiết mục lân leo cột để giật các giải
thưởng treo trên cao, hoặc lân biểu diễn trên các cột cao vài thước gọi là "Mai
hoa thung” với nhiều kỹ thuật múa, xiếc phức tạp.

b. Múa sư

Múa sư là một nghệ thuật biểu diễn của nhóm người Hoa Triều Châu. Sư ở
đây là sư tử, một mãnh thú chúa sơn lâm. Múa sư có khác với múa lân ở phục
trang. Ngoài đầu sư tử được làm bằng khung tre bởi giấy, vải với các sợi tua
màu đỏ, người múa sư phải mặc áo quần liền với thân mình sư tử, không được
hở lộ chân tay. Trong bộ cốt sư tử có hai người biểu diễn phối hợp hài hòa với
nhau trong các bước nhảy tiến, thoái, leo trèo... Phía trước đầu sư có một người
đánh trống và một người cầm quả cầu màu bạc. Điệu múa “Sư tử hí cầu” là điệu
múa vui nhộn, đầu sư vờn theo quả cầu với những động tác múa khéo léo nhịp
nhàng.

c. Múa rồng

Múa rồng thường gắn với cộng đồng người Hoa gốc Phúc Kiến. So với múa
lân, sư, thì múa rồng có nhiều người cùng tham gia trình diễn, lên đến hàng
chục người, thân rồng càng dài càng hấp dẫn người xem. Cái khó của múa rồng
là đòi hỏi sự ăn khớp các động tác biểu diễn của đông người múa, sao cho thật
nhịp nhàng khi uốn lượn, uyển chuyển theo các hướng khác nhau. Múa tổng có
nhiều điệu múa khác nhau như Long Tranh Châu, Long Đoạt Châu, Long Hý
Châu… và khoảng hơn 30 điệu khác nữa.

5.8.2. Xiếc

93
Xiếc là môn nghệ thuật khá quen thuộc với phần đông đồng bào Hoa. Gần
đây trong giới nghệ sĩ biểu diễn xiếc có hai anh em Giang Quốc Cơ và Giang
Quốc Nghiệp đều được Chủ tịch nước phong tặng là “Nghệ sĩ Ưu tú”. Riêng
Giang Quốc Nghiệp còn được nhiều người gọi là “Nghệ sĩ xiếc Ưu tú trẻ tuổi
nhất Việt Nam” với tiết mục “Sức mạnh đôi tay” đã đưa tên tuổi của 2 anh em
Giang Quốc Cơ và Giang Quốc Nghiệp lên đỉnh vinh quang của nghệ thuật
Xiếc Việt Nam.

5.9. Văn học

Văn học người Hoa là một mảng khá lớn, khá phát triển, và là thành phần
cấu thành khá quan trọng không thể thiếu trong kho tàng văn học Việt Nam.

Vào khoảng nửa cuối thế kỷ XVII, văn học người Hoa ở miền Nam Việt
Nam đã xuất hiện Hà Tiên thập vịnh, tập thơ viết bằng chữ Hán với hơn 300 bài
thơ của hơn 30 tác giả Việt, Hoa. Thế kỷ 18, văn học người Hoa còn được biết
đến bởi nhóm Sơn Hội (Thi xã Bình Dương) ở Gia Định, tập hợp nhiều trí thức
người Hoa, nổi tiếng có Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tĩnh, Diệp Minh Phụng,
Hoàng Ngọc Uẩn, Vương Kế Sanh.

Vào khoảng cuối thế kỷ XVIII, văn học Hoa văn phát triển rực rỡ, vẫn còn
lưu lại tiếng thơm cho đến ngày nay với các thi xã như thi đàn Chiêu Anh Các
của Mạc Thiên Tứ ở Hà Tiên vốn thuộc thành Gia Định, nhóm Gia Định sơn
hội, một số thành viên trong Bạch Mai thi xã. Tên tuổi gắn liền với văn học thời
kỳ này phải kể đến Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhơn Tĩnh, Huỳnh Ngọc Uẩn, Trương
Hảo Hợp, Diệp Minh Phụng, Vương Kế Sanh, Vương Văn Anh… tên tuổi của
họ đã hợp chung và hoà vào dòng chảy văn học Việt Nam, trở thành yếu tố cấu
thành không thể thiếu trong dòng văn học Việt Nam giai đoạn cổ trung đại.

Đầu thế kỷ XIX, văn học người Hoa ở Trung và Nam bộ còn xuất hiện rất
nhiều tên tuổi như Lý Văn Phức, Phạm Phú Thứ, Trần Tiễn Thành, Lâm Duy
Nghĩa, Trương Hảo Hợp,…

94
Từ cuối thập niên 40 đến đầu thập niên 70 của thế kỷ XX đã xuất hiện
không ít những nhân tài và những con người lòng tràn đầy nhiệt huyết đối với
văn học, như Đặng Hồng Nho, Hoắc Văn, La Phong, Diệp Truyền Hoa, Trần
Hữu Cầm, Triệu Đại Độn...Có thể nói đây là những người đi đầu trong việc tạo
ra đỉnh cao thơ hiện đại và thơ cổ ở cả hai thập niên 60 và 70. Giai đoạn này có
khá nhiều tác phẩm được xuất bản như Thập nhị thi tập, Tượng Nham cốc thi
diệp, Thuỷ thủ, Kiếp Dư ngâm thảo, Thính Vũ lâu thi thảo, Long Trai thi tập,
Diệp Truyền Hoa thi tập, Hiến cấp ngã đích ái nhân, Thuỷ chi mê, Bút luỹ,
Phong xa, Trung học sinh, Mê phong,….Các tác giả tác phẩm văn học Hoa văn
từ những năm 40 đến những năm đầu thập niên 70 về hình thức thể hiện có
thêm hình thức báo, nhiều thể loại như: thơ, phú, vịnh, tản văn, tiểu thuyết.

Văn học Hoa văn từ sau 1975 đến nay cùng với sự phát triển của thông tin
liên lạc mà hình thức thể hiện khá phong phú, không chỉ có văn tập thi tập, đăng
báo mà còn có các tạp chí, các đặc san văn học, các diễn đàn…. Số lượng tác
giả cũng khá nhiều. Các tác phẩm trong giai đoạn này còn tiềm năng rất lớn bởi
ngoài những tác giả có tên tuổi của giai đoạn trước tái cầm bút thì nay cũng đã
có lực lượng sáng tác mới, trẻ. Ngoài ra còn có những bài thơ, văn, phê bình
bình luận văn học được đăng trên các tập san của Văn học Hoa văn.

95
KẾT LUẬN

Việt Nam là đất đa tộc người, đa văn hóa. Hiện nay cùng sinh sống trên
vùng đất Việt Nam, ngoài người Việt (Kinh) là dân tộc chiếm đa số, còn có các
dân tộc Hoa, Khmer, Chăm và một số dân tộc thiểu số khác . Sau những biến cố
về địa lý và lịch sử, từ thế kỷ XIII – XIV, vùng đất Nam Bộ đã dần hiện diện
một lớp cư dân bao gồm người Khmer, người Chăm, người Việt và người Hoa
tiến đến vùng đất này cư trú và mưu sinh. Người Khmer từ phía thượng lưu
châu thổ sông Mê Kông, dần di chuyển xuống phía hạ lưu, nay là khu vực Tây
Nam Bộ hay gọi là Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Người Việt
(Kinh) từ châu thổ Bắc Bộ và phía Bắc Trung Bộ theo đường bộ và đường thủy
tiến đến Nam Bộ. Người Hoa vốn là những di dân từ vùng các tỉnh duyên hải
Đông Nam Trung Quốc, gồm người Hán và các dân tộc thiểu số của Trung
Quốc, vào cuối thế kỷ XVII, cũng đã tìm đến định cư ở Nam Hoa Điểm giống
nhau của các cộng đồng các dân tộc Việt, Hoa, Khmer, Chăm, tìm đến định cư
trên vùng đất Nam Bộ là phần lớn họ vốn là những người dân, thợ thủ công
nghèo khổ không chịu nổi ách áp bức bóc lột nặng nề của các chính quyền
phong kiến đương thời, buộc phải rời bỏ quê hương xứ sở đi tìm đất mưu sinh.

Từ những thực tiễn lịch sử đó, cho thấy người Hoa đã sớm gắn bó với đất
nước Việt Nam, tham dự tích cực vào công cuộc khai mở và bảo vệ đất nước.
Quá trình hội nhập của người Hoa vào cộng đồng các dân cư, dân tộc Việt Nam
cho đến hôm nay, người Hoa đã là công dân Việt Nam, một thành phần trong 54
dân tộc anh em trong nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đến định cư ở Việt Nam từ hơn ba thế kỷ về trước, những lưu dân người
Hoa phải tự lo liệu, tạo dựng cho mình một cuộc sống mới. Vào thời điểm ban
đầu ấy, những thế hệ đầu tiên của người Hoa đã phải đối mặt với biết bao khó
khăn, thử thách. Trên vùng đất xa lạ, lớp lớp người Hoa tiên phong phải lo liệu
cho sự ổn định và tồn tại của mình trên nhiều mặt vật chất cũng như tinh thần.
Trong đó, có sự kiến tạo cho cộng đồng người Hoa một đời sống văn hóa.

96
Trước hết, là sự thích nghi và cách ứng xử văn hóa của người Hoa trên vùng đất
mới.

Sau chặng dài hải trình hàng ngàn cây số về phương Nam, những di dân
Trung Hoa, đã đặt chân lên đất nước Việt Nam, một vùng đất xa lạ, khác biệt rất
nhiều với vùng duyên hải Nam Trung Hoa. Vì vậy điều đầu tiên là phải thích
nghi với thủy thổ, với khí hậu vùng đất này. Cách hành xử với tự nhiên của
những lưu dân, vốn mang theo văn hóa truyền thống Trung Hoa cũng có những
thay đổi. Nếp sinh hoạt, phương thức mưu sinh theo văn hóa Hán của các thế hệ
người Hoa ban đầu ở Việt Nam là sự lựa chọn để thích nghi với vùng đất phía
nam này. Văn hóa vật chất, nhu cầu cách ăn, mặc, ở, đi lại... của người Hoa có
khác với văn hóa Trung Hoa, bởi khí hậu nóng ẩm, nhiều kênh rạch, không có
mùa đông băng tuyết như phương Bắc, đời sống tinh thần và xã hội cũng vậy,
những thế hệ người Hoa phải tạo dựng cho mình một cung cách mới, những
thần thánh, giáo lý nho giáo Trung Hoa cũng có sự thay đổi cho phù hợp.

Những tư liệu trong các sách cũ trước đây như Đại Nam Thực lục, Gia Định
Thành Thông Chí... đã ghi lại việc các nhóm người Hoa ở Nam Bộ đã tự lo liệu
cho mình nơi cư trú, xây dựng các phố thị, cảng thị, khai khẩn đất hoang lập
ruộng vườn... Những tử liệu này cho thấy, phương thức mưu sinh của người
Hoa có những khác biệt so với vùng quê mà họ ra đi. Ngay từ rất sớm người
Hoa đã biết dùng cày bừa có trâu bò kéo để vỡ đất như người Việt, người
Khmer. Những cảng thị của người Hoa cũng khác các đô thị ở duyên hải Nam
Trung Hoa. Đời sống văn hóa tinh thần của người Hoa cũng vậy. Tìm hiểu kỷ
cương, việc thờ Quan Công, Thiên Hậu, Ngọc Hoàng vốn là văn hóa truyền
thống của cư dân vùng Hoa Nam Trung Hoa, nhưng khi những lưu dân người
Hoa đến định cư ở Việt Nam cũng có sự khác biệt khi thực hành nghi lễ, nghi
thức...

Có thể nói rằng, đến định cư và mưu sinh ở Việt Nam, cộng đồng người
Hoa đã mang theo vốn văn hóa truyền thống của mình như một tài sản quý giá.

97
Tuy nhiên, trên vùng đất mới, vốn văn hóa truyền thống đó của người Hoa đã có
những chuyển đổi nhất định để phù hợp, thích ứng với cuộc sống mới, đáp nhu
cầu tồn tại và phát triển của người Hoa.

Văn hóa của người Hoa rất phong phú và đặc sắc được thể hiện trên nhiều
lĩnh vực hoạt động kinh tế, đời sống vật chất, sinh hoạt tinh thần, quan hệ ứng
xử, phong tục tập quán, nếp sống tín ngưỡng vv... Văn hóa người Hoa còn là kết
quả của sự giao lưu văn hóa giữa người Hoa và cộng đồng các dân tộc anh em
cùng cộng cư trên đất Nam Bộ nói riêng và Việt Nam nói chung, với người
Việt, người Khmer, Chăm... Sự khai mở và bảo vệ vùng đất Nam Bộ của Việt
Nam là sự nghiệp chung của các cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam. Đến định
cư ở Việt Nam, người Hoa từ ban đầu đã sống xen lẫn và gắn bó với người Việt
và các dân tộc khác. Quá trình cộng cư đó cũng đưa đến những cuộc hôn nhân
giữa người Hoa với các dân tộc anh em. Tùy theo từng vùng miền mà hiện
tượng hôn nhân hỗn hợp đa tộc người của người Hoa có khác nhau và những thế
hệ con lai giữa người Hoa với các dân tộc về sau cũng gia tăng. Những thế hệ
người Minh Hương, người Hoa lai với người Khmer là một dấu hiệu. Một số địa
phương ở Nam Bộ như Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang... số lượng người Hoa
lai chiếm một tỷ lệ đáng kể, không chỉ hai mà cả ba dòng máu Hoa, Việt,
Khmer khá phổ biến. Ở Tây Nam Bộ, người dân vẫn nói vui là “đầu ông Bổn,
mình ông Tả” để chỉ ra những người thuộc thế hệ lai giữa người Hoa và người
Khmer. Sự cộng cư, những cuộc hôn nhân đa tộc người đã dẫn đến sự giao lưu
văn hóa giữa các dân tộc. Sự giao lưu văn hóa đã góp phần vào sự hình thành
nên văn hóa Hoa ở Việt Nam. Bên cạnh nét văn hóa truyền thống, người Hoa đã
tiếp nhận nhiều yếu tố của các dân tộc cộng cư. Ẩm thực của người Hoa có
thêm nước mắm, mắm bò hóc, nước cốt dừa. Trang phục, nhà ở của người Hoa
cũng không khác mấy với người Việt... Trong đời sống tâm linh, người Hoa,
ngoài những tín ngưỡng truyền thống có thêm sự sùng bái một số vị thần của cư
dân cộng cư như thờ các vị nữ thần của người Việt, Bà Chúa Xứ, thờ ông Tà

98
của người Khmer... Bà con người Hoa ở đồng bằng sông Cửu Long vẫn đến
chùa Khmer, tham dự các lễ hội Chôl Chnăm Thmây, Đôn Ta, Ok-om-bok...

Sự giao lưu văn hóa giữa người Hoa với các dân tộc anh em đã góp thêm
vào sự đa dạng và phong phú của văn hóa người Hoa Nam Bộ, làm gắn kết chặt
chẽ hơn giữa người Hoa với các dân tộc anh em Việt Nam.

Văn hóa người Hoa, trong chừng mực nhất định còn gắn với quá trình hội
nhập của người Hoa qua các thời kỳ lịch sử. Sự hội nhập của người Hoa theo
những chiều hướng có sự khác biệt bởi các chính sách, cách ứng xử của các
chính quyền và thể chế đương thời. Điều đó cũng in những dấu ấn trong văn hóa
của người Hoa ở Việt Nam và đặc biệt là ở Nam Bộ. Trong buổi đầu, hơn ba thế
kỷ về trước, vùng đất Nam Bộ dưới thời các chúa Nguyễn và vua Nguyễn, Nhà
nước đương thời đã có sự ưu ái đón nhận các di dân Trung Hoa, tạo sự thuận lợi
cho các thế hệ người Hoa ban đầu ở Nam Bộ ổn định cuộc sống, tham gia khai
mở đất ruộng, phố thị. Nhiều làng Minh Hương được thành lập không chỉ ở
vùng Chợ Lớn thuộc Sài Gòn xưa, mà còn ở nhiều địa phương Nam Bộ. Văn
hóa, nếp sống làng Minh Hương của người Hoa đã góp một nét văn hóa độc đáo
cho vùng đất Nam Bộ xưa.

Chính quyền thuộc địa của thực dân Pháp đã xem người Hoa là “Hoa kiều”.
Đây thực chất là chính sách chia rẽ của thực dân Pháp đối với các dân tộc Việt
Nam, hòng làm suy yếu phong trào cách mang yêu nước của người Hoa với các
dân tộc Việt Nam. Người Pháp xem người Hoa là ngoại kiều, muốn tách người
Hoa ra khỏi cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Ở góc độ văn hóa, chính sách này
của thực dân Pháp đã tác động làm chậm lại quá trình hội nhập của người Hoa
vào cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tạo ra sự khép kín của văn hóa Hoa và
cộng đồng người Hoa.

99
Dưới chính quyền Việt Nam Cộng hòa do đế quốc Mỹ hậu thuẫn, từ sau
năm 1954 ở miền Nam, người Hoa được gọi là “người Việt gốc Hoa. Trong ý
đồ đồng hóa cưỡng bức người Hoa, chính quyền Sài Gòn đã có những chính
sách đối với người Hoa trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa để buộc người
Hoa gia nhập quốc tịch, và lợi dụng một số thành phần lớp trên người Hoa can
dự vào cuộc chiến tranh của chính quyền Sài Gòn và đế quốc Mỹ chống lại sự
nghiệp giải phóng dân tộc của các lực lượng yêu nước và cách mạng, trong đó
có đông đảo bà con lao động người Hoa. Văn hóa của người Hoa Nam Bộ trong
giai đoạn này thể hiện đậm nét với phong trào đấu tranh cách mạng của người
Hoa Sài Gòn – Chợ Lớn và các tỉnh Nam Bộ từ năm 1930 đến năm 1975. Đó là
sự đoàn kết gắn bó giữa bà con người Hoa với các dân tộc anh em ở Nam Bộ vì
sự nghiệp độc lập tự do của dân tộc, tổ quốc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam.

Một trong những lưu ý khi tìm hiểu về văn hóa người Hoa, đó là những chủ
trương, chính sách của Đảng Cộng Sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam trong
quá khứ cũng như hiện tại. Những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước Việt Nam đã tác động quan trọng đối với sự hội nhập, cũng như văn hóa
của người Hoa.

Ngay từ đầu, khi Đảng Cộng sản Việt Nam mới thành lập, Đảng đã chú
trọng đến công tác vận động đồng bào Hoa tham gia cách mạng. Trong một bức
thư của đồng chí Nguyễn Ái Quốc (về sau là Chủ tịch Hồ Chí Minh) gửi Ban
Chấp hành Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1930 đã nêu rõ: Đảng ta cần chú
ý giáo dục và đoàn kết công nhân Hoa kiều (tức người Hoa) làm cách mạng”
(Văn kiện Đảng năm 1930 – 1945). Từ những nhận định đúng đắn của vị lãnh tụ
cách mạng Việt Nam, cho thấy Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có sự quan tâm
sâu sắc đến vai trò và vị trí của bà con người Hoa trong quá trình cách mạng
Việt Nam. Trong suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và
đế quốc Mỹ, Đảng ta đã tổ chức Ban Hoa vận, nhằm vận động bà con người

100
Hoa tích cực tham gia hoạt động cách mạng, để giải phóng đất nước giành độc
lập tự do cho dân tộc Việt Nam, trong đó có dân tộc Hoa của Việt Nam.

Từ sau năm 1975, khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất,
Đảng và Nhà nước Việt Nam tiếp tục thực hiện chính sách dân tộc đối với đồng
bào Hoa, hướng đến sự ổn định và phát triển người Hoa ở Việt Nam, phát huy
tiềm năng kinh tế của người Hoa trong công cuộc đổi mới và công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Những chỉ thị số 10 (11/7/1982) của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng về chính sách đối với người Hoa trong giai đoạn mới, Chỉ thị
256 (10/86) của Hội đồng Bộ trưởng về công tác người Hoa, Chỉ thị 62 của Ban
Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành năm 1982... đã cho thấy
sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào Hoa ở Việt Nam. Những
văn kiện này đã tác động tích cực đến sự ổn định và phát triển của đồng bào
Hoa trong giai đoạn lịch sử của đất nước, góp phần phát huy được sức mạnh của
đồng bào Hoa trong công cuộc xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Đặc biệt Chỉ thị 62 của Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam năm
1982 một lần nữa khẳng định người Hoa là công dân Việt Nam, là một dân tộc
trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Điều đó cũng có nghĩa văn hóa của
người Hoa là một bộ phận cấu thành văn hóa của các dân tộc Việt Nam. Đáng
chú ý là từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, cuộc sống kinh tế, xã hội,
chính trị của bà con người Hoa ở Nam Bộ đã có nhiều thay đổi tích cực. Những
tiềm năng kinh tế, xã hội của bà con người Hoa đã được phát huy trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng đất nước cũng như vùng đất
Nam Bộ.

Trong quá khứ cũng như hiện tại, bà con người Hoa đã có những đóng góp
lớn lao trong công cuộc khai mở và bảo vệ vùng đất phương Nam, tạo dựng sự
phong phú và đặc sắc cho văn hóa vùng Nam Bộ. Hiện tại, dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam, văn hóa của đồng bào Hoa Nam Bộ tiếp tục phát huy

101
những giá trị tốt đẹp, làm đậm đà hơn bản sắc văn hóa Việt Nam, góp vào
nguồn lực xây dựng cuộc sống mới, văn minh, hiện đại.

Từ việc tìm hiểu văn hóa người Hoa, cho thấy văn hóa người Hoa là kết quả
của sự lao động sáng tạo của cộng đồng người Hoa ở Việt Nam hơn ba thế kỷ
qua, từ khi định cư và hội nhập trên vùng đất này. Những văn hóa truyền thống
của người Hoa mang theo đến định cư ở đây đã có sự thích ứng, chuyển đổi phù
hợp trong sự ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội của vùng đất mới. Mặt
khác, trong quá trình giao lưu văn hóa với các cộng đồng, với các dân tộc khác,
người Hoa đã tiếp nhận nhiều nét văn hóa của các dân tộc cộng cư để làm
phong phú và đa dạng cho văn hóa của mình.

Nam Bộ là một vùng văn hóa trong các vùng miễn văn hóa của Việt Nam.
Văn hóa của người Hoa Nam Bộ đã góp vào sự đa dạng và tạo nên những đặc
điểm của vùng văn hóa Nam Bộ nói riêng và Việt Nam nói chung.

Từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất
nước Việt Nam thống nhất, cộng đồng các dân tộc Việt Nam trong đó có dân
tộc Hoa, bước vào một thời kỳ phát triển mới, xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa
và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây cũng là giai đoạn phát triển mới
của văn hóa người Hoa, nhằm đáp ứng sự phát triển của cộng đồng người Hoa
trong giai đoạn hiện nay và sắp tới, trong hội nhập vào văn hóa cộng đồng các
dân tộc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và cả hội nhập khu vực và quốc tế.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam, bà con
người Hoa phấn đấu xây dựng một nền văn hóa Việt Nam, trong đó có văn hóa
của người Hoa vừa tiên tiến, hiện đại vừa đậm đà bản sắc dân tộc... Để đóng
góp vào việc xây dựng văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Hoa ở Việt
Nam nói riêng, việc tìm hiểu và nghiên cứu văn hóa của người Hoa là công việc
hết sức cần thiết, vừa có ý nghĩa khoa học và vừa có ý nghĩa thực tiễn.

102
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS. TS. Vương Xuân Tình (Chủ biên), Các dân tộc ở Việt Nam, Viện
Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Dân tộc học.
2. Lưu Kim Hoa, Phan An, Hà Tăng, Trần Đại Tân, Văn hóa người Hoa
Nam Bộ, Hội Văn học Nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Thành phố Hồ
Chí Minh.
3. Trần Quang Phúc, Việt Nam sắc màu văn hóa 54 dân tộc anh em.
4. Bùi Ngọc Thanh, Người Hoa ở Đồng Nai, Ban dân vận tỉnh ủy Đồng Nai.
5. Nguyễn Cẩm Thúy (2000), Định cư của người Hoa trên đất Nam Bộ (từ
TK XVII đến năm 1945), Nxb.Khoa học xã hội, Hà Nội.
6. Trang phục - Một nét đặc trưng trong đời sống văn hóa của người Hoa ở
Nam Bộ (Tác giả: TS. Nguyễn Thị Hoa Xinh).
7. Phan An (2005), Người Hoa ở Nam Bộ, Nxb. Khoa học xã hội.
8. Nguyễn Thị Nguyệt, Văn hóa tín ngưỡng dân gian người Hoa Đồng Nai,
Nxb Mỹ Thuật.
9. Hội Văn Học Nghệ Thuật Các Dân Tộc Thiểu Số Thành phố Hồ Chí
Minh, Vưn Hóa Người Hoa Nam Bộ, Nxb Văn Hóa-Văn Nghệ.
10. PGS. TS. Trần Bình, Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Bộ Văn Hóa Thể
Thao và Du Lịch, Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội.

Các đường link:

1. http://www.cema.gov.vn/gioi-thieu/cong-dong-54-dan-toc/nguoi-
hoa.htm
2. https://nhandan.vn/dan-toc-hoa-post723900.html
3. https://thanhdiavietnamhoc.com/am-thuc-ngay-tet-cua-nguoi-hoa-
phuc-kien-o-thanh-pho-ho-chi-minh/

103
4. https://giaoducthoidai.vn/doc-dao-hat-tieu-nguoi-hoa-o-sai-gon-cho-
lon-post339363.html
5. https://tuoitre.vn/cac-thu-phap-gia-nguoi-hoa-viet-lien-doi-cho-chu-
lam-tu-thien-mung-xuan-20220123145010171.htm

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH

Nguồn: Internet

Một gia đình người


Hoa
tại Lào
Cai

104
Người Hoa ở Chợ Lớn vào đầu thế kỷ 20.

Một số hình ảnh hội quán Người Hoa

Đình Minh Hương Gia Thạnh, quận 5, TP. HCM

Hội quán Tuệ Thành Quận 5, TP. Hồ Chí Minh.


105
Hội quán Triều Châu, Hội An – Quảng Nam.

Hội quán Phước An Quận 5, TP. Hồ Chí Minh

106
. Hội quán Ôn Lăng Quận 5, TP. Hồ Chí Minh

Một số quán ăn nổi tiếng của người Hoa ở khu Chợ Lớn

Khu phố người Hoa ở Sài Gòn

107
Nhà ba gian hai chái

Nhà chữ Môn của người Hoa.

108
Nhà chữ Khẩu thời xưa Nhà chữ Khẩu hiện đại

Trang phục người Hoa

Trang phục nam giới

109
Thiếu nữ người Hoa trong trang phục truyền thống đi thắp hương lễ chùa.

Trang phục người Hoa ở Điện Biên.

110
Trang phục cô dâu, chú rể người Hoa. Đám tang của người Hoa.

Hình ảnh một số nhạc cụ của người Hoa

Đàn Nguyệt Đàn Tỳ Bà Tiêu

Đàn Tranh Đàn Hồ Cầm

111
Đàn sến Đàn Nguyệt Cầm

Ẩm thực người Hoa

Sủi cảo Mì trường thọ

Lạp vịt Xá xíu

112
Bánh niên cao Chè trôi nước

Trà và rượu là thức uống yêu thích của người Hoa.

113
Bánh mứt, trái cây ngày Tết

Hình ảnh về tín ngưỡng Người Hoa

Điện thờ Bà Thiên Hậu của người Hoa ở Nam Bộ

114
Miếu Quang Công Chùa Ông

Chùa Vạn Phật Người Hoa.

Hình ảnh về nghệ thuật múa lân, sư, rồng

115
Múa sư Nghệ sĩ xiếc người Hoa nổi tiếng
Quốc Cơ – Quốc Nghiệp.

Tiết mục hát Tiều trên sân khấu Trung tâm Văn hóa quận 5 (TPHCM).

116
Thư pháp Người Hoa

Hân hân hướng vinh do 16 họa sĩ cùng sáng tác.

117
Bức tranh Huệ phong hòa vinh do 7 họa sĩ nữ thực hiện.

Hình ảnh về văn học Người Hoa

118
Mê giang thi từ (tập 1) Tác phẩm Gửi tặng người tình của tôi

Trương Nhân Thơ nam du tập. Tác phẩm Hành trình tự tại.

119
Gốm sứ Biên Hòa thời Balick.
Gốm Cây Mai.

Gốm sứ Minh Long

Giày thêu của người Hoa Xạ


Phang

120
Địu em bé của người Hoa ở Điện Biên được thêu rất cầu kỳ.

121

You might also like