De Tong On Li Thuyet - 12 - 2018 - Cau Hoi Don - So 45

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 14

Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia

ĐỀ ÔN LUYỆN – SỐ
Câu 1: Ở một loài thực vật, cặp NST số 1 chứa cặp gen Aa ; cặp NST số 3 chứa cặp gen Bb. Nếu một số tế bào,
cặp NST số 1 không phân ly trong giảm phân 2, cặp NST số 3 phân ly bình thường thì cơ thể có kiểu gen Aabb
giảm phân sẽ tạo ra các loại giao tử đột biến có thành phần các gen
A. Aabb, aabb, Ab, ab B. AAb, aab, Ab, ab, b C. AAb, aab, b D. Aab, aab, b, Ab, ab
Câu 2: Nếu một chuỗi polypeptit được tổng hợp từ trình tự mARN dưới đây, thì số axit amin của nó sẽ là bao
nhiêu? Không tính axit amin mở đầu.
5’ – XG AUG UUX XAA GUG AUG XAU AAA GAG UAG XXG – 3’
A. 7 B. 10 C. 8 D. 9
Câu 3: Khi nói về nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Giao phối không ngẫu nhiên không chỉ làm thay đổi tần số alen mà còn làm thay đổi thành phần kiểu gen
của quần thể
B. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể
với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
C. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen, qua đó làm thay đổi tần số alen của quần thể.
D. Yếu tố ngẫu nhiên là nhân tố duy nhất làm thay đổi tần số alen của quần thể ngay cả khi không xảy ra đột
biến và không có chọn lọc tự nhiên.
Câu 4: Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể là trạng thái mà
A. số lượng cá thể của quần thể duy trì không đổi do tỉ lệ sinh sản cân bằng với tỉ lệ tử vong.
B. số lượng cá thể của quần thể được duy trì tương đối ổn định phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống
của môi trường.
C. tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể được duy trì ổn định qua các thế hệ.
D. tỉ lệ đực và cái của quần thể cân bằng và được duy trì ổn định qua các thế hệ.
Câu 5: Trong một hồ tương đối giàu dinh dưỡng đang trong trạng thái cân bằng, người ta thả vào đó một số
loài cá ăn động vật nổi để tăng sản phẩm thu hoạch, nhưng hồ lại trở nên dư thừa các chất dinh dưỡng, làm cá
chết hàng loạt. Nguyên nhân chủ yếu do
A. cá thải thêm phân vào nước gây ô nhiễm.
B. cá làm đục nước hồ, cản trở quá trình quang hợp của tảo.
C. cá khai thác quá mức động vật nổi.
D. cá gây xáo động nước hồ, ức chế sự sinh trưởng và phát triển của tảo.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây về các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái là đúng?
A. Thành phần hữu sinh của quần xã bao gồm các sinh vật và xác chết của các sinh vật.
B. Sinh vật sản xuất chỉ bao gồm các loài thực vật và vi sinh vật có khả năng quang hợp.
C. Sinh vật tiêu thụ bao gồm các loài động vật và một số loại nấm.
D. Sinh vật tiêu thụ làm chậm sự tuần hoàn vật chất trong hệ sinh thái.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây về nguồn tài nguyên nước là không đúng?
A. Nước là nguồn tài nguyên vô tận và rất ít thất thoát khi đi qua hệ sinh thái.
B. Nguồn nước trên Trái Đất rất dồi dào nhưng phân bố không đều.
C. Lượng nước ngầm ngày càng giảm là do diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp.
D. Nước là thành phần không thể thiếu và chiếm phần lớn khối lượng cơ thể sinh vật.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân sơ là chính xác?
A. Một mARN có thể được dịch mã thành các chuỗi pôlipeptit có cấu trúc hoàn toàn khác nhau.
B. Một gen có thể mã hóa cho nhiều phân tử ARN có cấu trúc hoàn toàn khác nhau.
C. Trên một mARN chỉ có thể có một mã mở đầu và một mã kết thúc.
D. Một gen có thể mã hóa cho nhiều chuỗi pôlipeptit có cấu trúc hoàn toàn khác nhau.
Câu 9: Hiện tượng di nhập gen
A. tạo ra alen mới, cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
B. làm thay đổi thành phần kiểu gen mà không làm thay đổi tần số tương đối các alen của quần thể.
C. làm giảm bớt sự phân hóa kiểu gen giữa các quần thể khác nhau trong cùng một loài.
D. không phụ thuộc vào sự chênh lệch giữa số lượng cá thể đi vào và số lượng cá thể đi ra khỏi quần thể.
Câu 10: Khi nói về quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sau đây không đúng?
A. Các ribôxôm và tARN có thể được sử dụng nhiều lần, tồn tại được qua một số thế hệ tế bào và có khả
năng tham gia tổng hợp nhiều loại prôtêin khác nhau.
B. Trong quá trình dịch mã, sự hình thành liên kết peptit giữa các axit amin kế tiếp nhau phải diễn ra trước
khi ribôxôm dịch chuyển tiếp một bộ ba trên mARN trưởng thành theo chiều 5’ – 3’.

Tài liệu lưu hành nội bộ 1


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
C. Hiện tượng pôliribôxôm làm tăng hiệu suất của quá trình dịch mã nhờ sự tổng hợp đồng thời các phân
đoạn khác nhau của cùng một chuỗi pôlipeptit.
D. Phân tử mARN làm khuôn dịch mã thường có chiều dài ngắn hơn chiều dài của gen tương ứng do hiện
tượng loại bỏ các đoạn intron ra khỏi phân tử mARN sơ cấp để tạo nên phân tử mARN trưởng thành.
Câu 11: Một nhà khoa học muốn cài một đoạn gen vào plasmit để chuyển gen. Ông đang có trong tay hai ống
nghiệm chứa:
Ống nghiệm 1: đoạn ADN mang gen cần chuyển đã được cắt bằng enzim cắt giới hạn X.
Ống nghiệm 2: plasmit dùng làm thể truyền đã được cắt bằng enzim cắt giới hạn Y.
Quy trình nào sau đây có thể giúp nhà khoa học tạo ra ADN tái tổ hợp mang gen cần chuyển?
A. Hoà hai ống nghiệm với nhau và cho vào enzim ligaza
B. Cho enzim cắt giới hạn X vào ống nghiệm 2; hoà hai ống nghiệm với nhau rồi kích thích CaCl2 hoặc xung
điện cao áp.
C. Cho enzim cắt giới hạn Y vào ống nghiệm 1; hoà hai ống nghiệm với nhau rồi cho vào enzim ligaza.
D. Hoà hai ống nghiệm với nhau đồng thời kích thích CaCl2 hoặc xung điện cao áp.
Câu 12: Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây sai?
A. Mất đoạn nhiễm sắc thể có thể làm thay đổi số lượng và thành phần gen của nhiễm sắc thể.
B. Chuyển đoạn tương hỗ không làm thay đổi số lượng và thành phần gen của nhiễm sắc thể.
C. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể xảy ra ở cả nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính.
D. Chuyển đoạn có thể làm cho gen từ nhóm liên kết này sang nhóm liên kết khác.
Câu 13: Trong điều kiện phòng thí nghiệm, người ta sử dụng 3 loại nuclêôtit cấu tạo nên ARN để tổng hợp một
phân tử mARN nhân tạo. Phân tử mARN này chỉ có thể thực hiện được dịch mã khi 3 loại nuclêôtit được sử
dụng là:
A. ba loại U, G, X. B. ba loại A, G, X. C. ba loại G, A, U. D. ba loại U, A, X.
Câu 14: Sau khi phá rừng trồng lúa bà con nông dân có thể trồng lúa một hai vụ mà không phải bón phân. Tuy
nhiên, sau đó nếu không bón phân thì năng suất lúa giảm đáng kể. Giải thích nào dưới đây là đúng?
A. Các chất dinh dưỡng trong đất đã bị bốc hơi cùng với nước nên đất trở nên nghèo dinh dưỡng.
B. Vì trồng lúa nước nên các chất dinh dưỡng từ đất đã bị pha loãng vào nước nên đất trở nên nghèo dinh
dưỡng.
C. Các chất dinh dưỡng đã bị rửa trôi nên đất trở nên nghèo dinh dưỡng.
D. Các chất dinh dưỡng từ đất đã không được luân chuyển trở lại cho đất vì chúng đã bị con người đã
chuyển đi nơi khác nên đất trở nên nghèo dinh dưỡng.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đặc trưng về thành phần loài của quần xã?
A. Trong các quần xã trên cạn, loài ưu thế thường là các loài thực vật có hạt.
B. Loài ưu thế thường có số lượng nhiều và có vai trò khống chế sự phát triển của các loài khác.
C. Loài đặc trưng có thể là loài có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác trong quần xã.
D. Loài chỉ có mặt ở một quần xã nào đó được gọi là loài đặc trưng.
Câu 16: Phát biểu nào sau đây về các bệnh, tật di truyền là không đúng?
A. Các bệnh, tật di truyền có thể phát sinh trong quá trình phát triển của cá thể.
B. Các bệnh, tật di truyền có thể không truyền được qua các thế hệ.
C. Sự biểu hiện của các bệnh, tật di truyền không phụ thuộc vào môi trường.
D. Các bệnh, tật di truyền đều có nguyên nhân là sự biến đổi trong bộ máy di truyền.
Câu 17: Phát biểu sau đây về quá trình phiên mã là không đúng?
A. ARN polimeraza trượt sau enzim tháo xoắn để tổng hợp mạch ARN mới theo chiều 5’-3’.
B. Sự phiên mã ở sinh vật nhân sơ luôn diễn ra trong tế bào chất, còn ở sinh vật nhân thực có thể diễn ra
trong nhân hoặc ngoài nhân.
C. Một số gen ở sinh vật nhân sơ có thể có chung một điểm khởi đầu phiên mã.
D. Quá trình phiên mã giúp tổng hợp nên tất cả các loại ARN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực.
Câu 18: Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể không có ý nghĩa nào sau đây?
A. Làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.
B. Tăng cường dinh dưỡng và khả năng chống chịu của cá thể.
C. Giúp quần thể khai thác tối ưu nguồn sống trong môi trường.
D. Giúp duy trì mật độ của quần thể phù hợp với sức chứa của môi trường.
Câu 19: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về diễn thế sinh thái?
A. Trong diễn thế sinh thái, tương ứng với sự biến đổi của quần xã là hình thành những nhóm loài ưu thế
khác nhau.

Tài liệu lưu hành nội bộ 2


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
B. Diễn thế thứ sinh luôn xảy ra theo hướng ngược lại với diễn thế nguyên sinh và hình thành những quần xã
không ổn định.
C. Những quần xã xuất hiện sau trong diễn thế nguyên sinh thường có độ đa dạng thấp hơn những quần xã
xuất hiện trước.
D. Trong diễn thế sinh thái, sự biến đổi của quần xã diễn ra độc lập với sự biến đổi điều kiện ngoại cảnh.
Câu 20: Đột biến chuyển đoạn tương hỗ
A. thường ít ảnh hưởng đến sức sống của thể đột biến nên có thể được ứng dụng để chuyển gen từ người
sang vi khuẩn.
B. có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến và làm thay đổi quy luật di truyền chi phối tính trạng.
C. xảy ra do sự trao đổi đoạn không cân giữa hai crômatit khác nguồn gốc trong cùng cặp NST kép tương
đồng.
D. chỉ làm thay đổi thành phần các gen trong nhóm gen liên kết mà không làm thay đổi hình dạng NST.
Câu 21: Để khôi phục rừng tự nhiên tại các đồi trọc bị nhiễm chất độc màu da cam ở vùng núi A Lưới – tỉnh
Thừa Thiên Huế, biện pháp nào sau đây là phù hợp nhất?
A. Trồng các loài cây phù hợp có khả năng khép tán nhanh trước, sau đó trồng các cây rừng địa phương.
B. Để cho quá trình diễn thế sinh thái diễn ra một cách tự nhiên để tạo ra sự cân bằng sinh thái.
C. Chỉ trồng các cây rừng địa phương vì vốn đã thích nghi với điều kiện khí hậu địa phương.
D. Trồng các cây rừng địa phương trước sau đó trồng thêm các loài cây phù hợp có khả năng khép tán nhanh
Câu 22: Phát biểu sau đây là đúng khi nói về công nghệ gen?
A. Thể truyền và đoạn gen cần chuyển phải được xử lý bằng hai loại enzim cắt giới hạn khác nhau.
B. Thể truyền có thể là plasmit, virut hoặc là một số NST nhân tạo.
C. Thể truyền chỉ tồn tại trong tế bào chất của tế bào nhận và nhân đôi độc lập với nhân đôi của tế bào.
D. Các gen đánh dấu được gắn sẵn vào thể truyền để tạo ra được nhiều sản phẩm hơn trong tế bào nhận.
Câu 23: Có một trình tự mARN [5’- AUG GGG UGX UXG UUU - 3’] mã hoá cho một đoạn pôlipeptit gồm 5
axit amin. Dạng đột biến nào sau đây dẫn đến việc chuỗi pôlipeptit hoàn chỉnh được tổng hợp từ trình tự ARN
do gen đột biến tổng hợp chỉ còn lại 2 axit amin?
A. Thay thế nuclêôtit thứ 9 tính từ đầu 3’ trên mạch gốc của đoạn gen tương ứng bằng Ađênin.
B. Thay thế nuclêôtit thứ 11 tính từ đầu 5’ trên mạch gốc của đoạn gen tương ứng bằng Timin.
C. Thay thế nuclêôtit thứ 5 tính từ đầu 5’ trên mạch gốc của đoạn gen tương ứng bằng Timin.
D. Thay thế nuclêôtit thứ 9 tính từ đầu 3’ trên mạch gốc của đoạn gen tương ứng bằng Timin.
Câu 24: Một quần thể ngẫu phối, ở thế hệ xuất phát có thành phần kiểu gen là 0,36BB : 0,48Bb : 0,16bb. Khi
trong quần thể này, các cá thể có kiểu gen dị hợp có sức sống và khả năng sinh sản cao hơn hẳn so với các cá
thể có kiểu gen đồng hợp thì xu hướng biến đổi tần số các alen là
A. alen trội có xu hướng bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.
B. tần số alen trội và tần số alen lặn có xu hướng không thay đổi.
C. tần số alen trội và tần số alen lặn có xu hướng bằng nhau.
D. alen lặn có xu hướng bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể
Câu 25: Ở ruồi giấm đực có thành phần kiểu gen AaBbDdXY. Quan sát quá trình phát triển của phôi, ở lần
phân bào thứ 6 có một số tế bào cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Dd không phân li. Cho rằng phôi đó phát triển
thành thể đột biến thì có mấy dòng tế bào khác nhau về số lượng nhiễm sắc thể?
A. Phát sinh 3 dòng tế bào: 1 dòng tế bào bình thường (2n) và 2 dòng tế bào đột biến (2n+2 và 2n-2).
B. Phát sinh 3 dòng tế bào: 1 dòng tế bào bình thường (2n) và 2 dòng tế bào đột biến (2n+1 và 2n-1)
C. Phát sinh 3 dòng tế bào: 1 dòng tế bào bình thường (2n) và 2 dòng tế bào đột biến (2n+1+1 và 2n-1-1).
D. Phát sinh 5 dòng tế bào: 1 dòng tế bào bình thường (2n) và 4 dòng tế bào đột biến (2n+2, 2n-2, 2n+1+1
và 2n-1-1).
Câu 26: Khi nói về vấn đề quản lí tài nguyên cho phát triển bền vững, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Con người phải tự nâng cao nhận thức và sự hiểu biết, thay đổi hành vi đối xử với thiên nhiên.
B. Con người phải biết khai thác tài nguyên một cách hợp lí, bảo tồn đa dạng sinh học.
C. Con người cần phải bảo vệ sự trong sạch của môi trường sống.
D. Con người cần phải khai thác triệt để tài nguyên tái sinh, hạn chế khai thác tài nguyên không tái sinh.
Câu 27: Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất,
A. các tế bào sơ khai là khởi đầu của giai đoạn tiến hóa tiền sinh học.
B. các chất hữu cơ đơn giản đã được hình thành trong giai đoạn tiến hóa hóa học.
C. khi tế bào nguyên thủy được hình thành thì tiến hóa sinh học sẽ kết thúc.
D. các đại phân tử hữu cơ đã được hình thành trong giai đoạn tiến hóa sinh học.

Tài liệu lưu hành nội bộ 3


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
Câu 28: Khi nói về quá trình phát sinh sự sống trên Trái đất, kết luận nào sau đây là đúng?
A. Lịch sử Trái đất có 5 đại, trong đó đại Cổ sinh chiếm thời gian dài nhất.
B. Đại Trung sinh được đặc trưng bởi sự phát sinh và hưng thịnh của bò sát khổng lồ.
C. Đại Tân sinh được đặc trưng bởi sự phát sinh các loài thú, chim mà đỉnh cao là sự phát sinh loài người.
D. Các loài động vật và thực vật ở cạn đầu tiên xuất hiện vào đại Cổ sinh.
Câu 29: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Khi các bazơ nitơ dạng hiếm xuất hiện trong quá trình nhân đôi ADN thì thường làm phát sinh đột biến
gen dạng mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit.
B. Khi xét ở mức phân tử, đa số các dạng đột biến gen là có hại cho thể đột biến, một số có thể có lợi hoặc
trung tính.
C. Trong các dạng đột biến điểm, dạng đột biến thay thế cặp nuclêôtit thường làm thay đổi ít nhất thành
phần axit amin của chuỗi pôlipeptit do gen đó tổng hợp.
D. Dưới tác động của cùng một tác nhân gây đột biến, với cường độ và liều lượng như nhau thì tần số đột
biến ở tất cả các gen là bằng nhau.
Câu 30: Một phân tử ADN mạch kép nhân đôi một số lần liên tiếp đã tạo ra được 62 mạch pôlinuclêôtit mới.
Khẳng định nào sau đây không đúng?
A. Tất cả các phân tử ADN tạo ra đều có chứa nguyên liệu mới từ môi trường nội bào.
B. Trong các phân tử ADN con được tạo ra, có 31 phân tử cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu của môi trường
nội bào.
C. Phân tử ADN nói trên đã nhân đôi 5 lần liên tiếp.
D. Trong các phân tử ADN con được tạo ra, có 30 phân tử cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu của môi trường
nội bào.
Câu 31: Trong nghề nuôi cá, để thu được năng suất tối đa trên một đơn vị diện tích mặt nước thì biện pháp nào
sau đây là phù hợp?
A. Nuôi nhiều loài cá thuộc cùng một chuỗi thức ăn.
B. Nuôi nhiều loài cá với mật độ cao nhằm tiết kiệm diện tích nuôi trồng.
C. Nuôi một loài cá thích hợp với mật độ cao và cho dư thừa thức ăn.
D. Nuôi nhiều loài cá sống ở các tầng nước khác nhau.
Câu 32: Ứng dụng quan trọng nhất của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái là
A. chủ động xây dựng được kế hoạch bảo vệ và khai thác tài nguyên.
B. hiểu biết được các quy luật phát triển của quần xã sinh vật.
C. dự đoán được các quần xã đã tồn tại trước đó và các quần xã sẽ thay thế trong tương lai.
D. di nhập được các giống cây trồng, vật nuôi quý từ nơi khác về địa phương.
Câu 33: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về ưu thế lai?
A. Để tạo được ưu thế lai, có thể sử dụng nhiều hơn hai dòng thuần chủng khác nhau
B. Con lai có ưu thế lai thường chỉ được sử dụng vào mục đích kinh tế.
C. Con lai có sự tương tác cộng gộp của nhiều alen nên thường có kiểu hình vượt trội so với các dạng bố mẹ.
D. Bước đầu tiên trong việc tạo ưu thế lai là tạo ra những dòng thuần chủng khác nhau.
Câu 34: Đặc điểm không phải của cá thể tạo ra do nhân bản vô tính bằng kỹ thuật chuyển nhân là:
A. Mang các đặc điểm giống hệt cá thể mẹ đã mang thai và sinh ra nó.
B. Thường có tuổi thọ ngắn hơn so với các cá thể cùng loài sinh ra bằng phương pháp tự nhiên.
C. Không cần có sự tham gia của nhân tế bào sinh dục.
D. Có kiểu gen giống hệt cá thể cho nhân
Câu 35: Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối có đặc điểm nổi trội là
A. chỉ gồm các dòng thuần chủng khác nhau.
B. tần số alen trội bao giờ cũng bằng tần số alen lặn.
C. đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.
D. tần số kiểu gen đồng hợp bao giờ cũng bằng tần số kiểu gen dị hợp.
Câu 36: Khi có sự phát tán hoặc di chuyển của một nhóm cá thể đi lập quần thể mới đã tạo ra tần số tương đối
của các alen rất khác so với quần thể gốc vì
A. nhóm cá thể di cư tới vùng đất mới chịu sự tác động của những điều kiện tự nhiên rất khác so với của
quần thể gốc.
B. nhóm cá thể di cư tới vùng đất mới bị giảm sút về số lượng trong quá trình di cư của chúng.
C. nhóm cá thể di cư tới vùng đất mới bị giảm sút về số lượng vì chưa thích nghi kịp thời với điều kiện sống
mới.

Tài liệu lưu hành nội bộ 4


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
D. nhóm cá thể di cư tới vùng đất mới chỉ ngẫu nhiên mang một phần nào đó trong vốn gen của quần thể
gốc.
Câu 37: Trong nông nghiệp có thể sử dụng ong mắt đỏ để diệt trừ sâu hại, sử dụng một số loài kiến để diệt trừ
rệp cây. Đặc điểm nào sau đây không phải là ưu điểm của phương pháp trên?
A. Không gây hiện tượng nhờn thuốc.
B. Không gây ô nhiễm môi trường
C. Có hiệu quả cao, không phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu.
D. Không gây ảnh hưởng xấu tới sinh vật có ích và sức khỏe con người.
Câu 38: Khi nói về chu trình nitơ, khẳng định nào sau đây đúng?
A. Từ xác các sinh vật, vi khuẩn cộng sinh với cây họ đậu và các vi khuẩn chuyển hóa nitơ chuyển thành
NO3- và NH4+, cung cấp cho cây.
B. Thực vật có thể hấp thu NO3- và NH4+, trong cây các hợp chất này sẽ được sử dụng để tổng hợp axit amin.
C. Sấm sét, phân bón có vai trò cung cấp nguồn NO3- trực tiếp cho động vật và thực vật, từ đó tổng hợp ra
các phân tử protein.
D. Vi khuẩn nốt sần cộng sinh với cây họ đậu và vi khuẩn phản nitrat hóa có vai trò cố định nitơ không khí,
cung cấp nitrat cho thực vật.
Câu 39: Hiện tượng bất thụ đực xảy ra ở một số loài thực vật, nghĩa là cây không có khả năng tạo được phấn
hoa hoặc phấn hoa không có khả năng thụ tinh. Một gen lặn qui định sự bất thụ đực nằm trong tế bào chất.
Nhận xét nào sau đây về dòng ngô bất thụ đực là đúng?
A. Cây ngô bất thụ đực nếu được thụ tinh bởi phấn hoa bình thường thì toàn bộ thế hệ con sẽ không có khả
năng tạo ra hạt phấn hữu thụ.
B. Cây ngô bất thụ đực được sử dụng trong chọn giống cây trồng nhằm tạo hạt lai mà không tốn công hủy bỏ
nhụy của cây làm bố.
C. Cây ngô bất thụ đực chỉ có thể sinh sản vô tính mà không thể sinh sản hữu tính do không tạo được hạt
phấn hữu thụ.
D. Cây ngô bất thụ đực không tạo được hạt phấn hữu thụ nên không có ý nghĩa trong công tác chọn giống
cây trồng.
Câu 40: Ở một quần thể thú, xét 2 gen, gen 1 có 2 alen, gen 2 có 3 alen. Trường hợp nào sau đây sẽ tạo ra trong
quần thể này ít loại kiểu gen nhất?
A. Hai gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể thường, có hoán vị gen.
B. Hai gen cùng nằm ở vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X, có hoán vị gen.
C. Hai gen cùng nằm ở vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, có hoán vị gen.
D. Gen 1 trên nhiễm sắc thể thường, gen 2 ở vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y.

HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ ÔN LUYỆN – SỐ

Tài liệu lưu hành nội bộ 5


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
Câu 1: Ở một loài thực vật, cặp NST số 1 chứa cặp gen Aa ; cặp NST số 3 chứa cặp gen Bb. Nếu một số tế bào,
cặp NST số 1 không phân ly trong giảm phân 2, cặp NST số 3 phân ly bình thường thì cơ thể có kiểu gen Aabb
giảm phân sẽ tạo ra các loại giao tử đột biến có thành phần các gen
A. Aabb, aabb, Ab, ab B. AAb, aab, Ab, ab, b C. AAb, aab, b D. Aab, aab, b, Ab, ab

Đáp án C
-Những tế bào có cặp NST số 1 không phân li trong giảm phân 2, cặp NST số 3 phân ly bình thường tạo giao
tử đột biến AAb, aab, b
Câu 2: Nếu một chuỗi polypeptit được tổng hợp từ trình tự mARN dưới đây, thì số axit amin của nó sẽ là bao
nhiêu? Không tính axit amin mở đầu.
5’ – XG AUG UUX XAA GUG AUG XAU AAA GAG UAG XXG – 3’
A. 7 B. 10 C. 8 D. 9
Đáp án A
-Bộ ba mở đầu của mARN là 5’AUG3’; quá trình dịch mã kết thúc khi gặp 1 trong các bộ ba sau 5’UAA3’
hoặc 5’UAG3’ hoặc 5’UGA3’
→ Nếu không tính axit amin mở đầu chuỗi polipeptit sẽ có 7 axit amin.
5’ – XGAUGUUX XAA GUG AUG XAU AAA GAG UAGXXG – 3’
Câu 3: Khi nói về nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Giao phối không ngẫu nhiên không chỉ làm thay đổi tần số alen mà còn làm thay đổi thành phần kiểu gen
của quần thể
B. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể
với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
C. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen, qua đó làm thay đổi tần số alen của quần thể.
D. Yếu tố ngẫu nhiên là nhân tố duy nhất làm thay đổi tần số alen của quần thể ngay cả khi không xảy ra đột
biến và không có chọn lọc tự nhiên.
Đáp án B
-A sai vì giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen của quần thể
-B đúng
-C sai vì chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình, qua đó tác động đến kiểu gen
-D sai vì di nhập gen cũng có thể làm thay đổi tần số alen của quần thể ngay cả khi không xảy ra đột biến và
không có chọn lọc tự nhiên.
Câu 4: Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể là trạng thái mà
A. số lượng cá thể của quần thể duy trì không đổi do tỉ lệ sinh sản cân bằng với tỉ lệ tử vong.
B. số lượng cá thể của quần thể được duy trì tương đối ổn định phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống
của môi trường.
C. tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể được duy trì ổn định qua các thế hệ.
D. tỉ lệ đực và cái của quần thể cân bằng và được duy trì ổn định qua các thế hệ.
Đáp án C
Các em cần phân biệt hiện tượng “cân bằng số lượng cá thể trong quần thể” (Cân bằng sinh thái: Tỉ lệ sinh bằng
với tỉ lệ tử) và “Cân bằng di truyền quần thể” (Hacdi – Vanbec: Tần số alen và thành phần kiểu gen không đổi)
A - sai
B - sai
C - đúng, CB DT quần thể là hiện tượng mà tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể được duy trì ổn định
qua các thế hệ.
D - sai
Câu 5: Trong một hồ tương đối giàu dinh dưỡng đang trong trạng thái cân bằng, người ta thả vào đó một số
loài cá ăn động vật nổi để tăng sản phẩm thu hoạch, nhưng hồ lại trở nên dư thừa các chất dinh dưỡng, làm cá
chết hàng loạt. Nguyên nhân chủ yếu do
A. cá thải thêm phân vào nước gây ô nhiễm.
B. cá làm đục nước hồ, cản trở quá trình quang hợp của tảo.
C. cá khai thác quá mức động vật nổi.
D. cá gây xáo động nước hồ, ức chế sự sinh trưởng và phát triển của tảo.
Đáp án C
Động vật nổi thường sử dụng chất hữu cơ làm thức ăn. Khi thả thêm cá vào hồ đang cân bằng sinh thái thì cá sử
dụng động vật nổi làm thức ăn. Khi số lượng động vật nổi giảm thì nguồn chất hữu cơ trong hồ vốn dĩ đã dư
thừa giờ càng thừa hơn. Chất hữu cơ dư thừa gây ô nhiễm nguồn nước và hậu quả làm cá chết hàng loạt.

Tài liệu lưu hành nội bộ 6


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
Câu 6: Phát biểu nào sau đây về các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái là đúng?
A. Thành phần hữu sinh của quần xã bao gồm các sinh vật và xác chết của các sinh vật.
B. Sinh vật sản xuất chỉ bao gồm các loài thực vật và vi sinh vật có khả năng quang hợp.
C. Sinh vật tiêu thụ bao gồm các loài động vật và một số loại nấm.
D. Sinh vật tiêu thụ làm chậm sự tuần hoàn vật chất trong hệ sinh thái.
Đáp án D
- Phương án A sai vì xác chết là chất hữu cơ thuộc thành phần vô sinh.
- Phương án B sai vì sinh vật sản xuất còn có các vi khuẩn hóa tổng hợp.
- Phương án C sai vì nấm thuộc nhóm sinh vật phân giải.
- Phương án D đúng, sinh vật tiêu thụ làm chậm sự tuần hoàn vật chất trong hệ sinh thái.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây về nguồn tài nguyên nước là không đúng?
A. Nước là nguồn tài nguyên vô tận và rất ít thất thoát khi đi qua hệ sinh thái.
B. Nguồn nước trên Trái Đất rất dồi dào nhưng phân bố không đều.
C. Lượng nước ngầm ngày càng giảm là do diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp.
D. Nước là thành phần không thể thiếu và chiếm phần lớn khối lượng cơ thể sinh vật.
Đáp án A
- Các phương án B, C, D đều đúng.
- Phương án A sai vì nước là tài nguyên tái sinh.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân sơ là chính xác?
A. Một mARN có thể được dịch mã thành các chuỗi pôlipeptit có cấu trúc hoàn toàn khác nhau.
B. Một gen có thể mã hóa cho nhiều phân tử ARN có cấu trúc hoàn toàn khác nhau.
C. Trên một mARN chỉ có thể có một mã mở đầu và một mã kết thúc.
D. Một gen có thể mã hóa cho nhiều chuỗi pôlipeptit có cấu trúc hoàn toàn khác nhau.
Đáp án A
- Phương án A đúng, do trong operon, 1 mARN được dịch mã thường bao gồm đoạn mã hóa của nhiều gen
cấu trúc nên có thể được dịch mã thành nhiều chuỗi polipeptit khác nhau.
- Phương án B sai, mỗi gen ở nhân sơ chỉ mã hóa cho 1 phân tử mARN.
- Phương án C sai, Do 1 mARN được dịch mã thường bao gồm đoạn mã hóa của nhiều gen cấu trúc nên có thể
chưa nhiều mã mở đầu và nhiều mã kết thúc.
- Phương án D sai, mỗi gen ở nhân sơ chỉ mã hóa cho 1 phân tử mARN nên chỉ mã hóa cho 1 chuỗi polipeptit.
Câu 9: Hiện tượng di nhập gen
A. tạo ra alen mới, cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
B. làm thay đổi thành phần kiểu gen mà không làm thay đổi tần số tương đối các alen của quần thể.
C. làm giảm bớt sự phân hóa kiểu gen giữa các quần thể khác nhau trong cùng một loài.
D. không phụ thuộc vào sự chênh lệch giữa số lượng cá thể đi vào và số lượng cá thể đi ra khỏi quần thể.
Đáp án C
Phương án A sai vì chỉ có đột biến gen mới có thể tạo ra alen mới, còn di nhập gen chỉ có thể làm xuất hiện
alen mới trong quần thể do quá trình nhập gen.
Phương án B sai vì di nhập gen làm thay đổi cả tần số alen và thành phần kiểu gen.
Phương án C đúng vì sự di nhập của các cá thể sẽ là giảm bớt sự phân hóa kiểu gen và tần số alen giữa các
quần thể khác nhau của cùng một loài.
Phương án D sai vì di nhập gen phụ thuộc vào sự chênh lệch giữa số lượng cá thể đi vào và số lượng cá thể đi
ra khỏi quần thể.
Câu 10: Khi nói về quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sau đây không đúng?
A. Các ribôxôm và tARN có thể được sử dụng nhiều lần, tồn tại được qua một số thế hệ tế bào và có khả
năng tham gia tổng hợp nhiều loại prôtêin khác nhau.
B. Trong quá trình dịch mã, sự hình thành liên kết peptit giữa các axit amin kế tiếp nhau phải diễn ra trước
khi ribôxôm dịch chuyển tiếp một bộ ba trên mARN trưởng thành theo chiều 5’ – 3’.
C. Hiện tượng pôliribôxôm làm tăng hiệu suất của quá trình dịch mã nhờ sự tổng hợp đồng thời các phân
đoạn khác nhau của cùng một chuỗi pôlipeptit.
D. Phân tử mARN làm khuôn dịch mã thường có chiều dài ngắn hơn chiều dài của gen tương ứng do hiện
tượng loại bỏ các đoạn intron ra khỏi phân tử mARN sơ cấp để tạo nên phân tử mARN trưởng thành.
Đáp án C
Phương án A đúng. Ribôxôm là cơ quan diễn ra quá trình dịch mã và tARN có vai trò mang các axit amin đến
ribôxôm để dịch mã nên chúng không mang tính đặc hiệu đối với các loại prôtêin. Do vậy, chúng được sử dụng
nhiều lần và tồn tại được qua một số thế hệ tế bào, có khả năng tham gia tổng hợp nhiều loại prôtêin khác nhau.

Tài liệu lưu hành nội bộ 7


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
Phương án B đúng vì trong quá trình dịch mã, sự hình thành liên kết peptit giữa các axit amin kế tiếp nhau
giúp các axit amin phải diễn ra trước khi ribôxôm dịch chuyển tiếp một bộ ba trên mARN trưởng thành theo
chiều 5’ – 3’ để đảm bảo được sự gắn kết thành một chuỗi các axit amin.
Phương án C sai vì hiện tượng pôliribôxôm làm tăng hiệu suất của quá trình dịch mã nhờ sự tổng hợp các
chuỗi polipeptit riêng biệt ở các riboxom khác nhau trượt cách nhau một đoạn trên cùng 1 mARN.
Phương án D đúng vì ở sinh vật nhân thực, gen thường chứa những đoạn không mã hóa axit amin (intron) nên
các đoạn này thường bị loại bỏ trước khi mARN tham gia dịch mã. Do đó, phân tử mARN trưởng thành thường
có chiều dài ngắn hơn chiều dài của gen.
Câu 11: Một nhà khoa học muốn cài một đoạn gen vào plasmit để chuyển gen. Ông đang có trong tay hai ống
nghiệm chứa:
Ống nghiệm 1: đoạn ADN mang gen cần chuyển đã được cắt bằng enzim cắt giới hạn X.
Ống nghiệm 2: plasmit dùng làm thể truyền đã được cắt bằng enzim cắt giới hạn Y.
Quy trình nào sau đây có thể giúp nhà khoa học tạo ra ADN tái tổ hợp mang gen cần chuyển?
A. Hoà hai ống nghiệm với nhau và cho vào enzim ligaza
B. Cho enzim cắt giới hạn X vào ống nghiệm 2; hoà hai ống nghiệm với nhau rồi kích thích CaCl2 hoặc xung
điện cao áp.
C. Cho enzim cắt giới hạn Y vào ống nghiệm 1; hoà hai ống nghiệm với nhau rồi cho vào enzim ligaza.
D. Hoà hai ống nghiệm với nhau đồng thời kích thích CaCl2 hoặc xung điện cao áp.
Đáp án C
A sai. Vì khi đó đầu dính được tạo ra bởi 2 loại enzyme cắt giới hạn X và Y khác nhau nêu Ligaza không nối
lại để tạo ADN tái tổ hợp.
B sai. Vì CaCl2 và xung điện cao áp là các nhân tố làm giãn màng sinh chất được áp dụng cho việc đưa ADN
tái tổ hợp vào tế bào nhân.
D sai. Vì khi hòa tan thì plasmit bị cắt mở vòng tại nhiều điểm bởi cả 2 loại enzyme X và Y. Đoạn ADN bị cắt
bởi em ezyme cắt giới hạn X và Y. Kết quả không tạo ADN tái tổ hợp.
Câu 12: Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây sai?
A. Mất đoạn nhiễm sắc thể có thể làm thay đổi số lượng và thành phần gen của nhiễm sắc thể.
B. Chuyển đoạn tương hỗ không làm thay đổi số lượng và thành phần gen của nhiễm sắc thể.
C. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể xảy ra ở cả nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính.
D. Chuyển đoạn có thể làm cho gen từ nhóm liên kết này sang nhóm liên kết khác.
Đáp án B
- Chuyển đoạn nhiễm sắc thể làm cho gen từ nhóm liên kết này sang nhóm liên kết khác → làm thay thành
phần gen của nhiễm sắc thể và có thể làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
Câu 13: Trong điều kiện phòng thí nghiệm, người ta sử dụng 3 loại nuclêôtit cấu tạo nên ARN để tổng hợp một
phân tử mARN nhân tạo. Phân tử mARN này chỉ có thể thực hiện được dịch mã khi 3 loại nuclêôtit được sử
dụng là:
A. ba loại U, G, X. B. ba loại A, G, X. C. ba loại G, A, U. D. ba loại U, A, X.
Đáp án C
- Để thực hiện được dịch mã thì cần có mã mở đầu 5’AUG3’ nên khi phân tử mARN nhân tạo chỉ có thể thực
hiện được dịch mã khi 3 loại nuclêôtit được sử dụng là G, A,
Câu 14: Sau khi phá rừng trồng lúa bà con nông dân có thể trồng lúa một hai vụ mà không phải bón phân. Tuy
nhiên, sau đó nếu không bón phân thì năng suất lúa giảm đáng kể. Giải thích nào dưới đây là đúng?
A. Các chất dinh dưỡng trong đất đã bị bốc hơi cùng với nước nên đất trở nên nghèo dinh dưỡng.
B. Vì trồng lúa nước nên các chất dinh dưỡng từ đất đã bị pha loãng vào nước nên đất trở nên nghèo dinh
dưỡng.
C. Các chất dinh dưỡng đã bị rửa trôi nên đất trở nên nghèo dinh dưỡng.
D. Các chất dinh dưỡng từ đất đã không được luân chuyển trở lại cho đất vì chúng đã bị con người đã
chuyển đi nơi khác nên đất trở nên nghèo dinh dưỡng.
Đáp án D
- Trong rừng tự nhiên, các chất dinh dưỡng khoáng trong đất được cây sử dụng và được luân chuyển trở lại cho
đất thông qua các phần rơi rụng, chất thải, xác sinh vật ... theo chu trình sinh địa hóa.
- Sau khi phá rừng trồng lúa, các chất dinh dưỡng khoáng sau khi được lúa sử dụng đã không được luân chuyển
trở lại cho đất vì chúng đã bị con người chuyển đi nơi khác làm cho đất trở lên nghèo dinh dưỡng.
Câu 15: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đặc trưng về thành phần loài của quần xã?
A. Trong các quần xã trên cạn, loài ưu thế thường là các loài thực vật có hạt.
B. Loài ưu thế thường có số lượng nhiều và có vai trò khống chế sự phát triển của các loài khác.

Tài liệu lưu hành nội bộ 8


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
C. Loài đặc trưng có thể là loài có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác trong quần xã.
D. Loài chỉ có mặt ở một quần xã nào đó được gọi là loài đặc trưng.
Đáp án B
- Các phương án A, C, D đều đúng.
- Loài ưu thế có ảnh hưởng lớn đến các loài khác chứ không có vai trò khống chế sự phát triển của các loài
khác. Vai trò khống chế là của các sinh vật đứng ở đỉnh tháp dinh dưỡng, sinh vật dinh dưỡng bậc cao nhất
(được gọi là loài chủ chốt).
Câu 16: Phát biểu nào sau đây về các bệnh, tật di truyền là không đúng?
A. Các bệnh, tật di truyền có thể phát sinh trong quá trình phát triển của cá thể.
B. Các bệnh, tật di truyền có thể không truyền được qua các thế hệ.
C. Sự biểu hiện của các bệnh, tật di truyền không phụ thuộc vào môi trường.
D. Các bệnh, tật di truyền đều có nguyên nhân là sự biến đổi trong bộ máy di truyền.
Đáp án C
Phương án A đúng, ví dụ như bệnh ung thư.
Phương án B đúng, nếu các bệnh, tật di truyền này gây mất khả năng sinh sản hoặc xảy ra ở tế bào sinh dưỡng.
Phương án D đúng.
Phương án C sai, sự biểu hiện của các bệnh, tật di truyền có thể phụ thuộc vào môi trường ví dụ như hiện tượng
bệnh pheniketon niệu. Mức độ nặng nhẹ tùy thuộc vào chế độ ăn có chứa nhiều pheninalanin hay không.
Câu 17: Phát biểu sau đây về quá trình phiên mã là không đúng?
A. ARN polimeraza trượt sau enzim tháo xoắn để tổng hợp mạch ARN mới theo chiều 5’-3’.
B. Sự phiên mã ở sinh vật nhân sơ luôn diễn ra trong tế bào chất, còn ở sinh vật nhân thực có thể diễn ra
trong nhân hoặc ngoài nhân.
C. Một số gen ở sinh vật nhân sơ có thể có chung một điểm khởi đầu phiên mã.
D. Quá trình phiên mã giúp tổng hợp nên tất cả các loại ARN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực.
Đáp án A
- Các phương án B, C, D đều đúng.
- Phương án A sai vì trong quá trình phiên mã , ARN polimerase vừa có chức năng tháo xoắn, vừa có chức
năng tổng hợp mạch ARN theo chiều 5’ – 3’
Câu 18: Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể không có ý nghĩa nào sau đây?
A. Làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.
B. Tăng cường dinh dưỡng và khả năng chống chịu của cá thể.
C. Giúp quần thể khai thác tối ưu nguồn sống trong môi trường.
D. Giúp duy trì mật độ của quần thể phù hợp với sức chứa của môi trường.
Đáp án D
- Giúp duy trì mật độ của quần thể phù hợp với sức chứa của môi trường là ý nghĩa của quan hệ cạnh tranh chứ
không phải của quan hệ hỗ trợ.
Câu 19: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về diễn thế sinh thái?
A. Trong diễn thế sinh thái, tương ứng với sự biến đổi của quần xã là hình thành những nhóm loài ưu thế
khác nhau.
B. Diễn thế thứ sinh luôn xảy ra theo hướng ngược lại với diễn thế nguyên sinh và hình thành những quần xã
không ổn định.
C. Những quần xã xuất hiện sau trong diễn thế nguyên sinh thường có độ đa dạng thấp hơn những quần xã
xuất hiện trước.
D. Trong diễn thế sinh thái, sự biến đổi của quần xã diễn ra độc lập với sự biến đổi điều kiện ngoại cảnh.
Đáp án A
- Phương án B sai, diễn thế thứ sinh vẫn có xảy ra theo chiều hướng giống diễn thế nguyên sinh, đó là tạo ra
quần xã đa dạng và phong phú hơn
- Phương án C sai, trong diễn thế nguyên sinh, quần xã xuất hiện sau thường có độ đa dạng cao hơn quần xã
xuất hiện trước
- Phương án D sai, trong diễn thế sinh thái sự biến đổi của quần xã diễn ra song song, có liên hệ qua lại với sự
biến đổi điều kiện ngoại cảnh.
- Khi quần xã thay đổi thì cấu trúc quần xã và điều kiện môi trường sống cũng thay đổi, mỗi điều kiện sống
khác nhau thì sẽ phù hợp cho sự phát triển của một nhóm loài nhất định nên sẽ hình thành những nhóm loài ưu
thế khác nhau.
Câu 20: Đột biến chuyển đoạn tương hỗ

Tài liệu lưu hành nội bộ 9


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
A. thường ít ảnh hưởng đến sức sống của thể đột biến nên có thể được ứng dụng để chuyển gen từ người
sang vi khuẩn.
B. có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến và làm thay đổi quy luật di truyền chi phối tính trạng.
C. xảy ra do sự trao đổi đoạn không cân giữa hai crômatit khác nguồn gốc trong cùng cặp NST kép tương
đồng.
D. chỉ làm thay đổi thành phần các gen trong nhóm gen liên kết mà không làm thay đổi hình dạng NST.
Đáp án B
- Phương án A sai vì thường chỉ sử dụng chuyển đoạn không tương hỗ và kỹ thuật thường dùng là công nghệ
ADN tái tổ hợp.
- Phương án B đúng, chuyển đoạn tương hỗ có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể dị hợp và nếu các gen
thay đổi vị trí thì qldt có thể bị thay đổi, ví dụ từ cùng NST sang khác NST sẽ làm thay đổi quy luật từ di truyền
liên kết qua phân li độc lập.
- Phương án C sai, cơ chế này gây mất đoạn và lặp đoạn, còn chuyển đoạn tương hỗ là do TĐC giữa 2 NST
khác cặp tương đồng.
- Phương án D sai, chuyển đoạn tương hỗ thì độ dài gen chưa chắc đã bằng nhau.
Câu 21: Để khôi phục rừng tự nhiên tại các đồi trọc bị nhiễm chất độc màu da cam ở vùng núi A Lưới – tỉnh
Thừa Thiên Huế, biện pháp nào sau đây là phù hợp nhất?
A. Trồng các loài cây phù hợp có khả năng khép tán nhanh trước, sau đó trồng các cây rừng địa phương.
B. Để cho quá trình diễn thế sinh thái diễn ra một cách tự nhiên để tạo ra sự cân bằng sinh thái.
C. Chỉ trồng các cây rừng địa phương vì vốn đã thích nghi với điều kiện khí hậu địa phương.
D. Trồng các cây rừng địa phương trước sau đó trồng thêm các loài cây phù hợp có khả năng khép tán nhanh
Đáp án A
A. đúng: Trồng cây khép tán tốt để giữ ẩm, giữ nước, tránh xói mòn chất dinh dưỡng, tạo tiền đề cho các cây
địa phương mọc.
Câu 22: Phát biểu sau đây là đúng khi nói về công nghệ gen?
A. Thể truyền và đoạn gen cần chuyển phải được xử lý bằng hai loại enzim cắt giới hạn khác nhau.
B. Thể truyền có thể là plasmit, virut hoặc là một số NST nhân tạo.
C. Thể truyền chỉ tồn tại trong tế bào chất của tế bào nhận và nhân đôi độc lập với nhân đôi của tế bào.
D. Các gen đánh dấu được gắn sẵn vào thể truyền để tạo ra được nhiều sản phẩm hơn trong tế bào nhận.
Đáp án B
A sai, thể truyền và đoạn gen cần chuyển phải được xử lý bằng cùng 1 loại enzim cắt giới hạn để chỗ nối của 2
bên là giống nhau
C sai, thể truyền có thể tồn tại trong vùng nhân của tế bào nhận. ví dụ như dùng virut để gắn đoạn gen cần
chuyển vào
D sai. các gen đánh dấu được gắn vào thể truyền để giúp nhận định được các tế bào đã nhận được gen cần
chuyển và có khả năng loại đi các tế bào chưa nhận được
Câu 23: Có một trình tự mARN [5’- AUG GGG UGX UXG UUU - 3’] mã hoá cho một đoạn pôlipeptit gồm 5
axit amin. Dạng đột biến nào sau đây dẫn đến việc chuỗi pôlipeptit hoàn chỉnh được tổng hợp từ trình tự ARN
do gen đột biến tổng hợp chỉ còn lại 2 axit amin?
A. Thay thế nuclêôtit thứ 9 tính từ đầu 3’ trên mạch gốc của đoạn gen tương ứng bằng Ađênin.
B. Thay thế nuclêôtit thứ 11 tính từ đầu 5’ trên mạch gốc của đoạn gen tương ứng bằng Timin.
C. Thay thế nuclêôtit thứ 5 tính từ đầu 5’ trên mạch gốc của đoạn gen tương ứng bằng Timin.
D. Thay thế nuclêôtit thứ 9 tính từ đầu 3’ trên mạch gốc của đoạn gen tương ứng bằng Timin.
Đáp án C
Dạng đột biến dẫn đến việc chuỗi pôlipeptit hoàn chỉnh được tổng hợp từ trình tự ARN do gen đột biến tổng
hợp chỉ còn lại 2 axit amin phải làm xuất hiện mã kết thúc tại bộ ba thứ 4 tính từ đầu 5’ của mARN khiến
5’UXG3’ biến đổi thành 5’UAG3’.
[5’-AUG GGG UGX UAG UUU-3’]
Mạch gốc của gen tương ứng có chiều ngược lại nên nếu tính từ đầu 5’, G ở vị trí nuclêôtit thứ 5 cần được thay
bởi T.
Câu 24: Một quần thể ngẫu phối, ở thế hệ xuất phát có thành phần kiểu gen là 0,36BB : 0,48Bb : 0,16bb. Khi
trong quần thể này, các cá thể có kiểu gen dị hợp có sức sống và khả năng sinh sản cao hơn hẳn so với các cá
thể có kiểu gen đồng hợp thì xu hướng biến đổi tần số các alen là
A. alen trội có xu hướng bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.
B. tần số alen trội và tần số alen lặn có xu hướng không thay đổi.
C. tần số alen trội và tần số alen lặn có xu hướng bằng nhau.

Tài liệu lưu hành nội bộ 10


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
D. alen lặn có xu hướng bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể
Đáp án C
- Quần thể ban đầu: 0,36BB + 0,48Bb + 0,16bb = 1 có tần số B = 0,6; b = 0,4.
- Khi các cá thể có kiểu gen dị hợp có sức sống và khả năng sinh sản cao hơn hẳn so với các cá thể có kiểu gen
đồng hợp thì áp lực của chọn lọc tự nhiên lên 2 alen B và b là như nhau ⇒ quần thể có xu hướng trở về dạng
0,25BB + 0,5Bb + 0,25bb = 1 có tần số alen B = 0,5 và b = 0,5 ⇒ tần số 2 alen B và b có xu hướng bằng nhau.
Câu 25: Ở ruồi giấm đực có thành phần kiểu gen AaBbDdXY. Quan sát quá trình phát triển của phôi, ở lần
phân bào thứ 6 có một số tế bào cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Dd không phân li. Cho rằng phôi đó phát triển
thành thể đột biến thì có mấy dòng tế bào khác nhau về số lượng nhiễm sắc thể?
A. Phát sinh 3 dòng tế bào: 1 dòng tế bào bình thường (2n) và 2 dòng tế bào đột biến (2n+2 và 2n-2).
B. Phát sinh 3 dòng tế bào: 1 dòng tế bào bình thường (2n) và 2 dòng tế bào đột biến (2n+1 và 2n-1)
C. Phát sinh 3 dòng tế bào: 1 dòng tế bào bình thường (2n) và 2 dòng tế bào đột biến (2n+1+1 và 2n-1-1).
D. Phát sinh 5 dòng tế bào: 1 dòng tế bào bình thường (2n) và 4 dòng tế bào đột biến (2n+2, 2n-2, 2n+1+1
và 2n-1-1).
Đáp án A
- Các dòng đó kí hiệu là AaBbDdXY (2n-bình thường); AaBbDDXY (2n-bình thường, chỉ quan tâm đến số
lượng NST); AaBbddXY (2n-2n-bình thường, chỉ quan tâm đến số lượng NST); AaBbDDddXY (2n+2);
AaBbXY (2n-2).
- Nếu đề hỏi là số dòng tế bào khác nhau trong cơ thể thì đáp án mới là 5.
Câu 26: Khi nói về vấn đề quản lí tài nguyên cho phát triển bền vững, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Con người phải tự nâng cao nhận thức và sự hiểu biết, thay đổi hành vi đối xử với thiên nhiên.
B. Con người phải biết khai thác tài nguyên một cách hợp lí, bảo tồn đa dạng sinh học.
C. Con người cần phải bảo vệ sự trong sạch của môi trường sống.
D. Con người cần phải khai thác triệt để tài nguyên tái sinh, hạn chế khai thác tài nguyên không tái sinh.
Đáp án D
Câu 27: Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất,
A. các tế bào sơ khai là khởi đầu của giai đoạn tiến hóa tiền sinh học.
B. các chất hữu cơ đơn giản đã được hình thành trong giai đoạn tiến hóa hóa học.
C. khi tế bào nguyên thủy được hình thành thì tiến hóa sinh học sẽ kết thúc.
D. các đại phân tử hữu cơ đã được hình thành trong giai đoạn tiến hóa sinh học.
Đáp án B
- Phương án A sai vì kết thúc tiến hóa tiền sinh học là hình thành tế bào sơ khai, các tế bào sơ khai là khởi đầu
của giai đoạn tiến hóa sinh học.
- Phương án C sai vì khi tế bào nguyên thủy được hình thành thì tiến hóa tiền sinh học sẽ kết thúc.
- Phương án D sai vì các chất hữu cơ đơn giản và các đại phân tử hữu cơ được hình thành trong giai đoạn tiến
hóa hóa học.
Câu 28: Khi nói về quá trình phát sinh sự sống trên Trái đất, kết luận nào sau đây là đúng?
A. Lịch sử Trái đất có 5 đại, trong đó đại Cổ sinh chiếm thời gian dài nhất.
B. Đại Trung sinh được đặc trưng bởi sự phát sinh và hưng thịnh của bò sát khổng lồ.
C. Đại Tân sinh được đặc trưng bởi sự phát sinh các loài thú, chim mà đỉnh cao là sự phát sinh loài người.
D. Các loài động vật và thực vật ở cạn đầu tiên xuất hiện vào đại Cổ sinh.
Đáp án D
Phương án A sai vì đại Nguyên sinh chiếm thời gian dài nhất.
Phương án B sai vì đại Trung sinh được đặc trưng bởi hưng thịnh của bò sát khổng lồ nhưng bò sát khổng lồ
được phát sinh ở đại Cổ sinh.
Phương án C sai vì thú và chim được phát sinh ở đại Tân sinh.
Câu 29: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Khi các bazơ nitơ dạng hiếm xuất hiện trong quá trình nhân đôi ADN thì thường làm phát sinh đột biến
gen dạng mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit.
B. Khi xét ở mức phân tử, đa số các dạng đột biến gen là có hại cho thể đột biến, một số có thể có lợi hoặc
trung tính.
C. Trong các dạng đột biến điểm, dạng đột biến thay thế cặp nuclêôtit thường làm thay đổi ít nhất thành
phần axit amin của chuỗi pôlipeptit do gen đó tổng hợp.
D. Dưới tác động của cùng một tác nhân gây đột biến, với cường độ và liều lượng như nhau thì tần số đột
biến ở tất cả các gen là bằng nhau.
Đáp án C

Tài liệu lưu hành nội bộ 11


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
- Phương án A sai vì các bazơ nitơ dạng hiếm xuất hiện trong quá trình nhân đôi ADN thường làm phát sinh
đột biến gen thay thế một cặp nuclêôtit.
- Phương án B sai vì:
+ Nếu xét ở mức độ phân tử, phần nhiều đột biến điểm thường vô hại (trung tính).
+ Nếu xét ở mức độ cơ thể, đột biến gen thường có hại, một số có lợi hoặc vô hại.
+ Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường cũng như phụ thuộc vào tổ hợp gen.
- Phương án D sai vì đột biến gen ngoài phụ thuộc vào cường độ, liều lượng, loại tác nhân gây đột biến còn
phụ thuộc vào độ bền vững của gen, gen có cấu trúc bền vững thì ít bị đột biến hơn so với gen có cấu trúc kém
bền vững.
- Phương án C đúng vì trong các dạng đột biến điểm thì dạng đột biến thay thế cặp nuclêôtit thường làm thay
đổi ít nhất thành phần axit amin của chuỗi pôlipeptit do gen đó tổng hợp.
Câu 30: Một phân tử ADN mạch kép nhân đôi một số lần liên tiếp đã tạo ra được 62 mạch pôlinuclêôtit mới.
Khẳng định nào sau đây không đúng?
A. Tất cả các phân tử ADN tạo ra đều có chứa nguyên liệu mới từ môi trường nội bào.
B. Trong các phân tử ADN con được tạo ra, có 31 phân tử cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu của môi trường
nội bào.
C. Phân tử ADN nói trên đã nhân đôi 5 lần liên tiếp.
D. Trong các phân tử ADN con được tạo ra, có 30 phân tử cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu của môi trường
nội bào.
Đáp án B
- Một phân tử ADN nhân đôi k lần tạo 2k phân tử ADN con, mỗi ADN con có 2 mạch đơn → tổng số mạch đơn
trong các ADN con (gồm 62 mạch đơn mới được tổng hợp cộng với 2 mạch đơn cũ từ ADN mẹ): 2 × 2k = 62 +
2 → k = 5.
- Một phân tử ADN nhân đôi 5 lần tạo ra 32 phân tử ADN con, trong đó có 2 phân tử ADN có một mạch cũ và
một mạch mới và 30 phân tử ADN con có nguyên liệu hoàn toàn mới từ môi trường nội bào.
Câu 31: Trong nghề nuôi cá, để thu được năng suất tối đa trên một đơn vị diện tích mặt nước thì biện pháp nào
sau đây là phù hợp?
A. Nuôi nhiều loài cá thuộc cùng một chuỗi thức ăn.
B. Nuôi nhiều loài cá với mật độ cao nhằm tiết kiệm diện tích nuôi trồng.
C. Nuôi một loài cá thích hợp với mật độ cao và cho dư thừa thức ăn.
D. Nuôi nhiều loài cá sống ở các tầng nước khác nhau.
Đáp án D
Trong nghề nuôi cá, để thu được năng suất tối đa trên một đơn vị diện tích mặt nước thì phải nuôi nhiều loài cá
sống ở các tầng nước khác nhau.
Câu 32: Ứng dụng quan trọng nhất của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái là
A. chủ động xây dựng được kế hoạch bảo vệ và khai thác tài nguyên.
B. hiểu biết được các quy luật phát triển của quần xã sinh vật.
C. dự đoán được các quần xã đã tồn tại trước đó và các quần xã sẽ thay thế trong tương lai.
D. di nhập được các giống cây trồng, vật nuôi quý từ nơi khác về địa phương.
Đáp án A
A là ứng dụng thực tiễn của diễn thế sinh thái.
B và C là ý nghĩa lý luận của diễn thế sinh thái.
D là ứng dụng của giới hạn sinh thái.
Câu 33: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về ưu thế lai?
A. Để tạo được ưu thế lai, có thể sử dụng nhiều hơn hai dòng thuần chủng khác nhau
B. Con lai có ưu thế lai thường chỉ được sử dụng vào mục đích kinh tế.
C. Con lai có sự tương tác cộng gộp của nhiều alen nên thường có kiểu hình vượt trội so với các dạng bố mẹ.
D. Bước đầu tiên trong việc tạo ưu thế lai là tạo ra những dòng thuần chủng khác nhau.
Đáp án C
Để giải thích cho hiện tượng ưu thế lai, người ta đã đưa ra giả thuyết siêu trội
Nếu giả sử giải thích như trên theo tác động cộng gộp thì tại sao lại không lấy dòng thuần có toàn bộ là alen trội
(AABBDD…) hoặc toàn bộ là alen lặn – đây là các dòng có kiểu hình biểu hiện ở mức cao nhất trong tác động
cộng gộp
Câu 34: Đặc điểm không phải của cá thể tạo ra do nhân bản vô tính bằng kỹ thuật chuyển nhân là:
A. Mang các đặc điểm giống hệt cá thể mẹ đã mang thai và sinh ra nó.
B. Thường có tuổi thọ ngắn hơn so với các cá thể cùng loài sinh ra bằng phương pháp tự nhiên.

Tài liệu lưu hành nội bộ 12


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
C. Không cần có sự tham gia của nhân tế bào sinh dục.
D. Có kiểu gen giống hệt cá thể cho nhân
Đáp án A
Phương án A sai vì phôi là hợp tử nên kiểu gen thường không giống mẹ.
Các phương án còn lại đều đúng.
Câu 35: Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối có đặc điểm nổi trội là
A. chỉ gồm các dòng thuần chủng khác nhau.
B. tần số alen trội bao giờ cũng bằng tần số alen lặn.
C. đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.
D. tần số kiểu gen đồng hợp bao giờ cũng bằng tần số kiểu gen dị hợp.
Đáp án C
- Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu có đặc điểm nổi trội là đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.
Câu 36: Khi có sự phát tán hoặc di chuyển của một nhóm cá thể đi lập quần thể mới đã tạo ra tần số tương đối
của các alen rất khác so với quần thể gốc vì
A. nhóm cá thể di cư tới vùng đất mới chịu sự tác động của những điều kiện tự nhiên rất khác so với của
quần thể gốc.
B. nhóm cá thể di cư tới vùng đất mới bị giảm sút về số lượng trong quá trình di cư của chúng.
C. nhóm cá thể di cư tới vùng đất mới bị giảm sút về số lượng vì chưa thích nghi kịp thời với điều kiện sống
mới.
D. nhóm cá thể di cư tới vùng đất mới chỉ ngẫu nhiên mang một phần nào đó trong vốn gen của quần thể
gốc.
Đáp án D
- Nhóm cá thể di cư tới vùng đất mới chỉ ngẫu nhiên mang một phần nào đó trong vốn gen của quần thể gốc
nên tạo ra tần số tương đối của các alen rất khác so với quần thể gốc.
Câu 37: Trong nông nghiệp có thể sử dụng ong mắt đỏ để diệt trừ sâu hại, sử dụng một số loài kiến để diệt trừ
rệp cây. Đặc điểm nào sau đây không phải là ưu điểm của phương pháp trên?
A. Không gây hiện tượng nhờn thuốc.
B. Không gây ô nhiễm môi trường
C. Có hiệu quả cao, không phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu.
D. Không gây ảnh hưởng xấu tới sinh vật có ích và sức khỏe con người.
Đáp án C
* Phương án A, B, D là ưu điểm của phương pháp trên, vì đấu tranh sinh học thể hiện nhiều ưu điểm so với
thuốc trừ sau, diệt chuột:
+ Hiệu quả tiêu diệt những loài sinh vật có hại cao.
+ Không gây ô nhiễm môi trường và nông sản.
+ Không gây ảnh hưởng xấu tới sinh vật có ích và sức khỏe con người.
+ Không gây hiện tượng nhờn thuốc, giá thành thấp.
.....
* Nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể trong quần thể là do sự thay đổi của các nhân tố sinh thái vô sinh
và hữu sinh → hiệu quả của phương pháp đấu tranh sinh học trong diệt trừ sâu hại, rệp cây... phụ thuộc vào
điều kiện thời tiết, khí hậu.
Câu 38: Khi nói về chu trình nitơ, khẳng định nào sau đây đúng?
A. Từ xác các sinh vật, vi khuẩn cộng sinh với cây họ đậu và các vi khuẩn chuyển hóa nitơ chuyển thành
NO3- và NH4+, cung cấp cho cây.
B. Thực vật có thể hấp thu NO3- và NH4+, trong cây các hợp chất này sẽ được sử dụng để tổng hợp axit amin.
C. Sấm sét, phân bón có vai trò cung cấp nguồn NO3- trực tiếp cho động vật và thực vật, từ đó tổng hợp ra
các phân tử protein.
D. Vi khuẩn nốt sần cộng sinh với cây họ đậu và vi khuẩn phản nitrat hóa có vai trò cố định nitơ không khí,
cung cấp nitrat cho thực vật.
Đáp án B
Phương án A sai vì từ xác các sinh vật vì vi khuẩn cộng sinh với cây họ đậu có vai trò chuyển N2 thành NH4+.
Phương án B đúng, thực vật có thể hấp thu NO3- và NH4+, trong cây các hợp chất này sẽ được sử dụng để tổng
hợp axit amin.
Phương án C sai động vật không hấp thu nitơ dưới dạng NO3-.
Phương án D sai vì vi khuẩn phản nitrat hóa không tham gia cố định nitơ không khí.

Tài liệu lưu hành nội bộ 13


Chuyên đề tổng ôn lí thuyết Luyện thi THPT Quốc gia
Câu 39: Hiện tượng bất thụ đực xảy ra ở một số loài thực vật, nghĩa là cây không có khả năng tạo được phấn
hoa hoặc phấn hoa không có khả năng thụ tinh. Một gen lặn qui định sự bất thụ đực nằm trong tế bào chất.
Nhận xét nào sau đây về dòng ngô bất thụ đực là đúng?
A. Cây ngô bất thụ đực nếu được thụ tinh bởi phấn hoa bình thường thì toàn bộ thế hệ con sẽ không có khả
năng tạo ra hạt phấn hữu thụ.
B. Cây ngô bất thụ đực được sử dụng trong chọn giống cây trồng nhằm tạo hạt lai mà không tốn công hủy bỏ
nhụy của cây làm bố.
C. Cây ngô bất thụ đực chỉ có thể sinh sản vô tính mà không thể sinh sản hữu tính do không tạo được hạt
phấn hữu thụ.
D. Cây ngô bất thụ đực không tạo được hạt phấn hữu thụ nên không có ý nghĩa trong công tác chọn giống
cây trồng.
Đáp án A
Gen qui định sự bất thụ đực nằm trong tế bào chất nên sự biểu hiện kiểu hình của đời con phụ thuộc vào mẹ.
Phương án A đúng vì mẹ bất thụ đực thì con sinh ra sẽ giống mẹ.
Phương án B sai vì trong chọn giống, cây bất thụ đực được sử dụng trong chọn giống cây trồng nhằm tạo hạt lai
mà không tốn công hủy bỏ nhị của cây làm mẹ, đối với cây làm bố không nhất thiết phải hủy bỏ nhụy.
Phương án C sai vì cây ngô bất thụ đực vẫn tạo được noãn bình thường nên vẫn sinh sản hữu tính.
Phương án D sai vì ý nghĩa của cây bất thụ đực là sử dụng trong chọn giống cây trồng nhằm tạo hạt lai mà
không tốn công hủy bỏ nhị của cây làm mẹ.
Câu 40: Ở một quần thể thú, xét 2 gen, gen 1 có 2 alen, gen 2 có 3 alen. Trường hợp nào sau đây sẽ tạo ra trong
quần thể này ít loại kiểu gen nhất?
A. Hai gen cùng nằm trên một nhiễm sắc thể thường, có hoán vị gen.
B. Hai gen cùng nằm ở vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X, có hoán vị gen.
C. Hai gen cùng nằm ở vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, có hoán vị gen.
D. Gen 1 trên nhiễm sắc thể thường, gen 2 ở vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y.
Đáp án A
Phương án A: → cho tối đa (6 x 7):2 = 21 loại kiểu gen.
Phương án B: → cho tối đa (6 x 7):2 + 6 x 1 = 27 loại kiểu gen.
Phương án C: → cho tối đa (6 x 7):2 + 6 x 6 = 57 loại kiểu gen.
Phương án D: → cho tối đa [(2 x 3):2][(3 x 4):2 + 3 x 3)] = 45 loại kiểu gen.

Tài liệu lưu hành nội bộ 14

You might also like