Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

“Bớt đi một ánh mắt kỳ thị là tăng thêm một tia hy vọng cho người nhiễm HIV/AIDS”

Không chỉ “người xấu” mới nhiễm HIV


Thay vì kì thị, hãy cảm thông và thấu hiểu

Hầu như tất cả mọi người đều đã từng nghe đến HIV và AIDS, tuy nhiên có rất ít người hiểu đúng về
nó.

Những sai lầm trong hiểu biết về HIV/AIDS khiến chúng ta có cái nhìn không thiện cảm với bệnh
nhân không may mắc phải căn bệnh thế kỷ này.

Về bản chất, HIV là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể tấn công bất kì ai,
lây nhiễm HIV không phân biệt tuổi tác, gia đình, nghề nghiệp, đ ịa v ị xã h ội.
Bất kì ai nếu không hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS và không thực hiện các
hành vi an toàn đều có nguy cơ bị nhiễm HIV/AIDS.

Chính bức tường ngăn cách mang tên “kì thị” là thứ giết chết người bệnh trước khi căn bệnh phát
tác

Vậy nên, mỗi chúng ta hãy tạo cho mình lối sống lành mạnh và vốn kiến thức sâu rộng để cùng chung
tay đẩy lùi căn bệnh thế kỉ đã và đang làm chao đảo thế giới hơn mấy mươi thập kỉ qua.

- Sơ lược về lịch sử, nguồn gốc của HIV/AIDS:

Nguồn gốc:

• Ca HIV-1 và HIV-2 được tin là khởi nguồn từ những loại linh trưởng (không phải người) ở Tây
Trung Phi và truyền sang người vào đầu thế kỷ 20.

• Ca HIV ở người sớm nhất được ghi nhận ở quá khứ là vào năm 1959 ở Congo thuộc Bỉ. Virus có
thể đã có mặt ở Hoa Kỳ ngay từ giữa đến cuối thập niên 1950 khi một nam giới 16 tuổi biểu hiện
những triệu chứng vào năm 1966 và qua đời năm 1969.

Lịch sử:

1900: bắt đầu sự lây truyền của căn bệnh này từ tinh tinh qua người.

1980: AIDS được lưu ý lần đầu tiên ở những người đàn ông đồng tính luyến ái và những người tiêm
ma tuý vào tĩnh mạch.

1983: những nhà khoa học đã nghiên cứu và công bố căn bệnh thế kỷ HIV.

1990: hội chứng này đã trở thành một dịch bệnh toàn cầu.

2004: 58% người bị AIDS là phụ nữ.

-Vậy HIV/AIDS là gì?

HIV là tên viết tắt của cụm từ: Human Immuno-deficiency Virus. Đây là một loại virus khi xâm nhập
vào cơ thể người có khả năng gây suy giảm miễn dịch ở người.

AIDS là tên viết tắt của cụm từ: Acquired Immuno Deficiency Syndrome (Hội chứng suy giảm miễn
dịch mắc phải).
-> Cơ chế gây bệnh AIDS: HIV tấn công vào cơ thể qua các con đường lây truyền bệnh như đường
máu, quan hệ tình dục, dùng chung bơm kim tiêm, truyền từ mẹ sang con. Từ đó làm suy yếu khả
năng miễn dịch của cơ thể làm cơ thể mất khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn,
virus, nấm, ký sinh trùng.

- Mối liên hệ giữa HIV/AIDS như thế nào?

Nhiễm HIV được chia làm 4 giai đoạn:

+Giai đoạn sơ nhiễm (còn gọi là thời kỳ cửa sổ):

Thời gian kéo dài từ 2 đến 6 tháng, cơ thể hoàn toàn bình thường. Xét nghiệm HIV cho kết quả âm
tính (vì thế trong giai đoạn này dễ lây bệnh cho người khác nếu quan hệ tình dục không an toàn).

+Giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng:

Thời gian từ 5 đến 7 năm cơ thể vẫn khỏe mạnh bình thường. Xét nghiệm (+) dương tính.

+Giai đoạn cận AIDS:

Vẫn không có biểu hiện đặc trưng, xét nghiệm (+) dương tính.

+Giai đoạn AIDS:

Biểu hiện các triệu chứng sau:

- Gầy sút (giảm trên 10% trọng lượng cơ thể).

- Sốt, tiêu chảy, ho kéo dài trên 1 tháng.

- Xuất hiện nhiều bệnh như: ung thư, viêm phổi, lao, viêm da, lở loét toàn thân.

- Người bệnh nhanh chóng tử vong tùy theo điều kiện chăm sóc và điều trị. HIV/AIDS không phải
là bệnh xã hội, mà là một căn bệnh thật sự không phải chỉ những người “xấu”, người dính vào tệ nạn
XH mới nhiễm HIV, mà tất cả mọi người đều có thể nhiễm HIV, nếu không thực hiện các hành vi an
toàn.

=> Do vậy có thể hiểu HIV là virus gây suy giảm miễn dịch ở người và gây ra bệnh AIDS (hội chứng suy
giảm miễn dịch mắc phải) phụ thuộc vào các bệnh lý liên quan đến HIV như tình trạng sụt cân, các
nhiễm trùng cơ hội, các bệnh ác tính, mức độ hoạt động về thể lực. Người nhiễm HIV có các bệnh lý
lâm sàng ở giai đoạn IV (giai đoạn cuối) được coi là AIDS.
- Biểu hiện của bệnh HIV/AIDS

Sốt và ớn lạnh: Người bệnh Sốt nhẹ từ 37,5 đến 38 độ C, kèm theo ớn lạnh là một trong những triệu
chứng HIV phổ biến nhất. Thời điểm này virus đi vào mạch máu và bắt đầu nhân lên với số lượng lớn
nên gây ra phản ứng kích thích ở hệ miễn dịch. Thời gian sốt thường kéo dài trong một hoặc hai
tuần, nhưng nó có thể chỉ xuất hiện trong một ngày.

Mệt mỏi: Phản ứng của cơ thể đối với tác nhân gây bệnh gây cho người bệnh cảm giác mệt mỏi,
buồn ngủ.

Đau nhức người: đau đầu, cơ bắp, đau các khớp: Thường xuyên cảm thấy đau nhức người, các
khớp. Triệu chứng này dễ nhầm với nhiễm một loại virus thông thường.

Đau họng: Có thể họng bị viêm, gây khó nuốt và đau họng.
Sưng hạch cổ, nách và bẹn

Phát ban đỏ ở da: Phát ban đỏ ở da kèm theo ngứa là triệu chứng phổ biến nhất khi nhiễm HIV trong
vòng 2 đến 3 tuần sau khi bị virus xâm nhập.

Buồn nôn, tiêu chảy: Có khoảng 30 - 60% người bệnh có dấu hiệu buồn nôn, nôn hay tiêu chảy trong
giai đoạn sớm của bệnh HIV.

Ngoài ra còn một số triệu chứng ít gặp hơn ở giai đoạn sớm bao gồm: Giảm cân không rõ nguyên
nhân, bị nấm, tưa miệng hay nhiễm trùng, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ

- Nguyên nhân do lây qua các con đường chủ yếu sau:

1.HIV lây truyền qua hoạt động tình dục không an toàn
(Virus HIV có rất nhiều trong chất dịch sinh dục của người bị nhiễm. Do vậy, virus HIV có thể xâm nhập vào máu bạn tình
qua cơ quan sinh dục. Việc sinh hoạt tình dục dù có giao hợp hay chỉ tiếp xúc cơ quan sinh dục đều có khả năng lây nhiễm).

2.HIV lây qua đường máu


(HIV có rất nhiều trong máu người nhiễm. Do vậy việc dùng chung bơm kim tiêm, dụng cụ y tế không qua tiệt trùng với
người nhiễm HIV, truyền máu của người nhiễm HIV đều làm cho bạn bị lây nhiễm HIV.

Riêng về ma túy, bản thân nó không sinh ra HIV nhưng người nghiện ma túy dễ dàng bị lây nhiễm HIV khi dùng chung bơm
kim tiêm với bạn nghiện hoặc bơm kim tiêm tại tụ điểm bán thuốc).

3.HIV lây truyền qua đường từ mẹ sang con


(Tỷ lệ trẻ em sinh ra bị nhiễm HIV từ những người mẹ bị nhiễm HIV là 25-30%. HIV có thể lây từ mẹ sang bé qua nhau thai
khi bé trong bụng mẹ, qua máu và chất dịch của mẹ khi sinh hoặc qua sữa mẹ khi mẹ cho con bú. Trẻ sơ sinh nhiễm HIV
thường không sống được quá 3 năm).

- Phương pháp phòng tránh: dựa vào con đường lây nhiễm

Lây qua đường tình dục:

-Sống lành mạnh, không quan hệ tình dục bừa bãi.

-Thực hiện tình dục an toàn để bảo vệ bản thân và sử dụng bao cao su đúng cách.

-Phát hiện sớm và chữa trị kịp thời các bệnh lây qua đường tình dục sẽ giúp làm giảm nguy cơ bị
nhiễm HIV/AIDS.

Lây qua đường máu:

-Không tiêm chích ma túy.

-Chỉ truyền máu và các phế phẩm máu khi cần thiết và chỉ nhận máu và các phế phẩm máu đã xét
nghiệm HIV/AIDS.

-Chỉ sử dụng kim tiêm vô trùng. Không dùng chung bơm kim tiêm. Sử dụng dụng cụ đã tiệt trùng khi
phẫu thuật, xăm, xỏ lỗ, châm cứu..

-Dùng riêng đồ dùng cá nhân: bàn chải đánh răng, dao cạo râu, bấm móng tay,..

Lây truyền từ mẹ sang con:

-Người phụ nữ bị nhiễm thì không nên có thai vì tỷ lệ lây truyền sang con là 30%.
-Trường hợp muốn sinh con thì nên đến cơ sở y tế để được tư vấn về cách phòng lây nhiễm HIV cho
con.

-Sau khi sinh: nếu có điều kiện thì nên sử dụng sữa bò thay thế cho sữa mẹ.

- Phương pháp điều trị: nếu như tuân thủ điều trị thì người nhiễm HIV vẫn có tuổi thọ như người
không nhiễm:

Điều trị kháng retrovirus: nếu người bệnh tuân thủ tốt thì chỉ sau vài tháng, người nhiễm HIV sẽ đạt
được tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện.

Thuốc giảm đau: giảm các loại đau liên quan đến HIV như: nhức đầu, đau khớp cơ và xương, đau dạ
dày…

Điều trị dự phòng phơi nhiễm: ngăn chặn HIV xâm nhập vào trong tế bào. Thời điểm điều trị tốt
nhất là 6h sau khi tiếp xúc đến tối đa 72h và sử dụng thuốc kháng sinh (ARV) trong vòng 4 tuần.

Phòng ngừa lây truyền từ mẹ sang con: trẻ sinh ra được uống ARV trong vòng 24h đầu sau khi sinh
và được tiếp tục theo dõi tại các bệnh viện Nhi đồng. Việc này làm giảm tỷ lệ trẻ nhiễm HIV từ 30%
xuống còn khoảng 6%.

Nhiễm trùng cơ hội: bằng cách giữ vệ sinh tối đa trong ăn uống, sinh hoạt hằng ngày, tiêm chủng các
bệnh như viêm gan, viêm não..

Kháng HIV và thông điệp mới U=U: còn gọi là điều trị ARV (Anti-Retro Virus): điều trị phối hợp 3 loại
thuốc kháng HIV nhằm:

-Ngăn chặn sự phát triển của AIDS.

- Giảm lượng virus HIV trong cơ thể nên làm giảm lây lan trong cộng đồng.

*Quan trọng: khi phát hiện bị mắc HIV/AIDS cần đến gặp bác sĩ ngay và lựa chọn liệu pháp điều trị
phù hợp với tình trạng bệnh và tình trạng sức khỏe.

- Ảnh hưởng của HIV/AIDS đến con người, xã hội: cực kì nguy hiểm và không thể lường trước được

-Ảnh hưởng về kinh tế: Số người nhiễm HIV chủ yếu ở lứa tuổi lao động. Khi nhiều người bị nhiễm
HIV và bị chết vì AIDS sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của từng gia đình, cộng đồng và của
đất nước. Chi phí cho công tác phòng chống AIDS sẽ rất tốn kém.

- Ảnh hưởng về tâm lý xã hội: Mọi người sợ hãi dễ dẫn đến tình trạng phân biệt đối xử. Cuộc sống
của gia đình có người bị nhiễm HIV hoặc bệnh AIDS sẽ trở nên căng thẳng, xuất hiện nhiều mâu
thuẫn và dần tiến tới sự mất ổn định trong cuộc sống.

- Ảnh hưởng nặng nề cho hệ thống y tế: Phần nhiều hệ thống y tế bị quá tải, phát sinh các nguy cơ
lây nhiễm HIV trong môi trường y tế. Thuốc đặc trị không có nhưng vẫn phải tiến hành việc điều trị
cho các bệnh nhân bị nhiễm HIV/AIDS dẫn đến chi phí cho điều trị lớn nhưng không đạt hiệu quả,
bệnh nhân vẫn tử vong.

- HIV làm giảm tuổi thọ trung bình. Tăng tỷ lệ chết sơ sinh, tỷ lệ chết mẹ..... làm nảy sinh các vấn đề
về trẻ mồ côi, bảo tồn nòi giống.

=> Từ những ảnh hưởng trên sẽ tác động tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, trật
tự, an toàn xã hội và đe dọa sự phát triển bền vững của đất nước.-

- Thực trạng HIV/AIDS hiện nay ở Việt Nam: đáng báo động
Mỗi tháng Việt Nam ghi nhận gần 1.000 người nhiễm HIV mới

Theo Thạc sĩ Võ Hải Sơn, Trưởng phòng Giám sát và xét nghiệm, Cục Phòng, chống HIV/AIDS, đến
nay, Việt Nam đã có 242.000 ca nhiễm HIV và 112.368 ca tử vong. Tại Việt Nam, mỗi tháng ghi nhận
gần 1.000 người nhiễm HIV mới, trong đó hơn 80% bị lây nhiễm qua con đường tình dục, đặc biệt
tăng mạnh trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (SMS). Trong 9 tháng đầu năm 2022, Việt
Nam phát hiện 9.025 ca nhiễm HIV mới, 1.378 ca tử vong. Đáng chú ý, số người nhiễm HIV mới phát
hiện đến tháng 10-2022, có tới 36% ca tại Đồng bằng sông Cửu Long, 28% ca tại TP Hồ Chí Minh.

Bà Cao Kim Thoa, Phó trưởng Phòng Dự phòng lây nhiễm HIV, Cục Phòng, chống HIV/AIDS cho biết,
những năm 2010-2011, tỷ lệ lây nhiễm HIV qua đường tình dục và máu có sự cân bằng nhau. Nhưng
đến năm 2020-2021, đường lây qua máu giảm chỉ còn 12-13%, trong khi lây qua đường tình dục tăng
từ 35% năm 2010 lên hơn 80% vào năm 2022. Theo báo cáo mới nhất, HIV có xu hướng trẻ hóa
nhanh, ở nhóm người dưới 30 tuổi (những năm 2012-2013) tỷ lệ nhiễm HIV chỉ dưới 5%, nhưng đến
năm 2022, con số này tăng rất cao lên 50%. Đáng chú ý, tỷ lệ mới phát hiện trong nhóm nam cao hơn
rất nhiều so với nữ; đường lây chủ yếu là qua quan hệ tình dục không an toàn và tỷ lệ này tiếp tục
tăng mạnh qua các các năm và trở thành đường lây chính.

=> Với những con số báo động ấy, nhà nước ta cần có những giải pháp hiệu quả hơn để đẩy lùi căn
bệnh này.

- Tìm hiểu về Ngày thế giới phòng chống AIDS: vì một xã hội phát triển lâu dài

-> Là ngày lễ quốc tế được cử hành vào ngày 1 tháng 12 hàng năm, nhằm nâng cao nhận thức về nạn
dịch AIDS do việc lây nhiễm HIV, và để tưởng nhớ các nạn nhân đã chết vì HIV/AIDS.

Từ khi bắt đầu cho tới năm 2004, Chương trình chung của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS, cơ quan dẫn
đầu chiến dịch Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS, đã lựa chọn các chủ đề hàng năm có tham
khảo ý kiến các tổ chức y tế toàn cầu khác.

Tính đến năm 2008, chủ đề Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS mỗi năm đều do Ban Chỉ đạo
toàn cầu của Chiến dịch thế giới phòng chống bệnh AIDS lưa chọn sau khi tham khảo ý kiến rộng rãi
với những người, tổ chức và cơ quan chính phủ tham gia trong công tác phòng chống và điều trị
HIV/AIDS. Đối với mỗi Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS từ năm 2005 đến năm 2010, thì chủ đề
là "Hãy chặn đứng bệnh AIDS. Hãy giữ vững cam kết", với một chủ đề phụ, hàng năm. Chủ đề bao
quát này được thiết kế để khuyến khích các nhà lãnh đạo chính trị giữ cam kết của họ cho mọi người
được quyền tiếp cận việc phòng chống, điều trị HIV/AIDS, chăm sóc, và hỗ trợ vào năm 2010.

 Ngày phòng chống HIV AIDS từ khi được ra đời cho đến nay đã mang trong mình sức
mệnh vô cùng quan trọng. Nhờ vào điều đó mà căn bệnh HIV đã phần nào được đẩy lùi. Ý
nghĩa của ngày này chính là nhắc nhở mọi người nhớ đến các biện pháp phòng chống an
toàn cho bản thân, tránh xa những nguồn lây bệnh.
 Không chỉ thế ngày phòng chống HIV AIDS còn được tổ chức với mong muốn giảm thiểu sự
kỳ thị của mọi người với những bệnh nhân bị nhiễm bệnh. Rất nhiều trường hợp vô tình bị
nhiễm và sống trong sự đau khổ vì bị kỳ thị. Biểu tượng HIV đã được ra đời và đi kèm vào
ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS để thể hiện sự ủng hộ với những người bị nhiễm, giúp
họ quay lại với cộng đồng và có cuộc sống như bao người. Vốn dĩ căn bệnh này không làm
ảnh hưởng đến khả năng tư duy, họ vẫn có thể góp một phần công sức cho việc phát triển xã
hội.

Lời kết:
Hiện nay trong chính sách và luật pháp của Việt Nam, những người bị nhiễm HIV đều được bảo vệ và
có quyền bình đẳng như những người bình thường.

Do đó bạn cũng nên nâng cao ý thức của chính bản thân và tuyên truyền cho những người xung
quanh về ý thức bảo vệ cộng đồng cũng như chung tay, cố gắng tuân thủ các quy định phòng, chống
HIV/AIDS vì một thế hệ tương lai nói “KHÔNG” với căn bệnh thế kỉ này.

You might also like