Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

5.6.

Uy tín sư phạm và con đường hình thành uy tín sư phạm của người
giáo viên tiểu học
5.6.1. Khái niệm uy tín sư phạm của người giáo viên tiểu học
Như chúng ta biết, khả năng tác động giáo dục của giáo viên đối với học
sinh tiểu học là rất cao, bởi vì đối với học sinh tiểu học, ngay từ đầu, giáo viên
tiểu học là người có uy tín tuyệt đối. Đối với trẻ, giáo viên là tiêu biểu cho nhà
trường nơi mà chúng khao khát được đến học và cũng là nơi gắn với nhiều thay
đổi trong cuộc sống ở trẻ.
Uy tín của người giáo viên được hiểu là giá trị xã hội của người giáo viên, là
sự phát triển cao nhân cách của người giáo viên, do tấm lòng và tài năng của
người giáo viên tạo nên.
5.6.2. Vai trò của uy tín ở người giáo viên tiểu học
- Hiệu quả của hoạt động sư phạm phụ thuộc rất nhiều vào uy tín của người
giáo viên.
- Có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình cảm, ý chí của học sinh.
- Luôn được học sinh kính trọng, yêu mến và đánh giá cao về phẩm chất và
năng lực.
- Tạo cho người giáo viên sức mạnh tinh thần và khả năng cảm hoá học sinh.
Như vậy, uy tín của giáo viên là điều kiện cần thiết để giảng dạy và giáo dục
học sinh. Sử dụng đúng đắn uy tín của mình, giáo viên có kinh nghiệm sẽ hình
thành tốt nhất ở học sinh tính tổ chức, lòng yêu lao động, thái độ tốt đối với giờ
học, tích cực trong học tập và hình thành ở các em kỹ năng điều khiển hành vi.
5.6.3. Các loại uy tín ở người giáo viên tiểu học
Uy tín thật (uy tín chân chính), được toát lên từ toàn bộ cuộc sống của
người giáo viên, nó là kết quả của sự hoàn thiện nhân cách, là hiệu quả lao
động đầy kiên trì và giàu lòng sáng tạo, là kiến tạo quan hệ tốt đẹp giữa thầy và
trò. Với uy tín đó, người giáo viên luôn toả ra một hào quang hấp dẫn và soi
sáng cho các em noi theo. Mỗi lời nói, cử chỉ, hành vi của giáo viên đều là bài
học sống động cho học sinh, nhiều học sinh mong muốn giáo viên là hình
tượng lý tưởng của mình. N.Gônôbôlin viết: “Toàn bộ các thuộc tính tâm lý
giúp người giáo viên có thể xác định được cách tiếp xúc với học sinh, cuối
cùng là tạo cho người giáo viên đó có uy tín trước học sinh. Uy tín là một yếu
tố vô cùng quan trọng giúp cho người giáo viên thành công trong công tác...
Người giáo viên có uy tín là người được học sinh thừa nhận có những phẩm
chất mà nhờ đó họ được các em rất kính trọng và có ảnh hưởng lớn đến các
em”1.
Uy tín giả, dựa trên cơ sở của dư luận, quyền uy. Loại uy tín này được xây
dựng bằng các thủ thuật giả tạo như: trấn áp học sinh, làm các em sợ hãi mà
phục tùng, bằng cách khoe khoang khoác lác về những cái mà mình không có,
hoặc bằng lối sống xuề xòa, dễ dãi, vô nguyên tắc, bằng những biện pháp
nuông chiều học sinh… Uy tín kiểu này sẽ không thể tồn tại lâu dài và sẽ
nhanh chóng thất bại. Uy tín này sẽ tác động tiêu cực tới sự hình thành nhân
cách học sinh.
5.6.4. Hình thành uy tín ở người giáo viên tiểu học
Để hình thành uy tín thực sự đối với học sinh thì người giáo viên cần:
- Phải thương yêu học sinh và tận tụy với nghề nghiệp.
- Phải đối xử với học sinh một cách công bằng, không thiên vị, không thành
kiến, không tạo áp lực cho học sinh.
- Giáo viên phải có ý chí phấn đấu vươn lên, có nhu cầu mở rộng tri thức và
có nhu cầu nâng cao trình độ nghề nghiệp.
- Có phương pháp và kỹ năng tác động trong dạy học và giáo dục hợp lý,
hiệu quả và sáng tạo.
- Giáo viên phải có tác phong mô phạm, phải gương mẫu trước học sinh về
mọi mặt, ở mọi lúc, mọi nơi và mọi hành vi.
N.D. Lêvitốp cũng nêu rõ những điều kiện cần thiết để người giáo viên có uy
tín đối với học sinh. Ông viết: “Giáo viên có uy tín là nhà giáo mà nhân cách
của họ được học sinh công nhận và kính trọng, là người nêu lên tấm gương tốt
cho học sinh noi theo, là người có trình độ tư tưởng chính trị cao, có khuynh
hướng sư phạm, có năng lực công tác giáo dục, có sức mạnh của ý chí, nắm
vững môn mình dạy và có nghệ thuật sư phạm”2. Ông nhấn mạnh ý nghĩa của
giờ học đầu tiên, quá trình xây dựng uy tín dần dần, việc uy tín có thể bị giảm
sút và bước đường khó khăn gấp bội khi phải xây dựng lại uy tín đã mất.
Tóm lại: Nhân cách là bộ mặt chính trị đạo đức của người giáo viên, là công
cụ chủ yếu để tạo ra sản phẩm giáo dục. Nhân cách có cấu trúc tâm lý rất
phong phú và cũng rất phức tạp. Sự hình thành và phát triển nhân cách là cả

1
Gônôbôlin. Ph.N (1976). Những phẩm chất tâm lý của người giáo viên, NXB Giáo dục.
2
Levitốp.N.D (1971). Tâm lý học trẻ em và tâm lý học sư phạm, NXBGD
một quá trình tu dưỡng văn hóa và rèn luyện tay nghề trong thực tiễn sư phạm.
Thời gian học tập và tu dưỡng ở trường sư phạm của các giáo sinh là hết sức
quan trọng để tạo nên tiền đề cần thiết cho sự hình thành nhân cách và uy tín
của một nhà giáo về sau.

You might also like