Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

Chủ đề 1 : Giá trị và vai trò của lao động đối với cuộc sống ( thông qua việc

phân
tích tục ngữ , ca dao hoặc 1 tác phẩm văn học cụ thể ( ví dụ : “ Hạt gạo làng ta” của
Trần Đăng Khoa , “ Tiếng chổi tre “ của Tố Hữu , Lặng lẽ Sapa của Nguyễn Thành
Long ,vv )
BÀI LÀM
I, Khái quát về lao động trong triết học Máclenin
1, Lao động là gì ?
Trong giáo trình: Kinh tế học chính trị Mác – Lênin viết: “Lao động là hoạt động
có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra các sản phẩm phục vụ các nhu
cầu của đời sống con người” Trong bộ luật lao động năm 1994 của nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam viết: “Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con
người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội“.
Hai khái niệm sau cơ bản giống nhau và khái quát được một cách toàn diện các
hoạt động lao động phong phú của con người. Hoạt động lao động của con người
có vai trò hết sức quan trọng. Trong lao động sản xuất ra của cải vật chất, con
người luôn tác động vào các vật chất của tự nhiên, biến đổi nó cho phù hợp với nhu
cầu của con người. Trong quá trình đó, con người ngày càng phát hiện được những
đặc tính, những quy luật của thế giới tự nhiên, từ đó họ cũng không ngừng thay đổi
phương thức tác động vào thế giới tự nhiên, cải tiến các thao tác và công cụ lao
động sao cho hoạt động của họ ngày càng hiệu quả hơn. Như vậy, con người và tự
nhiên có mối quan hệ biện chứng hữu cơ với nhau trong quá trình con người phát
triển hướng tới một xã hội văn minh và hiện đại .
2, Đặc điểm của lao động
– Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm tạo ra sản
phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội. Lao động luôn được xem là vấn đề toàn
cầu,ảnh hưởng quan trọng đến sự hưng thịnh của mỗi quốc gia.
– Lao động là nguồn lực sản xuất chính và không thể thiếu được trong các hoạt
động kinh tế: Lao động là yếu tố đầu vào, nó ảnh hưởng tới chi phí tương tự như
việc sử dụng các yếu tố sản xuất khác.
– Lao động là một bộ phận của dân số: Lao động là người được hưởng thụ lợi ích
của quá trình phát triển.
– Lao động có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Đầu tiên là theo trình
độ kỹ năng; cơ bản nhất là lao động phổ thông không qua đào tạo. Mặc dù đó
thường là lao động chân tay, chẳng hạn như công nhân nông trại, nó cũng có thể là
công việc phục vụ, chẳng hạn như nhân viên trông coi. Loại tiếp theo là lao động
bán kỹ năng, có thể yêu cầu một số giáo dục hoặc đào tạo. Một ví dụ là công việc
sản xuất.
– Lao động cũng có thể được phân loại theo bản chất của mối quan hệ với người sử
dụng lao động. Phần lớn người lao động là người làm công ăn lương. Điều này có
nghĩa là họ được giám sát bởi một ông chủ. Họ cũng nhận được một mức lương ấn
định hàng tuần hoặc hai tuần một lần và thường xuyên nhận được. những lợi ích.
– Lao động được đo bằng lực lượng lao động hoặc nhóm lao động. Để được coi là
một phần của lực lượng lao động, bạn phải sẵn sàng, sẵn sàng làm việc và đã tìm
kiếm việc làm gần đây. Quy mô của lực lượng lao động không chỉ phụ thuộc vào
số lượng người trưởng thành mà còn phụ thuộc vào khả năng họ cảm thấy họ có
thể kiếm được việc làm. Đó là số người trong một quốc gia có việc làm cộng với số
người thất nghiệp.
– Một đặc điểm của mọi lao động là nó sử dụng thời gian, theo nghĩa cụ thể là nó
tiêu hao một phần số năm ngắn ngủi của cuộc đời con người. Một đặc điểm chung
khác là, không giống như trò chơi, nói chung bản thân nó không phải là một mục
đích đầy đủ mà được thực hiện vì lợi ích của sản phẩm của nó hoặc trong đời sống
kinh tế hiện đại, vì lợi ích của việc đòi một phần sản phẩm tổng hợp của cộng
đồng, ngành công nghiệp. Ngay cả những người lao động tìm thấy niềm vui chính
trong công việc của mình cũng thường cố gắng bán dịch vụ hoặc sản phẩm với giá
tốt nhất mà anh ta có thể nhận được.
3, Ý nghĩa của lao động
Lao động là cơ bản nhân tố và chủ động của sản xuất Lao động góp phần quan
trọng vào sản xuất hàng hóa. Lao động là sự cố gắng của trí và cơ thể hướng đến
một số thứ khác ngoài niềm vui có thể tiếp tục từ công việc. Giống như một loại
hàng hóa, Lao động không thể lưu trữ và rút khỏi trường thị trong một thời điểm
thuận lợi nếu được đưa ra mức lương thấp.
Hơn nữa, sức lao động không thể tách rời khỏi người lao động và phải chuyển cá
nhân, điều kiện và môi trường làm việc có nghĩa là rất quan trọng. Nếu lòng dân
làm việc và quản lý tốt, thì mức lương thấp hơn cũng có thể chấp nhận được. Lao
động có khả năng định lượng, do đó, người sử dụng lao động có lợi thế hơn trong
các giao dịch về Lao động và mức lương được đưa ra thấp hơn thời hạn.
Cung Lao động không thể nhanh chóng điều chỉnh theo yêu cầu thay đổi. Mức
lương kép khi quy định cao hơn và những lúc khác mức thấp hơn mức cần thiết. Vì
Lao động không có chi phí sản xuất được, nên nó phải hài lòng với mức lương mà
nó có thể nhận được hoặc nó được nhận
Vì vậy, Karl Marx đã nói – ”Bản đồ là tập định thức của lao động được thực
hiện trong quá khứ. Đất được làm ra vào mục đích sản xuất là công suất lao
động rất quan trọng của người lao động ”. Do đó, chúng ta không thể bỏ qua tầm
quan trọng của Lao động trong Kinh tế
II, Phân tích câu ca dao tục ngữ nói về giá trị và vai trò của lao động

Có làm thì mới có ăn,


Không dưng ai dễ đem phần đến cho
Nghe qua câu tục ngữ "Có làm thì mới có ăn không dưng ai dễ đem phần đến cho"
có lẽ ai cũng hiểu được ý nghĩa chứa đựng trong đó. Ấy là con người ta phải bắt
tay vào làm, phải lao động thì mới có cái để ăn, mới có thể nuôi sống bản thân. Sẽ
không có ai tự động đem đồ ăn đến cho bạn, phục vụ bạn vì vậy hãy dựa vào bản
thân, đừng nhờ vả, trông chờ, dựa dẫm vào người khác .Tuy nhiên, hiểu rộng ra,
"phần" để "ăn" không chỉ đơn giản là cơm, là cái ăn bình thường mà còn là thành
quả, thành tựu, mục tiêu mà bạn muốn có được, muốn hướng đến. Còn "làm"
chính là sự nỗ lực, cố gắng, là tâm huyết của bạn chứ không chỉ đơn giản là việc
lao động tay chân.
Ý nghĩa sâu xa mà ông cha ta gửi gắm trong câu tục ngữ này chính là khuyến
khích sự siêng năng, tinh thần hăng say lao động, tự lập, tự chủ. Muốn ăn "quả
ngọt" bạn phải đổ mồ hôi, công sức, không có ai đem thành quả đến cho bạn ngoài
chính bản thân bạn nên đừng lười biếng.

Có làm thì mới có ăn không dưng ai dễ đem phần đến cho" là một lời nhắn nhủ mà
ông cha ta để lại cho con cháu của mình. Câu tục ngữ không chỉ đặc biệt phù hợp
với thời kỳ cần lao động, gây dựng đất nước mà đúng với cả xã hội hiện đại ngày
nay hay thậm chí là mãi về sau
Trong thời kỳ đổi mới đất nước, câu tục ngữ trên đề cao tinh thần lao động làm
việc để tạo ra của cải vật chất, tạo nên những giá trị có ích cho cuộc sống. Nếu
chúng ta lao động chăm chỉ, chúng ta sẽ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc đồng thời
khiến con cái hay thế hệ sau có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Trong xã hội hiện đại ngày nay cũng như vậy. Đừng đòi hỏi có được thành
công hay có được tiền bạc cũng đừng than vãn rằng bạn không có gì để làm. Công
việc luôn có, cơ hội luôn rất rộng mở, ai cũng có thể tìm được cho mình vị trí phù
hợp. Chỉ là bạn có chịu làm, có chăm chỉ và tự mình nỗ lực hay không mà thôi.
Dù là việc tay chân hay việc liên quan đến trí óc thì lao động chân chính, tự nuôi
sống bản thân là cách giúp con người ta trưởng thành và khiến người khác nể
phục. Đương nhiên, khi đạt được thành quả bằng chính sức lao động của mình thì
bạn cũng biết trân quý, hiểu được giá trị của “trái ngọt và có quyền tự hào về bản
thân. Nghề nghiệp không phân sang - hèn, lao động chính là vinh quang.
Bên cạnh đó, "không dưng ai dễ đem phần đến cho" cũng là một cách phê bình,
mỉa mai những người có tư tưởng lười lao động, chỉ muốn ngồi “há miệng chờ
sung”. Khi không chịu lao động mà vẫn muốn có cơm ăn, muốn được hưởng thành
quả chúng ta sẽ rất dễ bị những suy nghĩ sai lệch chi phối. Cuối cùng dẫn đến
những hành vi như trộm cắp, cướp giật, lừa đảo… để lại hậu quả đáng tiếc

 (Tầm quan trọng của sản xuất vật chất, của lao động; lao động làm ra
sản phẩm đáp ứng nhu cầu sinh tồn và phát triển của con người, xã hội
loài người).

Giàu đâu đến kẻ ngủ trưa

Sang đâu đến kẻ say sưa tối ngày.

Người xưa đã dùng hình ảnh ẩn dụ (so sánh ngầm, lấy một bộ phận nói lên toàn
thể). Hình ảnh bàn tay tượng trưng cho con người. Tay dùng để lao động, để làm
việc. Tay làm nói con người chăm chỉ, tay quai chỉ con người lười biếng, không
chịu làm việc. Hàm và miệng giúp con người ăn uống. Hình ảnh hàm và miệng ở
đây tượng trưng cho cuộc sống của con người. Hàm nhai ý nói có ăn, có thu nhập
để sống. Tay quai miệng trễ ý nói là nếu không chịu lao động, nếu lười biếng thì
không có cái ăn, không có thu nhập để sống, cuộc sống sẽ khổ sở, thiếu thốn.

Câu tục ngữ khuyên chúng ta phải chăm chỉ lao động, cần cù chịu khó làm ra của
cải vật chất, dùng bàn tay khối óc, không ngại gian khổ, sớm khuya, một nắng hai
sương để cho cuộc đời chẳng những có ăn, no đủ mà ngày càng khá giả, tốt đẹp.
Câu tục ngữ cũng phê phán thói chây lười, không chịu lao động, làm chăng hay
chớ, tùy tiện nên đời sống sẽ khỗ sở, đói rách, thiếu thốn. Người xưa quan niệm rất
đúng đắn về lao động. Biết rằng lao động là vất vả, gian khổ nhưng cũng thật tốt
đẹp, cao quý

Có làm thì mới có ăn

Không dưng ai dễ đem phần đến cho

Phê phán thói lười biếng. Ngủ trưa (ngủ ngày), ngủ dậy muộn, không biết quý
trọng thời gian, ngại khổ, trốn tránh công việc, say sưa rượu chè tối ngày sẽ chịu
hậu quả chẳng những không mong gì giàu sang, no đủ mà còn phải chịu chật vật,
khốn khó do thói quen lười biếng tạo nên.

Hai câu tục ngữ nêu lên một chân lý giản đơn của đời sống con người: có làm thì
mới có ăn, mới mong no đủ, mới có thể giàu có. Ngược lại, thói quen lười biếng sẽ
dẫn đến hậu quả chẳng những miếng ăn, cuộc sống hàng ngày cũng không có,
không đủ chứ đừng mong gì cuộc sống giàu sang, no đủ. Ý nghĩ giàu sang của
những người lười biếng chỉ là một sự viển vông. Người xưa khẳng định sự cần
thiết phải lao động, mà phải lao động chăm chỉ nữa.

Thực tế muôn đời nay đã chứng minh chân lý đúng đắn đó, khẳng định sự cần thiết
của kinh nghiệm đó.

Trên ruộng đồng, người nông dân cuốc bẫm cày sâu, thức dậy từ lúc trời còn tang
tảng rạng đông, làm ngay cả lúc ban trưa và đến tối mịt mới về, quanh năm đầu tắt
mặt tối, một nắng hai sương mới mong có mùa thu hoạch tốt, có đời sống no đủ,
khá giả. Bài ca lao động gian khó, bài ca tình yêu là một cặp song song trong giai
điệu cuộc sống của họ, là nét đẹp, nét thơ mộng trong cuộc đời của họ. Một ngày
lao động vất vả, "mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày" đã đem đến cho người
nông dân buổi chiều khói bếp thơm nồng, buổi tối cả nhà quây quần quanh mâm
cơm vui vẻ và hơn thế nữa một cuộc sống no đủ, dài lâu, nhà ngói cây mít

Công lênh chẳng quản ngại bao lâu,

Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.

Người công nhân chăm chỉ bám máy, bám xưởng, có tay nghề giỏi, có năng suất
cao thì mới có lương cao, được thưởng nhiều và mới có cuộc sống sung túc.
Người thợ thủ công cũng vậy. Họ suốt đời gắn bó, tận tụy với nghề, chăm chỉ, cần
mẫn, kiên trì, khéo tay nên đã làm ra được nhiều sản phẩm, có thu nhập cao và
cuộc sống đầy đủ. Cả chúng ta, những học trò cũng thế, cần phải học tập nghiêm
túc, lao động giúp cha mẹ. Ngược lại nếu người nông dân mà lười biếng lao động,
không biết quý trọng thời gian thì sự thất bát mùa màng là chắc chắn. Lúa sẽ xấu,
cỏ mọc sẽ nhiều, lúa không đủ phân, đủ nước sẽ cho ít nhánh, năng suất không cao.
Đấy là chưa nói đến hậu quả tai hại do sâu bọ phá hoại. Kẻ làm thợ cũng vậy, lười
biếng sẽ không thể có nhiều sản phẩm và chắc chắn là lương thường sẽ ít, cuộc
sống sẽ vô cùng khó khăn. Bất cứ ai, bắt cứ làm nghề gì, việc gì cũng thế, nếu chây
lười thì sẽ chịu hậu quả là cuộc sống khốn khó mà thôi.

Lao động là cần thiết, là vẻ vang, là cao quý bởi nó đem lại cho đời sống tốt đẹp
cho con người, đảm bảo cuộc sống của cuộc đời. Lao động vì thế là đạo đức, là
phẩm chất của bất cứ mọi người trong xã hội, là thước đo tình cảm và năng lực của
con người. Thái độ đối với lao động cũng chính là cách nhìn nhận đúng đắn về bản
chất của con người. Chỉ có những người chăm chỉ lao động, yêu quý lao động mới
có thể có tình cảm chân thành, đúng đắn trong các quan hệ của cuộc sống. Những
kẻ lười biếng, ham mê chơi bời, rượu chè là kẻ xấu, cần tránh xa.

Các câu tục ngữ trên qua bao thời gian càng khẳng định sự đúng đắn của kinh
nghiệm sống quý báu và cần thiết mà người xưa đã để lại, khuyên nhủ chúng ta.
Ngày nay, khi con người đã tiến rất xa trong con đường giải phóng sức lao động,
sáng tạo ra nhiều của cải vật chất, sự chăm chỉ lao động, có thái độ đúng đắn với
lao động, tránh thói lười biếng lao động vẫn thật là cần thiết, bởi ý nghĩa của nó
không chỉ giúp con người theo kịp sự tiến bộ của khoa học, xây dựng cuộc sống
mới trên nền tảng kinh - tế xã hội còn khó khăn, mà cần thiết hơn là giáo dục đạo
đức, phẩm chất của con người trước yêu cầu và thử thách lớn lao hơn của đời sống.

III, Phân tích bài thơ nói lên giá trị của vai trò lao động đối với cuộc sống

Bài thơ Tiếng chổi tre của nhà thơ Tố Hữu in trong tập Gió lộng, gồm những bài
thơ sáng tác từ năm 1945 - 1961, thời kì nhân dân miền Bắc đang phấn đấu xây
dựng Chủ nghĩa xã hội.

Bài thơ thể hiện rõ thái độ trân trọng và ca ngợi người lao động, dù là người lao
động hết sức bình thường. Đây là một bài đạo đức sâu sắc cho tất cả mọi người,
nhát là ở lứa tuổi học sinh đang cắp sách đến trường. Nhân vật trong bài thơ là
người nữ công nhân quét rác. Chị giữ gìn đường phố sạch đẹp một cách âm thầm
trong đêm tối không mấy ai biết đến, nhưng chị đã góp phần làm đẹp thành phố,
đóng góp vào sự nghiệp xây dựng cuộc sống mới.
Cuộc sống vất vả ấy được nhà thơ miêu tả qua tiếng chối tre quét rác trong những
đem hè oi bức hay đêm đông giá rét, lúc mọi người đang ngủ sau một ngày học
tập, lao động mệt nhọc. Mỗi người công nhân phụ trách một đoạn đường, họ lầm
lũi làm việc. Nỗi cực khổ như tăng thêm trong hoàn cảnh ấy:

Những đêm hè

Khi ve ve đã ngủ

Tôi lắng nghe

Trên đường Trần Phú

Tiếng chổi tre

Xao xác hàng tre

Tiếng chổi tre

Đêm hè quét rác

Trong đêm khuya tĩnh mịch, nổi lên tiếng chổi soàn soạt trên mặt đường nhựa.
Tiếng chổi như một âm thanh đều không dứt, tạo thành âm điệu chung cho cả bài
thơ. Nó đặc tả sự vất vả, khó nhọc, kéo dài, không ngừng, không nghỉ:

Những đêm động

Khi cơn giông vừa tắt

Tôi đứng trông

Trên đường lặng ngắt

Chị lao công

Như sắt, như đồng

Chị lao công

Đêm đông

Quét rác.

Cái rét buốt của đêm đông, không gian vắng vẻ càng làm tôn vẻ đẹp của chị. Nhà
thơ so sánh chị như bức tượng đồng thể hiện nét khỏe khoắn, đáng yêu của người
phụ nữ lao động. Tấm lòng nhân ái của tác giả ẩn chứa sau từng câu, từng chữ hố
xá được dọn dẹp sạch sẽ từ ban đêm. Sáng hôm sau những gánh hoa từ các làng
hoa Ngọc Hà, Hữu Tiệp theo đường Trần Phú, Điện Biên Phủ xuôi về các chợ trong
thành phố. Hoa hồng, hoa cúc ngát hương, thược dược, cam chướng rực rỡ...
Gách hoa đi đến đâu, con đường như nở rộ đến đó:

Sáng mai ra

Gách hàng hoa

Xuống chợ

Hoa Ngọc Hà

Trên đường rực rỡ

Hương bay xa

Thơm ngát

Đường ta...

Những con đường sạch sẽ không một chút rác rưởi vây bẩn màu hoa, không chút
hôi hám làm vẩn đục hương hoa tinh khiết. Cuộc đời đẹp biết bao nhiêu! Có ai
biết, ai nhớ tới công lao của những nữ công nhân quét rác?

Nhà thơ nhắc nhở hoa:

Nhớ nghe hoa

Người quét rác

Đêm qua

Nhắc nhở các em nhỏ:

Nhớ nghe em

Tiếng chổi tre

Chị quét

Những đêm hè
Đêm đông

Gió rét...

Hãy luôn luôn nhớ để biết ơn, để kính trọng người lao động, từ đó có ý thức giữ
gìn thành quả lao động, góp phần làm đẹp quê hương:

Giữ sạch lề,

Đẹp lối

Em nghe!

Lời nhắn nhủ chân tình ấy đã gây xúc động thật sự trong mỗi chúng ta.

Ý nghĩa bài thơ không chỉ dừng lại ở chỗ khuyên nhủ các em nhỏ hãy giữ gìn vệ
sinh nơi đường phố mà sâu xa hơn, nó lại một bài học đạo lí: Hãy yêu thương, trân
trọng và biết ơn người lao động. Nếu làm được như vậy, chúng ta đã góp phần xây
dựng và bảo vệ nếp sống văn hóa, văn minh - nếp sống đạo đức truyền thống dân
tộc. Và điều ấy thực sự cần thiết cho mỗi con người.

IV, Lao động là vinh quang là cội nguồn của mọi giá trị khác

Lao động tuy mệt nhọc, vất vả, nhưng khi lao động, con người cảm thấy có giá trị
hơn, cuộc đời có ý nghĩa hơn. Mọi người sẽ cảm thấy hạnh phúc trong từng thành
quả cho dù là nhỏ nhất và chỉ có lao động con người mới thực sự được hạnh phúc,
được tôn vinh. Trong bài viết: “Đạo đức lao động”, đăng trên Báo Cứu quốc, số
2092, ngày 4 tháng 6 năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra lời kêu
gọi:“Trước kia người ta cho lao động là việc nặng nề, xấu hổ. Nay lao động là sự
nghiệp quang vinh, vẻ vang, vui thú và anh dũng”2. Lời kêu gọi này thể hiện hiện
tính cấp thiết, trong bối cảnh đất nước thực hiện cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp đang đến giai đoạn đỉnh điểm, trên chiến trường chúng ta đã có những chiến
thắng vang dội, từng bước dành thế chủ động trên mặt trận tấn công kẻ thù ời kêu
gọi “lao động là sự nghiệp quang vinh, vẻ vang, vui thú và anh dũng” của Chủ tịch
Hồ Chí Minh có ý nghĩa to lớn, không chỉ động viên, cổ vũ tinh thần hăng say lao
động của đồng bào cả nước mà còn khẳng định giá trị của lao động là vốn quý, lao
động là thiêng liêng; lao động tạo ra của cải vật chất, đáp ứng yêu cầu cấp thiết của
kháng chiến, thể hiện tinh thần hậu phương vì tiền tuyến - hậu phương phải tăng
gia sản xuất, lao động hăng say, tạo động lực, cổ vũ, động viên, chi viện cho chiến
sĩ ở chiến trường. Thấm nhuần quan điểm này của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân
dân lao động cả nước đã nêu cao truyền thống cần cù, siêng năng, ra sức ngày đêm
lao động sản xuất nâng cao đời sống, bảo đảm lương thực cho cuộc kháng chiến
trường kỳ chống thực dân Pháp giành thắng lợi, mà đỉnh cao là chiến dịch Điện
Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Trên tinh thần và khí thế ấy, sau
năm 1954, nhân dân miền Bắc tiếp tục là hậu phương, nổ lực lao động, để có của
cải vật chất chi viện cho chiến trường miền Nam, góp phần dành thắng lợi cuối
cùng năm 1975, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, cả nước đi lên xây dựng xã hội
chủ nghĩa

1. Lao động là sự nghiệp quang vinh, vẻ vang: Điều này như một chân lý, hoàn
toán đúng với tiến trình phát triển của con người. Các lý thuyết về lao động đều
khẳng định vai trò vô cùng to lớn của lao động đối với sự phát triển của loài người
nói chung cũng như sự tiến bộ, trưởng thành của từng cá nhân nói riêng, đưa con
người đến các đỉnh cao của vinh quang và tự hào. Nhìn lại các thành tựu văn minh
của nhân loại và phát triển của Việt Nam, đều xuất phát từ lao động. Và, chính lao
động hình thành nên hoạt động thực tiễn của con người để cải tạo thế giới, cải tạo
xã hội và cải tạo chính bản thân con người, thể hiện ở những phương diện: Lao
động của con người có vai trò duy trì sự tồn tại và phát triển của nhân loại; lao
động là nguồn gốc của sự vận động, phát triển của văn minh nhân loại; lao động
giúp con người ngày càng hoàn thiện bản thân và đảm bảo điều kiện sống của gia
đình; lao động góp phần thiết lập và biến đổi các quan hệ xã hội.

Đối với Việt Nam, lao động có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định thắng lợi của
sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần xây dựng
thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ:“Cuộc
cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc biến đổi khó khăn nhất và sâu sắc nhất…
Muốn thế chúng ta phải dần dần biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu
thành một nước công nghiệp. Chúng ta phải dần dần tập thể hóa nông nghiệp”4.
Vì vậy, theo Người, “Tiến lên chủ nghĩa xã hội không phải muốn là tức khắc có,
mà phải làm thế nào cho nó tiến lên, tức là phải lao động, lao động thiết thực. Tất
cả mọi người phải lao động. Có lao động thì mới có ăn. Không lao động thì không
có ăn. Lao động nhiều hưởng nhiều, lao động ít hưởng ít”5

Thành tựu sau hơn 35 năm đổi mới của Việt Nam đã khẳng định vai trò quan
trọng của lao động, lao động là nguyên nhân, động lực của những thắng lợi và
thành công đáng tự hào của dân tộc Việt Nam. Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới
trong thời đại cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, để xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, lời kêu gọi “lao động là sự nghiệp quang vinh, vẻ
vang, vui thú và anh dũng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị, là tư
tưởng chỉ đạo, động viên, cổ vũ để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta nêu cao tinh
thần tự lực, tự cường, lao động sáng tạo, tiếp thu khoa học kỹ thuật tiên tiến, đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

1.2.2. Lao động phải vui thú và anh dũng:Điều này có ý nghĩa về mặt nhận thức
luận rất sâu sắc, đồng thời khẳng định thái độ, tinh thần lao động kiểu mới của
người lao động. Đó là, phải đổi mới tư duy về lao động: Lao động phải xuất phát từ
sự ham thích, phấn khởi, đam mê, hăng say, tích cực; có động lực vượt qua khó
khăn, phức tạp, trở ngại; có ý chí, kiên định mục tiêu; cần cù, siêng năng, chủ
động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, tạo sự bức phá mạnh mẽ trong lao động; phải
nhận thức được lao động là động lực để phát triển, quyết định sự thành bại của cá
nhân và của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Ở Việt Nam, “từ đặc điểm của một nền kinh tế lúa nước lâu đời mà đã hình thành
nên hệ thống các giá trị và tập quán văn hóa khá ổn định, trong đó có vấn đề thái
độ, tinh thần lao động. Ðức tính cần cù, chịu thương chịu khó, ''''một nắng hai
sương'''' đã trở thành một phẩm chất tốt đẹp, được tiếp nối trong truyền thống văn
hóa của người Việt Nam, từ thế hệ này đến thế hệ khác”6. Tuy nhiên, như thế
không có nghĩa tất cả đã hoàn hảo, vì vẫn còn một số hạn chế trong thái độ, tinh
thần lao động của quá khứ phải được điều chỉnh, nếu không nói cần đoạn tuyệt.
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa - một quá trình không chỉ đòi hỏi công
nghệ hiện đại, mà còn luôn cần tới những người lao động có trình độ công nghiệp
và tay nghề cao, lao động có trí tuệ và dựa trên nền tảng tri thức, có ý thức tổ chức,
tự giác trong khi tuân thủ kỷ luật lao động.

Trong bảng giá trị văn hóa mới, thái độ và tinh thần lao động là các thành tố cực kỳ
quan trọng. Nếu một mặt chúng phản ánh bản chất nhân văn của xã hội, thì một
mặt chúng lại có khả năng tác động mạnh mẽ để hình thành, phát triển các thế hệ
công dân có tinh thần trách nhiệm cao, từ đó nỗ lực phấn đấu vì sự nghiệp cao cả
của giai cấp làm chủ đất nước, vì cuộc sống ngày càng tốt đẹp của bản thân mình.
Chính vì thế, tạo lập thái độ và tinh thần lao động mới đang trở thành vấn đề cấp
thiết, đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả chúng ta.

2. Phát huy quan điểm “lao động là sự nghiệp quang vinh, vẻ vang, vui thú và
anh dũng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay.

Thứ nhất, khơi dậy thái độ, tinh thần lao động tích cực trong từng người
dân: Một yêu cầu hết sức quan trọng trong nhận thức về lao động là không được
phân biệt lao động tay chân với lao động trí óc. Mỗi loại lao động đều có ý nghĩa
và vai trò riêng đối với đời sống xã hội; dù xã hội có sự phân công từng cá nhân
làm các công việc khác nhau nhưng nếu ai làm tốt công việc của mình, có đóng
góp cho xã hội, cho đất nước thì đều đáng trân trọng và ghi nhận. Tuy nhiên, để
thích ứng với bối cảnh mới – bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư,
thì người lao động tay chân hay lao động trí óc cũng đều phải nhận diện được vai
trò, vị trí và yêu cầu của vị trí việc làm trong điều kiện mới để nâng cao chất lượng
lao động của mình.

Thứ hai, mỗi cá nhân người lao động nỗ lực tự vượt qua chính mình, trước hết
là tư duy, tập quán, lề thói tiểu nông, sau đó là tự học tập, tự trang bị kiến thức,
kỹ năng để đáp ứng yêu cầu phát triển mới: Quá trình tự thân của mỗi cá nhân
cũng là quá trình tự thân của mỗi doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức. Bởi lẽ, tự đổi mới,
tự nâng cao là yêu cầu tất yếu nhằm tồn tại và phát triển trong một thế giới mà
khoa học - công nghệ đang có những bước tiến như vũ bão. Đó sẽ là đội ngũ lao
động tự khẳng định được vị thế của mình xét về năng lực cạnh tranh; tự khẳng định
được vị thế của mình trong công cuộc phát triển đất nước cũng như dòng chảy của
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra.

Thứ ba, nhận thức được tác động tất yếu và mạnh mẽ của cách mạng công
nghiệp lần thứ tư đối với lao động: Đó là, sự hình thành thế giới số (thế giới ảo),
vốn dĩ là sự phản ánh phức tạp và sinh động thế giới vật lý (thế giới thực) cùng với
sự kết nối giữa hai thế giới đó tạo nên sự biến đổi mang tính cách mạng tác động
đến mọi lĩnh vực đời sống xã hội: “Ở đây, số hóa và dữ liệu hóa không chỉ tác
động nâng cao hiệu quả hoạt động, mà còn làm thay đổi mô hình sản xuất, kinh
doanh và phương thức sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Đồng thời, nó
cũng tác động, làm thay đổi phương thức hoạt động của con người trong các lĩnh
vực khoa học – công nghệ, văn hóa, giáo dục – đào tạo”7…Vì thế, cần phát huy
hết khả năng, cập nhật kiến thức, thay đổi tư duy và thái độ lao động để phù hợp
với yêu cầu mới.

Thứ tư, để trở thành lao động thời 4.0, mỗi người đều có trách nhiệm theo kịp,
đón bắt cách mạng công nghiệp thời kỳ 4.0: Để “chắp cánh” cho người lao động,
các bộ, ngành từ trung ương đến địa phương phải đưa ra được giải pháp cụ thể, phù
hợp trên tinh thần của Đại hội XIII của Đảng, thực hiện phương châm đào tạo con
người theo hướng có đạo đức, kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm công dân, xã
hội; có kỹ năng sống, kỹ năng làm việc, ngoại ngữ, công nghệ thông tin, công nghệ
số, tư duy sáng tạo và hội nhập quốc tế (công dân toàn cầu). Vì thế, tập trung đào
tạo, chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất
lượng cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế là một
định hướng trọng tâm trong quá trình phát triển. Trong bối cảnh của cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ tư, định hướng đó càng rõ tính thời sự, thực hiện tốt
định hướng đó, mới có thể có được đội ngũ lao động thời 4.0.

V,

You might also like