ĐỀ DỰ ĐOÁN SỐ 04 - File đề

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

7 NGÀY CẤP TỐC VỀ ĐÍCH 2022|TYHH

ĐỀ DỰ ĐOÁN SỐ 04|VIP

Câu 1: Trong dung dịch, ion Fe2+ bị khử bởi chất nào sau đây?
A. Cl2. B. Ag+. C. Mg. D. Cu.

Câu 2: Amin nào sau đây có chứa vòng benzen trong phân tử?
A. Anilin. B. Etyl amin. C. Propyl amin. D. Alanin.

Câu 3: Phản ứng với chất nào sau đây chứng tỏ sắt (II) oxit là oxit bazơ?
A. axit nitric. B. axit clohiđric. C. axit sunfuric đặc. D. Khí hiđro.

Câu 4: Ở điều kiện thường chất nào sau đây tồn tại trạng thái rắn?
A. Alanin. B. Trimetylamin. C. Triolein. D. Anilin.

Câu 5: Chất nào sau đây còn gọi là phèn nhôm?


A. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. B. KAl(SO4)2.12H2O.
C. KAl(SO4)3.12H2O. D. (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

Câu 6: Ở điều kiện thường, cacbohidrat nào sau đây không tan trong nước?
A. Fructozơ. B. Glucozơ. C. Saccarozơ. D. Xenlulozơ.

Câu 7: Ion nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất?
A. Cu2+. B. Fe3+. C. Mg2+. D. Al3+.

Câu 8: Chất nào dưới đây tạo phức màu tím với Cu(OH)2?
A. Metylamin. B. Anilin. C. Ala – Gly – Val. D. Gly – Val.

Câu 9: Amin nào sau đây là amin bậc 2 ở trạng thái lỏng?
A. CH3NH2. B. (CH3)2NH. C. CH3CH2NHC2H5. D. (CH3)3N.

Câu 10: Sản phẩm của phản ứng nhiệt nhôm luôn có mặt chất nào sau đây?
A. O2. B. Al(OH)3. C. Al. D. Al2O3.

Câu 11: Chất nào sau đây khi cháy tạo ra oxit ở thể khí?
A. Silic. B. Cacbon. C. Photpho. D. Canxi.

Câu 12: Số liên kết pi trong phân tử peptit Gly-Ala-Ala-Glu là


A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.

Câu 13: Kim loại mà khi tác dụng với HCl hoặc Cl2 không cho ra cùng một muối là
A. Fe. B. Al. C. Zn. D. Mg.

Câu 14: Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch NaOH theo tỉ lệ mol 1:2
A. Benzyl axetat. B. Axit glutamic. C. Metyl amin. D. axit axetic.
Câu 15: Không thể điều chế kim loại nào sau đây bằng phương pháp thủy luyện?
A. Ca. B. Zn. C. Ag. D. Fe.

Câu 16: Phân tử tristearin và triolein khác nhau về điểm nào sau đây?
A. Số nguyên tử O. B. Số nhóm chức este.
C. Số liên kết π. D. Số nguyên tử cacbon.

Câu 17: Một đoạn mạch polime có dạng -CH2-CH(CH3)-CH2-CH(CH3)-CH2-CH(CH3)-CH2-CH(CH3)-. Cấu tạo
một mắt xích của polime trên là
A. -CH(CH3)-. B. CH2=CH(CH3). C. CH2=CH2. D. -CH2-CH(CH3)-.

Câu 18: Nhôm dễ tác dụng với nước ở điều kiện thường tạo hợp chất X, phản ứng nhanh chóng dừng lại do X
không tan trong nước đã ngăn cản không cho nhôm tiếp xúc với nước. Chất X là
A. Al2O3. B. Al(OH)3. C. NaAlO2. D. H2.

Câu 19: Một loại tơ sợi được sản xuất bằng cách cho xenlulozơ tác dụng với CS 2 (cacbon đisunfua) và NaOH
tạo ra dung dịch nhớt gọi là visco. Dung dịch này được bơm qua những lỗ rất nhỏ ngâm trong dung dịch
H2SO4 loãng, xenlulozơ được giải phóng dưới dạng những sợi dài và mảnh, óng mượt, gọi là tơ visco.
Tơ visco thuộc loại
A. tơ poliamit. B. tơ polieste. C. tơ tổng hợp. D. tơ bán tổng hợp.

Câu 20: Nung hỗn hợp X gồm NaOH và Mg(OH)2 trong không khí (chỉ gồm N2 và O2) đến khối lượng không
đổi, thu được chất rắn Y. Y gồm những chất nào sau đây?
A. NaOH, MgO. B. NaOH, Mg(OH)2. C. Na2O, Mg(OH)2. D. Na2O, MgO.

Câu 21: Nung hỗn hợp gồm Al, Fe3O4 và Cu ở nhiệt độ cao, thu được chất rắn X. Cho X vào dung dịch NaOH
dư, thu được chất rắn Y và khí H2. Cho Y vào dung dịch AgNO3, thu được chất rắn Z và dung dịch E
chứa 3 muối. Cho HCl dư vào E, thu được khí NO. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần chất tan
trong E là
A. Al(NO3)3, Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3. B. Cu(NO3)2, Fe(NO3)3 và AgNO3.
C. Cu(NO3)2, Fe(NO3)2 và Al(NO3)3. D. Cu(NO3)2, Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3.

Câu 22: Cho sơ đồ chuyển hóa sau:


+ CO2 + H2O + NaHSO4 + Ba(OH)2 +Y
X→ Y→ Z→ T→ X

Biết X, Y, Z, T đều là hợp chất của natri. Các chất T và X tương ứng là
A. Na2CO3 và Na2SO4. B. NaOH.và Na2CO3.
C. Na2CO3 và NaOH. D. Na2SO3 và Na2SO4.

Câu 23: Triglixerit X phản ứng với H2 theo tỉ lệ mol 1: 1, thu được triglixerit no Y (Y được tạo ra từ một axit
béo). Số công thức cấu tạo có thể có của X là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 24: Thí nghiệm nào dưới đây vừa tạo kết tủa, vừa có khí thoát ra?
A. Dung dịch HCl tác dụng với dung dịch NaAlO2 dư.
B. Al vào dung dịch HNO3 dư.
C. Na vào dung dịch AlCl3 dư.
D. Dung dịch Al2(SO4)3 tác dụng với dung dịch BaCl2.

Câu 25: Nhận định nào sau đây đúng?


A. Điện phân Al2O3 nóng chảy với các điện cực than chì không chỉ thu được khí O2 ở anot.
B. Na2CO3 được dùng để chế thuốc đau dạ dày và làm bột nở.
C. Nước có chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+, Cl- là nước cứng có tính cứng tạm thời.
D. Đốt dây kim loại Mg trong không khí, Mg sẽ bị ăn mòn điện hóa học.

Câu 26: Đốt cháy hoàn toàn m gam glyxin và lysin có tỷ lệ mol là 1: 1 trong O2 thu được H2O, CO2 và 0,15 mol
khí N2. Giá trị của m là
A. 36,70. B. 32,50. C. 31,15. D. 22,1.

Câu 27: Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp X gồm a mol KNO3 và b mol Fe(NO3)2 trong bình chân không thu được
chất rắn Y và hỗn hợp khí Z. Cho toàn bộ Z vào nước thì thu được dung dịch HNO3 và không có khí
thoát ra. Biểu thức liên hệ giữa a và b là
A. a = 3b. B. b = 0,5a. C. a = 2b. D. b = a.

Câu 28: Lấy 0,5 mol α-amino axit X phản ứng vừa đủ với 250 gam dung dịch HCl 7,3% thu được một muối
trong đó trong đó clo chiếm 31,84 % về khối lượng. Tên gọi của X là
A. Glyxin. B. Valin. C. Alanin. D. Lysin.

Câu 29: Hỗn hợp khí X gồm hiđro, etilen và vinyl axetilen. Đốt cháy hoàn toàn 17,92 lít hỗn hợp X thu được 0,8
mol CO2 và 1,1 mol H2O. Nung nóng 17,92 lít hỗn hợp X một thời gian với xúc tác Ni, thu được hỗn
hợp khí Y có tỉ khối so với hiđro là 11,8. Hỗn hợp Y có thể làm mất màu tối đa dung dịch chứa m mol
brom. Giá trị của m là
A. 48. B. 0,2. C. 64. D. 32.

Câu 30: Cho 0,2 mol CuO tan hoàn toàn trong H2SO4 20% đun nóng, vừa đủ, sau đó làm nguội dung dịch đến
10°C, thấy tách ra m gam CuSO4.5H2O. Biết độ tan của CuSO4 ở 10°C là 17,4 gam. Giá trị của m gần
nhất với
A. 11,04. B. 21,48. C. 30,70. D. 31,80.

Câu 31: Hòa tan hoàn toàn 2,82 gam hỗn hợp X gồm C, S và P vào 35 gam dung dịch H2SO4 98% (đun nóng),
thu được 7,84 lít (đktc) hỗn hợp Y (gồm hai khí có tỉ lệ mol là 6: 1) và dung dịch Z. Cho dung dịch
Ba(OH)2 dư vào Z, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 17,66. B. 6,01. C. 23,30. D. 29,31.
Câu 32: Hỗn hợp X gồm hiđro, propen, axit acrylic và ancol anlylic. Đốt cháy hoàn toàn 0,75 mol X, thu được
30,24 lít khí CO2. Mặt khác, đun nóng một lượng X (xúc tác Ni) một thời gian, thu được hỗn hợp Y (tỉ
khối hơi của Y so với X bằng 1,25). Cho 0,2 mol Y phản ứng với lượng dư Br2 trong dung dịch thì có a
mol Br2 tham gia phản ứng. Giá trị của a là
A. 0,1. B. 0,06. C. 0,03. D. 0,04.

Câu 33: Hỗn hợp E gồm hai triglixerit X và Y có tỉ lệ mol tương ứng là 2: 3. Xà phòng hóa hoàn toàn E bằng
dung dịch NaOH dư, thu được hỗn hợp muối gồm C15H31COONa, C17H31COONa và C17H33COONa.
Khi cho m gam E tác dụng với H2 dư (xúc tác Ni, t°) thì số mol H2 phản ứng tối đa là 0,14 mol. Mặt
khác, đốt cháy hoàn toàn m gam E, thu được 5,3 mol CO2 và 4,96 mol H2O. Phần % về khối lượng của
Y trong m gam E là
A. 37,25%. B. 34,49%. C. 60,06%. D. 39,94%.

Câu 34: Cho các phát biểu sau:


(a) Điện phân dung dịch NaCl, điện cực trơ, không thu được Na tại catot.
(b) Có thể dùng Ca(OH)2 dư để làm mất tính cứng toàn phần của nước cứng tạm thời.
(c) Thạch cao nung có công thức CaSO4.2H2O, được dùng để bó bột, đúc tượng.
(d) Trong công nghiệp Al được sản xuất bằng cách điện phân nóng chảy oxit hoặc muối clorua kim loại.
(e) Kim loại Na, Ca, Mg đều tan tốt trong nước ở nhiệt độ thường.
(g) Có thể điều chế Al(OH)3 bằng cách cho dung dịch AlCl3 tác dụng với dung dịch NH3 dư.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.

Câu 35: Thực hiện các thí nghiệm sau:


(1) Cho hơi ancol etylic qua bình đựng Na dư
(2) Cho axetandehit vào lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng
(3) Cho dung dịch axit fomic vào dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng
(4) Sục khí axetilen vào dung dịch AgNO3/NH3
(5) Nung nóng natri axetat với lượng dư xút
(6) Cho dung dịch axit axetic vào lượng dư dung dịch NaHCO3
Sau khi phản ứng kết thúc, số thí nghiệm không tạo ra đơn chất là:
A. 3. B. 4. C. 6. D. 5.
Câu 36: Thủy phân hoàn toàn chất hữu cơ E (C12H10O6, chứa 3 chức este) bằng dung dịch NaOH (theo tỉ lệ mol
1: 4), thu được sản phẩm gồm 4 chất hữu cơ X, Y, Z và T. Biết T chứa 2 nguyên tử cacbon, Y chứa vòng
benzen và MT < MX < MZ < MY. Cho Y tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được hợp chất hữu
cơ F (C7H8O2). Cho các phát biểu sau
(1) E có 6 đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất trên.
(2) Để phản ứng hết a mol F cần dùng 2a mol NaOH trong dung dịch.
(3) T có khả năng tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, tạo dung dịch xanh lam.
(4) Nung Z với vôi tôi xút thu được khí H2
(5) X có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(6) E có đồng phân hình học cis-trans
Số phát biểu không đúng là
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.

Câu 37: Hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, S, FeS2 và CuS (oxi chiếm 16% khối lượng). Cho 10 gam X tác dụng vừa
đủ với dung dịch chứa 0,325 mol H2SO4 (đặc, đun nóng), thu được dung dịch Y gồm Fe3+, Cu2+ và và
khí SO2 thoát ra. Nhúng thanh Mg vào Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn lấy thanh Mg ra làm
khô và cân thấy khối lượng tăng 3 gam (giả sử toàn bộ kim loại sinh ra bám vào thanh Mg). Mặt khác,
đốt cháy hoàn toàn 10 gam X cần a mol khí O2 (đktc). Giá trị của a là
A. 0,075. B. 0,060. C. 0,040. D. 0,015.

Câu 38: Tiến hành điện phân dung dịch hỗn hợp T gồm CuSO4 và m gam KCl bằng dòng điện một chiều có
cường độ 2A (điện cực trơ, có màng ngăn xốp). Kết quả thí nghiệm được ghi trong bảng sau:
Thời gian điện phân (giây) t t + 3378 2t
Tổng số mol khí ở 2 điện cực a a + 0,035 2,0625a
Số mol Cu ở catot b b + 0,025 b + 0,025

Giả sử hiệu suất điện phân 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của m gần nhất với:
A. 17,0. B. 14,7. C. 18,6. D. 8,20.

Câu 39: Hỗn hợp E gồm ba este no, mạch hở X, Y, Z (trong đó, X, Y đơn chức và MX < MY < MZ). Cho 0,08
mol E tác dụng vừa đủ với 110 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hỗn hợp T gồm hai muối của hai axit
cacboxylic có mạch cacbon không phân nhánh và 5,48 gam hỗn hợp F gồm hai ancol đơn chức kế tiếp
nhau trong dãy đồng đẳng. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,08 mol E cần dùng 0,595 mol O2. Thành
phần % theo khối lượng của Y trong E là
A. 24,79%. B. 36,74%. C. 25,93%. D. 59,52%.
Câu 40: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Lấy hai ống nghiệm khô, sau đó cho khoảng 5 ml dung dịch H2SO4 1M (lấy dư) vào mỗi ống
nghiệm. Thêm tiếp vào mỗi ống nghiệm miếng nhôm nhỏ.
Bước 2: Nhỏ tiếp vài giọt dung dịch MgSO4 vào ống nghiệm thứ nhất và vài giọt dung dịch CuSO4 vào
ống nghiệm thứ hai. Quan sát cho đến khi miếng nhôm tan hết.
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Sau bước 1, đều có bọt khí thoát ra ở cả hai ống nghiệm.
B. Sau bước 2, lượng khí hiđro thu được ở ống nghiệm thứ hai nhiều hơn ống nghiệm thứ nhất.
C. Sau bước 2, lượng muối Al2(SO4)3 thu được ở hai ống nghiệm là như nhau.
D. Ở bước 2, khí ở ống nghiệm thứ hai thoát ra nhanh hơn ở ống nghiệm thứ nhất.

Tự học – TỰ LẬP – Tự do!


---------- (Thầy Phạm Thắng | TYHH) -----------

You might also like