Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Đề 3

I. ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau:
Thái độ làm việc mới dẫn tới thành công chứ không phải thông minh. Các nhà
khoa học đã chứng minh: Thái độ làm việc mới là yếu tố tiên quyết dẫn tới thành công
trong công việc chứ không phải là mức độ thông minh.
Thái độ của con người thuộc một trong 2 trạng thái cốt lõi: nhận thức cố định
(fixed mindset) và nhận thức phát triển (growth mind).
Đối với nhận thức cố định, bạn tin rằng bạn là ai và bạn không thể thay đổi. Do
đó khi đối mặt với những thử thách mới, bạn sẽ cảm thấy rằng mọi thứ vượt quá tầm
kiểm soát của bạn, từ đó dẫn tới cảm giác tuyệt vọng và bị choáng ngợp.
Những người có nhận thức phát triển lại tin rằng họ có thể cải thiện bằng sự nỗ
lực. Họ làm việc hiệu quả hơn những người có nhận thức cố định ngay cả khi có chỉ số
IQ thấp hơn, họ chủ động nắm bắt thử thách, xem nó như một cơ hội để học được
những thứ mới.
Người ta thường nghĩ rằng có khả năng, có sự thông minh sẽ truyền cảm hứng
cho sự tự tin. Điều đó chỉ đúng đối với công việc diễn ra một cách suôn sẻ. Yếu tố
quyết định trong cuộc sống là cách bạn xử lý những thất bại và thách thức. Những
người có nhận thức phát triển sẽ dang rộng vòng tay để chào đón sự thất bại. Theo
giáo sư Dweck, sự thành công trong cuộc đời phụ thuộc vào cách bạn đối mặt với thất
bại.”
(Theo, vietnamnet.vn)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Đâu là yếu tố tiên quyết dẫn tới thành công được nói đến trong đoạn trích?
Câu 2. Theo tác giả, những người có nhận thức phát triển so với những người có nhận
thức cố định mang những nét khác biệt nào?
Câu 3. Anh/ chị có đồng tình với ý kiến: Yếu tố quyết định trong cuộc sống là cách
bạn xử lý những thất bại và thách thức không? Vì sao?
Câu 4. Để thành công trong học tập, anh/ chị tự nhận thấy cần xác định một thái độ
như thế nào?
II. LÀM VĂN
Câu 1.
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn khoảng
200 chữ, trình bày suy nghĩ của mình về sự thất bại trong cuộc sống.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
Phần/Câu Nội dung
I ĐỌC HIỂU
1 - Yếu tố tiên quyết dẫn tới thành công là thái độ làm việc chứ
không phải thông minh.
2 - Những nét khác biệt giữa những người có nhận thức phát triển
so với những người có nhận thức cố định là:
+ Họ có thể cải thiện bằng sự nỗ lực.
+ Họ làm việc hiệu quả hơn ngay cả khi có chỉ số IQ thấp hơn.
+ Họ chủ động nắm bắt thử thách, xem nó như một cơ hội để học
được những thứ mới.
3 - Học sinh có thể trả lời đồng tình hoặc không đồng tình và có lý
giải hợp lý.
4 - Để thành công trong học tập, bản thân tự nhận thấy cần xác định
một thái độ: Nghiêm túc, cầu tiến, sẵn sàng đối mặt và giải quyết
những khó khăn trong học tập, chịu khó học hỏi, không ngừng
khám phá.
II LÀM VĂN
1 Viết một đoạn văn khoảng 200 chữ, trình bày suy nghĩ về sự
thất bại trong cuộc sống.
a. Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp,
tổng phân hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Suy nghĩ về sự thất bại trong cuộc sống.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn
đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ, suy nghĩ sự thất
bại trong cuộc sống. Có thể theo hướng sau:
- Sự thất bại sẽ giúp ta rút ra được những bài học kinh nghiệm
quý báu, giúp ta tìm được cách khắc phục để đi tới thành công.
+ Thất bại không phải là sự kết thúc mà là cơ hội tốt để ta bắt đầu
làm lại khi đã có kinh nghiệm, sẽ không lặp lại sai lầm trước đó,
một sự khởi đầu mới mang những thành công hơn.
+ Thất bại có khả năng làm bạn trở nên mạnh mẽ hơn, kiên cường
hơn, vững vàng và trưởng thành hơn trong cuộc sống.
- Tuy nhiên chúng ta cần phê phán một số người có những biểu
hiện tiêu cực sau thất bại, thất vọng, bi quan, chán nản dễ đầu
hàng.
- Không có thành công nào không trải qua thất bại. Hãy dũng cảm
đối diện với thất bại, biến nó thành một cơ hội tốt để đạt được
thành công.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận.

You might also like