Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

So sánh hình ảnh người phụ nữ trong bài“Tự tình” (bài II)

của Hồ Xuân Hương và “Thương vợ” của Trần Tế Xương.


Người phụ nữ trong xã hội phong kiến luôn là chủ đề quen thuộc trong nền
văn học trung đại Việt Nam. Trong hầu hết các tác phẩm , tác giả đã khắc họa
người phụ nữ tần tảo, vì chồng vì con hay người con gái hiền dịu, nết na, nhưng
dưới chế độ phong kiến suy tàn, mục nát và bảo thủ, số phận của họ bị vùi dập
một cách không thương tiếc, bị trói buộc bởi một xã hội “ trọng nam khinh nữ”,
xã hội bất công. Họ phải chịu nhiều đau khổ , trắc trở tình duyên, không có
quyền quyết định được cuộc đời của mình. Từ đó cảm thông cho số phận của
người phụ nữ xã hội xưa . Trong các tác phẩm về người phụ nữ xưa, “Tự tình
II” và “Thương vợ” là hai tác phẩm mà hình ảnh đó được tác giả thể hiện vô
cùng tài tình và xuất sắc
Với bản lĩnh của mình và bản thân là một nạn nhân của xã hội xưa , “bà chúa
thơ Nôm” Hồ Xuân Hương đã mạnh dạn nói lên nỗi lòng của những người phụ
nữ xưa. Thơ của bà là tiếng nói cho phận hẩm duyên ôi của phụ nữ xưa, đồng
thời khát khao quyền được sống, quyền hạnh phúc cho họ. Ở bài thơ Tự tình II,
Hồ Xuân Hương đã bộc bạch tâm trạng chán chường cho thực tại phũ phàng,
cũng là tâm trạng của những người phụ nữ cùng chung cảnh ngộ trong xã hội
xưa. Mở đầu bài thơ là khung cảnh đêm khuya tĩnh lặng ,bà một mình chằn
chọc không ngủ được, cảm giác thiếu thốn tình yêu thương. Tâm trạng của bà
trở nên rối bời, ngổn ngang , nghĩ đến tàn canh mà vẫn chưa xong. Thời gian
tâm lý gợi ra từ âm thanh trống canh dồn qua đó ta cảm nhận bước đi của thời
gian dồn dập, hối thúc. Bà cảm nhận được sự bẽ bàng của duyên phận. Từ
“Hồng nhan” chỉ phận má hồng nhưng đặt trong bài thơ nó lại là một sự rẻ
rúng , coi thường phận má hồng “bạc như vôi”. Tác giả trơ trọi , cô đơn đến
mức chai đi, lì ra. Để quên đi nỗi buồn trơ trọi này , nữ thi sĩ đã dùng rượu để
giải khuây nhưng càng uống lại càng tỉnh. “Say lại tỉnh” gợi vòng luẩn quẩn của
tình duyên của tác giả. Một loại hình ảnh vầng trăng liên tiếp biểu trưng cho số
phận hẩm hiu. Bà đau buồn khi tuổi xuân đã qua đi mà hạnh phúc thì vẫn chưa
trọn vẹn. Bà mượn bức tranh thiên nhiên cùng sử dụng động từ mạnh gợi một
sức sống phi thường, tâm trạng con người thì bực dọc, phẫn uất, không cam
chịu. Kết thúc bài thơ gợi ra sự chia cắt, nhỏ bé đến thành tội nghiệp. Dù cho
nhà thơ có cố gắng vùng dậy vượt hoàn cảnh nhưng vẫn bị chôn chặt vào
nghịch cảnh của chính mình, đó là bi kịch của người phụ nữ xã hội xưa.
Còn với tác phẩm “Thương vợ”, tác giả Tế Xương dưới cương vị là người
chồng, người đàn ông đã khắc hoạ hình ảnh bà Tú - người vợ vất vả , tháo vát
mọi việc, chịu thương chịu khó của ông. Những câu thơ trong bài như một bức
chân dung tương đối hoàn chỉnh về người phụ nữ trong xã hội xưa:
“Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không!”
Đó là hình ảnh bà Tú vất vả, gian truân kiếm sống “quanh năm buôn bán ở
mom sông” để “nuôi đủ năm con với một chồng”. Câu thơ đã nói lên hoàn cảnh
vất vả , lam lũ của bà quanh năm, bất kể nắng mưa trên mom sông- cái đất nhô
ra đầy chênh vênh, nguy hiểm . Vất vả quanh năm chỉ nuôi đủ năm con với một
chồng , vậy mới thấm thía được sự vất vả của bà. Hình ảnh con cò gợi sự cơ cực
mà bà Tú phải nếm trải, đó là kiếm ăn một mình bất chấp hiểm nguy, thân phận
thấp kém. Khi quãng vắng , khi buổi đò đông, bà Tú phải dấn thân, chạy ngược
chạy xuôi, không hề hà, quan ngại bất chấp hiểm nguy. Mặc dù bà phải làm vất
vả, cực nhọc nhưng bà vẫn không kêu ca phàn nàn, than thân trách phận. Đó là
đức hi sinh thầm lặng cao quý mà mỗi người cần có
Tóm lại, bà Tú và bà Hồ Xuân Hương là hiện thân cho những khổ đau mà
con người phải trải qua trong xã hội xưa, đồng thời kết tinh cho những Đức tính
tốt đẹp của người phụ nữ xưa qua hàng thế kỉ. Cả hai bài thơ khắc hoạ hình
tượng người phụ nữ xưa chịu thương chịu khó , vất vả, gian truân, tình duyên
trắc trở nhưng chỉ thể chôn chặt nỗi đau trong lòng.

You might also like