Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

XUẤT KHẨU CỦA CÔNG – NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CHIẾN TRANH NGA –

UKRAINE (NHÓM 10 - LỚP PPLNCKHKT 1)

XUẤT KHẨU NÔNG VÀ CÔNG


NGHIỆP CỦA VIỆT NAM DƯỚI TÁC
ĐỘNG CỦA CUỘC XUNG ĐỘT NGA
– UKRAINE
PHẦN III. CƠ HỘI VÀ GIẢI PHÁP

1. CƠ HỘI
Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế thế giới đang chịu nhiều tác động tiêu cực của đại
dịch Covid-19 thì xung đột Nga - Ukraine đã giáng thêm một đòn cho kinh tế toàn cầu. Là
nước có độ mở kinh tế cao (hơn 200%) và đang hội nhập sâu vào kinh tế thế giới, Việt Nam
khó tránh khỏi những ảnh hưởng từ cuộc xung đột Nga - Ukraine. Mặc dù tác động trực tiếp
không lớn, song ảnh hưởng rủi ro gián tiếp rất đáng quan tâm. Dẫu vậy, sự đấu tranh giữa
Nga và Ukraine cũng đã đem lại một số cơ hội nhất định cho sự phát triển đầy tiềm năng cho
xuất khẩu nông – công nghiệp Việt Nam.

Xung đột Nga - Ukraine xảy ra khiến Việt Nam không thể tránh khỏi những rủi ro.
Tuy nhiên, Việt Nam cần tạo ra những cơ hội để phát triển, đẩy mạnh khai thác hiệu quả các
FTA đã ký với các quốc gia. Hiện tại, Việt Nam đã tham gia ký kết 15 FTA (Hiệp hội thương
mại tự do), đang đàm phán thêm 2 FTA khác và có quan hệ với rất nhiều nước. Đặc biệt hơn
cả, các FTA với Liên minh kinh tế Á – Âu đã được ký kết như FTA Việt Nam - EU
(EVFTA); FTA với các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương như: Hiệp định Đối tác
Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện
Khu vực (RCEP)… Quan trọng hơn cả, xung đột Nga - Ukraine tạo ra một số cơ hội cho
doanh nghiệp Việt Nam, đó là:
Thứ nhất, cơ hội xuất khẩu nông sản sang thị trường châu Âu
Do lệnh cấm vận của Mỹ và các nước phương Tây cũng như do người dân tự động tẩy chay
hàng hóa Nga, các nước châu Âu (EU) đang cần có nguồn cung cấp ngũ cốc và nông phẩm
thay thế. Vì vậy, Việt Nam có thể tăng cường tham gia thị trường EU ở một số lĩnh vực như
nông phẩm, lương thực,... để thay thế hàng từ Nga và Ukraine. Việt Nam có cơ hội tập trung
nâng cao thị phần của mình tại thị trường EU như Ba Lan, Tiệp Khắc… đang có nhu cầu
tăng. Bởi EU là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam, chiếm 40% tổng sản lượng
và 38% tổng kim ngạch xuất khẩu1. Việt Nam cần tận dụng sử dụng hết hạn ngạch xuất khẩu
lúa gạo 80.000 tấn/năm sang EU với suất thuế quan 0% theo Hiệp định EVFTA. Năm 2021,
Việt Nam chỉ mới xuất 60.000 tấn lúa gạo sang thị trường EU. Đây là thời điểm tốt để Việt
Nam tăng cường xuất khẩu gạo, các loại nông phẩm lương thực sang thị trường EU vốn có
nhu cầu cao, mỗi năm nhập khoảng 160 tỷ USD (khoảng 3.921.600.000.000.000 VNĐ), xuất
khẩu nhiều nông sản và thực phẩm quan trọng cho thế giới như lúa gạo, cà phê, hạt điều, hạt
tiêu, ca cao, khoai mì, tôm, cá tra, trái cây… Giá gạo và nông phẩm tăng có lợi cho các doanh

1
XUẤT KHẨU CỦA CÔNG – NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CHIẾN TRANH NGA –
UKRAINE (NHÓM 10 - LỚP PPLNCKHKT 1)
nghiệp xuất khẩu lúa gạo và nông phẩm của Việt Nam, càng có cơ hội củng cố vị thế của Việt
Nam là nhà cung cấp hàng hóa hàng đầu cho khách hàng.

Thứ hai, cơ hội đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu
Doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội chuyển đổi, tìm kiếm các thị trường mới. Việt Nam nhập
khẩu nhiều từ Nga các mặt hàng như lúa mì, ngô,… đây cũng là những mặt hàng mà Mỹ sản
xuất nhiều. Do đó, Việt Nam có thể chuyển hướng nhập khẩu các mặt hàng này từ thị trường
Mỹ, cũng là giải pháp góp phần làm cân bằng hơn cán cân thanh toán, đa dạng hóa thị
trường. Tuy nhiên, Việt Nam cần tìm hiểu về luật cấm vận của Mỹ để tránh bị chế tài vì bị
cáo buộc vi phạm các biện pháp cấm vận đối với Nga.Việt Nam có thể nghiên cứu việc xuất
khẩu phân bón sang các nước. Nhưng để có thể thâm nhập vào các thị trường khó tính, đòi
hỏi tiêu chuẩn cao như EU và Mỹ, thì Việt Nam cần tập trung nâng cấp tiêu chuẩn công
nghệ và chất lượng nguồn nhân lực nhằm thay thế được hàng hóa nổi tiếng với chất lượng
cao đến từ Nga và Ukraine.
Xung đột Nga - Ukraine sẽ khiến cho nguồn cung thực phẩm tới nhiều nước bị giảm bởi cả
Nga và Ukraine cùng là những thị trường “đồ sộ” cung cấp lúa mì, ngô, dầu hướng dương và
thịt lợn. Bất ổn chính trị khiến các nước nhập khẩu ở châu Á, châu Phi và Trung Đông gặp
khó khăn khi nguồn cung gián đoạn khiến giá thực phẩm tăng cao. Đây chính là cơ hội để
Việt Nam đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, chuyển sang nhập khẩu thịt từ Ấn Độ, giảm
nhập khẩu từ Nga.

Thứ ba, tạo điều kiện gia tăng quan hệ kinh tế với Nga
Xung đột Nga - Ukraine khiến cho EU dời hoạt động kinh doanh với Nga để chuyển đến nơi
có chính sách hợp lý và chính trị ổn định. Do rủi ro tiềm ẩn tại thị trường Nga, nhiều nhà đầu
tư sẽ đẩy nhanh hơn quá trình đa dạng hóa, chuyển dịch chuỗi cung ứng, chuyển dịch dòng
vốn đầu tư và tìm kiếm địa chỉ an toàn hơn. Việt Nam đang được đánh giá là điểm đến khá
tốt, và khá lý tưởng với tình hình chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng khá, môi trường đầu
tư - kinh doanh ngày càng được cải thiện và quy mô thị trường rộng lớn (với gần 100 triệu
dân) rất hấp dẫn các nhà đầu tư.
Nhiều tập đoàn lớn đã rời bỏ nước Nga. Đây là cơ hội để Việt Nam đón nhận dòng vốn đầu
tư này, tiến sâu vào thị trường Nga, thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường Nga. Việt Nam đã thu
hút được 150 dự án từ Nga (2021). Nga giữ vị trí 25/140 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn
đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, chủ yếu tập trung trong lĩnh vực năng lượng. Nga đẩy mạnh
hợp tác với châu Á cũng là cơ hội thúc đẩy hợp tác với Việt Nam trong trung - dài hạn. Việt
Nam có ưu thế thu hút du khách Nga khi Việt Nam đã chấp nhận thẻ thanh toán
MIR2 của Nga, trong khi các loại thẻ thanh toán thông dụng khác không được sử dụng
do ảnh hưởng của căng thẳng địa chính trị .

Thứ tư, giá dầu tăng giúp thu ngân sách của Việt Nam từ dầu thô tăng
Căng thẳng Nga - Ukraine ảnh hưởng tiêu cực đến những doanh nghiệp làm dịch vụ dầu khí
thuê lại phương tiện của công ty ở các nước phương Tây với đích cuối của dịch vụ đó có liên
quan đến nước Nga. Mặc dù xung đột Nga - Ukraine khiến giá dầu tăng đã tạo sức ép vô
cùng lớn đến lạm phát và mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Tuy nhiên, giá dầu
thế giới tăng cũng có lợi cho ngành Dầu khí Việt Nam. Theo Bộ Tài chính, giá dầu tăng đã
giúp thu ngân sách của Việt Nam từ dầu thô tăng hơn 57% (tháng 02/2022) và đóng góp
gần 29% vào dự toán thu ngân sách của Nhà nước.
Giá dầu lên cao giúp ngành Dầu khí Việt Nam được hưởng lợi, tăng nguồn thu từ hoạt động
xuất khẩu dầu thô. Doanh thu của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam vượt 34% kế hoạch, nộp ngân
sách vượt 52% kế hoạch (tháng 02/2022). Kèm theo đó là các khoản tăng thu từ thuế, phí với
dầu mỏ, xăng dầu thành phẩm tiêu thụ trong nước.

2
XUẤT KHẨU CỦA CÔNG – NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CHIẾN TRANH NGA –
UKRAINE (NHÓM 10 - LỚP PPLNCKHKT 1)
Tóm lại, Việt Nam là bạn hàng truyền thống của cả Nga và Ukraine. Xung đột Nga -
Ukraine đã gây ra những hệ lụy nghiêm trọng cả trong ngắn và dài hạn, đe dọa thiếu hụt, đứt
gãy các chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng của Việt Nam. Xung đột khiến cho tình trạng lạm
phát ở cả Mỹ, châu Âu và Việt Nam leo thang, giá hàng hóa thiết yếu liên tục tăng. Trong bối
cảnh khó khăn của hoạt động xuất nhập khẩu với Nga và Ukraine, Việt Nam cần tận dụng tối
đa các ưu đãi trong 15 FTA đã ký với các nước để đa dạng hóa thị trường, hạn chế những rủi
ro cũng như tận dụng tốt những cơ hội của xung đột.

1
Vũ Long (2022), Xuất khẩu cà phê Việt Nam xếp thứ 2 thế giới và nỗi thiệt thòi "xuất thô" -
Báo Lao Động - laodong.vn
2
Thẻ “MIR” được chấp nhận thanh toán ở tất cả các tổ chức có doanh thu tiền mặt trên 40
triệu rúp. Hệ thống thanh toán “MIR” đã thực hiện giao dịch đầu tiên tại Việt Nam năm
2019.
2. GIẢI PHÁP

3
XUẤT KHẨU CỦA CÔNG – NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CHIẾN TRANH NGA –
UKRAINE (NHÓM 10 - LỚP PPLNCKHKT 1)

Nâng cao khả năng chống chịu và tính tự chủ của nền kinh tế
Trong bối cảnh những bất định trên thế giới diễn ra với tần suất dày hơn và khó lường, Việt
Nam cần có chiến lược xây dựng thể chế kinh tế, nâng cao khả năng chống chịu và tính tự
chủ của nền kinh tế.
Đặc biệt cần xây dựng Chiến lược an ninh năng lượng, đảm bảo đủ năng lượng cho nhu cầu
phát triển kinh tế - xã hội, sử dụng tối đa năng lượng tái tạo và năng lượng sạch, thân thiện
với môi trường.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cần bổ sung quan điểm và các giải pháp nâng cao tính
tự chủ, khả năng chống chịu và quản trị rủi ro.
Chính phủ, các hiệp hội doanh nghiệp và chính cộng đồng doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ về
luật cấm vận của Mỹ, đồng thời tiến hành thảo luận ngay với đối tác Mỹ để tránh bị chế tài
khi vi phạm các biện pháp cấm vận đối với Nga.
Đồng thời, Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành tiếp tục cải cách hành chính, triển khai các
giải pháp tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
xuất khẩu.

Phòng ngừa rủi ro trong thanh toán


Ngân hàng Nhà nước khẩn trương hướng dẫn doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất, nhập
khẩu bằng tất cả các hình thức thanh toán có khả năng đáp ứng nhu cầu trao đổi, mua bán
hàng hóa, dịch vụ; và triển khai đẩy mạnh các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong thanh toán
khi ký kết hợp đồng để tháo gỡ khó khăn về thanh toán do các ngân hàng Nga bị loại khỏi hệ
thống thanh toán quốc tế SWIFT.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu hình thành các kênh chi trả thanh toán với
các ngân hàng và doanh nghiệp Nga, cũng như qua các phương tiện chưa bị cấm vận để giúp
doanh nghiệp trong nước có thể tiếp tục giao dịch với đối tác Nga một cách hợp pháp.
Nghiên cứu khả năng kinh doanh bằng đồng rub, hạn chế sử dụng ngoại tệ để tránh biến động
tỷ giá, áp dụng các phương thức thanh toán bù trừ bằng đồng rub hay đổi hàng với Nga để
hạn chế việc chuyển tiền qua ngân hàng.

Đảm bảo cung cầu cho thị trường trong nước, khai thác hiệu quả các FTA
Bộ Công Thương theo dõi nắm bắt, cập nhật thường xuyên tình hình căng thẳng về chính trị,
xã hội, ngoại giao, sự chuyển hướng trong chính sách kinh tế, thương mại, đầu tư của các
nước, cung cấp thông tin kịp thời cho các bộ, ngành có liên quan để luôn luôn có sẵn các biện
pháp xử lý, tránh gây những tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế - xã hội – chính trị của
Việt Nam.
Đồng thời, Bộ Công Thương theo dõi sát biến động cung cầu các mặt hàng chiến lược nhạy
cảm, kịp thời có giải pháp điều hành phù hợp, tận dụng cơ hội về giá để sản xuất, xuất khẩu
và đảm bảo cung cầu cho thị trường trong nước.
Đẩy mạnh khai thác hiệu quả các FTA đã ký với các quốc gia, lãnh thổ, đặc biệt là FTA với
Liên minh kinh tế Á-Âu; các nước khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Đa dạng hoá thị
trường xuất, nhập khẩu, đảm bảo luồng hàng hoá xuất nhập khẩu được thông suốt. Đẩy mạnh
hợp tác, kết nối giữa các nền kinh tế.

Đa dạng hóa thị trường, nguồn cung, và đồng tiền thanh toán

4
XUẤT KHẨU CỦA CÔNG – NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CHIẾN TRANH NGA –
UKRAINE (NHÓM 10 - LỚP PPLNCKHKT 1)
Để ứng phó với khủng hoảng Nga-Ukraine, cộng đồng doanh nghiệp cần đa dạng hóa thị
trường và nguồn cung, đồng tiền thanh toán; chủ động đàm phán với các đối tác về phương
án vận chuyển hàng hóa, phương thức kinh doanh.
Đồng thời các doanh nghiệp cần rà soát lại hợp đồng và hồ sơ pháp lý bảo đảm chủ động
trong trường hợp xảy ra tranh chấp.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu lưu ý áp dụng các biện pháp
phòng ngừa rủi ro trong thanh toán khi ký kết và thực hiện hợp đồng.

Việt Nam cần tận dụng sử dụng hết hạn ngạch xuất khẩu lúa gạo 80.000 tấn/năm sang EU
với suất thuế quan 0% theo Hiệp định EVFTA
Việt Nam cần phải cải thiện chất lượng vấn dề thương hiệu của mình. Chính phủ cần
phải có chủ trương cụ thể để làm tăng hình ảnh về chất lượng hàng hóa, dịch vụ Việt
Nam trong lăng kính trao đổi hàng hóa của các khách hàng cả ề trong nước lẫn các du
khách sang nước Việt Nam để tận huởng nhu cầu thăm quan, du lịch.
Chi phí logistics tăng quá cao cũng khiến lợi nhuận của các doanh nghiệp Việt Nam bị
bào mòn khá trầm trọng. Vốn được biết đến như mắt xích quan trọng trực tiếp ảnh hưởng
đến việc gia tăng năng lực cạnh tranh của một quốc gia, là một nhiệm vụ vô cùng quan
trọng trong ngành Giao thông vận tải đặt ra, nhằm tăng cường kết nối và tái cơ cấu thị
trường vận tải. Nếu Chính phủ Việt Nam không đưa ra các chính sách quyết liệt cải thiện
phí và chất lượng logistics, như khai thác các thế mạnh trên các hệ thống đường sắt liên
vận quốc tế, hay thay thế việc vận chuyển hàng hóa qua đường bộ đắt đỏ bằng đường sắt,
đường thủy nội địa,… thứ sẽ làm cắt giảm chi phí logistics một cách đáng kể, đồng thời
thời gian vận chuyển hàng cho khách hàng cũng sẽ giảm bớt đi thì cơ sở hạ tầng logistics
và hạ tầng giao thông tại Việt Nam không thể phát triển toàn diện, và không được đầu tư
một cách đồng bộ.

Tóm lại: Tình hình chính trị, kinh tế thế giới diễn biến mau lẹ, khó lường, các biện pháp
trừng phạt và trả đũa khốc liệt chưa từng có, vì vậy những chính sách và giải pháp phải
nhanh, điều chỉnh ngay khi có vấn đề phát sinh. Trong bối cảnh hiện nay, không nhất thiết
phải ban hành chính sách trung và dài hạn cho 2 năm, 5 năm,…, mà chính sách, giải pháp cần
thiết thực, đảm bảo minh bạch, gắn với đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống.

You might also like