Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 31

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH

BÁO CÁO THỰC HÀNH

HỌC PHẦN: KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN VÀ KÍ


KẾT HỢP ĐỒNG KINH TẾ

CHỦ ĐỀ: NGA VÀ THỔ NHĨ KỲ

Họ và tên sinh viên : Vũ Văn Trường


Lớp : Ngành quản trị nhân lực 02
Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Hạnh Nguyên

HÀ NỘI – 2023
1. MỞ ĐẦU .................................................................................................................3

1.1. Vai trò của kỹ năng đàm phán và ký kết hợp đồng kinh tế đói với các doanh
nghiệp ..........................................................................................................................3

1.2. Sự cần thiết phân tích các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới cuộc đàm phán.........4

2. NỘI DUNG .............................................................................................................5

2.1. Quốc gia Nga ........................................................................................................5

2.1.1. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến cuộc đàm phán .............5

2.1.2. Văn hóa đàm phán ở Nga và những điểm cần lưu ý ...................................18

2.1.3. Thời gian và địa điểm đàm phán ký kết hợp đồng ......................................19

2.2. Quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ .........................................................................................20

2.2.1. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến cuộc đàm phán ...........20

2.2.2. Văn hóa đàm phán ở Thổ Nhĩ Kỳ và những điểm cần lưu ý.......................29

2.2.3. Thời gian và địa điểm đàm phán ký kết hợp đồng ......................................29

3. Kết luận..................................................................................................................30

2
1. MỞ ĐẦU
1.1.Vai trò của kỹ năng đàm phán và ký kết hợp đồng kinh tế đói với các doanh
nghiệp

Kỹ năng đàm phán là cách thức giúp mọi giải quyết sự khác biệt khi đang cùng
hướng đến một mục tiêu chung.

Giảm thiểu những tranh chấp phát sinh khi triển khai kế hoạch.Người sở hữu kỹ
năng đàm phán giỏi sẽ luôn mang đến cho cá nhân và tổ chức của mình những quyền
lợi cao nhất thông qua việc phân tích và dung hòa nghĩa vụ của các bên. Chứng minh
cho các bên thấy tầm quan trọng của việc hợp tác cùng nhau và lợi ích khi hợp tác
cùng với tổ chức của người đàm phán.

Mỗi kỹ năng mềm đều sở hữu vai trò quan trọng trong kinh doanh. Với kỹ năng
đàm phán, vai trò mang lại cho sự thành công càng được đề cao hơn:

Vai trò thứ nhất là bảo vệ quan điểm trước đối tác

Trước khi muốn thuyết phục người khác, phải có chính kiến và hoàn toàn tin
tưởng và chính kiến của mình. Có như vậy, mới có thể:

Định hướng thu thập thông tin

Tin tưởng quan điểm đưa ra

Lựa chọn lập luận phù hợp

Người thiếu lập trường trong quá trình đàm phán sẽ không bao giờ đủ sức mạnh
để thuyết phục người khác, trong kinh doanh lại càng khó khăn hơn vì phía đối tác
cũng đang sở hữu những người có kỹ năng đàm phán giỏi. Do đó, kỹ năng đàm phán
sẽ giúp thấy rõ điểm mạnh từ quan điểm mà đã lựa chọn.

Vai trò thứ hai là xác định hướng thuyết phục đối phương

Phía đối phương cũng rất muốn thuyết phục đối tác đi theo những gì họ kỳ vọng.
Nhờ có kỹ năng đàm phán tốt, sẽ biết được :

Điểm mạnh, điểm yếu của đối phương

Tại sao họ lại chọn ta để đàm phán

Lợi ích mà ta có được khi hợp tác cùng họ…

Những điều này vô cùng quan trọng vì sẽ giúp ta giành lợi thế trên bàn đàm phán,
đồng thời, hiểu được mình nên quyết liệt ở khía cạnh nào, và nên thỏa hiệp ở khía cạnh
nào. Đây chính là minh chứng cho câu nói “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”

Vai trò thứ ba là dung hòa lợi ích các bên tham gia

3
Sự hợp tác thành công phải đảm bảo quyền và nghĩa vụ phù hợp, xứng đáng cho
từng bên tham gia. Nếu có sự chèn ép, thiếu công bằng, quá trình triển khai kế hoạch
chắc chắn sẽ xảy ra những xung đột.

Vì vậy, kỹ năng đàm phán rất chú trọng vai trò dung hòa lợi ích từ người cầm
trịch. Người này phải đủ bản lĩnh, kinh nghiệm và uy tín để thuyết phục các bên rằng
những gì họ có được là tốt nhất và công bằng nhất. Từ sự thấu hiểu này, việc hợp tác
kinh doanh mới thuận lợi đi đến thành công.

Vai trò thứ tư là rút ngắn tiến trình đàm phán

Mặc dù, thời gian đàm phán còn tùy thuộc vào quy mô và đặc thù của dự án kinh
doanh. Tuy nhiên, vai trò kỹ năng đàm phán sẽ góp phần quan trọng trong việc hoàn
tất tiến trình đàm phán nhanh hay chậm.

Trong kinh doanh, thời gian là yếu tố rất quan trọng vì nhiều dự án chỉ mang tính
chất thời điểm, kéo dài chỉ tốn thời gian, chi phí, công sức mà kết quả lại giảm sút. Do
đó, đàm phán càng nhanh, hiệu quả càng cao.

Vai trò thứ năm là duy trì mối quan hệ kinh doanh tốt đẹp

Hợp tác kinh doanh liên quan mật thiết đến quyền lợi của các bên tham gia, do
vậy, rất khó tránh những xích mích trong mối quan hệ. Nhiều đối tác chỉ có thể miễn
cưỡng hợp tác với nhau một lần, đây là điều rất đáng tiếc.

Nhưng thật may, kỹ năng đàm phán mang đến sự thấu hiểu lẫn nhau, và đây chính
là liệu pháp đã và đang giải quyết hiệu quả vấn đề này, tạo ra hiệu ứng tốt đẹp, giúp
các bên:

Gắn kết hợp tác vui vẻ

Xây dựng mối quan hệ kinh doanh lâu dài

Hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình triển khai kế hoạch…

Hiểu rõ vai trò của kỹ năng đàm phán trong kinh doanh, mỗi người trong chúng ta
sẽ thấy rằng, không có sự hợp tác nào có thể thành công nếu thiếu kỹ năng đàm phán ở
một hoặc nhiều bên tham gia. Đây là điều cốt lõi mà TalentBold muốn gửi gắm qua
bài viết này. Người sở hữu kỹ năng đàm phán giỏi luôn thuận lợi gặt hái thành công
trong kinh doanh. Kỹ năng này không phải là tố chất thiên bẩm, mà phần lớn đều đến
từ sự rèn luyện và nỗ lực học hỏi mỗi ngày mới có được

1.2.Sự cần thiết phân tích các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới cuộc đàm phán

Phân tích các yếu tố bên ngoài giúp các bên tham gia đàm phán nhận biết và đưa
ra chiến lược phù hợp để xử lý và tận dụng những ảnh hưởng từ môi trường xung
quanh, từ đó nâng cao khả năng đạt được kết quả tốt trong cuộc đàm phán.

4
Văn hóa và giá trị: Sự khác biệt văn hóa và giá trị giữa các bên có thể tạo ra sự
khác biệt trong cách tiếp cận và xử lý các vấn đề. Phân tích văn hóa và giá trị giúp
hiểu rõ hơn về cách mà các bên định hình quan điểm và ảnh hưởng đến quyết định
trong cuộc đàm phán.

Thời gian và lịch trình: Yếu tố thời gian có thể tạo áp lực và ảnh hưởng đến quyết
định trong cuộc đàm phán. Đặc biệt, các thời hạn cứng và sự cạnh tranh về thời gian
có thể ảnh hưởng đến sự linh hoạt và hiệu quả của quá trình đàm phán.

Môi trường kinh tế và chính trị: Tình hình kinh tế và chính trị trong quốc gia hoặc
khu vực có thể tác động đáng kể đến cuộc đàm phán. Các yếu tố như biến động giá cả,
chính sách quốc gia, sự ổn định chính trị, và các quy định pháp lý có thể ảnh hưởng
đến khả năng và ý chí của các bên tham gia đàm phán.

Điều kiện thị trường và cạnh tranh: Các yếu tố thị trường như sự cạnh tranh, động
lực thị trường, và sự phụ thuộc vào nguồn cung cầu có thể ảnh hưởng đến quyết định
trong cuộc đàm phán. Hiểu rõ về điều kiện thị trường và cạnh tranh giúp định hình
được mức độ quyền lợi và tầm quan trọng của mỗi bên trong quá trình đàm phán.

Những yếu tố quan hệ: Các yếu tố quan hệ như lịch sử tương tác, mức độ tin
tưởng và sự tương đồng giữa các bên có thể ảnh hưởng đến quá trình đàm phán. Hiểu
rõ về các yếu tố này giúp xác định và quản lý mối quan hệ giữa các bên trong cuộc
đàm phán.

2. NỘI DUNG
2.1.Quốc gia Nga

Nga, quốc gia lớn nhất thế giới.

• Diện tích: 17.075.200 km² chiếm 1/10 diện tích đất trên Trái đất.

• Theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc tính đến ngày 19/09/2023, dân
số của Nga là 145.578.225 người.

• Trải dài 11 múi giờ trên hai lục địa (Châu Âu và Châu Á) và có bờ biển trên ba
đại dương (Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Bắc Cực).

• Liên bang Nga là nước lớn nhất trong số 21 nước cộng hòa tạo nên Cộng đồng
các quốc gia độc lập.

Nga là một trong năm nền kinh tế lớn nhất thế giới và lớn nhất ở châu Âu.
2.1.1.Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến cuộc đàm phán
a)Môi trường kinh tế
i.GDP

Tốc độ tăng trưởng GDP của Nga (2017-2021)

5
Tốc độ tăng trưởng GDP của Nga (2017-2021)

6 4.8
5
4 2.8
3 2.2
1.8
1.57 1.66 1.69 1.49 1.78
2
1
0
-1
-2 -2.7
-3
-4
năm 2017 năm 2018 năm 2019 năm 2020 năm 2021
GDP(USD) 1.57 1.66 1.69 1.49 1.78
Tăng trưởng(%) 1.8 2.8 2.2 -2.7 4.8

GDP(USD) Tăng trưởng(%)

Năm GDP(USD) Tăng trưởng GDP(theo PPP) Tăng trưởng

2017 1,574 tỷ 23.29% 3.807 tỷ 1.83%

2018 1.657 tỷ 5.28% 4.231 tỷ 2.81%

 Năm 2017
GDP của Nga tăng 1.83% trong năm 2017 so với năm ngoái. Tỷ lệ này cao hơn
1.6% so với con số 0.2% được công bố vào năm 2016.
Con số GDP năm 2017 là 1,575,140 triệu USD , Nga đứng thứ 12 trong bảng
xếp hạng GDP của 196 quốc gia được công bố. Giá trị tuyệt đối của GDP ở Nga
đã tăng 294,492 triệu USD so với năm 2016.
GDP bình quân đầu người của Nga năm 2017 là 10720 USD , cao hơn 1996
USD so với năm 2016 là 8724 USD .
Nếu sắp xếp các quốc gia theo GDP bình quân đầu người của họ, thì Nga ở vị
trí thứ 65 trong số 196 quốc gia có GDP đã được công bố.

 Năm 2018
GDP của Nga tăng 2.8% trong năm 2018 so với năm ngoái. Tỷ lệ này cao hơn
1% so với con số 1.8% được công bố vào năm 2017.
Con số GDP năm 2018 là 1,653,006 triệu USD , Nga đứng thứ 12 trong bảng
xếp hạng GDP của 196 quốc gia được công bố. Giá trị tuyệt đối của GDP ở Nga
đã tăng 77,866 triệu USD so với năm 2017.
GDP bình quân đầu người của Nga năm 2018 là 11287 USD , cao hơn 567
USD so với năm 2017 là 10,720 USD .
Nếu sắp xếp thứ tự các quốc gia theo GDP bình quân đầu người, thì Nga ở vị trí
thứ 67 trong số 196 quốc gia có GDP đã được công bố.

6
Tin tức về các lệnh trừng phạt của Mỹ đã khiến đồng ruble lao xuống mức thấp
nhất kể từ năm 2016, đồng thời khiến thị trường chứng khoán Nga lao đao.

Năm GDP(USD) Tăng trưởng Nguồn

2019 1,693 tỷ 2.20% worldbank.org

2020 1.49 tỷ -2.7% worldbank.org

 Năm 2019, Cơ quan thống kê Nga Rosstat cho biết Tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) của Nga năm 2019 đạt 109.300 tỷ ruble (1.700 tỷ USD). Theo Bộ Phát
triển Kinh tế Nga, GDP của Nga trong tháng 5/2019 đã tăng trưởng chậm lại
đáng kể còn 0,2% so với cùng kỳ năm 2018, sau khi tăng 1,7% trong tháng
4/2019

Chi tiêu của chính


phủ Tổng đầu tư Cán cân thương
Chi tiêu của hộ gia
(Government (Investment mại (Net Exports)
đình
(Consumption) Purchases)

446010.2 33.75% 1.89% 28.43%

 Năm 2020,
Theo Cơ quan thống kê Nga (Rosstat), kinh tế Nga giảm 3,1% vào năm
2020, đây là mức giảm mạnh nhất trong 11 năm qua. Kinh tế Nga giảm
trong năm 2020 do tác động của đại dịch Covid-19, khi chính sách đóng cửa
được áp dụng và nhu cầu dầu trên thế giới giảm mạnh. Tình hình sản xuất
công nghiệp của Nga giảm xuống mức rất thấp trong năm 2020, đạt 97,9% từ mức
103,4% trong năm 2019.
Chi tiêu của chính
Chi tiêu của hộ gia phủ Tổng đầu tư Cán cân thương
đình (Government (Investment mại (Net Exports)
(Consumption) Purchases)

440032.7 39.25% 0.64% 25.53%

 Năm 2021

CHI PHÍ NĂM 2021 XUẤT KHẨU NHẬP KHẢU


theo đó, Moscow ước tính Kim ngạch xuất khẩu hàng Kim ngạch nhập khẩu
đã chi tiêu quân sự 65,9 tỉ hóa của Nga năm 2021 lên hàng hóa của Nga năm
tới 491,58 tỷ USD tăng 2021 đạt 293,42 tỷ USD

7
USD trong năm 2021, ( 45,8% so với 12 tháng tăng 26,7% so với năm
tăng 2,9% so với năm năm 2020 2020
2020)

Theo Rosstat, GDP của Nga tăng 4,7% trong năm 2021, nhanh nhất kể từ năm 2008.
Trong 9 tháng đầu năm 2021, CBR đã tăng thu ấn tượng, trong đó doanh thu từ dầu
khí tăng 60%, thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế thu nhập tăng khoảng 30% mỗi loại.
Doanh thu từ dầu và khí đốt cao đồng nghĩa với việc CBR đã có thêm 35 tỷ USD
ngoại hối trong khoảng thời gian từ tháng 1-2021 đến tháng 11-2021 và số tiền này sẽ
chuyển đến Quỹ tài sản quốc gia năm 2022
Thị trường lao động của Nga cũng có sự phục hồi rõ rệt. Số lượng việc làm trong quý
II-2021 đã tăng 24% so với cùng kỳ năm 2020 và tỷ lệ người thất nghiệp trên các vị trí
việc làm đã giảm xuống.
Mức tăng lương đáng kể nhất tập trung vào ba hoạt động kinh tế:
- Dịch vụ khách sạn và ăn uống (+30,1%)
- Giáo dục (+26,2%)
- Văn hóa, thể thao và giải trí (18,8%)
ii.Lạm phát

Tỷ lệ lạm phát ở Nga 2017 – 2021

Tỷ lệ lạm phát ở Nga năm 2017 – 2021


8

7 6.7

5 4.5

4 3.7
3.4
2.9
3

0
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Tỷ lệ lạm phát(%) 3.7 2.9 4.5 3.4 6.7

Tỷ lệ lạm phát(%)

Nhận xét: Tăng trưởng lạm phát: Trong giai đoạn này, Nga đã chứng kiến mức độ
lạm phát tăng lên. Theo dữ liệu từ Ngân hàng Trung ương Nga (Bank of Russia), tỷ lệ
tăng trưởng hàng năm của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong giai đoạn này dao động từ
khoảng 2-4%. Tuy mức tăng này không quá cao so với một số quốc gia khác, nhưng nó
vẫn có tác động đáng kể đến mức sống của người dân Nga.

Nguyên nhân tăng lạm phát: Một số yếu tố đã đóng vai trò trong việc tăng lạm
phát ở Nga. Một trong những nguyên nhân chính là tác động của yếu tố cung và cầu

8
trong nền kinh tế. Điều này có thể bao gồm tình trạng tăng giá năng lượng và nguyên
liệu, tăng giá hàng hóa nhập khẩu, và tác động của chính sách tiền tệ và tài khóa.
Ngoài ra, đại dịch COVID-19 cũng đã gây ra những sự chệch lệch trong cung cầu và
ảnh hưởng đến giá cả.

Ảnh hưởng đến người dân: Tăng lạm phát có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến
người dân Nga. Khi giá cả tăng, người dân phải trả nhiều hơn cho các mặt hàng tiêu
dùng hàng ngày, gây áp lực lên ngân sách gia đình và mức sống. Đặc biệt, nhóm thu
nhập thấp và trung bình có thể bị ảnh hưởng nặng nề hơn bởi vì tăng lạm phát có thể
làm giảm sức mua của họ.

Biện pháp kiểm soát lạm phát: Chính phủ Nga đã thực hiện một số biện pháp để
kiểm soát lạm phát trong thời gian này. Điều này bao gồm việc điều chỉnh chính sách
tiền tệ và tài khóa, tăng cường quản lý giá cả và cung cầu, và tăng cường giám sát thị
trường. Mục tiêu của các biện pháp này là kiềm chế tốc độ tăng lạm phát và bảo vệ lợi
ích của người dân.

iii.Lãi suất

Đến 15/9/2023 vừa qua, CBR đã tăng lãi suất ở mức cao hơn dự kiến, thêm 1 điểm %
lên 13% từ mức 12%, trong bối cảnh đồng RUB yếu và áp lực lạm phát cao.

Trong thông báo chính thức công bố ngày 15/8/2023, CBR nêu rõ quyết định tăng lãi
suất nhằm hạn chế những rủi ro gây mất ổn định giá cả, trong bối cảnh lạm phát được
dự báo sẽ tiếp tục leo thang.
iv.Tỷ lệ thất nghiệp

Năm Năm Năm Năm Năm


Chỉ số Nguồn
2017 2018 2019 2020 2021

Tỷ lệ thất
5.2 4.8 4.5 5.6 5 worldbank.org
nghiệp(%)
v.Tỷ giá hối đoái

1 RUB = khoảng 0.22 TRY

Ruble Nga là tiền tệ Liên bang Nga (RU, RUS, Nga). Lia Thổ Nhĩ Kỳ là tiền tệ
Thổ Nhĩ Kỳ (TR, Tur), và Bắc Síp. Ruble Nga còn được gọi là Rúp Nga. Lia Thổ Nhĩ
Kỳ còn được gọi là Yeni Turk Lirasi. Ký hiệu RUB có thể được viết R. Ký hiệu TRY
có thể được viết YTL. Ruble Nga được chia thành 100 kopecks. Lia Thổ Nhĩ Kỳ được
chia thành 100 new kurus. Tỷ giá hối đoái Ruble Nga cập nhật lần cuối vào ngày 16
tháng Mười 2023 từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Tỷ giá hối đoái Lia Thổ Nhĩ Kỳ cập nhật lần
cuối vào ngày 5 tháng Sáu 2023 từ MSN. Yếu tố chuyển đổi RUB có 6 chữ số có nghĩa.
Yếu tố chuyển đổi TRY có 5 chữ số có nghĩa

9
b)Chính trị
i.Đảng phái

Nga là một quốc gia đa đảng Hiện nay có 4 Đảng trong Quốc hội Liên bang : Đảng
nước Nga thống nhất, Đảng cộng sản Liên bang Nga, Đảng nước Nga công bằng, Đảng
dân chủ tự do Nga.

Trong đó Đảng nước Nga thống nhất được xem là chính đảng lớn nhất và có ảnh
hưởng nhất trong nền chính trị nước Nga và có thể được xem là đảng cầm quyền tại Nga
liên tiếp kể từ khi nó được thành lập, hiện tại hậu thuẫn cho chính quyền của Vladimir
Putin.

Sự ổn định chính trị

Nền chính trị Nga diễn ra trong khuôn khổ Chính thể cộng hòa. Theo Hiến pháp
năm 1993, Nga là Nhà nước pháp quyền dân chủ liên bang, Bộ máy nhà nước được tổ
chức theo hình thức Cộng hòa Tổng thống, tổng thống được trao nhiều quyền hạn.

Từ khi tổng thống Nga v. Putin lên cầm quyền (năm 2000), tình hình chính trị - xã
hội Nga đã dần đi vào ổn định. Vai trò của nhà nước và chính quyền trung ướng được
tăng cường, xu thế ly khai bị đẩy lùi, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện.

Tuy nhiên gần đây, cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraina đã gây ra 1 số biến đổi
đối với sự ổn định chính trị Nga

ii.Pháp luật

Trong thời kì Xô Viết , pháp luật của Liên bang nga là hệ thống pháp luật DCXH, sau
khi liên bang Xô Viết tan vỡ , hệ thống pháp luật của Nga được xây dựng lại Thuộc hệ
thống pháp luật dân sự. và cho đến nay vẫn còn nhiều tranh luận xoay quanh hệ thống
pháp luật của Nga.

 Nhiều học giả cho rằng pháp luật Nga hiện nay mang nhiều đặc trưng của
dòng họ PL châu âu lục địa
 Một số khác nhận định rằng hệ thống pháp luật nga còn nhiều đặc trưng của
pháp luật XHCN

Số còn lại khảng định ở Nga hình thành hệ thống pháp luật kiểu mới – HTPL hậu Xô
Viết

10
c)Nhân khẩu học

Quốc gia
Nga
Tiêu chí

145.578.225 người (04/09/2023)~1,81% dân số thế giới


Dân số Đứng thứ 9 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các
nước và vùng lãnh thổ

Độ tuổi trung bình dân số Nga là 40,5 tuổi

Nhóm tuổi Tỷ lệ (%)

0-14 17,24

Độ tuổi 15-24 9,54

25-54 43,38

55-64 14,31

65+ 15,53

Tỷ lệ giới tính trong tổng dân số là 0,864 (864 nam trên


Giới tính
1.000 nữ) thấp hơn tỷ lệ giới tính toàn cầu.

Tại Nga, có nhiều ngôn ngữ được sử dụng. Ngôn ngữ


chính thức và phổ biến nhất là tiếng Nga, được sử dụng
trong chính phủ, giáo dục và truyền thông. Dưới đây là
một số ngôn ngữ khác được sử dụng tại Nga:

Tiếng Anh

Tatar:
Ngôn ngữ
Ukraina:

Bashkir:

Chuvash:

Chechen:

11
d)Công nghệ

Bằng nền tảng khoa học công nghệ vững chắc, kết hợp với chính sách phát triển
liên tục được đổi mới và cập nhật, nước Nga đang từng chút một hiện thực hóa mục
tiêu “thoát khỏi sự lệ thuộc vào công nghệ phương Tây”:

Ngày nay nước Nga không chỉ mạnh về công nghệ không gian, sinh hóa mà còn
là một trong số ít những quốc gia có nền tảng số nội địa cạnh tranh được với các dịch
vụ trực tuyến phương Tây.

Trong nhiều năm, Nga tự hào sở hữu hệ thống ngân hàng trực tuyến hiện đại nhất
châu Âu, thậm chí hơn cả Nhật Bản. Trong ngắn hạn, công nghệ là một trong ngành
tăng trưởng nhanh nhất của nền kinh tế Nga, kết quả của lực lượng kỹ sư đông đảo bậc
nhất thế giới cùng hệ thống giáo dục kỹ thuật trên toàn quốc được đánh giá cao.

Ngay khi phương Tây bắt đầu áp đặt các biện pháp trừng phạt, Nga đã nhận ra
mình đang mua rất nhiều sản phẩm ở nước ngoài và gây bất lợi cho chính các nhà sản
xuất trong nước. Các lệnh trừng phạt đã thúc đẩy Nga tăng sản xuất của mình ở trong
nước và gây bất lợi cho chính phương Tây

e)Toàn cầu hóa

Kinh tế: Toàn cầu hóa đã thúc đẩy sự phát triển của Nga trong lĩnh vực kinh tế và
mở rộng cơ hội kinh doanh và đầu tư. Nga có một ngành công nghiệp dầu khí phát triển
mạnh mẽ, là một nhà xuất khẩu quan trọng của dầu mỏ và khí đốt. Sự gia tăng xuất khẩu
và thu hút đầu tư từ các quốc gia khác đã góp phần vào tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên,
Nga cũng đang tìm cách đa dạng hóa nền kinh tế và phát triển các ngành công nghiệp
khác để trở nên bền vững và không chỉ phụ thuộc vào ngành dầu khí.

Chính trị: Toàn cầu hóa đã tạo ra những thay đổi trong cảnh quan chính trị của Nga.
Quốc gia này đã tham gia và đóng vai trò quan trọng trong các tổ chức quốc tế như Liên
Hiệp Quốc, WTO và BRICS. Sự mở rộng của việc hợp tác quốc tế đã đồng thời mang
đến những thách thức trong việc duy trì quan hệ vốn có và đảm bảo lợi ích quốc gia.

Xã hội: Toàn cầu hóa đã có ảnh hưởng đến xã hội Nga theo nhiều cách. Việc mở
cửa và hội nhập kinh tế đã mở ra cơ hội cho việc truyền bá các giá trị và văn hóa từ các
quốc gia khác. Đồng thời, cũng có những thay đổi trong lối sống và quan niệm xã hội,
đặc biệt trong các thành phố lớn. Tuy nhiên, sự toàn cầu hóa cũng gặp thách thức như
bất cân đối kinh tế và tình trạng chia cắt xã hội.

Ngôn ngữ, văn hóa: Toàn cầu hóa đã góp phần trong việc giới thiệu ngôn ngữ và
văn hóa Nga ra thế giới. Tiếng Nga và văn hóa Nga đã trở thành một yếu tố quan trọng
trong các lĩnh vực như giáo dục, ngoại giao và văn hóa. Tuy nhiên, cũng có những thách
thức như bảo vệ và duy trì sự đa dạng và cái "Nga" đặc trưng trong bối cảnh pha trộn
văn hóa quốc tế.

12
Xuất nhập khẩu: Toàn cầu hóa đã có tác động mạnh mẽ lên xuất nhập khẩu của
Nga. Nhờ tài nguyên tự nhiên phong phú, Nga đã trở thành một trong những nhà xuất
khẩu quan trọng nhất thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực dầu khí, kim ngạch lớn. Ngoài
ra, Nga cũng xuất khẩu các mặt hàng khác như ngũ cốc, kim loại, gỗ và các sản phẩm
chế biến khác. Sự mở cửa thị trường và mở rộng hợp tác kinh tế đã giúp Nga tận dụng
cơ hội để nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển xuất khẩu. Tuy nhiên, Nga cũng
phải đối mặt với sự biến đổi của thị trường quốc tế và các yêu cầu khắt khe về chất lượng
và kỹ thuật của sản phẩm.

Khoa học, công nghệ: Toàn cầu hóa cũng đã góp phần vào sự phát triển của khoa
học và công nghệ ở Nga. Với việc tham gia vào các dự án quốc tế và hợp tác với các
nhà nghiên cứu và doanh nghiệp từ nhiều quốc gia khác, Nga đã tiếp cận với các công
nghệ tiên tiến và kiến thức mới. Điều này đã tạo điều kiện cho việc cải tiến sản phẩm và
quy trình sản xuất trong một số ngành công nghiệp chủ chốt như dầu khí, hàng không
vũ trụ, y học và vũ khí. Tuy nhiên, cần tiếp tục đẩy mạnh đầu tư vào nghiên cứu và phát
triển để thu hút tài năng và cải thiện khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực này.

Môi trường: Toàn cầu hóa cũng đã tác động đến môi trường ở Nga. Việc mở rộng
các hoạt động công nghiệp và khai thác tài nguyên tự nhiên đã góp phần vào sự suy
thoái môi trường, như sự ô nhiễm không khí, nước và đất đai. Tuy nhiên, Nga cũng đang
nhìn nhận vấn đề này và thực hiện các biện pháp để bảo vệ và quản lý tài nguyên tự
nhiên một cách bền vững.

Địa chất, tài nguyên:Toàn cầu hóa đã ảnh hưởng đến việc khai thác và quản lý các
tài nguyên địa chất của Nga. Nga được biết đến với các tài nguyên như dầu, khí đốt,
khoáng sản và lâm sản. Xu thế toàn cầu hóa đã mở rộng thị trường xuất khẩu và thu hút
sự quan tâm của các công ty quốc tế đến việc đầu tư khai thác tài nguyên. Tuy nhiên,
cần chú ý đến vấn đề bền vững và tác động môi trường trong quá trình khai thác và sử
dụng tài nguyên.

An ninh, quân sự: Xu thế toàn cầu hóa cũng đã ảnh hưởng đến an ninh và quân sự
của Nga. Quốc gia này đã phải thích nghi với việc thay đổi trong cảnh báo an ninh và
đối phó với các vấn đề như khủng bố quốc tế, thực phẩm và năng lượng, an ninh mạng
và đối thủ ngoại giao. Tuy nhiên, Nga cũng đã tận dụng xu thế toàn cầu hóa để nới rộng
quan hệ quân sự với các nước khác và tham gia vào các tổ chức quốc tế như Liên Hiệp
Quốc và Hiệp ước An ninh và Hợp tác châu Âu.

Dí trú, lao động: Sự toàn cầu hóa đã tác động đến di trú và lao động trong lĩnh vực
quốc tế của Nga. Với việc mở cửa thị trường và sự khan hiếm lao động trong một số
ngành công nghiệp, Nga đã trở thành một điểm đến hấp dẫn cho lao động di cư từ các
nước khác và thu hút nhân viên chuyên gia. Tuy nhiên, cũng có một số thách thức như
việc quản lý di cư hợp lý, bảo vệ quyền lợi của người lao động và hiệu quả sử dụng lao
động xuất khẩu.

Ảnh hưởng đến vùng lân cận: Địa vị địa lý và vai trò quan trọng của Nga đã khiến
nước này có ảnh hưởng mạnh đến khu vực lân cận. Sự toàn cầu hóa đã mở ra cơ hội
hoặc thách thức trong việc thực hiện quan hệ thương mại, đầu tư và hợp tác chính trị với

13
các nước láng giềng. Nga đang tìm cách tận dụng ưu thế này để thúc đẩy sự hợp tác khu
vực và đảm bảo an ninh quốc gia.

Ngoại giao, đối ngoại:Xu thế toàn cầu hóa đã góp phần quan trọng vào sự thay đổi
và mở rộng quan hệ ngoại giao và đối ngoại của Nga. Nga đã tăng cường vai trò của
mình trong cộng đồng quốc tế và thúc đẩy quan hệ đối tác với các quốc gia khác. Nga
đã tìm kiếm các liên minh và đối tác chiến lược trên thế giới để bảo vệ lợi ích quốc gia
và đóng góp vào việc giải quyết các vấn đề toàn cầu như xung đột, khủng hoảng và biến
đổi khí hậu.

Giáo dục, hợp tác văn hóa: Sự toàn cầu hóa đã mở rộng cơ hội hợp tác và trao đổi
trong lĩnh vực giáo dục và văn hóa. Nga đã thu hút sự quan tâm của các sinh viên quốc
tế và là một đích đến hàng đầu trong việc học tập và nghiên cứu. Ngoài ra, việc mở cửa
và tham gia vào các hoạt động văn hóa quốc tế đã góp phần truyền bá và thúc đẩy văn
hóa Nga tới các quốc gia khác và đồng thời cảm nhận và chia sẻ những giá trị và kiến
thức của văn hóa thế giới.

Công nghệ thông tin và truyền thông: Toàn cầu hóa đã tác động đến lĩnh vực công
nghệ thông tin và truyền thông của Nga. Cùng với sự phát triển của internet và mạng xã
hội, Nga đã được kết nối với thế giới và trở thành một phần quan trọng trong cộng đồng
mạng. Việc truyền thông quốc tế và quảng bá hình ảnh của Nga đã trở nên dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, cần quản lý và bảo vệ an ninh mạng để đảm bảo sự phát triển bền vững và
an toàn của lĩnh vực này.

Định chính sách: Sự toàn cầu hóa đã tác động đến việc định chính sách của Nga.
Nga đã tìm cách điều hòa và phù hợp hóa chính sách kinh tế, chính trị và xã hội của
mình với các yêu cầu và tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời, Nga cũng đã đưa ra những chính
sách đổi mới và phát triển để tận dụng cơ hội từ sự toàn cầu hóa và đối phó với những
thách thức mới của thế giới.

f)Tự nhiên

Vị trí địa lý: Nằm ở phía bắc, phía tây và phía đông của bán cầu nam, và phần lớn
nước Nga gần Bắc Cực hơn là xích đạo.

Địa hình: Với địa hình phức tạp và một phần lớn lãnh thổ nằm ở vùng Bắc Cực,
Nga đối mặt với thách thức về vận chuyển và hạ tầng. Trong quá trình đàm phán, điều
này có thể ảnh hưởng đến việc thương lượng về phí vận chuyển, thời gian giao hàng
và khả năng tiếp cận thị trường.

Khí hậu đa dạng: Nga là quốc gia có diện tích rộng lớn, từ vùng Bắc Cực lạnh giá
đến khu vực nhiệt đới ở phía nam. Khí hậu đa dạng này có thể ảnh hưởng đến hoạt
động kinh doanh và đàm phán, ví dụ như lịch trình, vận chuyển hàng hóa và điều kiện
làm việc

Tài nguyên tự nhiên phong phú: Nga là một trong những quốc gia giàu tài nguyên
như dầu mỏ, khí đốt, khoáng sản và lâm sản. Trong đàm phán kinh doanh, các tài

14
nguyên này có thể trở thành một yếu tố quan trọng, với việc thương lượng về quyền sở
hữu, giá trị và điều kiện khai thác.

Vấn đề môi trường và bảo vệ tự nhiên: Nga có những vấn đề môi trường đặc biệt,
bao gồm việc bảo vệ các khu vực tự nhiên quan trọng như hồ Baikal và vùng Arctica,
và giảm thiểu tác động của công nghiệp lên môi trường. Trong đàm phán kinh doanh,
các vấn đề môi trường và bảo vệ tự nhiên có thể trở thành vấn đề quan trọng đối với
các doanh nghiệp và tổ chức.

g)Covid ảnh hưởng

Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế thế giới nói chung
và nền kinh tế của Nga nói riêng. Thời điểm đại dịch diễn ra (2020), GDP Nga đã
giảm 3,1%, tuy nhiên đây chưa phải là mức sụt giảm cao nhất trong suốt lịch sử kinh
tế của đất nước này.

Rosstat (Cơ quan thống kê quốc gia Nga) cho biết sự sụt giảm của GDP Nga
trong năm 2020 phần nhiều là do sự ảnh hưởng của những biện pháp hạn chế nhằm
ứng phó với dịch bệnh, cũng như nhu cầu về năng lượng trên thế giới bị giảm đi.

Nga đã công bố các biện pháp khắc phục hậu quả của đại dịch COVID-19, hỗ trợ
doanh nghiệp và người lao động trị giá tới 2.000 tỷ rubble (26,9 tỷ USD).

Cơn bão dịch bệnh COVID-19 tấn công nước Nga -một trong những nền kinh tế
lớn trên thế giới đang đẩy nước này đối diện nhiều thách thức, cả về chính trị lẫn kinh
tế.Ngay trước khi đại dịch hoành hành, Tổng thống Nga Vladimir Putin đang tiến tới
chuẩn bị tất sửa đổi Hiến pháp sâu rộng, giúp ông có thể tiếp tục tại vị đến năm 2036,
nhưng do dịch bệnh ông buộc phải hoãn tiến hành cuộc bỏ phiếu toàn dân về sửa đổi
Hiến pháp, bước đi quan trọng cuối cùng hoàn tất tiến trình này.

Nước Nga cũng buộc phải "ăn mừng" 75 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến
tranh Vệ quốc Vĩ đại, theo truyền thống vào ngày 9/5 thông qua hình thức trực tuyến,
không thể tiến hành những hoạt động kỷ niệm hoành tráng để nâng cao hình ảnh của
mình trên trường quốc tế.

Toàn bộ các trung tâm thương mại, nhà hàng, quán ăn ở Moskva đều phải đóng
cửa, ngoại trừ cửa hàng cung cấp thực phẩm, thuốc, và các nhu yếu phẩm.

Được biết, doanh thu các doanh nghiệp kinh doanh ở thành phố này giảm từ 50-
70%. Doanh số bán hàng qua mạng dù tăng vọt nhưng vẫn không đủ để khôi phục nhu
cầu như mức trước dịch bệnh.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) của Nga là khu vực thiệt hại lớn nhất trong đại
dịch COVID-19. Một đơn kêu cứu khỏi bị phá sản hàng loạt của các SME gửi Chính
phủ Nga ngày 24/3 gồm hơn 300.000 chữ ký.

15
Đánh giá của Cơ quan thống kê LB Nga - Rosstat tính rằng các doanh nghiệp vừa
và nhỏ (SME) nước này chiếm khoảng 20% GDP.Theo Viện kinh tế Gaida, doanh thu
trong khu vực SME giảm từ 50-60% có thể khiến GDP của Nga giảm khoảng 10%
trong quý 2/2020.

Về tốc độ tăng trưởng kinh tế, mặc dù kinh tế Nga đã tăng trưởng 2,9% trong
tháng 2/2020, song Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga, bà Elvira Nabiullina dự
báo kinh tế Nga có thể giảm tới 8% trong quý 2/2020 do các nỗ lực ngăn chặn tình
trang bùng phát dịch COVID-19, giảm mạnh chi tiêu cũng như hoạt động kinh doanh.

Giá dầu thấp là cú đòn mạnh nữa giáng vào nền kinh tế Nga vì xuất khẩu dầu
chiếm tới 40% nguồn thu của Nga. Ngân sách Liên bang B Nga sẽ không thâm hụt nếu
giá dầu thế giới ở mức 42 USD/thùng.

Các chuyên gia dự đoán Nga có thể đối mặt với cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất
trong một thế hệ, với tỷ lệ thất nghiệp lên đến 15% khiến 8 triệu người không có việc
làm.

h)Ảnh hưởng chiến tranh Nga- Ukrana

Sau khi chiến sự nổ ra, hàng loạt đòn trừng phạt của phương Tây đã dội xuống
Nga. Đất nước này đã trở thành quốc gia đầu tiên trong lịch sử phải hứng chịu số lệnh
trừng phạt cao kỷ lục, vào khoảng 11.000 lệnh trừng phạt.

Các biện pháp trừng phạt từ phương Tây được áp dụng trên diện rộng nhằm vào
các cá nhân, ngân hàng, doanh nghiệp, cũng như các lĩnh vực như tài chính, xuất nhập
khẩu nhiều mặt hàng và năng lượng của nước này. Trong đó, đáng kể như việc Nga bị
Mỹ và các nước phương Tây loại khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu (SWIF). Nga cũng
không được tiếp cận với các công cụ tài chính toàn cầu như phái sinh, phát hành trái
phiếu bằng ngoại tệ; bị "đóng băng" kho dự trữ ngoại hối trị giá 300 tỷ USD ở nước
ngoài.

Mỹ cũng ngăn Moscow tiếp cận các công nghệ tiên tiến của phương Tây như cấm
bán chất bán dẫn, linh kiện điện tử, thiết bị định vị… cho Nga khiến ngành hàng
không vũ trụ, sản xuất xe hơi, điện tử… của Nga bị thiệt hại.

Nhiều nước phương Tây cũng liên tiếp tuyên bố tịch thu và phong tỏa nhiều tài
sản như bất động sản, siêu du thuyền của tỷ phú Nga ở nước ngoài. Theo thống kê của
Bloomberg, tài sản của các tỷ phú Nga trong năm ngoái đã giảm gần 95 tỷ USD do tác
động của các lệnh cấm vận.

Diễn biến thực tế tốt hơn dự báo từ nhiều chuyên gia. Theo Bộ Phát triển Kinh tế
Nga, GDP 11 tháng đầu năm 2022 của Nga chỉ giảm 2,1%", Tổng thống Nga Vladimir
Putin cho biết trong cuộc họp báo chính phủ ngày 11/1.

Tình hình kinh tế không những ổn định mà còn tốt hơn nhiều. Một trong những
chỉ số chính - tỉ lệ thất nghiệp - đang ở mức thấp lịch sử. Lạm phát thấp hơn dự kiến
và đang có xu hướng giảm", ông Putin nhấn mạnh.

16
Kết thúc năm 2022, lạm phát của Nga ở mức 11,9%, thấp hơn dự đoán hơn 12%
của cả ngân hàng trung ương Nga và Bộ Phát triển Kinh tế Nga. Trước đó, lạm phát tại
Nga đã đạt đỉnh 17,83% vào tháng 4, tuy nhiên sau đó đã giảm dần.

Theo lời Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak tại cuộc họp chính phủ hôm 16/1
cho biết, xuất khẩu năng lượng của Nga trong năm ngoái vẫn tăng bất chấp các lệnh
trừng phạt của phương Tây. Cụ thể, xuất khẩu dầu tăng 7%, trong khi xuất khẩu khí
đốt tăng 8%. Sản lượng khai thác dầu tăng 2% so với năm 2021, đạt 535 triệu tấn.
Nhìn chung, doanh thu từ xuất khẩu năng lượng của Nga trong năm 2022 tăng khoảng
28%, tương đương tăng 2.500 tỷ rúp (tức 36,6 tỷ USD) so với năm 2021.

Doanh thu từ dầu mỏ và khí đốt sụt giảm trong khi chi tiêu cho quốc phòng tăng
nên thâm hụt ngân sách của Nga trong năm 2022 lên 3.300 tỷ Rúp (khoảng 47 tỷ
USD), tương đương khoảng 2,3% GDP. Chỉ riêng trong tháng 1 vừa qua, theo Bộ Tài
chính Nga, mức thâm hụt đã lên đến 1.760 tỷ rúp, tương đương 24,75 tỷ USD, chiếm
60% con số thâm hụt mà Nga dự kiến cho cả năm 2023.

i)Văn hóa

- Ngôn ngữ Tiếng Nga, Tiếng Anh


- Tính cách Thích đùa, tuy nhiên k nên đề cập đến gia đình
- Ẩm thực Ăn bằng dao, dĩa, thìa
- Đồ ăn Âu Ăn chay, mặn kết hợp

Có thói quen uống rượu ( do khí hậu lạnh)

 Cháo Kasha là một trong những món ăn thiêng liêng nhất của người Nga. Cháo
Kasha được người Nga ví như người mẹ của mình. Món ăn này được nấu từ Kiều
mạch và là món ăn dân tộc, được ưa chuộng và phổ biến nhất trong số các loại
cháo của Nga. Kasha luôn đồng hành cùng mỗi người dân Nga trong suốt cuộc
đời của họ. Người Nga yêu thích món ăn này và sử dụng nó hàng ngày.
 Thêm vào đó, người Nga còn có câu “ cháo Kasha là mẹ, bánh mì đen là cha”
cho thấy sự quan trọng của 2 món ăn truyền thống này trong văn hóa ẩm thực của
xử sở bạch dương. Bánh mỳ đen hay bánh mỳ lúa mạch là 1 loại bánh được chế
biến từ bột mỳ của hạt lúa mạch đen.
 Ngoài ra , ẩm thực Nga được coi là một nền ẩm thực độc đáo, phong phú. Trong
quá trình hình thành truyền thống ẩm thực Nga thì ảnh hưởng lớn nhất là điều
kiện địa lí tự nhiên. Số lượng sông, hồ, rừng rất lớn đã tạo điều kiện xuất hiện
trong ẩm thực Nga một lượng lớn các món ăn từ cá, thịt rừng, nấm và quả rừng.
Thường thì cá, thịt bò, thịt cừu sẽ được nướng hoặc nấu soup kèm với củ cải đỏ,
bắp cải, khoai tây, cà rốt.
 Ngoài thức ăn,người Nga còn có nhiều đồ uống nổi tiếng trên thế giới như rượu
Vodka . Nguyên liệu để sản xuất vodka thường là khoai tây, hoặc một số loại ngũ
cốc, lên men. Nếu như nói rượu Vodka niềm tự hào và đóng vai trò quan trọng
trong lịch sử Nga không phải là quá lời, bởi Vodka đã thực sự trở thành một phần
văn hóa Nga, thể hiện tính cách Nga. Theo phong tục của người Nga, từ chối
uống rượu là không thể chấp nhận được trừ phi bạn có lí do chính đáng, chẳng

17
hạn sức khoẻ hay tôn giáo, khiến bạn không thể uống rượu. Bạn cũng có thể mỉm
cười và giả như mình đang uống để chứng tỏ rằng bạn đồng ý với việc nâng ly
chúc mừng và tôn trọng người xung quanh. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, tránh
dùng rượu vodka làm quà vì nó được hiểu là người khách chê tủ rượu kém phong
phú của chủ nhà.
 Sau khi ăn người Nga thích uống cafe và ăn bánh tráng miệng. Cafe của người
Nga có đặc điểm là loãng đến nỗi mỗi người uống tầm 1lit cafe là chuyện bình
thường.
 Sử dụng nhiều bơ, đường, sữa trong các món ăn, ăn nhiều gia vị
- Trang phục: Truyền thống: sarafan và poneva
- Giao tiếp: Xu hướng giao tiếp trực tiếp và thẳng thắn. Họ thường diễn đạt ý kiến
và cảm xúc của mình một cách trực tiếp và không e ngại. Điều này có thể được
thể hiện qua việc sử dụng ngôn từ mạnh mẽ và thẳng thắn trong các cuộc tranh
luận hoặc thảo luận.
- Phong tục: Phong tục đón khách: Khi đến Nga bạn sẽ được chào đón bằng nghi
thức chào đón đặc biệt. Mọi vị khách sẽ nhận được bánh mì và muối để trong
chiếc khay phủ khăn thêu rực rỡ. Khách du lịch hãy cúi xuống hôn lên chiếc bánh
mì để đáp lại sự thân thiện của gia chủ.
- Phong tục chào hỏi: Được chào đón bằng nghi thức tặng Russian.Hãy hôn phần
bánh mì được tặng, và ăn một mẩu bánh để tỏ lòng cảm kích.
- Truyền thống gia đình: người Nga có tư tưởng nuôi dạy con cái theo lối tự lập
- Văn hóa chúc tụng sức khỏe

2.1.2.Văn hóa đàm phán ở Nga và những điểm cần lưu ý

Văn hóa kinh doanh của người Nga rất coi trọng thứ bậc, mặc dù nhà nước không
còn điều hành doanh nghiệp như trước đây. Cấp trên có quyền đối với cấp dưới và chịu
trách nhiệm đưa ra quyết định cuối cùng. Công việc nên được thực hiện với những người
ra quyết định quan trọng hơn là những người trung gian.

Cuộc gặp gỡ đầu tiên hoàn toàn mang tính chất nghi lễ, vì đây là thời điểm người
Nga đánh giá mức độ tín nhiệm của bạn và của công ty.Tốt hơn là nên cư xử 1 cách
trang trọng , đồng thời giữ bầu không khí ấm áp, thân mật, tránh cử chỉ thống trị hoặc
hung hăng.

Trình bày vấn đề nên đơn giản và dễ hiểu. Nếu thuyết trình bằng tiếng Anh hãy in
tài liệu báo cáo hoặc các tài liệu khác bằng tiếng Nga. Muốn làm ăn với người Nga, các
đối tác nên phải biết tiếng Nga hoặc ít nhất phải có phiên dịch giỏi. Nhiều người Nga
ứng xử giống như người Mỹ: nói ngôn ngữ của chúng tôi hoặc chẳng nói ngôn ngữ nào
hết.

Khi gặp gỡ đàm phán trang phục của người Nga giản dị, vest tối màu cùng với cà
vạt và sơ mi trắng. Nữ cũng phục trang tương tự nhưng áo sơ mi có màu nhạt hơn. Ngoài
ra cũng có thể mặc váy nhưng có độ kín đáo vừa phải, tránh dùng nước hoa, son và trang
sức gây sự chú ý.

18
Đồng thời khi xưng hô nên gọi người Nga bằng tên gọi của họ đi kèm với tên của
người cha. Các chức danh cấp cao thì mới sử dụng trong xưng hô, chẳng hạn như Tổng
Giám đốc hay Bộ trưởng.

Nên chuẩn bị một món quà để thể hiện sự phát triển của công ty bạn và tầm quan
trọng của thương vụ sắp tới. Tặng quà cho nhau khi gặp gỡ là tập tục được đánh giá cao
ở Nga. Đối với mối quan hệ thân thiết và lâu dài thì cá nhân người tặng quà phải tỉ mỉ
chọn món quà phù hợp. Quà dùng cho cuộc gặp gỡ kinh doanh nên là các đồ dùng cho
văn phòng, bút (gồm bút cùng với logo của công ty bạn) .

Khi tiếp khách là người Nga, bạn nên thận trọng với màu sắc trang trí của nơi đón
tiếp. Người Nga có cách hiểu riêng về màu sắc và con số. Tốt nhất là sử dụng màu đỏ
(đối với người Nga tượng trưng cho vẻ đẹp, sự phục sinh, tình yêu), xanh lá cây, xanh
da trời, số 3, số 7 và số 12. Không được dùng màu đen và số 13. Sử dụng màu trắng
cũng phải hết sức thận trọng vì người Nga cho rằng màu trắng tượng trưng cho sự tinh
khiết, trong trắng, nhưng đồng thời cho cả đau thương.

Khi đi ăn tại nhà hàng với đối tác Nga không nên treo áo khoác đằng sau ghế vì nó
được hiểu là sự lăng mạ. Hãy treo áo ở phòng treo áo có tại tất cả các nhà hàng.
2.1.3.Thời gian và địa điểm đàm phán ký kết hợp đồng

Thời tiết: Thời tiết ở Nga có sự biến đổi lớn theo mùa. Mùa hè (từ tháng 6 đến
tháng 8) thường là thời gian dễ dàng để đàm phán, vì thời tiết ấm áp và thoải mái. Mùa
đông (từ tháng 12 đến tháng 2) có thể rất lạnh và gió mạnh, do đó nếu bạn không thích
thời tiết lạnh, bạn nên tránh mùa đông.

Ngày lễ và ngày nghỉ chính: Tìm hiểu về lịch ngày lễ và ngày nghỉ chính tại Nga
và tránh lên kế hoạch trong những ngày này, vì nhiều người sẽ nghỉ làm trong thời gian
này.

Thời gian trong ngày: Đối với cuộc họp trong ngày, thường từ 9 giờ sáng đến 6 giờ
chiều là thời gian phù hợp nhất. Tránh các buổi trưa dài từ 1 giờ đến 3 giờ, vì đó là thời
gian trưa.

Thời gian của tuần: Thứ Hai đến Thứ Sáu thường là thời gian tốt nhất cho các cuộc
đàm phán công việc và kinh doanh tại Nga. Cuối tuần là thời gian nghỉ cuối tuần.

Vùng địa lý cụ thể: Nếu bạn đàm phán tại một khu vực cụ thể trong Nga, hãy xem
xét đặc điểm địa lý của vùng đó, bao gồm múi giờ, thời tiết và văn hóa địa phương.

Địa điểm đàm phán ở Nga có thể thay đổi tùy thuộc vào mục đích và quy mô của cuộc
họp.

Moscow (Mát-xcơ-va): Moscow là thủ đô và trung tâm chính trị, kinh tế của Nga.
Đây là nơi tổ chức nhiều cuộc đàm phán quốc tế, đặc biệt là các cuộc đàm phán chính
trị và ngoại giao. Moscow cũng có nhiều khách sạn và cơ sở hội nghị cao cấp dành cho
cuộc đàm phán.

19
Saint Petersburg (Sankt-Peterburg): Saint Petersburg là một trong những thành phố
lớn và lịch sử của Nga. Nó có các cơ sở hội nghị và khách sạn chất lượng cao, và thường
được sử dụng cho các cuộc đàm phán, hội thảo và sự kiện quốc tế.

Sochi: Sochi nằm ở bờ biển Biển Đen và thường được chọn làm địa điểm cho các
cuộc đàm phán và hội nghị quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực thể thao và du lịch.

Yekaterinburg: Yekaterinburg nằm ở phía Ural của Nga và có vai trò quan trọng
trong lĩnh vực công nghiệp và kinh tế. Nó cũng có cơ sở hội nghị phù hợp cho các cuộc
đàm phán về kinh doanh và công nghiệp.

Kazan: Kazan nằm ở Cộng hòa Tatarstan của Nga và là một trung tâm văn hóa và
kinh tế quan trọng. Thành phố này thường được sử dụng cho các cuộc đàm phán liên
quan đến các vấn đề vùng và văn hóa.

Vì vậy việc đàm phán của hai doanh nghiệp trên sẽ diễn ra rất thuận lợi. Chỉ cần lưu
ý một số điều sau:

Ngôn ngữ : Sử dụng ngôn ngữ chung là tiếng Anh để đàm phán và văn bản, hợp
đồng nên được viết dưới cả 3 loại chữ tiếng Nga, tiếng Hin-di và tiếng Anh.

Thời gian : Luôn phải đến sớm hoặc đúng giờ. khoảng từ 9h sáng đến 5h chiều.
( trừ những ngày nghỉ lễ của cả hai quốc gia

Địa điểm diễn ra cuộc đàm phán : có thể là văn phòng công ty một trong hai
bên doanh nghiệp

Khi phát biểu : Cả hai bên nên duy trì thái độ từ tốn, lịch sự

2.2.Quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ


2.2.1.Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến cuộc đàm phán

Thổ Nhĩ Kỳ, tên chính thức là nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ.

Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia liên lục địa Á-Âu, thủ đô là Ankara.

Phần lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ thuộc châu Á chiếm 97% diện tích toàn quốc, tách khỏi phần
lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ thuộc châu Âu qua eo biển Bosphorus, biển Marmara và eo biển
Dardanelles. Phần lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ thuộc châu Âu chiếm 3% diện tích toàn quốc.

Vì có vị trí chiến lược ở giữa châu Âu và châu Á và giữa ba biển, Thổ Nhĩ Kỳ từng là
ngã tư đường giữa các trung tâm kinh tế, và là nơi phát sinh cũng như nơi xảy ra các
trận chiến giữa các nền văn minh lớn. Thổ Nhĩ Kỳ có một nền văn hóa rất đa dạng bắt
nguồn từ nhiều yếu tố của Đế chế Ottoman, Châu Âu, và các truyền thống Hồi giáo.

Diện tích: 783.562 km²

20
a)Môi trường kinh tế
i.GDP

GDP của Nga từ năm 2018 – 2021

GDP của Nga từ năm 2018 – 2021


840
819
820
800
778.5
780
759.9
760
740
720.3
720
700
680
660
năm 2018 năm 2019 năm 2020 năm 2021
GDP(tỷ USD) 778.5 759.9 720.3 819

GDP(tỷ USD)

Nhận xét :Tăng trưởng GDP: Trong giai đoạn từ 2018 đến 2021, Thổ Nhĩ Kỳ đã
trải qua một biến động tăng trưởng GDP. Năm 2018, Thổ Nhĩ Kỳ ghi nhận mức tăng
trưởng GDP cao đạt 2,8%. Tuy nhiên, từ năm 2019, nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đã gặp khó
khăn và tăng trưởng GDP giảm xuống. Trong năm 2020, tác động của đại dịch COVID-
19 đã gây suy thoái kinh tế và làm giảm tăng trưởng GDP xuống mức âm (-1,8%). Tuy
nhiên, kể từ cuối năm 2020 và đầu năm 2021, Thổ Nhĩ Kỳ đã ghi nhận sự phục hồi mạnh
mẽ, với tăng trưởng GDP tăng trở lại và dự kiến đạt mức 8,5% trong năm 2021.

Động lực tăng trưởng: Trong giai đoạn này, Thổ Nhĩ Kỳ đã đặt mục tiêu tăng trưởng
dựa trên đầu tư và tiêu dùng trong nước. Chính phủ đã triển khai các biện pháp kích
thích kinh tế, bao gồm chính sách tiền tệ và tài khóa, để thúc đẩy đầu tư công và khuyến
khích tiêu dùng nội địa. Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã tăng cường nỗ lực thu hút đầu tư nước
ngoài và đẩy mạnh xuất khẩu.

Ảnh hưởng của COVID-19: Như nhiều quốc gia khác, Thổ Nhĩ Kỳ cũng chịu tác
động mạnh từ đại dịch COVID-19. Biện pháp hạn chế và suy thoái kinh tế toàn cầu đã
ảnh hưởng đến nhiều ngành kinh tế, như du lịch, dịch vụ và sản xuất. Tuy nhiên, Thổ
Nhĩ Kỳ đã triển khai các biện pháp hỗ trợ kinh tế để giảm tác động của đại dịch và
khuyến khích phục hồi kinh tế.

Thách thức kinh tế: Trong giai đoạn này, Thổ Nhĩ Kỳ đối mặt với một số thách
thức kinh tế, bao gồm lạm phát, tỷ giá và sự không ổn định kinh tế. Điều này có thể ảnh

21
hưởng đến sự bền vững của tăng trưởng GDP và đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ từ phía
chính phủ.
ii.Lạm pháp

Lạm phát ở thổ nhĩ kỳ từ 2018-2020:(nguồn worldbank.org)

Tỷ lệ lạm phát ở Thổ Nhĩ Kỳ Năm 2018-2020


25

20.3
20

14.6
15
11.8

10

0
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Tỷ lệ lạm phát(%) 20.3 11.8 14.6

Tỷ lệ lạm phát(%)

Lạm phát năm 2018: Trong năm 2018, tỷ lệ lạm phát hàng năm ở Thổ Nhĩ Kỳ là 20,3%.
Đây là một mức lạm phát cao, và nó đã tạo ra những thách thức cho nền kinh tế của quốc
gia.

Lạm phát năm 2019: Trong năm 2019, tỷ lệ lạm phát hàng năm giảm xuống 11,8%. Mức
lạm phát này vẫn cao, nhưng đã có một sự giảm so với năm trước. Chính phủ Thổ Nhĩ
Kỳ đã thực hiện các biện pháp để kiềm chế lạm phát và ổn định giá cả.

Lạm phát năm 2020: Trong năm 2020, Thổ Nhĩ Kỳ ghi nhận mức lạm phát hàng năm là
14,6%. Tuy nhiên, năm 2020 cũng là năm mà đại dịch COVID-19 gây ra sự suy thoái
kinh tế và ảnh hưởng đến giá cả. Lạm phát tăng lên một chút so với năm trước.
iii.Lãi suất

Lãi suất chiết khấu: Theo dữ liệu từ Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ, lãi suất chiết
khấu vào tháng 9 năm 2021 là 19%.

Lãi suất gửi tiền: Lãi suất gửi tiền tại các ngân hàng thương mại có thể dao động tùy
thuộc vào từng ngân hàng cụ thể và thời điểm. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, lãi
suất gửi tiền tại Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng lên mức cao để kiềm chế lạm phát và ổn định đồng
lira.

22
iv.Tỷ lệ thất nghiệp

Tháng 6 năm 2021: Tỷ lệ thất nghiệp tại Thổ Nhĩ Kỳ đạt mức 13,2%.

Tháng 7 năm 2021: Tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 14,0%.

Tháng 8 năm 2021: Tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục tăng lên 14,7%.

Tháng 9 năm 2021: Tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục gia tăng lên 15,0%.

v.Tỷ giá hối đoái

1 TRY = khoảng 4.47 RUB

Ruble Nga là tiền tệ Liên bang Nga (RU, RUS, Nga). Lia Thổ Nhĩ Kỳ là tiền tệ Thổ Nhĩ
Kỳ (TR, Tur), và Bắc Síp. Ruble Nga còn được gọi là Rúp Nga. Lia Thổ Nhĩ Kỳ còn
được gọi là Yeni Turk Lirasi. Ký hiệu RUB có thể được viết R. Ký hiệu TRY có thể
được viết YTL. Ruble Nga được chia thành 100 kopecks. Lia Thổ Nhĩ Kỳ được chia
thành 100 new kurus. Tỷ giá hối đoái Ruble Nga cập nhật lần cuối vào ngày 16 tháng
Mười 2023 từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Tỷ giá hối đoái Lia Thổ Nhĩ Kỳ cập nhật lần cuối
vào ngày 5 tháng Sáu 2023 từ MSN. Yếu tố chuyển đổi RUB có 6 chữ số có nghĩa. Yếu
tố chuyển đổi TRY có 5 chữ số có nghĩa

b)CHÍNH TRỊ
i.Đảng phái

Thổ Nhĩ Kỳ có rất nhiều đảng phái hoạt động trong đó hiện nay, Đảng Công lý và Phát
triển (Justice and Development Party - AKP) đang nắm quyền lực tại Thổ Nhĩ Kỳ. AKP
đã giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử Quốc hội và đảng này đang thực hiện vai trò
chính trong chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ. Recep Tayyip Erdoğan, người đã đồng sáng lập
AKP, đang là Tổng thống của Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 2014. Đảng Công lý và Phát triển đã
đạt được sự ủng hộ từ một phần đông cử tri Thổ Nhĩ Kỳ trong nhiều cuộc bầu cử liên
tiếp, và đây là đảng có nhiều nghị sĩ nhất trong Quốc hội.

ii.Pháp luật

Thổ Nhĩ Kỳ chấp thuận nguyên tắc phân chia quyền lực. Phù hợp với nguyên tắc này,
quyền lực tư pháp do các tòa án độc lập thi hành nhân danh quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ. Sự
độc lập và tổ chức của các tòa án, sự bảo đảm đối với các nhiệm kỳ thẩm phán và công
tố viên công cộng, sự chuyên nghiệp của các thẩm phán và công tố viên, sự giám sát của
các thẩm phán và công tố viên công cộng, các tòa án quân sự và tổ chức của chúng, và
quyền lực và bổn phận của các tòa án cấp cao được Hiến pháp Thổ Nhĩ Kỳ quy định.Hệ
thống tòa án tại Thổ Nhĩ Kỳ có thể được phân thành ba hạng; đó là tòa án tư pháp, tòa
án hành chính và tòa án quân sự. Mỗi thể loại bao gồm các tòa án cấp sơ thẩm và tòa án
phúc thẩm

23
c)Nhân khẩu học

Quốc gia
THỔ NHĨ KỲ
Tiêu chí

Dân số hiện tại của Thổ Nhĩ Kỳ là 86.058.721 người vào ngày
DÂN SỐ 12/10/2023 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc. Dân số Thổ
Nhĩ Kỳ hiện chiếm 1,07% dân số thế giới

Mật độ Mật độ dân số của Thổ Nhĩ Kỳ là 112 người/km2.

Tỷ lệ giới tính trong tổng dân số là 0,974 (974 nam trên 1.000 nữ)
Giới tính thấp hơn tỷ lệ giới tính toàn cầu. Tỷ lệ giới tính toàn cầu trên thế
giới năm 2022 khoảng 1.017 nam trên 1.000 nữ

Nhóm tuồi tỷ lệ

Dưới 15 tuổi 26,6%


Độ tuổi
15-64 tuổi 67,1%

Trên 64 tuồi 6,3%

d)Công nghệ

Công nghệ thông tin và truyền thông: Thổ Nhĩ Kỳ có một ngành công nghệ thông
tin phát triển nhanh chóng, với nhiều công ty công nghệ và start-up đang hoạt động ở
Istanbul và các thành phố khác. Các công ty như Turkcell (nhà cung cấp dịch vụ viễn
thông), Arçelik (nhà sản xuất thiết bị gia dụng), và Aselsan (nhà sản xuất công nghệ
quân sự) đang đóng góp vào sự phát triển của ngành công nghệ thông tin và truyền
thông.

Công nghệ sinh học: Thổ Nhĩ Kỳ đã đặt mục tiêu phát triển ngành công nghệ sinh
học và y học. Các trung tâm nghiên cứu và công ty trong lĩnh vực này đang tập trung
vào nghiên cứu gen, dược phẩm, y tế điện tử và các công nghệ tiên tiến khác để cải thiện
chăm sóc sức khỏe và đáp ứng nhu cầu của người dân.

Công nghệ năng lượng: Thổ Nhĩ Kỳ đã đặt mục tiêu phát triển nguồn năng lượng
tái tạo và tăng cường hiệu suất năng lượng. Đất nước này đã đầu tư vào điện gió, điện
mặt trời và các dự án điện hạt nhân để đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng bền vững
vào tương lai.

24
Công nghệ trong ngành công nghiệp: Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã phát triển các lĩnh vực
công nghệ trong ngành công nghiệp, bao gồm công nghệ sản xuất, tự động hóa, robot,
và công nghệ thông minh. Các công ty như Ford Otosan, Bosch và Tofaş đang áp dụng
công nghệ tiên tiến trong quy trình sản xuất và phát triển sản phẩm.

e)Toàn cầu hóa

Kinh tế: Toàn cầu hóa đã mở ra cơ hội mới cho Thổ Nhĩ Kỳ trong lĩnh vực kinh tế.
Quốc gia này đã trở thành một trung tâm sản xuất và xuất khẩu trong nhiều ngành công
nghiệp, bao gồm dệt may, ô tô, điện tử và du lịch. Thổ Nhĩ Kỳ đã tận dụng lợi thế về lao
động giá rẻ và địa điểm địa lý nằm ở giao điểm các thị trường châu Á, Châu Âu, và
Trung Đông để thu hút đầu tư nước ngoài và khai thác tiềm năng xuất khẩu.

Thương mại quốc tế: Toàn cầu hóa đã đẩy mạnh hoạt động thương mại quốc tế của
Thổ Nhĩ Kỳ. Quốc gia này đã ký các thỏa thuận thương mại tự do với nhiều quốc gia và
khu vực, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Thổ
Nhĩ Kỳ cũng đã trở thành một thành viên quan trọng của Liên minh Địa Trung Hải
(Mediterranean Union) và Hiệp hội Đông Nam Á (ASEAN), mở rộng mối quan hệ kinh
tế với các đối tác quốc tế.

Đầu tư nước ngoài: Quá trình toàn cầu hóa đã thu hút đầu tư nước ngoài đến Thổ
Nhĩ Kỳ. Các công ty đa quốc gia và nhà đầu tư nước ngoài đã mở rộng hoạt động của
mình và thành lập các nhà máy và trung tâm sản xuất tại Thổ Nhĩ Kỳ. Điều này đã tạo
ra cơ hội việc làm, chuyển giao công nghệ và tăng cường năng lực sản xuất trong nước.

Văn hóa và xã hội: Toàn cầu hóa đã mang đến sự giao lưu văn hóa và xã hội rộng
rãi đối với Thổ Nhĩ Kỳ. Thông qua các phương tiện truyền thông và công nghệ thông
tin, người dân Thổ Nhĩ Kỳ có thể tiếp cận với thông tin và nền văn hóa của các quốc gia
khác, đồng thời chia sẻ văn hóa và giá trị của mình với thế giới. Sự giao lưu văn hóa này
đã tạo ra một môi trường đa dạng và thúc đẩy sự hiểu biết và hợp tác giữa các quốc gia.

Thách thức và cơ hội: Toàn cầu hóa cũng mang đến một số thách thức cho Thổ Nhĩ
Kỳ. Cạnh tranh kinh tế quốc tế gay gắt có thể tác động đến các ngành công nghiệp trong
nước, đòi hỏi sự cải tiến và nâng cao năng lực cạnh tranh. Ngoài ra, thay đổi kinh tế và
công nghệ có thể tạo ra một số vấn đề xãhội, bao gồm sự thay đổi công việc và tăng
trưởng không đồng đều giữa các khu vực.

f)Tự nhiên

Vị trí địa lý Thổ Nhĩ Kỳ nằm ở giữa hai lục địa lớn, châu Á và châu Âu, và nằm ở
hai bờ biển Địa Trung Hải và Biển Đen. Điều này tạo ra một vị trí chiến lược về giao
thông và thương mại, làm cho Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một điểm nối giữa các lục địa và
một cầu nối quan trọng giữa phương Đông và phương Tây.

Địa hình Thổ Nhĩ Kỳ chứa nhiều dãy núi quan trọng. Dãy núi Pontus ở phía bắc
chạy dọc theo bờ biển Biển Đen. Dãy núi Taurus nằm ở phía nam và tạo thành ranh giới
tự nhiên giữa miền trung và miền nam của đất nước. Dãy núi Pontus và Taurus cung cấp
nhiều nguồn nước sạch và là nơi sinh sống của nhiều loài động vật và cây cỏ.Thổ Nhĩ

25
Kỳ có một số đồng bằng lớn như Đồng bằng Trung Anatolia và Đồng bằng Đông Thrace.
Đồng bằng này rất phù hợp cho nông nghiệp và là nơi có dân số đông đúc.

Khí hậu :Khí Địa Hậu Trung Hải: Vùng biển Địa Trung Hải ở phía nam Thổ Nhĩ
Kỳ có khí hậu ấm ẩm và mát mẻ vào mùa đông, trong khi mùa hè nóng và khô. Nhiệt
độ mùa đông thường dao động từ 10°C đến 15°C và mùa hè từ 25°C đến 35°C. Vùng
này có mưa mùa đông và mùa khô hè mùa.

Khí hậu hậu nhiệt đới: Khu trung tâm và bắc Thổ Nhĩ Kỳ có khí hậu ôn đới, với
mùa lạnh và mùa hè ấm áp. Nhiệt độ mùa đông thường dưới 0°C, thậm chí có thể giảm
âm và mùa hè từ 20°C đến 30°C. Khu vực này có mùa mưa quanh năm, nhưng mùa hè
có xu hướng khô hơn.

Khí hậu cao: Các dãy núi cao như dãy núi Taurus và dãy núi Pontus có khí hậu lạnh
hơn và có mùa đông dài và giá lạnh. Nhiệt độ có thể xuống âm và tuyết phủ trên đỉnh
núi thông mùa đông. Mùa hè có nhiệt độ mát mẻ hơn, thường từ 10°C đến 20°C.

Khí hậu Đông Địa Trung Hải: Khu vực đông nam Thổ Nhĩ Kỳ có khí hậu chịu ảnh
hưởng từ khu vực Đông Địa Trung Hải, với mùa đông lạnh và mùa hè nóng. Nhiệt độ
mùa đông thường dưới 0°C và mùa hè từ 30°C đến 40°C. Vùng này có mưa mùa đông
và mùa khô hè mùa.

Khí hậu Đông Bắc: Khu đông bắc Thổ Nhĩ Kỳ có khí hậu lạnh và cực lạnh vào mùa
đông, với nhiệt độ thường dưới 0°C và có thể xuống đến -30°C ở các vùng núi cao. Mùa
hè cũng ngắn và mát mẻ, với nhiệt độ từ 15°C đến 25°C. Khu vực này có mùa mưa
quanh năm, có mưa tập trung vào mùa hè

Tài nguyên thiên nhiên Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những quốc gia giàu tài nguyên
khoáng sản. Các sản phẩm tự nhiên bao gồm than đá, Niken, lưu huỳnh, đồng, kẽm,
vàng, bauxite, crom, sắt và amiăng. Các say rượu và khu vực khai thác khoáng sản chủ
yếu tập trung ở phía đông và phía nam đất nước.

g)Ảnh hưởng covid

Sức khỏe và y tế: COVID-19 đã gây ra một tình hình y tế khẩn cấp và đặt áp lực
lớn lên hệ thống chăm sóc sức khỏe của Thổ Nhĩ Kỳ. Quốc gia này đã phải triển khai
biện pháp phòng chống dịch bệnh, như giới hạn di chuyển, áp dụng biện pháp phòng
ngừa, xét nghiệm và tiêm chủng. Đồng thời, nhân viên y tế đã phải làm việc vất vả để
chăm sóc và điều trị những người mắc COVID-19.

Kinh tế: COVID-19 đã gây ra sự suy giảm mạnh trong hoạt động kinh tế của Thổ
Nhĩ Kỳ. Các biện pháp hạn chế và phong tỏa đã ảnh hưởng đến nhiều ngành công nghiệp
như du lịch, dịch vụ, vận tải và thương mại. Do đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã phải đối mặt với sự
suy giảm nghiêm trọng về sản xuất, doanh thu và việc làm.

Việc làm: COVID-19 đã gây ra tác động tiêu cực đến thị trường lao động của Thổ
Nhĩ Kỳ. Nhiều người đã mất việc làm hoặc bị giảm giờ làm việc do các doanh nghiệp

26
giảm quy mô hoạt động hoặc đóng cửa. Đặc biệt, các ngành như du lịch, nhà hàng, khách
sạn và giải trí đã chịu ảnh hưởng nặng nề.

Giáo dục: Hệ thống giáo dục của Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã chịu tác động của COVID-
19. Các trường học và đại học đã phải chuyển sang hình thức học trực tuyến để đảm bảo
an toàn cho học sinh và giáo viên. Điều này đã tạo ra một loạt thách thức về việc cung
cấp giáo dục chất lượng và đảm bảo quyền học cho tất cả các sinh viên.

Xã hội và tâm lý: COVID-19 đã gây ra sự lo lắng và căng thẳng trong cộng đồng
Thổ Nhĩ Kỳ. Những biện pháp hạn chế và sự cách ly xã hội đã ảnh hưởng đến cuộc sống
hàng ngày và tương tác xã hội của người dân. Ngoài ra, tình hình kinh tế khó khăn cũng
gây áp lực tài chính và gia tăng mức độ bất an trong xã hội.

Tiêm chủng và phòng ngừa: Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai chiến dịch tiêm chủng rộng
lớn để đối phó với COVID-19. Chính phủ đã khuyến nghị và cung cấp miễn phí vaccine
cho người dân. Tuy nhiên, việc tiêm chủng và phòng ngừa vẫn đang tiếp tục để kiểm
soát dịch bệnh và đảm bảo sức khỏe cộng đồng.

h)Văn hóa

Ngôn ngữ: Ngôn ngữ chính thức và phổ biến nhất tại Thổ Nhĩ Kỳ là tiếng Thổ Nhĩ
Kỳ.Ngoài tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, còn có một số ngôn ngữ thiểu số khác được sử dụng tại
Thổ Nhĩ Kỳ. Một số ngôn ngữ thiểu số được công nhận bao gồm tiếng Kurd, tiếng Zaza,
tiếng Arabic, tiếng Lạc địa và tiếng Gypsy

Tính cách: Hòa đồng và thân thiện: Người Thổ Nhĩ Kỳ thường được cho là hòa
đồng, thân thiện và nhiệt tình trong giao tiếp với người khác.

Ẩm thực Thổ Nhĩ Kỳ có một sự đa dạng và phong phú, với nhiều món ăn đặc trưng
và hương vị độc đáo. Dưới đây là một số món ăn nổi tiếng và phổ biến trong ẩm thực
Thổ Nhĩ Kỳ:

Kebab: Kebab là một loại món ăn nổi tiếng của Thổ Nhĩ Kỳ. Có nhiều loại kebab
khác nhau, bao gồm Adana kebab, şiş kebab, döner kebab và köfte kebab. Kebab thường
được làm từ thịt bò, cừu hoặc gà được nướng trên than hoặc que tre.

Meze: Meze là một loại món ăn nhẹ, tương tự như các món khai vị. Nó bao gồm
các món như hummus (đậu hũ), baba ghanoush (cà tím xay), dolma (cái bắp cải cuốn)
và các loại salad. Meze thường được ăn kèm với bánh pita hoặc bánh mì.

Pide: Pide là một loại bánh mì mỏng giòn có hình dạng giống như chiếc thuyền.
Nó có thể được chế biến với nhiều loại nhân như thịt, phô mai, rau củ và trứng. Pide
thường được ăn với các loại nước sốt hoặc yogurt.

27
Baklava: Baklava là một loại bánh ngọt truyền thống trong ẩm thực Thổ Nhĩ Kỳ.
Nó được làm từ lớp lớp bánh mì mỏng xếp chồng lên nhau, được phết mỡ và nhân hạnh
nhân hoặc hạt điều, sau đó được nướng và tẩm đường mật.

Çay (trà Thổ Nhĩ Kỳ): Çay đóng vai trò quan trọng trong văn hóa Thổ Nhĩ Kỳ. Trà
Thổ Nhĩ Kỳ được pha theo phong cách đặc biệt và thường được uống nóng trong các ly
nhỏ. Nó thường được thưởng thức và chia sẻ trong các buổi gặp gỡ và trò chuyện.

Lahmacun: Lahmacun là một loại bánh mỏng được phết nước sốt cà chua và nhân
thịt băm, hỗn hợp rau sống và gia vị. Nó thường cuộn lại và ăn kèm với rau sống và
nước sốt tự chọn

Trang phục:Nữ bao gồm gömlek (chemise), şalvar và entari (áo choàng).

Đàn ông Thổ Nhĩ Kỳ cũng mặc quần şalvar và có thể khoác thêm một chiếc áo rộng
truyền thống gọi là jubba mặc trùm bên ngoài şalvar.

Nghệ thuật và thủ công: Thổ Nhĩ Kỳ nổi tiếng với các sản phẩm thủ công như thảm,
gốm sứ, gốm men và đồ trang sức. Các nghệ nhân Thổ Nhĩ Kỳ đã tạo ra những tác phẩm
nghệ thuật đẹp mắt và độc đáo.

Âm nhạc và điệu nhảy: Âm nhạc truyền thống Thổ Nhĩ Kỳ bao gồm các loại nhạc
cụ như bağlama, ney và darbuka. Các điệu nhảy truyền thống như halay và zeybek cũng
được biểu diễn trong các dịp lễ hội.

Di sản lịch sử: Thổ Nhĩ Kỳ cũng có nhiều di sản lịch sử và văn hóa quan trọng, bao
gồm các di tích lịch sử như Hagia Sophia, Cung điện Topkapı, Thành cổ Ephesus và Di
tích Cappadocia.

Phong tục Chào hỏi: Người Thổ Nhĩ Kỳ thường có phong tục chào hỏi lịch sự và
thân thiện. Chào hỏi bằng cách bắt tay và nói "Merhaba" (xin chào) là phổ biến. Đối với
người lớn tuổi hoặc quan trọng, thường chào hỏi bằng cách bẻ gối và đặt lòng bàn tay
lên trán.

Tôn trọng người lớn tuổi: Người Thổ Nhĩ Kỳ có truyền thống tôn trọng và chú
trọng đến người lớn tuổi. Họ thường xưng hô người lớn tuổi bằng các từ ngữ như
"Amca" (chú), "Hala" (dì) hoặc "Baba" (ông).

Đón tiếp khách: Người Thổ Nhĩ Kỳ rất mến khách và có truyền thống đón tiếp
khách một cách nồng hậu. Họ thường mời khách vào nhà, cung cấp đồ uống và thức ăn,
và tạo ra một không gian thoải mái cho khách.

Thực đơn và ăn uống: Trong các bữa ăn, người Thổ Nhĩ Kỳ thường chia sẻ thực
đơn và ăn uống chung. Điều này thể hiện tinh thần đoàn kết và quan tâm đến nhau. Họ
cũng có thể chào mời khách dùng bữa tại nhà hoặc mời đi ăn ngoài.

28
Tôn trọng và lễ phép: Người Thổ Nhĩ Kỳ đặt sự tôn trọng cao trong giao tiếp và
quan hệ xã hội. Họ thường sử dụng các từ ngữ lễ phép như "Lütfen" (làm ơn), "Teşekkür
ederim" (cảm ơn) và "Rica ederim" (không có gì) để thể hiện sự lịch sự và tôn trọng.

Lễ hội và sự kiện: Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều lễ hội và sự kiện quan trọng trong năm.
Những dịp này thường bao gồm lễ tưởng niệm quốc gia, lễ hội văn hóa, lễ hội thể thao
và lễ hội tôn giáo. Người dân thường tham gia các hoạt động vui chơi, biểu diễn nghệ
thuật và các nghi lễ truyền thống.

2.2.2.Văn hóa đàm phán ở Thổ Nhĩ Kỳ và những điểm cần lưu ý
Quan hệ cá nhân: Người Thổ Nhĩ Kỳ quan trọng việc xây dựng quan hệ cá nhân và
tin tưởng trong kinh doanh. Thường cần thời gian để thiết lập mối quan hệ tốt trước khi
bắt đầu thảo luận kinh doanh. Việc tạo niềm tin và thể hiện sự tôn trọng đối tác là rất
quan trọng.
Hòa nhã và lịch sự: Trong đàm phán kinh doanh, người Thổ Nhĩ Kỳ thường rất lịch
sự, hòa nhã và nhã nhặn. Họ đề cao việc thể hiện sự lịch sự và tôn trọng đối tác. Nên
tránh sử dụng ngôn ngữ thô tục hoặc quá thẳng thắn trong quá trình đàm phán.
Tái đàm phán và thương lượng: Thường có nhiều lượt đàm phán và thương lượng
trong quá trình kinh doanh với người Thổ Nhĩ Kỳ. Họ có thể thể hiện sự kiên nhẫn và
sự nhất quán trong quan điểm của mình. Đàm phán có thể kéo dài và yêu cầu sự kiên
nhẫn và linh hoạt trong quá trình tìm kiếm sự đồng thuận.
Hiệu quả thời gian: Người Thổ Nhĩ Kỳ đánh giá cao hiệu quả thời gian. Thường
mong muốn các cuộc họp và cuộc hẹn diễn ra đúng giờ và hiệu quả. Tuy nhiên, có thể
có sự linh hoạt trong việc tuân thủ thời gian trong một số tình huống không thể kiểm
soát được.
Điều chỉnh trong văn bản: Trong các bản hợp đồng và thỏa thuận, người Thổ Nhĩ
Kỳ thường có xu hướng muốn điều chỉnh và thương lượng nhiều chi tiết. Việc đàm phán
và thương lượng các điều khoản và điều kiện là thông thường. Cần chú ý đến việc soạn
thảo văn bản và đảm bảo rõ ràng và chi tiết.
Quan trọng văn bản và pháp lý: Người Thổ Nhĩ Kỳ thường đặt sự quan trọng vào
văn bản và pháp lý. Việc có được bản ghi nhớ rõ ràng và hợp đồng được xác định rõ
ràng là quan trọng để đảm bảo sự hiểu biết và thực hiện đúng các cam kết.
2.2.3.Thời gian và địa điểm đàm phán ký kết hợp đồng
Thời gian làm việc và giao dịch của ngân hàng từ 9 giờ sáng đến 12 giờ trưa và
2 giờ chiều đến 5 giờ chiều từ thứ hai đến thứ sáu. Ủy viên ban quản trị thường đến công
sở vào khoảng 9 giờ rưỡi đến 10 giờ sáng và quay lại sau bữa trưa vào khoảng 2 giờ
rưỡi chiều.
Chủ nhật là ngày nghỉ của tất cả mọi người theo sắc lệnh của chính phủ. Các
cuộc hẹn gặp làm việc hiếm khi xảy ra vào các tháng sáu, bảy và tám vì hầu hết doanh
nhân Thổ Nhĩ Kỳ đi nghỉ vào quãng thời gian này.
Ngày 10 tháng 10 là một ngày lễ thường kỳ để tưởng nhớ ngày mất của người
sáng lập ra nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại, ông Kemal Ataturk
Istanbul: Istanbul là thành phố lớn và quan trọng nhất của Thổ Nhĩ Kỳ. Với vị trí
địa lý thuận lợi, nơi giao thoa giữa châu Âu và châu Á, Istanbul thường được chọn làm
địa điểm cho các cuộc đàm phán quan trọng và hội nghị kinh doanh.

29
Ankara: Ankara là thủ đô và trung tâm chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ. Nơi đây thường
được sử dụng cho các cuộc đàm phán liên quan đến chính phủ và các vấn đề chính trị
quan trọng.
Antalya: Antalya là một điểm đến du lịch nổi tiếng và cũng được sử dụng cho
các hội nghị, triển lãm và cuộc đàm phán. Thành phố này có cơ sở hạ tầng tốt và các
khách sạn và khu nghỉ dưỡng chất lượng cao.
Izmir: Izmir là thành phố lớn thứ ba của Thổ Nhĩ Kỳ và có vị trí ven biển. Với
nền kinh tế phát triển và tiềm năng đầu tư, Izmir có thể là một lựa chọn hợp lý cho đàm
phán kí kết hợp đồng.

Bursa: Bursa là một thành phố công nghiệp và thương mại quan trọng của Thổ
Nhĩ Kỳ. Với ngành công nghiệp phát triển và mạnh mẽ, Bursa có thể là địa điểm thích
hợp cho các cuộc đàm phán trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại.
Cappadocia: Cappadocia là một khu vực du lịch độc đáo và thu hút sự chú ý của
nhiều người. Với khung cảnh đẹp và không gian hội nghị chuyên nghiệp, Cappadocia
có thể là một lựa chọn khác biệt để tổ chức các cuộc đàm phán.
Ngôn ngữ : Sử dụng ngôn ngữ chung là tiếng Anh và tiếng Thổ để đàm phán và văn
bản, hợp đồng nên được viết dưới cả 2 loại chữ tiếng Thổ và tiếng Anh.
Thời gian : Luôn phải đến sớm hoặc đúng giờ.
Địa điểm diễn ra cuộc đàm phán : có thể là văn phòng công ty một trong hai bên doanh
nghiệp hoặc các địa điểm nêu trên tùy thuộc vào doanh nghiệp
Khi phát biểu : Cả hai bên nên duy trì thái độ từ tốn, lịch sự
Kỹ năng : người đại diện đàm phán cần có kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, lập kế hoạch,
chiến lược và hợp tác.

3. Kết luận
Khuyến nghị về việc nên tiến hành đàm phán kí kết hợp đồng của hai doanh nghiệp
đến từ Nga và Thổ Nhĩ Kỳ:

Nghiên cứu văn hóa và quyền lợi pháp lý: Hiểu rõ văn hóa kinh doanh và quyền
lợi pháp lý của cả Nga và Thổ Nhĩ Kỳ là rất quan trọng. Điều này giúp tránh những
xung đột và hiểu rõ quyền và trách nhiệm của mỗi bên trong quá trình đàm phán.
Xác định mục tiêu và lợi ích: Đảm bảo rằng cả hai bên hiểu rõ mục tiêu và lợi ích
của mình trong quá trình đàm phán. Các mục tiêu cần được xác định rõ ràng và sự
tương đồng giữa các bên cần được tìm ra để tạo nền tảng cho một hợp đồng có lợi cho
cả hai bên.
Xác định vấn đề và quan tâm chung: Đàm phán cần tập trung vào việc xác định
và giải quyết các vấn đề và quan tâm chung của cả hai bên. Điều này đòi hỏi sự trao
đổi thông tin và thảo luận mở, với sự thấu hiểu và tôn trọng lẫn nhau.
Xác định điều kiện và cam kết: Qua đàm phán, cần xác định rõ các điều kiện và
cam kết mà cả hai bên đồng ý tuân thủ trong hợp đồng. Điều này bao gồm các yếu tố

30
như giá cả, thời gian, chất lượng, quyền và trách nhiệm của mỗi bên. Cần đảm bảo
rằng các điều kiện và cam kết được phù hợp và công bằng cho cả hai bên.
Xây dựng mối quan hệ đáng tin cậy: Đàm phán không chỉ là về việc kí kết hợp
đồng, mà còn về việc xây dựng mối quan hệ đáng tin cậy giữa hai doanh nghiệp. Tạo
sự tin tưởng và tôn trọng giữa các bên là rất quan trọng để đăng ký thành công và duy
trì mối quan hệ lâu dài.
Sử dụng ngôn ngữ và thông dịch: Vì có sự khác biệt ngôn ngữ và văn hóa giữa
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, việc sử dụng dịch giả hoặc thông dịch viên có thể hỗ trợ trong
quá trình đàm phán. Điều này giúp đảm bảo sự hiểu rõ và tránh hiểu lầm trong quá
trình trao đổi thông tin.
Đánh giá rủi ro và hợp đồng pháp lý: Trước khi kí kết hợp đồng, cần xem xét và
đánh giá các rủi ro có thể xảy ra và bảo vệ bằng các điều khoản và điều kiện phù hợp.
Nên tham khảo các chuyên gia pháp lý để đảm bảo tính hợp pháp và bảo mật của hợp
đồng.

31

You might also like